Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

xây dựng tình huống và phân tích và so sánh quá trình tòa án đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.56 KB, 16 trang )

A. MỞ ĐẦU
Tranh chấp dân sự là những vấn đề thường xuyên phát sinh trong xã
hội, nhất là khi xã hội đang ngày càng phát tri ển, các m ối quan h ệ h ợp
đồng, thỏa thuận ngày càng nhiều và được mở rộng. Để giải quyết ổn th ỏa
những tranh chấp này, khi mà các biện pháp thương lượng hòa gi ải không
có tác dụng thì khởi kiện ra Tòa án nhân dân là biện pháp h ữu hiệu và phù
hợp nhất mà đương sự thường sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình tòa án
thụ lí và giải quyết vụ án dân sự, việc xuất hiện các tình tiết m ới ho ặc do
một số lí do như các bên thỏa thuận được với nhau một phần hoặc toàn bộ
tranh chấp, do đương sự bị mất năng lực hành vi dân s ự, ch ết,.. khi ến cho
đương sự rút lại một phần hoặc toàn bộ yêu cầu. Khi đó, Toàn án sẽ ra
quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ và giải quyết một phần v ụ án để đ ảm
bảo việc giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn, khách quan toàn diện,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Để tìm hiểu rõ hơn về quy định của BLTTDS về quá trình tòa án đình
chỉ, tạm đình chỉ vụ án dân sự, nhóm xây dựng tình huống về việc tòa án
chỉ giải quyết một phần vụ án dân sự, từ đó rút ra th ủ tục đình ch ỉ v ụ án
dân sự và có sự so sánh giữa đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án dân s ự theo quy
định của BLTTDS năm 2015.


B. NỘI DUNG
I. YÊU CẦU
Hãy sưu tầm hoặc xây dựng một tình huống (không quá 15 dòng) thuộc
tranh chấp quy định tại Điều 26 BLTTDS năm 2015 mà Toà án ra quy ết
định chỉ giải quyết một phần vụ án dân sự. Qua đó hãy:
1. Phân tích các căn cứ và hậu quả pháp lý về đình ch ỉ giải quy ết v ụ án
dân sự.
2. Phân tích sự khác biệt đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
với tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
II. GIẢI QUYẾT YÊU CẦU


1/ Tình huống
Cụ Đinh Thị H trước khi mất có làm di chúc thừa kế quyền sử dụng đất
cho con dâu là bà Nguyễn Thị T và cháu trai là anh Phạm Văn K. Năm 2009, bà
T bán một phần đất trong tài sản thừa kế của cụ H để mua nhà tại Hà Nội cho
anh K. Năm 2013, anh K lấy vợ là Trần Thị A và làm thủ tục chuyển quyền sử
dụng căn nhà tại Hà Nội cho vợ, đến năm 2014 thì anh K mất. Cuối năm 2015,
bà T có đơn khởi kiện chị Trần Thị A đề nghị Tòa án công nhận:
- Bà đã thực hiện xong phần di chúc của cụ H đối với Phạm Văn K.
- Yêu cầu Tòa án chia thừa kế toàn bộ tài sản có nguồn gốc từ di sản thừa
kế của cụ H trong đó bao gồm căn nhà tại Hà Nội mà con dâu là chị Trần Thị A
đang ở.
Trong quá trình xét xử tại phiên tòa, bà T đã rút yêu cầu Tòa án chia thừa
kế toàn bộ tài sản có nguồn gốc từ di sản thừa kế của cụ H. đây là quyết định
mang tính tự nguyện của bà T, không có sự tác động bên ngoài vào. Quá trình


giải quyết vụ án, căn cứ điều 244 BLTTDS 2015, các cơ quan tiến hành tố tụng
thống nhất việc đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu chia thừa kế toàn bộ tài sản
có nguồn gốc từ di sản thừa kế của cụ M do bà T là nguyên đơn đã rút phần yêu
cầu này. Chỉ giải quyết phần yêu cầu công nhận bà T đã thực hiện xong phần di
chúc của cụ H đối với Phạm Văn K.
2/ Căn cứ pháp lý và hậu quả pháp lý về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Mặc dù BLTTDS không có điều luật riêng quy định chi tiết, giải thích về
khái niệm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nhưng quá trình áp dụng pháp luật
trong thực tiễn có thể hiểu: “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án
quyết định chấm dứt (hay ngừng) hoàn toàn việc giải quyết vụ án dân sự khi có
những căn cứ được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự”.
Tính chất của loại đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này là chấm dứt hoạt
động tố tụng. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục sơ thẩm là một
phương thức giải quyết vụ án dân sự. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân

sự là một trong 04 quyết định mà khi rơi vào các trường hợp luật định, Thẩm
phán được phân công giải quyết vụ án dân sự phải ra trong thời hạn chuẩn bị xét
xử. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 217 BLTTDS 2015:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không
được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu
tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng
mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;


d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp
tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan
đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố
tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố
tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu
cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan;
e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản
án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã
thụ lý;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập

hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị
xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở
thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;


c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị
đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị
khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
3. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong
sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu
có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở
giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá
nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám
đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa
án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có
liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án
phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Theo khoản 2 Điều 244 BLTTDS 2015 về việc xem xét việc thay đổi, bổ
sung, rút yêu cầu: “trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu

của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận
và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.
Theo như tình huống trên, trong quá trình xét xử tại phiên tòa, bà T đã rút
một phần yêu cầu khởi kiện của bà, cụ thể bà T đã rút yêu cầu Tòa án chia thừa
kế toàn bộ tài sản có nguồn gốc từ di sản thừa kế của cụ H. Căn cứ vào điểm c
khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 244 BLTTDS 2015 liên quan
đến việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.


Theo điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015:” Người khởi kiện rút toàn
bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà
vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất
khả kháng, trở ngại khách quan”: Đây là một trường hợp được gộp từ điểm c và
điểm e của Điều 192 BLTTDS 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) theo đó được
chia làm hai trường hợp nhỏ sau:
Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện: Xuyên suốt các quy định của
BLTTDS 2015 về quyền rút yêu cầu khởi kiện được xác định là quyền đặc
trưng, gắn liền với chủ thể tham gia tố tụng là nguyên đơn, cụ thể: khoản 2 Điều
71 BLTTDS 2015 quy định nguyên đơn có quyền quyền thay đổi nội dung khởi
kiện, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; tuy nhiên điểm c khoản 1
Điều 217 lại quy định chủ thể là “người khởi kiện” có quyền rút toàn bộ yêu cầu
khởi kiện
Người khởi kiện được xác định theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015: “Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp
pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” và Điều 187
BLTTDS 2015: “1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà
nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định
của Luật hôn nhân và gia đình.

2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong
trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động
hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện
cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình
khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.


4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi
kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình”.
Nguyên đơn được xác định theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS: “Nguyên đơn trong
vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do
Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”.
Theo đó, nguyên đơn có thể là người khởi kiện và cũng có thể là người không
khởi kiện nhưng được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp
luật khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trong tình huống
trên, bà T đồng thời là nguyên đơn, đồng thời cũng là người khởi kiện nên có đủ
điều kiện về chủ thể để có thể yêu cầu rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Do việc bà T rút một phần yêu cầu giải quyết vụ án dân sự là sự tự nguyện
ý chí hoàn toàn của bà, không có sự gượng ép và tác động vào bên ngoài nên đã
thỏa mãn điểu kiện theo Theo khoản 2 Điều 244 BLTTDS 2015 về việc xem xét
việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và 2 phần yêu cầu của bà T khá tách biệt, việc
đình chỉ một phần yêu cầu của bà T sẽ không làm ảnh hưởng, khó khăn đến việc
giải quyết phần còn lại của yêu cầu. Do đó, Hội đồng xét xử chấp nhận và đình
chỉ xét xử đối với phần yêu cầu đương sự đã rút và chỉ giải quyết phần yêu cầu

còn lại của đương sự, tức là yêu cầu công nhận “Bà đã thực hiện xong phần di
chúc của cụ H đối với Phạm Văn K”. sau khi tòa án có quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện thì quyết định đình
chỉ có hiệu lực ngay, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải
quyết lại phần yêu cầu vụ án dân sự đó. Nhưng quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy
định tại khoản 4 Điều 218 BLTTDS 2015


3/ So sánh đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với tạm đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự
a/ Giống nhau:
Tạm đình chỉ và đình chỉ là hai hoạt động được tòa án áp dụng để
giải quyết vụ án dân sự. Đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án dân s ự có nh ững
điểm giống nhau tiêu biểu như:
Về bản chất, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án dân sự đều là hoạt đ ộng của
tòa án trong giải quyết vụ án dân sự dựa trên cơ sở quy định của pháp lu ật.
Về thẩm ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ các vụ án dân sự, chủ thể
có thẩm quyền ra quyết định được pháp luật tố tụng dân s ự quy định là
Tòa án nhân dân
Về chủ thể ra quyết định. Trước khi bắt đầu phiên tòa, người có quyền
ra quyết định đình chỉ hay tạm đình đình chỉ vụ án dân sự đều là th ẩm
phán. Còn sau khi mở phiên tòa, thẩm quyền ra 2 quyết định này thuộc h ội
đồng xét xử.
Về cơ sở pháp lí điều chỉnh hai hoạt động trên: từ trình t ự th ủ tục,
thẩm quyền, các trường hợp phải đình chỉ, tạm đình ch ỉ vụ án dân sự đều
được quy định trong BLTTDS.
Về mục đích của hai hoạt động trên: đều nhằm giải quy ết vụ án dân s ự
một cách khách quan, đúng đắn bảo vệ quyền và l ợi ích h ợp pháp c ủa
đương sự.

Về các trường hợp được áp dụng: có thể thấy ở bất cứ cấp nào có th ẩm
quyền giải quyết vụ án dân sự, thì ở cấp đó có quy ền ra quy ết đ ịnh đình
chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự áp dụng: cấp sơ thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
Về ý nghĩa: việc tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dân s ự có ý
nghãi vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quy ền và lợi ích h ợp pháp c ủa
đương sự, những người có quyền và lợi ích liên quan, đảm bảo minh b ạch,


đúng đắn khi giải quyết. Đồng th ời, hai quyết định trên còn đảm b ảo tr ật
tự công cộng, sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong việc giải quy ết
vụ án dân sự.
b/ Khác nhau
Bên cạnh những điểm giống nhay trên, dễ dàng nhận th ấy quy ết đ ịnh
tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ vụ án dân sự có nh ững s ự khác bi ệt
tiêu biểu mà mỗi vụ án tùy theo tính chất, tình tiết vụ việc, Tòa án nhân
dân sẽ ra quyết định nào để phù hợp với việc giải quy ết vụ án.
Tiêu chí Tạm đình chỉ giải quyết Đình chỉ giải quyết vụ án dân
Khái

vụ án dân sự
sự
Là việc tòa án ra quyết Là viẹc tòa án đưng hẳn việc

niệm

định tạm ngừng giải quyết giải quyết vụ án dân sự khi có
vụ án dân sự trong một những căn cứ do pháp luật quy
thời gian nhất định khi có định.
căn cứ pháp luật quy định

và khi những căn cứ tạm
đình chỉ vụ án không còn,
tòa án sẽ tiếp tục giải



quyết vụ án dân sự đó.
sở Khoản 1 điều 217, BLTTDS Khoản 2 điều 214, BLTTDS

pháp

lí 2015

2015

điều
chỉnh
Tính

Mang tính chất gián đoạn Hình thức kết thúci một vụ án

chất

tạm thời. Tạm chấm dứt dân sự. Chấm dứt hoạt động tố
hoạt động tố tụng (không tụng (xóa trong sổ thụ lí vụ án)

Các

xóa trong sổ thụ lí vụ án)
- Đương sự là cá nhân đã - Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá


trường

chết, cơ quan, tổ chức đã nhân đã chết mà quyền, nghĩa

hợp

sáp nhập, chia, tách, giải vụ của họ không được thừa kế;


đình

thể mà chưa có cá nhân, cơ - Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể

chỉ/tạm quan, tổ chức kế thừa hoặc bị tuyên bố phá sản mà
đình chỉ quyền và nghĩa vụ tố tụng không có cá nhân, cơ quan, tổ
giải

của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa

quyết

chức đó.

vụ

vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức

án - Đương sự là cá nhân mất đó;


dân sự

năng lực hành vi dân sự mà - Người khởi kiện rút đơn khởi
chưa xác định được người kiện và được Tòa án chấp nhận
đại diện theo pháp luật.

hoặc người khởi kiện không có

- Chấm dứt đại diện hợp quyền khởi kiện;
pháp của đương sự mà - Cơ quan, tổ chức rút văn bản
chưa có người thay thế.

khởi kiện trong trường hợp

- Cần đợi kết quả giải không có nguyên đơn hoặc
quyết vụ án khác có liên nguyên đơn yêu cầu không tiếp
quan hoặc sự việc được tục giải quyết vụ án;
pháp luật quy định là phải - Các đương sự đã tự thỏa thuận
do cơ quan, tổ chức khác và không yêu cầu Tòa án tiếp
giải quyết trước khi mới tục giải quyết vụ án;
giải quyết được vụ án.

- Nguyên đơn đã được triệu tập

- Cần đợi kết quả thực hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn
hiện ủy thác tư pháp hoặc vắng mặt, trừ trường hợp
đợi cơ quan, tổ chức cung người đó có đơn đề nghị giải
cấp tài liệu, chứng cứ theo quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện
yêu cầu của Tòa án mới bất khả kháng;
giải quyết được vụ án mà - Đã có quyết định của Tòa án

thời hạn giải quyết đã hết. mở thủ tục phá sản đối với
- Các trường hợp khác theo doanh nghiệp, hợp tác xã là một
quy định của pháp luật.

bên đương sự trong vụ án mà
việc giải quyết vụ án có liên


quan đến nghĩa vụ, tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
- Thời hiệu khởi kiện đã hết;
- Các trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 168 BLTTDS mà
Tòa án đã thụ lý;
- Các trường hợp khác theo quy
định của pháp luật.
Hậu quả Toà án không xoá tên vụ án Khi có quyết định đình chỉ giải
của việc dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự
đình

quyết trong sổ thụ lý mà không có quyền khởi kiện yêu

chỉ/ tạm chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số cầu Tòa án giải quyết lại vụ án
đình chỉ và ngày, tháng, năm của dân sự đó, nếu việc khởi kiện
quyết định tạm đình chỉ vụ án không có gì khác với vụ án
giải quyết vụ án dân sự đó. trước về nguyên đơn, bị đơn và
3. Quyết định tạm đình chỉ quan hệ pháp luật có tranh
giải quyết vụ án dân sự có chấp (trừ các trường hợp quy
thể bị kháng cáo, kháng định tại khoản 3 Điều 168, các
nghị theo thủ tục phúc điểm c, e và g khoản 1 Điều 192

thẩm.

BLTTDS và các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật.

Tiền tạm Tiền tạm ứng án phí, lệ Trong trường hợp Tòa án ra
ứng

án phí mà đương sự đã nộp quyết định đình chỉ giải quyết

phí

đã được gửi tại kho bạc nhà vụ án dân sự theo quy định tại

nộp

nước và được xử lý khi Toà các điểm a, b, d, đ, e và k khoản
án tiếp tục giải quyết vụ 1 Điều 192 BLTTDS thì tiền tạm
án dân sự.

ứng phí mà đương sự đã nộp
được sung vào công quỹ nhà


nước.
Trong trường hợp Tòa án ra
quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự theo quy định tại
các điểm c, g, h và i khoản 1
Điều 192 BLTTDS thì tiền tạm

ứng án phí mà đương sự đã nộp
được trả lại cho họ.

4/ Những bất cập trong quy định của pháp luật về tạm đình ch ỉ gi ải
quyết vụ án dân sự
a/ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Theo Điều 189 BLTTDS và Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP thì
khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử
được bắt đầu tính lại kể từ ngày Toà án tiếp tục giải quy ết vụ án. Đây
chính là một trong những lý do làm cho th ời gian gi ải quy ết v ụ án b ị kéo
dài. ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Riêng đối với căn cứ tại khoản 5 Điều 189, BLTTDS quy định Tòa án ch ỉ
được ban hành quyết định tạm đình chỉ khi thời hạn giải quyết đã hết là
chưa phù hợp. Bởi vì, trong trường hợp chỉ khi có k ết quả ủy thác t ư pháp
hoặc tài liệu, chứng cứ thu thập được mới quyết định các th ủ tục tiếp theo
của Tòa án để giải quyết vụ án mà nếu chờ đến khi hết thời hạn chuẩn bị
xét xử Tòa án mới được ban hành quyết định tạm đình chỉ sẽ không phù
hợp vì từ thời gian đó đến khi có kết quả ủy thác t ư pháp, tài li ệu, ch ứng
cứ được giao nộp, Tòa án không thực hiện được hoạt động tố tụng nào c ả.
Việc áp dụng Điều 214 BLTTDS năm 2015 sẽ cho thấy một bất cập phát
sinh, đó là, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định tại Điều 214 BLTTDS năm
2015 để Tòa án ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án. Chủ yếu các quyết định


tạm đình chỉ đều có lý do chờ kết quả ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ
hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ. Do vụ án được tạm đình
chỉ, khi có căn cứ phục hồi, Tòa án ra thông báo tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết
và thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015. Như
vậy, nhiều vụ án sẽ bị kéo dài thời gian giải quyết một cách không cần thiết, gây
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự.

b/ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Đối với trường hợp đình chỉ theo điểm h khoản 1 Điều 192 BLTTDS, theo đó,
“Thời hiệu khởi kiện đã hết” là một trong những căn cứ để Tòa án đình chỉ giải
quyết vụ án. Theo quy định của BLTTDS sửa đổi, bổ sung, từ ngày 01/01/2012
thì thời hiệu khởi kiện còn hay hết không được đặt ra khi xem xét điều kiện thụ
lý vụ án. Quy định này giúp quy định về thời hiệu khởi kiện trong tố tụng dân sự
tương thích với quy định của Bộ luật Dân sự về việc tính lại thời hiệu khởi kiện.
Tuy nhiên, việc đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án lại được ban hành sau khi
thụ lý vụ án. Điều này có nghĩa, ngay khi thụ lý mà vụ án hết thời hiệu thì Tòa
án được ban hành quyết định đình chỉ ngay mà không cần tiến hành bất cứ thủ
tục tố tụng nào khác. Quy định này đã triệt tiêu sự tiến bộ của việc bỏ việc xem
xét thời hiệu khởi kiện khi thụ lý vụ án. Để khắc phục, kiến nghị bổ sung vào
điểm h khoản 1 Điều 192 BLTTDS nội dung “sau khi Tòa án đã tiến hành các
hoạt động tố tụng ghi ý kiến của các đương sự trong vụ án”.
5/ Kiến nghị sửa đổi bổ sung để hoàn thiện pháp luật
a/ Đối với tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Theo quy định tại khoản 5 Điều 189, BLTTDS quy định Tòa án chỉ được
ban hành quyết định tạm đình chỉ khi thời hạn giải quyết đã hết là chưa phù hợp.
Bởi vì, trong trường hợp chỉ khi có kết quả ủy thác tư pháp hoặc tài liệu, chứng
cứ thu thập được mới quyết định các thủ tục tiếp theo của Tòa án để giải quyết
vụ án mà nếu chờ đến khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử Tòa án mới được ban
hành quyết định tạm đình chỉ sẽ không phù hợp vì từ thời gian đó đến khi có kết


quả ủy thác tư pháp, tài liệu, chứng cứ được giao nộp, Tòa án không thực hiện
được hoạt động tố tụng nào cả. Để khắc phục, kiến nghị cần quy định, thời gian
khắc phục lý do tạm đình chỉ không tính vào thời hạn chuẩn bị xét xử và bỏ quy
định “hết thời hạn chuẩn bị xét xử” đối với căn cứ tạm đình chỉ tại khoản 5 Điều
189 BLTTDS.
b/ Đối với đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Để khắc phục những bất cập trên, cần phải sửa đổi một số vấn đề sau:
Một là, bổ sung vào điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS nội dung: “Trong
trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện dẫn đến việc thay đổi địa vị tố
tụng của đương sự thì việc thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự được áp
dụng như quy định tại Điều 219 BLTTDS”;
Hai là, bổ sung vào Điều 219 BLTTDS khoản 3 với nội dung: “3.Trong
trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên
yêu cầu phản tố của mình đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập thì bị đơn trở thành nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập đã rút trở thành bị đơn”.


C. KẾT LUẬN
Đưa ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ là vô cùng c ần thi ết khi phát
sinh ra những tình huống, tình tiết, những tr ường h ợp thuộc quy đ ịnh c ủa
BLTTDS Việt Nam. Tuy nhiên, nếu những biện pháp được áo dụng sai l ệch
thì cũng sẽ dẫn tới những hậu quả pháp lý vô cùng nghiêm tr ọng, ảnh
hưởng đến các quyền, lợi ích và sự đúng đắn của việc giải quy ết v ụ án. Do
vậy, mỗi công dân cần có kiến thức vững chắc về các quy đ ịnh c ủa pháp
luật đối với trường hợp ra quyết định đình ch ỉ tạm đình ch ỉ v ụ án dân s ự
để kiểm sát tốt các khâu trong tố tụng, tránh việc áp dụng không đúng
đắn, góp phần đưa pháp luật đi sâu vào đời sống.
Trên đây là sự tìm hiểu của nhóm 2 lớp K3D về quyết điịnh đình chỉ,
tạm đình chỉ vụ án dân sự. Do thời gian và phạm vi nghiên cứu còn h ạn
hẹp, rất mong thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý để bài tập nhóm
được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bất cập trong tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân s ự, T ạp chí ki ểm sát,
/>2. “Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn", TS Bùi Thị Huyền, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật.
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
4. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự trường Đại học Kiểm sát Hà Nội



×