Tải bản đầy đủ (.pptx) (61 trang)

Tìm hiểu về RFID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.59 KB, 61 trang )

Nhóm II

Tìm hiểu về RFID


Khái niệm
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm lợi thế cạnh tranh từ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý
kinh doanh. Một trong những công nghệ được đánh giá cao và ngày càng phổ biến hiện nay đó là RFID. Vậy RFID là gì và những
ứng dụng của công nghệ này như thế nào?
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận
biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là một
phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.
 Hệ thống này gồm 3 bộ phận chính: thẻ RFID (tag), thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là đầu đọc – reader) và các phần mềm
vi tính:
Thẻ RFID gồm có các thành phần chính là ăng-ten, chíp ăng-ten và chíp xử lý RFID... Một thẻ RFID là một vi mạch kết hợp
với một ăng-ten trong một gói nhỏ gọn; bao bọc bên ngoài thẻ RFID được thiết kế để cho phép các thẻ RFID được gắn vào một
đối tượng để được theo dõi


Đặc điểm

Sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio. Không sử dụng tia sáng như mã vạch.
Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào
Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều
kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.
Cách thức hoạt động:
Giá thành: Giá thành của công nghệ này cao. Giá một thẻ thụ động vào khoảng 0,1 - 1,5 USD và một thẻ chủ động tầm
5 - 20 USD; và giá của đầu đọc thẻ vào khoảng 1000 USD. Liên quan đến vấn đề chi phí, nên số lượng doanh nghiệp Việt
Nam ứng dụng công nghệ này vẫn còn thấp



Ứng dụng trong DN bán lẻ

Lợi ích cho cửa hàng
Dễ dàng theo dõi điều chuyển hàng hóa trong thời gian thực 
Đơn giản hóa việc kiểm kê 
Hoàn vốn nhanh khi đầu tư triển khai hệ thống RFID 
Bảo vệ hàng hóa hiệu quả khỏi bị trộm cắp 
Giám sát hàng tồn kho trong thời gian thực 
Khả năng sử dụng công nghệ RFID trong các chương trình nâng cao
mức độ thân thiết cho khách hàng.

Lợi ích cho khách hàng
Dịch vụ nhanh chóng 
Không còn xếp hàng 
Có khả năng tham gia vào các chương trình giảm giá và quà tặng. 


Ứng dụng trong DN bán lẻ

Mục đích
Các nhãn hiệu cho phép xác định hàng hóa tin cậy hơn mã vạch, bởi vì mã vạch rất dễ bị hư hỏng.
Bảo vệ chống đem hàng hóa ra ngoài trái phép
Tốc độ kiểm kê cao, vì không cần đem đầu đọc đến từng nhãn.
"Kệ thông minh" giúp duy trì tồn kho tối ưu.
Khu vực sử dụng
Kiểm kê
Thu ngân





Ứng dụng trong doanh nghiệp sản xuất có hàng tồn kho

Nhập kho
Sau khi sản phẩm đã trải qua quá trình kiểm tra, sản phẩm sẽ được phân loại và chuyển vào kho:
Bước 1: Phân loại sản phẩm, thông tin được ghi lên miếng giấy dán trên sản phẩm giúp nhân viên quản kho dễ quan sát
và thuận tiện cho việc sắp xếp vị trí.
Bước 2: Gán thẻ (chip) RFID cho từng sản phẩm, Chip RFID có mã số riêng và lưu lại thông tin sản phẩm.
Bước 3: Đưa sản phẩm qua cửa kiếm soát và nhập thông tin vào hệ thống (có thể sử dụng thiết bị cầm tay để tăng tính
cơ động).
Bước 4: Đưa sản phẩm vào vị trí và xuất phiếu nhập.


Ứng dụng trong doanh nghiệp sản xuất có hàng tồn kho

 Xuất kho
Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm sản phẩm trong kho.
Bước 2: Đưa hàng qua cổng kiểm soát (cùng lúc có thể đưa nhiều sản phẩm qua cửa
kiểm soát).
Bước 3: Xác nhận sản phẩm xuất kho – in phiếu xuất.


Ứng dụng trong doanh nghiệp sản xuất có hàng tồn kho

Kiểm kho:
Giải pháp RFID có thể trong thời gian ngắn sẽ kiểm tra được toàn bộ sản phẩm có trong kho.
Sản phẩm có thể được kiểm tra và theo dõi liên tục thông qua con chip RFID được dán trên sản phẩm.
Kiểm kê kho kết hợp đầu đọc ghi RFID cầm tay xác định vị trí sản phẩm nhanh chóng.
Trong ứng dụng quản lý kho, tần số được dùng trong RIFD là hàng trăm MHz. Khi đó khoảng cách để “nhận dạng”
để đầu đọc có thể được thẻ gắn chip RIFD là vài mét đến dăm chục mét tùy vào môi trường cũng như các yếu tố kỹ thuật

khác như anten thu phát,…với khoảng cách vài chục mét như vậy, các kiện hàng nằm trong kho có thể được kiểm kê “từ
xa” qua một vài đầu đọc gắn dải rác trong nhà kho đó.


Nhóm ii

Mã số mã vạch


LỜI MỞ ĐẦU

Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hóa mang lại nhiều lợi ích, một trong những lợi
ích rõ rệt nhất là tính tiền, kiểm kê, quản lý xuất nhập hàng hóa tại các của hàng nhanh
chóng, chính xác.
Hiện nay các loại hàng hóa muốn đem bán tại các siêu thi trong nước cũng như
xuất khẩu ra nước ngoài đều phải có mã số mã vạch. Hơn nữa, mã số mã vạch trên hàng hóa
cần được thể hiện chính xác và đúng đắn theo những tiêu chuẩn quốc tế đã quy định.


MÃ SỐ, MÃ VẠCH LÀ GÌ?

Mã số hàng hóa (Article Number Code):
Là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng
minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, thông tin của nhà sản xuất trên một
quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia
(vùng) khác trên khắp các châu lục


Mã số hàng hóa có các tính chất sau
Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa được nhận

diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa.
Bản thân dãy số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hóa, không liên quan đến đặc
điểm của hàng hóa, nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hóa.
Là dãy các số tự nhên từ 0-9 được sắp xếp theo quy luật.


Mã vạch hàng hóa (Barcode)

Khái niệm về mã vạch (Bar Code):
- Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định
dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được
các ký hiệu đó
Mã vạch có tính chất:
- Chỉ thể hiện các con số (từ 0 đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số)


PHÂN LOẠI




Mã số mã vạch gồm nhiều lọai khác nhau. Trong đó tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số mã vạch (MSHH):
Hệ thống MSHH được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code),
lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay.
Hệ thống MSHH được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại như là châu Âu, châu Á,...; trong đó phổ biến là hệ
thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống MSHH EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và
EAN-8.
Ngoài ra con có các loại mã vạch như: Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128.
Trong 1 số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều version khác nhau, có mục đích sử dụng khác
nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8,

EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C


Mã vạch EAN (European Article Number)
Mã vạch EAN gồm các vạch tối và sáng (khoảng trống) được tạo bởi các môđum có độ rộng,
độ sáng hoặc độ tối thống nhất.
Về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số “mốc”, dùng để
biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ
chức EAN quốc tế (EAN International Organization)

Trong mã vạch EAN, mỗi số được thể hiện bằng 7 môđun
Ngoài các vạch thể hiện số, trong mã vạch EAN có các vạch phụ
cấu tạo từ một số môđun nhất định như: vạch giữa, 2 vạch biên
(mở đầu và kết thúc) mã vạch


Mỗi giá trị số được thể hiện trong mã vạch bằng 7 môđun theo 3 bộ mã A,B,C như sau:
Giá trị số

Thể hiện theo bộ mã A

Thể hiện theo bộ mã B

Thể hiện theo bộ mã C

0

0001101

0100111


1110010

1

0011001

0110011

1100110

2

0010011

0011011

1101100

3

0111101

0100001

1000010

4

0100011


0011101

1011100

5

0110001

0111001

1001110

6

0101111

0000101

1010000

7

0111011

0010001

1000100

8


0110111

0001001

1001000

9

0001011

0010111

1110100


Cấu tạo vạch biên và vạch giữa được nêu trong bảng sau:

Số môđun

Bộ mã

3

101

5

01010


Các kích thước danh định của mã vạch EAN:
Trong kích thước chuẩn (độ phóng đại 1) độ rộng của mỗi môđun là 0,33mm
Độ rộng của các loại mã vạch như sau:
- Độ rộng vạch của mỗi chữ số: 7 môđun = 2,31 mm
- Độ rộng của vạch biên : 3 môđun = 0,99mm
- Độ rộng của vạch giữa: 5 môđun= 1,65mm


Cấu trúc của EAN-13:
Mã vạch tiêu chuẩn EAN-VN13 có cấu tạo, kể từ bên phải sang trái:


Giá trị số thứ

các bộ mã vạch thể hiện 6 số bên trái theo thứ tự

13 trong mã số

12

11

10

9

8

7


0

A

A

A

A

A

A

1

A

A

B

A

B

B

2


A

A

B

B

A

B

3

A

A

B

B

B

A

4

A


B

A

A

B

B

5

A

B

B

A

A

B

6

A

B


B

B

A

A

7

A

B

A

B

A

B

8

A

B

B


B

B

A

9

A

B

B

A

B

A


Trong mã vạch tiêu chuẩn EAN-VN13 vì số thứ 13( số đầu tiên ở bên trái) là số 8 là 6 số bên
trái được thể hiện theo bảng sau:

Giá trị số
Thể hiện bằng

8

9


3

M

M

M

M

A

B

A

B

B

A

Tổng số môđun trong mã vạch tiêu chuẩn EAN-VN13 là :
12 số (bên phải và bên trái) x 7 môđun = 84
2 vạch biên

x 3 môđun = 6

vạch giữa


x 5 môđun = 5
95 môđun

Độ rộng của mã vạch tiêu chuẩn EAN-VN13 theo kích thước danh định (chuẩn) là : 95 môđun x 0,33mm = 31,35mm


Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số
chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:

8 931234

Mã quốc gia Mã doanh nghiệp Mã mặt hàng

567897

Số kiểm tra


Số kiểm tra đươc xác định như sau:
Bước 1: từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra C)
Bước 2: nhân kết quả bước 1 với 3
Bước 3: cộng giá trị của các con số còn lại.
Bước 4: cộng kết quả bước 2 với bước 3
Bước 5: lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả của bước 4, trừ đi kết quả của bước 4 được
số kiểm tra C
Ví dụ: Mã số 8 9 3 6 0 1 4 8 2 3 3 0 - C
- B1: 0 + 3 + 8 + 1 + 6 + 9 = 27 (1)
- B2: 27 x 3 = 81 (2)
- B3: 3 + 2 + 4 + 0 + 3 + 8 = 20 (3)

Cộng giá trị (2) với (3) ta có : 81 + 20 =101 (4)
- B5: 110 - 101 = 9. Như vậy C = 9
Trong trường hợp này mã số EAN - VN 13 có MSHH đầy đủ là: 8 9 3 6 0 1 4 8 2 3 3 0 9


Cấu trúc của EAN-8
Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp
và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm
Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)
Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng
trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.
Ví dụ: Mã một số quốc gia:
489: Hồng Kông    
690 - 695: Trung Quốc  
880: Hàn Quốc  
884: Campuchia  
885: Thái Lan  
893: Việt Nam


UPC (Universal Product Code)
UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc
được.
Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự. Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một
sản phẩm tiêu dùng riêng biệt

Mã số hệ thống Mã doanh nghiệp Mã số mặt hàng Số kiểm tra



Ký số thứ 1: Gọi là ký số hệ thống số. Nó nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng lọai
của sản phẩm như sau:
* 5- Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa
* 4- Dành cho người bán lẽ sử dụng
* 3- Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến  y tế.
* 2- Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản.
* 0, 6, 7 - Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất.
Năm ký số thứ 2: mã người bán, mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất. Biết được 5 ký số này là có
thể biết được xuất xứ của hàng hóa.
Năm ký số kế tiếp:  Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ. Người bán tự tạo ra 5 ký số này theo
ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm .
Ký số cuối cùng: Ở đây là số 5, là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của tòan bộ số UPC. Cách tính
số kiểm tra như cách tính số kiểm tra của EAN


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×