Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂM BẢY BẢY (NBB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 40 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂM BẢY BẢY (NBB)

Tháng 4 năm 2010


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

MỤC LỤC
TỔNG QUAN CÁC NGÀNH HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY .......................................................... 4
1.

Ngành bất động sản tại Việt Nam ...................................................................................................... 4
1.1. Các yếu tố cơ bản của thị trƣờng bất động sản (BĐS) Việt Nam ............................................. 4
1.1.1. Các thành viên chính của thị trƣờng ......................................................................................... 4
1.1.2. Các yếu tố hỗ trợ thị trƣờng bất động sản ................................................................................ 4
1.1.3. Các rủi ro chính của ngành bất động sản ................................................................................. 5
1.2. Các phân khúc chính và thực trạng 2010 ................................................................................. 5
1.2.1. Bức tranh 2010 .......................................................................................................................... 5
1.2.2. Các phân khúc chính của thị trƣờng ......................................................................................... 6
Nhà ở và căn hộ.................................................................................................................................. 6
Đất nền và đất khu dân cƣ.................................................................................................................. 7
Văn phòng cho thuê ............................................................................................................................ 7
Mặt bằng bán lẻ và thƣơng mại .......................................................................................................... 7
Khách sạn, du lịch, nghỉ dƣỡng .......................................................................................................... 8
Bất động sản công nghiệp .................................................................................................................. 8
1.3. Các phân khúc trong phạm vi báo cáo ...................................................................................... 9

2.



Ngành khai khoáng tại Việt Nam ........................................................................................................ 9
2.1. Các phân ngành khai thác chính ............................................................................................... 9
2.2. Tính chất và mức độ phát triển của ngành khai khoáng Việt Nam ......................................... 10
2.3. Phân tích Porter’s five forces .................................................................................................. 11
2.4. Các nhóm ngành đối tƣợng trong phạm vi báo cáo ................................................................ 12

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 14
1.

Tổng quan về Công ty ...................................................................................................................... 14

2.

Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................................................... 14

3.

Lĩnh vực kinh doanh chính ............................................................................................................... 16

4.

Cơ cấu cổ đông ................................................................................................................................ 16

5.

Sơ đồ bộ máy tổ chức ...................................................................................................................... 17
5.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................................ 17
5.2. Đầu tƣ vào các Công ty liên kết tính đến ngày 30/6/2010 ...................................................... 19
5.3. Bộ máy quản lý ........................................................................................................................ 20


6.

Cơ cấu doanh thu – Lợi nhuận......................................................................................................... 22
6.1. Cơ cấu doanh thu .................................................................................................................... 22
6.2. Cơ cấu lợi nhuận trƣớc thuế ................................................................................................... 22

7.

Nguồn nhân lực và chính sách nguồn nhân lực .............................................................................. 23

8.

Nguồn nguyên vật liệu ...................................................................................................................... 24

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 2


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

9.
10.

Trình độ công nghệ .......................................................................................................................... 26
Tình hình nghiên cứu, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm ................................................................ 28
10.1. Hệ thống quản lý chất lƣợng đang áp dụng ............................................................................ 28

10.2. Công tác kiểm tra chất lƣợng sản phẩm ................................................................................. 28
10.3. Tình hình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ...................................................................... 28

11.

Phân tích SWOT.......................................................................................................................... 29

12.

Chiến lƣợc kinh doanh trong giai đoạn 2010 - 2015 ................................................................... 30
12.1. Kế hoạch kinh doanh cụ thể để thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh .......................................... 30
12.2. Một số dự án dự kiến đâu tƣ của Công ty đến 2015............................................................... 32

13.

Phân tích chỉ tiêu tài chính .......................................................................................................... 34
13.1. Tốc độ tăng trƣởng .................................................................................................................. 34
13.2. Khả năng thanh toán ............................................................................................................... 34
13.3. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động .............................................................................................. 34
13.4. Cơ cấu nguồn vốn ................................................................................................................... 35
13.5. Khả năng sinh lời ..................................................................................................................... 36

TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ LẠI 24 DỰ ÁN CỦA NBB THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG........................................... 38
ĐIỀU KHOẢN KHƯỚC TỪ......................................................................................................................... 40

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 3



BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

TỔNG QUAN CÁC NGÀNH HOẠT
CÔNG TY

ĐỘNG CHÍNH CỦA

1.

Ngành bất động sản tại Việt Nam

1.1.

Các yếu tố cơ bản của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam

1.1.1. Các thành viên chính của thị trường
Người bán: bao gồm các đối tƣợng cơ quan nhà nƣớc, tƣ nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài, các tổ
chức trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Người mua: nhà đầu cơ với mục đích kiếm lời ngắn hạn và ngƣời mua có mục đích ở lâu dài.
Các công ty dịch vụ: môi giới, sàn giao dịch, tƣ vấn thiết kế và kiến trúc, tƣ vấn đầu tƣ, nghiên cứu
cung cấp thông tin và thẩm định giá, và các dịch vụ khác. Các tên tuổi tƣ vấn và quản lý hàng đầu
thế giới cũng đã có mặt tại thị trƣờng Việt Nam (CBRE, Savills, Colliers, Knight Frank…), cạnh
tranh với các công ty nội địa.
Các tổ chức tài chính và các đơn vị tài trợ vốn: ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tƣ và
định chế tài chính, các nhà đầu tƣ cá nhân.
Cơ quan quản lý: Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng tạo khung pháp lý cho hoạt động của
ngành và cơ quan kiểm soát ngành
Hai thị trƣờng chính của ngành là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Quảng Ninh, Đà

Nẵng, Cần Thơ, Bình Dƣơng, Đồng Nai và Long An đang là những điểm đến mới cho cả hai đối
tƣợng chủ chốt của thị trƣờng là chủ đầu tƣ và ngƣời mua
1.1.2. Các yếu tố hỗ trợ thị trường bất động sản
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI theo vùng miền, địa phƣơng trong lĩnh vực bất động sản vẫn
có kế hoạch đổ tiền vào các dự án lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ FDI thực hiện trên cam kết tăng ở mức
chậm.
Các dự án đƣờng và hạ tầng chào đón Hà Nội nghìn năm đang gia tăng tiến độ, tạo điều kiện
tốt cho thanh khoản các dự án xung quanh khu vực.
Các quy định bất động sản hiện thời có xu hƣớng ủng hộ các Công ty đã có sẵn quỹ đất sạch,
tăng rào cản đối với đối thủ mới đang muốn gia nhập ngành.
Những quan ngại về viễn cảnh vĩ mô và đồng việt nam giảm giá gây ra những bất ổn tới tâm lý
ngƣời dân, khuyến khích họ quay lại công cụ đầu tƣ truyền thống, vực lại mức cầu bất động
sản.
Các rủi ro vĩ mô trong ngắn hạn chƣa cho thấy đầu tƣ vào ngành BĐS ở giai đoạn quá khó
khăn, hay ngoài kiểm soát của các nhà đầu tƣ.

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 4


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

1.1.3. Các rủi ro chính của ngành bất động sản
Rủi ro về kinh tế: tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, các chính sách về tín dụng và tỷ giá của
nhà nƣớc, dòng vốn FDI… sẽ ảnh hƣởng tới khả năng tài trợ vốn cho dự án cũng nhƣ tâm lý,
thanh khoản và sức mua của thị trƣờng.
Rủi ro về luật pháp: do sự thay đổi biến động thường xuyên các văn bản luật về đất đai và bất

động sản luôn được ban hành bổ sung và nhiều quy định không nhất quán với nhau.
Rủi ro đặc thù: thủ tục nghiệm thu thanh toán phức tạp ảnh hưởng tới quản lý công nợ và thời
gian quay vòng vốn kéo dài, tính minh bạch thông tin của thị trường yếu kém, thủ tục cấp phép
cho các dự án tốn kém và mất nhiều thời gian, rủi ro về chi phí và tốc độ đền bù giải phóng mặt
bằng ảnh hưởng tới tiến độ dự án và lợi nhuận, biến động giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào
ảnh hưởng tới giá thành công trình, sử dụng vốn vay trong điều kiện tín dụng không thuận lợi
có thể gia tăng chi phí lãi vay ảnh hưởng kết quả kinh doanh.
Rủi ro bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, hỏa hoạn…
Rủi ro về quản trị doanh nghiệp: Một số các doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là doanh nghiệp từ
khu vực sở hữu nhà nước sau cổ phần hóa, chưa hoàn toàn chuyển đổi hoạt động theo
phương thức hoạt động công ty đại chúng, do đó sự minh bạch và tính chuyên nghiệp trong
kinh doanh chưa ổn định, hệ thống quản trị chưa đồng nhất dẫn đến quyền lợi của cổ đông đôi
khi bị ảnh hưởng, nhiều lúc là rất lớn và khó kiểm soát.
1.2.

Các phân khúc chính và thực trạng 2010

1.2.1. Bức tranh 2010
Các thay đổi cơ bản trong cơ sở pháp lý 2009 - 2010
Ngƣời nƣớc ngoài và Việt Kiều đƣợc quyền mua bất động sản.
Quy trình cách thức tính toán phí dịch vụ cho căn hộ có cải tiến.
Xây dựng và thực thi cách tính thuế và thuế thu nhập cá nhân đánh trên lợi nhuận chuyển
nhƣợng bất động sản.
Quy định mới: bất động sản phân khúc chung cƣ, căn hộ để ở không đƣợc quyền sử dụng với
mục đích làm văn phòng.
Việc xây dựng cơ chế cho phép các chủ đầu tƣ bán quyền sử dụng căn hộ khi chƣa hoàn
thành dự án tiếp tục còn gây nhiều bàn cãi.
Phát triển cơ sở giao thông và hạ tầng
Phía Bắc: các dự án cơ sở giao thông hạ tầng lớn đáng chú ý nhất là: đƣờng cao tốc Láng-Hòa
Lạc dự kiến hoàn thành cuối 2010 hoặc đầu 2011, nhiều tuyến đƣờng cao tốc liên tỉnh Hà Nội

– Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Hà Nội – Hải Phòng… đƣợc khởi công. Các tuyến cầu Vĩnh
Tuy và Thanh Trì đƣợc hoàn thành, nối liền và tăng cƣờng giao thông giữa hai bờ sông Hồng,
tăng cƣờng sự hấp dẫn của các bất động sản bên kia sông Hồng. Đặc biệt là hầm nút giao

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 5


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

thông Kim Liên khai trƣơng vào giữa năm 2009 đã góp phần giải tỏa ách tắc tại khu vực này.
Nhiều công trình giao thông khác đã và đang khẩn trƣơng tiến hành.
Phía Trung và Nam: Các dự án hạ tầng và giao thông lớn phải kể tới là Đại Lộ Đông Tây, Cầu
Phú Mỹ, đƣờng cao tốc Sài Gòn - Trung Lƣơng, cao tốc Sài Gòn - Long Thành – Dầu Giây và
tổng quy hoạch các khu vực đem lại ƣu thế cạnh tranh cho bất động sản nội vùng (Thủ Thiêm,
Phú Mỹ Hƣng…) Việc chính thức khai thông nhiều tuyến đƣờng biển và hàng không cũng đã
và sẽ là tín hiệu tích cực tới sự phát triển của thị trƣờng bất động sản (cảng container Sài Gòn,
sảnh bay quốc tế mới tại sân bay Đà Nẵng, sân bay Đà Lạt cũng nhƣ nhiều tuyến bay quốc tế
mới đến Nha Trang…)
Các diễn biến chính ảnh hưởng tới ngành trong thời gian tới
Các chủ đầu tƣ trong nƣớc có thể tiếp tục chiếm ƣu thế với các dự án lớn, các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng cƣờng quay lại Việt Nam thông qua con đƣờng hợp tác góp
vốn kinh doanh.
Các quỹ đầu tƣ bất động sản sẽ tăng cƣờng các hoạt động chốt lời và sáp nhập nhằm tăng
cƣờng khả năng thanh khoản và sức mạnh tài chính.
Các doanh nghiệp bất động sản có nhu cầu vốn cao sẽ hƣớng tới thị trƣờng vốn nhiều hơn thị
trƣờng nợ trong bối cảnh tín dụng vẫn đang bị hạn chế bởi mức lãi suất cao.

Trong bối cảnh này, thực trạng và khả năng phát triển của các phân khúc chính nhƣ sau:
1.2.2. Các phân khúc chính của thị trường
Nhà ở và căn hộ
Mối lo ngại về lạm phát đang gia tăng cũng có thể thúc đẩy dòng tiền tìm đến BĐS để gìn giữ giá trị.
Chính phủ cũng sẽ tập trung mạnh hơn để tạo điều kiện phát triển cho các dự án xây dựng nhà giá rẻ.
Tuy nhiên,quy trình mua căn hộ có thể tiếp tục bị thao túng bởi giới đầu cơ trong các giai đoạn đầu của
dự án và ngƣời có nhu cầu thực sự mua nhà để ở thƣờng chỉ tham gia trong các giai đoạn muộn hơn
của dự án. Nhu cầu nhà ở đƣợc dự đoán còn tăng mạnh dựa vào các yếu tố hỗ trợ nhƣ phong cách
sống, cơ cấu dân số, đô thị hóa với tốc độ nhanh và mạnh ở một số khu vực mới tại các thành phố lớn.
Đặc biệt sự phục hồi dần dần của nền kinh tế Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu về căn hộ trong
thời gian tới tăng lên.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, cạnh tranh trở nên hết sức gay gắt, tình trạng cung vƣợt cầu đang diễn ra ở
hầu hết các địa bàn trong bối cảnh nguồn hàng dƣ thừa từ 2008-2009 còn tồn đọng nhiều và khoảng
30,000 căn hộ mới sẽ đƣợc tung ra trong 2010. Tuy nhiên, các căn hộ ở khu vực trung tâm có thể duy
trì có tốc độ tiêu thụ ổn định, đặc biệt căn hộ ở các khu vực gần trung tâm nhƣ Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân
Bình, Phú Nhuận… do thuận tiện giao thông sinh hoạt, tuy nhiên mặt bằng giá chƣa có dấu hiệu tăng
nhiều. Ở Hà Nội, nguồn cung nhà ở và khu dân cƣ tăng mạnh vào cuối 2009 (tháng 10-11) và nguồn
cung từ nhiều dự án mới kỳ vọng đƣợc tung ra thị trƣờng trong năm 2010, tuy nhiên những dự án có
chất lƣợng tốt sẽ đƣợc chú trọng. Phân khúc với mức giá trung bình 800-1300 USD/m2 đƣợc dự đoán
bán chạy nhất do còn ở mức giá có khả năng chi trả của nhiều ngƣời có thu nhập trung bình. Phân khúc
nhà ở trung bình đƣợc nhiều chuyên gia dự đoán là phân khúc có tốc độ tăng trƣởng mạnh nhất do thay
đổi cơ cấu hộ gia đình, tốc độ đô thị hóa và vai trò của phân khúc này nhƣ là một công cụ đầu tƣ quan
trọng. Trong cơ cấu nguồn cung nhà sơ cấp, thị phần cao nhất là các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai và Từ

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 6



BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Liêm; trong khi sức cầu đối với các dự án tại các quận Long Biên, Thanh Xuân và Đống Đa thể hiện khá
tốt trong quý 1/2010.
Đất nền và đất khu dân cư
Trong điều kiện thị trƣờng suy giảm nhƣ hiện nay, các chủ đầu tƣ có thể nhanh chóng tận dụng cơ hôi
mở rộng quỹ đất thông qua việc mua bán đất từ các nhà đầu tƣ sơ cấp khác, những đơn vị thu lợi nhuận
đáng kể từ chi phí bồi thƣờng thấp và quỹ đất sạch sẵn sàng cho kinh doanh. Đồng thời với việc chi phí
lãi vay ngày một cao, vốn bỏ vào đầu tƣ các khu căn hộ cũng không nhỏ, làm cho tâm lý của ngƣời dân
cũng chuyển hƣớng trở lại với việc mua bán đất nền nhằm kinh doanh hoặc cất giữ giá trị của tiền. Tâm
lý của ngƣời mua cũng luôn cho rằng trong điều kiện quỹ đất của các thành phố lớn có giới hạn thì giá trị
đất nền theo thời gian sẽ có tốc độ tăng trƣởng bền vững và nhanh chóng hơn hầu hết các phân khúc
bất động sản khác. Điều này dẫn tới việc đất nền và đất khu dân cƣ sẽ tiếp tục là một trong những phân
khúc hấp dẫn trong năm 2010 của ngành địa ốc.
Mặt bằng giá của các quận cũ nội thành của hai thành phố lớn duy trì ở mức cao và ổn định, tuy nhiên
thanh khoản thấp. Đáng lƣu ý nhất trong phân khúc này là do lƣợng cung trong nội thành có giới hạn, các
phân khúc đất nền bên rìa thành phố với mức giá rẻ hấp dẫn, các dự án xa trung tâm hoặc các tỉnh thành
lân cận của Hà Nội (Hà Đông, Đông Anh, Long Biên…) và thành phố Hồ Chí Minh (các huyện rìa thành
phố, Long An, Bình Dƣơng…) trở nên sôi động. Cơ sở giao thông và hạ tầng xung quanh của các dự án ở
khu vực này cũng đang đƣợc cải thiện từng ngày, góp phần tác động tích cực tới tâm lý ngƣời mua, thanh
khoản thị trƣờng và giá đất. Tuy nhiên đây cũng là phân khúc thƣờng xuyên có sốt ảo và bị bóp méo thông
tin do giới đầu cơ nhiều nhất trên thị trƣờng và tình trạng này sẽ tiếp tục tiến diễn trong thời gian vài năm
tới. Song song với tình trạng sốt ảo đó, vẫn có nhiều giao dịch đất nền thành công đã góp phần làm tan
băng thị trƣờng đáng kể từ đầu năm tới nay, và đây là yếu tố tích cực của phân khúc này.
Văn phòng cho thuê
Các khu văn phòng hạng B hoặc hạng C với mức giá trên 20USD/m2 một chút là phân khúc hoạt động
ổn định nhất. Một phân khúc khác có nhiều lực cầu là các mặt bằng lớn hoặc cả toà nhà có tổng diện tích
từ 2000-5000 m2 cho các Công ty lớn hoặc chi nhánh lớn của các Công ty nƣớc ngoài tại Việt nam,
nhƣng nguồn cung lại hạn chế do điều kiện đất nội thành hạn hẹp. Công suất thuê trung bình của thị

trƣờng văn phòng đạt khoảng gần 80% trên toàn quốc, tuy nhiên giá thuê văn phòng các loại phần lớn có
xu hƣớng giảm nhiều hơn là tăng. Quy định mới của việc cấm sử dụng chung cƣ để cho thuê văn phòng,
lực cầu mảng văn phòng cho thuê đƣợc dự báo là sẽ có cải thiện đôi chút trong năm 2010.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, lƣợng cung văn phòng cho thuê cũng tăng lên đột biến từ cuối năm 2009 và
tiếp tục sẽ tăng thêm khoảng 350,000 m2 trong năm 2010 cao hơn cả mức gia tăng tổng cung trong hai
năm trƣớc cộng lại. Điều này cho thấy ngoại trừ các phân khúc đặc biệt đã nêu trên thì mặt bằng giá cho
thuê tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ không có nhiều yếu tố thuận lợi cho nhà cung cấp. Tại Hà Nội, hoạt
động cho thuê văn phòng có phần trầm lắng chủ yếu do việc xây dựng các khu văn phòng cho thuê mới
vẫn đang tiếp diễn mạnh mẽ, lƣợng cầu giảm sút từ cuối 2009. Khoảng 53,000 m2 văn phòng hạng A và
B từ cuối năm 2009 vẫn đang trống, cộng thêm với khoảng 150,000 m2 mặt bằng sẽ tiếp tục gia tăng
nguồn cung trong năm 2010. Với mức cung tăng mạnh nhƣ vậy, cùng với các dự án văn phòng cho thuê
lớn tại Hà Nội và HCMC sẽ đi vào hoạt động trong 2 năm tới, thị trƣờng văn phòng cho thuê sẽ tiếp tục
khó khởi sắc. Dự đoán lạc quan kỳ vọng phân khúc này sẽ hồi phục và có thể đạt mức tăng trƣởng ổn
định từ nửa cuối 2011 trở đi.
Mặt bằng bán lẻ và thương mại

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 7


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Tăng trƣởng mức cầu chủ yếu cho phân khúc này đến từ các hệ thống bán lẻ nội địa ngày càng lớn
mạnh trên toàn quốc, hệ thống bán lẻ thực phẩm và giải khát cả nội địa và nƣớc ngoài, và đặc biệt là
thêm nhiều thƣơng hiệu bán lẻ quốc tế đang hƣớng tới Việt Nam. Tỷ lệ thuê trung bình của phân khúc
này thƣờng xuyên đạt mức 90-95% đặc biệt ở nhiều vị trí thuận lợi, giá thuê tuy không tăng nhiều ở các
khu vực phi trung tâm nhƣng có mức biến động tích cực tại các địa bàn trung tâm. Mặt bằng bán lẻ dạng

chợ sẽ tiếp tục phát triển do có ƣu thế quen thuộc với tập quán tiêu dùng của ngƣời dân Việt Nam và
ngƣời mua có thể lập tức kinh doanh kiếm lời tại mặt bằng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, sự phát
triển của công nghiệp du lịch cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trƣờng bán lẻ cũng
nhƣ phân khúc khách sạn nhà nghỉ dƣỡng.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, diện tích mặt bằng bán lẻ trung tâm ƣớc tính sẽ tăng hơn 3 lần lên mức hơn
65,000m2 và khu vực phi trung tâm lên tăng trƣởng khoảng gần 50% lên mức 68,000m2. Do nguồn cung
hạn chế, các khu bán lẻ ở trung tâm thành phố sẽ đƣợc lấp đầy nhanh chóng bởi lƣợng cầu mạnh và
mặt bằng giá cho thuê có điều kiện tăng nhanh. Tại Hà Nội, các khu bán lẻ tại trung tâm thành phố tiếp
tục đắt hàng trong năm 2009, với mức giá thuê trung bình gần 70 USD/m2 đối với mặt bằng trung tâm (tỷ
lệ kín chỗ trên 99%) và hơn 42 USD/m2 với các mặt bằng phi trung tâm (tỷ lệ lấp đầy vào khoảng 63%).
Dự kiến, nguồn cung mặt bằng bán lẻ trung tâm sẽ tăng trƣởng chậm trong suốt giai đoạn 2010-2011
trƣớc khi tăng mạnh từ 49,000m2 lên gần 84,000m2 vào năm 2012 từ nhiều dự án chính đang tiến hành
trong 2010. Các ngôi nhà mặt phố ở trung tâm sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong gia tăng mặt bằng
bán lẻ nội thành. Ngƣợc lại, mặt bằng xa trung tâm sẽ tăng gấp 2.36 lần lên mức xấp xỉ 129,000 m2
trong năm nay. Tiến trình đô thị hóa sang bên kia sông Hồng và về phía Tây của Hà Nội sẽ kéo theo sự
phát triển mặt bằng bán lẻ dần dần sang các khu vực này.
Khách sạn, du lịch, nghỉ dưỡng
Do kinh tế từng bƣớc phục hồi, nhu cầu đi lại phục vụ mục tiêu kinh doanh hoăc nghỉ ngơi đã dần dần gia
tăng tạo điểm tựa vững chắc cho sự phục hồi của mức cầu cho phân khúc này. Tại nhiều thành phố lớn,
kết quả hoạt động kinh doanh của khối khách sạn trung cấp (ba sao) lại có mức sụt giảm kém hiệu quả
nhất, so với sự suy yếu nhẹ của khối các khách sạn cao cấp hơn nhƣ 4 sao, 5 sao… Các nhân tố góp
phần vào sự phát triển của mảng khách sạn chính gồm có: (i) Sự lớn mạnh trên phạm vi toàn quốc của
các thƣơng hiệu khách sạn nội địa; (ii) Tăng cƣờng cạnh tranh nâng cao chất lƣợng và phục vụ ở khu
vực cao cấp; (iii) Các thƣơng hiệu quốc tế kể cả nhóm chuyên về mảng giá rẻ tới Việt nam ngày càng
nhiều; (iv) Khả năng phát triển các khách sạn dành cho đối tƣợng khách hàng kinh doanh ở các khu công
nghiệp; (v) Giá các khu cao cấp hạ trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều với cơ sở vật chất tốt.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ lấp đầy phòng ở mức 85-95% trong những tháng cao điểm và đƣợc kỳ
vọng sẽ trở nên tốt hơn trong suốt 2010. Dự kiến trong năm 2010, nguồn cung khách sạn ở thành phố sẽ
tăng thêm từ 400-500 phòng. Tại Hà Nội, tỷ lệ lấp đầy phòng thƣờng xuyên ở quanh mức 60% trong suốt
2009 và kỳ vọng sẽ tiến tới ngƣỡng 75-80% trong năm nay. Trong năm 2010, nguồn cung ở Hà Nội dự

kiến sẽ tăng thêm khoảng gần 200 phòng ở khu trung tâm và gần 1000 phòng ở khu xa trung tâm. Đây
không hẳn đã là một tín hiệu tốt với phân khúc này ở Hà Nội trong bối cảnh tỷ lệ lấp đầy phòng còn nhiều
quan ngại. Hiện tại, các bất ổn định chính trị tại quốc gia lân cận (Thái Lan) có thể sẽ góp phần gia tăng
lực cầu cho mảng khách sạn tại Việt Nam, tuy nhiên đây là tác động ngắn hạn trong năm 2010
Bất động sản công nghiệp
Hiện tại cả nƣớc có gần 230 khu công nghiệp với 145 khu đang hoạt động, số còn lại đang giải tỏa và xây
dựng, tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bình Dƣơng, TP Hồ Chí Minh… Tỷ lệ cho thuê tại các khu công
nghiệp đang hoạt động chiếm khoảng 64% diện tích. Hầu hết các khu công nghiệp tại Việt Nam đều ở vị trí
thuận lợi về giao thông Do kinh tế phục hồi, các nhà sản xuất quốc tế tăng cƣờng quay lại hoặc hƣớng tới
Việt Nam. Thị trƣờng khu công nghiệp do đó có thể phát triển tƣơng đối ổn định trong năm, tuy vậy các chủ
WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 8


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

đất công nghiệp có thể sẽ bắt đầu giảm dần mức giá thuê và phí do cạnh tranh. Phân khúc mặt bằng
khoảng 1000-5000m2 có thể sẽ có gia tăng cầu từ các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và trung bình.
Tại khu vực phía Nam và lân cận thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu với các trung tâm kho vận tại các cảng
mới đƣợc dự báo sẽ gia tăng đặc biệt quanh khu vực Hiệp Phƣớc, cảng Cái Mép – Thị Vải, Cát Lái…
Tại khu vực phía bắc và Hà Nội, sức cầu đối với điều kiện sản xuất và kho bãi ở vị trí chiến lƣợc và chất
lƣợng tốt sẽ tiếp tục gia tăng, song khó có thể đƣợc đáp ứng trọn vẹn trong 2010. Các chủ đầu tƣ mới sẽ
tích cực tìm kiểm các vị trí tốt để phát triển các cơ sở công nghiệp mới đặc biệt ở phía bắc do điều kiện
giao thông và sân bay cũng nhƣ càng biển ngày càng trở nên thuận lợi.
1.3.

Các phân khúc trong phạm vi báo cáo


Các phân khúc thị trƣờng liên quan tới hoạt động BĐS của Công ty Cổ phần Đầu tƣ NBB là:
-

Nhà ở và căn hộ

-

Đất nền và khu dân cƣ

-

Khách sạn, du lịch, khu nghỉ dƣỡng

-

Văn phòng cho thuê

2.

Ngành khai khoáng tại Việt Nam

2.1.

Các phân ngành khai thác chính

Khoáng sản kim loại
Quan trọng là nhóm quặng sắt và hợp kim sắt: Quặng sắt và mangan tập trung chủ yếu ở vùng núi phía
Bắc, đặc biệt trữ lƣợng quặng sắt ven biển Thạch Khê (Hà Tĩnh) lên tới 550 triệu tấn.Công suất khai thác
thƣờng thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế, thiết bị cũ và lạc hậu, doanh nghiệp thƣờng chạy theo

lợi nhuận không chế biến sâu gây tổn thất tài nguyên. Thị trƣờng tiêu thụ khoảng 80% trong nƣớc và
20% xuất khẩu.
Ngoài ra đáng chú ý là các mỏ, điểm quặng và sa khoáng titan, crôm nickel, wolfram, molybden, cobalt và
một số chủng loại quặng kim loại đen đã đƣợc thăm dò và khai thác.Các quặng kim loại cơ bản (chì kẽm,
đồng, antimony, thiếc), với nhiều vùng quặng nhỏ đến trung bình đã đƣợc phát hiện và đƣa vào khai
thác. Nhóm quặng nhôm bauxit cũng đã đƣợc phát hiện thăm dò ở nhiều nơi(đặc biệt là Tây Nguyên) với
tổng trữ lƣợng lên tới 5.5 tỷ tấn, có nhu cầu nội địa và xuất khẩu ổn định đối với nhóm sản phẩm
alumin.Nhóm quặng kim loại quý đáng lƣu ý là vàng, bao gồm nhóm các mỏ vàng thực sự (với trên 40
mỏ, điểm quặng và sa khoáng), các mỏ chứa vàng cộng sinh (mỏ thiếc chứa vàng…) và khoáng hóa
vàng-bismut, vàng molybden…
Khoáng sản phi kim loại
Đáng lƣu ý là quặng photphorit với trữ lƣợng thăm dò gần 1 tỷ tấn, quặng brit với hơn 40 điểm quặng và
mỏ. Nhóm khoáng sản vật liệu và vật liệu xây dựng cũng chiếm một mảng quan trọng với trữ lƣợng lớn
các loại đá vôi xi măng, dolomit, sét gốm, sét kaolin, cát biển, cát silic, apatit, graphit, đất đá xây dựng và
ốp lát…
Khoáng sản nhiên liệu

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 9


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Bao gồm hai nhánh chủ đạo là than (anthracit, than mỡ, than nâu, than bùn) và dầu khí (chủ yếu là các
mỏ kích cỡ nhỏ hoặc trung bình có nhiều tầng chứa, với các mỏ lớn nhất đang khai thác là Bạch Hổ, Đại
Hùng, Rồng và Bunga-Kekwa)
Tài nguyên nước dưới đất

Với 400 điểm nƣớc khoáng và nƣớc nóng trên toàn quốc, trong đó hơn 160 nguồn nƣớc nóng xuất lộ
trên mặt đất đã đƣợc đăng ký.
Loại khác:
Là đá quý (ruby, saphir), đá nửa quý (amethyst, thạch anh tinh thể, aquamarin, spinel, turmalin, zircon…),
quặng phóng xạ, đất hiếm…
Hiện tại cả nƣớc có khoảng hơn 100.000 cơ sở khai thác chế biến và sản xuất khoáng sản, với khoảng
2000 điểm khai thác có đăng ký hợp pháp trong phạm vi hơn 1000 khu mỏ cùng rất nhiều điểm khai thác
khoáng sản tự do tại nhiều vùng trên cả nƣớc, tập trung chủ yếu ở nhóm vật liệu xây dựng và than phục
vụ nhu cầu trong nƣớc.
2.2.

Tính chất và mức độ phát triển của ngành khai khoáng Việt Nam

Quy trình khai thác mỏ tại Việt Nam
Gồm các công đoạn chính là phát hiện, thăm dò, đánh giá trữ lƣợng và phân cấp quặng, nghiên cứu tiền
khả thi và khả thi để đánh giá tính kinh tế của mỏ quặng (đánh giá tỷ lệ quặng, thị trƣờng, kế hoạch tài trợ
vốn, chi phí, yêu cầu về máy móc kĩ thuật và công nghệ), phát triển xây dựng cơ sở vật chất, khai thác
vận hành mỏ, và kết thúc bằng việc hoàn nguyên môi trƣờng trả lại hiện trạng cho đất của khu mỏ.
Các vấn đề chính trong quy trình khai thác mỏ tại Việt Nam là:
Ở khâu pháp lý, quy trình thủ tục với chính quyền thƣờng kéo dài, tốn kém và phức tạp.
Ở khâu khai thác, hệ thống dây chuyền máy móc thô sơ thiếu cơ sở về công nghệ, tự động hóa rất
kém gây tổn thất tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng và chi phí cao.
Ở khâu chế biến, công nghiệp luyện kim chƣa phát triển, chỉ có gang thép và thiếc đƣợc luyện ở
quy mô công nghiệp.
Chế biến rất nông, xuất khẩu quặng thô hàm lƣợng thấp rất phổ biến, không thay thế nhập khẩu
dẫn tới hiệu quả kinh tế kém.
Việc bảo vệ môi trƣờng và điều kiện sống quanh khu mỏ yếu kém và hạn chế, việc hoàn nguyên
môi trƣờng hầu nhƣ chỉ mang tính hình thức.
Các vấn đề xung quanh quyền sử dụng đất sau khi khai thác mỏ cũng là một trong những lợi ích
kinh tế tiềm năng của ngành công nghiệp này.

Thực trạng ngành khai khoáng Việt Nam
Ngành công nghiệp khai khoáng có quy mô nhỏ, không tập trung, với sản lƣợng thấp và chế biến
nông.
Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, thƣờng vừa làm vừa mày mò, công nhân mỏ thƣờng là lao
động phổ thông kỹ năng yếu kém.
Những khó khăn trong khâu tiêu thụ thƣờng đƣợc giải quyết bằng cách khai thác lậu và xuất lậu
sang Trung Quốc với hàm lƣợng chế biến rất thấp hoặc không có, gây chảy máu tài nguyên và
hiệu quả kinh tế hạn chế.

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 10


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Nhà nƣớc chƣa có quy hoạch nhất quán đồng bộ rõ ràng cho ngành, chủ yếu là tài liệu thăm dò bề
mặt, chƣa có tổng thống kê thăm dò sâu trên toàn quốc.
Hoạt động cấp phép tràn làn cho các doanh nghiệp yếu về vốn và công nghệ, càng hạn chế khả
năng chế biến sâu. Nhiều doanh nghiệp đƣợc cấp phép nhƣng chƣa có khả năng khai thác, gây
lãng phí và kém hiệu quả.
Hoạt động quản lý không chặt gây thất thu ngân sách nhà nƣớc rất nhiều.
Rủi ro chính của ngành: mức độ hợp tác của địa phƣơng có mỏ, thay đổi chính sách về tài nguyên,
chịu nhiều nghĩa vụ với nhà nƣớc (thuế phí), công tác thăm dò đánh giá trữ lƣợng tốn kém, trữ
lƣợng thấp hơn kỳ vọng, khó khăn về thị trƣờng đầu ra và các chi phí liên quan.
Định hướng phát triển ngành
Đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, tự động hóa cơ giới cao và thân thiện với môi trƣờng.
Giảm thiểu lao động phổ thông và tiến tới chấm dứt khai thác thủ công.

Đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn và công nhân lành nghề.
Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc trong ngành hoạt động theo luật doanh nghiệp và chuyển đổi
sang Công ty cổ phần tạo điều kiện hút vốn của nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài.
2.3.

Phân tích Porter’s five forces

Rào cản gia nhập thị
trường:
CAO

Sức mạnh
người mua:
CAO

Cạnh tranh trong
ngành:
TRUNG BÌNH

Sức mạnh
nhà cung
cấp:
TRUNG
BÌNH

Nguy cơ thay thế:
THẤP

Cạnh tranh trong ngành: TRUNG BÌNH.
Cạnh tranh ở khâu pháp lý xin giấy phép và thăm dò để khai thác mỏ diễn ra mạnh mẽ không kém gì trên

thị trƣờng đầu ra, tuy nhiên do sản phẩm đặc thù đa dạng và nhu cầu lớn nên áp lƣc cạnh trạnh chƣa
thực sự quyết liệt. Nhiều Công ty trong ngành đang ở vị thế độc quyền tại địa bàn khai thác, có lợi nhuận
hấp dẫn. Dù vậy, với tiến trình cổ phần hóa đòi hỏi tính hiệu quả cao đi kèm với gia tăng mức độ tham gia

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 11


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

của các đối tác nƣớc ngoài về mặt sở hữu và công nghệ, môi trƣờng cạnh tranh trong ngành sẽ ngày
càng gay gắt.
Rào cản gia nhập thị trường: CAO.
Những cản trở lớn nhất là: (i) Quy trình pháp lý và thăm dò tiền khai thác phức tạp kéo dài và tốn kém; (ii)
Hiểu biết chuyên ngành hạn chế về địa chất công nghệ, (iii) Vị trí mỏ thƣờng ở các tỉnh, khả năng huy
động vốn có giới hạn.
Nguy cơ thay thế: THẤP.
Mức độ đa dạng của các khoáng sản kim loại, phi kim, vật liệu… nói chung khiến vật liệu nhân tạo khó có
khả năng thay thế đƣợc.
Sức mạnh nhà cung cấp: TRUNG BÌNH.
Do các khoáng sản đƣợc khai thác từ nguồn tài nguyên tự nhiên nên doanh nghiệp chỉ phụ thuộc trữ
lƣợng và khả năng khai thác chứ không phụ thuộc về nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên hệ thống dây chuyền
máy móc cũng nhƣ các nhiên liệu vật liệu cần thiết (thuốc nổ, xăng dầu, nhà xƣởng, vật liệu lao động…)
trong quá trình khai thác tƣơng đối phụ thuộc vào nhập khẩu và cung cấp trong nƣớc.
Sức mạnh người mua: CAO.
Tuy nhu cầu lớn, ngƣời mua nội địa có nhiều lựa chọn giữa nhiều nhà cung cấp tùy thuộc với mức giá và
chất lƣợng của sản phẩm, nên khả năng đàm phán của khách hàng khá cao.Việc xuất khẩu cũng phụ

thuộc nhiều vào cung cầu và mặt bằng giá thế giới cũng nhƣ tình hình các quốc gia nhập khẩu lớn
(Trung Quốc…).
2.4.

Các nhóm ngành đối tượng trong phạm vi báo cáo

Trong khuôn khổ báo cáo, 3 nhóm ngành thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty là:
Khai thác đất đá xây dựng
Tốc độ phát triển của kinh tế tỉnh thành địa phƣơng và đặc biệt của ngành xây dựng (cầu đƣờng, công
trình, nhà cửa…) đóng vai trò then chốt trong khâu tiêu thụ của hoạt động khai thác đất đá. Nhu cầu sử
dụng đất đá cho các công trình giao thông và xây dựng là rất lớn, đặc biệt ở các vùng kinh tế đang phát
triển với nhiều nhà máy mới và hệ thống đƣờng xá (quốc lộ, dân dụng nội tỉnh…) phục vụ sản xuất đi lại.
Bên cạnh quyền khai thác, vị trí địa lý của mỏ đất đá và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng đóng vai
trò quan trọng trong bài toán cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của mỏ.
Do điều kiện địa chất, các mỏ đá có trữ lƣợng lớn lên tới hàng triệu hoặc chục triệu m3 ở nhiều vùng đất
nƣớc không hiếm. Tuy nhiên, do những hạn chế của ngành nhƣ đã trình bày, hầu hết các mỏ đá đang
hoạt động thƣờng ở quy mô nhỏ (dƣới 100.000m3/năm) với sản lƣợng thấp và thời gian khai thác dƣới 5
năm.
Khai thác và chế biến titan
Hiện tại thăm dò địa chất đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan (6 mỏ trữ lƣợng 1-5 triệu tấn, 8 mỏ
trung bình trữ lƣợng trên 100.000 tấn).Tuy trữ lƣợng không nhiều nhƣng có thể đáp ứng nhu cầu trong
nƣớc thay thế nhập khẩu, hiệu quả kinh tế cao. Đặc thù ngành là công nghệ thiết bị đơn giản có thể tự
chế tạo nội địa, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Việt Nam đạt mức tiên tiến của khu vực và thế giới, vốn
đầu tƣ không lớn, song nhu cầu thị trƣờng và biên lợi nhuận cao.Tuy vậy, tình trạng xuất khẩu quặng thô
hoặc bán tinh giàu zircon rutin và momazit vẫn phổ biến gây lãng phí tài nguyên.

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI


Trang 12


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Nước khoáng
Với 400 điểm nƣớc khoáng và nƣớc nóng trên toàn quốc, trong đó hơn 160 nguồn nƣớc nóng xuất lộ
0
trên mặt đất đã đƣợc đăng ký, trong đó 70 nguồn nƣớc có dải nhiệt độ 41-60 C, 36 nguồn có nhiệt độ 610
0
0
0
100 C, số còn lại nhiệt độ 30-40 C, cá biệt có nguồn nƣớc nóng lên tới trên 100 C thậm chí 150-170 C ở
đồng bằng Bắc Bộ. Các mục đích chính của khai thác sử dụng nƣớc khoáng tại Việt Nam là đóng chai
tiêu dùng, chữa bệnh điều dƣỡng (thủy trị liệu), du lịch - nghỉ ngơi giải trí, nuôi thủy sản, khai thác muối
và khí C02, các loại nƣớc nóng có trữ năng địa nhiệt cao có thể phục vụ sản xuất nhƣ sƣởi sấy, cung
cấp nhiệt năng cho công nghiệp.

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 13


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.


Tổng quan về Công ty

Tên Công ty

: Công ty Cổ phần Đầu tƣ Năm Bảy Bảy.

Tên Tiếng Anh : NBB Investment Corporation
Tên viết tắt

: NBB CORP

Trụ sở chính

: Số 01 Nguyễn Văn Đậu, Phƣờng 5, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại

: (84.8) 38433381

Fax

: (84.8) 38446017

Email

:

Website

:


Vốn điều lệ

: 154.000.000.000 đồng (Một trăm năm mƣơi tƣ tỷ đồng)

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003556 do Sở Kế hoạch Đầu tƣ Tp.Hồ Chí Minh cấp đăng ký
lần đầu ngày 04/07/2005; đăng ký thay đổi lần thứ 04 ngày 15/5/2008.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: Đầu tƣ và kinh doanh BĐS; Xây dựng hạ tầng giao thông; Xây dựng
công trình thủy điện, nhiệt điện; Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện; Khai khoáng; Kinh doanh
du lịch sinh thái…

2.

Lịch sử hình thành và phát triển



Công ty Cổ phần Đầu tƣ Năm Bảy Bảy (NBB) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Công
trình Giao thông 5 (Cienco 5), đƣợc thành lập vào quý III năm 2005 trên cơ sở kế thừa hoạt động sản
xuất kinh doanh của Chi nhánh Cienco 5 tại Bình Thuận; hạch toán độc lập, hoạt động theo mô hình
Công ty Cổ phần đại chúng, kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành mũi nhọn là đầu tƣ và kinh
doanh bất động sản.



Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Năm Bảy Bảy đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ
10 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng vào Quý I/2007 và tăng lên 154 tỷ đồng vào tháng 11/2007.




Sau gần 5 năm thành lập, NBB đã mở rộng quy mô gồm: Hội sở chính, Chi nhánh Tây Nam, Chi
nhánh Bình Thuận, Chi nhánh Miền Trung, Chi nhánh Miền Bắc, Công ty TNHH Hùng Thanh, Công ty
CP Công Nghiệp NBB, Công ty CPĐT Saigon Highland và Công ty CPĐT Khoáng Sản Quảng Ngãi.
NBB mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị: Công ty CP Tƣ Vấn Xây Dựng 533, Công ty CP
Chứng khoán Việt Thành, Công ty CPDV Nhịp cầu Địa ốc, Công ty TNHH Đầu tƣ & Xây dựng Tam
Phú, Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu và Công ty CPĐT và Phát triển Xây dựng Ninh Thuận.



Những cột mốc quan trọng của Công ty:
Ngày 26/5/2005, Hội đồng quản trị Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5(Cienco 5) ban
hành nghị quyết số 1584/NQ-HĐQT cho phép thành lập Công ty Cổ phần Đầu tƣ Năm Bảy Bảy trên
cơ sở chuyển đổi mô hình và kế thừa hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Cienco 5 tại Bình
Thuận.
Ngày 04/7/2005, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Năm Bảy Bảy (NBB) đƣợc chính thức thành lập theo Giấy
phép đăng ký kinh doanh số 4103003556 do Sở Kế hoạch Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh cấp.

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 14


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Ngày 17/9/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận số 173/UBCK-GCN cho phép
NBB chào bán ra công chúng 11,9 triệu cổ phiếu, tƣơng đƣơng với 119 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ từ
35 tỷ đồng lên 154 tỷ đồng.
Ngày 20/11/2008, Công ty đƣợc Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cấp giấy phép số 121/QĐSGDCK về việc chấp thuận niêm yết 15.400.000 cổ phiếu NBB trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.

HCM.
Ngày 18/02/2009, NBB chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM, đánh dấu giai
đoạn phát triển mới, trở thành một Công ty đại chúng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.


Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn:
Xây dựng NBB với hệ thống quản trị khoa học và minh bạch, phát triển bền vững để trở thành một
trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực bất động sản và đầu tƣ.
Sứ mệnh:
Xây dựng và phát triển những khu đô thị văn minh hiện đại, có chất lƣợng sống cao, thân thiện với
môi trƣờng thiên nhiên. Mang lại giá trị thặng dƣ cao nhất, sự “thịnh vƣợng, thành công” cho cổ đông
và cán bộ, nhân viên của NBB. Gắn kết, chia sẻ với cộng đồng xã hội trong tình đồng bào tƣơng thân
tƣơng ái.


-

Các thành tích nổi bật gần đây:
Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ GTVT về thành tích xuất sắc trong phong trào đền ơn đáp nghĩa năm 2008.
Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ GTVT về Tập thể lao động xuất sắc năm 2008.
Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ GTVT về Tập thể lao động xuất sắc năm 2009.
Huân chƣơng lao động hạng III do Nhà nƣớc trao tặng vào năm 2010

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 15



BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

-

Lĩnh vực kinh doanh chính

-

Đầu tƣ và kinh doanh bất động sản.

-

Xây dựng công trình đƣờng giao thông, cầu phà, đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng sắt, công trình thủy
điện, nhiệt điện.

-

San lấp mặt bằng.

-

Xây dựng công trình, hạng mục công trình dân dụng, kỹ thuật, kết cấu công trình. Lắp đặt trang thiết bị
cho công trình xây dựng: điện, nƣớc, điều hòa không khí (trừ gia công cơ khí, xi mạ điện, tái chế phế
thải tại trụ sở). Trang trí nội, ngoại thất công trình.

-

Sản xuất điện.


-

Sản xuất sản phẩm bằng gốm sứ và vật liệu chịu lửa; sản xuất gạch ngói, gốm sứ xây dựng không
chịu lửa; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, vữa, sản phẩm từ kim loại đúc sẳn, thùng bể
chứa, cắt tạo dáng và hoàn thiện đá.

-

Kinh doanh lƣu trú du lịch: khách sạn, nhà nghỉ; kinh doanh nhà hàng ăn uống; kinh doanh khu vui
chơi, giải trí (không hoạt động tại trụ sở).

-

Du lịch lữ hành nội địa, quốc tế.

-

Đào tạo tƣ vấn giám sát xây dựng công trình giao thông.

-

Đào tạo dạy nghề. Tƣ vấn về quản lý kinh doanh; tƣ vấn đầu tƣ (trừ tƣ vấn tài chính, kế toán).

-

Xây dựng công trình ngầm dƣới đất, dƣới nƣớc.

-

Trồng rừng, chăn nuôi, trồng trọt theo mô hình trang trại.


-

Truyền tải điện, phân phối và kinh doanh điện.

-

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, cao lanh.

-

Kinh doanh du lịch sinh thái.

3.

Cơ cấu cổ đông



Chia theo tổ chức hoặc cá nhân (tính đến 31/12/2009)

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 16


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB


Cổ đông

STT

Số cổ phần sở hữu

Tỷ lệ (%)

1

Cổ đông tổ chức

6.258.466

40,64

2

Cổ đông cá nhân

8.598.694

55,84

3

Cổ phiếu quỹ

542.840


3,52

15.400.000

100,00

Tổng cộng
Chia theo thành phần kinh tế (tính đến 31/12/2009)



Stt
1
2
3
4

Cổ đông
Cổ đông nhà nƣớc
Cổ đông nƣớc ngoài
Cổ đông khác
Cổ phiếu quỹ

Số cổ phần sở hữu
1.050.000
2.207.100
11.600.060
542.840
15.400.000


Tổng cộng

Tỷ lệ (%)
6,82
14,33
75,33
3,52
100,00
(Nguồn: NBB)

4.

Sơ đồ bộ máy tổ chức

4.1.

Cơ cấu tổ chức
HỘI SỞ CÔNG TY

CHI NHÁNH
TÂY NAM

CHI NHÁNH
BÌNH
THUẬN

CHI NHÁNH
MIỀN
TRUNG


CHI NHÁNH
MIỀN BẮC

CÔNG TY
TNHH
HÙNG
THANH

CÔNG TY
CỔ PHẦN
CÔNG
NGHIỆP
NBB

CÔNG TY
CPĐT
SAIGON
HIGHLAND

CÔNG TY
CPĐT
KHOÁNG SẢN
QUẢNG NGÃI

Sơ đồ tổ chức theo hệ thống Công ty

Slogan của Công ty: “Thịnh Vượng – Thành Công”


Trụ sở chính:

Địa chỉ: 01 Nguyễn Văn Đậu, Phƣờng 5 Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại:(84.8) 38433381
Fax: (84.8) 38446017
Email:
Website : www.nbb.com.vn



Chi nhánh Tây Nam
Địa chỉ: B17 – 19 Hòa Bình, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: (84. 781) 3956775

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 17


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Fax: (84. 781) 3956776
Giám đốc chi nhánh : NGUYỄN VĂN TÙNG
Nhiệm vụ, chức năng: Thay mặt Công ty quản lý thi công một số hạng mục và kinh doanh quỹ
đất tại dự án Khu dân cƣ phƣờng 2, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.


Chi nhánh Bình Thuận
Địa chỉ: 47 Trần Hƣng Đạo, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (84. 62) 3833189 – 3833229

Fax: (84. 62) 3833230
Giám đốc chi nhánh: TRẦN ĐỨC NHÂN
Nhiệm vụ và chức năng: Thay mặt Công ty quản lý thi công một số hạng mục và kinh doanh quỹ đất
tại dự án Khu dân cƣ TTTM Bắc Phan Thiết, triển khai thực hiện đầu tƣ dự án khu nghĩ dƣỡng kết
hợp khu dân cƣ De Lagi, Bình Thuận. Tham gia tiếp thị và tìm kiếm cơ hội đầu tƣ các dự án trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận.



Chi nhánh Miền Trung
Địa chỉ: 54 Đƣờng số 10, Phƣờng 8, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Điện thoại: (84. 57) 3814824
Fax: (84. 57) 3826277
Giám đốc chi nhánh: NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
Nhiệm vụ và chức năng: Quản lý đầu tƣ và xây dựng nhà máy Thủy điện Đá Đen huyện Tây Hòa, tỉnh
Phú Yên. Triển khai thực hiện các bƣớc ban đầu của dự án khu dân cƣ Sơn Tịnh-Quãng Ngãi và mỏ
đá Granite tại Phú Yên, tham gia tiếp thị và tìm kiếm cơ hội đầu tƣ dự án trên địa bàn các tỉnh khu vực
miền Trung.



Chi nhánh Miền Bắc
Địa chỉ: Tổ 5, Khu 9A, Đƣờng Hạ Long, Phƣờng Bãy Cháy,Hạ Long, Quảng Ninh
Điện thoại: (84. 33) 3511577
Fax: (84. 33) 3511578
Giám đốc chi nhánh: NGUYỄN QUANG HƢNG
Nhiệm vụ và chức năng: thay mặt Công ty quản lý thi công dự án khu biệt thự Đồi Thủy Sản trên địa
bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quãng Ninh. Tham gia tiếp thị và tìm kiếm cơ hội đầu tƣ các dự án trên
địa bàn khu vực miền Bắc.




Công ty TNHH Xây dựng – Thƣơng mại - Dịch vụ – Sản xuất Hùng Thanh
Địa chỉ trụ sở: 01 Nguyễn Văn Đậu, Phƣờng 05, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại: (84. 8)35158250
Fax: (84. 8) 62977270
Giám đốc: TRẦN QUANG TRÌNH
Vốn góp của NBB: 95%
Nhiệm vụ chức năng: Thay mặt Công ty CPĐT Năm Bảy Bảy quản lý, điều hành và kinh doanh các dự
án: Carina Plaza, City Gate Towers tại phƣờng 16, Quận 8, TP. HCM. Trở thành Công ty quản lý các

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 18


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

dự án nhà cao tầng của Công ty CPĐT Năm Bảy Bảy.


Công ty Cổ Phần Công nghiệp NBB
Địa chỉ trụ sở: Lô G, đƣờng số 10, KCN Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Điện thoại: (84. 511)3735418
Fax: (84. 511)3735419
Giám đốc: ĐOÀN TRẦN VƢƠNG VŨ
Vốn góp của NBB: 67,33%
Nhiệm vụ chức năng: Thay mặt Công ty CPĐT Năm Bảy Bảy quản lý điểu hành sản xuất và kinh

doanh các loại thiết bị: Lọc gió, lọc dầu, lọc nhớt dùng cho ô tô, mô tô, máy móc công nghiệp, nông
nghiệp và các thiết bị gia dụng khác… tại nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô trên địa bàn Đà Nẵng.



Công ty Cổ phần Đầu tƣ Saigon Highland
Địa chỉ trụ sở: số 19 Phù Đổng, Phƣờng Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (84. 059)3827848
Fax: (84. 059)3827858
Giám đốc: TRẦN TRỌNG DŨNG
Vốn góp của NBB: 54,9%
Nhiệm vụ, chức năng:Thay mặt Công ty CPĐT Năm Bảy Bảy quản lý điều hành và kinh doanh dự án
Khu dân cƣ đƣờng Nguyễn Văn Linh, TP. Pleiku. Tham gia tiếp thị và tìm kiếm cơ hội đầu tƣ các dự
án trên đại bàn Khu vực Tây Nguyên.



Công ty Cổ phần Đầu tƣ Khoáng Sản Quảng Ngãi
Địa chỉ trụ sở: Lô C1-3 Khu CN Tịnh Phong xã Tịnh Phong Huyện Sơn Tịnh Tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: (84. 055)3677778
Fax: (84. 055)3677677
Giám đốc: PHAN ANH TUẤN
Vốn góp của NBB: 90%
Nhiệm vụ, chức năng:Thay mặt Công ty CPĐT Năm Bảy Bảy quản lý điều hành và kinh doanh dự án
Khu dân cƣ Sơn Tịnh – tỉnh Quảng Ngãi. Tham gia tiếp thị, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ và kinh doanh khai
thác các dự án mỏ, khai khoáng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Khu vực Miền Trung.

4.2.

Đầu tư vào các Công ty liên kết tính đến ngày 30/6/2010

Đơn vị tính: Đồng

Tên công ty

Địa chỉ

Ngành nghề

Tỷ lệ

Giá trị đầu tƣ

Công ty TNHH
BOT Rạch Miễu

Ấp 6A, An Khánh,
Châu Thành, Bến Tre

Đầu tƣ BOT

25%

Công ty CPĐT&PTXD
Ninh Thuận

13C20 Phan Xích Long,
P2, Phú Nhuận, TP.HCM

Đầu tƣ BOT


36%

Công ty TNHH ĐT&XD
Tam Phú

621 Phan Chu Trinh,
P. Hòa Hƣơng, Tam Kỳ,
Quảng Ngãi

Đầu tƣ xây dựng,
kinh doanh bất
động sản

49%

2,940,000,000

Công ty CP BOT
Sài Gòn Highland

Quảng Ngãi

Đầu tƣ BOT

37%

740,000,000

WWW.SSI.COM.VN


Cung cấp bởi SSI

29,397,980,747
17,159,740,970

Trang 19


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Tổng cộng

50,237,721,717

Các khoản đầu tƣ dài hạn khác

Số lƣợng cổ phiếu
nắm giữ

Tên công ty

Giá trị đầu tƣ (tỷ
VNĐ)

Công ty CP Tƣ vấn Xây Dựng 533

500,000

5.68


Công ty CP Cơ khí Điện Lữ Gia

100,000

4.5

Công ty CP Dịch vụ Nhịp cầu Địa Ốc

238,800

2.388

Công ty CP Chứng khoán Việt Thành

175,000

1.75

Công ty CP Thủy điện Poko

25,000

0.25

Công ty CP Xây dựng Saigon Highland

51,000

0.51


Tổng cộng

15.078
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được soát xét tại 30 tháng 6 năm 2010 của NBB)

4.3.

Bộ máy quản lý

Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 20


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Chi nhánh
Tây Nam



Chi nhánh
Bình thuận

Chi nhánh
Miền Trung


Chi nhánh
Miền Bắc

Công ty
TNHH
Hùng Thanh

Công ty
Cổ phần
Công nghiệp
NBB

Công ty
Cổ phần
Đầu tƣ
Saigon Highland

Công ty
CPĐT
Khoáng sản
Quảng Ngãi

Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định
cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ đƣợc luật pháp, Điều lệ
công ty quy định.




Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị Công ty có 07 thành viên và có nhiệm kỳ là 5 năm.



Ban Kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát trong việc quản lý và điều hành Công ty, kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 21


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Ban kiểm soát có 03 thành viên và có nhiệm kỳ tƣơng ứng theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.


Ban Giám đốc
Cơ cấu Ban Giám đốc Công ty gồm có 04 ngƣời, trong đó:

-

Giám đốc Điều hành: là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về

điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc điều hành là ngƣời
đại diện theo pháp luật của Công ty.

-

Giám đốc Dự án: Phụ trách toàn bộ công tác sản xuất, thi công xây lắp và công tác dự án của Công ty.

-

Giám đốc Tài chính: Phụ trách toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty.

-

Giám đốc Nhân Sự: Phụ trách toàn bộ hoạt động nhân sự hành chính của Công ty

5.

Cơ cấu doanh thu – Lợi nhuận

5.1.

Cơ cấu doanh thu
2007

2008

2009

6/2010


Số tiền
(tỷ đồng)

%

Số tiền
(tỷ đồng)

132,33

61,5

145,22

77,36

325,28

87,02

217,22

62,18

Hoạt động xây lắp

26,58

12,4


33,06

17,61

17,67

4,73

50,67

14,50

Hoạt động kinh
doanh khác

56,11

26,1

9,44

5,03

30,85

8,25

81,46

23,32


Tổng cộng

215,02

100

187,72

100

373,80

100

349,35

100

Kinh doanh bất
động sản

Số tiền
(tỷ đồng)

%

%

Số tiền

(tỷ đồng)

%

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán và soát xét của NBB)



Cơ cấu doanh thu năm 2009 của NBB có sự dịch chuyển thay đổi rõ nét so với 2008 khi doanh thu bất
động sản chiếm tỷ trọng rất cao: doanh thu căn hộ Carina chiếm 58,87% và doanh thu bán đất nền dự
án chiếm 28,15% trong tổng doanh thu.

5.2.

Cơ cấu lợi nhuận trước thuế
2007
Số tiền
(tỷ đồng)
Kinh doanh bất
động sản

2008
%

Số tiền
(tỷ đồng)

2009
%


Số tiền
(tỷ đồng)

6/2010
%

Số tiền
(tỷ
đồng)

%

35,65

87,68

75,36

99,00

100,67

82,38

72,02

52,53

Hoạt động xây lắp


2,32

5,71

- 2,38

- 3,13

1,74

1,42

8,90

6,49

Hoạt động kinh
doanh khác

2,69

6,61

3,14

4,13

19,79

16,19


56,18

40,98

40,66

100

76,12

100

122,20

100

137,10

100

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán và soát xét của NBB)



Kinh doanh bất động sản chiếm gần nhƣ toàn bộ cơ cấu lợi nhuận của NBB. Cụ thể tỷ lệ này của năm
2007, 2008 và 2009 lần lƣợt là 88%, 100% và 82%. Điều này xuất phát từ chủ trƣơng của Công ty là
trở thành Công ty hàng đầu tại Việt Nam về kinh doanh bất động sản.


WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 22


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

6.

Nguồn nhân lực và chính sách nguồn nhân lực



Tổng số lao động của Công ty (thời điểm 31/12/2009) là: 181 ngƣời. Trong đó:



Lao động quản lý

: 16 ngƣời

Lao động gián tiếp

: 140 ngƣời

Lao động phổ thông


: 25 ngƣời

Kết cấu lao động theo trình độ
Sau đại học

:

2 ngƣời

Đại học

: 123 ngƣời

Cao đẳng

: 10 ngƣời

Trung cấp

: 16 ngƣời

Công nhân kỹ thuật

:

Lao động phổ thông

: 25 ngƣời

5 ngƣời


(Nguồn NBB)


Thu nhập bình quân năm 2009 của ngƣời lao động là 7.700.000 đồng/ngƣời/tháng.



Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho ngƣời lao động theo đúng quy định của pháp
luật



Công ty hỗ trợ 100% kinh phí tao điều kiện cho ngƣời lao động tham gia các chƣơng trình đào tạo, bồi
dƣỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.



100% ngƣời lao động làm việc tại Công ty đƣợc ký hợp đồng lao động từ 1-3 năm hoặc không xác
định thời hạn.



100% số lao động làm việc ký hợp đồng lao động với Công ty đƣợc Công ty trích nộp bảo hiểm xã hội
và bảo hiểm y tế.



Ngƣời lao động đƣợc nghỉ phép và đƣợc hƣơng lƣơng phép theo đúng qui định




Công tác chăm sóc sức khỏe, khám bệnh hàng năm luôn đƣợc Công ty thực hiện đầy đủ



Về tiền lƣơng: Công ty xây dựng quy chế lƣơng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù hoạt động của Công
ty phù hợp quy định của pháp luật. Chính sách lƣơng, thƣởng đảm bảo khuyến khích sự đóng góp
của ngƣời lao động vào hiệu quả hoạt động của toàn Công ty. Hàng năm, Công ty luôn duy trì việc tổ

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 23


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

chức đánh giá năng lực và xét nâng lƣơng cho ngƣời lao động.


Về công tác đào tạo: Công ty luôn duy trì chính sách đào tạo hằng năm nhằm nâng cao trình độ đội
ngũ lao động toàn Công ty. Hình thức đào tạo chủ yếu đƣợc thực hiện dƣới dạng đào tạo tại chỗ và
đào tạo chuyên sâu với các nội dung:

-

Tập trung và có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng quản lý kinh tế và nghiệp vụ chuyên môn,
đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, công nhân viên đối với từng chức danh quy định.


-

Đối với cán bộ, công nhân viên chƣa qua thực tiễn đƣợc thực hiện luân chuyển công việc, đƣa xuống
cơ sở một thời gian để rèn luyện, thử thách thêm.

-

Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đƣợc Công ty chú trọng bồi dƣỡng các kiến thức về quản lý
kinh tế; về hợp tác, liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài; về quản lý và điều hành dự án; về pháp luật
thuộc các lĩnh vực phụ trách; về tin học và ngoại ngữ. Đặc biệt ƣu tiên đào tạo trình độ sau đại học để
nâng cao về chuyên môn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và định hƣớng chiến lƣợc phát triển của
Công ty.

-

Hằng năm các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, kiểm điểm kết quả thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dƣỡng trong năm, xây dựng kế hoạch về công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng cán
bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình cho năm sau và báo cáo cho Giám đốc để theo dõi, chỉ đạo.

7.

Nguồn nguyên vật liệu
Hoạt động chính của Công ty là lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh bất động sản nên các yếu tố đầu vào
chính của Công ty là các quỹ đất nằm trong các dự án đƣợc quy hoạch, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
công trình xây dựng trên đất (các căn hộ, biệt thự, nhà vƣờn, các khu chợ, khu công nghiệp...). Chi
phí của những nguồn đầu vào này chủ yếu là chi phí giải tỏa đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho
ngƣời dân, giá trị các hợp đồng ký kết với nhà thầu, với đối tác về tƣ vấn, giám sát và thi công các
hạng mục xây dựng, lắp đặt trang thiết bị của dự án. Các khoản tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng đƣợc xác định dựa trên khung giá đất theo quy định của Ủy ban Nhân dân địa phƣơng nơi có

các dự án. Tùy theo từng khu vực của mỗi dự án đầu tƣ mà chi phí đền bù là khác nhau.
Lĩnh vực hoạt động thứ hai của Công ty là hoạt động xây lắp, xây dựng dân dụng nên các yếu tố đầu
vào là nguyên vật liệu xây dựng, trang trí nội thất... Nguồn nguyên liệu Công ty sử dụng trong hoạt
động xây dựng đƣợc cung cấp từ hai nguồn:



Nội địa: xi măng, sắt thép, cát đá xây dựng, gỗ ván, vật tƣ điện nƣớc, đá Ceramic.
Nhập khẩu: sắt hình U, I, cọc ván thép, vật tƣ đặc chủng: cáp dự ứng lực, neo, thép CDC...

Hiện tại, Công ty đã thiết lập đƣợc một hệ thống các nhà cung ứng chiến lƣợc đầy tiềm năng, đã gắn
bó với Công ty suốt thời gian qua và sẵn sàng hợp tác nhằm đảm bảo nguồn cung cấp cho các dự án
quan trọng.

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI

Trang 24


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ 24 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NBB

Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty
Nhà cung cấp

Sản phẩm

Công ty Cổ phần Nhân Luật
Công ty Kim khí Việt Đà

Sắt thép xây dựng

Công ty TNHH TM Hùng Cƣờng
Công ty Thép POMINA
Công ty Thép Miền Nam
Công ty XNK và Xây dựng C & T
Công ty TNHH Tân Hƣng
Công ty Xi măng Nghi Sơn

Xi măng, thép, sắt, cáp dự ứng lực, neo

Công ty TNHH SX – TM – DV Thái Bảo
Công ty Gạch Đồng Tâm
Công ty KTXD và VLXD Cotec
Công ty Bê tông Mekong
Công ty Xây dựng Thăng Long
Công ty Bê tông Sài Gòn

Bê tông các loại

Công ty TNHH UNI Easten VN
Công ty TNHH XD Lê Phan
Công ty Đá Hóa An
Đá, cát

Công ty TNHH Hoàng Huynh
Công ty Vật tƣ Rạch Gầm
Công ty Nhựa Bình Minh

Sản phẩm ống nhựa


Công ty Nhựa Minh Hùng
Công ty Cổ phần Cơ khí Lữ Gia
Công ty Thiết bị điện AC
Chi nhánh Công ty CP Đầu tƣ và Xây dựng
Trƣờng An

Sản phẩm điện

Công ty TNHH SX – TM – XD Điện Minh Hòa
Công ty Sika Việt Nam
Công ty TNHH MBT Việt Nam

Phụ gia, chống thấm, trang trí nội thất

Công ty TNHH Tấm cách nhiệt
TOTO Việt Nam
Paciffic Craftworks

Vật liệu trang trí nội thất

Công ty Gỗ Hoà Bình

Sự ổn định của các nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp vật liệu đầu vào của Công ty nhìn chung có sự ổn định tƣơng đối; thị trƣờng vật liệu
xây dựng và các yếu tố đầu vào khác phục vụ cho hoạt động thi công, xây lắp trong thời gian qua nhƣ

WWW.SSI.COM.VN

Cung cấp bởi SSI


Trang 25


×