Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Chuyển dịch nhà đất thuộc sở hữu chung không phải nộp phần vắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.24 KB, 1 trang )

Chuyển dịch nhà đất thuộc sở hữu chung không phải nộp phần vắng"
Tôi có căn nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, do
Sở Nhà đất TP.HCM cấp năm 1988. Trên giấy ghi nhận: vắng 3/18 đồng sở hữu và UBND
TP.HCM quyết định cho tạm hoãn nộp "phần vắng" trên. Hồ sơ đã được nộp thuế trước bạ
(giấy trắng trước đây). Nay tôi có làm thủ tục đổi qua giấy hồng được không? Nếu được thì
phải làm những thủ tục gì? Trường hợp không được thì ba người vắng mặt (hiện ở nước
ngoài) lập giấy khước từ tài sản được không? Cho biết thủ tục lập khước từ này?
Trả lời có tính chất tham khảo
Khoản 2 điều 9 quyết định 01/2008 của UBND TP.HCM về hoàn trả "phần vắng" có qui định:
"Những giấy tờ về quyền sở hữu nhà có ghi nội dung phải nộp phần vắng khi mua bán,
chuyển quyền sở hữu (trường hợp ghi nợ việc nộp phần vắng) nhưng đến nay chưa nộp thì
không phải nộp phần vắng nữa. Việc mua bán, chuyển quyền sở hữu nhà ở thuộc sở hữu
chung có đồng sở hữu vắng mặt được thực hiện theo qui định của pháp luật hiện hành".
Cụ thể, hiện nay việc mua bán, chuyển dịch nhà đất thuộc sở hữu chung không phải nộp
"phần vắng" mà được giải quyết theo qui định của Bộ luật dân sự, Luật nhà ở, Luật đất đai,
nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH (nếu ba người đi nước ngoài trước ngày 1-7-1991).
Trường hợp của ông (bà) muốn đổi sang giấy hồng thì phải giải quyết xong phần sở hữu
của ba người vắng (mua bán, tặng cho, thừa kế...). Nếu căn nhà này là tài sản thừa kế thì
phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản, phân chia di sản thừa kế, sau đó những người ở
nước ngoài có thể làm thủ tục mua bán, tặng cho người ở trong nước.
Thời hạn khước từ quyền thừa kế chỉ là sáu tháng kể từ ngày người để lại di sản chết. Do
đó, nếu đã hết thời hạn khước từ thì những người ở nước ngoài có thể làm hợp đồng tặng
cho tài sản. Hợp đồng tặng cho có chứng nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại
nước sở tại (nếu người ở nước ngoài về VN thì có thể làm tại các phòng công chứng nơi có
nhà). Ngoài ra, có thể công chứng tại cơ quan công chứng của nước sở tại, sau đó hợp
pháp hóa lãnh sự (tại cơ quan ngoại giao của VN ở nước sở tại hoặc có thể gửi về VN để
hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao của nước đó tại VN).




×