Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 24 bài: Tập làm văn Đáp lời phủ định, nghe trả lời câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.43 KB, 3 trang )

Giáo án Tiếng việt 2
Tập làm văn
BÀI: ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH. NGHE, TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/ Mục tiêu:
- Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản.
- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào trong giao tiếp hằng ngày.
II/ Đồ dùng dạy học: - Máy điện thoại (đồ chơi) để thực hành đóng vai.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- 2 cặp HS thực hành đóng vai: Đáp lời khẳng định bài tập 2 tiết trước.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đọc lời nhân vật trong tranh.
- Hướng dẫn quan sát tranh SGK và hỏi:

* 1 em đọc yêu cầu bài tập
(TB), cả lớp đọc thầm.

H/ Bức tranh minh họa điều gì? (Cảnh bạn HS gọi
điện thoại đến nhà bạn).

- HS quan sát tranh, suy nghĩ
trả lời câu hỏi.


H/ Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào? (Bạn
nói: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ).

- Lớp nhận xét, bổ sung.

H/ Cô chủ nhà nói thế nào? (Ở đây không có ai tên
là Hoa đâu cháu à).
- Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định.
H/ Khi nghe thấy chủ nhà phủ định lời mình hỏi
(không có), bạn HS đã nói thế nào? (Bạn nói: Thế
ạ? Cháu xin lỗi cô).
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ thường


xuyên được nghe lời phủ định của người khác, khi
đáp lại những lời này các em cần có thái độ lịch sự,
nhã nhặn.
- Tổ chức cho HS đóng vai thể hiện tình huống
trên. GV nhắc các em không nhất thiết phải nói
chính xác từng câu chữ lời của 2 nhân vật; khi trao
đổi phải thể hiện thái độ lịc sự, nhã nhặn.
- GV theo dõi HS đóng vai, nhận xét.

- Từng cặp HS thực hành đóng
vai trước lớp: nói lời nhân vật
trong tranh.

Ví dụ: Trong tình huống trên, nếu chú bé dập máy
luôn, không đáp lời, hoặc đáp lại bằng một câu gọn - Lớp theo dõi, nhận xét.
lỏn Thế à? Nhầm máy à? Sao lại nhầm máy

nhỉ?... sẽ bị xem là vô lễ, bất lịch sự, làm người ở
đầu máy bên kia khó chịu.
Bài 2: Nói lời đáp của em: (tình huống SGK)
- Hướng dẫn làm bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận hỏi – đáp các tình huống
theo cặp trong nhóm và trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương những cặp thực hành hỏi
đáp tốt.

* 1 em đọc yêu cầu bài tập
(TB), cả lớp đọc thầm.

Ví dụ:

- Từng cặp thảo luận – thực
hành hỏi đáp trước lớp (1 em
hỏi, 1em hỏi, 1 em trả lời).

a/ Dạ, thế ạ? Cháu xin lỗi!/ Không sao ạ. Cháu
chào cô./ Dạ, cháu sẽ hỏi thăm người khác vậy
ạ…
b/ Thé ạ? Lúc nào rỗi bố mua cho con, bố nhé!/
Chắc bố bận quá. Để hôm khác mua cũng được
ạ./ Dạ, không sao đâu. Con đợi được, bố ạ…
c/ Thế ạ? Mẹ nghỉ ngơi đi cho chóng khỏi. Mọi
việc con sẽ làm hết./ Chắc là thuốc chưa kịp
ngấm đấy, mẹ ạ./ Hay là con với bố đưa mẹ đi
bệnh viện nhé?...
Bài 3: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi:
-Hướng dẫn quan sát tranh SGK yêu cầu HS nói về

nội dung tranh.

- Lớp nhận xét.


- Nhận xét, nêu nội dung tranh: Đây là cảnh đồng
quê, một cô bé ăn mặc kiểu thành phố đang hỏi
một cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn điều gì đó.
Đứng bên cậu bé là một con ngựa.

* 1 em đọc yêu cầu bài tập
(TB), cả lớp đọc thầm.

- Đây là một truyện cười nói về cô bé ở thành phố
lần đầu về nông thôn, thấy các gì cũng lạ lẫm. Các - Quan sát tranh, nêu nội dung
em hãy lắng nghe câu chuyện để xem cô bé hỏi anh tranh.
họ của mình ở quê điều gì.
- GV kể chuyện 3 lần.
H/ Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
(Cô bé thấy cái gì cũng lạ).
H/ Cô bé hỏi anh họ điều gì? (Thấy một con vật
đang ăn cỏ, cô bé hỏi cậu anh họ: Sao con bò này
không có sừng hở anh?)
H/ Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng? (Vì
nhiều lí do. Riêng con này không có sừng vì nó là
con ngựa).
H/ Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
(Là con ngựa).
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.


- Nghe GV kể chuyện.
- Thảo luân nhóm đôi, trả lời
lần lượt 4 câu hỏi trong SGK.

- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố lại cách đáp lời phủ định trong giao
tiếp đơn giản.
- Nhận xét chung giờ học. nhắc HS đáp lời phủ
định trong giao tiếp hằng ngày phải thể hiện thái độ
lịch sự
Nhã nhặn.
- Nối tiếp nhau kể lại nội dung
câu chuyện.



×