Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET TRÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.13 KB, 21 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Cục Viễn thông

--------------------

THUYẾT MINH

DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET TRÊN
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
1.

Giới thiệu quy chuẩn...............................................................................2

1.1.

Tên Quy chuẩn...........................................................................................2

1.2.

Mã số : QCVN xxx:201x/BTTTT.............................................................2

2.

Đặt vấn đề................................................................................................2


2.1. Hiện trạng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trên nền mạng di động tại
Việt Nam và nhu cầu quản lý................................................................................2
2.2. Các tiêu chuẩn quốc tế liên quan và tình hình quản lý của một số nước
khác đối với chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng di động................4
2.2.1.

Tiêu chuẩn quốc tế...............................................................................4

2.2.2.

Tình hình quản lý và tiêu chuẩn hóa của các quốc gia trên thế giới. . .6

3.

Nội dung sửa đổi......................................................................................7

4.

Hình thức xây dựng quy chuẩn............................................................13

4.1.

Sở cứ........................................................................................................13

4.2.

Hình thức xây dựng.................................................................................13

5.


Giới thiệu dự thảo QCVN.....................................................................13

5.1.

Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ...............................................................14

5.2.

Một số điểm cần lưu ý về Vùng CCDV...................................................15

6.

Nội dung quy chuẩn..............................................................................17

6.1.

Tên của Quy chuẩn..................................................................................17

6.2.

Bố cục của Quy chuẩn.............................................................................18

6.3.

Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn.........................................................18

1


1


1.

1.1

Giới thiệu quy chuẩn

Tên Quy chuẩn

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUY NHẬP
INTERNET TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG MẶT ĐẤT CÔNG CỘNG.

1.2
2

Mã số : QCVN xxx:201x/BTTTT
Đặt vấn đề

2.1 Hiện trạng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trên nền mạng di động tại Việt
Nam và nhu cầu quản lý
Năm 2009 Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thiết lập mạng và cung cấp
dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000 trong băng tần số 1900 – 2100
MHz cho 04 doanh nghiệp. Từ đó đến nay, các doanh nghiệp viễn thông đã liên tục phát
triển về hạ tầng, mở rộng vùng phủ sóng, giảm giá cước và cung cấp nhiều gói cước đa
dạng thu hút được ngày càng nhiều thuê bao. Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông
thì tính đến đầu năm 2017, tổng số thuê bao điện thoại di động cả nước có phát sinh lưu
lượng 3G đã đạt mức gần 44 triệu thuê bao [1].
Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm thiết lập mạng
IMT-advance (sau đây gọi tắt là 4G) cho các doanh nghiệp như Tập đoàn Viễn thông
Quân đội, Tổng công ty viễn thông Mobifone và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt

Nam. Các doanh nghiệp hiện đã kết thúc việc thử nghiệm và được Bộ TT&TT cấp phép
chính thức triển khai thiết lập mạng 4G. Ngày 18/4/2017, Tập đoàn Viễn thông Quân đội
đã chính thức khai trương mạng 4G và đã có khoảng 36.000 trạm thu phát sóng 4G [2].
Về quản lý chất lượng dịch vụ trên mạng di động, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
ban hành:
-

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2015/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất”.

-

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81:2014/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT2000”.

Cả hai bộ Quy chuẩn này hiện đang được Cục Viễn thông áp dụng triển khai đo
kiểm đánh giá chất lượng dịch vụ thoại và truy nhập Internet trên mạng viễn thông di
động mặt đất của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại Việt Nam phục vụ công tác quản
lý nhà nước về chất lượng dịch vụ viễn thông. Công tác đo kiểm này được triển khai định
kỳ hàng năm và đã phản ánh được chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang cung
cấp cho khác hàng.

2


Bảng 1. Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ truy nhập Internet IMT-2000 năm 2016
Kết quả đo kiểm

Chỉ tiêu chất lượng
kỹ thuật


QCVN
81:2014/BTTTT

Viettel

VNPT

Mobifone

1

Độ sẵn sàng của mạng
vô tuyến

≥ 95%

99,37%

99,36%

99,09%

2

Tỷ lệ truy nhập thành
công dịch vụ

≥ 90%


99,98%

100%

99,95%

3

Thời gian trễ truy nhập
dịch vụ trung bình

≤ 10 giây

1,89 giây

1,83 giây

1,61 giây

4

Tỷ lệ truyền tải dữ liệu
bị rơi

≤ 10%

0,07%

0,75%


0,07%

5

Tốc độ tải dữ liệu

5.1 Tốc độ tải lên trung
bình

≥ Vuavg

2,29 Mbit/s

1,20
Mbit/s

1,50
Mbit/s

5.2 Tốc độ tải xuống trung
bình

≥ Vdavg

10,79 Mbit/s

8,42
Mbit/s

8,17

Mbit/s

5.3 Tỷ lệ (%) số mẫu có
tốc độ tải xuống lớn
hơn hoặc bằng tốc độ
tải dữ liệu hướng
xuống tối thiểu trong
vùng lõi (1 Mbit/s)

≥ 95%

99,44%

95,50%

99,22%

TT

Song song với công tác đo kiểm định kỳ hàng quý, hàng năm, thì Q2/2017, Cục
Viễn thông cũng đã triển khai đo kiểm theo cam kết khi triển khai chất lượng dịch vụ truy
nhập Internet trên mạng IMT-Advance của Viettel và Mobifone tại Hà Nội. Các bài đo
kiểm và các tham số đo kiểm dựa trên sở cứ QCVN 81:2014/BTTTT.
Bảng 2. Kết quả đo kiểm thử nghiệm chất lượng dịch vụ truy nhập Internet của
Viettel trên mạng LTE/LTE Advance năm 2017
Mức công bố của
STT
Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
Kết quả đo kiểm
Viettel

1.

Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến

 95

100%

2.

Tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ

 95

100%

3.

Thời gian trễ truy nhập dịch vụ trung
bình

4.

Tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi

5.

Tốc độ tải dữ liệu

 5 giây

 2

1,83 giây
0,65%

3


STT

Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

Mức công bố của
Viettel

Kết quả đo kiểm

5.1.

Tốc độ tải xuống trung bình

 Vdavg(1)

34,90 Mbit/s

5.2.

Tốc độ tải lên trung bình

 Vuavg(2)


16,88 Mbit/s

5.3.

Tỷ lệ (%) số mẫu có tốc độ tải xuống
lớn hơn hoặc bằng tốc độ tải dữ liệu
hướng xuống tối thiểu trong vùng lõi

 95

100%

Để có thể thực thi công tác quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ truy nhập
Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng thì
cần phải sửa đổi QCVN 81:2014/BTTTT để bao trùm cả dịch vụ truy nhập Internet trên
mạng 3G và dịch vụ truy nhập Internet trên mạng 4G.

2.2

Các tiêu chuẩn quốc tế liên quan và tình hình quản lý của một số nước khác
đối với chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng di động

2.2.1 Tiêu chuẩn quốc tế
Song song với việc chuẩn hóa công nghệ mạng, nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa cũng
đã ban hành các tiêu chuẩn, khuyến nghị liên quan đến chất lượng dịch vụ truy nhập
Internet trên mạng di động, cụ thể là:
 ITU đã xuất bản các khuyến nghị liên quan đến chất lượng dịch vụ:
o ITU-T Y.1545.1 (3/2017) “Framework for monitoring the quality of service of IP
network services” bao gồm một số hướng dẫn thiết lập phương pháp đo kiểm

đánh giá chất lượng dịch vụ trên nền IP cũng như cách thức thiết lập mức ngưỡng
tối thiếu cho các tham số QoS. Khuyến nghị này đưa ra khái niệm về tốc độ tải
dữ liệu trung bình theo hướng lên và hướng xuống, theo đó tốc độ tải dữ liệu sẽ
là trung bình cộng các tốc độ tải dữ liệu của từng mẫu trên tổng số mẫu được đo
kiểm.
o ITU-T G.1010 (11/2001) “End-user multimedia QoS categories” bao gồm các
định nghĩa và các quan điểm về chất lượng dịch vụ như Chất lượng dịch vụ theo
yêu cầu của khách hàng, chất lượng dịch vụ đưa ra của nhà cung cấp dịch vụ,
chất lượng dịch vụ cung cấp trên hệ thống mạng hiện tại, chất lượng dịch vụ từ
đánh giá của khách hàng;
o ITU-T E.800 (09/2008) “ Terms and definitions related to quality of service and
network performance including dependability". Khuyến nghị này đưa ra khái
niệm và quan điểm về chất lượng dịch vụ cũng như phân biệt với chất lượng
mạng;
o ITU-T E.804 (02/2014) “Quality of service aspects for popular services in mobile

4


networks”. Khuyến nghị này đưa ra khái niệm, chỉ tiêu, phương pháp đo kiểm
đánh giá chất lượng trên nền mạng di động;
o ITU-R M.1457-10 (02/2017) “Detailed specifications of the terrestrial radio
interfaces of InternationalMobile Telecommunications-2000 (IMT-2000)”.
Khuyến nghị này gồm tập các giao diện vô tuyến được sử dụng cho mạng viễn
thông di động mặt đất công cộng IMT-2000. Theo khuyến nghị thì EDGE,
WCDMA, cdma2000, UTRA TDD và DECT là những giao diện được sử dụng
trong mạng viễn thông di động mặt đất chuẩn IMT-2000;
o ITU-R M.2012-2 (09/2015) “Detailed specifications of the terrestrial radio
interfaces of International Mobile Telecommunications-Advanced (IMTAdvanced)”. Khuyến nghị này được ITU xuất bản vào tháng 9/2015. Khuyến
nghị này gồm các giao diện vô tuyến LTE/LTE-A áp dụng triển khai trong mạng

viễn thông di động mặt đất chuẩn IMT-Advanced.
 ETSI đã xuất bản nhiều tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ trên mạng thông tin di
động, trong số đó có một số bộ tiêu chuẩn liên quan đến QoS như sau:
o ETSI EG 202 057-4 V.1.2.0 (2008-05) “Speech Processing, Transmission and
Quality Aspects (STQ); User Related QoS parameter definitions and
measurements; Part 4: Internet access”. Tiêu chuẩn này đưa ra định nghĩa và
phương pháp đo cho các tham số đánh giá chất lượng dịch vụ truy nhập Internet
nói chung và trên mạng di động nói riêng. Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng quy
định sơ đồ đo kiểm, các yêu cầu đối với máy chủ phục vụ công tác đo kiểm;
o ETSI TS 102 250 “Speech Processing, Transmission and Quality Aspects (STQ)
QoS aspects for popular services in moible networks”. Đây là bộ tiêu chuẩn khá
đầy đủ được ETSI xuất bản liên quan trực tiếp đến rất nhiều loại hình dịch vụ
trong mạng viễn thông di động mặt đất.
Yêu cầu kỹ thuật QoS trong bộ ETSI TS 102 250 được xây dựng trên quan điểm
người dùng sử dụng dịch vụ bao gồm các tham số tương ứng với các giai đoạn:
truy nhập mạng, truy nhập dịch vụ, tính toàn vẹn dịch vụ, duy trì dịch vụ.
Năm 2016, ETSI đã cập nhật phần 2 của bộ tiêu chuẩn ETSI TS 102 250 để bao
trùm cả công nghệ truy nhập vô tuyến LTE hiện đang sử dụng rộng rãi trên mạng
thông tin di động. Theo ETSI TS 102 250 thì các tham số đánh giá gồm
STT Quá trình truy nhập
mạng

2G/3G

LTE

1

Độ sẵn sàng mạng vô Quét mạng PLMN
tuyến


Quét mạng PLMN

2

Truy nhập mạng và Thiết lập giao thức PDP

Thiết

lập

kênh

5


kết nối IP
3

Duy trì dịch vụ

mang EPS
Drop giao thức PDP

Drop kênh mang
EPS

2.2.2 Tình hình quản lý và tiêu chuẩn hóa của các quốc gia trên thế giới
Qua khảo sát, một số nước trên thế giới có thị trường viễn thông và chính sách quản
lý khá tương đồng với Việt Nam như: Singapore, Ấn Độ, Malaysia, Bahrain, Rwanda đã

ban hành các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ trên mạng di động trong đó có
dịch vụ truy nhập Internet để phục vụ công tác quản lý chất lượng dịch vụ tại mỗi nước.
Phương thức quản lý chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng di động thực hiện
theo hình thức ban hành tiêu chuẩn, đo kiểm, so sánh với mức ngưỡng hoặc so sánh giữa
các doanh nghiệp với nhau. Cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông của các nước nói
trên định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý tiến hành đo kiểm, so sánh đồng thời chất lượng
của các dịch vụ do các nhà khai thác mạng cung cấp và công bố công khai kết quả đo
kiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 Quản lý theo hình thức ban hành các tiêu chuẩn và quy định mức ngưỡng tối thiểu:
Singapore, Ai Cập, Ấn Độ, Malaysia, Bahrain, Rwanda…
o Singapore ban hành tiêu chuẩn tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ cho mạng 3G và
4G gồm:
-

QoS Standards for 4G public cellular mobile telephone service

- QoS Standards for 3G public cellular mobile telephone service
o Ấn Độ ban hành tiêu chuẩn “The standards of quality of service for wireless data
services regulations” và chính thức áp dụng từ tháng 12/2012. Bộ tiêu chuẩn này
đã được sửa đổi bổ sung năm 2016 với phạm vi áp dụng bao trùm cả mạng
4G/LTE. Bộ tiêu chuẩn này chấp thuận tiêu chuẩn ETSI EG 202 057-4, ITU-T
E.804.
o Malaysia ban hành tiêu chuẩn với số hiệu MTSFB 009:2005 “Quality of service
for voice, short messaging and packet-switched traffic for public cellular
services” chấp thuận tiêu chuẩn ETSI TS 102 250-2.
o Ai Cập quy định các chỉ tiêu với các mức ngưỡng cụ thể để đánh giá chất lượng
dịch vụ dữ liệu trên mạng di động nói chung.
o Bahrain đang dự thảo “Quality of Service Regulation”, bộ tiêu chuẩn này quy
định mức ngưỡng và phương pháp đo đánh giá chất lượng các dịch vụ trên mạng
thông tin di động và mạng viễn thông cố định mặt đất. Bản dự thảo này tuân thủ

ETSI EG 202 057-4 và ETSI ES 202 765-4 V1.1.1 (2010-10), ITU-T E.804
(2014-02), ITU-T Y.1540 (2011-03), ITU-T Y.1541 (2011-12).

6


o Rwanda đang dự thảo “Quality of Service measurement of broadband Internet
access” quy định các tham số tối thiểu và phương pháp đo đánh giá dịch vụ truy
nhập Internet băng rộng di động và cố định. Bản dự thảo này tuân thủ ETSI EG
202 057-4, ETSI ES 202 765-4, ITU-T E.804, ITU-T Y.1540, ITU-T Y.1541.
 Các tham số đánh giá chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng di động của
các nước bao gồm:
Bảng 3. Bảng tổng hợp các tham số các nước áp dụng quản lý
STT

Tham số

Nước áp dụng

1

Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến

2

Tỷ lệ phiên PDP được thiết lập thành
Ấn Độ
công

3


Thời gian truy nhập dịch vụ trung
Ai Cập, Rwanda, Bahrain
bình

4

Tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ

Malaysia, Ruwanda

5

Tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ IP

Malaysia

6

Tỷ lệ hoàn thành phiên

Malaysia

7

Tốc độ tải dữ liệu trung bình

Rwanda, Ấn Độ, Bahrain, Ai Cập

8


Tỷ lệ phiên truyền tải dữ liệu bị rơi

Ấn Độ, Rwanda

9

Tỷ lệ truyền tải thành công dữ liệu
Ấn Độ, Rwanda
hướng xuống

10

Tỷ lệ truyền tải thành công dữ liệu
Ấn Độ, Rwanda
hướng lên

3

Singapore, Bahrain

Nội dung sửa đổi

Dự thảo quy chuẩn về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di
động mặt đất công cộng được xây dựng dựa trên sửa đổi QCVN 81:2014/BTTTT và các
tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng rộng rãi. Bộ quy chuẩn này không có mâu thuẫn
trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Các quy định kỹ thuật trong bộ
quy chuẩn này đều có khả năng đo kiểm, đánh giá. Phương pháp đo kiểm, đánh giá đã
được quy định rõ trong dự thảo quy chuẩn.
Những nội dung sửa đổi chính so với quy chuẩn QCVN 81:2014/BTTTT.

STT

QCVN 81:2014/BTTT

1

Tên quy chuẩn:

Nội dung sửa đổi
Tên quy chuẩn:

Lý do
Đảm bảo bao trùm cả

7


STT

2

3

QCVN 81:2014/BTTT

Nội dung sửa đổi

Lý do

Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về chất lượng
dịch vụ truy nhập
Internet trên mạng viễn
thông di động mặt đất
IMT-2000

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dịch vụ truy nhập
về chất lượng dịch vụ truy Internet trên mạng 3G và
nhập Internet trên mạng viễn 4G.
thông di động mặt đất công
cộng

Phạm vi áp dụng:

Phạm vi áp dụng:

Quy chuẩn này quy
định mức giới hạn các
chỉ tiêu chất lượng đối
với dịch vụ truy nhập
Internet trên mạng viễn
thông di động mặt đất
IMT-2000.

Quy chuẩn này quy định
mức giới hạn các chỉ tiêu
chất lượng đối với dịch vụ
truy nhập Internet trên mạng
viễn thông di động mặt đất
- Bộ TT&TT cấp phép

công cộng, bao gồm:
thiết lập mạng LTE/LTE- Dịch vụ truy nhập
A và cung cấp dịch vụ.
Internet trên mạng viễn
Các
doanh
nghiệp
thông di động mặt đất công
Viettel,
cộng sử dụng công nghệ truy VNPT,
nhập vô tuyến EDGE, Mobifone đã triển khai
WCDMA và các phiên bản cung cấp dịch vụ trong
phạm vi cả nước
tiếp theo;

Bổ sung mới

- Quy chuẩn QCVN
81:2014/BTTTT chỉ áp
dụng đối với dịch vụ
truy nhập Internet trên
mạng viễn thông di động
mặt đất IMT-2000.

- Dịch vụ truy nhập
Internet trên mạng viễn
thông di động mặt đất công
cộng sử dụng công nghệ truy
nhập vô tuyến LTE, LTE-A
và các phiên bản tiếp theo.


- Phù hợp với quy định
của
thông

04/2017/TT-BTTTT về
quy định triển khai hệ
thống thông tin di động
IMT trên các băng tần
824-835 MHz, 869-915
MHz, 925-960 MHz,
1710-1785 MHz, 18051880 MHz, 1920-1980
MHz.

Mức tín hiệu thu tối thiểu là
mức công suất tối thiểu thu
được tại ngõ vào của thiết bị
đầu cuối UE. Mức tín hiệu
thu tối thiểu:

Đảm bảo tính khả thi, rõ
ràng để xác định chỉ tiêu
Độ sẵn sàng của mạng
vô tuyến.

Theo lý thuyết, mức thu
- Vùng cung cấp dịch vụ RSRP
của
mạng
truy nhập Internet trên mạng LTE/LTE-A nằm trong


8


STT

QCVN 81:2014/BTTT

Nội dung sửa đổi
viễn thông di động mặt đất
công cộng sử dụng công
nghệ truy nhập vô tuyến
EDGE, WCDMA và các
phiên bản tiếp theo: -100
dBm;
- Vùng cung cấp dịch vụ
truy nhập Internet trên mạng
viễn thông di động mặt đất
công cộng sử dụng công
nghệ truy nhập vô tuyến
LTE, LTE-A và các phiên
bản tiếp theo: -121 dBm.

4

Lý do
khoảng từ -40 đến -140
dBm. Căn cứ vào việc
tham khảo kinh nghiệm
của một số nước trên thế

giới như Singapore (109 dBm), Cộng hoà
Czech (-109 dBm),
Croatia (-115 dBm),
Barhain (-115 dBm).
Các doanh nghiệp của
Việt Nam hiện đang quy
hoạch mạng với mức thu
tối thiểu là -121 dBm,
theo đó mức thu đề xuất
phù hợp về mặt công
nghệ cũng như năng lực
thực tế về mạng viễn
thông di động mặt đất
công cộng truy nhập vô
tuyến LTE, LTE-A và
các phiên bản tiếp theo
tại Việt Nam hiện đang
triển khai.

Vùng cung cấp dịch

Vùng cung cấp dịch

là vùng địa lý mà
DNCCDV công bố về
khả năng sử dụng dịch
vụ truy nhập Internet
trên mạng viễn thông di
động mặt đất IMT-2000
theo mức chất lượng

được quy định tại mục
2.1 của quy chuẩn này.
Vùng cung cấp dịch vụ
bao gồm 2 loại là vùng
biên và vùng lõi.

Vùng cung cấp dịch vụ là
vùng địa lý mà DNCCDV
công bố về khả năng sử
dụng dịch vụ truy nhập
Internet trên mạng viễn
thông di động mặt đất công
cộng theo mức chất lượng
được quy định tại mục 2.1
của quy chuẩn này. Vùng
cung cấp dịch vụ bao gồm:

- Doanh nghiệp căn cứ
vào năng lực mạng của
mình để công bố giá trị
tốc độ tải lên và tải
xuống trong vùng cung
cấp dịch vụ. Điều này
giúp thúc đẩy cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp,
nâng cao chất lượng
dịch vụ người tiêu dùng
được hưởng.

- Vùng cung cấp dịch vụ

truy nhập Internet trên mạng
- Vùng biên là vùng viễn thông di động mặt đất
cung cấp dịch vụ có tốc công cộng sử dụng công

- Giúp cơ quan quản lý
nhà nước đánh giá chính
xác chất lượng dịch vụ
của các doanh nghiệp

9


STT

QCVN 81:2014/BTTT

Nội dung sửa đổi

Lý do

độ tải dữ liệu hướng nghệ truy nhập vô tuyến cung cấp dịch vụ.
xuống tối thiểu là 256 EDGE, WCDMA và các
kbit/s.
phiên bản tiếp theo;
- Vùng lõi là vùng cung
cấp dịch vụ có tốc độ
tải dữ liệu hướng xuống
tối thiểu là 01 Mbit/s.

- Vùng cung cấp dịch vụ

truy nhập Internet trên mạng
viễn thông di động mặt đất
công cộng sử dụng công
nghệ truy nhập vô tuyến
LTE, LTE-A và các phiên
bản tiếp theo.

5

Độ sẵn sàng mạng vô Độ sẵn sàng mạng vô tuyến - Phù hợp với phạm vi
tuyến
Độ sẵn sàng của mạng vô của quy chuẩn sửa đổi
Độ sẵn sàng của mạng tuyến là tỷ lệ (%) giữa số
vô tuyến là tỷ lệ (%) mẫu đo có mức tín hiệu thu
lớn hơn hoặc bằng mức tín
giữa số mẫu đo có mức hiệu thu tối thiểu trên tổng
tín hiệu thu lớn hơn số mẫu đo.
hoặc bằng -100 dBm
trên tổng số mẫu đo.

6

Tốc độ tải dữ liệu

Tốc độ tải dữ liệu

Định nghĩa
Tốc độ tải dữ liệu gồm
hai loại: tốc độ tải
xuống và tốc độ tải lên:

- Tốc độ tải xuống
trung bình (Pd) là tỷ số
giữa tổng dung lượng
các tệp dữ liệu tải
xuống trên tổng thời
gian tải xuống.

Định nghĩa
Tốc độ tải dữ liệu trung bình
gồm: tốc độ tải xuống trung
bình (Pd) và tốc độ tải lên
trung bình (Pu):
- Tốc độ tải xuống trung
bình (Pd) là tỷ số giữa tổng
tốc độ tải xuống của các mẫu
đo trên tổng số mẫu đo theo
hướng xuống.

- Định nghĩa về tốc độ
tải trung bình tuân thủ
theo khuyến nghị ITU-T
Y.1545.1
(3/2017).
- Đảm bảo tính cạnh
tranh giữa các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ,
nâng cao chất lượng
dịch vụ truy nhập
Internet trên mạng viễn
thông di động mặt đất.


- Tốc độ tải xuống của
từng mẫu là tỷ số giữa
dung lượng tệp dữ liệu
tải xuống trên thời gian
tải xuống của mẫu đó. Tốc độ tải lên trung
bình (Pu) là tỷ số giữa
tổng dung lượng các
tệp dữ liệu tải lên trên

- Tốc độ tải lên trung bình
(Pu) là tỷ số giữa tổng tốc độ
tải lên của các mẫu trên tổng
số mẫu đo theo hướng lên.

- Mức ngưỡng này đồng
nhất với tiêu chuẩn về
chất lượng dịch vụ băng
rộng cố định mặt đất.

Trong đó:
- Tốc độ tải xuống của từng
mẫu đo là tỷ số giữa tổng
dung lượng tệp dữ liệu tải

- Thay quy định phân bố
đều các mẫu đo kiểm
bằng quy định về số mẫu
tối thiểu cần thiết phải
đo kiểm đối với từng


10


STT

QCVN 81:2014/BTTT

Nội dung sửa đổi

Lý do

tổng thời gian tải lên. xuống trên tổng thời gian tải điều kiện đo kiểm,
Chỉ tiêu
xuống của mẫu đó.
hướng đo kiểm để đảm
- Tốc độ tải dữ liệu - Tốc độ tải lên của từng bảo đơn nghĩa, rõ ràng
trung bình: Pd ≥ Vdavg mẫu đo là tỷ số giữa tổng khi triển khai đo kiểm
và Pu ≥ Vuavg - Tỷ lệ dung lượng tệp dữ liệu tải thực tế.
(%) số mẫu có tốc độ
tải xuống lớn hơn hoặc
bằng tốc độ tải dữ liệu
hướng xuống tối thiểu
trong từng vùng: ≥
95%.
Phương
định

pháp


xác

Phương pháp mô
phỏng các mẫu đo tải
tệp dữ liệu lên/xuống
máy chủ dành riêng. Số
mẫu đo kiểm tối thiểu
là 1 500 mẫu đo tải tệp
dữ liệu, phân bố đều
theo hướng tải lên, tải
xuống và theo các điều
kiện đo kiểm: đo trong
nhà, đo ngoài trời tại
các vị trí cố định, đo
ngoài trời di động. Với
mỗi điều kiện đo kiểm
thực hiện đo vào các
giờ khác nhau trong
ngày, trong vùng cung
cấp dịch vụ. Khoảng
thời gian để thực hiện
một mẫu đo từ 60 s đến
180 s. Dung lượng tệp
dữ liệu sử dụng làm
mẫu đo phải đủ lớn để
đảm bảo không hoàn
thành tải lên hay tải

lên trên tổng thời gian tải lên
của mẫu đó.

Chỉ tiêu
- Tốc độ tải dữ liệu trung
bình: Pd ≥ 0,8 Vd và Pu ≥ 0,8
Vu
Phương pháp xác định
Phương pháp mô phỏng: Mô
phỏng các mẫu đo tải tệp dữ
liệu lên/xuống máy chủ phục
vụ công tác đo kiểm. Số
lượng mẫu đo tải tệp dữ liệu
tối thiểu là 1 500 mẫu theo
hướng tải lên (tối thiểu 750
mẫu) và hướng tải xuống
(tối thiểu 750 mẫu). Với mỗi
hướng tải thực hiện vào các
giờ khác nhau trong ngày,
trong vùng cung cấp dịch vụ
và theo các điều kiện đo: đo
trong nhà (tối thiểu 250
mẫu), đo ngoài trời tại các vị
trí cố định (tối thiểu 250
mẫu), đo ngoài trời di động
(tối thiểu 250 mẫu). Khoảng
thời gian để thực hiện một
mẫu đo từ 60 s đến 180 s.
Dung lượng tệp dữ liệu sử
dụng làm mẫu đo phải đủ
lớn để đảm bảo không hoàn
thành tải lên hay tải xuống
tệp dữ liệu trong khoảng thời

gian thực hiện một mẫu đo.
Khoảng thời gian giữa hai

11


STT

QCVN 81:2014/BTTT
xuống tệp dữ liệu trong
khoảng thời gian thực
hiện một mẫu đo.
Khoảng cách giữa hai
mẫu đo liên tiếp xuất
phát từ một UE không
nhỏ hơn 30 s. Yêu cầu
chung về đo kiểm được
nêu tại Phụ lục A.

8

Nội dung sửa đổi

Lý do

mẫu đo liên tiếp xuất phát từ
một UE tối thiểu là 30 s. Yêu
cầu chung về đo kiểm được
quy định tại Phụ lục A.


Chỉ tiêu: Khiếu nại của Chỉ tiêu: Khiếu nại của Đảm bảo rõ ràng, chính
khách hàng về chất khách hàng về chất lượng xác khi tính toán và thu
lượng dịch vụ
dịch vụ
thập số liệu khiếu nại
Định nghĩa: Khiếu nại Định nghĩa: Khiếu nại của khách hàng về chất
của khách hàng về chất khách hàng về chất lượng lượng dịch vụ
lượng dịch vụ là sự dịch vụ là sự không hài lòng
không hài lòng của của khách hàng về chất
khách hàng về chất lượng dịch vụ được báo cho
lượng dịch vụ được báo DNCCDV bằng văn bản.
DNCCDV bằng văn
Số khiếu nại là tổng số khiếu
bản.
nại tính trên 100 thuê bao
Chỉ tiêu
trong khoảng thời gian 3
Tỷ lệ khiếu nại của tháng liên tiếp và được tính
khách hàng về chất theo công thức sau:
lượng dịch vụ ≤ 0,25.

f
F �i �
100
R
i 1
i
3

trong đó:

fi : Số khiếu nại trong
tháng thứ i;
Ri : Tổng số thuê bao trong
tháng thứ i;
Chỉ tiêu

8

Bổ sung mới

Khiếu nại của khách hàng về
chất lượng dịch vụ  0,25
Bổ sung mới phụ lục B: Yêu Đảm bảo khả thi khi
cầu chung về Vùng cung cấp thực hiện công bố vùng
dịch vụ dưới dạng bản đồ số cung cấp dịch vụ dạng
bản đồ số

12


4

Hình thức xây dựng quy chuẩn

4.1

Sở cứ

4.2


-

ITU-T E.804 (02/2014) “Quality of service aspects for popular services in mobile
networks”.

-

ITU-T Y.1545.1 (3/2017) “Framework for monitoring the quality of service of IP
network services”.

-

ETSI EG 202 057-4 V.1.2.0 (2008-05) “Speech Processing, Transmission and
Quality Aspects (STQ); User Related QoS parameter definitions and
measurements; Part 4: Internet access”.
Hình thức xây dựng

-

Thông tư 03/2011/TT-BTTTT “Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông” do Bộ
TT&TT ban hành ngày 04/01/2011.

-

Phương pháp: Biên soạn lại.

5

Giới thiệu dự thảo QCVN


Quy chuẩn này quy định mức ngưỡng các các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ
truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất công cộng.
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông
di động mặt đất theo các quy định của Nhà nước và của Bộ TT&TT. Quy chuẩn này cũng
là cơ sở để người sử dụng dịch vụ giám sát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên
mạng viễn thông di động mặt đất công cộng của doanh nghiệp CCDV.
Trong quy chuẩn này áp dụng đối với các dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn
thông di động mặt đất công nghệ EDGE, WCDMA, LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp
theo áp dụng triển khai tại Việt Nam. Các khái niệm về mạng thông tin di động mặt đất
công nghệ LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp theo tham khảo trong thông tư số
04/2017/TT-BTTTT về quy định triển khai hệ thống thông tin di động IMT trên các băng
tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz, 1805-1880 MH,z
1920-1980 MHz, 2110-2170 MHz.

5.1

Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

Các chỉ tiêu được lựa chọn quản lý dựa trên đánh giá theo cảm nhận của khách hàng
sử dụng dịch vụ. Trong quy chuẩn này, các chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá toàn trình quá trình
sử dụng dịch vụ bao gồm: Đăng nhập, sử dụng dịch vụ, kết thúc sử dụng dịch vụ. Các
tham số đánh giá các bước tiến hành tải tệp dữ liệu mẫu theo hướng xuống/hướng lên từ
máy chủ phục vụ công tác đo kiểm. Việc đo kiểm sẽ được thực hiện trong vùng cung cấp
dịch vụ do doanh nghiệp công bố. Quá trình đo kiểm gồm:
 Truy nhập dịch vụ, đăng nhập vào máy chủ;
 Tải tệp để đánh giá tốc độ tải;

13



 Đánh giá tiến trình phiên tải tệp dữ liệu bị rơi.
Các chỉ tiêu gồm có:
STT

Bảng 4. Tóm tắt mức ngưỡng các chỉ tiêu
Tên chỉ tiêu
Mức chỉ tiêu

1

Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật

1.1

Độ sẵn sàng mạng vô tuyến

1.2

Tỷ lệ truy nhập thành công dịch
≥ 90 %
vụ

1.3

Thời gia trễ truy nhập dịch vụ
≤ 10 giây
trung bình


1.4

Tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi

≤ 10 %

1.5

Tốc độ tải dữ liệu trung bình

Pd ≥ 0,8Vd và Pu ≥ 0,8Vu

2

Chỉ tiêu chất lượng phục vụ

≥ 95%

2.1

Khiếu nại của khách hàng về
≤ 0,25
chất lượng dịch vụ

2.2

DNCCDV phải có văn bản hồi âm cho
100% khách hàng khiếu nại trong thời hạn
Hồi âm khiếu nại của khách hàng
2 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận

khiếu nại.
- Thời gian cung cấp dịch vụ trợ giúp
khách hàng bằng nhân công qua điện thoại
là 24 giờ trong ngày;

2.3

5.2

Dịch vụ trợ giúp khách hàng

- Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ trợ giúp khách
hàng chiếm mạch thành công, thời gian từ
lúc gửi yêu cầu và nhận được tín hiệu trả
lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây
≥ 80%.

Một số điểm cần lưu ý về Vùng CCDV

Theo quy định tại khoản 3.2, điều 3, “Quy định về quản lý” của dự thảo quy chuẩn,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất
IMT phải công bố vùng cung cấp dịch vụ. Vùng cung cấp dịch vụ này bao gồm Vùng
cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000 (3G), vùng cung cấp
dịch vụ trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-Advanced (4G).
Một số các doanh nghiệp CCDV trên thế giới đã công bố Vùng CCDV dưới dạng
bản đồ số đối với dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất công
nghệ EDGE, WCDMA (3G), LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp theo (4G). Các doanh
nghiệp Việt Nam hiện đã công bố vùng cung cấp dịch vụ dịch vụ truy nhập Internet trên

14



mạng 3G, 4G cho khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước trên các trang web của doanh
nghiệp.

Hình 1. Vùng công bố CCDV (3G/4G) của Telstra Australia

15


Hình 2. Vùng công bố CCDV của Viettel

Hình 3. Vùng công bố CCDV của Mobifone

Hình 4. Vùng công bố CCDV của VNPT

6
6.1

Nội dung quy chuẩn
Tên của Quy chuẩn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Interrnet trên mạng viễn
thông di động mặt đất công cộng.

16


6.2


Bố cục của Quy chuẩn
1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích từ ngữ
1.5.Chữ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Chỉ tiêu kỹ thuật
2.1.1. Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến
2.1.2. Tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ
2.1.3 Thời gian trễ truy nhập dịch vụ trung bình
2.1.4 Tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi
2.1.5 Tốc độ tải dữ liệu trung bình
2.2. Chỉ tiêu phục vụ
2.2.1 Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ
2.2.2 Hồi âm khiếu nại của khách hàng
2.2.3 Dịch vụ trợ giúp khách hàng
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A (Quy định) – Yêu cầu về đo kiểm.
Phụ lục B (Quy định)- Yêu cầu chung về Vùng cung cấp dịch vụ dưới dạng bản đồ
số

6.3

Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn
Bảng 5. Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn


QCVN 81:201x/BTTTT

Tiêu chuẩn viện dẫn

Sửa đổi, bổ xung

1.Quy định chung

QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại.

1.1 Phạm vi điều chỉnh

QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại.

1.2 Đối tượng áp dụng

QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại.

1.3. Tài liệu viện dẫn

QCVN 81:2014/BTTTT

Chấp
vẹn


1.4.Giải thích từ ngữ

QCVN 81:2014/BTTTT

thuận

nguyên

Sửa đổi, bổ sung thêm
một số thuật ngữ phù
hợp với bản dự thảo

17


quy chuẩn.

1.5

QCVN 81:2014/BTTTT

Sửa đổi, bổ sung thêm
một số thuật ngữ phù
hợp với bản dự thảo
quy chuẩn.

QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại.


2.Quy định kỹ thuật
2.1 Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật
Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến

Tỷ lệ truy nhập thành công dịch
QCVN 81:2014/BTTTT
vụ
Thời gian trễ truy nhập dịch vụ
QCVN 81:2014/BTTTT
trung bình

Chấp
vẹn

thuận

nguyên

Chấp
vẹn

thuận

nguyên

thuận

nguyên


Tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi

QCVN 81:2014/BTTTT

Chấp
vẹn

Tốc độ tải dữ liệu trung bình

QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại

2.2 Chỉ tiêu chất lượng phục vụ
Khiếu nại của khách hàng về
QCVN 81:2014/BTTTT
chất lượng dịch vụ

Chấp
vẹn

thuận

nguyên

Hồi âm khiếu nại của khách
QCVN 81:2014/BTTTT
hàng

Chấp

vẹn

thuận

nguyên

Dịch vụ trợ giúp khách hàng

QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại

3. Quy định về quản lý

QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá QCVN 81:2014/BTTTT
nhân

Biên soạn lại

5. Tổ chức thực hiện

QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại

Phụ lục A


QCVN 81:2014/BTTTT

Biên soạn lại

Phụ lục B

Tự xây dựng

Bổ sung mới

18


Tài liệu tham khảo
[1] />
[2]

/>
ket-toc-do-4g-se-thuc-su-la-4g-QXJ0aWNs158e346c83768f
[3] QCVN 81:2014/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng dịch vụ truy
nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000”.
[4] ETSI EG 202 057-4 “Speech Processing, Transmission and Quality Aspects (STQ);
User related QoS parameter definitions and measurements;Part 4: Internet access”.
[5] ETSI TR 102 678 V1.2.1 (2011-05) “Speech and multimedia Transmission Quality
(STQ); QoS Parameter Measurements based on fixed data transfer times”.
[6] ITU-T Y.1545.1 (3/2017) “Framework for monitoring the quality of service of IP

network services”.
[7] F. No. 305-12/2012-QoS “The standard of Quality of Service for Wireless data

service regulations”.
[8] MTSFB 009:2005 “Quality of Service for Voice, SMS, Packet-Switched traffic for
public cellular services”.
[9] IDA “QoS Standards for 3G public cellular mobile telephone service”.
[10] IDA “QoS Standards for 4G public cellular mobile telephone service”.

19



×