Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 155 trang )

2017
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ
HẢI DƯƠNG HỌC

BÁO CÁO KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO
NGÀNH KHÍ TƯỢNG

Magic

334 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân
– Hà Nội


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................2
PHẦN I: GIỚI THIỆU.................................................................................................................6
PHẦN 2: BỘ TIÊU CHUẨN AUN-QA....................................................................................18
PHẦN 3: PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU..............................................................95
PHẦN 4: PHỤ LỤC..................................................................................................................101

2


DANG MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sứ mệnh và tầm nhìn của ĐHQGHN, Trường ĐHKHTN, Khoa KTTV & HDH
và mục tiêu của CTĐT cử nhân ngành Khí tượng học..........................................................18
Bảng 2.2 Một số thay đổi trong việc xây dựng CĐR của CTĐT..........................................21
Bảng 2.3 Thông tin chung về CTĐT năm 2012 và 2015 của ngành Khí tượng học..........22
Bảng 2.5 So sánh sự phân bổ giữa các khối kiến thứcvới Trường ĐH Penn State, Hoa Kỳ


........................................................................................................................................................26
Bảng 2.6 Chương trình dạy học theo học kỳ...........................................................................27
Bảng 2.7 Một số thay đổi trong CTĐT sau các lần điều chỉnh.............................................28
Bảng 2.8: Tích hợp chuẩn đầu ra và phương thức giảng dạy..............................................31
Bảng 2.9: Kỹ năng học tập suốt đời và phương thức dạy học tương ứng...........................33
Bảng 2.11: Thống kê điểm chuẩn đầu vào ngành Khí tượng giai đoạn 2011-2017............36
Bảng 2.12. Bảng tiêu chuẩn điểm đánh giá học phần và điểm trung bình chung.............41
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp ý kiến sinh viên về học phần năm học 2015-2016....................43
Bảng 2.14: Bảng thống kê đội ngũ GV, NCV Khoa KTTV & HDH....................................45
Bảng 2.15: Thống kêtuyển dụngcủa Khoa từ năm 2011-2017..............................................46
Bảng 2.16: Thống kê nhóm độ tuổi trung bình CBGV Khoa KTTV & HDH năm 2017. 47
Bảng 2.17: Tỷ lệ giảng viên/ sinh viên ngành Khí tượng.......................................................48
Bảng 2.20: Các tiêu chí chính tuyển dụng GV, NCV.............................................................51
Bảng 2.21: Bảng thống kê thành tích của GV, NCV từ năm 2012 -2017.............................53
Bảng 2.22: Bảng thống kê công trình NCKH của HMO và HUS từ năm 2012-2016........56
Bảng 2.23: Các đơn vị hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho sinh viên trực thuộc ĐHQGHN......57
Bảng 2.24: Thống kê đội ngũ cán bộ hỗ trợ của Khoa..........................................................58
Bảng 2.25: Thống kê số lượt cán bộ các đơn vị được cử đi học............................................62
Bảng 2.26 Thống kê chỉ tiêu và điểm chuẩn Khoa KTTV & HDH......................................65
Bảng 2.27: Hệ thống giám sát học tập của sinh viên..............................................................68
Bảng 2.28 Số lượng sinh viên bị kỷ luật Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học...69
Bảng 2.29 Thống kê về thu thập ý kiến phản hồi đối với chuẩn đầu ra và chương trình
đào tạo...........................................................................................................................................78
Bảng 2.30 : Bảng thống kê công trình NCKH của HMO năm 2012-2016..........................81
Bảng 2.31 Một số đề tài tiêu biểu được ứng dụng trong đào tạo..........................................82
Bảng 2.32 Số lượng các sinh viên và học viên cao học có đề tài NCKH và KLTN được hỗ
trợ từ các đề tài NCKH tại Khoa KTTV&HDH....................................................................82

3



Bảng 2.33: Điểm trung bình đánh giá của sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ
cho việc học tập năm 2015-2016................................................................................................83
Bảng 2.34: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, thôi học trong 5 năm gần đây..................................87
Bảng 2.35: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và thôi học qua các niên khóa..................................88
Bảng 2.36: Môi trường làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành Khí tượng.....................89
Bảng 2.37: Mức thu nhập bình quân hàng tháng của SV tốt nghiệp ngành Khí tượng...89
Bảng 2.38: Bảng thống kê đề tài NCKH sinh viên.................................................................91
Bảng 2.39: Đánh giá của nhà tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ
được đào tạo (đơn vị: %) năm 2016, 2017...............................................................................93
Bảng 2.40 Danh sách các giảng viên được đào tạo bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ ở nước ngoài....93

4


LỜI NÓI ĐẦU
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học có tiền thân là Khoa Địa lý-Địa
chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội, đã trải qua gần nửa thế kỷ đào tạo cử nhân các ngành Khí
tượng, Thủy văn và Hải dương học. Nơi đây cũng là nơi đào tạo cử nhân Khí tượng và
Hải dương đầu tiên của Việt Nam. Từ năm 1996 đến nay, Khoa Khí tượng, Thủy văn
và Hải dương học đã đào tạo được hơn 1500 sinh viên, 200 học viên cao học và 50
nghiên cứu sinh. Nhiều cựu sinh viên của Khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương
học đã trở thành giáo sư, phó giáo sư và các nhà nghiên cứu đầu ngành, các nhà khoa
học có uy tín của Việt Nam.
Hiểu biết về khí tượng, thủy văn và hải văn là tiền đề quan quan trọng cho phát
triển kinh tế xã hội của một đất nước. Điều đó, đòi hỏi công tác đào tạo có chất lượng
cao đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm đóng góp cho sự phát triển khoa học, công
nghệ và kinh tế. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn được tham gia kiểm định chất lượng
chương trình Đào tạo “Ngành Khí tượng” theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường

Đại học Đông Nam Á. Đây là dịp để chúng tôi nhìn nhận lại những điểm còn hạn chế,
có được các điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chương trình đào
tạo cử nhân ngành Khí tượng tại Khoa KTTV & HDH, ĐHKHTN -ĐHQGHN.
Báo cáo này được hoàn thành với sự chỉ đạo sát sao từ Ban Giám đốc
ĐHQGHN, Ban Giám hiệu ĐHKHTN, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục ĐHQGHN
và Phòng Thanh tra, Pháp chế và Đảm bảo Chất lượng của ĐHKHTN. Nhân dịp này,
chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, quý báu đó. Ban lãnh đạo khoa
xin gửi tới đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức đã và đang công tác tại khoa cũng như
các thế hệ sinh viên đã có những đóng góp tích cực trong suốt quá trình hoàn thành
bản báo cáo này.
PGS.TS. NGUYỄN THANH SƠN
Trưởng Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

5


PHẦN I: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu chung
“Báo cáo tự đánh giá” được xây dựng đệ trình lên Mạng lưới các trường đại học
Đông Nam Á để đánh giá chất lượng đào tạo (AUN-QA) cho chương trình đào tạo Cử
nhân ngành Khí tượng học tại Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN. Báo cáo được viết theo
Hướng dẫn thực hiện Kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo của Ban thư ký AUNQA tháng 10 năm 2017 (Phiên bản 3.0).
Bản báo cáo này gồm bốn phần chính. Phần I - Giới thiệu tổng quan về báo cáo tự
đánh giá và vắn tắt về ĐHQGHN, Trường ĐHKHTN, các hoạt động chính của Khoa Khí
tượng Thủy văn và Hải dương học với 22 năm truyền thống; Phần II - Phân tích và lý giải
chi tiết quá trình tự đánh giá các hoạt động giảng dạy và đào tạo theo các tiêu chuẩn của
Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN); Phần III - Đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu và đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng của Chương trình. Phần IV- Phụ lục liệt kê
danh mục các minh chứng cho phần đánh giá.

Nội dung chính của báo cáo gồm 11 mục chính tương ứng với 11 tiêu chuẩn của
AUN-QA kèm theo các minh chứng. Minh chứng (Exhibition - Exh) được đánh số theo 3
cặp số ngăn cách bởi dấu chấm. Cặp đầu tiên thể hiện số thứ tự của tiêu chuẩn, cặp thứ
hai thể hiện số thứ tự của tiêu chí và cặp cuối cùng thể hiện số thứ tự của mỗi minh chứng
trong tiêu chí.
Chương trình đào tạo hiện hành đã được xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng và hiệu
chỉnh gần đây dựa trên các yêu cầu của ĐHQGHN và xu thế hội nhập khoa học khí tượng
toàn cầu. Chương trình có các đặc điểm chính như sau:
a) Chương trình đào tạo được thiết lập với các mục tiêu và các tiêu chí rõ ràng như
kiến thức, kỹ năng, năng lực và đạo đức. Mục tiêu của chương trình là trang bị cho sinh
viên phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, phương
pháp khảo sát thực địa trong lĩnh vực khí tượng, khí hậu; có kiến thức, kỹ năng, phương
pháp nghiên cứu để có thể tiến hành công việc nghiên cứu tại các viện và trung tâm
nghiên cứu khoa học, các cơ quan hoặc doanh nghiệp trong lĩnh vực khí tượng, khí hậu,
biến đổi khí hậu, thủy văn và hải dương học. Ngoài ra sau khi tốt nghiệp, người học có
thể giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng, các cơ quan quản lý liên quan đến khí
tượng, thủy văn và hải dương học. Người học cũng có cơ hội tiếp tục được đào tạo ở bậc
thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước.
b) Đặc điểm và cấu trúc của chương trình đào tạo phản ánh đối tượng được đào
tạo, kết quả học tập mong đợi và các phương pháp được áp dụng thực hành. Cấu trúc và
6


nội dung của chương trình giảng dạy phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của Trường
ĐHKHTN trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu dẫn đầu về khoa học cơ bản và khoa
học ứng dụng cũng như góp phần vào sự phát triển của cộng đồng bằng cách tạo ra các
sản phẩm giáo dục chất lượng cao. Tựu trung lại, tất cả các môn học tạo nên khung
chương trình cân bằng, mạch lạc với kiến thức sâu rộng.
c) Chiến lược giảng dạy và học tập rõ ràng được sử dụng trong chương trình đào
tạo, ở đó khuyến khích việc học tập chủ động và học đi đôi với hành, cho phép sinh viên

hấp thụ và sử dụng kiến thức cũng như giúp tạo nên hứng thú học tập và phát triển trí thức
trong suốt quá trình học tập tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.
d) Phần đánh giá sinh viên được thực hiện kể từ khi họ bắt đầu nhập học đến khi họ
ra trường bằng cách kết hợp nhiều phương pháp chuẩn và phổ biến. Các tiêu chuẩn dùng
cho đánh giá được thiết lập rõ ràng và sẵn có cho giáo viên, sinh viên và các nhân viên
hành chính. Kết quả đánh giá phản ánh kết quả học tập mong đợi, đối tượng và nội dung
của chương trình đào tạo.
e) Việc tuyển dụng các giảng viên dựa vào nền tảng kiến thức của họ và gần đây
chỉ các ứng viên là tiến sỹ có cùng hoặc gần chuyên ngành cần tuyển dụng mới được xem
xét. Chính sách này đảm bảo rằng các giảng viên có khả năng thực hiện được cả hai hoạt
động là giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài ra, Khoa KTTV & HDH còn thực hiện việc mời
các giáo sư thỉnh giảng đến từ Nhật Bản, Đức, Nga và Pháp. Các cán bộ của Khoa thực
hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tuân thủ tốt các chính sách của nhà trường về đề bạt,
khen thưởng, kỷ luật, nghỉ việc và nghỉ hưu.
f) Song song với yêu cầu cao trong tuyển dụng giảng viên, Khoa KTTV & HDH
còn chú ý đến các hoạt động phát triển năng lực cho các thành viên. Nhiều hoạt động đã
và đang được thực hiện, bao gồm các khoá đào tạo, các chương trình trao đổi giảng viên,
hội nghị khoa học, các buổi chuyên đề và khuyến khích học ở các bậc học cao hơn, cả ở
trong nước cũng như nước ngoài (Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Úc…).
g) Đội ngũ cán bộ hỗ trợ như thủ thư, cán bộ văn phòng, nhân viên phòng thí
nghiệm,... có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của sinh viên và khách đến thăm.
h) Chất lượng sinh viên được kiểm soát tốt bằng chính sách thu nhận sinh viên rõ
ràng. Các sinh viên được nhận vào học trong chương trình dựa vào bảng điểm trung học
và điểm thi đầu vào cao hoặc là có thành tích cao trong các kỳ thi đặc biệt khác.
i) Sinh viên nhận được sự tư vấn, hỗ trợ và phản hồi đầy đủ về quá trình học tập
của mình. Môi trường học tập đáp ứng được nhu cầu về thể chất, xã hội và tâm lý của sinh
viên.
k) Việc đảm bảo chất lượng dạy và học được thực hiện thông qua sự thiết kế, phát
triển, đánh giá cẩn trọng về khung chương trình đào tạo, các khoá học, quá trình dạy và
7



học. Giảng viên có trách nhiệm thiết kế và thực hiện bài giảng và đảm bảo rằng bài giảng
đó phù hợp với mục đích và tiêu chí của chương trình dựa vào phản hồi của những người
học khác nhau.
m) Chương trình đào tạo đã nhận được nhiều phản hồi đóng góp đầy đủ từ các bên
liên quan (bao gồm người học, thị trường lao động, các cựu sinh viên, giảng viên và các
giáo sư trao đổi hay các khách mời) về khung chương trình, các môn học, phương pháp
giảng dạy, phương pháp đánh giá, các chính sách cho sinh viên, chất lượng sinh viên,...
Nói chung, các bên liên quan đánh giá cao chương trình đào tạo này.
n) Chương trình đào tạo đã chứng tỏ sự thành công qua nhiều năm, thể hiện bằng
sự hài lòng của cả giảng viên và sinh viên, được giới thiệu nhiều từ các sinh viên tốt
nghiệp và các giáo sư mời giảng, sự hài lòng của các nhân viên, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp
tìm được việc làm chấp nhận được, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp được nhận học bổng sau đại
học tương đối cao.

1.2.Tổng quan về Bản báo cáo Tự đánh giá
Vào ngày 14 tháng 11 năm 2016, Khoa KTTV & HDH đã đăng ký với ĐHKHTN
về thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cử nhân ngành Khí tượng bởi
AUN và bắt đầu chuẩn bị cho báo cáo tự đánh giá về chương trình Khí tượng theo hướng
dẫn của các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng AUN.
Trường ĐHKHTN và Khoa KTTV & HDH đã chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho dự án
đánh giá kiểm định chất lượng AUN. Vào ngày 15 tháng 02 năm 2017, Hiệu trưởng
ĐHKHTN đã ký quyết định số 293/QĐ-KHTN ngày 15 tháng 02 năm 2017 thành lập hội
đồng tự đánh giá với 17 thành viên, bao gồm đại diện Ban Giám hiệu, các phòng ban chức
năng của Trường, Ban chủ nhiệm Khoa KTTV & HDH và Khoa Địa Lý. Trưởng Khoa
Khoa KTTV & HDH cũng đề cử một tiểu ban xây dựng báo cáo tự đánh giá chương trình
đào tạo cử nhân ngành Khí tượng gồm 8 thành viên (đại diện Ban Chủ nhiệm Khoa, giảng
viên và cán bộ hỗ trợ) và được Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN ra quyết định thành lập số
374/QĐ-KHTN ngày 23 tháng 02 năm 2017. Một số thành viên của nhóm đã được cử

tham gia các lớp tập huấn về tự đánh giá và kiểm định chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn của
AUN.
Từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017, Ban chủ nhiệm Khoa và nhóm xây
dựng báo cáo AUN đã thu thập các tài liệu xác đáng cho báo cáo tự đánh giá như các mẫu
phản hồi, cơ sở dữ liệu, các chính sách, các minh chứng,… và tiến hành viết báo cáo tự
đánh giá với sự ủng hộ nhiệt tình từ tất cả các thành viên và nhân viên hành chính của
Trường ĐHKHTN. Bản tự đánh giá này được tiến hành trong khoảng 9 tháng. Cùng với
quá trình tự đánh giá, công tác cải tiến chất lượng cũng đã bắt đầu được thực hiện.
8


Báo cáo tự đánh giá được gửi tham khảo ý kiến của giảng viên và sinh viên trước
khi công bố trên website của Khoa KTTV & HDH sau khi hoàn thành vào 10/2017.
SAR được gửi tới Hội đồng đánh giá quốc tế tháng 10 năm 2017. Hoạt động đánh
giá nội bộ được tiến hành vào tháng 8 năm 2017.

1.3.Giới thiệu tóm tắt về Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên
Đại học Quốc gia Hà Nội là đại học đa ngành, đa lĩnh vực định hướng nghiên cứu
đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống Giáo dục Đại học của Việt Nam. Với định hướng
thành 3 trụ cột lớn mạnh về khoa học công nghệ của Nhà nước, cùng với Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, ĐHQGHN được thành lập
năm 1993 theo Nghị định 97/CP. Đại học Quốc gia Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng một số
trung tâm đại học tiên tiến đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ giữa
đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có tiền thân từ trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội và trở thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 12/1993. Trường
ĐHKHTN đảm bảo kế tục, tiếp nối và phát huy truyền thống của hơn 60 năm của Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đây là nơi đào tạo rất nhiều nhà khoa học tài năng và danh
tiếng của Việt Nam. Trường hiện có 3 cơ sở chính: 334 Nguyễn Trãi (nơi đặttrụ sở), 19 Lê

Thánh Tông và 182 Lương Thế Vinh, Hà Nội. Hiện nay Trường có 8 Khoa, 1 Trường
THPT chuyên, 11 Phòng Ban chức năng, 13 Trung tâm nghiên cứu và Phòng thí nghiệm
cấp Trường, 1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trường ĐHKHTN có 744
cán bộ (không bao gồm cán bộ là giáo viên THPT) trong đó GV có chức danh khoa học
gồm 127 Giáo sư và Phó giáo sư, trình độ chuyên môn gồm 343 TSKH và TS, 249 ThS,
126 cử nhân và 39 cán bộ hỗ trợ có trình độ khác.
Tầm nhìn và Sứ mạng của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Tầm nhìn: Phấn đấu đưa Trường ĐHKHTN trở thành trường đại học nghiên cứu
thuộc nhóm 100 trường đại học hàng đầu Châu Á vào năm 2020 và một số lĩnh vực đạt
trình độ tiên tiến của châu Á vào năm 2030.
Sứ mạng: Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN là trường đại học nghiên cứu, có sứ
mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu phát triển
và chuyển giao tri thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, góp phần xây dựng, phát triển
và bảo vệ đất nước.
Tầm nhìn và sứ mạng của Nhà trường được đúc rút trong các giá trị cốt lõi sau:
Chất lượng xuất sắc: Luôn hướng đến chất lượng xuất sắc trên mọi lĩnh vực, trong
9


mọi hoạt động của mỗi cá nhân, đơn vị, tập thể và luôn vượt trội trong việc cung cấp một
chất lượng giáo dục tốt nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu người học.
Đổi mới và sáng tạo: Luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự đổi
mới và sáng tạo trong các hoạt động, nhất là trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sáng
tạo tri thức là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà trường.
Trách nhiệm xã hội cao: Cam kết mang đến cho người học một chất lượng đào tạo
và phục vụ tốt nhất cho cán bộ và sinh viên luôn đề cao tinh thần phục vụ đất nước, phục
vụ nhân dân và cộng đồng nhân loại; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế,
xã hội của Việt Nam.
Hợp tác và thân thiện: Luôn tạo dựng một môi trường làm việc thân thiện, hiệu
quả, mọi thành viên đều được tôn trọng, bình đẳng và khuyến khích phát triển.

Khẩu hiệu hành động: “Sáng tạo, Tiên phong, Trách nhiệm xã hội”.

10


PRIME MINISTER

MOET

VNU, Hanoi

Functional
Offices

Research Institutes
& Centers

Member Universities

Service Units

and Schools
VNU-HUSrectorate

VNU-HUS

Party Committee

UNIONS/ASSO
CIATIONS


FACULTIES

 

Departments

FUNCTIONAL
OFFICES

Chỉ đạo
Báo báo
Phối hợp
Báo cáo

11

ADVISORY COUNCILS

RESEARCH
CENTERS & LABS
Departments


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN

12


1.4.Giới thiệu tóm tắt về Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Được thành lập từ năm 1966, Khoa Địa lý - Địa chất là một trong những đơn vị
đào tạo đại học và sau đại học có uy tín nhất trong cả nước. Ngay từ khi được tách ra từ
Khoa Địa lý – Địa chất ngày 23 tháng 10 năm 1995, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải
dương học đã liên tục được mở rộng và đổi mới, các chuyên ngành đào tạo và các đề tài
nghiên cứu khoa học thích ứng với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội đất nước. So
với ngày đầu tách khoa chỉ có 3 bộ môn và hơn hai chục cán bộ, hiện nay, Khoa KTTV &
HDHcó 4 đơn vị với tổng số38 cán bộ. Trong số đó có 29 giảng viên (3 giáo sư, 9 phó
giáo sư, 8 tiến sĩ, 4 thạc sĩ và 5 cử nhân), 7 nghiên cứu viên và 2 nhân viên hành chính.
Các cán bộ này làm việc trong các bộ môn, đảm nhiệm đào tạo 3 ngành đào tạo đại học, 3
chuyên ngành cao học và 3 chuyên ngành tiến sỹ.Khoa KTTV & HDHở Trường
ĐHKHTN, ĐHQGHN là trung tâm đào tạo các ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương
học cơ bản bậc cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ về Khí tượng và Khí hậu học, Thủy văn, Hải
dương học và Công nghệ biển. Trong 50 năm xây dựng và phát triển, Khoa đã đào tạo cho
đất nước một lượng đông đảo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có trình độ và giữ nhiều vị trí
quan trọng trong các cơ quan khác nhau. Trong số đó, nhiều người đã trở thành các GS,
PGS, và TS xứng đáng là các nhà khoa học có uy tín.
Tính trung bình trong 5 năm gần đây, Khoa KTTV & HDH có quy mô đào tạo sinh
viên hệ đại học chính quy là xấp xỉ 300 SV/năm vàcung cấp cho xã hội khoảng 70 - 80 cử
nhân/năm thuộc 3 ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học. Khoa cũng chú trọng
đặc biệt đến đào tạo sau đại học. Hàng năm khoa tuyển được khoảng 30 học viên cao học
và 5 nghiên cứu sinh.
Trong nhiều năm qua Khoa KTTV & HDHđã được Nhà nước, các cấp, các ngành
giao cho chủ trì triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Khoảng 15 năm gần đây,
hàng năm Khoa KTTV & HDH đã và đang chủ trì thực hiện 7 - 9 đề tài cấp Nhà nước, 35 đề tài cấp Bộ, Tỉnh và ĐHQGHN, 2-4 đề tài cấp cơ sở với tổng kinh phí mỗi năm
khoảng trên 10 tỷ đồng. Mặc dù số lượng cán bộ còn thấp nhưng hàng năm Khoa KTTV
& HDH công bố trung bình 40 bài báo trên các tạp chí quốc tế và trong nước, khoảng 20
báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học quốc tế và trong nước. Khoa KTTV &
HDHđã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu
trong nước và quốc tế (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Bỉ, Úc…).

Hàng năm, Khoa có 1-3 đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác với nước ngoài.
Sứ mạng: Đào tạo đại học và sau đại học về khí tượng, thủy văn và hải dương học
đạt chất lượng cao có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng
13


đất nước và hội nhập quốc tế; Nghiên cứu khoa học cơ bản đỉnh cao, nghiên cứu định
hướng ứng dụng hiệu quả.
Tầm nhìn: Trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu khí tượng, thủy văn và hải
dương học có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á vào năm 2025.
Cơ cấu tổ chức: Trưởng Khoa: PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn (phụ trách chung và phụ
trách tài chính, cơ sở vật chất, quản lý nhân lực); Các phó Khoa: PGS.TS. Nguyễn Minh
Huấn (phụ trách Khoa học và Công nghệ), PGS.TS. Trần Ngọc Anh (phụ trách công tác
sau đại học, kiểm định và đảm bảo chất lượng, đối ngoại) và PGS.TS. Vũ Thanh Hằng
(Phụ trách Đào tạo đại học và công tác sinh viên).
Phân chia các Bộ môn: Bộ môn Khí tượng và Biến đổi khí hậu, Bộ môn Thủy văn và Tài
nguyên nước, Bộ môn Khoa học và Công nghệ biển, Tổ Nghiệp vụ - Văn phòng. Ngoài
ra, Khoa KTTV & HDH cũng có các phòng thí nghiệm phục vụ học tập và nghiên cứu
khoa học, bao gồm Phòng Máy tính hiệu năng cao, Phòng thí nghiệm Dự báo thời tiết và
Khí hậu.
Các lĩnh vực nghiên cứu chính: Khí tượng và Khí hậu học, Biến đổi khí hậu, Thủy văn
học, Quản lý tài nguyên nước, Hải dương học, Hải dương học nghề cá, Công trình và kỹ
thuật biển ...

14


15



BAN CHỦ NHIỆM KHOA

BỘ MÔN

BỘ MÔN KHÍ
TƯỢNG VÀ
BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU

BỘ MÔN
THỦY VĂN
VÀ TÀI
NGUYÊN
NƯỚC

HỘI ĐỒNG KHOA

TỔ NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG

BỘ MÔN
KHOA HỌC
VÀ CÔNG
NGHỆ BIỂN

PHÒNG THÍ NGHIỆM

PHÒNG MÁY
TÍNH HIỆU
NĂNG CAO


Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học

16

PHÒNG TN
DỰ BÁO THỜI
TIẾT VÀ KHÍ
HẬU


17


PHẦN 2: BỘ TIÊU CHUẨN AUN-QA
2.1. Kết quả học tập mong đợi (Expected Learning Outcomes)
2.1.1 Kết quả học tập mong đợi được xây dựng rõ ràng, tương tích với tầm nhìn và sứ
mạng của nhà trường (The expected learning outcomes have been clearly
formulated and aligned with the vision and mission of the university).
Căn cứ vào sứ mệnh và tầm nhìn của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN là phát triển
thành một đại học nghiên cứu có nền giáo dục tiên tiến, vươn tầm khu vực và trên thế giới
(Bảng 2.1) [Exh.01.01.01], từ năm 2012 Khoa KTTV & HDH đã xây dựng CTĐT bậc đại
học ngành Khí tượng học theo CĐR đáp ứng quy định của ĐHQGHN gồm các bước:
Điều tra nhu cầu và hình thành ý tưởng - Xây dựng chương trình - Tiến hành thử nghiệm Triển khai đại trà (Conceive - Design - Implement - Operate, gọi tắt là CDIO) và được
điều chỉnh, cập nhật vào năm 2015[Exh.01.01.02]. Quy trình xây dựng CĐR và Khung
CTĐT được thực hiện theo các bước như sau: (1) Nhóm chuyên gia của Khoa biên soạn
CĐR; (2) Tham vấn ý kiến của nhà tuyển dụng; (3) Phê duyệt CĐR của Hội đồng Khoa
học và Đào tạo Khoa; (4) Nhóm chuyên gia xây dựng Khung CTĐT theo CĐR đã phê
duyệt; (5) Tham vấn ý kiến các bên liên quan; (6) Phê duyệt Khung CTĐT của Hội đồng
Khoa học và Đào tạo Khoa; (7) Hội đồng nghiệm thu CTĐT cấp Trường ĐHKHTN; (8)
Quyết định ban hành CTĐT của ĐHQGHN [Exh.01.01.03-Exh.01.01.06].

Bảng 2.1 Sứ mệnh và tầm nhìn của ĐHQGHN, Trường ĐHKHTN, Khoa KTTV &
HDH và mục tiêu của CTĐT cử nhân ngành Khí tượng học

VNU

VNU-HUS

Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,
trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; NCKH,
phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức
đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng,
phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột
và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học
Việt Nam.
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN là trường đại
học nghiên cứu, có sứ mạng đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân
tài, nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri
thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, góp
phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất
18

Tầm nhìn
Trở thành đại học định hướng
nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực
có tính hội nhập cao, trong đó, một
số trường đại học, viện nghiên cứu
thành viên thuộc các lĩnh vực khoa
học cơ bản, công nghệ cao và kinh

tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ
tiên tiến châu Á.
Phấn đấu đưa Trường ĐHKHTN trở
thành trường đại học nghiên cứu
thuộc nhóm 100 trường đại học
hàng đầu châu Á vào năm 2020 và
một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến
của châu Á vào năm 2030.


Khoa HMO

Mục tiêu
đào tạo

Sứ mệnh
Tầm nhìn
nước.
Đào tạo đại học và sau đại học về khí tượng, Trở thành đơn vị đào tạo và nghiên
thủy văn và hải dương học đạt chất lượng cứu khí tượng, thủy văn và hải
cao có khả năng hội nhập khu vực và quốc dương học có uy tín trong khu vực
tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước; Đông Nam Á và Châu Á vào năm
NCKH cơ bản đỉnh cao, nghiên cứu định 2025.
hướng ứng dụng hiệu quả.
Đào tạo cử nhân Khí tượng học có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức làm việc
tốt, có năng lực chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của xã hội; Sinh viên có thể
làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, quản lý nhà nước, dịch vụ, tư vấn
trong và ngoài nước về các lĩnh vực liên quan đến khí tượng và khí hậu học, biến
đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai...


Trên cơ sở tham khảo CĐR của CTĐT bậc đại học ngành Khí tượng học của Đại
học Penn State (Hoa Kỳ) (xếp hạng thứ 51theo đánh giá Xếp hạng các trường đại học thế
giới - World University Rankings), CĐR của CTĐT bậc đại học ngành Khí tượng học
được xây dựng rõ ràng gồm có các CĐR về kiến thức và năng lực chuyên môn, các CĐR
về kĩ năng (gồm cả kĩ năng chuyên môn và kĩ năng bổ trợ) và các CĐR về phẩm chất đạo
đức, được nêu rõ trong CTĐT và công bố công khai trên website của Khoa và Trường
[Exh.01.01.07]. Các CĐR được trình bày chi tiết ở Bảng 1.2 (Phụ lục).
Các CĐR của CTĐT ngành Khí tượng học được xây dựng tương thích với tầm
nhìn và sứ mạng của nhà trường cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sinh viên sau khi
tốt nghiệp sẽ đạt được những kiến thức và kĩ năng chuyên môn tốt trong lĩnh vực Khí
tượng học, đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và có khả năng hội
nhập trong khu vực và thế giới [Exh.01.01.03].
2.1.2 Kết quả học tập mong đợi bao gồm cả đầu ra chuyên ngành và đầu ra tổng quát
(The expected learning outcomes cover both subject specific and generic (i.e.
transferable) learning outcomes).
CĐR của CTĐT ngành Khí tượng học gồm có 3 nhóm CĐR là: kiến thức và năng
lực chuyên môn, kĩ năng và phẩm chất đạo đức trong đó được cụ thể hóa thành các CĐR
về kiến thức và kỹ năng tổng quát, phẩm chất đạo đức (gồm 13 CĐR chi tiết) cũng như
các CĐR về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành (gồm 12 CĐR chi tiết) như liệt kê và
phân loại trong Bảng 3.1PL (Phụ lục 3) cũng như được nêu rõ trong
CTĐT[Exh.01.01.06].
CĐR của CTĐT được cấu thành từ CĐR của các học phần, cụ thể các học phần
19


khoa học xã hội và khoa học tự nhiên thuộc khối kiến thức M1, M2, M3, còn các học
phần thuộc lĩnh vực nhóm ngành và ngành Khí tượng học nằm trong khối kiến thức M4,
M5.
Sinh viên tích lũy khối kiến thức M1, M2, M3 sẽ đạt được các CĐR tổng quát gồm
kiến thức chung về chính trị, văn hóa, ngoại ngữ cũng như các kiến thức nền về toán, lý,

hóa, tin học. Các kỹ năng tổng quát đạt được như khả năng lập kế hoạch, tổ chức, sắp
xếpcông việc, hoạt động nhóm, phân tích vấn đề, giao tiếp hiệu quả, năng lực tự học và
sáng tạo.
Sinh viên tích lũy khối kiến thức M4, M5 sẽ đạt được các CĐR chuyên ngành gồm
kiến thức cơ sở và chuyên ngành của Khí tượng học như hiểu và giải thích được các hiện
tượng, các quá trình xảy ra trong khí quyển, biết vận dụng trong từng trường hợp cụ thể
và áp dụng vào thực tế. Các kỹ năng chuyên ngành đạt được gồm kỹ năng thực hành, thực
địa, thu thập, xử lý, phân tích số liệu, có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại trong các
bài toán Khí tượng, sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành để cập nhật, tổng hợp kiến thức
chuyên môn, khả năng lập luận, tư duy, thuyết trình và giải quyết các vấn đề trong lĩnh
vực khí tượng.
Một số học phần chung trong khối kiến thức M1, M2 và các học phần trong khối
M5 như Thực tập quan trắc khí tượng, Thực tập nghiệp vụ, Niên luận, Khóa luận tốt
nghiệp cũng sẽ giúp sinh viên đạt được các CĐR về phẩm chất đạo đức.
2.1.3 Kết quả học tập mong đợi phản ánh rõ ràng yêu cầu của các bên liên quan (The
expected learning outcomes clearly reflect the requirements of the stakeholders).
Với mục đích xây dựng khung CTĐT ngành Khí tượng học đáp ứng được nhu cầu
của xã hội, căn cứ theo Hướng dẫn về xây dựng, điều chỉnh, cập nhật khung CTĐT của
ĐHQGHN, Trường ĐHKHTN, năm 2012 Khoa KTTV & HDH đã thực hiện việc xây
dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận quy trình CDIO dựa trên việc xác định
CĐR có tham vấn ý kiến của các bên liên quan. CTĐT sau đó được điều chỉnh, cập nhật
lần tiếp theo vào năm 2015.
Trong quá trình thực hiện xây dựng CTĐT, CĐR của CTĐT được tổ chuyên gia
của Khoa biên soạn và xin ý kiến của 30 nhà tuyển dụng. Kết quả tổng hợp cho thấy 97%
ý kiến khảo sát đồng ý các CĐR phù hợp với mục tiêu đào tạo và đáp ứng được nhu cầu
xã hội và nhà tuyển dụng [Exh.01.01.03]. Dựa trên CĐR đã được Hội đồng Khoa học và
Đào tạo Khoa phê duyệt, nhóm chuyên gia tiếp tục xây dựng Khung CTĐT và phát phiếu
khảo sát để lấy ý kiến các bên liên quan bao gồm: giảng viên (45 phiếu), sinh viên (70
phiếu), cựu sinh viên (50 phiếu), chuyên gia (40 phiếu), nhà tuyển dụng (30 phiếu) và nhà
20



quản lý (40 phiếu). Kết quả tổng hợp ý kiến khảo sát cho thấy các học phần trong CTĐT
đáp ứng được CĐR và vị trí việc làm sau tốt nghiệp(trong đó 72% số học phần đáp ứng ở
mức cần thiết và 28% số học phần đáp ứng ở mức rất cần thiết).Ngoài ra, Khoa còn lấy ý
kiến khảo sát của một số Giáo sư nước ngoài giảng dạy trong lĩnh vực khí tượng của một
số trường đại học có uy tín trên thế giới [Exh.01.01.03]. Việc điều chỉnh CĐR trong
CTĐT năm 2015 đã phản ánh tốt hơn yêu cầu của nhà tuyển dụng về năng lực ngoại ngữ,
đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp.
Một số thay đổi trong việc xây dựng CĐR của CTĐT 2012 và 2015 được trình bày
trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Một số thay đổi trong việc xây dựng CĐR của CTĐT
Sự khác biệt

CĐR về kiến
thức và kỹ năng

Năng lực Ngoại
ngữ

Trước 2012

- Chưa tiếp cận CDIO
- Mục tiêu đào tạo
(kiến thức, kỹ năng,
thái độ) chưa được cụ
thể hóa theo CĐR

Trình độ B1


2012
- Đã tiếp cận theo
CDIO
- Mục tiêu đào tạo
(kiến thức, kỹ năng,
thái độ) được cụ thể
hóa gồm 6 CĐR về
kiến thức; 14 CĐR về
kỹ năng và 3 CĐR về
phẩm chất đạo đức

Trình độ B1

2015
- Đã tiếp cận theo CDIO
- Mục tiêu đào tạo (kiến thức,
kỹ năng, thái độ) được cụ thể
hóa gồm 7 CĐR về kiến thức
và năng lực chuyên môn; 15
CĐR về kĩ năng và 3 CĐR về
phẩm chất đạo đức
- Được xác định là 1 CĐR độc
lập
- Theo khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
(bậc 3)

2.2. Mô tả chương trình (Programme Specification)
2.2.1 Thông tin cung cấp trong bản mô tả CTĐT đầy đủ và cập nhật (The information in
the programme specification is comprehensive and up-to-date).

Bản mô tả CTĐT ngành Khí tượng học cung cấp thông tin cần thiết cho các bên
liên quan, được đăng tải trên website của Trường ĐHKHTN và Khoa KTTV & HDH bao
gồm: Phần I-Giới thiệu chung về CTĐT; Phần II-CĐR của CTĐT; Phần III-Nội dung
CTĐT [Exh.02.01.01]. Những thông tin chính và sự thay đổi được tóm lược ở Bảng 2.3
trong đó mục tiêu đào tạo của năm 2015 chú trọng hơn đến sự hội nhập quốc tế và những
vấn đề khoa học có tính thời sự về biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.

21


Bảng 2.3 Thông tin chung về CTĐT năm 2012 và 2015 của ngành Khí tượng học
Thông tin
1. Tên cơ sở cấp bằng
2. Tên cơ sở đào tạo
3. Hội đồng chuyên môn
thẩm định
4. Tên văn bằng tốt nghiệp
5. Ngành đào tạo
6. Mã ngành đạo tạo
7. Mục tiêu đào tạo

Năm 2012
Năm 2015
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường ĐHKHTN
Hội đồng Khoa học và Đào tạo các cấp

Cử nhân ngành Khí tượng học
Khí tượng học
52440221

Đào tạo cử nhân Khí tượng học có Đào tạo cử nhân Khí tượng học có
phẩm chất chính trị, đạo đức, ý phẩm chất chính trị, đạo đức, ý
thức làm việc tốt, có năng lực thức làm việc tốt, có năng lực
chuyên môn đáp ứng được nhu chuyên môn đáp ứng được nhu
cầu của xã hội. Sinh viên có kiến cầu của xã hội; Sinh viên có thể
thức đại cương, cơ bản, cơ sở và làm việc tại các cơ quan nghiên
nghiệp vụ chuyên ngành về Khí cứu, giảng dạy, quản lý nhà nước,
tượng, Khí hậu để làm việc tại các dịch vụ, tư vấntrong và ngoài
cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, nướcvề các lĩnh vực liên quan đến
quản lý nhà nước, dịch vụ, tư vấn khí tượng và khí hậu học, biến đổi
trong các lĩnh vực có liên quan khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ
đến khí tượng và khí hậu học...
thiên tai...
8. Chuẩn đầu ra
xem Bảng 1.2 và Bảng 1.3
9. Tuyển sinh
Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ĐHQGHN
10. Loại hình đào tạo
Chính quy
11. Thời gian đào tạo
4 năm (8 học kỳ)
12. Ngôn ngữ giảng dạy
Tiếng Việt
13. Số tín chỉ cần tích lũy 136
134
14. Chiến lược dạy-học, Chiến lược dạy-học: Lấy người học làm trung tâm, Học đi đôi với
kiểm tra-đánh giá
hành.
Hình thức dạy-học: Số giờ lý thuyết/thực hành/tự học được phân bổ rõ
ràng cho từng học phần.

Hình thức kiểm tra-đánh giá: bài tập, trả lời các câu hỏi tình huống trên
lớp, trắc nghiệm, thảo luận, thuyết trình, bài tập nhóm, tiểu luận, thi
viết và vấn đáp tùy theo từng học phần nhằm đáp ứng được CĐR về
kiến thức và kỹ năng.
15. Thời gian cập nhật 2012
2015
chương trình
16. Đăng tải trên
- Website của Khoa:
- Website của Khoa:
/>ent/khung-cdr-dai-hoc-nament/khung-chuong-trinh-dao-tao2012.html
dai-hoc-va-de-cuong-chi-tietmon-hoc-nam-2015.html

22


2.2.2 Thông tin cung cấp trong bản mô tả học phần đầy đủ và cập nhật (The information
in the course specification is comprehensive and up-to-date).
Bản mô tả học phần được nhóm giảng viên phụ trách học phần biên soạn, thông
qua tại Bộ môn, sau đó được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa phê duyệt và ban hành
bởi Trường ĐHKHTN. Thông tin cung cấp trong bản mô tả học phần bao gồm: Mã học
phần; Tên học phần; Ngôn ngữ giảng dạy; Số TC; Môn học tiên quyết; Giảng viên; Mục
tiêu và CĐR của học phần; Tóm tắt nội dung học phần; Phương pháp giảng dạy, kiểm trađánh giá; Học liệu; Nội dung chi tiết học phần. Bản mô tả học phần của CTĐT năm 2015
có sự thay đổi so với năm 2012 trong đó mục tiêu và CĐR của học phần được tách biệt rõ
ràng, từng nội dung của học phần được phân bổ số giờ dạy cụ thể[Exh.02.02.01].
Bản mô tả chi tiết học phần được giảng viên hoặc cố vấn học tập cung cấp cho sinh
viên khi bắt đầu học kỳ và được công bố trên website của Khoa để các bên liên quan dễ
dàng tiếp cận [Exh.02.02.02]. Vào đầu mỗi năm học, giảng viên phụ trách học phần rà
soát, chỉnh sửa nội dung chi tiết học phần, cập nhật kết quả nghiên cứu, hướng nghiên cứu
mới và được thông qua ở Bộ môn, phê duyệt của Hội đồng Khoa nhằm đảm bảo tính cập

nhật và tính khoa học của học phần[Exh.02.02.03]. Các học phần và nội dung cập nhật
được liệt kê trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4 Bảng so sánh các học phần được cập nhật
Học phần

Nội dung cập nhật

Học phần thuộc khối kiến
thức M1, M2, M3, M4

Tài liệu tham khảo và tài liệu tự học, bài giảng cập nhật

Học phần thuộc khối kiến
thức M5

Tài liệu tham khảo và tài liệu tự học, bài giảng cập nhật, đưa các kết
quả NCKH và ứng dụng vào bài giảng, các chủ đề liên quan đến
biến đổi khí hậu và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.

2.2.3 Bản mô tả CTĐT và bản mô tả học phầnđược công bố công khai và các bên có liên
quan dễ dàng tiếp cận (The programme and course specifications are
communicated and made available to the stakeholders).
Bản mô tả CTĐT ngành Khí tượng học và bản mô tả học phần sau khi được phê
duyệt được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận trên website của
Trường ĐHKHTN () và Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải
dương học () [Exh.02.01.01; Exh.02.02.02]. Ngoài ra, các
bên liên quan có thể nhận được bản mô tả CTĐT từ các hình thức khác như:
23



- Thí sinh dự thi vào Trường được nhận bản mô tả CTĐT từ phòng Đào tạo của
Trường, download trên website của HUS, tờ rơi quảng bá tuyển sinh [Exh.02.03.01].
- Sinh viên được cung cấp bản mô tả CTĐT khi nhập học [Exh.02.03.02].
- Nhà tuyển dụng được cung cấp bản đặc tả chương trình và được mời góp ý kiến
tại các Hội chợ việc làm tổ chức hàng năm [Exh.02.03.03].
- Bản đặc tả chương trình được cung cấp cho các bên liên quan tại các buổi gặp gỡ,
tọa đàm, đối thoại với Nhà trường [Exh.02.03.04].

2.3.Cấu trúc và nội dung chương trình (Programme structure and
content)
2.3.1 Khung CTĐT được thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo ”tương thích có định
hướng” với kết quả học tập mong đợi (The curriculum is designed based on
constructive alignment with the expected learning outcomes).
Cấu trúc và nội dung chương trình được xây dựng theo Hướng dẫn của ĐHQGHN
và Trường ĐHKHTN, tham vấn ý kiến các bên liên quan, tham khảo khung CTĐT ngành
Khoa học Khí quyển của Trường ĐH Penn State (Hoa Kỳ). Khung CTĐT ngành Khí
tượng học được xây dựng với 134TC (theo quy định tối thiểu là 120TC và tối đa là
140TC) [Exh.03.01.01] bao gồm các khối kiến thức: M1 (Khối kiến thức chung của
ĐHQGHN - 28TC, chiếm 20,9%); M2 (Khối kiến thức theo lĩnh vực - 6TC, chiếm 4,5%);
M3 (Khối kiến thức chung theo khối ngành - 23TC, chiếm 17,2%); M4 (Khối kiến thức
theo nhóm ngành - 9TC, chiếm 6,7%); M5 (Khối kiến thức ngành - 68TC, chiếm 50,7%)
như được biểu diễn trên Hình 2.1 [Exh.03.01.02].

Hình 2.1 Tỷ lệ phân bổ của các khối kiến thức trong CTĐT

24


Khối kiến thức M1, M2 trang bị cho sinh viên các CĐR tổng quát về kiến thức
khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học và kiến thức chung về khoa học trái đất. Khối kiến

thức M3, M4 giúp sinh viên tích lũy CĐR về kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
(toán, lý, hóa) làm nền tảng cơ bản cần thiết để tích lũy các học phần kiến thức ngành.
Khối kiến thức ngành M5 (kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Khí tượng học) chiếm tỷ lệ
lớn nhất trong tổng số TC của CTĐT đảm bảo sinh viên đạt được các CĐR về kiến thức
và kỹ năng ngành trong lĩnh vực Khí tượng học.
2.3.2 Mức độ đóng góp của mỗi học phần vào việc đạt được kết quả học tập mong đợi
được xác định rõ ràng (The contribution made by each course to achieve the
expected learning outcomes is clear).
Mức độ đóng góp của từng học phần vào CĐR ứng với 4 thang bậc nhận thức rút
gọn của Bloom bao gồm (1) nhớ - (2) hiểu/áp dụng - (3) phân tích/đánh giá - (4) sáng tạo
của CTĐT được thể hiện trong Ma trận kỹ năng CĐR (Bảng 3.3PL- Phụ lục 3).Các học
phần sau đó được thiết kế có CĐR của học phần phản ánh được CĐR của chương trình,
đề cương chi tiết và mục tiêu của từng học phần được đăng tải trên website của Khoa
hoặc được giảng viên hoặc cố vấn học tập cung cấp vào đầu mỗi học kỳ [Exh.03.02.01Exh.03.02.02]. Các học phần có hình thức dạy-học, phương pháp kiểm tra-đánh giá phù
hợp nhằm đạt được CĐR của học phần ứng với từng mức độ nhận thức sẽ được trình bày
chi tiết ở phần sau.
Các học phần khoa học xã hội trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng xã hội cần
thiết hướng đến giáo dục toàn diện. Các học phần khoa học tự nhiên làm nền tảng căn bản
cho các học phần chuyên ngành Khí tượng học. Các học phần chuyên ngành vừa cung cấp
các kiến thức đại cương, vừa cung cấp các kiến thức nâng cao, chuyên sâu trong lĩnh vực
Khí tượng. Bên cạnh đó sinh viêncòn được trang bị kỹ năng thực hành, khả năng tự học,
tư duy (thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu, đánh giá), kỹ năng viết, trình bày
báo cáo, làm việc nhóm thông qua một số hình thức như seminar, báo cáo niên luận, báo
cáo khoa học,… để sinh viên có thể ứng dụng trong giải quyết một vấn đề khoa học cụ thể
[Exh.03.02.03].
2.3.3 Khung CTĐT được xây dựng với cấu trúc và trình tự hợp lý có sự gắn kết giữa các
học phần và mang tính cập nhật (The curriculum is logically structured,
sequenced, integrated and up-to-date).
Cấu trúc khung CTĐT ngành Khí tượng học được xây dựng gồm 5 khối kiến thức
như biểu diễn trên Hình 3.1. Đối sánh một cách tương đối với tỷ lệ phân bổ theo 2 nhóm

kiến thức chính (M1+M2+M3=kiến thức KHXH và KHTN; M4+M5=kiến thức ngành)

25


×