Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

CHỌN GIỐNG cây CHÈ ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.51 KB, 36 trang )

Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Bộ môn chọn giống thực vật
BÀI BÁO CÁO MÔN HỌC

CHỌN GIỐNG CÂY CHÈ Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Lưu Thị Thanh Tú
Nhóm báo cáo:
Lê Việt Pháp

1015797

Nội dung báo cáo:
A. Giới thiệu chung về cây chè
B. Các phương pháp chọn giống cây chè
C. Thành tựu chọn giống chè ở Việt Nam
D. Kết luận

35


CHỌN GIỐNG CÂY CHÈ
A. Giới thiệu chung:
I.

Nguồn gốc:

Cây chè đã được cư dân Bách Việt vùng lúa nước Đông Nam Á phát hiện đầu tiên làm dược
liệu từ thời vua Thần Nông. Sau đó đã lan truyền ra khắp thế giới bằng 3 con đường tơ lụa – trà
phía bắc Trung Hoa, con đường trà mã đạo phía nam Trung Hoa và con đường gia vị trên biển
Đông Nam Á và Nam Á sang châu Âu và châu Mỹ. Cây chè đã được nhà bác học thực vật học
Thụy Điển Carl Von Linneous định tên khoa học là Camélia sinensis từ năm 1753. Nhưng vẫn


chưa có ý kiến thống nhất giữa các nhà khoa học về vùng nguyên sản cây chè. Vùng nguyên
sản cây chè trên thế giới chưa đến hồi kết thúc sau hơn 200 năm tranh luận, đây vẫn còn là một
vấn đề bí hiểm và có giá trị lịch sử – khoa học. Vì vậy mà nảy sinh ra nhiều giả thuyết về nguồn
gốc cây chè thế giới của các nhà khoa học thế giới (1753 – 1976).
1. Thuyết Trung Quốc
Năm 1753, Carl Von Linnaeus, nhà thực vật học Thuỵ Điển đã thu thập và phân loại các tiêu
bản mẫu chè giống ở Trung Quốc và lần đầu tiên xác định tên khoa học cây chè là Thea
(Camelia) sinensis, phân thành 2 thứ (variétas) chè: Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chè
xanh). Từ đó đã xác nhận Trung Quốc là vùng nguyên sản cây chè của thế giới. Thực ra theo
khoa học hiện đại phân loại 2 thứ chè này không chính xác, vì chè xanh và đen đều có thể chế
biến từ cùng một nguyên liệu chỉ khác nhau về công nghệ chế biến.
2. Thuyết Ấn Độ
Năm 1823, Robert Bruce, một học giả người Anh, đã phát hiện một số cây chè hoang dã
trong dãy núi Sadiya, ở vùng Assam (Ấn Độ) cao tới 17 – 20 m, thuộc loài cây thân gỗ lớn (đại
kiều mộc), khác hẳn cây chè thân bụi (quán mộc) của Linnaeus đã thu thập ở Trung Quốc. Sau
đó các nhà học giả Anh như Samuel Baildon (1878), John H.Blake (1903), E.A. Brown và
Ibbetson (1912) đưa ra thuyết Ấn Độ là vùng nguyên sản cây chè trên thế giới, vì trong kho tài
liệu cổ Trung Quốc không ghi nhận gì về các cây chè cổ thụ. Trong đất nước Trung Quốc chưa
từng tìm thấy những cây chè cổ thụ lớn như ở Ấn Độ. Từ đó các học giả Anh kết luận giống chè
Trung Quốc cũng như Nhật Bản hiện trồng là nhập từ Ấn Độ.
3. Thuyết dị nguyên

36


Năm 1918, Cohen Stuart (Java), một nhà phân loại thực vật Hà Lan, đã khảo sát và thu thập
mẫu tiêu bản chè tại Vân Nam, Bắc Việt Nam và Bắc Myanmar. Kết quả đã tìm thấy những cây
chè thân gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Nam và phía Tây Vân Nam. Dựa vào những kết quả
điều tra trên, Cohen Stuart đã đưa ra thuyết hai nguồn gốc của cây chè (nhị nguyên thuyết): cây
chè lá to (đại diệp chủng) có nguồn gốc ở phía Đông cao nguyên Tây Tạng, cây chè lá nhỏ (tiểu

diệp chủng) có nguồn gốc ở phía Đông và Đông Nam Trung Quốc và 2 loài chè này thuộc 2
loại hình khác nhau.
4. Thuyết chiết trung
Năm 1951, Đào Thừa Trân (Trung Quốc), tổng kết các ý kiến của các nhà khoa học thành 4
thuyết: thuyết Trung Quốc, thuyết Ấn Độ, thuyết nhị nguyên và thuyết chiết trung. Thuyết chiết
trung là một thuyết trung dung, xếp giữa hai thuyết Trung Quốc và Ấn Độ, được nhiều nhà thực
vật học tán thành. Thuyết này cho rằng, cái nôi tự nhiên cây chè là ở khu vực gió mùa Đông
Nam Á, vì ở Lào, Myanmar, Vân Nam và Bắc Việt Nam đều phát hiện những cây chè hoang
dại. Các điều kiện đất đai, khí hậu, lượng mưa của các khu vực này đều rất thích hợp với sinh
trưởng của cây chè, hợp thành một vườn chè nguyên thuỷ. Hơn nữa, các cây chè hoang dại đều
mọc nhiều trên bờ của các con sông lớn như Lan Thương, Kim Sa Giang (tên gọi sông Mê
Kông ở cao nguyên Tây Tạng), Phú Long Giang, Salouen, Irravađi, Bramapoutrơ… Các con
sông lớn này đều bắt nguồn từ dãy núi phía Nam cao nguyên Tây Tạng, cho nên vùng nguyên
sản cây chè là vùng núi ở cao nguyên Tây Tạng.
5. Thuyết Việt Nam
Năm 1976, Demukhatze viện sỹ thông tấn viện hàn lâm khoa học Liên Xô nghiên cứu sự tiến
hoá của cây chè bằng cánh phân tích chất cafein trong chè mọc hoang dã và chè do con người
trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới trong đó có các vùng chè cổ ở Việt Nam (suối Giàng,
Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An, …). Tác giả đã kết luận : Cây chè cổ Việt Nam tổng hợp các
chất cafein đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam Trung Quốc và như vậy các chất cafein phức
tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn ở cây chè Việt Nam. Do đó tác giả đã đề xuất sơ đồ tiến hoá
cây chè như sau :
Camelia- chè Việt Nam – chè Vân Nam lá to – chè Trung Quốc – chè Assam ấn Độ.
Qua phân tích nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè.
6. Thuyết vùng khí hậu gió mùa Đông Nam Á

37


Năm 2008, Đỗ Ngọc Quỹ đã đưa ra một thuyết mới về vùng nguyên sản cây chè thế

giới. Dựa trên những tư liệu trong và ngoài nước của các nhà khoa học tự nhiên, sử học
và xã hội học đã công bố đến nay, nhóm của ông đã rút ra kết luận mới về nguồn gốc
cây chè sau đây: Cây chè có nguồn gốc ở vùng khí hậu gió mùa Đông Nam Á, bao
gồm vùng Tây Nam Trung Quốc, Bắc Myanmar, Bắc Lào và Bắc Việt Nam ngày
nay. Giả thuyết này hiện nay đang được nhiều nhà khoa học Việt Nam ủng hộ.
II.

Phân loại học và nguồn germplast cây chè ở Việt Nam:

1. Cơ sở phân loại:
Để phân loại cây chè, người ta dựa trên các cơ sở:


Cơ quan sinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và kích

thước của loại lá, số đôi gân lá...


Cơ quan sinh sản: độ lớn cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu và nhị

cái.


Đặc điểm sinh hoá: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin.

2. Phân loại:
Trong những thập kỷ qua đã có nhiều tác giả phân loại về chè, đó là Cohen Stuart 1916, Wight
và Barua 1939, Kitamura 1950, Sealy 1958. Trong đó cách phân loại Cohen Stuart được nhiều
người biết đến và sử dụng. Theo nhà thực vật học người Hà Lan Cohen Stuart 1919, tác giả dựa
vào đặc điểm hình thái, sinh lý, không gian phân bố, đối chiếu với nguồn gốc để chia chè thành

4 loại , đó là:
o

Chè Trung Quốc lá nhỏ (Chine microphylla): thuộc loại cây bụi, mọc chậm có nhiều

thân mọc từ dưới lên, lá nhỏ cứng, đọt chè nhỏ, diện tích lá bé thích hợp với những loại chè đòi
hỏi ngoại hình đẹp.
o

Chè Trung Quốc lá to (Chine macrophylla): thuộc loại thân gỗ nhỏ, lá trung bình,

năng suất khá, đọt chè từ nhỏ đến trung bình được sử dụng cho chế biến chè xanh và chè đen.
o

Chè Tuyết (Shan): thuộc loại thân gỗ vừa, lá to, đọt dài, có nhiều lông tuyết vì thế khi

chế biến cần lưu ý cường độ và thời gian vò để giữ lại tối đa tuyết của đọt tạo sự hấp dẫn tự
nhiên cho sản phẩm.
o

Chè Ấn Độ (Assamica): thuộc loại thân gỗ lớn, lá to, bóng láng, sinh trưởng mạnh ở

những vùng nhiệt đới, đọt to, hàm lượng tanin cao thích hơp cho chế biến chè đen theo phương
pháp truyền thống Orthodox và phương pháp CTC (Crushing – Tearing – Curling).

38


3. Nguồn tài nguyên chè ở Việt Nam
Hiện tại chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về nguồn tài nguyên di truyền cay chè ở nước

ta, theo nghiên cứu sơ bộ của Viện Di Truyền Nông Nghiệp Việt Nam thì ở nước ta tính đến
năm 2007 có khoảng 165 giống chè bao gồm các giống truyền thống, giống nhập nội, giống lai
trong nước…
Dưới đây là bảng thống kê của 96 giống chè cùng với đánh giá các đặc điểm về thân và
lá:

39


Bảng 1. Chỉ tiêu đánh giá về hình thái các giống chè

40


Bảng 2. Thống kê 96 giống chè ở nước ta.
III.

Giá trị dinh dưỡng của chè:

Các thành phần dinh dưỡng trong trà gồm có axit amin, vitamin, chất khoáng, hydratcarbon,
protid và lipid.
1.. Axit amin
Thành phần chủ yếu của tổ chức tế bào con người là protid; trong đó axit amin là đơn vị cấu
thành của protid. Có tới 25 loại axit amin trong cơ thể con người, trong đó có 8 loại mà cơ thể
con người không thể tổng hợp được, phải dựa vào nguồn thức ăn bổ sung bên ngoài.

41


Hàm lượng axit amin tự do trong trà là 2-5%. Axit amin có tác dụng sinh lý tốt với con người

như trợ tim, lợi tiểu, nở giãn huyết quản…
2. Vitamin
Trong lá chè tươi có nhiều loại vitamin hòa tan trong lipid và vitamin hòa tan trong
nước. Vitamin hòa tan trong lipid (như A1, A2, D1, D2, D3, D4, K1, K2) và vitamin hòa tan
trong nước như (như B1, B2, B6, B12, PP, pantotenic, C, P). Đối với các loại vitamin hòa tan
trong nước, khi hãm trà với nước sôi, có thể chiết xuất tới 80% vitamin.
* Vitamin C
Hàm lượng vitamin C (hay ascorbic axit) có nhiều trong trà; 100g trà khô có 100-500mg
vitamin C, cao hơn chanh, dứa, táo và cam quít. Vitamin C rất dễ bị phân giải bởi các chất oxy
hóa khử, đặc biệt ở nhiệt độ cao và khi có khim loại nặng như Cu [đồng], Fe [sắt]; trong công
đoạn lên men và sấy khô của quá trình chế biến trà đen bị phá hủy nhiều; trà xanh bị phá hủy ít
nên có nhiều vitamin C hơn trà đen.
Vitamin C có tác dụng cầm máu, thúc đẩy oxy hóa lipid, bài tiết cholesterol cho nên chống
được bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Vitamin C còn tham gia quá trình oxy hóa khử
trong cơ thể người, xúc tiến tác dụng giải độc, có lợi cho việc bài tiết kim loại ra ngoài cơ thể.
Vitamin C gây trở ngại cho quá trình hình thành u căng xe; nếu thường xuyên uống trà có thể
làm chậm quá trình phát triển u căng xe cơ thể. Hàm lượng vitamin Ccaanf thiết cho người lớn
là 60mg/ngày; cho nên chỉ cần uống 3-4 chén trà/ngày là đủ nhu cầu.
* Vitamin B trong lá chè có nhiều loại; tác dụng, hàm lượng và nhu cầu của mỗi loại đối với cơ
thể con người đều khác nhau.
Vitamin B1 (Thianin) có tác dụng duy trì cơ năng thông thường trằng cách thúc đẩy trao đổi vật
chất của hệ thống thần kinh, tim phổi và tiêu hóa; giảm chứng bị viêm thần kinh, phòng ngừa
tối loạn nhịp tim phổi và dạ dày. Trong 100g trà có 150-160mg vitaminB1; nhu cầu cần thiết
hàng ngày của con người là 1700mg vitamin B1, 1 chén trà có 4,5-18mg vitamin B1; 5 chén trà
uongs mỗi ngày mới đảm bảo 1,3-1,5 nhu cầu vitamin B1.
Vitamin B2 còn gọi là vitamin G, là riboflavin hạch hoàng tố, thường thiếu trong thành phần
dinh dưỡng hàng ngày; thiếu vitamin B2 ảnh hưởng đến oxy hóa vật chất trong cơ thể người;
thiếu vitamin B2 thường biểu hiện ở mắt, chỗ tiếp giáp nhau của da và niêm mạc; do đó
vitamin B2 có tác dụng phòng trị viêm giác mạc, viêm da, viêm giác mạc miệng. Trong 100g


42


trà có 1300-1700mg vitamin B2, cao hơn đỗ tương 5 lần, cao hơn gạo và dưa hấu 20 lần. Con
người cần 1800mg/ngày; uống 5 chén trà/ngày mới cung cấp 11-14% nhu cầu vitamin B2.
Vitamin B3 (vitamin PP), thiếu nó trong cơ thể làm cho hàm lượng coenzym trong cơ bắp giảm
rõ rệt và bị bệnh.
Vitamin B11 còn gọi là folic axit, có tác dụng dự phòng máu thiếu Fe [Sắt]. 100g trà khô có 5080mg B12; uống 5 chén trà/ngày mới đảm bảo 2,5-4,0% vitamin B12 nhu cầu cơ thể
người/ngày.
Vitamin P1 duy trì tính thẩm thấu của tế bào và vi huyết quản, chống albumin thẩm thấu vào
huyết quản, giảm xuất huyết mao quản, tăng tính đàn hồi của huyết quản và chống cao huyết
áp.
Vitamin tan trong lipid: Gồm có A, D, E, K… Trong đó vitamin E thúc đẩy chức năng sinh sản
tế bào, chống oxy hóa, có hiệu quả trẻ hóa con người. 100g trà có 57-70mg vitamin E; vitamin
K có tác dụng cầm máu.
3. Chất Khoáng
Muốn xác định thành phần khoáng chất trong chè phải xác định các thành phần trong chất tro
của chè. Chất tro là phần vật chất còn lại sau khi nung chè ở nhiệt độ cao 500-600°C. Chất tro
chia thành 2 nhóm, hòa tan và không hòa tan trong nước. Nhóm không hòa tan trong nước lại
chia thành 2 nhóm nhỏ, hòa tan và không hòa tan trong axit HCl pha loãng.
Đó là một chỉ tiêu chất lượng chè thường xuyên phải phân tích. Hàm lượng tro trong chè biến
đổi theo độ non già búp chè, thời kỳ sinh trưởng, giống chè… Trong búp chè có 4-5% tro, trong
trà khô có 5-6% tro trong trà sản phẩm. Tổng lượng chất tro cao là chè xấu và mức độ vệ sinh
công nghiệp kém.
- Kali hàm lượng cao nhất là 1,5-2,5%. Kali là chất cation chủ yếu trong tế bào chè; có tác dụng
trọng yếu trong trao đổi vật chất, áp suất thẩm thấu và cân bằng huyết dịch.
- Selenium (GSH-PX) là một thành phần không thể thiếu trong thành phần tổ chức mô tế bào.
Có tác dụng kích thích sản sinh tính miễn dịch protid và kháng thể, tăng cường tính đề kháng
với bệnh tât, có tác dụng nhất định với bệnh tim. Hàm lượng trà xanh Tử Dương Thiển Tây
tương đối cao đạt tới 1,5-3,8ppm. Tuy nhiên, uống trà có hàm lượng Se quá cao có thể gây nên

rụng lông.

43


- Zn thông qua sự hình thành của RNA và DNA trực tiếp ảnh hưởng đến sự hợp thành của axit
cucleic và protid. Nếu thiếu Zn thì sinh trưởng phát duchj của nhi đồng và thanh thiếu niên bị
chậm lại. Hàm lượng Zn của các khu vực sản xuất chè Trung Quốc không đồng nhất. 1g trà
không có 35-50mg Zn; trà xanh là 41,4, trà đen là 39,3, trà Ô long là 37,3mg Zn.
- Fluor là môi giới chủ yếu của kết cấu xương; có tác dụng phòng trị tốt đối với bệnh răng và
bệnh loãng xương. Hàm lượng Fl trong chè tương đối cao (trên 100ppm), thùy loại trà, theo thứ
tự cao đến thấp sau đây: Hắc trà, Ô long trà, trà đen, trà xanh. Thiếu Fl dễ mắc bệnh khắc
sơn (Parkinson) và ung thư đại tràng. Fl có nhiều trong trà gạch ép bánh, là một loại trà yêu
thích của các dân tộc thiểu số vùng Tây Tạng, Tân Cương, Cam Túc, Nội Mông Cổ. Các vùng
này phần lớn nằm tại cao nguyên, lấy chăn nuôi súc mục làm nghề chính; trong kết cấu khẩu
phần lương thực với một hàm lượng lớn là thịt và sữa, có nhu cầu uống trà gạch hàng ngày để
phân giải lipid, hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung vitamin. Do đó trà gạch (bánh) đã trở thành một nhu
yếu phẩm phải có trong sinh hoạt hàng ngày của dân tộc thiểu sống vùng biên cương. Nhưng
quá nhiều Fl lại gây bệnh Fluorosis ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Calcium: Hàm lượng Ca trong trà xanh là 1,4-3,3mg, trà đen là 2,9-6,6mg/g trà khô.
- Magie trong trà xanh là 1,2-2,4mg, trà đen là 1,2-2,3mg/g trà khô.
- Fe trong trà xanh là 80-260mg, trà đen là 100-290mg/g trà khô.
- Mangan trong trà xanh là 0,2-1,1mg, trà đen là 0,25-1,3mg/g trà khô.
Mỗi ngày uống 5-6 chén trà thì đảm bảo ±45%, 25% và 10% nhu cầu về mangan, kali, Se và
Zn.
4.Các loại glucid (hydratcarbon)
Glucid là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng trong tế bào thực vật và có tác dụng chống rét,
chống bệnh. Glucid trong cây chè phân loại thành hai nhóm lớn:
- Glucid đơn giản hay monosacarid (như đường bồ đào, glucose).
- Glucid phức tạp hay polysaccarid, do nhiều phần tử monosaccarid kết hợp với nhau thành

mạch dài có trọng lượng phân tử lớn; nhóm này không tan trong nước hoặc tạo thành dung dịch
keo (như tinh bột, cellulose).
- Hàm lượng glucid hòa tan trong nước tăng theo tuổi lá chè; hàm lượng glucid không tan nhiều
hơn trong trà xấu.

44


- Các loại glucid (đường) hòa tan rất ít, còn các loại không hòa tan thì nhiều hơn. Đường hòa
tan trong chè tuy ít nhưng có giá trị lớn trong việc điều hòa vị chè và tham gia trong quá trình
caramen hóa dưới tác dụng của nhiệt độ, để tạo thành hương thơm vị ngọt (mùi thơm cốm nổi
lên trong khi sao chè, hay mùi hương đọng lại trong chén uống trà). Đường khử tác dụng với
catechin hay với axit amin (phenylalanin) trong quá trình lên men hay nhiệt học, tạo nên màu
nâu sáng hay vàng rơm và mùi hoa quả.
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG:
I.

ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG CHÈ

Chè là cây trồng lâu năm thời gian sinh trưởng rất dài, những đặc trưng về sinh trưởng dinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực biểu hiện rất khác nhau, do đó việc nghiên cứu giống chè cần
phải kiên trì và lâu dài.
Chu kỳ phát dục của chè dài, quá trình phát dục của cây chè bị điều kiện ngoại cảnh chi phối
rất mạnh. Công tác chọn giống cần phải tạo những loại hình thích ứng với điều kiện ngoại
cảnh, kỹ thuật quản lý và chăm sóc.
Việc đánh giá phẩm chất chè phải trải qua nhiều khâu như giống, kỹ thuật nông nghiệp, chế
biến… cho nên phải đánh giá thật khách quan mới phản ánh đúng tính chất của từng giống.
II.

TIÊU CHUẨN GIỐNG CHÈ TỐT


1.

Chỉ tiêu sinh trưởng:

Yêu cầu chọn những giống có khả năng phân cành mạnh, tán cây thấp. Cây sinh trưởng khỏe
và có khả năng thích ứng mạnh với điều kiện ngoại cảnh. Về hình thái lá: lá to mềm, có nhiều
gợn sóng, màu xanh sáng. Mật độ búp trên tán cao và trọng lượng búp cao. Thời gian sinh
trưởng hàng năm của cây dài.
2.

Chỉ tiêu sản lượng:

Các giống chè đều có sự sai khác rất rõ về sản lượng. Ví dụ trong điều kiện của ta, giống chè
Kỳ Môn (thuộc loại camellia var. bohea) thường cho năng suất thấp hơn nhiều so với giống
chè Trung Du (camellia var. macrophylla). Ở Trung Quốc cho thấy chọn giống tốt tăng sản
127% so với đối chứng. Ở Liên Xô kết quả nghiên cứu 17 năm cho thấy giống Gruzia 1 tăng
hơn giống địa phương 27,3%, giống Gruzia 2 tăng hơn giống địa phương 47,7

45

%.


Một giống chè tốt phải có sản lượng thật cao và ổn định. Năng suất của giống mới phải cao
hơn giống địa phương 15%.
3.

Tiêu chuẩn phẩm chất:


Phẩm chất được phản ánh rất rõ ở mỗi giống. Kết quả nghiên cứu ở nước ta cho thấy giống
chè Shan thường có phẩm chất cao hơn các giống chè khác. Theo tài liệu của Trung Quốc:
giống Vân Nam lá to hàm lượng tanin là 25,9%, vật chất hòa tan 44%, giống Đại bạch trà hàm
lượng tanin và chất hòa tan tương ứng là 20,3 và 47,3%.
Một giống chè được lựa chọn tốt, phải có hàm lượng tanin cao hơn đối chứng từ 1 - 3%, hàm
lượng chất hòa tan cao hơn đối chứng 2 - 3%.
4.

Chỉ tiêu về tính chống chịu:

Giống là biện pháp cơ bản nhất và kinh tế nhất đối với chỉ tiêu về tính chống chịu. Do phương
pháp lai tạo và lựa chọn giống tốt, ở Liên Xô đã có những nhóm giống thích hợp với từng
vùng khí hậu. Ví dụ: các giống Gruzia số 1, 2, 3, 4, 5, 15 và 16 được trồng ở niền nam của
vùng chè Liên Xô chịu nhiệt độ mùa đông không thấp dưới -8oC. Các giống Gruzia số 6, 10
và 11 có tính chịu rét tốt hơn, có thể trồng ở các vùng có nhiệt độ mùa đông -15oC. Giống
Gruzia số 7, 8 và 12 chịu rét tốt nhất, có thể trồng ở những nơi độ nhiệt mùa đông -20 đến
-25oC trong điều kiện tán chè có phủ một lớp tuyết dày.
Giống chè tốt phải có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, phải có khả năng chống
chịu sâu bệnh tốt và chống hạn chống rét tốt.
III.

ĐIỀU TRA THU THẬP GIỐNG CHÈ

Cây chè ở nước ta đã được trồng trọt từ lâu đời. Điều kiện khí hậu đất đai ở các tỉnh Trung du,
miền núi phía bắc cũng như các tỉnh Lâm Đồng, Gialai Kontum (phía nam) rất thích hợp với
sự sinh trưởng phát dục của chúng. Mỗi địa phương đều có những tập đoàn giống thích ứng
với điều kiện tự nhiên và địa hình ở nơi đó. Nguồn giống chè của ta rất phong phú, nhưng
chưa được khai thác và sử dụng hết. Vì vậy điều tra, thu nhập giống hiện nay vẫn là một công
việc rất quan trọng trong công tác chọn giống chè.
Nội dung điều tra và thu thập giống chè bao gồm những điểm chính như sau:


a. Nguồn gốc phân bố

46


- Tên địa phương.
- Nguồn gốc (cây đã sinh, giống của địa phương hay nhập nội từ đâu đến, năm nào?).
- Địa điểm điều tra thu nhập.
- Diện tích gieo trồng và tỷ lệ phần trăm diện tích gieo trồng giống.
b. Đặc điểm sinh vật học
1) Tuổi của cây chè, vườn chè:
2) Phương thức trồng (bằng hạt hay bằng cành...)
3) Thân và cành:
- Chiều cao cây: chọn 10 - 12 cây tiêu biểu (điển hình cho giống) đo từ mặt đất đến ngọn cây
hay bề mặt tán cây.
- Chiều rộng tán cây: đo lấy số liệu trung bình của hai chiều rộng nhất và hẹp nhất (theo hình
chữ thập) của tán cây (đo 10 - 20 cây).
- Độ cao phân cành: tính từ mặt đất đến nơi phân cành đầu tiên (đo 10 - 20 cây).
- Góc độ phân cành.
- Mật độ phân cành: chia thành 3 loại: dày, thưa, trung bình.
- Chiều dài của đốt cành: chọn 5 - 10 cây, mỗi cây 5 cành, đo chiều dài của khoảng cách giữa
hai lá ở đoạn giữa cành.
4) Lá chè:
Chọn lá ở phần giữa của cành (lá đã trưởng thành) đo 100 đến 200 lá để xác định các chỉ tiêu
sau:
- Chiều dài phiến lá: đo từ cuống đến đỉnh lá.
- Chiều rộng phiến lá: đo chỗ rộng nhất của lá.
- Số đôi gân chính.
- Răng cưa của lá (số đôi, phân bố dày hay thưa, hình dạng răng cưa).

- Hình dạng đuôi lá (nhọn, dài, tròn...).

47


- Màu sắc lá: xanh đậm, xanh nhạt, xanh vàng...
- Thịt lá: lá dày, mỏng, cứng, mềm.
- Mặt lá: nhẵn bóng hay thô.
- Thế lá mọc: đứng, xiên, nằm ngang, chúc.
5) Nụ hoa quả và hạt:
- Thời gian hình thành nụ.
- Thời gian hoa bắt đầu nở và nở rộ.
- Đặc điểm thực vật học của hoa: (số nhị đực, nhị cái, cánh hoa, đường kính của hoa khi nở).
- Tỷ lệ đậu quả.
- Thời gian quả chín. Năng suất thu hoạch quả (kg/ha).
- Tỷ lệ số quả có 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt.
- Tỷ lệ hạt/quả.
- Trọng lượng trung bình 100 hạt.
- Tỷ lệ phần trăm hạt có đường kính ? 12mm.
6) Búp chè:
- Màu sắc của búp: xanh, vàng, tím...
- Lông nhung (tuyết): nhiều, ít, trung bình.
- Thời gian bắt đầu sinh trưởng (nảy búp) vụ xuân.
- Thời gian bắt đầu ngừng sinh trưởng (vụ đông).
- Chiều dài và trọng lượng trung bình búp 1 tôm 2 lá (đo 100 búp).
- Chiều dài và trọng lượng trung bình búp 1 tôm 3 lá (đo 100 búp).
- Tỷ lệ phần trăm búp mù qua các tháng.
- Mật độ búp trên một đơn vị diện tích (25 X 25 cm).
- Tỷ lệ phần trăm sản lượng búp qua các tháng trong một năm.


48


7) Thành phần sinh hóa:
- Lấy mẫu búp 1 tôm 2 lá, 1 tôm 3 lá, diệt men bằng nồi hấp "Kox" trong 2 - 3 phút sấy khô ở
độ nhiệt 70 - 80oC. Phân tích các chỉ tiêu sinh hóa: tanin, cafein, đường, đạm, chất hòa tan
v.v...
- Lấy mẫu chế biến, thử nếm bằng phương pháp cảm quan.
- Lấy mẫu quả và hạt phân tích thành phần sinh hóa của hạt.
8) Lực chống chịu của cây:
Bao gồm tính chịu hạn, chịu lạnh và chống chịu sâu bệnh. Chia làm 3 cấp: mạnh, yếu và trung
bình.
C. Các điều kiện sinh thái
1. Đất đai địa hình:
- Loại đất, thành phần lý hóa tính.
- Độ sâu tầng canh tác.
- Độ cao so mặt biển.
- Hướng dốc.
- Độ vĩ.
2. Điều kiện thời tiết khí hậu:
- Độ nhiệt trung bình các tháng trong năm, độ nhiệt tối cao, tối thấp.
- Sương muối, số lần và thời gian xuất hiện nếu có.
- Lượng mưa trung bình hàng tháng.
- Hướng gió thịnh hành qua các mùa.
- Đặc điểm kỹ thuật làm đất, bón phân.
- Mật độ, khoảng cách.
- Số lượng hạt gieo/ha.
- Các đặc điểm kỹ thuật, quản lý chăm sóc: làm cỏ, bón phân, đốn, hái, phòng trừ sâu bệnh.

49



IV. PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG CHÈ
Phương pháp truyền thống
1) Lai hữu tính
Chè là cây thân gỗ lâu năm, thời gian nở hoa dao động từ tháng 12 đến
tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, mỗi giống chè có thời gian nở hoa khác nhau. Đólà thực tế khó
khăn trong lai tạo giống chè khi mà sự nở hoa của các cặp bố,mẹ đã lựa chọn bị lệch pha và
không có hạt phấn để thụ phấn. Do vậy, việc xác định thời gian nở hoa của các giống để thu
thập và bảo quản hạt phấn phục vụ công tác lai tạo có vai trò rất quan trọng.
Sau khi xác định các cặp lai, tiến hành khử đực và lai. Hoa trên cây mẹ được xác định từ chiều
hôm trước, đó là các hoa sắp nở nhưng cánh hoa vẫn khép kín nhụy và nhị bên trong. Các bước
thu phấn hoa cây bố, khử đực hoa cây mẹ và lai hoa được thực hiện vào buổi sáng hôm sau, từ
9-11 giờ khi thời tiết tốt, không có mưa. Hoa chè sau khi lai, được bọc bảo vệ bằng túi PE nhằm
tránh côn trùng và các tác nhân gây ảnh hưởng khác.
Đối với các cặp lai mà giống bố, mẹ có chu kỳ nở hoa lệch nhau, phải tiến hành thu phấn hoa
cây bố trước (khi hoa nở), bảo quản ở điều kiện 10~15°C chờ thụ phấn cho hoa cây mẹ. Thời
gian lệch pha chu kỳ nở hoa của giống chè bố, mẹ không quá một tuần vì phấn hoa sẽ suy giảm
sức nảy mầm trong điều kiện bảo quản, ảnh hưởng đến kết quả của phép lai

50


Bảng 2. Chu kì ra hoa của các giống chè.

2) Chọn lọc hỗn hợp:

51



Sơ đồ hệ thống lựa chọn hỗn hợp (hình)
Nội dung của phương pháp này là chọn cây tốt trong quần thể nguyên thủy. Hạt được lựa
chọn ở những cây tốt đem hỗn hợp lại, các năm sau đem gieo chung và giám định so sánh
giống.
Phương pháp này có ưu điểm là giữ được đặc tính tốt của giống, đơn giản, dễ làm và không
cần những trang bị nghiên cứu phức tạp, thời gian tiến hành khảo nghiệm giống ngắn. Khuyết
điểm của phương pháp này là: hiệu quả thấp vì chọn hỗn hợp rất khó phân biệt tách riêng
được tính di truyền của cây đời sau. Đối với quần thể phức tạp dễ lựa chọn, nhưng đối với
quần thể đã qua lựa chọn rồi thì rất khó phân biệt. Mặt khác, đối với những đặc tính kinh tế
không có lợi hoặc có quan hệ không chặt chẽ thì hiệu quả lựa chọn sẽ không rõ.
3) Chọn lọc tập đoàn:

52


Sơ đồ hệ thống lựa chọn tập đoàn
Thực chất của phương pháp này là lựa chọn hỗn hợp nhưng khác ở chỗ là từ quần thể nguyên
thủy tìm ra những nhóm có đặc tính khác nhau, sau đó tiến hành lựa chọn hỗn hợp ở những
nhóm đã được phân lập. Phương pháp này tạo được những loại hình tốt nhất trong một tập
đoàn nguyên thủy. Đối với quần thể hữu tính phức tạp, phương pháp này lựa chọn nhanh và
tốt.
4) Chọn lọc cá thể:

Sơ đồ hệ thống lựa chọn cá thể

53


Phương pháp này nhằm chọn những hạt hoặc cành riêng theo từng dòng, rồi quan sát so sánh
đặc điểm từng cá thể. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, dùng phổ biến trong công tác chọn

giống, nó khắc phục được khuyết điểm của phương pháp lựa chọn hỗn hợp là giám định được
cá thể mà tính di truyền tốt xấu chưa biểu hiện rõ. Trong sản xuất thường lựa chọn cá thể bằng
phương pháp cắm cành.
Phương pháp hiện đại
Phương pháp chọn giống hiện đại dựa trên cơ sở của các: Chỉ thị phân tử(chỉ thị RFLP, Chỉ
thị SS , Kỹ thuật PCR, kỹ thuật RAPD-PCR), Công nghệ cứu phôi và nuôi cấy mô.
Bước 1: Thu thập mẫu lá từ tập đoàn các giống chè, phân nhóm di
truyền các giống chè bằng chỉ thị phân tử và xác định một số tổ hợp lai
1.1. Thu thập mẫu lá từ tập đoàn các giống/dòng chè
1.2. Tách chiết ADN từ các giống/dòng chè
1.3. Tiến hành nhận dạng ADN (PCR) của các giống/dòng chè
1.4. Phân tích phân nhóm các giống/dòng chè và xác định các tổ hợp lai
Bước 2: Lai tạo giữa các giống chè
2.1. Khử phấn và lai tạo giữa các giống/dòng chè
2.2. Tách phôi lai để nuôi cấy cứu phôi
Bước 3: Cứu phôi và tái sinh cây hoàn chỉnh
3.1. Nuôi cấy cứu phôi lai chè
3.2. Nuôi cấy tạo cây hoàn chỉnh
3.3. Nuôi cấy nhân nhanh giống chè
Bước 4: Phân tích kiểu gen SSR ở các giống bố mẹ và con lai
4.1. Tách chiết ADN ở con lai.
4.2. Tiến hành nhận dạng ADN của các con lai bằng kỹ thuật PCR sử
dụng mồi SSR
4.3. Điện di sản phẩm PCR và nhận dạng kiểu gen của cây bố mẹ và các con lai trên gel
agarose
4.4. Phân tích di truyền và xác định con lai F1
Bước 5: Tuyển chọn các dòng chè có triển vọng
5.1. Đánh giá và chọn lọc về chất lượng các dòng chè (đánh giá các tổ
hợp lai và chọn lọc các dòng chè về chất lượng)


54


5.2. Đánh giá và chọn lọc về năng suất các dòng chè (đánh giá các tổ hợp lai và chọn lọc các
dòng chè về năng suất)
* Ví dụ cụ thể về phương pháp chọn giống hiện đại( copy từ đề tài “nghiên cứu chọn tạo
giống chè năng suất cao, chất lượng tốt nhờ chỉ thị phân từ và công nghệ cứu phôi” của
tiến sĩ La Tuấn Nghĩa thực hiện từ năm 2007 đến 2010):
Phương pháp nghiên cứu tương ứng với mỗi công việc của từng nội
dung được thực hiện như sau:
Đố i với nộ i dung 1: Thu thập mẫu lá từ tập đoàn các giống chè, phân nhóm di
truyền các giống chè bằng chỉ thị phân tử và xác định một số tổ hợp lai
1.1. Thu thập mẫu lá từ tập đoàn các giống/dòng chè
 Phương pháp lấy mẫu: mẫu lá chè được thu thập theo nguyên tắc:
chỉ lấy đọt búp chè, bao gồm búp chè và 2 lá bánh tẻ. Các cây chè lấy mẫu
được đánh dấu để thuận lợi cho công tác xác định cặp lai và tiến hành lai sau này.

55


 Phương pháp xử lý mẫu: Sau khi hái, mẫu lá chè non được tráng
nước, lau sạch bụi bẩn và tạp chất bằng khăn giấy mềm trước khi lưu giữ trong nitơ
lỏng và tủ lạnh sâu (-24ºC). Bảo quản mẫu lá trong điều kiện trên giúp đảm bảo lá chè
tươi, không dập nát, ứ nước... gây khó khăn cho công tác tách chiết ADN sau này.
 Phương pháp đánh giá đặc điểm hình thái các giống/dòng chè: Các
đặc điểm hình thái chính liên quan đến năng suất - chất lượng của các giống/dòng
chè được đánh giá theo tiêu chuẩn của IPGRI. Trừ các đặc điểm về dạng thân, các tiêu
chí về lá chè (kích thước, màu sắc, hình thù...) được đo đếm, đánh giá năm lần tại những vị
trí khác nhau trên cùng cây đã thu mẫu lá và lấy giá trị trung bình. Ngoài ra, thời gian ra
hoa, giai đoạn nở hoa của từng giống chè cũng được theo dõi để làm cơ sở chọn lựa cặp lai.

1.2. Tách chiết ADN từ các giống/dòng chè
Lá chè chứa nhiều polysaccharide, polyphenol và các chất chuyển hóa thứ cấp
khác. Các chất này gây khó khăn cho quá trình tách chiết ADN lá chè, ảnh hưởng đến nồng
độ, độ tinh sạch của ADN tổng số thu được. Để loại bỏ tối đa các chất này, đề tài đã áp
dụng quy trình tách chiết ADN tổng số của Gawel và Jarret (1991) có cải tiến để tách chiết
ADN của các giống/dòng chè.
 Hóa chất và vật tư: Hóa chất phục vụ tách chiết ADN chè được cung cấp
bởi các hãng BioRad, Sigma, Fermentas... Mẫu lá được nghiền bằng
cối chày sứ trong nitơ lỏng.
 Quy trình tách chiết ADN tổng số:
(i)

Nghiền khoảng 3 g lá chè trong nitơ lỏng thành dạng bột mịn, sau đó chuyển
sang ống Falcon 50 ml. Thêm 10 ml đệm chiết (đã được ủ sẵn ở nhiệt độ
60°C), trộn đều và ủ khoảng 30- 45 phút ở

36


60°C trong bể lắc nhiệt.
(ii)

Sau khi ủ, để dung dịch nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng (khoảng
10 phút), thêm 10 ml dung dịch chloroform: isoamylalcohol (24:1), trộn
đều bằng cách đảo ống nhẹ nhàng đến khi dung dịch trong ống chuyển sang
dạng sữa.

(iii)

Ly tâm 5.000 vòng/ phút trong 15 phút ở nhiệt độ thường.


(iv)

Hút chuyển dung dịch ở pha trên sang ống Falcon mới (tránh hút lớp cặn
hoặc dung dịch pha dưới, lặp lại bước (ii)- (iii) nếu dung dịch vẫn bị lẫn
tạp. Thêm một thể tích tương ứng propanol (làm lạnh ở -20°C), lắc nhẹ và
giữ ở -20°C trong 30 phút.

(v)

Ly tâm 10.000 vòng/ phút trong 10 phút.

(vi)

Loại bỏ dung dịch trong ống, rửa kết tủa bằng ethanol 70%. Để
khô kết tủa ở nhiệt độ phòng (khoảng 1 giờ). Hòa tan kết tủa trong
500 µl TE (ở 4°C, qua đêm) sau đó chuyển sang ống eppendorf 2 ml. Thêm 2
µl Rnase A (10 mg/ml) và ủ ở 37°C trong 1 giờ.

(vii)

Thêm 1ml dung dịch chloroform: isoamylalcohol (24:1), lắc nhẹ cho dung
dịch trộn đều và ly tâm ở 12.000 vòng/ phút trong 15 phút.

(viii) Cẩn thận hút phần dung dịch pha trên sang ống eppendorf 2 ml mới (lặp lại
bước (vii)- (viii) nếu dung dịch bị hút lẫn). Thêm 2 lần thể tích ethanol (làm
lạnh trước ở -20°C) và 1/10 thể tích sodium acetate 3M, lắc nhẹ nhàng và giữ
ở -20°C trong ít nhất 6 giờ.
(ix)


Ly tâm ở 12.000 vòng/phút trong 10 phút, loại bỏ dung dịch trong ống và rửa
kết tủa bằng ethanol 70% (hai lần). Để khô kết tủa ở nhiệt độ phòng trong 1
giờ.

37


(x)

Hòa tan kết tủa trong 100 đến 200 µl TE, sau đó bảo quản dung dịch ADN
tổng số ở 4°C hoặc -20°C (bảo quản lâu dài).

Các mẫu ADN tổng số chè cùng với ADN nồng độ chuẩn (λDNA 25 ng/µl) được
điện di kiểm tra trên gel agarose 1% sau đó nhuộm trong dung dịch EtBr 0,5 ng/ml và
scan trên máy Molecular Imager FX (BioRad Laboratories). Độ tinh sạch, nguyên vẹn
của ADN được đánh giá qua hình ảnh điện di, nồng độ các mẫu ADN được xác định
thông qua phương pháp so sánh cường độ quang bằng phần mềm QuantityOne (BioRad
Laboratories) giữa các băng điện di mẫu ADN chè và λDNA.
1.3. Tiến hành nhận dạng ADN (PCR) của các giống/dòng chè
 Phản ứng nhân gen SSR-PCR: Mẫu ADN của các giống dòng chè
được nhận dạng bởi chỉ thị SSR. Thành phần phản ứng nhân gen SSR-PCR
được chuẩn bị như trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thành phần phản ứng SSR-PCR
Thành phần

Nồng độ

Đệm PCR 10X

Thể tích cho

1 phản ứng (µl)

1X

2

Hỗn hợp dNTPs (2,5 mM mỗi loại)

0,2 mM

1,6

MgCl2 (25 mM)

2,0 mM

1,6

Mồi xuôi (20 pmol/µl)

1 pmol/µl

1

Mồi ngược (20 pmol/µl)

1 pmol/µl

1


Taq DNA polymerase (5 U/µl)

1 U/20µl

0,15

ADN khuôn (25 ng/µl)

1

dH2O

11,65
20

Tổng thể tích

38


Phản ứng SSR-PCR được tiến hành trên máy PCR AB Vertity theo chu trình nhiệt
sau:
95°C ----- 3 phút
94°C ----- 1phút
Ta

----- 1 phút

30 chu kỳ


72°C ----- 1 phút 30 giây
72°C ----- 15 phút
4°C ----- ∞
Nhiệt độ gắn mồi Ta cho từng cặp mồi SSR được thống kê ở bảng 2.1.
 Điện di và ghi nhận kết quả nhân gen SSR-PCR: Để nhận dạng di truyền các
giống/dòng chè, sản phẩm SSR-PCR sẽ được điện di cùng với
DNA ladder 100 bp trên gel polyacrylamide 15% ở điều kiện 80V/120 phút. Sau khi điện
di, bản gel polyacrylamide được nhuộm 20 phút trong dung dịch EtBr 0,5 ng/ml, sau đó soi
chụp bằng máy MultiDoc-It của hãng UVP.
Kết quả nhận dạng di truyền các giống/dòng chè bằng chỉ thị SSR được ghi nhận
từ ảnh điện di bằng phần mềm TotalLab TL120 1D v2009 (Nonlinear Dynamics
Ltd.) theo nguyên tắc: với từng giống/ dòng chè, tại mỗi vị trí alen, nếu có alen (có băng
ADN) ký hiệu là 1, nếu không có alen (không có băng ADN) ký hiệu là 0. Dữ liệu kiểu gen
từ hình ảnh điện di được chuyển thành dữ liệu nhị phân trên phần mềm Excel 2007.
1.4. Phân tích phân nhóm các giống/dòng chè và xác định các tổ hợp lai
 Phân tích phân nhóm di truyền: Dữ liệu kiểu gen SSR của các
giống/dòng chè được xử lý, phân tích bằng phần mềm NTSYS pc 2.11X
(Applied Biosatistics). Mức độ tương đồng di truyền (genetic similarity) được tính toán
theo hệ số SM (Simple Matching). Dựa trên ma trận hệ số tương đồng di truyền SM, cây
phân nhóm di truyền được xây dựng bằng phương pháp UPGMA.

39


×