Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thời hạn đóng BHXH thế nào thì được hưởng chế độ thai sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.17 KB, 2 trang )

Thời hạn đóng BHXH thế nào thì được hưởng chế độ thai sản?
* Tôi tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) được 2 năm, từ 2004 - 2005. Đầu năm 2006 tôi
chuyển công tác sang công ty khác, đến đầu năm 2007 tôi mới tham gia lại việc đóng BHXH
cho đến nay.
Trong năm 2006, tôi mang thai đến ngày 13-9-2006 thì sinh con. Vậy tôi có được hưởng
chế độ thai sản không? Nếu được, trong trường hợp sổ BHXH tôi chốt ngày chuyển ra Hà
Nội để đóng tiếp BHXH thì tôi cần những thủ tục gì?
* Tôi đóng BHXH từ tháng 1-2001 đến tháng 5-2006. Tôi thay đổi công việc từ tháng 6-2006
nhưng đến tháng 1-2008 công ty mới bắt đầu đóng BHXH cho tôi. Đến ngày 11-7-2008 tôi
sinh em bé. Tôi có hưởng quyền lợi gì từ BHXH không (trợ cấp thai sản, chế độ nghỉ
ngơi...), nếu có thì quyền lợi được hưởng tính như thế nào?
Trả lời có tính chất tham khảo
* Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của
Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì điều
kiện hưởng chế độ thai sản như sau: Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi
con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng
trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp của bạn, trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con, bạn đã không tham gia
BHXH nên bạn không được hưởng BHXH theo chế độ thai sản như quy định.
Trường hợp sổ BHXH của bạn đã chốt ngày và bạn muốn chuyển nơi khác để đóng tiếp
BHXH, bạn chỉ cần nộp sổ BHXH đã xác nhận thời gian tham gia BHXH ở công ty cũ cho
đơn vị mới để được giải quyết.
* Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của
Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì điều kiện
hưởng chế độ thai sản như sau: Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con
nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Theo trình bày của bạn thì bạn đã tham gia BHXH đủ 6 tháng trong thời hạn 12 tháng trước
khi sinh con, như vậy bạn có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của
Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì


thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ là:
a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do
Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở
nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c) 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21%
trở lên;
d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b,
c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.
Đồng thời theo quy định tại Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30-1-2007 của Bộ LĐTB&XH thì mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con được tính như sau: Mức
hưởng khi nghỉ việc sinh con bằng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH
của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc nhân với số tháng nghỉ việc sinh con.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 14 Luật BHXH, lao động sinh con hoặc người lao động
nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối
thiểu chung cho mỗi con.


Như vậy bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản bao gồm thời gian nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản là 4 tháng, mức hưởng chế độ thai sản của bạn được tính là mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, nhân với số
tháng nghỉ việc sinh con và trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung.
Luật sư VÕ HOÀNG TUYÊN



×