KIỂM TRA -45 PHÚT
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 9
(Tiết 75 - Tuần 15 theo PPCT)
Ho tên. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : . . . . .
Điểm Lời phê của Thầy(Cô) giáo
I. TRẮC NGHIỆM :(3 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng.
Câu 1: Bài thơ “ Đồng chí” là sáng tác của tác giả nào?
A. Chính Hữu B. Huy Cận C. Phạm Tiến Duật D. Tố Hữu
Câu 2: Bài thơ “ Đồng chí” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. Cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ
Câu 3: Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai ( trong truyện “ Làng” của Kim Lân ) được thể
hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
A. Nỗi nhớ làng da diết.
B. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc
C. Sung sướng , hả hê khi nghe tin làng mình theo giặc được cải chính
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Trong câu “Vầng trăng đi qua ngõ” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. An dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ
Câu 5: Tại sao ông Hai ( trong truyện ngắn “ Làng – Kim Lân) tỏ ra vui mừng khi biết tin nhà mình
bị Tây đốt cháy: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!” ?
A. Vì điều này chứng tỏ làng ông không theo giặc nên nhà cưả bị đốt.
B. Vì điều này chứng tỏ ông theo cụ Hồ, theo cách mạng chống giặc.
C. Vì điều này chứng tỏ ông đặt Tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Ở bài thơ “ Anh trăng”,vì sao tác giả Nguyễn Duy lại “giật mình” khi nhìn “vầng trăng im
phăng phắc” ?
A. An hận, tự trách mình đã sớm quên quá khứ - những ngày tháng gian nan mà hào hùng thời
đánh Mĩ.
B.Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho những ngày hoà bình, hạnh phúc
hôm nay.
C. Lương tâm thức tĩnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng, có mới nới cũ.
D. Cả ba ý trên.
Câu 7: Khổ thơ nào trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” đẹp lộng lẫy như một bức tranh sơn mài
về cảnh biển đêm?
A. Khổ: Ta hát bài ca gọi cá vào…
B. Khổ: Cá nhụ cá chim cùng cá đé…
C. Khổ: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng…
D. Khổ: Câu hát căng buồm với gió khơi…
Câu 8: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
A. So sánh B. So sánh và ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá
Câu 9: Truyện thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật
A. Làng B. Lặng lẽ Sapa C. Chiếc lược ngà. D. Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 10: Người kể chuyện trong “Chiếc lược ngà”:
A. anh Sáu B. bạn anh Sáu C. bé Thu. D. tác giả
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH
TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề số: 4
Câu 11: Tác phẩm “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cảm:
A.cha con sâu nặng B.vợ chồng chung thuỷ C. tình bạn thân thiết D. đồng chí thắm thiết.
Câu 12: Tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong bài thơ "Đồng chí" hình thành từ
những cơ sở nào?
A. Bắt nguồn sâu xa từ cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
B. Được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
C. Nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.
D. Tất cả các ý trên.
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1: Trong các truyện ngắn: “ Làng”- Kim Lân; “ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long; “Chiếc lược
ngà”- Nguyễn Quang Sáng, đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là những tình huống nào?
(3 điểm)
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.(3 điểm)
Câu 3 : Cảm nghĩ của em sau khi học bài Anh trăng của Nguyễn Duy. (1 điểm)
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 9
(Tiết 75 - Tuần 15 theo PPCT)
I/ TRẮC NGHIỆM:
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH
TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề số: 4
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án
A A D C D D B B A B A D
* Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm
II/ TỰ LUẬN:
Câu1: Tình huống truyện:
- Làng : Khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian
- Lặng lẽ Sa pa: Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa bác hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên
- Chiếc lược ngà: Khi ông Sáu về nhà và khi ông Sáu ra căn cứ
* Trả lời đúng mỗi ý cho 1 điểm
Câu 2: Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây:
- Ngạc nhiên đến sững sờ
- Xấu hổ, sợ hãi, đau khổ
- Bế tắc, tuyệt vọng
* Trình bày trọn vẹn các ý, biết cách phân tích, nêu dẫn chứng chính xác, tiêu biểu: cho 3 điểm.
Câu 3: Học sinh tự bày tỏ cảm nghĩ của mình sau khi học bài Anh trăng, nêu được bài học trong
cách sống về thái độ, cách cư sử đối với những người có công lao đối với đất nước , tổ quốc; với cha
mẹ, thầy cô, bạn bè…
* Cảm nghĩ sâu sắc, đúng hướng cho 1 điểm.
-----------------------