Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thuế thu nhập cá nhân thế nào là hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.92 KB, 2 trang )

Thuế thu nhập cá nhân thế nào là hợp lý?
Tôi làm phóng viên cho một tạp chí, hợp đồng thử việc ký ngày 2-5-2008 với thời gian 1
năm. Mức lương cơ bản là 2 triệu đồng + cơm trưa (300.000đ) + nhuận bút (phụ thuộc vào
số bài mà tôi viết).
Kết thúc tháng 5, tôi nhận được số tiền là 2.000.000đ, tháng 6 là 2.300.000đ + nhuận bút
1.987.000đ; nhưng tôi phải đóng thuế thu nhập của tiền nhuận bút là 198.700đ (có biên lai
của Bộ Tài chính - Tổng Cục thuế) nên tiền nhuận bút chỉ còn lại 1.788.300đ. Xin hỏi:
a. Tôi bị thu thuế thu nhập cá nhân như vậy là đúng hay không? (vì tôi được biết là thu nhập
trên 5 triệu đồng/tháng mới phải đóng thuế thu nhập). Nếu việc đóng thuế đó là đúng thì sau
này tôi có quyền lợi gì?
b. Sau bao lâu thì tôi mới được đóng BHYT và BHXH?
Trả lời có tính chất tham khảo
a. Theo mục 1 và mục 3 phần III của Thông tư số 81/2004/TT - BTC của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao:
Đối với trường hợp xác định được cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, nộp thuế thu nhập
cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Cơ quan chi trả thu nhập có
nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi
trả thu nhập cho cá nhân. Cơ quan chi trả thu nhập bao gồm: tạp chí, báo...
Đối với cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng được thực hiện như
sau: Thực hiện khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân
có thu nhập từ 500.000đ/lần trở lên mà khoản thu nhập này có được từ tiền nhuận bút.
Chiếu theo quy định trên, cơ quan nơi bạn làm việc đã thực hiện việc khấu trừ 10% trên
tổng số tiền nhuận bút của bạn được nhận một lần với số tiền từ 500.000đ trở lên là đúng
theo quy định của pháp luật, và việc cơ quan khấu trừ 10% như trên chỉ là tạm nộp thuế.
Theo mục 1 phần II Thông tư số 81/2004/TT - BTC quy định đối với công dân Việt Nam và
cá nhân khác định cư tại Việt Nam, thu nhập thường xuyên chịu thuế là số tiền của từng cá
nhân thực nhận tính bình quân tháng trong năm trên 5 triệu đồng.
Cơ quan nơi bạn làm việc đã khấu trừ và tạm nộp thuế thu nhập của bạn trong một năm thì
phải tiến hành quyết toán thuế theo năm dương lịch. Cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp
đồng, cơ quan bạn và bạn phải tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập, thu nhập chịu thuế


trong năm thực hiện kê khai thuế thu nhập và nộp tờ khai quyết toán thuế.
Sau khi quyết toán thuế, trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được bù
trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau. Trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp kỳ sau
thì cơ quan bạn cấp biên lai xác nhận số thuế đã khấu trừ trong năm cho bạn và bạn kê
khai tờ thuế năm nộp cho cơ quan thuế thực hiện thoái trả lại tiền thuế cho bạn (theo quy
định tại mục 4 phần III Thông tư số 81/2004/TT - BTC)
b. Theo Điều 2 Luật BHXH: Người lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc là công dân Việt
Nam, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên...
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Đơn vị sự nghiệp, tổ chức
khác...
Theo Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ: Người sử dụng lao động và người lao động thỏa
thuận về việc làm thử như sau: Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có
chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày
đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ; và không quá 60 ngày đối với những lao động khác.


Hết thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu thì hai bên phải ký kết HĐLĐ hoặc nếu người lao
động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người lao động đương nhiên được
làm việc chính thức.
Chiếu theo quy định pháp luật trên, sau khi bạn hết thời gian thử việc 60 ngày hoặc 30 ngày
tùy thuộc vào trình độ chuyên môn cụ thể của bạn, nếu đạt yêu cầu thì hai bên phải ký kết
HĐLĐ hoặc nếu bạn không được thông báo mà bạn vẫn tiếp tục được làm việc thì bạn
đương nhiên được làm việc chính thức; và kể từ ngày bạn hết thời hạn thử việc nhưng bạn
vẫn tiếp tục được làm việc thì cơ quan nơi bạn làm việc phải đóng BHXH và BHYT cho bạn.
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP




×