Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ỨNG DỤNG lý THUYẾT cầu TRONG VIỆC NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp TĂNG GIÁ BÁNH mì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.07 KB, 11 trang )

Nhóm 10
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CẦU TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TĂNG
GIÁ BÁNH MÌ

Vào tháng 4/2016, nhóm chúng tôi có khảo sát 100 bạn
sinh viên trường đại học nông lâm Tp.HCM, với mục
tiêu tham gia thảo luận về vấn giá cả của 2 loại hàng
hóa đó và làm cơ sở tham khảo cho việc học môn kinh
tế vi mô. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả
cầu của Pepsi khi mức giá cao hơn thị trường và giá
thấp hơn giá thị trường, hệ số co giãn theo giá, theo thu
nhập, theo sản phẩm thay thế,....
1) ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đôi với các doanh nghiệp, chiến lượt giá là một
chiến lượt rất quan trọng, ảnh hưởng rât lớn đến kêt quả
và hiệu quả kinh doanh. Theo lý thuyết về co giãn cầu
theo giá trong kinh tế vi mô, việc tăng hay giảm giá sẽ
ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp, từ đó
ảnh hưởng đến lợi nhuận và các tiêu chí đánh giá hiệu
quả kinh doanh.
Theo lý thuyết này, một doanh nghiệp sẽ bị giảm
doanh thu khi tăng giá nếu cầu co giãn nhiều. Ngược lại,
nếu một hàng hóa hay dịch vụ có độ co giãn của cầu
theo giá ít, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa hay dịch
vụ đó sẽ tăng doanh thu khi tăng giá. Ngoài ra, chiến
lượt giá của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến thặng dư
(lợi ích) của người tiêu dùng.
Vào 4/2016, nhóm chúng tôi đã khảo sát lượng mua


mặt hàng “bánh mì” với giá thị trường là 10.000 đồng/ổ,


với giá tăng 20% từ 10.000 đồng/ổ đến 12.000 đồng/ổ
và với giá giảm 20% từ 10.000 đồng/ổ còn 8.000
đồng/ổ.
Từ những lý thuyết và thực tiễn trên, nghiên cứu
này được thực hiện nhằm:
(1) xây dựng đường cầu đối với mặt hàng bánh mì,
(2) đo lường mức độ co giãn của cầu theo giá đối với
mặt hàng bánh mì,
(3) đánh giá
tác động của việc tăng giá đối với doanh thu của mặt
hàng hàng bánh mì và lợi ích của người tiêu dùng,
(4) phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi cầu cá
nhân.
Việc khảo sát này vận dụng lý thuyết cầu trong kinh tế
học để giải quyết các vấn đề khảo sát trên.
2) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a) Phương pháp thu thập số liệu:
Để có được số liệu nhằm đạt được mục tiêu khảo
sát đưa ra, khảo sát này chủ yếu sử dụng số liệu có được
từ phương pháp khảo sát trực tiếp. Theo đó bảng khảo
sát được lấy ý kiến trực tiếp của 125 bạn sinh viên
trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Kết quả sau 2 tuần
khảo sát (nhóm chúng tôi gồm 5 người, mỗi người khảo
sát 25 người) thu về được kết quả của 125 câu trả lời
khác nhau.
Với các số liệu của các tiêu chí sau: Giá sản phẩm hiện
hành, Giá sản phẩm thay thế, Mức giá (thấp hơn-cao hơn), Lượng mua tại các mức giá
(hiện hành, thấp hơn, cao hơn), Lượng mua nếu thu nhập (tăng- giảm).



Bảng 1: Số liệu trung bình từ 125 ý kiến (sp chính: bánh mì, sp thay thế: bánh
bao):
Lượng mua/tháng
nếu thu nhập
Thu nhập
/tháng (tr
Cao hơn
đ)
Tăng
Giảm
(10-40%)
(30%)
(30%)
12000
7.16
2.1
10.88
9.632

Số lượng/tháng tại mức giá
Nội dung khảo
sát

Trung bình

Thấp hơn
(10-40%)
8000
12.848


Hiện hành
10000
10.104

b) Phương pháp phân tích:
Với mục tiêu khảo sát được giới hạn như trên, khảo
sát này chỉ sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp với
những phép tính đơn giản dựa trên các công thức đo
lường hệ số co giãn.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, nhằm kiểm
định các yếu tố như:
-Thu nhập của người dùng có ảnh hưởng đến quyết
định cầu.
-Lượng bánh mì tăng hay giảm khi giá thay đổi 30%.
-Thu nhập thay đổi thì lượng bánh mì sẽ thay đổi như
thế nào?
Ngoài ra, việc kiểm định cũng xem xét yếu tố sản
phẩm thay thế (mặt hàng bánh bao) có ảnh hưởng đến sự
quyết định từ bỏ hay tiếp tục dùng lượng cơm hộp như
thế nào?
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu bao gồm: thu nhập,
giá của chính hàng hóa đó, giá của hàng hóa liên quan,...
c) Một số giả định cho khảo sát:
Giá của bánh mì ở hiện tại là 10000 đồng/ổ, giả
định nó sẽ tăng lên 20% là 12000 đồng/ổ, và sẽ giảm
xuống 20% còn 8000 đồng/ổ. Mặt hàng thay thế được

Lượng mua/tháng
nếu giá hàng thay t
Tăng

(30%)
13000
10.28

Giả
(30%
700
7.6


chọn là bánh bao với giá hiện hành là 10000 đồng/ổ,
cũng theo giả định trên: giá của bánh bao sẽ tăng 30% là
13000 đồng/cái và giảm 30% còn 7000 đồng/cái.
Khảo sát này chỉ khảo sát 125 bạn sinh viên trường
Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Dù không đảm bảo tính
đại diên nhưng kết quả này cũng là một cơ sở tham khảo
tốt ở khía cạnh ứng dụng lý thuyết trong phân tích vấn
đề thực tế, hơn nữa với một số mẫu tương đối (125 mẫu
khảo sát). Một số kết quả trong kết quả này cũng có thể
làm một cơ sở tham khảo có giá trị cho việc học và
nghiên cứu môn kinh tế vi mô. Vì lý do trên, khảo sát
này giả định mẫu khảo sát có thể mang tính đại diện, và
các phân tích kết luận để dựa trên cơ sở giả định này.
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT:
3.1 phân tích cầu cá nhân và cầu thị trường đối
với mặt hàng bánh mì
a) Cầu cá nhân
Theo lý thuyêt, cầu mô tả mối quan hệ giữa lượng
cầu và giá. Ở cấp độ cá nhân, cầu mô tả số lượng hàng
hóa và dịch vụ mà một cá nhân muốn mua hay sử dụng

ở các mức giá khác nhau. Trong việc khảo sát này, sự
tăng giá từ 10000 đồng - 12000 đồng được xem xét là sự
biến động giá cầu, với hai mức giá 10000 đồng và
12000 đồng. Về lượng, nếu sinh viên vẫn tiếp tục dùng
mặt hàng bánh mì được xem như là có lượng gói hàng
hóa bằng 1. Sau khi tăng giá, nếu sinh viên từ bỏ dùng
mặt hàng bánh mì thì tình huống này được hiểu là sự
giảm lượng từ 1 xuống còn 0.


Kết quả khảo sát sinh viên dùng mặt hàng bánh mì
cho thấy, sau khi mặt hàng bánh mì tăng giá từ 10000
đông - 12000 đồng, có 11 sinh viên từ bỏ mặt hàng
bánh mì, 114 sinh viên vẫn tiếp tục dùng (nhưng nhìn
chung là dùng với số lượng giảm đi),lượng trung
bình/tháng giảm từ 10.104 ổ (khoảng 10 ổ) xuống 7.16 ổ
(khoảng 7 ổ). Do vậy, cầu hai nhóm đối tượng này là
khác nhau.
Đối với những người tiếp tục sử dụng mặt hàng
bánh mì, có thể hiểu được là lượng hàng hóa không đổi
khi có sự tăng về giá. Ngược lại, đối với những người
không dùng mặt hàng bánh mì nữa, lượng dùng mặt
hàng bánh thay đổi khi có sự tăng về giá.
Biểu cầu và đường cầu được thể hiện (Excel sheet 3).
b) Cầu thị trường
Theo lý thuyết, cầu thị trường là tổng của tất cả các
cầu cá nhân trong thị trường đó. Như phần trên đã đề
cập việc khảo sát tất cả sinh viên trong trường dùng mặt
hàng bánh mì là không thể, do vậy việc nghiên cứu này
chỉ phân tích cầu thị trường với giả định thị trường chỉ

gồm 125 sinh viên được khảo sát.
Việc phân tích với giả định trên dù không phản ánh
được tổng cầu thi trường, nhưng việc sử dụng kết quả
này đẻ ước lượng các tỉ lệ phần trăm thay đổi lượng theo
tỉ lệ thay đổi giá có thể được suy rộng, trong trường hợp
mẫu mang tính đại diện.
Kết quả khảo sát cho thấy sự tăng giá từ 10000
đồng - 12000 đồng làm cho 11 sinh viên từ bỏ dùng mặt


hàng, khiến lượng trung bình/tháng của mặt hàng bánh
mì giảm từ 10.104 ổ (khoảng 10 ổ) xuống 7.16 ổ
(khoảng 7 ổ). Điều này phản ứng đúng luật cầu ''giá
tăng, lượng giảm, hay lượng và giá có mối quan hệ
nghịch biến''. Điều này có thể được thể hiện rõ qua biểu
cầu, đường cầu và hàm cầu như trong hình (Excel sheet
3).
Như vậy, từ kết quả khảo sát những trường hợp từ
bỏ dùng mặt hàng bánh mì, một biểu cầu, một đường
cầu và hai dạng hàm cầu được xác định. Các hình thức
thể hiện cầu này sẽ làm cơ sở cho các phân tích tiếp
theo về độ co dãn cầu và phân tích tác động của sự tăng
giá đến thu nhập và thặng dư tiêu dùng.
3.2 Hệ số co dãn cầu theo giá và các yếu tố tác
động
a) Đo lường hệ số co dãn
Trong nghiên cứu này, công thức hệ số co dãn
khoảng được sử dụng để xác định hệ số co dãn. Hệ số co
dãn của mặt hàng bánh mì là Ed=-1,876.
b) Một số yếu tố tác động mức độ co giãn

Như vậy, hệ số co dãn cầu theo giá của mặt hàng
bánh bao đối với 125 sinh viên được khảo sát là -1,876.
Dựa vào giá trị này, có thể đánh giá cầu co dãn nhiều,
với |Ed|=1,876>1. Kết quả này sẽ dẫn đến một điều tất
yếu là doanh thu của mặt hàng bánh mì sẽ giảm do tăng
giá. Mức độ giảm của doanh thu sẽ ứng với mức độ tăng
giá của mặt hàng bánh mì sẽ được phân tích ở phần sau.
Tình trạng co dãn nhiều của mặt hàng nước mía có thể
hiểu được với những lý do được lý luận từ thực tiễn như


sau:
Thứ nhất, mặt hàng bánh mì là mặt hàng thông
thường, không quá thiết yếu đối với một số sinh viên.
Do vậy, khi tăng giá, một số sinh viên từ bỏ dùng mặt
hàng bánh mì. Điều này khiến lượng giảm nhiều khi giá
tăng, dẫn đến mức độ co dãn cao.
Thứ hai, mặt hàng bánh mì không phải là mặt hàng
dùng duy nhất mà sinh viên có thể lựa chon. Vì vậy khi
giá mặt hàng bánh mì tăng thì sinh viên có thể lựa chọn
mặt hàng bánh bao (sản phẩm thay thế) cho nên việc từ
bỏ mặt hàng bánh mì khi tăng giá cũng là dễ hiểu.
Thứ ba, mặt hàng bánh bao cũng rất dễ tìm mua và
giá cả hợp lý cũng là một nguyên nhân khiến nhiều sinh
viên từ bỏ mặt hàng bánh mì khi tăng giá. Trường hợp
của nhóm tôi là một ví dụ điển hình cho việc từ bỏ mặt
hàng bánh mì do giá tăng và chọn mặt hàng bánh bao là
một giải pháp thay thế.
Thứ tư, mức giá 10000 đồng - 12000 đồng đối với
một số sinh viên là không đáng kể với thu nhập của họ,

nhưng đối với một số ít sinh viên khác thì mức giá như
vậy vẫn khiến họ phải suy nghĩ so với mức thu nhập của
họ. Vì vậy, tỉ trọng mức giá sử dụng mặt hàng bánh mì
trong cơ cấu chi tiêu cũng có thể là một lý do khác ảnh
hưởng tới mức độ co dãn.
Thứ năm, tâm lý ''chống độc quyền'' cũng có thể là
lí do khiến tỉ lệ giảm của lượng thấp hơn tỉ lệ tăng của
giá. Khi đồng loạt các chổ bán bánh mì đều tăng giá thì
người tiêu dùng có thể bị tác động và đổi qua sử dụng
các măt hàng thay thế.


Ngoài những lý do trên, có thể còn một số lý do
khác khiến hệ số co dãn không cao. Những lý do ở trên
không hoàn toàn là ý chủ quan, mà một phần là dựa vào
kết quả khảo sát, như ( Excel sheet 5,6)
3.3 Tác động của chính sách tăng giá đối với
doanh thu của doanh nghiệp và thặng dư tiêu dùng.
a) Tác động đến doanh thu của doanh nghiệp
Như phần trên đã đề cập, cầu mặt hàng bánh mì co
dãn nhiều cho nên doanh thu của nhà bán mặt hàng bánh
mì bị giảm
Khi giá tăng từ 10000 đồng -12000 đồng, doanh thu
của mặt hàng bánh mì giảm - doanh thu trung binh giảm
15.12 đồng (biểu hiện ở doanh thu trung bình giảm từ
101.04 đông (với giá 10000đông và lượng trung bình là
10.104) xuông còn 85.92 đồng (với giá 12000đồng và
lượng trung bình là 7.16)), tương ứng tỉ lệ 17.42%. Đây
là một tỉ lệ giảm không quá lớn nhưng cũng không phải
là con số nhỏ.Kết quả phân tích này là một minh chứng

cho lý thuyết về hệ số co dãn. Theo đó, doanh thu chắc
chắn sẽ giảm khi cầu co dãn nhiều, lượng giảm trên
17.42% khi giá tăng trên 20% đối với mặt hàng nước
mía.
b) Tác động đến thặng dư tiêu dùng
Chính sách tăng giá chẳng những gây thiệt hại cho
người tiêu dùng mà còn làm doanh thu đối với mặt hàng
bánh mì giảm.
3.4. Các yếu tố quyết định cầu
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu gồm:
- Sự thay đổi về thu nhập


-Sự thay đổi về giá hàng hóa liên quan
-Thị hiếu hay sở thích người tiêu dùng
- Qui mô thị trường
- Kỳ vọng, tiên đoán của người tiêu dùng về các sự
thay đổi liên quan đến giá mặt hàng nước mía
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, việc phân tích
đúng các yếu tố trên là không khả thi, vì các thay đổi
khác không diễn ra đồng thời với sự thay đổi giá. Dù
vậy, việc phân tích mối tương quan giữa quyết định từ
bỏ hay tiếp tục sử dụng mặt hàng bánh mì của tưng cá
nhân với các yếu tố trên phần nào cũng cho thấy được
các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
a) Thu nhập của sinh viên dùng mặt hàng nước
mía.
Đối với mối cá nhân, thu nhập có thể ảnh hưởng
đến quyết định của họ khi giá sản phẩm tăng. Giả thuyết
về mối quan hệ này có thể được đặt ra là ''người có thu

nhập thấp có xu hướng từ bỏ mặt hàng bánh mì nhiều
hơn những người có thu nhập cao'' (dựa vào số liệu bảng
khảo sát).
b) Tính sẵn có của mặt hàng thay thế ( mặt hàng
dừa tắc)
Mặt hàng bánh bao rất dễ tìm mua cũng có thể ảnh
hưởng đến quyết định của họ khi giá sản phẩm tăng .
c) Sở thích/thị hiếu của người sử dụng.
Sở thích/thị hiếu là khái niệm khá trừu tượng và
khó có thể đo lường. Đối với mặt hàng bánh mì, sở thích
đối với mỗi sinh viên cũng là khác nhau. Đối với những
sinh viên thích dùng mặt hàng bánh mì thì dù giá tăng từ


10000 đồng - 12000 đồng thì họ cũng không bỏ. Điều
này phản ánh sự trung thành của người tiêu dùng.
4. Kết luận và khuyến nghị
Tóm lại, từ số liệu khảo sát mặt hàng bánh mì,
nghiên cứu này đã xây dựng đường cầu, đo lường hệ số
co dãn cầu và từ đó minh họa được cho lý thuyết cầu về
tác động của độ co dãn cầu đối với doanh thu của người
bán mặt hàng bánh mì, lý thuyết cho rằng, ''khi cầu co
dãn nhiều, doanh thu của doanh nghiệp giảm khi tăng
giá''. Cụ thể khi tăng giá mặt hàng nước mía từ 10000
đồng - 12000 đồng (20%), doanh thu từ 125 sinh viên
được khảo sat giảm 17.42%. Suy ra tổng thể, bằng
phương pháp phân tích độ nhạy 2 chiều, nghiên cứa này
ước lượng được doanh thu của mặt hàng bánh mì có thể
giảm nhiều từ quyết định tăng giá.
Ngoài tác động trên, nghiên cứu cũng chỉ tác động

tiêu cực của việc tăng giá đến thặng dư của người tiêu
dùng. Tổng hợp 2 tác động, kết quả nghiên cứa cho thấy
không có ai được lợi từ việc tăng giá này nếu chỉ xem
xét mức giá 12000 đồng theo tháng này. Thực tế, các
quán bánh mì cũng có thể có những mối lợi khác từ việc
tăng giá mà nghiên cứu không đề cập, chẳng hạn tăng
chất lượng của mặt hàng bánh mì để củng cố uy tín,...
Phân tích các yếu tố quyết định đến cầu, nghiên cứu
này cho thấy yếu tố thu nhập và giá của mặt hàng thay
thế là nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định từ bỏ hay
tiết tục sử dụng mặt hàng bánh mì khi tăng giá. Ngoài
ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những sự khác biệt trong
quyết định cầu giữa các nhóm đối tượng khác nhau.


Với những kết quả phân tích được, nghiên cứu này
có thể được xem là một cơ sở tham khảo có giá trị cho
người dạy và học kinh tế vi mô, minh họa cho lý thuyết
bằng một ví dụ thực tiễn. Ngoài ra, vài kết quả trong
nghiên cứu này cũng có ý nghĩa tham khảo cho những
người kinh doanh khi đứng trước quyết định điều chỉnh
giá bán sản phẩm. Người kinh doanh cần xem xét tính
chất co dãn của hàng hóa, trước khi đưa ra quyết định về
giá. Bên cạnh đó, người kinh doanh cũng cần xem xét
đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng để đưa ra quyết
định sao cho hợp lý nhất. Điều này quan trọng bởi lẽ
mỗi khách hàng với những đặc điểm cá nhân khác nhau
có phản ứng khác nhau với sự điều chỉnh giá, như được
phân tích ở trên.
Tuy nhiên, do những hạn chế như dã được đề cập ở

phần 2, kết quả nghiên cứu này còn hạn chế khi suy
rộng cho tổng thể. Những kết quả và kết luận trong
nghiên cứu có thể đúng trong trường hợp 125 sinh viên
được khảo sát, chưa đủ độ tin cậy để suy rộng cho tổng
thể. Vì lẽ đó, những nghiên cứu qui mô lớn hơn, những
phân tích sâu hơn cần được quan tâm nghiên cứu.
............................................................................



×