Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Kéo dài thời gian thử việc xử phạt quá nhẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.41 KB, 2 trang )

Kéo dài thời gian thử việc Xử phạt quá nhẹ!
Chị N. là nhân viên bán hàng của một công ty liên doanh với nước ngoài tại VN cho biết chị
được nhận vào làm việc tại công ty với thời gian thử việc giao kết lúc đầu là hai tháng.
Nhưng chị phải mất thêm hai tháng nữa mới được công ty ký hợp đồng và mua bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế.
Trong thời gian chờ ký hợp đồng, nhiều lần chị đến phòng nhân sự hỏi thì chỉ nhận được
những câu trả lời không rõ ràng như “hợp đồng chưa xong”, “khoảng một tháng nữa sẽ có”,
“sếp chưa ký”... Sau khi có hợp đồng, chị hỏi giám đốc thì ông ấy nói cũng mới nhìn thấy
hợp đồng, và đổ lỗi cho người quản lý tắc trách. Chị N. đặt vấn đề đây có phải là hành vi
cố tình kéo dài thời gian thử việc, chậm trễ mua bảo hiểm của công ty để hạn chế chi phí?
Khoản chi này nếu chỉ với một người là nhỏ, nhưng nhân lên với số lượng vài trăm nhân
viên là khoản tiền lớn.
Trả lời có tính chất tham khảo
Chúng tôi đã phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Hậu, thành viên Hội đồng Trọng tài lao
động TP.HCM, về chuyện thử việc kéo dài. Ông cho biết như sau:
- Việc người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc trong tình huống trên là đã vi phạm
pháp luật lao động, cụ thể là vi phạm vào điều 7 của nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9-52003. Theo đó, thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh
nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, không được quá 30 ngày đối
với chức danh cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không
được quá sáu ngày đối với những lao động khác.
Khi hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả cho người lao động.
Nếu đạt yêu cầu, hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Hoặc người lao động
không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc
chính thức.
* Tình trạng kéo dài thời gian thử việc xảy ra khá nhiều, nếu các công ty lợi dụng khái niệm
“thử việc” để tận dụng sức lao động thì xử lý ra sao, thưa LS?
- Người sử dụng lao động áp dụng thời gian thử việc với người lao động dài hơn so với quy
định của pháp luật như đã nói trên sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây: 1.000.000 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 1-10 người lao động; 2.000.000 - 5.000.000 đồng, khi vi
phạm với từ 11- 50 người lao động; 5.000.000 - 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51-100
người lao động; 10.000.000 - 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101-500 người lao động;
15.000.000 - 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.


Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm bồi hoàn những thiệt hại cho người
lao động khi kéo dài thời hạn thử việc, chẳng hạn như hoàn trả khoản tiền chênh lệch giữa
mức tiền lương chính thức so với mức tiền lương thử việc trong khoảng thời gian đáng lẽ
phải ký hợp đồng chính thức theo quy định của pháp luật.
* Theo ông, luật pháp cần hoàn thiện gì để bảo vệ người lao động trong những trường hợp
này ?
- Theo tôi, mức phạt hành vi kéo dài thời hạn thử việc hiện nay là quá nhẹ đối với người sử
dụng lao động. Chẳng hạn người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc của trên 500
người lao động chỉ bị phạt từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng. Mức phạt này chỉ là một con
số nhỏ đối với một doanh nghiệp có khả năng thuê mướn từ 500 người lao động trở lên,
hơn thế nữa mức phạt này cũng không thấm thía so với những gì doanh nghiệp thu được
từ việc kéo dài thời hạn thử việc và trả tiền lương thử việc thay vì phải trả lương chính thức
cho người lao động.
Mức phạt này không đủ tính răn đe, phòng ngừa người sử dụng lao động vi phạm thời hạn
thử việc. Ngoài ra, theo tôi, còn cần phải quy định thêm một số quyền cho người lao động
khi bị vi phạm thời hạn thử việc, chẳng hạn quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền đơn


phương chấm dứt hợp đồng lao động và yêu cầu phạt vi phạm...
* Xin cảm ơn ông.
T. NHẪN (thực hiện)



×