Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

vẽ kĩ thuật xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.32 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

VẼ KỸ THUẬT

Biên soạn:

GVC.ThS. Hoàng Thị Oanh


VẼ KỸ THUẬT
Ấn bản 2015



MỤC LỤC

I

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................I
HƯỚNG DẪN ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MÔN HỌC ....................................................................................... 5
1.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT (TCVN) ............................................. 6
1.2.1 Khổ giấy (TCVN 7285:2003) ................................................................................ 6

1.2.2 Tỷ lệ ( TCVN 3-74 )…………………………………………………………………………………………………………..4
1.2.3 Các lọai đường nét trên bản vẽ kỹ thuật (TCVN 8 – 1993 ) .................................... 10
1.2.4 Chữ và chữ số (TCVN 7284:2003) ...................................................................... 12
1.2.5 Cách ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật (TCVN 5705: 1993) ................................ 13
CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................... 18
BÀI 2: CÁC CÁCH DỰNG HÌNH CƠ BẢN ...................................................................... 19
2.1 DỰNG HÌNH ......................................................................................................... 19
2.1.1 Vẽ đường thẳng song song ................................................................................ 19
2.1.2 Chia đều đoạn thẳng......................................................................................... 20
2.1.3 Chia đều vòng tròn ........................................................................................... 20
2.2 VẼ ĐỘ DỐC VÀ ĐỘ CÔN ........................................................................................ 21
2.3 VẼ ELLIPSE......................................................................................................... 22

2.4 ĐƯỜNG VÒM ....................................................................................................... 24
2.4.1 Vòm thấp ........................................................................................................ 24
2.4.2 Vòm cao.......................................................................................................... 24
2.5 ĐƯỜNG GỜ .......................................................................................................... 25

2.6 ĐƯỜNG CONG THÂN KHAI…………………………………………………………..21
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................................. 28
BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC ................................................ 29
3.1 CÁC PHÉP CHIẾU ................................................................................................. 29
3.1.1 Phép chiếu xuyên tâm....................................................................................... 29
3.1.2 Phép chiếu song song .................................................................................... 30
3.1.3 Phép chiếu vuông góc ....................................................................................... 31

3.1.4 Các yêu cầu đối với bản vẽ kỹ thuật ................................................................... 32
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN ........................................................................... 32
3.2.1 Phương pháp các hình chiếu vuông góc ............................................................... 32
3.2.2 Biểu diễn đường thẳng ...................................................................................... 35
3.2.3 Biểu diễn Mặt phẳng ......................................................................................... 39
3.2.4 Biễu diễn các khối hình học cơ bản ..................................................................... 43
CÂU HỎI .................................................................................................................... 47
BÀI 4: CÁC LOẠI HÌNH BIỂU DIỄN ............................................................................ 48
4.1 HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC .................................................................................... 48
4.1.1 Hình chiếu cơ bản ............................................................................................. 49
4.1.2 Hình chiếu riêng phần ....................................................................................... 51
4.1.3 Hình chiếu phụ ................................................................................................. 52

4.1.4 Hình vẽ trích .................................................................................................... 53
4.1.5 Hình chiếu gián đoạn ........................................................................................ 53
4.2 HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT TCVN 8-40:2003 (ISO 128-40:2001) ............................. 54


II

MỤC LỤC

4.2.1 Khái niệm về hình cắt và mặt cắt ........................................................................54
4.2.2 Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt - TCVN 7:1993.........................................................56
4.2.3 Các quy ước khi sử dụng hình cắt ........................................................................56

4.2.4 Ký hiệu của hình cắt, mặt cắt .............................................................................58
4.2.5 Phân loại hình cắt: ...........................................................................................59
4.2.6 Các loại mặt cắt ................................................................................................64
BÀI TẬP: ................................................................................................................... 67
BÀI 5: VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO ............................................................................... 69
5.1 KHÁI NIỆM .......................................................................................................... 69
5.2 CÁCH THÀNH LẬP HỆ TRỤC ĐO ............................................................................ 70
5.3 CÁC LỌAI HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO THƯỜNG DÙNG ................................................ 71
5.3.1 Hình chiếu trục đo vuông góc đều .......................................................................71
5.3.2 Hình chiếu trục đo xiên đều ................................................................................72
5.4 CÁCH DỰNG HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO ..................................................................... 72
5.4.1 Cách vẽ hình chiếu trục đo của hỉnh phẳng ...........................................................72

5.4.2 Cách dựng hình chiếu trục đo của vật thể .............................................................74
5.4.3 Cắt trên hình chiếu trục đo .................................................................................75
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................................. 77
BÀI 6: BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG ......................................................................... 78
6.1 BẢN VẼ KẾT CẤU THÉP ........................................................................................ 77
6.1.1 Khái niệm chung ...............................................................................................77
6.1.2 Các loại thép dùng trong xây dựng ......................................................................79
6.1.3 CÁC mối liên kết: ..............................................................................................81
6.1.4 Đặc điểm của bản vẽ kết cấu thép .......................................................................85
6.2 BẢN VẼ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP .................................................................. 95
6.2.1 Khái niệm chung ...............................................................................................95
6.2.2 Các loại cốt thép ...............................................................................................95

6.2.3 Các quy định trên bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép ( tcvn 4612 – 88 ) .....................97
6.2.4 Một số bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép điển hình ..................................................97
1.Bản vẽ móng …………………………………………………………………………………………….. ………………………99
2. Bản ve dầm……………………………………………………………………………………………………………..101
3. Bản vẽ sàn ……………………………………………………………………………………………104
6.2.5 Lập bảng thống kê và bảng phân lọai cốt thép .................................................... 106
6.3 BẢN VẼ NHÀ ....................................................................................................... 107
6.3.1 Khái niệm chung ............................................................................................. 107
6.3.2 Các hình biểu diễn của ngôi nhà ........................................................................ 107
1. Mặt đứng…………………………………………………………………………………109
2. Mặt bằng………………………………………………………………………………..110
3. Hình cắt…………………………………………………………………………………116

4. Bản vẽ chi tiết…………………………………………………………………….118
6.3.3 Trình tự đọc và vẽ bản vẽ nhà........................................................................... 119
BÀI 7 : BẢN VẼ KỸ THUẬT CƠ KHÍ………………………………………………121
7.1. Vẽ quy ước các mối ghép……………………………………………………..121
7.1.1. Ren - cách vẽ quy ước - Ký hiệu…………………………………………………………121
1. Sự hình thành Ren…………………………………………………………………………..122
2. Các yếu tố cơ bản của Ren…………………………………………………………..124
3. Các lọai ren tiêu chuẩn thường dùng……………………………………………..126
4. Cách vẽ quy ước Ren……………………………………………………………………….129
5. Cách ký hiệu……………………………………………………………………………………..131
6. Cac chi tiết ghép có Ren……………………………………………………………………133
7.1.2.Các mối ghép bằng Ren……………………………………………………………………..134

1. Mối ghép bulông……………………………………………………………………………..140
2. Mối ghép vít cấy…………………………………………………………………………..141


MÔ TẢ MÔN HỌC

III

3. Mối ghép đinh vít………………………………………………………………………..143
7.1.3. Ghép bằng then , then hoa , chốt………………………………………………..144
1. Ghép bằng Then……………………………………………………………………….144
2. Ghép bằng then hoa………………………………………………………………….148

3. Ghép bằng chốt………………………………………………………………………..150
7.1.4. Ghép bằng đinh tán……………………………………………………………………151
1. Các loại đinh………………………………………………………………………………151
2. Cách vẽ quy ước……………………………………………………………………..152
7.1.5. Ghép bằng Hàn………………………………………………………………………….154
1. Phân lọai mối hàn………………………………………………………………………154
2. Ký hiệu quy ước……………………………………………………………………….156
Bài tập và câu hỏi…………………………………………………………………………..157
7.2. Vẽ các cơ cấu truyền động và lò xo……………………………160
7.2.1. Truyền động bánh răng……………………………………………………….164
1. Khái niệm……………………………………………………………………………..164
2. Vẽ quy ước bánh răng ,trục vít- bánh vít…………………………………….169

7.2.2 Truyền động đai……………………………………………………………………………….170
7.2.3. Truyền động xích…………………………………………………………………………172
.2.4. Lò xo……………………………………………………………………………………….173
7.3. Bản vẽ chi tiết…………………………………………………………….175
7.3.1. Nội dung của bản vẽ chi tiết………………………………………………175
7.3.2. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết……………………………………………….190
7.4. Bản vẽ lắp…………………………………………………………………191
7.4.1. Nội dung bản vẽ lắp…………………………………………………………………..192
7.4.2. Các quy ước về biểu diễn trên bản vẽ lắp……………………………….193
7.4.3. Biểu diễn một số kết cấu điển hình………………………………………..194.
7.4.4. Đọc bản vẽ lắp…………………………………………………………………………..197
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 204



IV

MÔ TẢ MÔN HỌC

MÔ TẢ MÔN HỌC
Bài giảng VẼ KỸ THUẬT trong cuốn sách này là những vấn đề cơ bản của môn
học. Các chương mục trong sách được trình bày có hệ thống, ngắn gọn và phù hợp
với chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của nhà trường. Giáo trình này là tài
liệu lưu hành nội bộ, có thể dùng để làm tài liệu tham khảo, học tập cho sinh viên các
ngành kỹ thuật của Trường Đại học CÔNG NGHỆ TP HCM.

Trong quá trình biên sọan, chúng tôi dựa trên những giáo trình hiện có và vận
dụng các tiêu chuẩn Việt Nam cùng với tiêu chuẩn Quốc tế ISO (International
Organization for Standardization) về vẽ kỹ thuật. Đến nay các tiêu chuẩn luôn được
xem xét và sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ và sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật.
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến xây dựng của các bạn đọc khi sử dụng
sách để cuốn sách ngày càng hòan thiện hơn.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và
làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài
học.

Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc
nội dung bài học. Kết thúc mỗi bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết thúc
toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:


Điểm quá trình: 30%. Hình thức và nội dung do giảng viên quyết định, phù hợp với
quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.




Điểm thi: 70%. Hình thức bài thi tự luận trong 120 phút. Nội dung bao gồm các lý
thuyết và bài tập đã học trong chương trình .


MÔ TẢ MÔN HỌC

5

BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MÔN HỌC
VẼ KỸ THUẬT là tiếng nói của kỹ thuật, là “ngôn ngữ” chung giữa những người làm

công tác trong ngành kỹ thuật và phương tiện thông tin chủ yếu là bản vẽ kỹ thuật.
Ở trường đại học kỹ thuật, môn học Vẽ kỹ thuật có mục đích là rèn luyện cho sinh
viên có khả năng đọc và thiết lập các bản vẽ thuộc ngành học của mình.
Vì vậy môn học có những yêu cầu sau với người học:
-

Biết và vận dụng được các Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) hiện hành có liên quan
đến bản vẽ kỹ thuật.

-

Nắm vững phương pháp các hình chiếu thẳng góc (phương pháp Monge), các

phương pháp biểu diễn vật thể … nhằm nâng cao tư duy không gian của người
thiết kế sau này.

-

Biết cách trình bày bản vẽ, sử dụng các dụng cụ vẽ và các thiết bị vẽ thông
thường.

-

Có tác phong chính xác, tỉ mỉ …của một người kỹ sư.


Chương trình học tập được thực hiện theo phương pháp coi trọng phần thực hành,
nhắm từng bước rèn luyện kỹ nắng đọc và thành lập các bản vẽ kỹ thuật.
Ngày nay với sự phát triển của tin học, các phần mềm về vẽ đã được sử dụng để
lập bản vẽ trên máy vi tính và máy vẽ; do vậy công việc của người thiết kế được giảm
nhẹ đi rất nhiều. Nhưng muốn làm được như vậy, người thiết kế cấn phải có những
hiểu biết và các kỹ năng vẽ qua môn học Vẽ kỹ thuật này.


6

MÔ TẢ MÔN HỌC


1.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT
(TCVN)
Tất cả các bản vẽ kỹ thuật đều được thiết lập theo một quy cách thống nhất.
Ở Việt Nam, việc thống nhất quy cách của bản vẽ do nhà nước quy định, thông qua cơ
quan là "Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng".

1. Khổ giấy (TCVN 7285:2003)
- Cơ sở để phân chia các khổ giấy là khổ A0 (kích thước 1189 x 841mm).
Theo TCVN, các khổ giấy chính được sử dụng gồm:

Bảng kích thước của các khổ giấy (mm):
Ký hiệu


A0

A1

A2

a1

841

594 420 297 210


b1

1189 841 594 420 297

Cách phân chia khổ giấy thể hiện trên hinh vẽ sau:

A3

A4



MÔ TẢ MÔN HỌC

7

Lề và khung bản vẽ
Tất cả các khổ giấy phải có lề. Lề trái rộng 25 mm, lề này thường dùng để đóng
bản vẽ thành tập. Các lề khác rộng 5 mm.

Hình 1.1

Khung tên
Khung tên nằm ở góc phải phía dưới của tờ giấy vẽ.

Hướng đọc bản vẽ là hướng của khung tên.
Nội dung và hình thức của khung tên do nơi thiết kế quy định.
Sau đây là mẫu khung tên dùng trong học tập:
Khung tên được vẽ bằng các nét liền có bề rộng nét 0,7 mm và 0,35 mm.
Chữ số ghi trong khung tên dùng chữ thường, theo quy định của TCVN về chữ và
chữ số trên bản vẽ kỹ thuật. Ô tên bài tập dùng chữ hoa, khổ chữ phải lớn hơn các
chữ của ô khác. Các ô còn lại ghi chữ thường khổ lớn hơn các ghi chú khác trên cùng
bản vẽ. (Hình 1.2).
Có 2 lọai khung tên : khung dùng cho bản vẽ xây dựng và khung dùng cho bản vẽ
cơ khí .



8

MÔ TẢ MÔN HỌC

Nội dung các ô trong khung tên dành cho bản vẽ xây dựng :

Khung tên dành cho bản vẽ cơ khí :

Khung tên dành cho bản vẽ lắp của cơ khí :


MÔ TẢ MÔN HỌC


9

Hình 1.2

2. Tỷ lệ - TCVN 3-74
Tùy theo kích thước và độ phức tạp của vật thể mà ta chọn tỉ lệ cho hình vẽ.
Tỉ lệ của hình vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật
tương ứng đo được trên vật thể. Con số kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật
của vật thể .



10

MÔ TẢ MÔN HỌC

TL 1 : 2

TL 1: 1

TL 2: 1

Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng trên bản vẽ kỹ thuật:
- Tỉ lệ nguyên hình:

- Tỉ lệ thu nhỏ:

1:1

1:2; 1:5; 1:10; 1:20; 1:50; 1: 100; 1:200; 1: 500;

1:1000;

1:2000; 1: 5000; 1:10000
- Tỉ lệ phóng to:

2:1; 5:1; 10:1; 20:1; 50:1


- Nếu trên một bản vẽ có sử dụng nhiều tỷ lệ khác nhau, thì dưới mỗi hình vẽ phải
đề rõ tỷ lệ mà mình đang sử dụng .

3. Các lọai đường nét trên bản vẽ kỹ thuật (TCVN 8 – 1993 )
Tùy thuộc vào lọai và kích thước của bản vẽ, chiều rộng s của tất cả các nét vẽ
phải chọn theo dãy số sau: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2mm
Trên cùng một bản vẽ, các đường nét biểu diễn chỉ có ba chiều rộng mảnh, đậm
và rất đậm tuân theo tỉ lệ 1:2:4
Chiều rộng nét của bất kỳ đường nào phải cũng phải đều nhau trên suốt chiều dài
của đường đó, và trên cùng một bản vẽ.
Các loại đường nét thường dùng:



MÔ TẢ MÔN HỌC

TT

Tên gọi

Hình dạng

Chiều
rộng


Áp dụng

Đường
1

Nét liền đậm

Đậm

11


bao,

cạnh

thấy, đường bao mặt
cắt

2

3

Nét đứt


Nét gạch dài
chấm mảnh

Mảnh

Đường

cạnh

khuất
Đường


Mảnh

bao,

trục,

đường

tâm …

Đường dóng, đường

4

Nét liền mảnh

Mảnh

kích thước,

đường

gạch gạch mặt cắt .


Đường giới hạn hình

5

6

7

Nét lượn
sóng

Nét dích dắc


Nét gạch dài
chấm đậm

biểu diễn
Mảnh

Mảnh

Đậm

Đường giới hạn hình

biểu diễn
Vị trí mặt phẳng cắt


- Khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:
a. Nét liền đậm (Đường bao thấy, cạnh thấy)


12

MÔ TẢ MÔN HỌC


b. Nét đứt (Đường bao khuất, cạnh khuất)
c. Nét chấm gạch mảnh (Đường tâm, trục đối xứng)

4. Chữ và chữ số (TCVN 7284:2003)
Chữ và số cần phải rõ ràng và đều nhau trên cùng bản vẽ. Có hai lọai chữ: chữ
hoa và chữ thường.

Kiểu chữ
Là loại nét trơn, viết thẳng đứng hoặc nghiêng 75 độ so với phương ngang.
Chiều rộng s của tất cả các nét chữ đều bằng nhau, s = 1/10 h ( Hình 1.3 )
Kiểu chữ nghiêng 75 độ so với phương ngang :


Kiểu chữ viết thẳng đứng:


MÔ TẢ MÔN HỌC

13

Hình 1.3

5. Cách ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật (TCVN 5705: 1993)
Quy định chung:
-


Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỉ lệ
của các hình biểu diễn.

-

Thông tin về kích thước phải đầy đủ và ghi trực tiếp trên bản vẽ.

-

Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên các hình chiếu cơ bản.


-

Các kích thước nên đặt ở vị trí sao cho nó thể hiện rõ ràng nhất các yếu tố có liên
quan.

-

Các kích thước có liên quan nên nhóm lại một cách tách biệt để dễ đọc.

-

Đơn vị đo: Các kích thước chỉ được ghi cùng một đơn vị đo ( mm ) Khi có nhiều

đơn vị đo kích thước được dùng trong một tài liệu, phải ghi rõ đơn vị. Dùng độ,

Cách vẽ đường kích thước:


14

MÔ TẢ MÔN HỌC

- Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Kích thước dài song song với đoạn cần ghi kích thước.
- Kích thước của góc hoặc kích thước của một cung.

- Các kích thước xuất phát từ tâm hình học của bán kính.

Hình 1.4
- Đường kích thước phải được vẽ liên tục. Nên tránh không cho đường kích thước
giao nhau với bất kỳ đường nào khác. Hình 1.5

Hình 1.5

Cách vẽ đường dóng
-

Đường dóng được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước một

khoảng xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét.

-

Đường dóng có thể vẽ nghiêng nhưng chúng phải song song với nhau


MÔ TẢ MÔN HỌC

15

Hình 1.6


Cách vẽ dấu kết thúc (mũi tên)
Đường kích thước phải kết thúc bằng một dấu kết thúc (mũi tên, vạch xiên,
chấm) thống nhất trên cùng bản vẽ

Hình 1.7

Cách viết con số kích thước
-Các con số kích thước phải đặt song song với đường kích thước, và ở phía trên
đường kích thước một chút.
-Không cho bất kỳ đường nào cắt hoặc tách đôi giá trị kích thước.
-Các giá trị kích thước phải có hướng ghi theo hướng đọc bản vẽ theo hình sau:



16

MÔ TẢ MÔN HỌC

Hình 1.8

Các kích thước đặc biệt
- Đường kính: Ø
Ký hiệu Ø phải đặt trước con số kích thước. Khi một đường kính có thể minh họa
bởi một đầu mũi tên thì đường kích thước phải vượt qua tâm.

Cho phép ghi kích thước tiết diện vật thể tròn xoay trên hình chiếu song song với
trục tròn xoay ( Hình 1.9 )

Hình 1.9
- Bán kính R
Có ký hiệu R trước giá trị bán kính. Khi ghi các kích thước bán kính, chỉ được dùng
một đầu mũi tên, đầu mũi tên đặt vào giao điểm của đường kích thước với cung.
(Hình 1.10)


MÔ TẢ MÔN HỌC


17

Hình 1.10
Hình cầu

Hình 1.11
Được ghi kích thước theo đường kính hoặc bán kính và có chữ Cầu trước giá trị
kích thước

Các yếu tố lập lại và cách đều nhau
Các yếu tố có cùng giá trị kích thước có thể ghi kích thước bằng cách chỉ rõ số
lượng nhân “x” với giá trị kích thước. Hình 1.12


Hình 1.12


18

CÂU HỎI ÔN TẬP

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tại sao trên bản vẽ nên dùng các tỉ lệ ưu tiên? Có nên thiết lập bản vẽ với
một tỉ lệ bất kỳ không?
2. Việc tiêu chuẩn hoá các kích thước đường nét (chiều rộng nét, các khoảng

cách) có ích lợi gì không?
3. Trên cùng một dòng chữ, chiều cao các ký tự có bằng nhau không?
4. Chiều cao con số kích thước trên bản vẽ là bao nhiêu?
5. Chiều dài của mũi tên kích thước?
6. Chiều dài của đầu mũi tên kích thước phụ thuộc vào chiều dài của kích
thước được ghi nghĩa là kích thước dài thì đầu mũi tên dài và kích thước ngắn
thì đầu mũi tên ngắn. Đúng hay sai?
7. Kích thước của một bộ phận hình học trên một vật thể gồm những thành
phần nào?


CÂU HỎI ÔN TẬP


19

BÀI 2: CÁC CÁCH DỰNG HÌNH
CƠ BẢN
Trên bản vẽ kỹ thuật, muốn vẽ bất kỳ hình nào bằng thước và comfa, người ta
cũng phải biết cách tiến hành theo một trình tự dựng hình hợp lý. Chương này trình
bày một số hiểu biết về dựng hình hình học phẳng cần thiết cho bản vẽ kỹ thuật.

2.1 DỰNG HÌNH
Vẽ đường thẳng song song
Trượt thước T dọc ván vẽ sao cho đầu thước luôn áp vào cạnh ván ta vẽ được các

đường song song nằm ngang. Hiện nay trên ván vẽ A3 thường dùng là thước thẳng và
dây.
Trượt êke dọc thước T để vẽ các đường song song thẳng đứng. (Hình 2.1)

Hình 2.1


20

CÂU HỎI ÔN TẬP

Chia đều đoạn thẳng

Bằng compa và thước thẳng ta đễ dàng chia đôi một đoạn thẳng bằng cách dựng
đường trung trực của đoạn thẳng và do đó dễ dàng chia thành 4, 8… phần bằng nhau.
Bài toán: Chía đoạn AB thành n phần bằng nhau. Hình 2.2
-

Qua A vẽ đường Ax bất kỳ

-

Trên Ax đặt n đoạn bằng nhau, ta có các điểm 1,2..,n

-


Nối n với B, từ 1,2.. vẽ song song với nB ta được các điểm chia.

X
Hình 2.2

Chia đều vòng tròn
Chia thành 3, 6, 12 phần bằng nhau theo bán kính R của đường tròn

Chia vòng tròn (O, R) làm 3 (6, 12) phần bằng nhau
o


Dựng đường kính AB

o

Dựng (B, R)

o

M, N = (B, R) X (O, R)




A, M, N là các điểm chia


CÂU HỎI ÔN TẬP

21

Chia vòng tròn thành 5 phần bắng nhau

Hình 2.4
-


Chia bán kính vòng tròn thành hai phần bằng nhau, được M

-

Lấy M làm tâm, quay cung tròn R=MA được N

-

AN chính là độ dài của cạnh ngũ giác đều. Lấy A làm tâm quay cung tròn có
R=AN cắt vòng tròn cần chia tại 2 điểm C, D.

-


Từ C đặt liên tiếp các đọan có độ dài R=AN, ta chia được đường tròn thành 5
phần bằng nhau.

2.2 VẼ ĐỘ DỐC VÀ ĐỘ CÔN
L

- Gọi i là độ dốc của đường thẳng AC đối với đường thẳng AB:


i = tg α = CB / AB


- Ký hiệu: > hoặc

< tùy vào chiều dốc

- Ký hiệu và giá trị độ dốc được đặt trên đường chú dẫn có đường dẫn đến mặt
dốc.


22

CÂU HỎI ÔN TẬP


C
A
B
Hình 2.5
Ví dụ: Để vẽ đường thẳng có độ dốc 1:10 so với phương ngang:
- Từ A dựng đường nằm ngang, trên đường này lấy 10 dơn vị dài  B
- Từ B dựng đường vuông góc, trên đường này lấy 1 đơn vị dài  C
- Nối AC được đường có độ dốc 1:10 so với phương ngang. (Hình 2.5 )

2.3 VẼ ELLIPSE
1.Vẽ ellipse khi biết cặp trục AB và CD


Hình 2.6
-

Quay hai vòng tròn (O, OA) và (O, OC)

-

Chia cặp vòng tròn thành nhiều phần bằng nhau: 12 phần


CÂU HỎI ÔN TẬP


23

-

Nối các điểm chia: Vẽ các đường kính cắt hai vòng tròn tại 1, 1’ và 2, 2’

-

Các tam giác vuông có cạnh huyền 11’ và 22’ với các cạnh góc vuông song song
với cặp trục có đỉnh góc vuông là các điểm thuộc ellipse

2. Vẽ hình trái xoan : trong trường hợp không đòi hỏi vẽ chính xác đường elip, ta có

thể thay thế elip bằng đường trái xoan. Đường trái xoan là đường cong khép kín được
tạo bởi 4 cung tròn nối tiếp có dạng gần giống đường elip.
Cách vẽ đường trái xoan theo hai trục dài AB và trục ngắn CD như sau :

- Vẽ cung tròn tâm O, bán kính OA, cung tròn này cắt trục ngắn CD tại E
- Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CE, cung tròn này cắt đường thẳng AC tại F
- Vẽ đường trung trực của đoạn AF, đường này cắt trục dài tại O1 và trục ngắn CD tại
O3. Hai điểm O1 và O3 là hai tâm của cung tròn tạo nên hình trái xoan.
- Lấy các điểm đối xứng với O1 và O3 qua O ta được các điểm O2 và O4, đó là tâm
của hai cung tròn còn lại của đường trái xoan.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×