Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

ĐỀ TÀI Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi Artemia trên ruộng muối và từng bước xây dựng, phát triển quy trình nuôi thâm canh cho vùng ruộng muối tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.49 KB, 34 trang )

UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi Artemia trên
ruộng muối và từng bước xây dựng, phát triển quy
trình nuôi thâm canh cho vùng ruộng muối tại
huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại Học Cần Thơ
Chủ nhiệm đề tài:

PGs.Ts. Nguyễn Văn Hòa

Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh

Biểu B1-2a-TMĐTCN

Cần Thơ, tháng 11 năm 2015
0


THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi
1a Mã số (được cấp khi Hồ
Artemia trên ruộng muối và từng bước xây dựng, phát
sơ trúng tuyển)
triển quy trình nuôi thâm canh cho vùng ruộng muối
tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

2

Thời gian thực hiện: 36 tháng
(Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2018)

4

3

Cấp quản lý

Quốc gia

Bộ

Tỉnh

Cơ sở

Tổng kinh phí thực hiện: 883,994 triệu đồng, trong đó:

Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)
883,994

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa
học
- Từ nguồn tự có của tổ chức

0

- Từ nguồn khác
5

0

Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán:

triệu đồng

- Kinh phí không khoán: triệu đồng
6
Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:
Thuộc dự án KH&CN
Độc lập
Khác

7

Lĩnh vực khoa học

1

Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4, sử dụng chữ Times
New Roman, cỡ chữ 14

1


Tự nhiên;
Kỹ thuật và công nghệ;
8

Nông, lâm, ngư nghiệp;
Y dược.

Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Nguyễn Văn Hòa
Ngày, tháng, năm sinh: 04/04/1961....................... Giới tính: nam
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Phó giáo sư ngành Nuôi trồng thủy sản
Chức danh khoa học: Tiến sĩ khoa học; Chức vụ: Trưởng bộ môn
Điện thoại:
Tổ chức: ... 0710.3830246......... Nhà riêng: ............... Mobile: 0918164952
Fax: 07103830323......... E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần thơ
Địa chỉ tổ chức: Trường Đại Học Cần Thơ, Khu 2, đường 3/2 – Thành phố Cần

Thơ, Việt nam.
Địa chỉ nhà riêng: 47/B22 Khu dân cư 91B, đường Nguyễn Văn Linh, Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ

9

Thư ký đề tài

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Vân
Ngày, tháng, năm sinh: 28/12/1967………………… Giới tính: nữ
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản..
Chức danh khoa học: Giảng Viên Chức vụ: Trưởng nhóm nghiên cứu Artemia
Điện thoại:
Tổ chức: 07103830587..... Nhà riêng: 07103738688.... Mobile: 0947028965..
Fax: 07103830323............ E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần thơ........
Địa chỉ tổ chức: Trường Đại Học Cần Thơ, Khu 2, đường 3/2 – Thành phố Cần Thơ,
Việt nam.
Địa chỉ nhà riêng: 50/51B Trần Hoàng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành
phố Cần
Thơ
10

Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại Học Cần thơ (ĐHCT)
Điện thoại: 07103. 832 663; Fax: 07103. 838 474
Website:
Địa chỉ: Trường Đại học Cần Thơ, Khu 2, đường 3/2 – Thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGs.Ts.Hà Thanh Toàn
Số tài khoản: 3713.0.1055506.00000


2


Tại: Kho bạc nhà nước thành phố Cần Thơ
11

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
1. Tổ chức 1: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải tỉnh Trà
Vinh
Tên cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: 0743.832031 Fax:
Địa chỉ: 109 Phạm Ngũ Lão, Phường 1, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lâm Minh Thế
2. Tổ chức 2: Trạm Khuyến nông khuyến ngư huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh
Tên cơ quan chủ quản: Trung Tâm Khuyến nông khuyến ngư Trà Vinh
Điện thoại: 0743.590773
Địa chỉ: Khóm I, thị trấn Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: La Minh Trung
3. Tổ chức 3 : Ủy Ban Nhân Dân xã Dân Thành
Tên cơ quan chủ quản : Ủy Ban Nhân Dân xã Dân Thành
Điện thoại: 0743. 839521
Địa chỉ: ấp Giồng giếng, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, Trà Vinh.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Tô Minh Giới

12

Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ
chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm

đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi
đăng ký)
Thời gian làm việc

Họ và tên,

Tổ chức

Nội dung,

học hàm học vị

công tác

công việc chính tham gia

1

PGs.Ts.Nguyễn
Văn Hòa

Khoa Thủy
sản, ĐHCT

Quản lý, tư vấn cho các hoạt
động nghiên cứu của đề tài

2

Ths. Nguyễn Thị

Hồng Vân

Khoa Thủy
sản, ĐHCT

Hỗ trợ quản lý và đề ra các
hoạt động nghiên cứu để đạt
được mục tiêu của đề tài

6

3

Ts. Huỳnh
Thanh Tới

Khoa Thủy
sản, ĐHCT

Hỗ trợ các hoạt động nghiên
cứu và phát triển quy trình

6

TT

2

cho đề tài
2


(Số tháng quy đổi )
6

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng
3


nuôi Artemia
4

Ths. Trần Hữu
Lễ

Khoa Thủy
sản, ĐHCT

Quản lý trực tiếp các hoạt
động nghiên cứu tại địa
phương

18

5

Ks. Lê Văn
Thông

Khoa Thủy
sản, ĐHCT


Hỗ trợ quản lý trực tiếp các
hoạt động nghiên cứu và
tham gia các hoạt động
khuyến ngư tại địa phương

6

6

Ks. Dương Thị
Mỹ Hận

Khoa Thủy
sản, ĐHCT

Kế toán dự án, hỗ trợ phần
kiểm định chất lượng sản
phẩm

6

7

Ths. Dương Thị
Thu Vấn

Phòng Nông
nghiệp Thị xã
Duyên Hải,

Tỉnh Trà Vinh

Hỗ trợ nghiên cứu và hoạt
động khuyến ngư tại địa
phương

6

8

Ks. Trần Minh
Thức

UBND xã
Dân Thành,
Thị xã Duyên
Hải, Tỉnh Trà
Vinh

Hỗ trợ nghiên cứu và hoạt
động khuyến ngư tại địa
phương

3

9

Ks. Nguyễn Chí
Quyết


Trung tâm
Hỗ trợ các hoạt động khuyến
Khuyến
ngư tại địa phương
nôngKhuyến ngư,
Tỉnh Trà Vinh

3

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13
Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)
Mục tiêu chung của đề tài là hướng tới phát triển nghề nuôi Artemia ở Trà Vinh với các mục
tiêu cụ thể như sau:
- Hoàn thiện và chuyển giao quy trình nuôi Artemia trên ruộng muối cho diêm dân
vùng Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ và
tập huấn cho nông dân để họ quen với đối tượng này, sau đó hướng tới xây dựng và
phát triển một mô hình nuôi đạt năng suất cao, ổn định để nâng cao thu nhập hàng
năm cho nông dân địa phương;
- Cải thiện những hiểu biết về nuôi Artemia trong ao cho nông dân thông qua các hoạt
động tập huấn khuyến ngư;
- Thiết lập một đội ngũ cán bộ địa phương có trình độ và kinh nghiệm về Artemia và
các nhân tố môi trường có liên quan đến việc nuôi loài này thông qua các khóa đào
tạo, tập huấn;

4


14


Xây dựng một quy trình sản xuất muối kết hợp với Artemia như nhằm nâng cao thu
nhập cho diêm dân;
Xây dựng và phát triển quy trình nuôi Artemia thâm canh trên ruộng muối.
Tình trạng đề tài
Mới

15

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của đề tài

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những
kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước
tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)
Artemia từ những năm thập niên 30 của thế kỷ trước đã được biết đến là loại thức ăn
tươi sống, giàu dinh dưỡng cho các đối tượng thủy sản.
Về đặc điểm sinh học, Artemia là loài giáp xác nhỏ sống ở các thuỷ vực có nồng độ
muối khá cao so với nồng độ muối của nước, chúng có khả năng sống ở các thuỷ vực
có nồng độ muối lên đến 250‰ (Sorgeloos, 1980), hệ thống phân loại như sau :
Ngành: Arthropoda (Chân khớp)
Lớp: Crustacea (Giáp xác)
Lớp phụ: Branchiopoda (Chân mang)
Bộ: Anostraca
Họ: Artemiidae
Giống: Artemia (Leach, 1819)

Nghiên cứu của Sorgeloos (1980) trong tự nhiên, Artemia thường hiện diện ở các
thủy vực có độ mặn cao vì ít có sự hiện diện của các loài cá, tôm dữ và các động vật
cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo. Mặc dù Artemia có thể
phát triển tốt ở nước biển tự nhiên nhưng chúng không thể di chuyển từ nơi này sang
nơi khác qua đường biển do chúng không có cơ chế bảo vệ để chống lại sinh vật dữ
(cá, tôm) và cạnh tranh với các sinh vật ăn lọc khác. Sự thích nghi về sinh lý của
chúng ở độ mặn cao giúp chúng chống lại sinh vật đó một cách hiệu quả, cơ chế này
bao gồm:
- Hệ thống điều hoà áp suất thẩm thấu rất tốt.
- Khả năng tổng hợp các sắc tố hô hấp cao nhằm thích nghi với điều kiện có
hàm lượng oxy thấp ở nơi có độ mặn cao. Artemia có vòng đời tương đối ngắn
so với các loài giáp xác khác. Trong điều kiê ên phòng thí nghiê êm chúng có tuổi
thọ trên 2 tháng và ngoài tự nhiên tùy theo điều kiê ên môi trường sống, tuổi thọ
5


của chúng thường khoảng từ 40-60 ngày (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Ở
điều kiện tối ưu, Artemia có thể phát triển đến giai đoạn trưởng thành sau 7-8
ngày nuôi và bắt đầu tham gia sinh sản. Artemia có sức sinh sản cao và quần thể
Artemia luôn luôn có hai phương thức sinh sản là đẻ trứng và đẻ con (Jumalon
et al., 1982).
Trứng bào xác Artemia sau khoảng 24 giờ được ngâm trong nước biển, màng nở bên
ngoài nứt ra và phôi xuất hiện. Phôi được màng nở bao quanh, trong khi phôi đang
treo bên dưới vỏ trứng (giai đoạn bung dù) sự phát triển của ấu trùng được tiếp tục
một thời gian ngắn sau đó màng nở bị phá vỡ (giai đoạn nở), ấu trùng Artemia được
phóng thích và bơi tự do trong môi trường. Giai đoạn ấu trùng mới nở (Instar I) có
chiều dài từ 400-500µm, màu vàng cam, mắt màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ
(anten I có chức năng cảm giác, anten II có chức năng bơi lội, lọc thức ăn và bộ phận
hàm dưới để nhận thức ăn). Mặt bụng ấu trùng được bao phủ bằng mảnh môi trên lớn
để nhận thức ăn (chuyển các hạt từ tơ lọc thức ăn vào miệng). Giai đoạn này ấu trùng

chưa ăn thức ăn ngoài (vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh) mà dinh dưỡng bằng
noãn hoàng. Sau khoảng 8-10 giờ từ lúc nở, ấu trùng lột xác chuyển sang giai đoạn II
(Instar II). Lúc này, chúng có thể lọc và tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ có kích thước
từ 1-50µm ở trong nước như tế bào tảo, vi khuẩn, chất vẫn hữu cơ nhờ vào đôi
Từ giai đoạn 10 trở đi, Artemia có sự thay đổi đáng kể về hình thái và chuyên hóa
chức năng, râu mất dần chức năng ban đầu của chúng và có sự khác biệt ở cá thể
đực, cái. Ở con đực, râu phát triển thành càng bám, trong khi ở con cái bi ê thoái hóa
thành phần phụ cảm giác. Ấu trùng sinh trưởng và trải qua 15 lần lột xác khác nhau,
sau mỗi lần có sự biệt hoá về hình dạng và kích thước để trở thành Artemia trưởng
thành. Artemia trưởng thành dài 8-10mm, có những mắt kép có cuống ở hai bên, có
râu cảm giác, ruột thẳng và 11 đôi chân ngực trên thân. Con đực có một cặp cơ quan
giao cấu ở phần sau của vùng thân. Ở con cái có đôi buồng trứng nằm ở hai bên ống
tiêu hoá sau các chân ngực (Sorgeloos, 1980). Theo nghiên cứu của Sorgeloos
(1980), trong vòng đời của Artemia cái có thể tham gia cả hai phương thức sinh sản
là đẻ trứng và đẻ con và trung bình mỗi con đẻ khoảng 1500-2500 phôi. Khi trưởng
thành con đực dùng đôi càng ôm phần bụng của con cái gọi là “hiện tượng bắt cặp”.
Con đực sẽ dùng 1 trong 2 gai sinh dục để chuyển sản phẩm sinh dục vào buồng
trứng của con cái và trứng được thụ tinh. Trứng phát triển trong hai buồng trứng dạng
ống ở phần bụng, thông thường trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng bơi lội tự do
(phương thức đẻ con) và được con mẹ sinh ra ngoài môi trường. Trong điều kiện bất
lợi, các phôi chỉ phát triển đến giai đoạn phôi vị, lúc này chúng sẽ được bao bọc bằng
một lớp vỏ dày biến thành trứng bào xác (cyst) hay còn gọi là trứng tiềm sinh và
được con cái phóng thích ra ngoài. Artemia là sinh vật ăn lọc, không chọn lọc thức ăn
chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau tảo hiển vi, vi khuẩn, mùn bã hữu
cơ... có kích thước khác nhau. Ở giai đoạn ấu trùng chúng sử dụng thức ăn với kích

6


cỡ dao động từ 25-30 µm, sau đó tăng lên 40-50 µm khi đạt kích cỡ trưởng thành

(Sorgeloos, 1980).
Về mặt dinh dưỡng, nhiều nghiên cứu khẳng định rằng thành phần dinh dưỡng của
Artemia thay đổi theo dòng, vùng đại lý, giai đoạn phát triển, điều kiện nuôi, thậm
chí thay đổi theo từng đợt nuôi. Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành có giá trị
dinh dưỡng cao hơn ấu trùng Artemia mới nở trứng. Artemia trưởng thành có hàm
lượng đạm cao hơn 60%, giàu hàm lượng axit béo không no (HUFA), axit amin thiết
yếu, hormone, khoáng và sắc tố (Sorgeloos, 1980; Bengtson et al., 1991). Nghiên
cứu về thành phần sinh hóa của Artemia salina khi nuôi với hai loại tảo khác nhau
của Claus et al. (1979) nhận thấy rằng trong suốt thời gian bị bỏ đói 48 h, tỷ lệ phần
trăm chất béo và carbohydrate của ấu trùng mới nở giảm trong khi hàm lượng
khoáng tăng từ 40-100%. Khi được cho ăn với tảo khô Scenedesmus hoặc Spirulina
trong hai ngày sau khi nở hàm lượng protein của ấu trùng tăng đáng kể và hàm lượng
khoáng gia tăng thấp hơn trường hợp ấu trùng bị bỏ đói. Hàm lượng axít béo mạch
cao không no (Highly Unsaturated Fatty Axít, HUFA) có trong Artemia đóng vai trò
quan trọng trong ương nuôi các loài thủy sản, nó quyết định đến sự thành công trong
đợt nuôi. Nếu sử dụng sinh khối Artemia có hàm lượng HUFA thấp trong ương tôm,
cá sẽ thu được tỉ lệ sống thấp (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2005).
Với đặc tính của loài, người ta có thể sử dụng Artemia dưới dạng sinh khối tươi sống
hoặc tồn trữ dưới dạng trứng bào xác và cho nở để thu sinh khối khi có nhu cầu
(Sorgeloos và ctv. 1986; 1990). Với phân bố khá rộng và đóng một vai trò quan trọng
trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nhiều nghiên cứu đã khẳng định ấu
trùng Artemia mới nở từ trứng, Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành có giá trị
dinh dưỡng cao, là loại thức ăn tươi sống không thể thiếu được trong khâu sản xuất
giống và ương nuôi các loài thủy sản nước lợ. Thực tế, hơn 85% loài thủy sản nuôi
sử dụng Artemia làm thức ăn trong trại giống (Bengtson et al., 1991; Nguyễn Văn
Hòa và ctv., 2007). Thí nghiệm ương nuôi ấu trùng cá măng (Chanos chanos) và tôm
sú (Peneaus monodon) bằng các loại thức ăn khác nhau của Jumalon et al. (1982)
cho thấy, ấu trùng ăn Artemia cho tỷ lệ sống và tăng trưởng cao hơn đáng kể so với
thức ăn nhân tạo và thức ăn tươi sống khác.
Lim et al. (2003) báo cáo rằng, tỷ lệ sống của cá chép ba đuôi (Carassius auratus)

tăng 12% khi sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn thay thế Moina. Tôm bố mẹ có
thể phát dục mà không cần cắt mắt, khi chúng được cho ăn Artemia sinh khối
(Tackaert và Sorgeloss, 1991).
Artemia được nhiều các quốc gia quan tâm, đặc biệt là các nước có vùng Duyên Hải
rộng lớn. Tuy nhiên việc thu các sản phẩm sinh khối và trứng bào xác trên thế giới
chủ yếu từ nguồn tự nhiên (các hồ nước mặn, vịnh…) do đó không đảm bảo được cả
về khối lượng và chất lượng dinh dưỡng với sự phát triển mạnh của ngành NTTS.

7


Từ những năm 1980 cũng có nhiều quốc gia bắt đầu phát triển việc thả nuôi Artemia
như Indonesia, Philippine, Việt Nam, Ecuador, Brazil…nhưng đều không gặt hái
được thành công ngoại trừ ở Việt Nam (Sorgeloos và ctv., 1990; 2001; Nguyễn Văn
Hòa và ctv., 2007). Sự thành công của nghề nuôi Artemia ở Việt nam đã kích thích sự
khởi động ở một số nước tới tham quan, học hỏi và chuyển giao công nghệ trong
những năm 2000 như Cuba, Iran, Srilanka, Ấn độ và gần đây là một số nước Châu
Phi bao gồm Kenya, Mozambique (2011-2013) với nguồn tài trợ từ cộng đồng Châu
Âu, gói tư vấn chuyển giao của ĐHCT. Cùng với nguồn hỗ trợ này hiện nay ĐHCT
cũng đang cùng với Trường Đại Học Ghent nơi khởi điểm những nghiên cứu về
Artemia đang xúc tiến các dự án chuyển giao quy trình và kỹ thuật nuôi Artemia
trong ao trên ruộng muối từ năm 2014 trở đi cho một số quốc gia như Uganda,
Myamar và Campuchia nhằm hướng tới phục vụ nhu cầu phát triển thủy sản của địa
phương và giải quyết công ăn việc làm cũng như cải thiện thu nhập trong các dự án
xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng ven biển.
Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên
cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài
mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang
được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan
đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên

cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó)
Artemia không phải là loài bản địa của Việt nam nói chung và vùng Đồng bằng Sông
cửu long (ĐBSCL) nói riêng mà nó được di nhập thông qua con đường làm thức ăn
cho ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ
trước. Tuy nhiên với giá thành quá cao nên Artemia đã được bắt đầu nghiên cứu ở
Viê êt nam ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước bởi các đơn vị chuyên môn
như: Viện Nghiên cứu Biển Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản, Trung tâm Nghiên
cứu Thủy sản III (tên gọi hiện nay là Viện Nghiên cứu Thủy sản III), (Quỳnh và
Lâm, 1987; Vũ Dũng và Đào Văn Trí, 1991). Artemia được bắt đầu nuôi thử nghiê m
ê
ở Viê êt nam vào năm 1982 ở Nha Trang (Quỳnh và Lâm, 1987). Đến năm 1984 thì
Artemia được nuôi thử nghiê êm ở trên ruô êng muối ở vùng ven biển Vĩnh Châu (Sóc
Trăng) và Bạc Liêu.
Nguồn gốc Trứng Artemia Vĩnh Châu: Trứng có nguồn gốc từ Sanfrancisco (Mỹ),
được GS Patrick Sorgeloos (Đại học Ghent, Bỉ) cung cấp để cấy thả ở Vĩnh Châu từ
năm 1986. Trứng sản xuất tại Vĩnh Châu đã được sử dụng làm giống cho các năm về
sau và duy trì đến hôm nay. Cụ thể chất lượng trứng bào xác Vĩnh Châu được xác
định như sau:
+ Hiệu suất nở ≥ 280.000Nauplli/gram
+ Tỷ lệ nở > 90%
+ Độ ẩm ≤ 5%
8


Năm 1990, quy trình nuôi Artemia trên ruô êng muối được triển khai sản xuất đại trà
cho các hộ diêm dân và trở thành vùng trọng điểm cung cấp trứng bào xác Artemia
có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước (Hòa et al., 1994; Brands et
al., 1995). Sau thời gian thử nghiệm thành công, đến nay khả năng ứng dụng thực
tiễn của đối tượng nuôi này cho thấy tính hiệu quả của nó duy nhất đối với ruộng
muối vùng Sóc Trăng–Bạc Liêu. Thành công này cùng với giá cả cao và ổn định đã

kích thích nông dân trong vùng mau chóng tiếp thu, học hỏi kỹ thuật nuôi và hiện
nay nó đã trở thành một nghề nuôi thật thụ lấn át nghề làm muối ở vùng ven biển
này. Theo số liệu của Khoa Thủy sản, ĐHCT diện tích nuôi cao nhất ở vùng này đã
lên tới hàng ngàn ha (bao gồm cả vùng ruộng muối Bạc Liêu giáp ranh).
Theo phương thức nuôi Artemia truyền thống tại Vĩnh châu – Bạc Liêu được mô tả
trong quy trình nuôi Artemia thu trứng bào xác trên ruộng muối bởi Nguyễn Văn Hòa
và ctv. (2007)
Các điểm chính trong quy trình nuôi bao gồm:
Chọn địa điểm nuôi: việc kết hợp hay cải tạo ruộng muối để nuôi Artemia sẽ làm
giảm chi phí xây dựng công trình (do tận dụng công trình sẳn có), thích hợp nhất để
xây dựng ao nuôi Artemia là khu bốc hơi và sân kết tinh muối. Khi lựa chọn địa điểm
nên chú ý chọn nền đất là đất sét nặng với hàm lượng cát ít là loại đất lý tưởng để
xây dựng ao nuôi Artemia để hạn chế tới mức tối thiểu sự rò rỉ hoặc hiện tượng thẩm
lậu nhằm duy trì mức nước trong ao nuôi và hạn chế Artemia thất thoát.
Mùa vụ nuôi: Trùng với thời gian sản xuất muối (mùa khô), từ tháng 12 đến tháng 5
năm sau hoặc lâu hơn (phụ thuộc vào thời tiết và độ mặn trong ao, trong đó chính vụ
Artemia kéo dài từ tháng 1-4).
Bố trí hệ thống ao nuôi Artemia: Bố trí ao nuôi, ao bón phân và ao chứa theo tỷ lệ
50-60%, 25%, 20%. Kinh cấp và kinh tháo được bố trí sao cho việc vận hành thuận
tiện nhất.
Xây dựng công trình nuôi: Ao có diện tích từ 0,5-1 hecta là thích hợp nhất cho việc
nuôi Artemia vì thuận lợi trong quản lý ao nuôi, ao nên có hình chữ nhật và chiều dài
gấp 3-4 lần chiều rộng, đối với ao đào mới nên thiết kế ao như sau: chiều rộng
mương quanh ao 2-3 m, độ sâu mương 0,3-0,6 m, chiều cao bờ 0,5-0,8 m; kinh cấp
nước rộng 1-1,5 m.
Chuẩn bị ao nuôi: Các bước chuẩn bị ao nuôi gồm có:
+ Cải tạo ao: việc cải tạo ao được bắt đầu khi mùa mưa kết thúc (khoảng tháng 12).
Tất cả các ao đều được tháo cạn nước, đáy ao và kinh mương được nạo vét sạch bùn
và phơi đáy khoảng 5-7 ngày. Thông thường ao nuôi Artemia 9.0 không cần bón vôi.
Tuy nhiên nếu pH của nước ao nuôi nhỏ hơn 7,5 thì CaCO 3 có thể được dùng để bón

cho ao với liều lượng từ 500-1.000kg/ha.
9


+ Chuẩn bị nước mặn: sau khi cải tạo ao xong nước biển được đưa vào các ao để
bốc hơi, trong thời gian này toàn bộ diện tích có thể được sử dụng cho việc phơi
nước tăng độ mặn (nước biển bốc hơi). Thời gian bắt đầu đi nước đến lúc 80‰ đủ
lượng nước mặn để thả giống cho ao đầu tiên thường kéo dài 2-3 tuần, các ao kế tiếp
chỉ mất 3-7 ngày).
+ Diệt tạp: Diệt tạp có thể được thực hiện bằng dây thuốc cá (1kg/100m 3) hoặc bằng
Saponin (15 mg/lít). Diệt tạp tốt nhất là nên tiến hành vào buổi trưa khi nhiệt độ cao
để làm tăng tính độc của hoá chất. Ngoài ra, để hạn chế địch hại thì trước khi thả
giống, nước lấy vào ao cần được lọc kỹ qua lưới lọc mịn (2a= 1 mm; có thể sử dụng
loại vải nylon tổng hợp để làm lưới lọc nước) và chỉ cấy thả Artemia khi độ mặn
trong ao nuôi đạt 80‰trở lên. + Lấy nước vào ao nuôi: khi độ mặn nước đạt từ 80‰
trở lên sẽ được đưa vào ao nuôi. Mức nước trong ao nuôi 2-4cm tính từ mặt trảng
(đáy ao), sau đó nâng cao dần trong suốt quá trình nuôi (do đầu vụ thường không có
đủ nước mặn).
+ Thả giống: khi thả giống cần tuân thủ các nguyên tắc chung như sau:
Độ mặn: 80‰
Mức nước: 2-5 cm (tính từ mặt trảng, từ đáy mương khoảng 30-40 cm).
Độ đục: 25-30 cm.
Màu nước: xanh nâu hoặc xanh vỏ đậu.
Mật độ: 80-100 con/lít.
Thời gian thả giống: thời gian thả giống tốt nhất là vào buổi sáng sớm (7-8 giờ) hoặc
buổi chiều tối (17-19 giờ) khi trời mát. Nên thả giống khi ấu trùng Artemia còn ở giai
đoạn 1 (Instar I). Artemia thường được thả đều trên mặt ao ở bờ trên gió, sau đó nhờ
gió luân chuyển dòng nước sẽ giúp cho Artemia phân bố đều khắp trong ao.
Quản lý ao nuôi:
+ Cung cấp thức ăn gián tiếp: Nguồn thức ăn tốt nhất cho Artemia là vi tảo nên phân

hữu cơ và vô cơ thường được cho vào ao bón phân để gây tảo (nước xanh). Phân hữu
cơ được dùng để gây nước xanh trong ao bón phân (độ mặn: 30-40‰) với liều 30-50
kg/100m3/lần (thường bón 4-5 10 lần/vụ) và kết hợp với phân vô cơ (urê và DAP với
tỉ lệ 3:1) với liều 2-3mg/lít, định kỳ bón 1-2 lần/tuần để kích thích tảo phát triển
nhanh. Sau 2-3 ngày bón phân nước chuyển sang màu xanh nâu, xanh lục,... và độ
đục đạt 15-20 cm. Vào lúc này “nước xanh” được bơm vào các ao Artemia. Nước
xanh trong ao bón phân nên duy trì lại khoảng 25% làm tảo giống để gây màu cho
các đợt kế tiếp. Nước xanh từ ao bón phân được cấp vào ao nuôi khoảng 1- 4 cm/1-2
ngày (10-15%) để cung cấp thức ăn cho Artemia và bù vào lượng nước bốc hơi và
thẩm lậu, và tăng dần mức nước trong ao nuôi. Lượng nước cấp có thể được điều

10


chỉnh tùy thuộc vào độ đục và độ mặn trong ao nuôi và lượng tảo trong ao bón phân.
Khi cấp nước xanh phải lưu ý đến độ trong và độ mặn của ao nuôi để tránh việc cấp
quá thừa hay quá thiếu thức ăn cũng như àm thay đổi độ mặn do cấp quá nhiều nước
xanh. Độ trong trong ao nuôi dao động từ 25 đến 35 cm là tốt nhất.
+ Cung cấp thức ăn trực tiếp (bổ sung thức ăn): Phân hữu cơ (phân gà, phân
heo...) được bón trực tiếp vào ao nuôi với liều lượng 125kg/ha/tuần hoặc
250kg/ha/tuần. Kết hợp với bổ sung như cám gạo, bột đậu nành cho ao nuôi với
lượng từ 10-20kg/ha/ngày (Nguyen Thi Ngoc Anh, 2009; Quảng Thị Mỹ Duyên,
2012).
+ Bừa trục: Đáy ao và mương bao nên thường xuyên được bừa trục 1-2 lần/ngày để
diệt trừ lab-lab (tảo đáy). Ngoài ra, khi bừa trục sẽ tạo ra các chất vẩn cũng như các
chất dinh dưỡng vô cơ trở thành dạng lơ lửng trong nước (cũng là nguồn thức ăn bổ
sung cho Artemia).
Quy trình thu hoạch, sơ chế sản phẩm và bảo quản trứng nguyên liệu
Thu hoạch và sơ chế sản phẩm
Tuỳ theo điều kiện thời tiết, biện pháp quản lý ao và sự phát triển của quần thể

Artemia trong ao nuôi mà việc thu trứng bào xác được thực hiện sớm (13-14 ngày)
hoặc muộn (20 ngày trở lên) sau khi thả giống. Trứng Artemia trôi dạt xuống bờ ao
cuối gió và được vớt bằng vợt (may bằng vải mịn và thường là vải mỏng dễ thoát
nước hoặc lưới phiêu sinh có kích thước mắt lưới 100-150µm (0.1-0.15mm). Trứng
vớt tại ao thường có lẫn rác bẩn, rong tảo và đôi khi có xác Artemia bị chết nên cần
phải lọc các chất bẩn ra (làm sạch) tại ao bằng các lưới nói trên theo trình tự sau :
 Lưới có kích thước mắt lưới 1000µm (1mm) thường gọi là lưới I để lọc rác
thô.
 Lưới có kích thước mắt lưới 400µm thường gọi là lưới II để lọc các rác kích
thước nhỏ hơn.
Bảo quản
Sau đó trứng được rửa sạch và bảo quản bằng cách ngâm trong nước muối bão hoà
(250-300 phần ngàn), hàng ngày nên khuấy đảo để tất cả các hạt trứng đều được tiếp
xúc với nước mặn và định kỳ thay nước (mặn) mới nhằm loại bỏ cặn bẩn, đồng thời
duy trì độ mặn cho bảo quản. Trứng bào xác qua sơ chế như trên có thể dự trữ lâu dài
(vài tháng) trong điều kiện nhiệt độ thấp và ổn định.
Ngoài lý do được đầu tư cao về nguồn lực và nhân lực từ Khoa thủy sản, ĐHCT (các
dự án nghiên cứu trên đối tượng Artemia với Hà Lan, Bỉ kéo dài từ 1990-nay) còn
phải kể đến một số điều kiện khách quan (điều kiện tự nhiên của vùng, bố cục và kết
cấu hệ thống làm muối rất thích hợp để kết hợp với đối tượng này) và chủ quan
(nông dân ham thích đối tượng mới, chính quyền địa phương các cấp quan tâm đến

11


đối tượng nuôi và giá muối khá thấp so với các vùng làm muối khác).
Cho tới nay ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu long ngoài Sóc Trăng và Bạc Liêu
cũng đã có một số tỉnh đã triển khai sản xuất thử nghiệm Artemia với diện tích nhỏ
như Trà Vinh, Bến tre, Cà mau tuy nhiên kết quả thu được vẫn còn rất hạn chế do
chưa có những chương trình nghiên cứu thăm dò cụ thể nhằm thích ứng với điều kiện

của từng địa phương. Bên cạnh đó các tỉnh này thường là đặt thế mạnh vào sự phát
triển của con tôm nên chưa chú trọng đến việc phát triển đối tượng nuôi mới. Ngoài
ra theo các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình) thì ở Nha trang, Ninh
thuận nông dân cũng triển khai một số mô hình nuôi sinh khối Artemia để ương nuôi
tôm hùm, ốc hương nhưng kết quả cũng chưa đáp ứng được như mong đợi, cung
chưa đủ cầu và thường hàng năm một số lượng lớn sinh khối được chuyển ra miền
Trung từ vùng nuôi Sóc Trăng, Bạc Liêu để cung cấp cho các đối tượng thủy sản, đa
phần là nguồn sinh khối tận thu từ các ao thu trứng bào xác đã kết thúc vụ nuôi.
Với việc nghiên cứu và phổ biến thành công mô hình nuôi Artemia trên ruộng muối ở
vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu từ những năm 1990 và cải tiến quy trình thông qua các dự
án hợp tác quốc tế từ năm 1998-2007 (dự án Vlir-IUS) tài trợ từ chính phủ Bỉ quy
trình nuôi Artemia trong ao đất của Trường Đại Học cần thơ đã có những ưu thế nhất
định trên thế giới thông qua việc tổ chức thành công các hội thảo quốc tế về nghề
nuôi Artemia (9/2010; 3/2012) và tổ chức các lớp tập huấn đa quốc gia hàng năm
theo yêu cầu của các nước có quan tâm. Từ năm 2010-2012 Trường cũng đã nghiên
cứu thành công mô hình nuôi thâm canh trên quy mô nhỏ cho ruộng muối vùng Sóc
Trăng và đang tiến hành việc nghiên cứu một mô hình nuôi thâm canh hòa hợp với
môi trường nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nuôi thủy sản bền vững.
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài
(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình
nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá
những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải
quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được
hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội
dung cần thực hiện trong đề tài để đạt được mục tiêu)
Trà Vinh là một trong bảy tỉnh thuộc vùng ĐBSCL tiếp giáp với biển Đông và tiềm
năng phát triển kinh tế biển do có tới 65km bờ biển trong đó huyện Duyên Hải chiếm
55km. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 38.405 ha trong đó hơn phân nửa là đất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản ngoài ra còn hàng ngàn ha đất bãi bồi và ven biển chưa
được khai thác cho thấy tiềm năng lớn cho việc phát triển các đối tượng nuôi thủy

sản nước mặn và lợ. Ngoài ra trong định hướng phát triển chung của tỉnh huyện
Duyên Hải được quy hoạch là huyện tập trung phát triển nghề làm muối (theo cổng
thông tin của huyện Duyên Hải và tỉnh Trà Vinh) do vậy Artemia là một đối tượng
nuôi kết hợp lý tưởng với nghề làm muối truyền thống bởi vì:
12


Artemia là thức ăn không thể thiếu trong ương nuôi các giống loài thủy hải sản và
nhu cầu sử dụng hàng năm trong các trại giống ở Việt nam nói riêng và thế giới nói
chung là rất lớn (Sorgeloos và ctv., 2001; Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
Cùng với sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản, nhu cầu Artemia (trứng bào xác
và sinh khối) ngày càng cao, tuy nhiên hơn 90% nhu cầu về trứng bào xác Artemia
được nhập khẩu hàng năm nên tiêu tốn một lượng lớn ngoại tệ (một trại giống hàng
năm sản xuất 40 tỷ con giống (trao đổi với lãnh đạo công ty tôm giống Việt Úc) nhập
trung bình 100,000 tấn trứng khô; với giá trứng Mỹ trung bình 100USD/kg năm
2014). Ngoài ra nhu cầu sinh khối Artemia ở khu vực miền Trung để đáp ứng cho các
trại giống hải sản ngày một tăng trong khi nguồn cá tạp ngày một cạn kiệt, nguồn
cung không ổn định càng gây trở ngại lớn cho việc phát triển các trại ương hoạt nuôi
thịt ở khu vực này. Từ những nhu cầu này, phát triển nghề nuôi Artemia ở những nơi
có nghề làm muối vùng ven biển là một hướng đi cần thiết trong tương lai nhằm đáp
ứng nhu cầu về thức ăn cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Sản xuất muối truyền thống là một nghề lâu đời của diêm dân vùng ven biển nói
chung và vùng Duyên Hải, Trà Vinh nói riêng, ghề sản xuất muối thường đem lại lợi
nhuận không cao do phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết và giá cả thị trường. Hơn nữa
do tính chất đất tương tự như ở hầu hết các vùng ruộng muối ở ĐBSCL, nền đáy bùn
là chủ yếu nên muối sản xuất ở đây thường có chất lượng không cao so với các vùng
có nền đáy cát như Phan Thiết hoặc Vũng tàu do đó có giá thấp hơn so với các vùng
làm muối khác. Theo thông tin của người dân và các cấp chính quyền địa phương thì
sản lượng muối bình quân của diêm dân khoảng 400-500 giạ/ha/vụ (tương ứng với
khoảng 12-15 tấn muối/ha) đem lại thu nhập khoảng 50-70 triệu/năm chưa tính chi

phí do tự làm là chính. Vì vậy thả nuôi Artemia, một loài giáp xác nhỏ ăn lọc không
chọn lựa và thích nghi ở vùng nước mặn có độ mặn cao (80-250‰) có tiềm năng sử
dụng như một lọc sinh học nhằm cải thiện chất lượng muối. Việc kết hợp Artemia với
nghề làm muối có những lợi thế đáng kể:
-

-

-

Dễ dàng kết hợp với nghề làm muối cổ truyền, trên cùng một diện tích có
thể thu cùng một lúc hai sản phẩm: trứng bào xác Artemia và muối góp
phần tăng thu nhập cho diêm dân.
Không làm thay đổi cơ cấu của nghề làm muối, dễ chuyển từ làm muối
qua Artemia và ngược lại.
Nông dân dễ dàng tiếp thu kỹ thuật nuôi và tự sản xuất trên diện tích đất
của mình.
Đầu tư thấp, xoay nhanh đồng vốn, rủi ro không đáng kể do đó là một đối
tượng nuôi tiềm năng cho các chương trình xóa đói giảm nghèo ở các vùng
Duyên Hải có dân trí thấp.
Sản phẩm trứng bào xác dễ thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ dễ dàng.
13


Với những lợi thế trên, đối tượng này rất thích hợp cho những dự án phát triển kinh
tế địa phương nơi mà dân cư có nguồn vốn ít và trình độ dân trí hạn chế như vùng
ven biển ĐBSCL nói chung và Duyên Hải – Trà Vinh nói riêng.
Từ những kết quả nghiên cứu và triển khai thành công các mô hình nuôi Artemia trên
ruộng muối ở Sóc Trăng- Bạc Liêu cho thấy mặc dù việc kết hợp Artemia với nghề
làm muối truyền thống sẽ làm giảm đi năng suất muối 44% nhưng bù lại sẽ thu được

các sản phẩm Artemia như trứng bào xác và sinh khối dễ tiêu thụ và nhanh luân
chuyển vốn (bán trao tay) làm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất từ
3-5 lần tùy theo giá cả thị trường (Vũ Đỗ Quỳnh và ctv., 1997; Nguyễn văn Hòa và
ctv., 2007)
Hiện nay huyện Duyên Hải có hai xã chủ yếu phát triển nghề làm muối với xã Dân
thành khoảng 140ha (trên 100 hộ sản xuất) và xã Đông hải là trên 200ha chỉ tính trên
khu kết tinh muối, do vậy diện tích đất chưa khai phá là rất lớn. Tuy nhiên khác với
vùng muối Sóc Trăng, Bạc Liêu nơi ruộng muối nằm dọc theo bờ biển và liền kề
nhau được kết cấu với hàng loạt ao phơi và ao chứa, việc làm muối dựa vào máy
bơm là chính thì ở Trà Vinh các hộ làm muối làm mang tính thủ công (làm tay với sa
quạt, một ít hộ có máy bơm công suất nhỏ) lô muối rời rạc xen lẫn với đất trồng màu,
đất bỏ hoang hoặc ao nuôi thủy sản khác và đặc biệt chỉ có sân kết tinh mà không có
ao phơi hoặc ao chứa, không có hệ thống kênh cấp tháo nước. Đặc thù của nuôi
Artemia là sử dụng nguồn nước mặn dôi dư từ nghề làm muối và sử dụng hệ thống
ao phơi làm những ao nuôi (không sử dụng khu kết tinh truyền thống) đồng thời
nước mặn từ ao nuôi Artemia cũng có thể luân chuyển qua nghề làm muối khi cần
(chuyển từ ao nuôi lên khu kết tinh) do vậy để phát triển nghề nuôi trên ruộng muối
Trà Vinh cần có những nghiên cứu cơ bản về thiết kế hệ thống ao nuôi, kênh cấp để
không làm ảnh hưởng đến nghề làm muối mà còn mang tính hỗ trợ, đồng thời khai
phá những khu đất bỏ hoang làm ao nuôi Artemia vào mùa khô và chuyển nuôi thủy
sản khác vào mùa mưa.
16

Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã
trích dẫn khi đánh giá tổng quan

(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để
luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài).
 Bengtson, D.A., Léger, P. and Sorgeloos, P., 1991. Use of Artemia as a food
source for aquaculture. In Browne, R.A., P. Sorgeloos and C.N.A. Trotman (Eds.).

Artemia biology. CRC. pp. 255-285.
 Brands, J.T., Vu Do Quynh, Bosteels T., Baert P., 1995. The potential of Artemia
biomass in the salinas of Southern Vietnam and its valorisation in aquaculture,
Final scientific report, DG XII STD3 contract ERBTS3*CT 91 006, 71p.

14


 Các dự án về nuôi và sử dụng Artemia trong nuôi trồng thủy sản giữa Khoa thủy
sản, ĐHCT và các tổ chức KWT (Hà Lan), EEC, Vương quốc Bỉ từ năm 1990nay (tài liệu lưu hành nội bộ).
 Claus C.F.Benijts, G., Vandeputte, and W., Gardner. 1979. The biochemical
composition of the larvae of two strains of Artemia salina (L) reared on two
different algal foods J. Exp. mar. Biol, Ecol; 36: 171–183.
 Jumalon, NA., Bombeo, R.E. and Estenor, D.C., 1982. Pond production and uses
of Brine shrimp (Artemia) in Phillipines. SEAFDEC Aquculuter Dapartment
Tigbauan, Iloito, Philippines.61s.
 Leach, W.E. 1819. Entomostraca, Dictionaire des Science Naturelles, 14, page.
524.
 Lim L.C., Dhert P., Sorgeloos P. (2003): Recent developments in the application
of live feeds in the freshwater ornamental fish culture. Aquaculture, 227, 319–
331.
 Nguyen Thi Ngoc Anh. 2009. Optimisation of Artemia biomass production in salt
ponds in Vietnam and use as feed ingredient in local aquaculture. PhD thesis,
Ghent University, Belgium, 250 pp.
 Nguyễn Văn Hòa (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh,
Phạm Thị Tuyết Ngân, Huỳnh Thanh Tới, Trần Hữu Lễ, 2007. Artemia – Nghiên
cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 134
trang.
 Nguyễn Văn Hòa, Vũ Ðỗ Quỳnh và Nguyễn Kim Quang. 1994. Kỹ thuật nuôi
Artemia trên ruộng muối. Chương trình EC-IP.

 Quảng Thị Mỹ Duyên, 2012. Khảo sát hiện trạng nuôi Artemia trên ruộng muối
tại Bạc Liêu và Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp ngành Nuôi trồng Thủy sản. Đại
học Cần Thơ.
 Sorgeloos et al., 1990. Live food production. FAO technical book.
 Sorgeloos P., P. Lavens, P. Leger, W. Tackaert and D. Versichele, 1986. Manual
for the cuture and and use of brine shrimp Artemia in aquacuture. FAO technical
book.
 Sorgeloos, P., 1980. Life history of the brine shrimp Artemia. In G. Persoone, P.
Sorgeloos, O. Rods and E. Jaspers (eds.), The Brine Shrimp Artemia, Vol. l-3,
Universa Press, Wetteren. Belgium, pp. XIX—XXIII.
 Sorgeloos, P., Dhert, P., Candreva, P. 2001. Use of the brine shrimp, Artemia spp.,
in marine fish larviculture. Aquaculture, vol.200, pp147–159.
 Tackaert, W. and Sorgeloos, P. 1991. Biological management to improve
Artemiaand salt production at TangGu saltworks in the People's Republic of
China: Proceedings of the International Symposium "Biotechnology of solar
saltfields", Tang Gu, PR China, September 17-21, 1990, Cheng, L. (Ed.), Salt
15


Research Institute, Tanggu, Tianjin, PR China, 78-83.
 Vu Do Quynh and Nguyen Ngoc Lam. 1987. Inoculation of Artemia in
experimental ponds in Central Vietnam: an ecological approach and a comparison
of three geographical strains. 253-269. In: ArtemiaResearch and its Applications.
Vol. 3. Sorgeloos, P., Bengtson, D.A., Decleir, W. and Jaspers, E. (Eds). Universa
Press, Wetteren, Belgium.
 Vũ Đỗ Quỳnh. 1997. Đánh giá mô hình nuôi tôm và Artemia, kết hợp với sản
xuất muối trong ruộng muối ở đồng bằng sông Cửu long.
 Vũ Dũng và Đào Văn Trí. 1991. Kết quả nghiên cứu và sản xuất Artemia thu
trứng bào xác ở ruộng muối. Trong Các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật
thủy sản 1986-1990. Vụ Quản lý khoa học kỹ thuật, Tạp chí Thủy sản, Hà nội

1991. Trang 154-161.
17

Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án
thực hiện thử nghiệm 2ha, trình diễn là 4ha; mở rộng 10 ha (do người dân chưa
quen đối tượng sản xuất mới).

Nội dung 1: Nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao quy trình nuôi Artemia trên ruộng muối
cho diêm dân vùng Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Quy trình nuôi Artemia trên ruộng muối đã được triển khai rộng rãi trên ruộng muối
Sóc Trăng, Bạc Liêu tuy nhiên cần có những nghiên cứu thử nghiệm nhất là về mặt
xây dựng hệ thống ao nuôi để thích hợp cho điều kiện ở Trà Vinh vì kết cấu hạ tầng ở
hai vùng ruộng muối là khá khác biệt (tập trung ở Sóc Trăng-Bạc Liêu và rải rác (da
beo) ở Trà Vinh). Hơn nữa về tính chất đất cũng là vấn đề đáng quan tâm trong việc
xây dựng công trình ao nuôi (đất pha cát do vậy lượng nước bốc hơi, thẩm lậu khá
nhanh). Những vấn đề đặc biệt quan tâm trong nội dung này bao gồm:
1.1. Xây dựng, thiết kế hệ thống, công trình ao nuôi Artemia thích hợp với điều
kiện địa phương mà không làm thay đổi kết cấu nghề muối (chuyên đề 1)
Thiết kế một hệ thống ao nuôi trên cơ sở thực tiễn của địa phương với phương

16


châm tận dụng tối đa những cái đã có của nghề muối truyền thống (mương cấp,
ao phơi/chứa nước mặn) giảm chi phí đầu tư, với thực tiễn khảo sát sơ lược ở
vùng ruộng muối Dân Thành có thể chia làm 3 dạng:
-

Lô muối chỉ có sân kết tinh: trong trường hợp này có thể chuyển đổi 50%
thành ao nuôi Artemia


-

Lô muối có sân kết tinh + còn đất chưa khai phá: giữ nguyên khu kết tinh,
khai phá và xây dựng khu nuôi mới 100%

-

Lô muối có sân kết tinh + có hệ thống ao chứa/nuôi thủy sản khác: sửa ao
chứa thành ao nuôi Artemia vào mùa khô và nuôi thủy sản khác trong mùa
mưa với tỷ lệ phù hợp với tổng diện tích.

Kết quả dự kiến: Xác định các thông số cụ thể cho hệ thống ao nuôi (tỷ lệ sân kết
tinh/ao nuôi Artemia/ao bón phân) cùng với kết cấu ao nuôi (cao bờ, mương bao,
diện tích tối ưu cho quản lý….)
1.2. Ứng dụng và xây dựng hoàn chỉnh quy trình bón phân làm thức ăn cho ao
nuôi Artemia (chuyên đề 2)
Trên cơ sở những nghiên cứu trước đây cùng với các nghiên cứu đang tiến hành
tại trại thực nghiệm Vĩnh Châu, nhóm sẽ chọn ra một số công thức bón phân để
thử nghiệm tại địa phương để chọn ra một quy trình bón phân tối ưu phù hợp với
điều kiện địa phương
Kết quả dự kiến: Xác định được các yếu tố cụ thể trong quy trình bón phân:
-

Độ mặn

17


-


Thời gian bón phân

-

Loại phân bón, tỷ lệ kết hợp, liều lượng và cách thức bón phân

-

Các bước quản lý tốt một ao bón phân

1.3. Hoàn thiện quy trình nuôi Artemia phù hợp với điều kiện địa phương
(Chuyên đề 3)
Nội dung này cũng được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây của nhóm và trong
quá trình thử nghiệm sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa
phương, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc quản lý các điều kiện môi trường
trong ao nuôi để có kết quả tốt nhất.
Kết quả dự kiến: Xác định được các yếu tố cụ thể trong quy trình nuôi phân:
-

Độ mặn (khởi điểm từ 80‰), thời gian/mùa vụ thả giống (trùng với
mùa làm muối truyền thống của địa phương)

-

Mật độ (khởi điểm mật độ thả giống là 100 con/lít tương tự như các
ruộng nuôi ở Vĩnh châu-Bạc Liêu), cách thức thả giống.

-


Quản lý thức ăn trong ao nuôi (thông qua thức ăn tự nhiên từ ao bón
phân cùng với bổ sung thức ăn từ các nguồn sẵn có ở địa phương như
cám gạo, phụ phẩm nông nghiệp có kích thước nhỏ hơn 50µm), nước
từ ao bón phân sẽ được cấp cho ao Artemia 2 ngày/lần. Cám gạo sẽ
cung cấp cho Artemia ăn xen kẽ với việc cung cấp nước từ ao bón phân
với liều lượng 60 kg/ha/lần.

-

Các bước quản lý tốt một ao nuôi Artemia để đạt được năng suất
70kg/ha/vụ nuôi
18


Địa điểm thực hiện: ruộng muối ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải với
hình thức thuê mướn hoặc kết hợp làm với nông dân trong thời gian thực hiện dự án.
Nội dung 1 dự kiến sẽ được thực hiện trong năm đầu tiên triển khai dự án, do vậy
ngoài các hỗ trợ về xây dựng công trình, cần có cán bộ có kinh nghiệm về nuôi
Artemia và làm công tác khuyến ngư để khuyến khích nông dân học hỏi cái mới,
ngoài ra cũng cần có những nông dân tiên tiến sẵn sàng tiếp cận cái mới. Rủi ro đáng
ngại nhất trong thực hiện là biến đổi của thời tiết (quá nóng kéo dài sẽ làm Artemia
chết và rút ngắn thời gian nuôi như vậy sẽ làm giảm đi năng suất).
Nội dung 2: Xây dựng và phát triển mô hình nuôi Artemia thâm canh trên quy mô thử
nghiệm trên ruộng muối Duyên Hải, Trà Vinh
Sau khi nội dung 1 đã hoàn tất, nông dân đã làm quen và đã có những hiểu biết nhất
định về nuôi Artemia thì nội dung 2 sẽ được tiến hành, dự kiến trong các năm thứ 2
và 3 của dự án để vừa phục vụ nghiên cứu đồng thời cũng là điểm trình diễn phục vụ
cho tham quan học hỏi của nông dân với quy mô thử nghiệm 1ha thả giống trên tổng
khu thí nghiệm 2ha.
2.1. Cải tiến hệ thống công trình ao nuôi để nâng cao năng suất ao nuôi: nghiên cứu

khả năng tăng sức chứa ao nuôi (mở rộng hệ thống mương, nâng cao cột nước) và
mối tương quan với sản lượng trứng bào xác
2.2. Phương pháp xử lý các vấn đề thường gặp trong quá trình nuôi để giảm tối đa sự
rủi ro về thả giống và quản lý ao nuôi như tảo nở hoa, ô nhiễm nền đáy, bệnh thường
gặp trong ao nuôi (chuyên đề 4)
2.3. Cải tiến qui trình nuôi và ứng dụng công nghệ bioflocs trong nuôi thâm canh
(chuyên đề 5)



Thả giống: mật độ thả (với nhiều mật độ nuôi khác nhau), cách thức.
Bón phân gây màu: Cách sử dụng hiệu quả các loại phân bón

19





Quản lý và sử dụng thức ăn chất lượng cao trong ao nuôi thâm canh Artemia
Quản lý dinh dưỡng trong ao nuôi thông qua tỷ lệ Carbon:Nitơ 10 để kích
thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng- nguồn thức ăn tốt cho Artemia (ứng
dụng công nghệ bioflocs)

 Các bước quản lý tốt một ao nuôi Artemia để đạt được năng suất (trứng tươi)
từ 150 kg/ha/vụ nuôi trở lên.
2.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của vùng nuôi (chuyên đề 6)
- Xác định các chỉ tiêu sinh trắc học của trứng bào xác Artemia: độ ẩm (%), tỉ lệ nở
(%), hiệu suất nở (số nauplii Artemia/g), tốc độ nở và đường kính trứng (m)
Phương pháp xác định sinh trắc học trứng bào xác theo phương pháp chuẩn của

Sorgeloos et al. (1996).
- Xác định thành phần sinh hóa cơ bản trứng bào xác Artemia
Thành phần sinh hóa cơ bản gồm đạm thô, béo thô, xơ thô, tro và carbohydrate của
sản phẩm được gởi phân tích ở Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường
Đại học Cần Thơ theo phương pháp AOAC (2000).
- Xác định thành phần acid amin của trứng bào xác Artemia
Các chỉ tiêu phân tích gồm hàm lượng 10 loại acid amin thiết yếu và 10 loại không
thiết yếu. Mẫu sản phẩm được gởi phân tích tại phòng Thí nghiệm Chuyên sâu,
Trường Đại học Cần Thơ theo phương pháp EZ: Amino Acid Analysis of protein
Hydrolysates by LCMS.
- Xác định thành phần sinh acid béo của trứng bào xác Artemia
Bốn loại acid béo thiết yếu sẽ được phân tích gồm 20:5n-3: eicosapentanoic acid
(EPA); 22:6n-3: acid docoxahexanoic (DHA); 18:2n-6: linoleic acid (LI); 20:4n-6:
arachidonic acid (ARA); 18:3n-3: linolenic acid (LN); ∑PUFA: tổng acid béo mạch
cao không bảo hòa; ∑n-3 PUFA: tổng n-3 PUFA; ∑n-6 PUFA: tổng n-6 PUFA. Mẫu
sản phẩm sẽ được gởi phân tích ở trường Đại học Ghent, vương quốc Bỉ theo phương
pháp sắc ký khí của Coutteau và Sorgeloos (1995).
Nội dung 3: Đào tạo CB dự án và tiến hành các họat động khuyến ngư
 Đào tạo CB cho địa phương (yêu cầu trình độ tốt nghiệp ít nhất lớp 12): 10 người.
Học viên được cung cấp lý thuyết song song với thực hành tại trại thực nghiệm Vĩnh
Châu (trực thuộc ĐHCT) trong thời gian 2 tuần (15 ngày). Học viên cũng kết hợp với
cán bộ dự án tham gia các họat động thí nghiệm và các họat động tập huấn, khuyến
20


ngư nhằm cung cấp thêm thông tin, kiến thức cũng như kỹ năng xử lý tình huống ao
nuôi. Yêu cầu khi kết thúc dự án học viên có thể độc lập quản lý và hướng dẫn cũng
như chuyển giao được kỹ thuật nuôi tới cho nông dân. Nội dung này sẽ được triển
khai ngay khi dự án khởi động.
 Tổ chức các lớp khuyến ngư, tập huấn cho nông dân: 1 lớp/ mùa vụ. mỗi lớp 20 học

viên (tổng cộng 3 khóa tập huấn với 60 nông dân tham gia trong 3 năm thực hiện dự
án), thời gian 2 ngày/khóa gồm: lý thuyết (1 buổi), thực địa và thảo luận tại chỗ (2
ngày)
Nội dung 4: Thiết lập mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ (chuyên đề 7)
Sau khi hoàn tất và đã xác định được các thông số cho quy trình (nội dung 1 và 2) để
gia tăng các hoạt động khuyến ngư dự án sẽ mở rộng các điểm trình diễn tại địa
phương với quy mô 2 ha (2 hoặc 3 hộ nông dân tham gia) cho mỗi hình thức nuôi
(thông thường và nuôi thâm canh) và chuyển giao quy trình nuôi tại chỗ cho nông
dân. Tại các điểm trình diễn và chuyển giao tại chỗ, cán bộ dự án và học viên được
đào tạo sẽ kết hợp để từng bước hướng dẫn cụ thể cho nông dân. Vì kết hợp với
người dân do vậy cần phải có một điểm đối chứng do cán bộ dự án thực hiện để so
sánh các chỉ tiêu theo dõi cũng như các bước quản lý ao nhằm phát hiện những điểm
thiếu sót, khác biệt cần bổ sung thêm khi chuyển giao mô hình này đại trà cho người
dân. Lưu ý là dự án chỉ hỗ trợ chi phí con giống và thức ăn cho các điểm chuyển giao
kết hợp trình diễn, các chi phí khác do nông dân kết hợp tự bỏ ra và sản phẩm thuộc
về nông dân.
Nội dung này được tiến hành vào năm thứ 2 của dự án cho tới cuối dự án với kỳ
vọng mở rộng được vùng nuôi tối thiểu đạt 10 ha do những đặc điểm đặc thù của tỉnh
(chú trọng vào tôm) và nông dân chưa được biết tới đối tượng này, do vậy thời gian
thực hiện dự án 3 năm là quá ngắn để có thể biến một đối tượng nuôi mới thành phổ
biến.
Nội Dung 5: Hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình (chuyên đề 8)
Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất tại Trà Vinh so với nghề làm
muối truyền thống và mô hình ở Sóc Trăng và Bạc Liêu.
18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
kỹ thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp
giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo
của đề tài)
Cách tiếp cận: Thông qua việc khảo sát sơ bộ vùng làm muối của huyện Duyên Hải,


21


so sánh với các đặc tính của vùng ruộng muối Sóc Trăng- Bạc Liêu, những kết quả
nghiên cứu cơ bản về công trình nuôi, sinh học, khả năng thích nghi trên ruộng muối,
quy trình nuôi Artemia…vv. đã và đang được nhóm tiến hành trên ruộng muối Vĩnh
Châu sẽ ngay lập tức được ứng dụng có lựa chọn để phù hợp với điều kiện ruộng
muối của Trà Vinh dưới dạng thử nghiệm sản xuất, trong quá trình triển khai sẽ có
điều chỉnh nếu thấy việc điều chỉnh mang lại hiệu quả cao hơn so với quy trình gốc.
Sau khi xác định được một quy trình phù hợp, ổn định và hiệu quả cho vùng nuôi sẽ
tiến hành mở rộng các điểm trình diễn, chuyển giao tại chỗ cho nông dân đồng thời
triển khai đồng loạt các hoạt động hội thảo, khuyến ngư để mở rộng vùng nuôi
hướng tới phổ biến việc nuôi Artemia như là một trong các đối tượng chủ chốt của
vùng ruộng muối nói chung và Duyên Hải nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Thử nghiệm ngoài đồng kết hợp với
các kết quả bố trí thí nghiệm tại hiện trường.
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo: kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên
cứu, ứng dụng từ địa phương khác và làm cho nó phát triển phù hợp với điều kiện địa
phương.
19

Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và
nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng
kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có).
Để đề tài triển khai được thuận lợi và nhất là lựa chọn là khuyến khích nông dân tham
gia thử nghiệm đối tượng mới cũng như sự phát triển của nghề nuôi sau khi dự án kết
thúc thì ngoài các cán bộ dự án rất cần có sự tham gia và ủng hộ của các cơ quan tổ chức

bao gồm:
- Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Duyên Hải
- Trạm Khuyến nông khuyến ngư Duyên Hải
- UBND xã Dân Thành.
Cùng tham gia trong các hoạt động khuyến ngư, đào tạo cán bộ cho địa phương cũng
như tập huấn và chuyển giao công nghệ.
20

Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

22


(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối
tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực
hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối
với kết quả của đề tài )
Đối tác nước ngoài: Phòng thí nghiệm nuôi trồng thủy sản và Trung Tâm khảo cứu
Artemia, trường Đại Học Ghent, Vương quốc Bỉ.
Đây là nơi khởi đầu các nghiên cứu ứng dụng đối với đối tượng Artemia và đã có
quan hệ nghiên cứu hợp tác với Đại Học Cần Thơ trên 20 năm bao gồm các giáo sư
đầu ngành về Artemia. Đồng thời họ cũng có quan hệ tư vấn rất rộng rãi với các công
ty giống và thức ăn thủy sản ở Châu Âu. Việc phối hợp với họ thông qua các hoạt động
tư vấn có thể đem lại những lợi ích đáng kể như gởi cán bộ đi đào tạo ngắn, dài hạn.
Thông qua họ giới thiệu sản phẩm thủy sản của địa phương tới các nhà sản xuất, tiêu
thụ thức ăn hoặc các nhà đầu tư có quan tâm tới nghề nuôi trồng thủy sản đặc biệt là
sản xuất trứng bào xác Artemia bởi vì Việt nam là nước duy nhất có sản phẩm Artemia
nuôi ao và chất lượng được đảm bảo.
21


Tiến độ thực hiện
Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực
hiện;
các mốc đánh giá chủ yếu

Kết quả
phải đạt

Thời
gian (bắt
đầu,
kết thúc)

Dự kiến
Cá nhân,
tổ chức
thực hiện*

kinh phí
(Triệu
đồng)

(1)
1

(2)

(3)


(4)

Xây dựng
11/2015Nghiên cứu hoàn thiện và được quy
5/2016
trình nuôi
chuyển giao quy trình nuôi
Artemia trên
Artemia trên ruộng muối cho ruộng muối
đạt năng suất
diêm dân vùng Duyên Hải, 70kg**/ha/vụ

(5)
Nguyễn
Văn Hòa và
các thành
viên tham
gia

tỉnh Trà Vinh
1.1

Hoàn chỉnh
Xây dựng, thiết kế hệ thống, hệ thống ao
nuôi thử
công trình ao nuôi
nghiệm trên
diện tích 2ha
với quy mô
thả giống

1ha, trong đó
1 ha làm ao
23

11/201512/2015

Trần Hữu
Lễ, Lê Văn
Thông

(6)



×