Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đà Lạt. Và bản đồ tạo nên thành phố… Pascal Bourdeaux – Viện Viễn đông Bác Cổ, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.42 KB, 15 trang )

1.2. Đà Lạt. Và bản đồ
tạo nên thành phố…
Pascal Bourdeaux – Viện Viễn đông Bác Cổ,
thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này được thực hiện trong bối
cảnh chào mừng năm giao lưu Pháp-Việt
2013-2014. Trong khuôn khổ các hoạt
động chào mừng, tuần lễ văn hóa Đà Lạt
(9-15/12/2013) đã được tổ chức và sự kiện mở
màn của tuần lễ văn hóa chính là lễ khai mạc
triển lãm «Đà Lạt. Và bản đồ đã tạo nên thành
phố…» diễn ra ngày 9/12/2013 tại phòng
triển lãm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt. Ngoài
ra, đây cũng là thời điểm kỷ niệm 120 năm
ngày bác sĩ Yersin khám phá ra cao nguyên
Lang Biang với những điều kiện tự nhiên ưu
đãi, nơi sau này hình thành nên thành phố Đà
Lạt ngày nay.
Để nhắc đến lịch sử đô thị 120 năm của thành
phố Đà Lạt, vốn còn rất nhiều điểm còn chưa
được biết đến một cách thấu đáo, Olivier
Tessier, Trưởng đại diện của Viện Viễn đông

Bác Cổ ÉFEO tại Việt Nam và tôi - những người
tham gia vào xây dựng đề tài nghiên cứu này,
chúng tôi đã quyết định lựa chọn góc tiếp
cận bằng công cụ bản đồ lịch sử. Góc tiếp
cận này nhanh chóng thể hiện sự phù hợp
và độc đáo của mình trong việc làm sáng rõ
cả một mảng trong lịch sử của vùng, nhất là


những điểm còn đang được tranh luận hiện
nay về những thách thức và phương pháp
cần áp dụng vào mục đích giữ gìn di sản đô
thị. Nghiên cứu tài liệu đã được chúng tôi
thực hiện ở bốn nước với sự hỗ trợ của nhiều
đồng nghiệp, chúng tôi cũng được nhiều cơ
quan nhà nước, tư nhân và cá nhân tạo điều
kiện để tiếp cận được với các nguồn tài liệu
nguyên bản; nhân đây chúng tôi xin phép
được gửi lời cảm ơn tới các cơ quan tổ chức
và cá nhân dưới đây:

Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD

[ 55 ]


Khung 1

Các cơ quan hỗ trợ tư liệu về lịch sử đô thị TP Đà Lạt

Cơ quan tổ chức tại Pháp
Cục Lưu trữ hải ngoại
Viện Pasteur
Hội Kiến trúc (Cité de l’architecture)
Missions étrangères de Paris
Tu viện Couvent des Oiseaux
Ban lịch sử Bộ Quốc phòng (Service historique de
la défense)
Viện Địa lý quốc gia

Kho ảnh của ÉFEO
Các cơ quan khác
Hội nghị quốc tế về kiến trúc hiện đại (Congrès
International de l’architecture moderne - Zurich,
Suisse)
Đại học Rikkyo (Tokyo, Nhật Bản)

Chúng tôi đã thực hiện việc phân loại, sắp
xếp và phân tích nguồn tư liệu khổng lồ này
và từ đó hình dung được toàn bộ các dự án
quy hoạch đô thị được thực hiện tiếp nối
nhau trên cao nguyên Lang Biang và thành
phố Đà Lạt trong suốt thế kỷ 20 và thậm chí
cho tới tận hiện nay. Chính quyền thành phố
Đà Lạt đã đặt hàng thực hiện một nghiên cứu
đánh giá triển vọng vào cuối năm 2013, đề
án «Điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành
phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn 2050» đã
hoàn thành. Đề án này đã được trình lên các
cơ quan chính phủ và chính thức được thông
qua vào giữa năm 2014. Nói như vậy để nhấn
mạnh rằng, câu chuyện về lịch sử đô thị
thành phố Đà Lạt mà chúng tôi chia sẻ trong
bài trình bày này sẽ mang đến cho chúng ta
một cái nhìn mới về thành phố - địa điểm tổ
chức khóa học mùa hè lần thứ hai liên tiếp,
đồng thời cũng giúp chúng ta có thêm chất
liệu về chủ đề «phát triển đô thị bền vững».

Cơ quan tổ chức tại Việt Nam

Cục Lưu trữ quốc gia (trung tâm lưu trữ số 1 tại
Hà Nội, số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, số 4 tại
Đà Lạt)
Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng 
Sở xây dựng TP Đà Lạt

Cơ quan tổ chức tư nhân, cá nhân
Văn phòng kiến trúc Interscène 
Tư liệu cá nhân của kiến trúc sư Veysseyre
Hội những người bạn Huế xưa (Nouvelle
Association des Amis du Vieux Huê)
Eric Jennings (Đại học Toronto, tác giả một cuốn
sách về lịch sử Đà Lạt)
Nhà nhiếp ảnh Tam Thái

Trong bài trình bày này, chúng tôi tổng hợp
lại các yếu tố quan trọng nhất từ catalogue
các tư liệu đã được triển lãm vào tháng 12
vừa qua. Nghiên cứu này của chúng tôi được
thực hiện trên góc nhìn đa ngành, phương
pháp luận và liên ngành qua đó cho thấy các
chuyên ngành khác nhau về lịch sử, bản đồ
và quy hoạch đô thị cũng như cách tiếp cận
lịch sử và tương lai có thể đối thoại với nhau
như thế nào.

1.2.1. Dẫn nhập
Việc sắp xếp trật tự của một không gian đô thị
sẽ phản ánh bản chất và sự đa dạng của các
mối tương quan về quyền lực, quan hệ xã hội

và vị thế của các quan hệ đó, vốn là các yếu
tố nhào nặn nên một đô thị kể từ khởi nguồn.
Biểu diễn tất cả các quan hệ đó trong không
gian, bản đồ sẽ giúp ta hình dung được
những phương thức hình thành nên cấu trúc
xã hội, chính trị và kinh tế của một thời kỳ

[ 56 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD


nhất định. Tuy nhiên, mặc dù chính quyền ở
các thời kỳ khác nhau, từ thời kỳ thực dân đến
giai đoạn hiện nay, đã bao lần mong muốn
kiểm soát được việc quy hoạch trên thực tế,
nhưng phải thừa nhận một điều là Đà  Lạt
ngày nay không có một chút gì là kết quả của
một sự phát triển liên tục và có kế hoạch.
Tính thường kỳ của lịch sử đô thị tự áp đặt như
là điều hiển nhiên ngay khi ta xem xét toàn bộ
những kế hoạch chỉnh trang kế tiếp nhau từ
năm 1906 đến 1994. Nhìn về quá khứ, những
kế hoạch trên chứng tỏ sự lạc điệu lớn giữa
kế hoạch hóa đô thị được sắp xếp một cách
rất hoàn hảo với việc thực thi quá hỗn độn
và đôi khi lộn xộn, chứng tỏ rằng con người
không cam chịu bị trói buộc vào những loại
hình, hoạt động và không gian được xác định
từ trước nhưng được cho là quá xa so với thực
tiễn thường ngày của họ cũng như quá xa so
với khát vọng cá nhân và/hoặc tập thể.

Đà Lạt có đầy đủ những đặc điểm của một
thành phố nghỉ dưỡng: «Tất cả các trạm nghỉ
mát trên cao mới được tạo ra và không một
trạm nào là sự phát triển từ một hạt nhân
nguyên thủy. Chúng không có đặc tính phát
triển chậm của các thành phố cũng như
không có những lệ thuộc vốn có của một
trạng thái cũ. Vì vậy, không có gì thúc đẩy để
định hướng toàn bộ các công trình xây dựng
ở những nơi này đến sự thể hiện kiến trúc, và
sự hoàn toàn tự do sáng tạo phải được thực
hiện» (Indochine hebdomadaire illustré, 1943).
Hơn nữa, sự phát triển đô thị ở đây được điều
chỉnh theo một nguyên tắc, đó là nguyên tắc
quy hoạch phân khu chức năng, tức là chia
khu và chuyên môn hóa không gian đô thị
tùy theo bản chất sử dụng. Việc quy hoạch
đô thị tìm cách hợp lý hóa kế hoạch chỉnh
trang không gian bằng cách dung hòa hai
đặc tính nội tại của hệ thống thuộc địa. Thứ
nhất là sự chung sống giữa dân thường và

quân sự, quân đội không thể thiếu để bảo vệ
dân và bảo vệ tính bền vững của hệ thống.
Thứ hai là sự phân cách giữa cư dân người
Âu và người bản địa. Theo những hoạch
định đầu tiên, đây là nơi nghỉ dưỡng và khu
đồn trú cho các đội quân, sau đó thành phố
dao động giữa nhiều chức năng (trạm điều
dưỡng, trung tâm nghỉ mát trên cao hướng

tới du lịch và vui chơi giải trí ngoài trời, trung
tâm chính trị). Đầu những năm 1960 đánh
dấu sự chuyển tiếp sang đô thị hóa kiểu Việt
Nam theo đúng lô-gic chuyển giao các dịch
vụ công của thành phố thuộc địa cho chính
quyền mới của đất nước, song cũng là sự Việt
Nam hóa các khu dân cư và các khu đất được
sử dụng khác của thành phố. Cho đến năm
1975, nếu như thành phố vẫn phát triển chức
năng du lịch, giáo dục và tôn giáo của mình,
chính là do các vấn đề về an ninh và tiện ích
công đã thúc đẩy triển khai những sáng kiến
trong thành phố. Thành phố cũng khẳng
định khuynh hướng khoa học và đào tạo đại
học. Sau một thập kỷ chìm vào giấc ngủ, sự
ra đời của chính sách đổi mới (1986) đã mở
đầu một động thái đô thị mới. Từ nay nhiều
vấn đề mới được đặt ra liên quan đến định
hướng phát triển cho thành phố. Năm 1994,
một kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt ở
cấp nhà nước cao nhất nhằm xác định lại địa
lý của thành phố và của vùng cho tới thế kỷ
21. Những điều chỉnh gần đây giúp chúng
ta hình dung được các định hướng tương lai
trong quy hoạch thành phố.
Nếu bản đồ chắc chắn tạo ra thành phố,
đồng thời trong một thời gian vun đắp hình
ảnh của một «nước Pháp nhỏ miền nhiệt
đới» (Le Brusq, 1999), thì xem xét triển vọng
của việc lập bản đồ lịch sử và kết hợp nó với

việc lập bản đồ tương lai có thể làm sáng tỏ
những lựa chọn được mô tả ngày nay và từ
đó sinh ra sự phát triển của Đà Lạt.

Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD

[ 57 ]


Ảnh

1

Cao nguyên Lang Biang năm 1925

Nguồn: Hội những người bạn Huế xưa (Nouvelle Association des Amis du Vieux Huê).

1.2.2. «Phát hiện» và các chuyến
khảo sát (1881-1905)
Những chuyến đi đầu tiên
Ý thức được sự thiếu hiểu biết của họ về phần
lớn lãnh thổ đã trở thành một thuộc địa của
Pháp từ năm 1867, chính quyền dân sự và
quân sự Nam Kỳ đã đưa ra một loạt các cuộc
thăm dò và trinh sát tại Tây Nguyên vào đầu
những năm 1880. Chuyến thám hiểm đầu
tiên do bác sĩ Paul Néis và trung úy Albert
Septans thực hiện. Họ đã tới cao nguyên Lang
Biang năm 1881, sau khi đã ngược lên đầu
nguồn sông Đồng Nai, nơi Raoul Humann đã

lập một bản đồ chi tiết «Thung lũng sông La
Ngà và Đồng Nai Thượng» vào năm 1889.

Yersin không phải là người châu Âu đầu tiên
đặt chân lên cao nguyên Lang Biang, nhưng
chuyến thám hiểm ông thực hiện từ tháng 2
đến tháng 10/1893 nhằm đánh giá nguồn tài
nguyên và xem xét khả năng xây dựng một
con đường ở vùng này vẫn có ý nghĩa quyết
định đối với thành phố Đà Lạt tương lai bởi vì
chuyến đi này có thể coi là tiền đề cho việc
khai sinh Đà Lạt. Tuy nhiên, cũng nên tương
đối hóa việc ông «phát hiện» ra cao nguyên
Lang Biang ngày 21/6 vì thực ra trước đó rất
lâu nơi đây đã có sự hiện diện của con người
(các tộc người Lát, Sre, M’nông Chil Bih).

[ 58 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD


Bản đồ

2

Vùng Đắk Lắk

Nguồn: Lưu trữ của Viện Pasteur, 38341.

Năm 1897, Doumer mong muốn xây dựng
một trạm nghỉ mát trên cao nên đã hỏi ý

kiến Yersin về điều kiện vệ sinh nơi đây, câu
trả lời của ông là cao nguyên Lang Biang đáp
ứng đầy đủ các tiêu chí: «độ cao phù hợp,
diện tích đủ, thời tiết ôn hòa, nguồn nước
có sẵn, giao thông có thể dễ tiếp cận». Cuối
cùng Doumer đã cho xây dựng gần Đăng Kia
(làng của tộc người Lát), còn gọi là Lang Sa
«phố Pháp», một đồn lính nhỏ cùng một đài
quan sát với trạm khí tượng và một trạm thử
nghiệm nông nghiệp.
Từ năm 1897 đến năm 1900, nhiều phái đoàn
khảo sát về địa hình, khí tượng và y tế đã được
cử lên cao nguyên, với mục đích là để đánh
giá khả năng tiếp cận và điều kiện vệ sinh của

khu vực này. Sau một loạt các chuyến khảo
sát này, hiển nhiên là việc lựa chọn Đà Lạt đòi
hỏi những nguồn nhân lực và tài chính kếch
xù, dẫn đến nhiều ý kiến gièm pha. Một phái
đoàn nghiên cứu mới được giao cho Debay,
đối thủ của Yersin, thực hiện ở miền Trung
(1900), tại Bà Nà. Tuy nhiên, dự án vẫn cứ tiếp
tục được thực hiện.
Các công trình quy hoạch đầu tiên về đường
giao thông
Ngay từ năm 1898, công trình làm con đường
bộ rải đá từ Phan Rang lên Đà Lạt đã được khởi
công để có thể đi lại bằng ô tô, con đường bộ
này được lát đá và rải nhựa trên chiều dài 48
km, kéo dài thêm theo con đường mòn dành


Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD

[ 59 ]


cho la và xe thồ. Duy chỉ có cầu Balach và
đường đi là cần phải được nâng cấp và mở
rộng. Kế hoạch xây dựng tuyến đường xe lửa
cũng được nghiên cứu chạy từ Tháp Chàm và
bỏ qua Nha Trang. Nhưng chi phí về tài chính
và thiệt hại về nhân lực của dự án này quá lớn.
Số người thiệt mạng vì dự án này lên tới hàng
nghìn người, đến nỗi Hồ Chí Minh đã dẫn ví
dụ về việc xây các con đường Đà Lạt để minh
chứng cho những tội ác ghê gớm mà thực
dân đã phạm phải.

1.2.3. Một thành phố đang bước
đầu thành hình (1900-1916)
Năm 1901, Đà Lạt mới chỉ có một nhúm nhà
văn phòng công chính phần lớn vẫn đang
còn xây dựng, một vài lán trại dành cho quân
lính và một khối nhà lớn bằng gỗ được sử
dụng làm khách sạn.
Nhưng ngay từ đầu, trạm điều dưỡng Đà Lạt
đã được xem là nơi có hai chức năng quân sự
và dân sự, mục đích này đã dẫn đến việc tổ
chức không gian theo hai chức năng.
Kế hoạch Champoudry (1906)

Paul Champoudry, Thị trưởng đầu tiên của
Đà Lạt được bổ nhiệm năm 1900, là người
khởi xướng đồ án đầu tiên về đô thị hóa được
duyệt vào năm 1906, theo đó đồ án xác định
sự tách biệt song hành: một bên là tách biệt
giữa hai cực quân sự (phần Bắc cao nguyên
cho tới đỉnh Lang Biang) và dân sự (phần
Nam cao nguyên) và một bên là tách biệt
giữa các khu vực cư dân người Âu và khu vực
người bản xứ. Bản đồ này được thiết kế trên
cơ sở nguyên lý về chia khu nhằm tập hợp
các cơ quan và sở công chính hoạt động một
phần trong năm:
- khu vực trung tâm và phía tây: khu vực hành
chính, nhà thương và khu thương mại;

- phía tây: nhà ga và trường học tiếp nối với
khu nhà ở.
Trong thực tế, Đà Lạt chưa có nhiều phát triển
cho đến đầu những năm 1910. Thời kỳ đó,
thành phố chỉ có khoảng chục ngôi nhà nhỏ
bằng gỗ và một vài tòa nhà bằng gạch tập
trung thành trung tâm hành chính.
Bước ngoặt Đại thế chiến
Việc kết hợp hai nhân tố đã kéo Đà Lạt ra khỏi
tình trạng đờ đẫn:
- Đại Thế chiến lần thứ nhất bùng nổ khiến
cho các kiều dân khó quay trở lại chính
quốc và những người này quyết định ở lại
Đông Dương;

- Sau nhiều đợt hoãn đi hoãn lại, một vài
công trường xây dựng hạ tầng giao thông
cũng được hoàn thành (mở rộng con
đường nối Phan Thiết – Djiring – Đà Lạt
hoàn thành năm 1914; tuyến đường sắt
Tháp Chàm-Xóm Gòn được đưa vào khai
thác năm 1916).
Nghị định ngày 6/1/1916 đã chính thức
hóa việc thành lập cùng lúc thị tứ Đà Lạt và
tỉnh Lang Biang. Chỉ dụ của triều đình ngày
20/4/1916 đã công nhận quyết định này.
Trung tâm đô thị Đà Lạt trở thành xứ Pháp
nằm bên trong xứ bảo hộ Trung kỳ.

1.2.4. Thành phố phát triển
(1915-1932)
Nhằm đối phó với sự tăng mạnh số lượng
khách du lịch châu Âu thường xuyên đến nơi
nghỉ mát này từ khi đại chiến thế giới lần thứ
nhất nổ ra, toàn quyền Đông Dương lúc đó là
Ernest Roume đã ra lệnh xây biệt thự và một
khách sạn lớn, đó là khách sạn Lang Biang
Palace (nay là Đà Lạt Palace) được xây trong
các năm từ 1916 đến 1922. Về phần mình,
Albert Sarraut đã thiết lập Sở Công chính

[ 60 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD


Ảnh


2

Cảnh hồ Đà Lạt (1919)

Nguồn: Hội những người bạn Huế xưa (Nouvelle Association des Amis du Vieux Huê).

chuyên tập trung cho việc xây dựng khu nghỉ
dưỡng và những con đường xung quanh.
Cũng chính ở thời kỳ này mà hồ Xuân Hương
được đào ngay trung tâm thành phố vào
năm 1919.
Đồ án quy hoạch của O’Neill (1919): cân bằng
quy hoạch lãnh thổ nghiêng về phía người dân
Vào năm 1919, Jean O’Neill đề xuất một bản
quy hoạch đô thị được xây dựng theo ba định
hướng chính:
- phần ruộng đất trưng dụng cho khu doanh
trại quân lính chiếm độc quyền toàn bộ
phần diện tích nằm bên bờ hữu ngạn sông
Cam Ly nay bị thu hẹp lại nhiều và được
chia thành hai vùng đẩy lùi lên phía Tây Bắc
và Đông Nam khu đô thị;
- vùng đất tập hợp những khu đất thuộc sở
hữu của Nhà nước được giải phóng, chia lô
“để bán” và “để dành riêng”;

- ở phía hạ lưu con đập của hồ nhân tạo
đang xây dựng, có một khoảnh không gian
được vạch định cho việc du nhập một “làng

người An Nam”.
Nếu như hai khuynh hướng lúc đầu của thành
phố được chấp nhận thì việc cân bằng lại sự
chiếm đóng lãnh thổ nghiêng nhiều về phía
người dân. Những yêu cầu nhượng đất thuộc
sở hữu Nhà nước, tạm thời hay vĩnh viễn, đã
minh họa cho những thay đổi trong việc sử
dụng không gian.
Tiếp theo sau Chỉ dụ của triều đình ngày
11/10/1920 lập cao nguyên Lang Biang là khu
tự trị nằm bên trong tỉnh được lấy tên từ cao
nguyên này, nghị định ngày 31/10 đã chính
thức hóa việc thành lập thị tứ Đà Lạt và xác
định rõ bản chất tổ chức hành chính của thị
tứ này.

Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD

[ 61 ]


Đồ án quy hoạch của Hébrard (1923) hay ý
tưởng về một thành phố Đà Lạt « đô thị-thủ đô »
Bản đồ án của Hébrard hướng tới thành lập
một trung tâm chính trị và hành chính quan
trọng bậc nhất kết hợp với các chức năng giải
trí và dưỡng bệnh. Theo đó, Hébrard đi tới xác
định ba “thành phố” trong một:
- Một khu người Việt thực thụ. Ông ta lên kế
hoạch mở rộng khu này về phía Bắc của

làng mà O’Neill đã xác định trước. Hébrard
đề xuất thiết lập khu người Việt thứ hai gần
với trung tâm hành pháp trong trường hợp
trung tâm này ra đời.
- Một thành phố dành cho người châu Âu cư
trú gồm ba lô lớn.
- Một trung tâm hành chính sẽ sớm tiếp nhận
thủ đô mùa hè của Hội đồng Đông Dương.
Tiếp tục theo hướng này, ông này còn dự
kiến xây dựng một “trung tâm hành pháp”
lớn về phía Đông thành phố, được xem như
thủ đô hành chính của Đông Dương.
Bản đồ án này hoàn toàn lờ đi vấn đề phát
triển hạ tầng du lịch cũng như các yếu tố
cảnh quan. Được duyệt vào năm 1923, dự án
tỏ ra có quá nhiều tham vọng. Cuối cùng, chỉ
có một trong ba hạng mục phân lô và con
đường dạo quanh hồ là trở thành hiện thực.
Đường xá lên Đà Lạt cũng được cải thiện.
Năm 1918, đã có thể đi đường bộ từ Sài Gòn
lên Đà Lạt trong một ngày. Năm 1919, con
đường nối Phan Rang – Đà Lạt xe cộ đã có
thể đi lại được từ đầu đến cuối.
Công trường xây dựng tuyến đường sắt mất
thời gian hơn rất nhiều: mãi đến năm 1938,
một nhà ga mới được đưa vào sử dụng.

Đổ xô về Đà Lạt và những hệ quả đi theo

Đà Lạt cũng là một địa điểm nghỉ ngơi và

giải trí. Người ta làm mọi thứ để thu hút du
khách qua việc xây dựng một không gian
đô thị dễ chịu và thoải mái, vừa đảm bảo
các tiêu chí thẩm mĩ và thống nhất về kiến
trúc. Một trong những nét hấp dẫn du khách
đến thành phố này là hoạt động săn bắn thú
rừng. Ngoài săn bắn ra, Đà Lạt còn giới thiệu
nhiều hành trình dã ngoại đi bộ xung quanh
thành phố hoặc xe hơi. Để đảm bảo đủ chỗ
lưu trú cho du khách có tiền, nhiều khách sạn
hạng sang đã được xây dựng  (Lang Biang
Palace, khách sạn Desanti, Hôtel du Parc, và
mấy năm sau, khách sạn Annam và khách sạn
Chic Shanghai cũng được xây dựng).
Vào năm 1930, thành phố có khoảng 350
người châu Âu sinh sống cùng với gần
10 000 người Việt Nam, cộng thêm cư dân Sài
Gòn khoảng 1 700 người trong đó có nhiều
người Sài Gòn đến nghỉ. Sự gia tăng dân số
này khẳng định vai trò thành phố nghỉ dưỡng
của Đà Lạt cũng như xu hướng đẩy dần các
công trình quân sự ra khỏi khu vực trung tâm
thành phố.

1.2.5. Tham vọng trái ngược của
một đô thị-thủ đô (1932-1940)
Các đồ án quy hoạch của Pineau
Thập niên 1930 là thời gian của mọi tham
vọng. Đồ án quy hoạch tổng thể mới với độ
chính xác cao của nhà quy hoạch đô thị Pineau

đã đưa Đà Lạt hướng tới một dự án quy hoạch
đô thị thực thụ, hòa nhập với môi trường của
nó. Một loạt đồ án-dự đoán và đồ án-kế hoạch
được lập và cụ thể hóa theo chủ đề những
định hướng mong muốn. Pineau nhấn mạnh
tới các hạng mục mở rộng hồ nhân tạo, các
khu vườn, cũng như chăm chút cho sự đa
dạng về kiến trúc để phát triển Đà Lạt thành

[ 62 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD


một «thành phố-khách sạn», và bảo tồn cảnh
quan cũng như không gian thiên nhiên.
Nước, nhân tố tạo nên cấu trúc một đô thị-vườn
Tiếp cận và kiểm soát được nguồn nước là
trọng tâm của quá trình phát triển thành phố,
để đảm bảo đồng thời các vấn đề về vệ sinh,
phúc lợi xã hội, thực nghiệm sinh học-nông
học và đáp ứng được nhu cầu sau này đối
với nước và năng lượng. Các hồ biến Đà Lạt
thành một thành phố-vườn. Tuy nhiên, đến
tháng 5/1932, một cơn bão gây ra mưa lớn, vỡ
đập và lũ lụt mặc dù đã có biện pháp phòng
ngừa, khiến 17 người chết, đều là người Việt
Nam. Thảm kịch này khiến các nhà quy hoạch
phải có biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi
ro tốt hơn. Việc vỡ đập cũng đẩy nhanh tiến
độ các dự án mở rộng hồ (nạo vét, quy hoạch
bờ bao, thành lập câu lạc bộ du thuyền mang

tên «la Grenouillère» - Đầm Ếch ).
Các chức năng đô thị mới và mở rộng cảnh quan
Năm 1936, thị xã Đà Lạt được tổ chức lại
thành hai khu vực đô thị nội đô và ngoại ô. Đà
Lạt nổi lên với nhiều công sở và cơ quan đại
diện cho quyền lực của thực dân. Hoàng đế
Bảo Đại thường xuyên lưu tại đây. Nhiều tiện
ích công mới phát triển: một bệnh viện lớn
được xây dựng vào năm 1932, nhà ga và khu
vực chợ được quy hoạch lại, trường trung học
được đổi tên thành trường Alexandre Yersin
vào năm 1935, phân viện của Viện Pasteur
cũng được khánh thành vào năm 1936.
Nếu từ lâu Đà Lạt đã có một «khu phố An
nam», thì ở thập kỷ này đã bắt đầu có những
bước đầu tiên trong việc gia tăng mật độ cư
trú cũng như xu hướng sinh sống lâu dài.
Ngoài các khu nhà ở, thương mại, nhà vườn
trồng rau thuộc về người Việt, một thành phố
bản xứ nữa được bố trí ở khu vực phía Tây,
gần ga xe lửa sau này.

Đà Lạt trước hết vẫn là một thành phố nghỉ
mát. Du lịch, những thú ăn chơi của xã hội
thượng lưu, ẩm thực sánh vai tự nhiên cùng
thể thao, phục hồi thể lực và hé mở đời sống
văn hóa địa phương. Một mặt, người ta tìm
thấy ở đây thực phẩm của «Pháp» vốn có
thể thiếu trầm trọng ở những nơi khác. Mặt
khác, điều kiện thuận lợi cho hoạt động thể

thao đã khiến nơi đây thành trung tâm thể
thao quan trọng của thuộc địa (sân quần vợt,
đường đua xe đạp, đường đua ngựa, câu lạc
bộ đua thuyền, sân golf 18 lỗ, sân bóng đá).
Không gian xanh bao quanh Đà Lạt tăng
thêm sức thuyết phục về sự quyến rũ của nó.
Một trong những hướng phát triển là nhằm
xây dựng một «thành phố-cảnh quan» hòa
nhập vào cao nguyên Lang Biang, tức là một
thành phố trong rừng. Điều này đòi hỏi phải
thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình
nón để bảo vệ tầm nhìn toàn cảnh quan đặc
biệt của miền núi. Bên trong thành phố, các
khu vườn và không gian được mở rộng để
bảo vệ được di sản thiên nhiên này.

1.2.6. Kết quả triển khai và những
điều xảy ra ngoài kế hoạch
quy hoạch dưới thời thuộc địa
(1941-1955)
Đồ án quy hoạch của Lagisquet và việc kéo dài
khu vực đô thị nội đô
Đầu những năm 1940 là một thời kỳ mới có
nhiều thay đổi của thành phố. Chính quyền
thực dân bắt tay vào các dự án mới làm đẹp
và mở rộng thành phố, là một phần của kế
hoạch rộng lớn hơn về chỉnh trang và quy
hoạch đô thị trên toàn cõi Đông Dương
thuộc Pháp. Một ban quy hoạch đô thị và
kiến trúc trung ương đã được lập vào tháng

12/1940 để thực hiện ý tưởng này, đồng thời
một cao ủy về quy hoạch, làm đẹp và mở

Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD

[ 63 ]


rộng các thành phố đã bắt đầu nhiệm vụ của
mình năm 1941.
Đồ án Lagisquet năm 1943 là đề xuất cải
thiện cơ cấu cuối cùng tái hiện thực những
kế hoạch tiếp theo nhằm nhấn mạnh đến
một số phương diện phát triển và làm đẹp
thành phố. Đà Lạt vốn được cho là một «nước
Pháp nhỏ miền nhiệt đới» vì thế cần phải gìn
giữ những lợi thế thẩm mỹ và cảnh quan.
Song dự án cũng đã phải đối mặt với những
thách thức về dân số.
Chính sách kế hoạch hóa tập trung đặc biệt
chú ý đến nông nghiệp và quân đội. Decoux
đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng hạ
tầng cho giáo dục và thể thao dành cho
thanh niên cũng như đưa ra một chính sách
mới về nhà ở xã hội ở khu vực ngoại ô.
Ảo tưởng về một thành phố thủ đô với một vài
công trình xây dựng nổi tiếng
Đà Lạt trở thành thủ đô cố định dưới thời
Decoux. Khi Hội nghị Đà Lạt được tổ chức
năm 1946, nó đã trở thành một thủ đô Liên

bang Đông Dương phi thực tế. Sau đó, vào
năm 1949, khi trở về Việt Nam, Bảo Đại đóng
đô làm việc tại Đà Lạt đã làm rạng rỡ thêm
cho xứ sở này. Cho đến năm 1955, ông đã
lấy Đà Lạt làm thủ đô không chính thức
để lãnh đạo Quốc gia Việt Nam và lãnh thổ
vùng Cao nguyên Nam phần, «hoàng triều
cương thổ» trực tiếp thuộc quyền của mình.
Thành phố có thể tự hào về nhiều công trình
xây dựng uy tín tượng trưng cho quyền lực,
đứng đầu trong số đó là dinh Toàn quyền
cũ (được xây dựng từ năm 1933 đến năm
1937), nơi Decoux đã làm việc trong thời
gian nửa năm, hay biệt thự thứ hai của cựu
Hoàng đế An Nam được khởi công năm 1938.
Tháng 11/1950, Trần Đình Quế trở thành thị
trưởng người Việt đầu tiên của thành phố.
Đà Lạt đón nhận những cơ sở quân sự mới

(Trường thiếu sinh quân, Trường võ bị được
thành lập năm 1950) và các cơ quan hành
chính tỉnh và quốc gia. Những năm 1950
đánh dấu việc thành phố thuộc địa trở thành
thị xã Việt Nam, song song với việc chuyển
giao quyền lực.
Làm đẹp đô thị và bảo tồn cảnh quan
Từ 4500 người vào năm 1935, dân số thành
phố đã tăng ba lần vào năm 1942 và tăng
lên đến 25 500 người vào năm 1944. Sau đó,
trong giai đoạn 1946-1953, khoảng hơn chục

làng được hình thành và phát triển lên thành
phường, thường là của những người dân di
cư cùng quê.
Phong cách kiến trúc theo chủ nghĩa chiết
trung được phản ánh trong nhiều công trình
tôn giáo bắt đầu vào những năm 1930 và
tiếp tục trong những năm 1950. Ngoài rất
nhiều địa điểm theo Thiên chúa giáo, thành
phố còn có nhiều đền thờ, lăng mộ lớn thờ
Nguyễn Hữu Hào và nhiều chùa. Tổng cộng
có hơn 40 chùa, 29 nhà thờ nhỏ và nhà thờ,
15 dòng Công giáo.
Do ít có dự án xây dựng được thực hiện nên
thành phố vẫn giữ được tầm nhìn cảnh quan.
Các khu vườn và khu vực trồng hoa làm tăng
thêm sự hài hòa giữa phần xây dựng và các
không gian thiên nhiên của thành phố.
Đây chắc chắn là thời kỳ hoàng kim trong
quy hoạch kiến trúc và cảnh quan của Đà
Lạt. Thành phố được phát triển theo nhiều
phong cách đa dạng. Năm 1942, toàn thành
phố có 730 biệt thự và chừng ấy vườn. Các
tòa nhà công chính được xây dựng chủ yếu
theo phong cách hiện đại. Các tòa nhà mới
xây dựng trong thời gian này chủ yếu theo
phong cách chức năng. Di sản kiến trúc của
thành phố đã trở thành biểu tượng và mang
đến cho thành phố độ chín về thẩm mỹ.

[ 64 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD



1.2.7. Đà Lạt và thay đổi quy chế hành
chính sang cấp tỉnh (1955-1993)
Tính hiện đại của Đà Lạt vào giữa những
năm 1960
Trong thập niên 1960, thành phố có nhiều
biến đổi dưới tác động của việc quốc hữu
hóa các dịch vụ công và Việt hóa các khu
dân cư. Hiển nhiên, quá trình phát triển của
thành phố ở thời kỳ này bị bó buộc do hoàn
cảnh chiến tranh. Hạ tầng cơ sở vẫn được
tăng cường để biến Đà Lạt thành một thành
phố đa năng, nhưng không có nhiều nỗ lực
hay dự án mới được đưa ra trong vấn đề quy
hoạch đô thị. Đồ án quy hoạch của Lagisquet
năm 1943 thậm chí còn được sử dụng lại dưới
thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong khi
đó, thành phố có sự thay đổi quy chế hành
chính, chuyển sang cấp tỉnh. Năm 1958, việc

Ảnh

3

chia lại địa giới hành chính đã dẫn đến sự ra
đời của tỉnh Tuyên Đức và Đà Lạt trở thành
thủ phủ của tỉnh này. Và thập kỷ 1960 chủ yếu
là thời gian thực hiện việc tỉnh hóa Đà Lạt hơn
là kéo dài các nỗ lực hiện đại hóa thành phố.

Thời kỳ này Đà Lạt có gần 60 000 dân. Các hoạt
động sản xuất nông nghiệp được tăng cường,
khu vực trung tâm thành phố tăng dần mật độ
dân cư, nhiều biệt thự mới được xây dựng. Để
phục vụ cho các hoạt động thương mại, một
khu chợ mới rộng rãi nhiều tầng cũng được
xây dựng và khánh thành vào năm 1960.
Bên cạnh nhiều trường công và trường
dòng, Đà Lạt cũng có một trường đào tạo
linh mục sau này trở thành khoa thần học,
một trung tâm văn hóa Pháp và một thư
viện thành phố. Xu hướng phát triển thành
thành phố khoa học cũng được khẳng định

Cảnh Đà Lạt (1966)

Nguồn: nguồn chưa xác định, Interscène-Southern Institute of Urban Planning.

Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD

[ 65 ]


(trung tâm thử nghiệm giống cây nông
nghiệp và giống hoa, nhà máy thủy điện Đa
Nhim, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, viện
Pasteur, viện địa lý, sở thống kê). Được lên kế
hoạch từ rất sớm, đến năm 1957, Đà Lạt bắt
đầu có một trường đại học rộng rãi ở phía
bắc khu vực hồ trung tâm.


1994, đồ án quy hoạch tổng thể đã được
chính phủ thông qua với định hướng phát
triển cho thành phố cũng như toàn khu vực
ở đầu thế kỷ 21.

Mặc dù ở trong hoàn cảnh chiến tranh
nhưng Đà Lạt vẫn là một điểm đến du lịch
quan trọng của Việt Nam. Trong thời gian này,
thành phố vẫn tiếp tục phát triển về mặt du
lịch, đặc biệt ở cấp địa phương.

Đà Lạt đầu thế kỷ 21

Những định hướng mới (1980)
Thời kỳ thống nhất đất nước và những năm
sau đó được đánh dấu bằng sự ngắt quãng
trong quá trình phát triển của thành phố,
không có thêm một dự án mở rộng mới nào.
Toàn bộ khu vực đô thị đều được điều chỉnh
sau năm 1975, di sản kiến trúc Pháp cũng
được thay đổi mục đích sử dụng hoặc dần bị
bỏ mặc. Đà Lạt phụ thuộc vào sự phát triển
của nhiều khu kinh tế mới trong vùng và đặt
dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước Trung
ương. Dân số ổn định, sau đó tăng lên và vượt
con số 100 000 người. Các hoạt động nông
nghiệp và khai thác tài nguyên vẫn tiếp tục
được tăng cường. Hồ và đập vẫn được tu bổ.
Tuy vậy, ấn tượng chung vẫn là thành phố

đang dần xuống cấp.
Chủ trương cải tạo thành phố mang lại một
luồng sinh khí mới nhưng cũng làm tăng
áp lực lên các công trình cũ, đất đai và môi
trường. Nhiều câu hỏi mới về định hướng
phát triển thành phố cũng được đặt ra. Sự
kiện kỷ niệm 100 năm ngày phát hiện ra cao
nguyên Lang Biang và Đà Lạt vào năm 1993
là dịp để đưa ra những hướng mới, mang tính
tổng thể cho tương lai của thành phố. Năm

1.2.8. Định hướng cho dự án Đà Lạt
mở rộng ở thế kỷ 21
Một dự án phát triển du lịch của thành phố
Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng cho tới năm 2020 đã
được đưa ra vào năm 1996. Nghị quyết thành
phố năm 2001 đã nêu rõ các mục tiêu về xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ và bảo
vệ môi trường.
Ngay trước năm 2000, Đà Lạt trở thành
đô thị loại 2, và đến ngày 27/5/2002, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch
định hướng phát triển thành phố Đà Lạt
(393 km2) và tỉnh Lâm Đồng cho hai thập kỷ tới.
Phân tích thực trạng của thành phố Đà Lạt và
tỉnh Lâm Đồng
Các định hướng quy hoạch không gian mới
được đưa ra trong nghiên cứu khả thi dự án
«Đà Lạt lớn» hướng tới hai mục tiêu và ưu tiên
nguyên tắc phát triển bền vững:

- Đà Lạt phải trở thành đô thị loại 1,
dân số sẽ tăng gấp đôi đến năm 2050
(980 000 người);
- Là một thành phố nghỉ dưỡng với đặc điểm
khí hậu độc đáo, không nơi nào có ở Việt
Nam, Đà Lạt đặt hai mục tiêu phát triển
du lịch đồng thời vẫn gìn giữ được vẻ đẹp
cảnh quan và ưu thế về ngành trồng hoa,
trái cây và nông nghiệp.
Phân tích đánh giá chi tiết toàn bộ lãnh thổ
vùng đất Đà Lạt sẽ giúp đánh giá được thế
mạnh và điểm yếu của thành phố, định

[ 66 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD


hướng được các lựa chọn cần thiết cho phát
triển dự án Đà Lạt mở rộng ra bán kính lớn
hơn, với diện tích lên tới 3 355 km2. Công việc
này sẽ giúp xác định lại được vai trò, hình ảnh
và sự năng động của thành phố Đà Lạt – phần
lõi trong phạm vi bán kính mới rộng hơn của
Đà Lạt mở rộng bao gồm cả các huyện Đức
Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và một phần
huyện Lâm Hà.

Bản đồ

3


Tỉnh Lâm Đồng đã triển khai một số trục quan
trọng các định hướng này, đặc biệt các định
hướng liên quan đến khai thác tiềm năng của
vùng đất này như phát triển du lịch, các cơ sở
giáo dục đào tạo và nghiên cứu chất lượng
cao, sản xuất nông nghiệp và phát triển công
nghệ mới.

Bản đồ địa hình

Tỉnh Lâm Đồng: 9 773 km2
Chu vi nghiên cứu: 3 355 km2
Thị xã Đà Lạt: 393 km2

Nguồn: Interscène-Southern Institute of Urban Planning.

Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD

[ 67 ]


Đà Lạt 2050, dự báo tổng thể và chuyên đề

1.2.9. Kết luận

Các lựa chọn này dựa trên tầm nhìn chiến
lược và các định hướng quy hoạch không
gian đáp ứng với mong muốn phát triển lãnh
thổ bền vững.


Nếu như « bản đồ đã tạo nên thành phố», thì
liệu rằng nó có tiếp tục giữ vai trò mang tính
quyết định này trong một tương lai gần hay
không? Nghiên cứu các bản đồ quy hoạch, ta
có thể nhìn thấy nhiều đề án khác nhau đưa ra
những mục tiêu tham vọng ở các cấp độ khác
nhau để biến Đà Lạt thành một trạm nghỉ mát
trên cao, một trung tâm điều dưỡng, một thành
phố tương lai, một thành phố-khách sạn, một
thành phố du lịch giải trí, một thành phố-vườn,
một thủ đô mùa hè, một thành phố-thủ đô, một
thành phố du lịch, một thành phố thử nghiệm
nông nghiệp và trồng hoa, một thành phố đại
học và khoa học, một thành phố hàng đầu.

Các tiềm năng của vùng đất này cho phép
đặt mục tiêu phát triển cân bằng cho cả bốn
cực chiến lược bổ sung cho nhau:
1.Thành phố Đà Lạt, sẽ được tổ chức lại trong
phạm vi giới hạn của cao nguyên. Khu vực
nghỉ mát truyền thống nổi tiếng sẽ vẫn tiếp
tục thực hiện các định hướng bảo vệ và
phát huy giá trị cảnh quan, di sản, tầm nhìn,
các khu vực rừng xung quanh, v.v...
2.Hai điểm du lịch được phát triển ở khu vực
hồ Đăng Kia và hồ Tuyền Lâm.
3.Một thành phố mới ở khu vực phía nam
(Liên Nghĩa) sẽ tập trung phần lớn các
phường mới, phát triển các hoạt động kinh
tế và các khu cư trú của người dân.

4.Hai khu đô thị sinh thái, phát triển trên cơ
sở các làng Nam Bàn và Quang Lập ở phía
Đông và phía Tây thành phố mới.

Đà Lạt và cao nguyên Lang Biang là không thể
tách rời, cùng tạo nên một và chỉ một thực thể
duy nhất. Các giai đoạn phát triển đô thị tiếp nối
nhau đã ngay từ đầu đặt ra mong muốn gìn giữ
môi trường xung quanh. Các tiêu chí này vẫn
luôn được tính đến trong các đề án quy hoạch
ngày nay để xây dựng một thành phố tương
lai phát triển bền vững, tổng thể và thân thiện
với môi trường, một thành phố tương lai phải
biến Đà Lạt thành đô thị loại 1 nhưng vẫn giữ
được cái hồn của một «thành phố-cảnh quan»
nguyên bản. Lịch sử Đà Lạt hiển nhiên cho
chúng ta thấy một vài nét đặc thù, nhưng Đà
Lạt cũng như rất nhiều thành phố khác trên
thế giới hiện đang phải giải quyết hàng loạt
các thách thức về dân số, kinh tế, bảo vệ di sản,
môi trường, vốn là những vấn đề mà mọi đô thị
đang chuyển đổi đều phải đối mặt.

[ 68 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD


Danh mục tài liệu tham khảo
ANONYME. (1943), « Les stations de repos »,
Indochine hebdomadaire illustré, numéro
spécial n°155 « l’architecture moderne en

Indochine », 19 août, p. 21.
BOURDEAUX, P. et O. TESSIER (éd.) (2013),
Đà  Lạt – Et la carte créa la ville (trilingue
français, Vietnamien, anglais), Hanoi, NXB Tri
Thức& EFEO.
DƯƠNG T.Q (éd.) (2008), Đà Lạt Xưa, thành
phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Xưa & Nay, NXB
Văn hóa Sài Gòn.
INTERSCENE & SIUP (2013), Révision du Master
plan de Dalat pour 2030, avec une vision
à 2050.
JENNINGS, E. (2011), Imperial Heights - Dalat
and the making and undoing of French
Indochina, Berkeley, University of California
Press. Version française, 2013, La ville de
l’éternel printemps – Comment Dalat a permis
L’Indochine française, Paris, Payot.

HERBELIN, C. (2010), « Architecture et
urbanisme en situation coloniale : le cas du
Việt Nam », thèse de doctorat « Histoire de
l’art », Université Paris-Sorbonne.
LE BRUSQ, A. et L., De Selva (1999), Việt Nam :
A travers l’architecture coloniale, Paris, éd. de
l’Amateur : Patrimoine et médias.
SỬ DỊA. (1971), «Đặc khảo Đà Lạt», n°23-24,
SaiGon.
TAM THAI, (2009), Ngày Xưa Lang Bian Đà
Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa
Thông tin.

TRƯƠNG P. và D. NGUYỄN (1993), Đà Lạt
trăm năm, A hundred years history of Dalat,
Công  ty văn hóa tổng hợp Lâm Đồng
xuất bản.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt, 1993,
Đà  Lạt thành phố Cao Nguyên, thành phố
Hồ Chí Minh, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD

[ 69 ]



×