Hoạt động học
Khám phá khoa học
Bé vui đón tết
(Trò chuyện )
I. MỤC ĐÍCH U CẦU
-Trẻ biết tết ngun đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, hiểu ý nghĩa ngày
tết Ngun đán, biết các hoạt động, phong tục diễn ra trong ngày tết, một số loại
hoa quả, thức ăn, khơng khí ngày tết.
- Trẻ kể được các hoạt động vui chơi trong ngày tết cổ truyền. Rèn cho cháu khả
năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trả lời tròn câu. (MT 42)
- Giáo dục cháu biết kính trọng ơng bà cha mẹ thể hiện qua lời chúc đầu năm, biết
cám ơn, nhận bằng hai tay khi được lì xì.
II .CHUẨN BỊ
+ Đồ dùng của cơ và cháu: phim về ngày tết ngun đán, 1 số gian hàng bán
hoa quả, bánh chưng, bánh tét, câu đối, lân, địa cho cháu múa lân…
+ Mơi trường tổ chức hoạt động: Tổ chức hoạt động trong lớp
* Tích hợp : Hát bài hát về ngày tết
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
a. Ổn định:
- Cơ đố: Mùa gì ấm áp
Mưa phùn nhẹ bay
Khắp chốn cỏ cây
Đâm chồi nảy lộc? (Mùa xn)
- Mùa xn đến thời tiết như thế nào?
- Trong mùa xn có ngày gì mà ai cũng mong chờ?
- Ngày Tết Ngun Đán là ngày tết cổ truyền của dân tộcViệt Nam ta. Để biết thêm
truyền thống tết của nước ta. Hơm nay cơ và lớp cùng tìm hiểu về ngày Tết
Ngun Đán nhé!
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Trò chuyện “Bé vui đón tết”
- Cho cháu xem phim mọi người chuẩn bị đón tết.
- Các con vừa xem đoạn phim nói về gì?
- Ba mẹ chở các con đi đâu? (Đi mua đồ tết, đi chợ hoa…)
- Ba mẹ mua gì cho các con?(Mua quần áo mới…)
- Vào ngày tết ba mẹ chuẩn bị những gì? (Dọn nhà, nấu bánh chưng, bánh tét,
chưng mâm ngũ quả…)
- Bây giờ chúng ta cùng giúp ba mẹ đi chợ mua sắm chuẩn bị đón tết nhé.
- Cháu đến các gian hàng mua hoa mai, hoa đào, bánh mứt, dưa hấu, bánh chưng,
banh tét, câu đối…..
- Cháu chơi trưng bày chuẩn bị đón tết:
+ Nhóm 1: Trưng bày mâm ngũ quả
+ Nhóm 2: Trang trí cây mai, cây đào, câu đối
+ Nhóm 3: Trang trí bánh chưng, bánh tét, dưa hấu…
- Bánh chưng, bánh tét, đến tết nhà nào cũng làm để tưởng nhớ tổ tiên ông bà xa
xưa đã nghĩ ra thứ bánh đặc biệt và giữ phong tục làm bánh chưng, bánh dày, bánh
tét vào ngày tết
- Cô kể tóm tắt câu chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dày ”
- Tết người ta thường chưng hoa gì?
+ Ở miền nam trưng hoa mai, miền bắc trưng hoa đào
- Ba mẹ còn trưng bày những gì trên bàn thờ ông bà?
- Mâm ngũ quả có những quả gì?
- Loại quả nào đặc trưng nhất cho ngày tết?
- Ngày tết mọi người thường trưng bày hoa gì?
- Vào ngày cuối cùng của năm, buổi tối mọi người cúng ông bà, mình gọi là gì?
(Giao thừa)
- Mọi người thường làm gì vào đêm giao thừa? (Cúng giao thừa, xem pháo hoa,
….)
- Cho cháu xem video mọi người chuẩn bị đón giao thừa.
- Tết đến rồi, chúng ta cùng múa hát đón chào năm mới đi nào!
- Cháu hát – minh họa – múa lân: Ngày tết quê em.
- Vào ngày tết ba mẹ thường chở các con đi đâu?
- Đến nhà ông bà các con chúc tết ông bà như thế nào?
+ Mời vài cháu chúc tết.
- Sau khi chúc tết ông bà, con nhận được gì?
- Con nhận bằng mấy tay?
- Các con được ăn bánh mứt gì trong ngày tết?
- Chúng mình còn được tham gia những hoạt động gì trong những ngày tết nữa?
(Đi lễ chua, đi hái lộc đầu năm, đi công viên, khu vui chơi, tắm biển….)
- Cho cháu xem video các hoạt động trong ngày tết
- Khi xuân về mỗi người dân Việt Nam lại háo hức để đón tết Nguyên Đán cùng
với những hoạt động mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam. Đó là đi chúc tết
để giành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, là đi lễ chùa mầu mong sẽ có một năm
mới, bình an…, là đi hái lộc đầu năm mong sẽ có một năm nhiều sức khỏe. Ngoài
ra còn có nhiều lễ hội như: Lễ hội đấu vật, lễ hội chọi trâu, và rất nhiều các hoạt
động văn hóa văn nghệ khác nữa.
- Ngày tết là ngày gia đình được đoàn tụ họp mặt, cứ 1 mùa tết là các con lớn thêm
1 tuổi, càng lớn thì các cháu phải càng ngoan, học giỏi nhé.
- Đọc đồng dao: Xúc xắc xúc xẻ”
Hoạt động 2 : Củng cố
* Trò chơi:"Chuyền cờ"
- Cô chuyền cờ, cả lớp hát, bài hát kết thúc,lá cờ đến bạn nào thì bạn đó sẽ phải kể
tên một món ăn hoặc lọai bánh mứt, hoa quả trong ngày tết mà con biết.
- Cháu đứng vòng tròn, cô chuyền 2 cờ về 2 phía, cờ đến bạn nào thì bạn ấy nói
- Cô gợi hỏi thêm:
+ Vì sao con biết?
+ Món ăn này dùng vào lúc nào?
- Cô kết hợp giáo dục dinh dưỡng.
* Trò chơi:Tay ai khéo hơn
- Cách chơi : Các cháu về các nhóm tự thỏa thuận sẽ làm gì như : Gói kẹo, làm
bánh, Làm thiệp tết, trang trí cây mai, đào. Chưng mâm quả
- Cô cho cháu về nhóm,
+ Nhóm 1 : Trang trí cành mai, cành đào
+ Nhóm 2 : Làm bánh
+ Nhóm 3 : Làm thiệp tết
- Cô tổ chức cho cháu chơi
c. Kết thúc
- Cô gợi hỏi lại tên đề tài
- Nhận xét hoạt động
- Hát: “ Bé chúc tết”
- Thu dọn đồ dùng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Đố các con biết bây giờ đến giờ gì?
- Hôm nay ra sân, các con sẽ được quan sát những hoạt động chuẩn bị cho ngày tết,
được chơi trò chơi vận động: thi xem ai nhanh; chơi trò chơi dân gian: dung dăng
dung dẻ, và chơi tự do nữa nè.
- Khi ra sân chơi các con phải chơi như thế nào? (không tranh dành đồ chơi với
bạn, không xô đẩy bạn, không chạy nhảy...)
- Bây giờ cô cháu mình cùng ra mang dép và đi xuống sân nha.
- Cô cùng chơi dung dăng dung dẻ, đi dạo chơi quanh sân trường
- Cô và trẻ cùng chơi
- Hát: Sắp đến tết rồi.
- Sắp đến tết, mọi người thường chuẩn bị những gì để đón tết?
+ Quan sát tranh mọi người dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón tết
- Các con nhìn xem gia đình bạn nhỏ đang làm gì vậy?
+ Ba đang làm gì?
+ Mẹ đang làm gì?
+ Bạn nhỏ đã giúp gì cho ba mẹ?
- Lần lượt cho trẻ xem từng hình ảnh mọi người đang mua sắm và hỏi trẻ: Mọi
người đang mua sắm gì? (Xem hình ảnh mẹ mua đồ tết; bánh, mứt)
- Lần lượt cho trẻ xem từng hình ảnh trang trí và hỏi trẻ: Mọi người đang làm gì?
(Trang trí cây mai; treo lồng đèn, câu đối; bày mâm ngủ quả….)
- Cho trẻ xem hình ảnh gói bánh tét, hỏi trẻ mọi người đang làm gì?
* Mở rộng: Xem hình ảnh dọn dẹp đường phố, trang trí điện đường.
- Cho trẻ nhắc lại các hoạt động chuẩn bị đón tết.
- Giáo dục cháu biết giúp đỡ ba mẹ những công việc vừa sức để chuẩn bị đón tết.
* Hoạt động 3: TCVĐ: “Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành 2 vòng tròn, đội 1 trang trí cành
mai, đội 2 trang trí cành đào, cô sẽ phát cho mỗi đội là 1 rổ đồ dùng trang trí. Khi
hiệu lệnh bắt đầu thì 2 đội trang trí.
- Luật chơi: Khi thời gian bắt đầu các con mới được trang trí, kết thúc thời gian đội
nào trang trí đẹp, hết đồ dùng trong rổ sẽ chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét
- Cho trẻ chơi tự do – cô bao quát trẻ
- Tập trung trẻ lại
- Nhận xét sau khi chơi.
- Trẻ thu dọn đồ dùng – đồ chơi
- Cho trẻ đem 2 cây mai, đào vào lớp để trang trí lớp.