Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tình hình xuất khẩu cá tra của tỉnh an giang giai đoạn 2010 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.37 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
----------------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
NHÓM 3

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA Ở TỈNH AN GIANG GIAI
ĐOẠN 2010 - 2016

HÀ NỘI – 2016

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại diễn
ra hết sức mạnh mẽ, chính đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã và đang làm
cho các nước đang phát triển gặp không ít khó khắn trong quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước nhất là về vốn, công nghệ và kỹ thuật... Và Việt Nam
cũng nằm trong số các nước đang phát triển đó.Mắt khác toàn cầu hoá và tự do
hoá thương mại cũng tạo ra rất nhiều những thuận lợi cho các nước đang phát triển
nhất là về xuất nhập khẩu... Do đó, để thực hiện mục tiêu của mình, trong chiến
lược phát triển kinh tế đất nước trong những năm tiếp theo Đảng và Nhà nước ta đã
khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng
về xuất khẩu và thay thế dần nhập khẩu”.
Là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Quốc dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng
với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điề u kiện cho kinh tế phát
triển,thu hút nhiều lao động góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Thuỷ sản


là ngành kinh tế đang được Nhà nước đầu tư phát triển mạnh
Xuất khẩu nói chung, xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang nói riêng, là một trong
những hoạt động quan trọng của đất nước và ngành thủy sản, mang lại nhiều lợi
ích về kinh tế. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang trong thời gian vừa
qua còn nhiều khó khan và bất cập. Để làm rõ được những tác động của việc xuất
khẩu cá tra tới tình hình phát triên tỉnh An Giang, nhóm em đã chọn đề tài : “Tình
hình xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang giai đoạn 2010 – 2016”
 Mục tiêu nghiên cứu: tác động của ngành xuất khẩu cá tra tới kinh tế của
tỉnh An Giang
 Phạm vi nghiên cứu : giai đoạn 2010- 2016
2


 Kết cấu của đề tài : 3 phần
Phần I : Tổng quan của hoạt động sản xuất.
Phần II : Thực trạng của hoạt động sản xuất cá tra của tỉnh An Giang
Phần III: Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu cá tra
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu
này không thể tránh khỏi nhứng thiếu sót. Vì vậy nhóm em mong nhận được sự chỉ
bảo góp ý của giảng viên để có thể hoàn thành tốt hơn.

3


PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÁ TRA TẠI AN GIANG
1. Khái niệm
1.1,Xuất khẩu
 Xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho
một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể

là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng
thanh toán quốc tế).
 Vai trò của xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất
nước
- Xuất khẩu đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác có cơ hội phát triển thuận
lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành thủy sản xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát
triển ngành nuôi trồng và đánh bắt, ngành chế tạo máy móc thiết bị và các chất phụ
gia phục vụ cho chế biến,...
+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng
cao năng lực sản xuất trong nước

4


+Thông qua xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải luôn luôn đổi mới
và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, mở rộng
thị trường.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta.
1.2.Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của
nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất
định. Thay đổi theo hướng hoàn thiện là cần nhắm tới các mục tiêu cơ bản sau: duy

trì tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài, thay đồi cơ bản cơ cấu kinh tế,
cải thiện cuộc sống của đại bộ phận dân cư, đảm bảo gìn giữ và bảo vệ môi trường
sinh thái tự nhiên
1.3.Cá tra
Họ Cá tra (danh pháp khoa học: Pangasiidae, tên tiếng anh: Pangasius catfish) là
tên gọi một họ chứa khoảng 28 loài cá nước ngọt đã biết thuộc bộ Cá da trơn
(Siluriformes). Các loài trong họ này được tìm thấy trong các vùng nước ngọt và
nước lợ, dọc theo miền nam Châu Á, từ Pakistan tới Borneo.
Loài cá này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với những loài cá khác như: dễ
nuôi, phổ dinh dưỡng rộng, cá tăng trưởng nhanh, đặc biệt là khả năng thích nghi
của cá Tra rất tốt với điều kiện môi trường nuôi khắc nghiệt như: cá có khả năng
chịu đựng được với điều kiện pH biến động, hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi
thấp, hàm lượng ammonia, COD, H2S tăng cao và là loài cá duy nhất có năng suất
5


và chất lượng cá thương phẩm thu được sau một chu kỳ nuôi thường đạt rất cao
(250 – 300 tấn/ha) đã góp phần quan trọng trong việc làm tăng nhanh sản lượng
thủy sản nước ngọt trong thời gian gần đây.

1.4.Vị trí địa lý của tỉnh An Giang thích hợp nuôi cá tra
An Giang là tỉnh ở miền tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửa Long, dài 104km,
diện tích tự nhiên 3,535 km2

6


Hiện nay ngành nuôi trồng cá tra giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của An
Giang. Do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (với hệ thống sông ngòi chằng chịt
với hai dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi không khoảng

220km) kết hợp với kỹ thuật nuôi cá tra không quá khó nên nghề nuôi cá tra phát
triển khá mạnh. Sự gia tăng về diện tích nuôi đang diễn ra liên tục theo từng ngày
và đã đem lại lợi ích lớn cho ngành kinh tế của tỉnh, đem lại sự giàu có cho nhiều
hộ gia đình và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong tỉnh. . Có
thể nói, trong nhiều năm gần đây, cá tra liên tiếp là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng của thủy sản nói
riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung
2. Chỉ tiêu đo lường
2.1.Chỉ tiêu về khối lượng:
Nghị định 36 yêu cầu từ 1/1/2015, tỷ lệ mạ băng (tỷ lệ nước mạ băng trên
trọng lượng tổng) đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu không được vượt quá 10% và
hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh.Tuy
nhiên, nếu áp dụng thực hiện như theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 6 về tỷ
lệ mạ băng không được vượt quá 10% (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng),
và quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 6 về hàm lượng nước tối đa không được
vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp
7


mạ băng) theo NĐ 36 ngay thời điểm này thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó
khăn vì hiện nay chưa có khách hàng và đối tượng tiêu thụ sản phẩm này.
Trên thực tế hiện tại các thị trường xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh
có hàm lượng nước, tỷ lệ mạ băng theo quy định của Nghị định 36 còn tương đối
nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10% thị phần xuất khẩu các sản phẩm cá tra phi lê đông
lạnh. Do đó, quy định chỉ được phép sản xuất sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có
hàm lượng nước ≤83% và tỷ lệ mạ băng ≤10% đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ,
XK cá tra.
Do đó, Bộ NNPTNT đề xuất giữ nguyên quy định trên, nhưng đề nghị Chính
phủ giao cho Bộ hướng dẫn lộ trình thực hiện theo hướng lùi thời hạn áp dụng. Cụ
thể, đến ngày 31/12/2018, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK có tỷ lệ mạ băng

≤20%; hàm lượng nước tối đa ≤86% so với khối lượng tịnh của sản phẩm. Từ ngày
01/01/2019 mới áp dụng đầy đủ quy định như trên.
2.2. Phát triển kinh tế:
An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất thứ hai ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), sau tỉnh Đồng Tháp (Tổng cục Thủy sản, 2013). Trong năm
2012, tổng diện tích nuôi cá tra của tỉnh 1à 1.269 ha, sản lượng cá tra nguyên liệu
lên đến 242 nghìn tấn, sản lượng xuất khẩu là 170 nghìn tấn, với kim ngạch xuất
khẩu đạt 409 triệu đô la Mỹ (Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, 2013). Hơn 10 năm
qua, kể từ năm 2002 ngành thủy sản của An Giang nói chung và ngành hàng cá tra
nói riêng đã phát triển một cách vượt bậc cả về diện tích nuôi và sản lượng xuất
khẩu. Theo số liệu của Cục Thống kê An Giang (2013) thì diện tích nuôi thủy sản
của tỉnh tăng liên tục trong giai đoạn 2002-2013. Cụ thể năm 2002, diện tích nuôi
thủy sản là 1.788 ha, đến năm 2013 tăng lên 2.496 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá
tra năm 2002 là 679 ha, đến năm 2013 là 1.269 ha. Năng suất cá tra nguyên liệu gia
tăng từ mức 62 tấn/ha vào năm 2002, lên đến 290 tấn năm 2013. Kim ngạch xuất
khẩu từ con số 66,6 triệu đô la Mỹ năm 2002, lên đến 409 triệu đô la năm 2013 (Sở
Nông nghiệp & PTNT An Giang, 2013). Những con số này một lần nữa cho thấy
vai trò quan trọng của ngành hàng cá tra đối với ngành thủy sản của tỉnh, đồng thời
cũng cho thấy có sự phát triển đáng kể trong sản xuất và chế biến xuất khẩu sản
phẩm cá tra sau 10 năm ở An Giang.
2.3. Hiệu quả sản xuất:
Tỉnh An Giang có điều kiện tự nhiên, khí hậu và môi trường thuận lợi để phát triển
nuôi trồng thủy sản. Qua hơn 10 năm, nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt nuôi cá
tra) của tỉnh có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng đã góp phần
8


đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế và an sinh xã hội của địa phương. Tình
hình nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua có những bước tăng trưởng đáng kể,
luôn tăng trưởng trên 10% trong ngành nông nghiệp. Đây là xu thế đúng hướng

nhằm khai thác thế mạnh trong nông ngư nghiệp của tỉnh, đồng thời, từng bước
thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngư dân có truyền thống nuôi thủy sản từ lâu và ngày càng tích lũy nhiều kinh
nghiệm hơn trong sản xuất cùng với các chủ trương, cơ chế chính sách của nhà
nước thông qua các chương trình, dự án đã tập trung đầu tư cho phát triển thủy sản
đã góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho hàng
ngàn lao động ở địa phương. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng
ngày càng cao, trở thành một trong những nguồn nguyên liệu chính giúp cho ngành
chế biến phát triển, nâng cao giá trị của các mặt hàng trong nước và thế giới.

3. Lý thuyết có liên quan
 Lý thuyết phát triển không cân đối.
Những đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là A.Hirschman, F.Perrons cho
rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách
duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Họ lập luận như sau:
- Việc phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu cung bằng
cầu trong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực
sản xuất. Để phát triển được , cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành
nhất định, tạo ra một cú hích thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo sự phát triển
nền kinh tế.
- Trong mỗi giai đoạn phát triển , vai trò cực tăng trưởng của các ngành
trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì vậy cần tập trung những nguồn
lực ( vốn khan hiếm ) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm
nhất định.
- Do trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa , các nước đang phát
triển rất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển
cùng một lúc đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế , phát triển không
cân đối gần như là một sự lựa chọn bắt buộc.

9



Việc áp dụng lý thuyết này ở tỉnh An Giang: tỉnh An Giang đã chú trọng
phát triển ngành nuôi cá tra , đưa ngành thủy sản thành một trong những ngành mũi
nhọn của tỉnh. Việc này đã giúp kinh tế tỉnh đi lên và có những thành tựu đáng kể.

4. Bài học kinh nghiệm
Hiện nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã vươn tới thị trường của hơn 130
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên sau thời gian tăng trưởng mạnh
thì không ít người nuôi cá tra buộc phải “treo ao” vì nhiều lý do. Việc Việt Nam ký
kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP)
mới đây đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành hàng này. Trước những yêu cầu mới từ
các thị trường khắt khe ở nước ngoài đang trở thành động lực để các doanh nghiệp
nuôi thả cá tra thay đổi phương thức nuôi và chế biến thích ứng với yêu cầu của
khách hàng. Chính vì vậy, ngành nuôi thả và chế biến cá tra ở An Giang đang
chuyển mình để nâng cao vị thế ở thị trường nuôi trồng thủy hải sản trong nước và
thế giới. Với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường Mỹ và những trói
buộc về quy trình sản xuất, vận chuyển và hàng rào thuế của đất nước này đang trở
thành thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở An Giang. Tuy
nhiên đây cũng chính là cơ hội hiếm có để các doanh nghiệp thay đổi phương thức
sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm xuất khẩu. Xuất khẩu cá tra của Việt
Nam đã vươn tới thị trường của hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,
riêng thị trường châu Âu và Mỹ chiếm khoảng 50%. Mỹ là thị trường thuỷ sản lớn
nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 22% thị phần trong năm 2014.
Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan: Năm 1952, ngay khi còn là một quốc gia có nền
nông nghiệp chưa phát triển, Thái Lan đã xác định phải ưu tiên hàng đầu cho lĩnh
vực xúc tiến thương mại với sự hình thành Cục Xúc tiến xuất khẩu. Cục có nhiệm
vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở 05 lĩnh vực - thông tin thị trường, đào tạo nhân lực, phát
triển sản phẩm (chú trọng mẫu mã thiết kế), tổ chức sự kiện xúc tiến thương mại,
10



phát triển mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài (để thường xuyên cập nhật
thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường). Với chiến lược này, Thái Lan
đã trở thành một trong những quốc gia có công nghệ xúc tiến thương mại mạnh
nhất trong khu vực.
Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại thủy sản của Thái Lan được tiến hành
với sự tham gia của các công ty tiếp thị đa quốc gia, thực hiện việc nghiên cứu thị
trường, quảng bá sản phẩm và đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ toàn bộ các khâu
trong chuỗi sản xuất. Ví dụ: với sản phẩm tôm nuôi, Thái Lan đã tổ chức liên kết
chuỗi nhằm phát triển đồng bộ ngành công nghiệp nuôi tôm. Một số công ty
thương mại lớn của Thái cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài
chính cho các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại
Các nước khác trên thế giới: cũng có chương trình và hoạt động xúc tiến thương
mại thủy sản hiệu quả, phù hợp với đặc thù sản phẩm của mỗi quốc gia. Nhờ đó,
từng bước tạo được thương hiệu chung cho các sản phẩm chủ lực của quốc gia và
dần chiếm lĩnh được các thị trường khó tính nhất. Điển hình là bài học kinh
nghiệm của Na-Uy với chiến lược phối hợp Nhà nước và cộng đồng trong việc xây
dựng, phát triển thương hiệu chung cho các sản phẩm thủy sản của Na-Uy và
thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá hồi; đồng thời, tiến hành tiếp cận thị trường
Nhật Bản. Đối với mặt hàng vẹm thì Tây Ban Nha và Hiệp hội Vẹm (Bắc Mỹ) đã
sử dụng chiến lược hướng dẫn người tiêu dùng và các đầu bếp ở nhà hàng cách
thức chế biến và thưởng thức những món ăn ngon làm từ vẹm. Nhờ đó, làm giảm
sự e ngại cho các đối tượng sử dụng khi phải xử lí thủy sản có vỏ, còn sống

11


PhầnII:
Thực trạng của việc sản xuất mặt hàng xuất khẩu cá tra tại An Giang và một

số thị trường xuất khẩu cá tra lơn của Việt Nam.
I.Đánh giá tình trạng sản xuất của mặt hàng xuất khẩu cá tra tại An Giang
Năm 2007, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO đã góp phần
mở rộng quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới, tạo điều
kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước nói chung và thúc đẩy xuất
khẩu nói riêng. Tuy nhiên, ngay sau đó, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó
khăn đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong
nước, trong đó phải kể đến hoạt động chế biến xuất khẩu cá tra của các doanh
nghiệp ở tỉnh An Giang.
Tại tỉnh An Giang, toàn tỉnh có 23 cơ sở sản xuất cá tra bột với tổng đàn cá tra bố
mẹ 56.350 con, mỗi năm sản xuất 4.295 triệu cá tra bột, đủ cung cấp cho nhu cầu
ương nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL.Các cơ sở này đã nhập về
đàn cá bố mẹ hậu bị với khối lượng 6,3 tấn cá tra hoang dã từ Campuchia và 4.000
con từ Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II. Trong năm qua đã tiếp nhận thêm
9.986 cá tra bố mẹ hậu bị thế hệ F1 từ Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II,
cung cấp cho 3 DN và 4 cơ sở tư nhân.
Tính đến tháng 8/2012, tổng diện tích sản xuất giống cá tra là 373 ha, bằng 89% so
với cùng kỳ năm ngoái; số lượng giống sản xuất là 383 triệu con, bằng 87%.
Hầu hết doanh nghiệp chế biến cá tra tại An Giang đều có vùng nuôi riêng. Các
doanh nghiệp tiến hành thả cá giống phân kỳ theo kế hoạch sản xuất, nhưng do
diện tích vùng nuôi của doanh nghiệp còn hạn chế, sản lượng chưa đủ đáp ứng nhu
cầu nên chưa hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp đã
12


cố gắng mở rộng diện tích vùng nuôi ở vị trí các cồn bãi có nguồn nước tốt, trang
bị thêm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thả nuôi với mật độ cao 350.000 450.000 con/ha nên năng suất cũng tăng lên khoảng 50 tấn/ha.

Diện tích nuôi trồng cá tra tại tỉnh An giang từ giai đoạn 2010-2015 ( ha)
2010


2011

2012

2013

2014

2015

18.11%
13.61%

14.16%
17.26%
17.99%

13

18.87%


Sản lượng cá tra
270000
260000
250000
240000
230000
220000

210000

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Sản lượng cá tra

Bảng số liệu:
Năm

Diện tích(ha)

Số lượng(tấn)

2010

999

231070

2011


960

267990

2012

1331.1

245690

2013

1269.25

242524

2014

1218

236218

2015

1278

248064

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA),

tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2015 vẫn
tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và

14


sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất
của nông dân.
Sự ra đời của Nghị định 36, từ lâu đã được các doanh nghiệp và người nuôi cá tra
Việt Nam rất kỳ vọng. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu triển khai thực hiện đến nay, Nghị
định 36 đã vấp phải sự phản ứng từ phía doanh nghiệp cá tra Việt Nam và đã có
kiến nghị sửa đổi, tập trung chủ yếu các vấn đề về tỷ lệ mạ băng, hàm ẩm và thủ
tục đăng ký xuất khẩu.
Tổng sản lượng thủy sản đến tháng tháng 3 năm 2015 là 52.000 tấn, bằng 104,8%
so cùng kỳ trong đó sản lượng cá tra là 44.000 tấn, bằng 102,1% so với cùng kỳ
năm 2014.
Cũng theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang, giá nguyên
liệu đầu vào tăng bình quân 5- 15%, nên dù giá nguyên liệu cá tra có tăng nhưng
nông dân vẫn không đảm bảo có lãi, chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất.
Thủy sản (cá tra, basa) xuất khẩu trong tháng 3, đạt 13 ngàn tấn tương đương kim
ngạch đạt trên 30,94 triệu USD. Cộng dồn 3 tháng đầu năm đạt 32,64 ngàn tấn
tương đương kim ngạch đạt 76,62 triệu USD, bằng 85,72% về sản lượng và bằng
85,14% về giá trị so cùng kỳ (giá xuất khẩu bình quân tháng 3/2015 đạt 2.380
USD/tấn, so tháng trước tăng 10 USD/ tấn, so cùng kỳ giá xuất hiện nay cao hơn
khoảng 80 USD/tấn).
Các thị trường xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam:
 Thị trường EU: là thị trường tiêu thụ chính của cá tra Việt Nam. Để xuất
khẩu được cá vào thị trường EU, cá chế biến phải đảm bảo tiêu chuẩn thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP). Ngoài ra còn có SQF (bao gồm
SQF 2000 CM và SQF 1000 CM): tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xác định các yêu

cầu cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng nhằm nhận diện các mối nguy đối
15


với an toàn thực phẩm và chất lượng cũng như thẩm tra/giám sát các phương thức
kiểm soát.
Cuối năm 2010, Cá tra Việt Nam bị các thành viên của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên
nhiên (WWF) ở 6 nước EU (Đức, Áo, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch) chuyển
từ "danh sách da cam" (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang "danh sách đỏ"
(sản phẩm không nên sử dụng). Sau hơn 1 tháng kể từ buổi ký kết Biên bản Thỏa
thuận hợp tác phát triển cá tra Việt Nam theo hướng bền vững, WWF ở các nước
EU đã cho cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ. Tuy nhiên điều đó đã làm ảnh
hưởng đến hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Tính từ đầu năm đến
giữa tháng 6 năm 2011, Việt Nam đã xuất 90.74 nghìn tấn cá tra (giảm 6.7% so với
cùng kỳ năm 2010), trị giá 242.737 triệu USD_chiếm 32.6% tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu cá tra.
Tuy nhiên, hiện nay cá tra Việt Nam đang gặp khó khăn lớn ở thị trường EU do ở
Anh đã phát hiện hàm lượng nước trong sản phẩm cao hơn so với tự nhiên, và tại
Canada phát hiện dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm.
 Thị trường Mỹ: Tuy thị trường Mỹ là thị trường rất khó tính, đòi hỏi và đặt
ra nhiều tiêu chuẩn đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu vào. Doanh nghiệp thủy sản
muốn được xuất khẩu vào Mỹ thì phải có HACCP (Hazard Analysis & Critical
Control Point – Phân tích các mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn – do
FAO/WHO ban hành). Bên cạnh đó còn có những rào cản thương mại đối với cá
tra, basa Việt Nam gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu loại
thủy sản này như kiện chống bán phá giá cá tra, basa Việt Nam và Mỹ nâng mức
thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam lên tới 130%. Nhưng sau khi Việt
Nam kiện Mỹ về việc áp dụng thuế CBPG thì đến cuối quý I và đầu quý II năm
2011, Mỹ đã giảm mức thuế CBPG xuống còn 0 – 0.2%. Điều đó dẫn đến giá trị


16


xuất khẩu cá tra sang Mỹ từ đầu năm đến 15/06/2011 đạt 118.686 triệu
USD_chiếm 15.9%.
 Thị trường Mehico: Trong những năm vừa qua, Mehico được đánh giá là thị
trường nhập khẩu lớn, ổn định và tiềm năng của cá tra, cá basa Việt Nam. Đây là
thị trường tiêu thụ các tra, cá basa lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ. Tính đến
15/06/2011, giá trị nhập khẩu các tra, cá basa của Mehico lớn thứ 2 (đạt 46.59 triệu
USD) của Việt Nam chỉ sau Mỹ.

II. Đánh giá tình trạng phát triển kinh tế của tỉnh An Giang
Trong 5 năm qua, cùng với khó khăn chung của cả nước, kinh tế An Giang phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân
dân gặp nhiều tác động bất lợi; thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường. Tuy
nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của
các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của
tỉnh vẫn duy trì sự phát triển ổn định.
Ước mức tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2011 - 2015) đạt 8,63% (giá
so sánh 1994), mặc dù không đạt so Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ IX nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì giai đoạn 2011 - 2015 tăng thêm 8.640 tỷ
đồng (giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 6.473 tỷ đồng), GDP bình quân đầu người
đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng (tăng 17,336 triệu đồng so năm 2010; trong
khi giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 13,134 triệu đồng so năm 2005); cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là khu vực dịch vụ tăng từ 53,35% năm
2010 lên 60,29 % năm 2015, khu vực nông nghiệp giảm từ 35,53% năm 2010
xuống còn 27,11% năm 2015, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,12%
năm 2010 lên 12,61% năm 2015.

17



III. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.Kết quả đạt được
1.1.Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 2,64%, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp
tăng 3,1%, lĩnh vực thủy sản giảm 0,5%, lĩnh vực lâm nghiệp tăng 0,2%, đóng góp
vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,61% trong tổng số 8,63%.
Ngành Nông nghiệp không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất, các mô hình liên kết được nhân rộng trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản;
mô hình “Cánh đồng lớn” tiếp tục mở rộng diện tích, giúp người dân nâng cao thu
nhập, cải thiện cuộc sống, giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm gạo với chất lượng
tốt hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Việc thực hiện Nghị quyết
số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh
An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” mang lại những kết
quả bước đầu với 11/29 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Chương trình Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đạt nhiều kết quả nổi
bật, nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò nền tảng giúp kinh tế của tỉnh vượt qua khó
khăn, hai mặt hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh (lúa gạo, cá tra) đạt giá trị kim
ngạch xuất khẩu cao. Diện mạo nông thôn của tỉnh thay đổi đáng kể, kết cấu hạ
tầng thiết yếu từng bước cải thiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt
của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, trình độ
dân trí, tay nghề của người dân nông thôn được nâng lên. Đến cuối năm 2015, dự
kiến có 12 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới.
1.2. Khu vực công nghiệp - xây dựng
18


Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 8,47%, trong đó, lĩnh vực công nghiệp

tăng 8,43%, lĩnh vực xây dựng tăng 8,65%, đóng góp vào tăng trưởng chung của
tỉnh là 1,52% trong tổng số 8,63%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tăng bình quân 5,66%/năm. Nhiều doanh nghiệp
đầu tư chế biến lúa gạo và thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô, công suất
lớn. Ngành Công nghiệp có mức tăng trưởng khá, cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá
hiện hành) giữa các thành phần kinh tế dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng công
nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước. Việc thay đổi cơ cấu
sản xuất công nghiệp đã có tác động tích cực, đẩy nhanh tốc độ phát triển, góp
phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.
1.3. Khu vực dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,09%, đóng góp vào tăng trưởng chung
của tỉnh là 6,49% trong tổng số 8,63%. Thương mại nội địa tăng gấp 02 lần so với
giai đoạn 2006 - 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt 73.610
tỷ đồng (tăng 2,05 lần so năm 2010), bình quân đạt 15,43%/năm (tăng 0,4% so kế
hoạch). Công tác xúc tiến thương mại đem lại hiệu quả tích cực và kết nối thị
trường của cộng đồng doanh nghiệp. Kết cấu hạ tầng thương mại phát triển khá,
nhất là hệ thống chợ nông thôn.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,65 tỷ USD (đạt 95,6% so kế hoạch và tăng 52,86%
so với giai đoạn 2006 - 2010), tăng bình quân 8,45%/năm (Nghị quyết tăng
11,38%/năm). Thị trường xuất khẩu tiếp tục mở rộng.
Ngành Du lịch từng bước được củng cố, hoạt động đi dần vào nền nếp. Các mô
hình du lịch cộng đồng, sinh thái, nông nghiệp, trang trại... ngày càng phát triển,
thu hút đông đảo du khách. Tổng lượt khách đến các khu, điểm du lịch 5 năm qua

19


đạt 28,3 triệu lượt (bình quân trên 5,6 triệu lượt khách/năm), tăng bình quân đạt
2,9%/năm.
1.4. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm qua đạt 26.163 tỷ đồng (đạt 83,47% so
Nghị quyết), tốc độ tăng thu bình quân đạt 7,62%/năm. Tỷ lệ huy động vào ngân
sách bình quân đạt 7% GDP. Tổng chi ngân sách của tỉnh là 44.212 tỷ đồng (tăng
13% kế hoạch, tốc độ tăng chi bình quân 12,5%/năm). Quản lý chi ngân sách chặt
chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo nguồn lực cho đầu tư
phát triển và thực hiện các chính sách an sinh - xã hội, quốc phòng - an ninh.
1.5. Khoa học - công nghệ
Có 382 đề tài, dự án, mô hình được triển khai thực hiện, góp phần đáng kể trong
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đã hỗ trợ 26 doanh nghiệp thực hiện nghiên
cứu, đổi mới công nghệ; có 276 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được hỗ trợ đăng ký
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh,
giảm chi phí sản xuất.
1.6. Công tác thu hút đầu tư
Trong 5 năm qua, có 3.284 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng bình quân
15%/năm, với số vốn đăng ký mới 13.873 tỷ đồng (bình quân một doanh nghiệp
đăng ký khoảng 4,2 tỷ đồng) so với giai đoạn 2006 - 2010 về số doanh nghiệp tăng
gần 75%, số vốn đăng ký mới gấp 1,87 lần. Đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 29
dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng
189 triệu USD, tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 36 triệu USD. So với năm 2009
trở về trước số dự án FDI tăng 29 (tăng 650%), tổng vốn đăng ký tăng 174 triệu
USD, tổng vốn đầu tư thực hiện tăng 21 triệu USD (tăng 171%).
20


2. Hạn chế
Tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với chỉ tiêu Nghị quyết (12,5%). Chuyển dịch nội
ngành của từng khu vực kinh tế vẫn chưa đảm bảo đúng định hướng.
Sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng thiếu ổn định, nhất là thị trường. Sức cạnh
tranh mặt hàng nông nghiệp còn thấp, chưa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân; các

mô hình liên kết theo chuỗi giá trị còn ở giai đoạn thí điểm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân và kêu gọi đầu tư. Hiệu quả đầu tư
phát triển các khu, cụm công nghiệp còn thấp, có khu đã hoàn thành nhưng tỷ lệ
lấp đầy nhà đầu tư còn ít. Các ngành nghề dịch vụ chưa phát triển tương xứng về
tiềm năng và lợi thế.
Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hằng năm đạt thấp so với mục tiêu đề ra.
Nguồn lực ngân sách cho đầu tư phát triển còn thấp so nhu cầu, nguồn vốn đầu tư
các công trình trọng điểm hạn hẹp, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành. Huy động
vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khó khăn hơn, môi trường đầu tư và các chính
sách chưa đồng bộ…, thu hút nguồn vốn ODA gần như không đáng kể.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ, CÁC LĨNH VỰC
Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản
Đảm bảo diện tích trồng lúa nước theo quy hoạch phát triển nông nghiệp, đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia và phát triển theo huớng sản xuất hàng hóa. Hướng
phát triển là nâng cao năng suất cây trồng, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch,
trong đó có lúa nước.

21


- Duy trì quan điểm “đưa ngành thủy sản thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh”, nhưng hướng trọng tâm phát triển thủy sản vào khâu nâng cao chất
lượng sản phẩm. Diện tích và sản lượng thủy sản có thể không tăng, nhưng giá trị
và doanh thu không giảm.
- Xác định sản phẩm gạo và cá tra, cá ba sa là sản phẩm đặc biệt, sản phẩm chiến
lược của tỉnh; quan tâm phát triển thêm một số sản phẩm khác có giá trị kinh tế
cao.
- Xây dựng viện công nghệ sinh học cao nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi của

toàn vùng ĐBSCL.
- Xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và 20 tiêu chí theo Quyết định số 1036/QĐUBND ngày 07/6/2010 của UBND tỉnh An Giang.
- Quan tâm đến trữ lượng nước cục bộ cho tiêu dùng và sản xuất.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Xây dựng hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung, gồm KCN Vàm Cống (TP.
Long Xuyên) với diện tích 500ha, KCN Hội An (huyện Chợ Mới) với diện tích
100ha và một số CCN-TTCN cấp huyện khác, ưu tiên công nghệ cao.
- Mở rộng KCN Bình Hòa lên 281,7ha và KCN Bình Long lên 180,6ha.
- Phấn đấu đến năm 2020 lấp đầy các KCN theo hướng ưu tiên, khuyến khích phát
triển công nghiệp công nghệ cao.
- Công nghiệp chế tạo, sửa chữa cơ khí: Tiếp tục nghiên cứu, cơ giới hóa các khâu
gieo sạ, gặt, tuốt, cải tiến các thiết bị sấy đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa;
nâng cao năng lực chế tạo máy nông nghiệp.

22


- Công nghiệp khai khoáng và sản xuất VLXD: Khai thác tài nguyên khoáng sản
gắn chặt với việc bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch; nâng cao chất
lượng các sản phẩm VLXD của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và
xuất khẩu.
- Phát triển ngành công nghiệp may, da giày, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin
phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Các ngành thủ công truyền thống: Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
phục vụ du lịch và nâng cấp các mặt hàng đặc sản truyền thống của An Giang.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản: Nâng cao giá trị thương mại của lâm sản,
nhất là các sản phẩm từ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Thương mại - dịch vụ- du lịch
- Thương mại: Phát triển khu vực TP. Long Xuyên và thị xã Châu Đốc thành những

trung tâm thương mại lớn, năng động của tỉnh; khu vực Tân Châu–Vĩnh Xương và
trục Tịnh Biên–Tri Tôn–Núi Sập thành những “đầu tàu” kinh tế của tỉnh để lôi kéo
các vùng khác phát triển.
- Hoàn chỉnh quy hoạch chung và đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
gồm 2 cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương và 2 cửa khẩu quốc gia: Khánh
Bình, Vĩnh Hội Đông. Kêu gọi thu hút đầu tư để mở rộng, xây dựng kết cấu hạ
tầng đồng bộ Khu Thương mại Cửa khẩu Tịnh Biên gắn với phân bố dân cư và
phát triển các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Phát triển khu du lịch Ô Tà Sóc (huyện Tri Tôn) kết hợp với khu du lịch vùng núi
Thất Sơn (huyện Tri Tôn) và sản phẩm thuốc trồng trên vùng núi Thất Sơn để hình
thành tuyến du lịch liên hoàn.

23


3.Đánh giá tác động của việc thực hiện với phát triển kinh tế của tỉnh An
Giang
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa cho biết, trong 7
tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng lớn nhất so với
cùng kỳ năm trước.
Đến hết tháng 7/2016, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 140 triệu USD (chiếm
15,2% giá trị xuất khẩu cá tra cả nước), tăng trên 65% so cùng kỳ năm trước. Hiện
phần lớn Trung Quốc nhập khẩu cá tra từ Việt Nam để tiêu thụ trong nước và chế
biến xuất khẩu sang Mỹ.
Theo Vasep, trong hai năm trở lại đây, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc liên tiếp
đạt mức hai con số. Đây là thị trường có nhu cầu cao, dân số đông và không quá
khắt khe về tiêu chuẩn
Xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,6 tỷ USD. Cái khó của Việt Nam trong XK thủy sản
cuối năm nay là thiếu hụt nguồn nguyên liệu , cá tra do ảnh hưởng của hạn hán,
xâm nhập mặn hồi đầu năm. Nguyên liệu hải sản cũng bị ảnh hưởng do khai thác

biển gặp khó khăn vì chi phí cao, công nghệ bảo quản chưa được cải thiện nhiều,
giá bán không bù đắp giá vốn cho ngư dân.
Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cá tra xuất khẩu
mặc dù có tăng, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lại đang gặp khó khăn do
thiếu nguyên liệu, đối mặt với áp thuế chống bán phá giá
Tính đến hết tháng 6-2016, giá trị XK cá tra đạt 790,2 triệu USD, tăng 5,4% so với
cùng kỳ năm trước. Nửa đầu năm nay, XK cá tra của các DN Việt Nam gặp rất
nhiều khó khăn
24


Trong quý II-2016, giá trị cá tra XK sang Mỹ đạt 106,5 triệu USD, tăng 31,4% so
với quý trước. Tính đến hết tháng 6-2016, giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 187,1 triệu
USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với thị trường EU,quý II-2016, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 69,4
triệu USD, giảm 6,6% so với quý trước. Tính đến hết tháng 6-2016, giá trị XK cá
tra sang EU đạt 133 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
giá trị XK cá tra sang Tây Ban Nha và Đức tăng trưởng tốt, lần lượt: 17,9% và
4,4% nhưng XK sang Hà Lan lại giảm 13%; sang Anh giảm 22,5% so với cùng kỳ
năm 2015.
Quý II-2016, giá trị XK sang Trung Quốc đạt 72,5 triệu USD, tăng 80,6% so với
quý I-2016. Tính đến hết tháng 6-2016, tổng giá trị XK đạt 117 triệu USD, tăng
66,7% so với cùng kỳ năm trước.

4.Đánh giá khó khăn khi xuất khẩu cá tra ở tỉnh An Giang
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015, ngành cá
tra tiềm ẩn nhiều rủi ro do hạn chế về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến cũng như khâu
tiêu thụ. Chi phí sản xuất trong nước cao dẫn đến sản phẩm xuất khẩu kém cạnh
tranh.
Khó khăn về vốn, nguồn nguyên liệu cho chế biến: Theo Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện nay trong toàn tỉnh có 960 ha diện tích mặt
nước nuôi cá tra, với tổng sản lượng ước khoảng 227.000 tấn. Trong đó, có 274 ha
thuộc vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp chủ động, tương ứng khoảng 82.200
tấn nguyên liệu, số diện tích nuôi còn lại nằm rải rác ở các nơi, dẫn tới tình trạng
nguồn nguyên liệu thiếu ổn định về chất lượng, cộng với tình hình giá cả bấp bênh,
25


×