Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 26 bài: Kể chuyện Tôm Càng và Cá Con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.2 KB, 3 trang )

Giáo án Tiếng việt 2
Kể chuyện
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện.
- KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân; ra quyết định; thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy học:
- Khai thác tranh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS kể nối tiếp
nhau từng đoạn trong truyện Sơn Tinh,
Thủy Tinh.

- 3 HS lên bảng. Mỗi HS kể nối tiếp
nhau từng đoạn trong truyện Sơn Tinh,
Thủy Tinh.

- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều
gì có thật ?

- Nhân dân ta kiên cường chống lại lũ
lụt.

- Nhận xét, đánh giá.



- Cùng GV nhận xét, bổ sung.

2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong tiết Tập đọc Tôm Càng và Cá Con, - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
các em đã tập kể một đoạn hấp dẫn nhất
của câu chuyện - đoạn Tôm Càng cứu cá
con. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em
sẽ tập kể từng đoạn của câu chuyện theo
các tranh minh họa. Sau đó tập phân vai
dựng lại toàn bộ câu chuyện.
b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1:

Hướng dẫn kể


chuyện.
a. Kể lại từng đoạn truyện.
- Bước 1: Kể trong nhóm.
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhómkể lại
nội dung 1 bức tranh trong nhóm.
- Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình
bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ
sung.
- Truyện được kể 2 lần.


- Kể lại trong nhóm. Mỗi HS kể 1 lần.
Các HS khác nghe, nhận xét và sửa cho
bạn.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi
HS kể 1 đoạn.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

* Chú ý: Với HS khi kể còn lúng túng, GV
có thể gợi ý:
- 8 HS kể trước lớp.
+ Tranh 1:
- Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau
trong trường hợp nào?
- Hai bạn đã nói gì với nhau?

- Chúng làm quen với nhau khi Tôm
đang tập búng càng.
- Họ tự giới thiệu và làm quen.
+ Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá Con.
+ Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm
Càng.

- Cá Con có hình dáng bên ngoài như thế
nào?

+ Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước
như bạn.


+ Tranh 2:
- Cá Con khoe gì với bạn?

- Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn
xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh.

- Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho
Tôm Càng xem như thế nào?

- Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh
lái đấy.
- Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải,
lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến


+ Tranh 3:

Tôm Càng phục lăn.

- Câu chuyện có thêm nhân vật nào ?
- Con cá đó định làm gì?

- Một con cá to đỏ ngầu lao tới.

- Tôm Càng đã làm gì khi đó ?

- Ăn thịt Cá Con.

+ Tranh 4:


- Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách
đá nhỏ.

- Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao?
- Cá Con nói gì với Tôm Càng?
- Vì sao cả hai lại kết bạn thân với nhau?

- Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không?
- Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một áo
giáp nên tôi không bị đau.
- Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ
nể trọng và quý mến nhau.

b. Kể lại câu chuyện theo vai
- GV gọi 3 HS xung phong lên kể lại.

- 3 HS lên bảng, tự nhận vai: Người
dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con.

- Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể.

- Mỗi nhóm kể 1 lần. Mỗi lần 3 HS
mặc trang phục để thể hiện.

- Gọi các nhóm nhận xét.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn kể.

- Chấm điểm cho từng HS.
* GDKNS: Em học tập ở Tôm Càng đức

tính gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- Qua câu chuyện em học tập được ở Tôm
Càng đức tính gì ?

- HS trả lời.

- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người
thân nghe và chuẩn bị bài sau: “Ôn tập
giữa HK II”.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Nhận xét tiết học.



×