Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Xu hướng phát triển của truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.22 KB, 21 trang )

Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Câu 1:
Truyền thông thế giới đang thay đổi rất nhanh trước tác động
của xu thế hội tụ đa phương tiện? Theo bạn, ngành truyền hình
đang chịu sự ảnh hưởng của xu thế này như thế nào?
KHÁI NIỆM “HỘI TỤ ĐA PHƯƠNG TIỆN”
Đa phương tiện


Phương tiện là kênh truyền
Đa phương tiện nhiều kênh truyền tải
Hội tụ đa phương tiện là tập hợp nhiều kênh truyền tải

XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ ĐA PHƯƠNG TIỆN
Với sự xuất hiện của internet và điện thoại thông minh đã làm
thay đổi hoàn toàn thói quen của công chúng, hiện nay phần
lớn mọi người có xu hướng đọc báo trên các trang báo điện tử
thay vì đọc báo giấy, một bộ phận lớn chọn xem truyền hình
qua website và các kênh YouTube của các đài truyền hình thay
vì ngồi cạnh chiếc TV truyền thống.
Chính vì vậy cả báo chí, truyền hình, doanh nghiệp và các nhà
quảng cáo buộc phải tính đến những giải pháp bền vững hơn:
-

-

Một mặt tham gia vào cuộc chơi của mạng xã hội và điện
thoại thông minh bằng cách thân thiện hoá website thông


thường trên màn hình di động và chia sẻ đường link trên
mạng xã hội, xây dựng những nền tảng nội dung mới ứng
dụng trên thiết bị di động và mạng xã hội.
Mặt khác báo chí và doanh nghiệp phải bắt tay trong chiến
lược chuyển hướng sang các hình thức quảng bá dựa trên trải
nghiệm nội dung của bạn đọc. Bên cạnh đó, ứng dụng các xu
thế công nghệ mới trong việc thể hiện nội dung

Tất cả cho thấy đứng trước sự xâm lấn của Internet, truyền
thông đang chuyển mình sang xu hướng HỘI TỤ ĐA PHƯƠNG
TIỆN, chuyển tải nội dung trên các nền tảng khác nhau trong
một hệ sinh thái thống nhất, không thay thế hay triệt tiêu lẫn

1


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

nhau, mà ngược lại có tác dụng bổ trợ và tối ưu hoá các nền
tảng khác trong hệ sinh thái.
Trong tương lai gần, mỗi cơ quan truyền thông sẽ là một hệ sinh
thái đa nền tảng truyền thông, ở đó các kênh truyền thông
truyền thống như báo in, truyền hình, radio, sẽ tương tác với
báo điện tử, di động, mạng xã hội, v.v… và gắn kết chặt chẽ với
trải nghiệm của công chúng.
NGÀNH TRUYỀN HÌNH ĐANG CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA XU
HƯỚNG HỘI TỤ ĐA PHƯƠNG TIỆN
Công nghệ và Internet đang tái thiết toàn cảnh bức tranh

ngành truyền hình thế giới
Mô hình hình truyền thông kinh điểm của thế kỷ XX
1.

whowhat
With
effect

Say what

To Whom

In what
channel

Sự khác
nhau giữa

truyền hình hiện nay và trước đây
Truyền hình truyền thống

Truyền hình hiện đại

Truyền hình trước đây được
hiểu là Tv

Truyền hình hiện nay được
hiểu là Television

Broadcast Techology


No broadcast Techology
(Convergen Techology, viral)

Tiêu thụ và phân phối màn
hình nhỏ trong phòng khách

Tiêu thụ và phân phối đa màn
hình khắp mọi nơi

One – to – many => Linear
model
Mass media là phương tiện
của giao tiếp đại chúng

Many to many => No linear
model
Là phương tiện của giao tiếp
đại chúng và phương tiện của
giao tiếp cá nhân

Là kênh truyền thông truyền
thông chủ đạo của quốc gia

Kênh truyền thông có khả
năng vượt giới hạn, phạm vi
lãnh thổ quốc gia
2



Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Về nhà sản xuất (S)
Truyền hình truyền thống
- Mô hình tuyến tính (linear
mode)
- Quảng cáo theo khung giờ
phát sóng cho khán giả đại
chúng
- Cấu trúc tổ chức phân cấp,
nhà sản xuất giữ vai trò
chủ đạo
- Quản lý theo xếp hạng gia
chương trình

-

-

-

Truyền hình hiện đại
Mô hình tuyến hình => No
liner model
Ứng với công chúng theo
nhóm đối tượng và đóng
gói các cơ hội quảng cáo
chéo trong môi trường

Internet
Cấu trúc chương trình linh
hoạt hơn, trong đó công
chúng có thể tham gia vào
sản xuất
Quản lý biên lợi nhuận tổng
thể

Về nội dung (M)
Truyền hình truyền thống
- Nội dung có định dạng phát
sóng cố định theo chuẩn
phát sóng của nhà đài
(analog, digital, HD, SD,...)
- Nội dung được kiểm soát
thời lượng tương thích cho
việc phát sóng theo khung
giờ đã định sẵn và được
thông báo trước cho khán
giả.
- Nội dung được xác định
nhằm phục vụ cho công
chúng tiếp nhận tại gia
đình.

-

-

-


Truyền hình hiện đại
Nội dung có định dạng tùy
chỉnh phù hợp với phát
sóng đa hạ tầng (Multi –
Platform content) theo
nhiều định dạng khác nhau
(mp4, flash FLV, wmv, HD,
SD,...)
Nội dung phù hợp cho việc
phát sóng đa kênh, đa
phương tiện, đa giao diện
web trên nền tảng trên
internet (Multichanel,
multimedia, multiple sites
of productivity,...) được chia
thành các chương trình có
độ dài khác nhau.
Nội dung được thiết lập
theo phương thức lập trình
3


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

360 độ (360 degree
programming), tạo thành
một tổng thể cho chương

trình

Về kênh truyền (C)
Truyền hình truyền thống
- Phục vụ phát sóng trên
kênh chính của nhà sản
xuất
- Mô hình phát sóng được
định vị từ trước trên cơ sở
xác định khán giả là một
tập hợp đại chúng (Mass),
cơ hội phủ rộng.
- Phát sóng chuyên biệt
tương đối: các kênh chuyên
biệt phục vụ khán giả theo
định vị đối tượng một cách
tương đối (nhà sản xuất
xác định hướng sản xuất và
lựa chọn hình thức sản xuất
cho kênh)
- Khung giờ phát sóng cố
định => Kênh phát sóng
theo trật tự định sẵn

-

-

-


Truyền hình hiện đại
Phát sóng đa nền tảng, bao
gồm cả phát sóng trên
kênh chính của nhà sản
xuất và phân phối trên các
kênh hạ tầng khác
Mô hình phát sóng dựa trên
nền tảng internet, có khả
năng phân mảnh khán giả
theo tiêu chí hành vi người
dùng (các chương trình
được gợi ý cho khán giả
dựa trên thói quen xem/
tìm kiếm chương trình... mà
khán giả đã thực hiện và đã
được dữ liệu internet kiểm
soát
Khung giờ phát sóng linh
hoạt về thời gian (rolling,
time frames, time shift TV),
linh hoạt về nội dung (khán
giả có thể tự sắp xếp trình
tự xem cho mình)

Về công chúng
Khái niệm về công chúng/ khán giả:
- Bao gồm những người từ mọi tầng lớp trên xã hội
4



Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

- Bao gồm các cá nhân vô danh
- Thành viên của khán giả chia sẻ kinh nghiệm với nhau, có
rất ít tương tác giữa họ
- Các thành viên của khán giả rất dễ bị loại bỏ, họ được tổ
chức rất lỏng lẻo
Truyền hình truyền thống
- Public community (cộng
đồng công cộng
- Công chúng không tương
tác hoặc tương tác hai
chiều (với nhà sản xuất)
- Không có tính di động
(phòng khách), thống nhất
trong phạm vi địa lý
- Giao tiếp đại chúng (Mass
communication)
- Công chúng đa thành phần,
lứa tuổi, nghề nghiệp, trung
thành cao
- Công chúng hầu như không
tham gia vào quá trình sản
xuất, nhà sản xuất đóng vai
trò dẫn dắt theo khung đã
được định sẵn

2.


-

-

-

Truyền hình hiện đại
Ngoài cộng đồng công
cộng, còn có cả cộng đồng
cá nhân
Công chúng có thể tương
tác đa chiều, với nhà sản
xuất, các thành viên khác
trong cộng đồng khán giả
của chương trình, được
nhận dạng và được đáp
ứng nhu cầu.
Có tính di động cao, thống
nhất trong sự phân mảnh
Giao tiếp đại chúng và giao
tiếp liên cá nhân
Công chúng đa dạng
Công chúng chủ động có
thể tham gia vào quá trình
sản xuất với các nội dung
nghiệp dư, hoặc đóng góp
ý tưởng cho nhà sản
xuất,...


Truyền hình đang trở thành trải nghiệm của cá nhân

Sự đổi mới quan trọng nhất trong truyền hình là sự “dịch
chuyển về không gian”, sự tương tác của truyền hình phi truyền
thống với khán giả không còn chỉ diễn ra trong phạm vi “phòng
khách gia đình” như chúng ta thấy trên các poster quảng cáo
truyền thống nữa.

5


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Khái niệm “phòng khách” và “gia đình”- tương tự như một “ốc
đảo” đã bị phá vỡ hoàn toàn bởi sự tác động của công nghệ
thông tin, viễn thông, đặc biệt là sự xâm nhập vào từng ngõ
ngách của internet.
Truyền hình hiện nay là những nội dung video, có thể được xem
trên truyền hình truyền thống, điện thoại di động, máy tính
xách tay hoặc máy tính bảng. Không hạn chế địa điểm và thời
gian để để xem truyền hình. Ranh giới giữa nội dung trên
truyền hình và nội dung số dần bị xóa mờ bởi mọi người có thể
xem miễn phí các chương trình truyền hình trên các thiết bị di
động hoặc ngược lại có thể xem các nội dung số ngay trên
chiếc tivi truyền thống.
Sự chuyển đổi này bắt đầu từ những thiết bị như Slingbox được
giới thiệu vào năm 2005 cho phép mọi người có thể xem truyền
hình ở nhà nếu có kết nối Internet. Mô hình dịch vụ truyền hình

“mọi lúc, mọi nơi” cũng dần được nhiều người xem nó như là
một dịch vụ nghiêm túc có thể thay thế được dịch vụ truyền
hình truyền thống như dịch vụ Netflix hay FPT Play. Xem truyền
hình theo cách xem gì mình thích, lúc bạn muốn và ở bất kỳ
đâu đang dần dần trở nên phổ biến hơn.
3.

Truyền hình có nhiều nội dung vượt ra khỏi phạm vi
quốc gia

6


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Trong nhiều trường hợp truyền hình đã phân tán khỏi phạm vi
nhà nước, thông qua việc tư nhân hóa và ngày càng trở nên
thương mại. Nội dung đã di chuyển lên web thông qua các
trang web được gắn thương hiệu truyền thống, hoặc các kênh
tổng hợp video như Youtobe, các trang mạng xã hội (Facebook,
Intagram, Tweeter,...)
Giờ đây khi bạn đang ở Mỹ bạn hoàn toàn có thể xem một số
kênh truyền hình của Việt Nam hoặc ngược lại.
4.

Tạo ra xu hướng màn hình xếp chồng và sự phân tán
chú ý


Người tiêu dùng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang
ngày càng có xu hướng vừa xem truyền hình vừa thao tác trên
các thiết bị khác cùng một lúc. Đây được xem là XU HƯỚNG
MÀN HÌNH XẾP CHỒNG MỚI.
Đa số người xem sử dụng các thiết bị khác như: Điện thoại
thông minh, máy tính bảng, PC, máy tính bảng trong khi xem
truyền hình để có thêm thông tin về chương trình đang chiếu,
giao tiếp với những người khác, hoặc tìm kiếm những nội dung,
thông tin khác (theo thống kê của TNS Connected Life, vào năm
2015, hoạt động phổ biến nhất của xu hướng màn hình chồng
là mạng xã hội).
Xu hướng màn hình xếp chồng mới này đặt ra thách thức khiến
phân mảnh sự chú ý của người tiêu dùng giữa màn hình TV và
màn hình thứ hai.

7


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Biểu đồ hiển thị tỷ lệ phần trăm giữa sự quan tâm trọn vẹn so
với màn hình xếp chồng trên nhóm tuổi khác nhau trong khung
giờ vàng truyền hình. Sự chú ý không phân chia là hiếm (0%6%) giữa các nhóm tuổi trong khi tỷ lệ của màn hình-stacking là
cao hơn nhiều lần.
Đứng trước xu thế hội tụ đa phương tiện, kênh truyền hình 70
tuổi của chúng ta vẫn đang “sống rất tốt” nhưng theo một cách
khác rất nhiều so với nó trước đây. Công chúng nhiều nơi trên
thế giới vẫn đang xem truyền hình nhưng không phải xem trên

chiếc TV đặt ở trong phòng khách, có hàng triệu các nội dung
vẫn đang được diễn ra xung quang nội dung được công chiếu
trên truyền hình, một hệ sinh thái nội dung, nội dung chéo, nội
dung đa nền tảng của các chương trình truyền hình đang xuất
hiện trên rất nhiều nơi. Nhà sản xuất truyền hình không còn là
một “người bán báo dạo”, đang trưng diễn nội dung theo một
cách bảo thủ như trước kia mà đã chính thức trở thành “một vị
bác sĩ tâm lý”.
Truyền hình đang len lỏi vào mọi ngõ ngách thông qua nền
tảng internet để tiếp cận công chúng. Nhà sản xuất đang tạo ra
một hệ sinh thái truyền hình mà ở đó bao gồm rất nhiều hệ
sinh thái thành phần gồm: “hệ sinh thái nội dung”, “hệ sinh
thái kênh truyền”, “hệ sinh thái người dùng”. Người ta gọi đó là
hệ hình Social TV- trong đó, nhà sản xuất không chỉ đóng vai
trò là “nguồn phát” mà là nhà điều hành toàn diện.
Đặc biệt với các công cụ truyền thông xã hội khán giả không
còn thụ động tiếp cận thông tin mà chủ động đi tìm những nội
dung mình yêu thích. Thậm chí còn tự sản xuất nội dung.
8


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Câu 2: Theo quan điểm của bạn, trước xu thế hội tụ đa
phương tiện, đâu là những điểm lợi thế của ngành truyền hình
tại Việt Nam? Tại sao?
Đứng trước xu thế hội tụ đa phương tiện những lợi thế của
nghành truyền hình tại Việt Nam:

1.

Hầu hết kênh truyền hình tại việt nam phục vụ nhu
cầu đa dạng thực tế của khán giả

Truyền hình Việt Nam đã có nhiều thay đổi rõ rệt, từ những
kênh chuyên biệt, đi sâu vào từng nhóm tượng khán giả cụ thể,
đến nay, các kênh gần như mở rộng độ tuổi khán giả đến mức
tối đa, đa dạng hóa thể loại chương trình.
Có thể nói, hầu hết kênh truyền hình tại Việt Nam đi theo nhu
cầu đa dạng thực tế của khán giả. Có thể thấy nếu trước kia
truyền hình tập trung vào khai thác các chương trình âm nhạc
và phim truyền hình thì bây giờ các chương trình Game show
mang yếu tố giải trí, chương trình truyền hình thực tế tương tác,
tạo thành các tập có chủ đề, dramma đang là điểm nhấn, bên
cạnh đó việc đầu tư cho các bộ phim được mua bản quyền từ
nước ngoài về cũng là xu hướng cạnh tranh của rất nhiều kênh
truyền hình.
Xu hướng sản xuất này bao trùm hết các kênh truyền hình, đặc
biệt là mảng kênh được phát sóng trên hệ thống truyền hình
cáp, truyền hình kỹ thuật số… Sự thay đổi này dựa trên nhu cầu
của người xem, cũng như độ rating theo khu vực phát sóng
trong suốt thời gian qua. Một số kênh truyền hình dẫn đầu về
sản xuất chương trình game show, có tỷ lệ người theo dõi cao
hiện nay là: THVL1 (Truyền hình Vĩnh Long 1), HTV7 (Đài truyền
hình TPHCM), VTV3, VTV9 (Đài truyền hình Việt Nam)….

9



Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Trước sự cạnh canh ngày càng khốc liệt, thị phần càng thu hẹp
dần, đã có một số kênh truyền hình “thay máu” hoàn toàn để
thích nghi với xu hướng làm truyền hình hiện nay.
2.

Bắt nhịp nhanh chóng theo xu hướng truyền thông hội
tụ, lựa chọn phương thức phát sóng “song song”

Tận dụng tối đa các kênh phát hành online, trực tuyến như “ông
lớn” YouTube, truyền hình Việt Nam đang có những chính sách
phát triển song song. Ngày nay, khi bạn muốn xem lại một
chương trình truyền hình đã phát, bạn hoàn toàn có thể lựa
chọn các kênh khác, “đối tác kinh doanh” của đa số kênh hiện
nay – YouTube, hoặc một số nhà phát truyền hình mobie, giải trí
di động như FPT Play, VTV Go, Zing Tv,... Các kênh này chính là
hệ thống phân phối của hầu hết các chương trình truyền hình
hiện nay trên nền tảng Internet, mang lại khá nhiều lợi nhuận
cho nhà sản xuất (đặc biệt là các chương trình game show).
Tuy nhiên bên cạnh khía cạnh hợp tác hệ thống phát hành trực
tuyến này đang trở thành yếu tố “cạnh tranh trực tiếp” với kênh
truyền hình. Đặc biệt đối với những nhà sản xuất vừa và nhỏ
việc sử dụng YouTube được xem là kênh phát hành hiệu quả
hơn.
Từ hàng loạt các phim của những nhà sản xuất “tự phát”đến
các Game show lớn cũng chọn online là phương thức đưa đến
khán giả nhanh, hiệu quả nhất. Mô hình giải trí online sẽ được

đầu tư mạnh hơn và nhanh hơn bất kỳ phương thức truyền dẫn
nào đến với khán giả hiện nay.
Để biến những yếu tố cạnh tranh thành lợi thế đã có rất nhiều
kênh truyền hình của Việt Nam lựa chọn PHƯƠNG THỨC PHÁT
SÓNG “SONG SONG” để tạo sức hút cho kênh của mình.
Trong chính sự lớn mạnh, mở rộng không ngừng của các kênh
truyền hình, yếu tố cạnh tranh tự đặt ra, đó chính là đổi mới,
làm đầy sóng liên tục cũng như làm sao thỏa mãn nhu cầu khán
giả ở cả mức độ và tốc độ. Đã có những nhà sản xuất vừa chạy
theo kênh truyền hình phổ biến, vừa áp dụng sự thay đổi về
“tốc độ” cho chương trình truyền hình. Tức là chọn một format
chuẩn, sản xuất theo phiên bản, theo đối tượng khán giả tham
gia, và người xem.
10


Nguyễn Thị Ngọc Trinh
3.

MSV: B15DCTT078

Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về tỷ lệ người xem video
trực tuyến, mở ra một cơ hội đầy tiềm năng cho
truyền hình OTT

Thị trường truyền hình, thị trường điện ảnh Việt Nam, khán giải
trẻ rất quan tâm. Theo số liệu thống kê hằng ngày họ dành ra
khoảng 6 tiếng để ngồi trước màn hình máy tính hoặc điện
thoại thông minh. Đây chính là một cơ hội rất lớn để phát triển
truyền hình giải trí trên nền tảng mới

Theo những số liệu Google công bố từ Nghiên cứu Hành vi trực
tuyến của Người tiêu dùng 2014 (Global Connected Consumer
Study 2014) do Công ty nghiên cứu thị trường TNS thực hiện
trong quý 1 và 2-2014 thói quen xem video trực tuyến thường
xuyên phổ biến ở 85% người Việt có sử dụng mạng internet. Với
con số này, người Việt chỉ đứng sau Trung Quốc (92%) và Ả Rập
Saudi (97%) trong danh sách các quốc gia có người dân xem
video trực tuyến nhiều nhất trên thế giới. Chưa dừng lại đó, con
số này còn đáng chú ý hơn khi 78% cho biết họ sử dụng
smartphone để xem video trực tuyến. Tỷ lệ này còn cao hơn
Anh (61%) và Pháp (62%). Điều này đang mở ra cơ hội cho
những dịch vụ truyền hình truyền dẫn trên nền tảng Internet
hay còn được gọi với thuật ngữ OTT truyền hình (Over the top).
Trong thực tế từ năm 2017 đến nay, thị trường Việt Nam đã
chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch vụ truyền hình OTT.
Từ những ông lớn truyền hình như VTV, VTC, K+, SCTV đến các
doanh nghiệp nội như FPT Telecom, VNPT, BHD, Galaxy hay cả
doanh nghiệp ngoại như iFlix, Netflix đều đã tham gia vào cuộc
cạnh tranh cung cấp các sản phẩm OTT truyền hình phục vụ
người tiêu dùng.

Câu 3: Có nhận định rằng: “Dịch chuyển lên nền tảng
internet là xu hướng tất yếu của truyền hình hiện đại”. Bạn có
đồng ý với nhận định này không? Tại sao?
NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIÊN CỦA CHIẾC TV

11


Nguyễn Thị Ngọc Trinh


MSV: B15DCTT078

TRUYỀN HÌNH TRUYỀN THỐNG ĐANG DẦN "NHƯỜNG
SÂN" CHO INTERNET
Trong nhiều thập kỷ qua, xét về khía cạnh nền tảng cung cấp
nội dung và thông tin cho người tiêu dùng, truyền hình truyền
thống đã luôn giữ vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, khi thời đại của
Internet bùng nổ (bao gồm cả việc kết nối qua điện thoại thông
minh và máy tính) đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen của
công chúng.
Thời gian trung bình một người sử dụng Internet ngày càng
tăng lên, trong khi thời gian xem TV có dấu hiệu đi xuống.
Theo báo cáo của công ty truyền thông Zenith năm 2017, trung
bình mỗi người trên thế giới dành 7,5 giờ đồng hồ mỗi ngày để
xem TV, sử dụng Internet và các phương tiện truyền thông
khác.
Trong đó:
-

Năm 2010, thời gian trung bình một người xem TV nhiều
hơn sử dụng Internet là 123 phút/ngày.
Đến năm 2016 khoảng cách này rút ngắn còn 30 phút.
Năm 2018, chênh lệch giữa thời gian xem TV và kết nối
Internet mỗi ngày chỉ còn là con số rất nhỏ, thậm chí việc
kết nối Internet đang có sự “vượt mặt” thời gian xem TV.

Biểu đồ dưới đây cho thấy TV đang dần "nhường sân" cho
Internet.
12



Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Vậy ngày nay người Việt xem truyền hình bao nhiều giờ
một ngày?
Trong buổi hội thảo có tên OTT - Tương lai truyền hình diễn ra
tại TP HCM, bà Trần Thị Thanh Mai, Giám đốc Kantar Media, đã
đưa ra những con số liên quan đến Internet, 84% người Việt tại
4 thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ sử dụng
Internet hàng ngày trong đó
-

Người Hà Nội đang dành nhiều thời gian nhất 3,49
giờ/ngày;
Người Đà Nẵng là 2,44 giờ/ngày;
Người Sài Gòn 2,34 giờ/ngày
Người Cần Thơ 2,52 giờ/ngày.

Bên cạnh đó tỷ lệ người Hà Nội truy cập Internet bằng điện
thoại di động cũng cao nhất, tiếp đó lần lượt là Cần Thơ, TP
HCM, Đà Nẵng. Các con số lần lượt là 2,52 giờ/ngày, 2,08
giờ/ngày; 2,04 giờ/ngày; 1,52 giờ/ngày.

13


Nguyễn Thị Ngọc Trinh


MSV: B15DCTT078

Theo con số của Kantar, người trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn
cho Internet, còn người già sẽ dành nhiều thời gian hơn cho
truyền hình.

NGƯỜI XEM CẦN SỰ ĐA DẠNG, TOÀN CẦU VÀ TRẢI
NGHIỆM XÃ HỘI NHIỀU HƠN.
Người ta đang xem video nhiều hơn bao giờ hết, với hơn 6
tiếng/ngày - theo số liệu của Activate - công ty tư vấn về truyền
thông. Thực tế, xem video là cách thức phổ biến nhất mọi người
thường sử dụng trong thời gian rảnh của mình.
Xu thế xem video trực tuyến nhiều hơn xem TV chỉ ra 2 điều:

1.

người xem muốn được tiếp cận các nội dung đa dạng
hơn.
14


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Mô hình hoạt động của truyền hình trước đây được xây dựng
trên nguyên lý: Sự khan hiếm – sản xuất các chương trình
truyền hình, hạn chế phát sóng trên một số kênh nhất định,
trong một khoảng thời gian và khu vực nhất định.

Ngày nay Internet đã cung cấp cho người xem cách thức dễ
dàng hơn để tiếp cận nội dung dựa trên đúng nhu cầu, sở thích
của họ. Học có thể xem trên bất kỳ thiết bị nào chính vì vậy
người xem luôn mong muốn được tiếp cận các nội dung đa
dạng hơn.
2.

Người xem muốn được chủ động lựa chọn nội dung
mình muốn xem, dựa trên các tiêu chí (Nội dung, thể
loại, độ dài, định dạng, tác giả, khu vực)

YouTuber đang là một trong những kênh hỗ trợ chính cho các
hot YouTuber – đối tượng luôn chiếm được một sự quan tâm đặc
biệt của công chúng thông qua việc xây dựng một kênh truyền
hình cá nhân do chính họ điều hành mà không cần phải xin
phép. họ xây dựng nội dung và chia sẻ trực tiếp với tất cả các
khán giả. Và hơn cả xuất hiện, YouTube trở thành nơi để các chủ
tài khoản sản xuất, đạo diễn, biên tập và quảng cáo các video
đa dạng của họ. Mặc dù một số người xuất phát từ việc quay
clip trong phòng ngủ, nhiều người đã phát triển sự nghiệp của
mình đa dạng hơn rất nhiều bằng việc viết sách, kinh doanh các
thương hiệu nhượng quyền hay đi du lịch. Và đây sẽ là xu thế
mới của các công ty truyền thông trong tương lai!

15


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

3.


MSV: B15DCTT078

Đặc biệt các kênh truyền thông trực tuyến sẽ tiếp tục
sản xuất ra các nội dung không bao giờ tìm thấy trên
TV.

Một chương trình về truyền hình có thể không thu hút đủ người
xem, nhưng một kênh trực tuyến hoàn toàn có thể làm được
điều đó bằng việc thu hút khán giả qua online. Các video trực
tuyến được xây dựng dựa trên nhu cầu thực sự của người xem,
trong đó các video dạng “làm thế nào” hoặc các video mang
tính chất giáo dục là những thể loại được theo dõi nhiều nhất
trên YouTube.
Khi bản thân mỗi chúng ta cần tìm kiếm một chương trình học
tiếng anh, chúng ta không thể mòn mỏi chờ đến bao giờ TV sản
xuất một chương trình như vậy (hoặc có thể không bao giờ),
nhưng chúng ta hoàn toàn có thể click chuột và tìm các bài
giảng tiếng anh trực tuyến.
Không thể phủ nhận video trực tuyến là kênh giúp hàng triệu
người học những điều mới mỗi ngày: các chủ đề mới, ngoại ngữ,
nấu ăn, cách sửa chữa các thiết bị gia dụng hay đơn giản là
những kỹ năng mới.
16


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078


CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH SẼ ĐƯỢC XEM TRÊN
SMART-PHONE VÀ MÁY TÍNH NHIỀU HƠN TRONG TƯƠNG
LAI.
Từ năm 2010 việc xem TV trên các thiết bị di động như điện
thoai thông minh, máy tính đang là bước thay đổi lớn của
ngành truyền hình. Khoảng 60% khán giả hiện nay thích xem
các dịch vụ theo yêu cầu hơn các kênh truyền thống.
Với hơn 1 phần 3 người dùng muốn xem chương trình truyền
hình khi đang ở nước ngoài, tính linh hoạt đang trở thành yếu tố
ngày càng quan trọng đối với mọi người. Chính vì vậy không có
gì đáng ngạc nhiên khi các thiết bị di động lên ngôi.
Đặc biệt các nhà nghiên cứu còn thấy rằng VR sẽ làm thay đổi
cách mọi người tiêu cận nội dung. Hiện các công ty như
Microsoft và Sony đang dẫn đầu thị trường về sản phẩm VR.
Erlandsson kết luận: "Khi kỳ vọng của người dùng đối với việc
xem video và chương trình truyền hình ngày càng cao, thiết bị
di động và VR sẽ theo đó mà phát triển. Ngành công nghiệp
truyền thông cũng phải tập trung vào cung cấp các dịch vụ
mang tính cá nhân hóa cao với chất lượng tốt nhất để phục vụ
người xem.”
TUY NHIÊN TRUYỀN HÌNH TRÊN NỀN TẢNG INTERNET
CŨNG TỒN TẠI NHIỀU RỦI RO.
Truyền hình truyền thống có thể đang gặp khó khăn nhưng
truyền hình trên nền tảng Internet lại đang là thị trường tiềm
năng do đón đầu được xu hướng, người dùng thích chủ động
hơn trong việc lựa chọn những nội dung theo sở thích cá nhân
thay vì phụ thuộc vào sự phân phối của nhà đài
Tuy nhiên mặc dù là thị trường tiềm năng nhưng truyền hình
trên nền tảng Internet cũng tồn tại nhiều rủi ro. Hai khó khăn
lớn nhất mà truyền hình Intertnet Việt Nam đang phải đối mặt

là sự cạnh tranh của các công ty/ ứng dụng nước ngoài. Khó
khăn thứ 2 chính là vấn đề bản quyền.

17


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Về cơ bản, truyền hình Internet trong nước thường kết hợp 2 nội
dung là xem truyền hình và video theo yêu cầu. Để phục vụ
nhu cầu xem phim ngày càng lớn của người dùng, các sản
phẩm nội địa phải không ngừng cập nhật thêm nội dung mới,
lúc này các nhà sản xuất đều gặp phải những khó khăn nhất
định về kho nội dung và vấn đề bản quyền.
Một thực trạng cho thấy truyền hình Internet lậu vẫn tràn lan
trên mạng, khi người dùng có thể dễ dàng tìm thấy một bộ
phim mới, một kênh truyền hình quốc tế. Trong khi những công
ty cung cấp dịch vụ bản quyền thì không thể đủ kinh phí. Hoặc
chính sách các nhà cung cấp nội dung vẫn chưa phân phối trên
nền tảng Internet (OTT) như gói kênh HBO, Star Movies hoặc
các bộ phim bom tấn.
Đặc biệt một rào cản nữa khiến truyền hình trên nền tảng
Internet vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam là thói quen của người
dùng. Việc chuyển đổi thói quen người dùng từ truyền hình kỹ
thuật số sang nền tảng online đòi hỏi người dùng một thời gian
để làm quen. Nhóm người lớn tuổi thường mất nhiều thời gian
hơn để bắt đầu.


NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Giáo trình báo chí truyền hình – Dương Xuân Sơn
Television Studies After TV
Truyền hình phi truyền thống: Từ “người bán báo dạo” trở
thành "bác sĩ tâm lý” – Liên hoan phim truyền hình lần thứ
38

18


Nguyễn Thị Ngọc Trinh
4.
5.
6.
7.
8.

MSV: B15DCTT078

Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về tỷ lệ người xem video trực
tuyến – Metub
Xu hướng truyền hình số trong tiếp thị hiện nay –
Brandsvietnam
Truyền thông năm 2017: Giới trẻ không xem TV, người dùng
xem video online nhiều hơn bao giờ hết – Brandsvietnam
50% chương trình truyền hình sẽ được xem trên smart-phone

và máy tính bảng vào năm 2020 – Brandvietnam
Người Việt xem truyền hình bao nhiêu giờ mỗi ngày? –
Brandvietnam

MỤC LỤC
19


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Câu 1
Khái niệm hội tụ đa phương
tiện ............................................................1
Xu hướng truyền thông hội tụ đa phương
tiện.........................................1
Ngành truyền hình đang chịu ảnh hưởng của xu hướng hội tụ
đa phương tiện
1.
2.
3.
4.

Sự khác nhau giữa truyền hình hiện nay và trước
đây ..................2
Truyền hình đang trở thành trải nghiệm của cá
nhân.....................5
Truyền hình có nhiều nội dung vượt ra khỏi phạm vi quốc
gia ....6

Tạo ra xu hướng màn hình xếp chồng và sự phân tán chú ý
.........6

Câu 2
Hầu hết kênh truyền hình tại việt nam
Phục vụ nhu cầu đa dạng thực tế của khán
giả.........................................8
Bắt nhịp nhanh chóng theo xu hướng truyền thông hội tụ,
lựa chọn phương thức phát sóng “song
song”..........................................8
Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về tỷ lệ người xem video trực
tuyến,
mở ra một cơ hội tiềm năng cho truyền hình
OTT....................................9
Câu 3
Nhìn lại quá trình phát triên của chiếc
tv..................................................10
Truyền hình truyền thống đang dần "nhường sân" cho
internet................10
20


Nguyễn Thị Ngọc Trinh

MSV: B15DCTT078

Người xem cần sự đa dạng, toàn cầu và trải nghiệm xã hội
nhiều hơn.....12
các chương trình truyền hình sẽ được xem trên smart-phone
và máy tính bảng nhiều hơn trong tương

lai...............................................14
Tuy nhiên truyền hình trên nền tảng internet cũng tồn tại nhiều
rủi ro.......15

21



×