Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Thủ tục làm hợp đồng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.61 KB, 1 trang )

Thủ tục làm hợp đồng lao động?
Công ty em thành lập đã lâu nhưng chưa làm hợp đồng lao động (HĐLĐ), chưa đóng bảo
hiểm cho nhân viên vì nhân viên ít (4 người). Em là sinh viên mới ra trường, mới vào làm
cho công ty. Xin vui lòng tư vấn giúp em thủ tục làm HĐLĐ.
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại điều 26 Bộ luật lao động (BLLĐ), HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Điều 29 BLLĐ quy định: HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải
làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng,
điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và BHXH đối với người lao động.
Theo mục 1, phần I thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH (hướng dẫn thi
hành nghị định số 44/2003 về HĐLĐ) quy định: HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác
định thời hạn từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng, HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12
tháng phải ký kết bằng văn bản theo mẫu do Bộ LĐ-TB&XH ban hành kèm theo thông tư số
21/2003/TT-BLĐTBXH.
HĐLĐ đối với một số công việc có tính chất tạm thời, có thời hạn dưới 3 tháng hai bên có
thể giao kết HĐLĐ miệng, nhưng phải đảm bảo nội dung theo quy định tại khoản 1, điều 29
BLLĐ.
Chiếu theo các quy định pháp luật nêu trên, nếu bạn làm việc tại công ty đảm nhận công
việc có tính chất ổn định, thường xuyên có thời hạn từ ba tháng trở lên thì công ty nơi bạn
làm việc phải có trách nhiệm ký kết HĐLĐ bằng văn bản đối với bạn theo đúng nội dung
điều 29 BLLĐ và theo đúng mẫu HĐLĐ do Bộ LĐ-TB&XH ban hành kèm theo thông tư số
21/2003/TT-BLĐTBXH.
Về nội dung cụ thể HĐLĐ, bạn có thể liên hệ các nhà sách để mua mẫu HĐLĐ do Bộ LĐTB&XH ban hành kèm theo thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH để tham khảo.
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP



×