Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

PHÂN TÍCH MỘT ĐIỆN TÂM ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218 KB, 5 trang )

PHÂN TÍCH MỘT ĐIỆN TÂM ĐÔ
Trước khi phân tích một điện tâm đồ cần kiểm tra kỹ thuật ghi xem có bi
nhiễu hay không. Tránh những sai sót như mắc dây sai tay, vặn nút hay đánh dấu
nhầm chuyển đạo, dán nhầm điện tâm đồ.
1. Nhịp tim
Nhận xét nhip tim là nhip xoang hay không xoang, nhanh hay chậm, đều
hay không đều, với tần số trung bình bao nhiêu trong 1 phút. Chú ý nhip tim ngoại
tâm thu nhĩ thường dễ bi bỏ sót. Nhip xoang là sóng P trước phức hợp QRS với
thời gian PQ không đổi ở trong giới hạn bình thường, P dương ở DII, V5, V6.
Nhip tim đều khi thời gian giữa các sóng R là như nhau.
Cách tính tần số tim: Có nhiều cách tính:
- Đo lấy một khoảng RR tính ra giây (RRS) rồi lấy 60 (60 giây) chia cho sẽ được
tần số F.
F = 60/ RRS
Thí dụ: ta đo được một khoảng RR = 0,8 s thì tần số là:
F = 60/08 = 75 c/min.
- Dùng thước có chi vạch sẵn để tính.
- Các máy tự động tính giúp ta nhip tim trung bình.
2. Trục điện tim, với góc α là bao nhiêu?
Quá trình khử cực thất không có một hướng thống nhất từ đầu đến cuối mà
luôn luôn đổi hướng, tạo nên nhiều vectơ biểu hiện điện thế khử cực và điện
trường tim ở các điểm khác nhau. Các vectơ này được gọi là các vectơ khử cực tức
thời hay trục điện tức thời. Đem tổng hợp các trục điện thế tức thời lại sẽ được một
trục điện trung bình.
Như vậy, hướng của trục điện trung bình là thể hiện sức điện động trung
bình và phương hướng trung bình của thời kỳ khử cực thất. Bình thường, trục diện
trung bình hướng xuống dưới và sang trái, làm với đường ngang một góc khoảng
85° (gọi là góc α). Như vậy, hướng của trục điện tim gần trùng với trục giải phẫu
của tim.
Cách xác định góc α: có nhiều cách xác đinh góc α, ở đây chỉ trình bày
một cách là sử dụng tam trục kép Bailey:


Góc được tạo bởi trục điện tim với trục ngang 0° gọi là góc α’.


Các bước tiến hành xác đinh góc α:
Tìm trong 6 chuyển đạo ngoại biên xem phức hợp QRS ở chuyển đạo nào
có tổng đại số biên độ gần 0 nhất. Ta gọi đó là “chuyển đạo A”. Trục điện tim sẽ gần
trùng với trục của chuyển đạo vuông góc với chuyển đạo A, chuyển nào này gọi là
“chuyển đạo B”.
Nhìn vào phức hợp QRS của chuyển đạo B, xem tổng đại số biên độ của nó
(-) hay (+). Nếu là (-) thì trục điện tim sẽ trùng hướng vời trục (-) của chuyển đạo B, còn
nếu là (+) thì ngược lại.
Muốn chính xác hơn nữa, ta có thể làm thêm một động tác điều chỉnh: Nhìn
lại phức hợp QRS của chuyển đạo A, nếu:
+ Dương tính (+) thì ta phải điều chỉnh mũi của trục điện tim độ 10°
hay 15° (tùy (+) nhiều hay ít) trên vòng tròn về phía nửa trục (+) của
chuyển đạo A.
+ Âm tính thì làm ngược lại.
+ Nếu bằng 0 thì không phải chỉnh lại.
Các kiểu trục điện tim
Khi trục ở trong khoảng 0° đến + 90°là trục trung gian.


Khi trục xoay ngược chiều kim đồng hồ mà vượt qua tới 0°, tới -90° gọi là
trục lệch sang trái hay trục trái.
Khi trục ở trong khoảng - 90° đến -150° thì rất khí nói là trục phải hay trục
trái, người ta gọi là trục vô đinh (thường gặp trong bệnh khí phế thũng).
Chú y:
+ Trong nhiều trường hợp sinh lý hay bệnh lý, trục điện tim chiu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nên nhiều khi không trùng với teujc giải
phẫu của tim. Do đó, khi nói trục phải hay trái… không có nghĩa là mỏm tim

quay sang phải hay trái… theo đúng như vectơ trục điện tim.
+ Trong trường hợp chuẩn đoán nhanh, ta chỉ cần nhìn hình dáng
đại cương của điện tâm đồ để ước chừng ra chiều của trục điện tim.

+ Những máy tự động điện tử có thể xác đinh cho ta góc α.
3. Tư thế tim
So sánh hình dạng thất đồ của các chuyển đạo trước tim với các chuyển đạo
đơn cực chỉ và song cực chỉ mà xác đinh tư thế tim. Có 6 loại tư thế tim:
Tư thế nằm ngang: các phức hợp QRS của V 5, V6 giống aVL, DI; V1, V2
giống avF, DIII. Góc α khoảng - 30°.
Tư thế nằm nửa ngang: V5, V6 giống aVL, DI; avF điện thế thấp. Góc α
khoảng 0°.
Tư thế trung gian: V5, V6 giống aVL và avF, góc α khoảng + 30°.


Tư thế nửa thẳng đứng: V5, V6 giống aVL, DIII; aVL điện thế thấp. Góc α
khoảng + 60°.
Tư thế thẳng đứng: V5, V6 giống aVF, DIII, DII; V1, V2 giống aVL, DI. Góc
α khoảng + 90°.
Tư thế vô đinh: các phức hợp QRS không có liên hệ gì với nhau.
Chú y:
Có thể nhìn đại cương hình dạng điện tâm đồ để ước chừng ra tư thế tim
(bằng cách xác đinh mũi chủ yếu trong phức hợp QRS của chuyển đạo aVL và
avF).
4. Phân tích một điện tâm đồ bình thường ở chuyển đạo DII
Sóng P: là điện thế hoạt động của tâm nhĩ (là sóng khử cực của tâm nhĩ).
Sóng này nhỏ vì cơ tâm nhĩ mỏng.
P là sóng (+), điện thế 0,15 – 0,20 mV
thời gian 0,08 – 0,10 s
(0,06 – 0,11 s)

Phức hợp QRS: là điện thế hoạt động của tâm thất (sóng khử cực của tâm
thất).
Q là sóng (-), điện thế bình thường 0,01 – 0,03 mV.
R là sóng (+), nhanh, điện thế 1 – 1,5 mV, cao nhất ở chuyển đạo DIII,
lên nhanh, xuống nhanh.
S là sóng (-).
Thời gian của QRS là 0,07 s (có thể đến 0,10 s)
Khi hai tâm thất không cùng co thì QRS kéo dài. Khi rung tâm thất thì
QRS mất.
Sóng T: là sóng tái cực của tâm thất (xảy ra lúc tâm thất bắt đầu giãn).
T là sóng (+), điện thế 1/4 R (khoảng 0,30 mV) thời gian 0,20 s
Sóng T không đối xứng, đường lên thoai thoải, đường xuống dốc.
Khoảng PQ: là thời gian dẫn truyền xung động từ nhĩ đến thất.
Thời gian 0,15 s. Nếu lớn hơn 0,20 s là nghẽn nhĩ thất.
Khoảng QT: là thời gian tâm thu điện học của tim (thời gian tâm thu cơ học
bắt đầu chậm hơn một chút, từ đỉnh sóng R đến cuối sóng T). Thời gian QT khoảng 0,30
– 0,42 s.


Máy điện tim điện tử tự động tính cho ta thời gian, điện thế của tất cả các
sóng của điện tâm đồ, còn cho ta chẩn đoán.



×