Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ỨNG DỤNG lí THUYẾT cầu TRONG VIỆC NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp TĂNG GIÁ nước mía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.18 KB, 6 trang )

ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT CẦU TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TĂNG GIÁ NƯỚC MÍA
Vào tháng 4/2016, nhóm chúng tôi có khảo sát ngẫu nhiên 101 bạn sinh viên trường
Đại học Nông Lâm Tp.HCM với mục tiêu tham gia thảo luận về sự tác động của chính
sách tăng giá mặt hàng nước mía và làm cơ sở tham khỏa cho việc học môn kinh tế vi
mô, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả cầu các nhân và cầu thị trường khi có
chính sách tăng giá, đo lường độ co giãn của cầu, đánh giá tác động của chính sách
tăng giá và phân tích các yếu tố quyết định đến cầu cá nhân của mặt hàng nước mía.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cầu nước mía co giãn nhiều, và vì thế tăng giá nước mía
làm giảm doanh thu, đồng thời giảm đáng kể thặng dư của người tiêu dùng. Ngoài ra,
từ kết quả kiểm định thống kê, nghiên cứu này cũng chỉ ra các yếu tố gồm: thu nhập,
giá cả của hàng hóa thay thế (dừa tắc) có ảnh hưởng đến quyết định từ bỏ việc uống
nước mía.
1.Đặt vấn đề:
Theo lí thuyết về co giãn cầu theo giá trong kinh tế vi mô, một doanh nghiệp sẽ bị
giảm doanh thu khi tăng giá nếu cầu co giãn nhiều. Ngược lại, nếu 1 hàng hóa có độ
co giãn của cầu theo giá ít, doing nghiệp kinh doanh hàng hóa đó sẽ tăng doanh thu
khi tăng giá.
Để hiều rõ hơn về vấn đề trên nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát thị trường về
mặt hàng nước mía nhằm: (1) xây dựng đường cầu đối với mặt hàng nước mía, (2)đo
lường mức độ co dãn của cầu theo giá đối với doanh thu của mặt hàng nước mía và lợi
ích của người tiêu dùng, và (4) phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi cầu cá
nhân. Bài khảo sát này vận dụng lý thuyết cầu trong kinh tế học để giải quyết các vấn
đề trên.
2.Phương pháp nghiên cứu:
2.1.Phương pháp thu thập số liệu:
Để có được dữ liệu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đưa ra, nghiên cứu này chủ
yếu sử dụng số liệu có được bằng phương pháp khảo sát thực tế. Kết quả sau 2 tuần đi
khảo sát nhóm đã thu được 101 câu trả lời (nhóm 4 bạn, mỗi bạn khảo sát 25 sinh
viên, có 1 bạn khảo sát 26 sinh viên).
Một vài đặc điểm của người khảo sát được thực hiện như bảng dưới đây:


Bảng 1: Đặc đểm các bạn sinh viên uống nước mía được khảo sát
Đặc điểm
Trình độ học vấn
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
Sinh viên năm 3

Số người

Tỷ lệ (%)

58
27
7

57,43
26,73
6,93


Kinh tế vi mô 1

Sinh viên năm 4
Sinh viên năm 5
Thu nhập
Từ 2 triệu trở xuống
Từ trên 2 triệu đến 3 triệu
Trên 3 triệu
2.2.Phương pháp phân tích:


GVHD: Trần Minh Trí

8
1

7,92
0,99

67
26
8

66,34
25,74
7,92

Với mục tiêu nghiên cứu được giới hạn như trên, nghiên cứu này chủ yếu sử dụng
phương pháp thống kê, kết hợp với những phép tính đơn giản dựa trên các công thức
đo lường hệ số co giãn.
Ngoài ra, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, phương pháp kiểm định Chisquare cũng được sử dụng, nhằm kiểm định các yếu tố như thu nhập, trình độ… của
người sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định cầu (từ bỏ nước mía khi tăng giá) hay
không. Ngoài ra, việc kiểm định cũng xem xét quyết tố sản phẩm thay thế (dừa tắc).
2.3.Một số giới hạn và giả định cho nghiên cứu:
Dù không đảm bảo tính đại diện nhưng kết quả này cũng là 1 cơ sở tham khảo tốt ở
khía cạnh học thuật, ứng dụng lí thuyết trong phân tích những vấn đề thực tế. Hơn
nữa, với số mẫu tương đối khá (101 mẫu khảo sát), một số kết quả trong nghiên cứu
này cũng có thể phản ánh một phần nhỏ phản ứng của người tiêu dùng về việc tăng
giá. Vì lí do trên, nghiên cứu này giả định mẫu khảo sát có thể mang tính đại diện, và
các phân tích kết luận sẽ dựa trên cơ sở giả định này.
3.Kết quả nghiên cứu:

3.1. Phân tích cầu cá nhân và cầu thị trường đối với mặt hàng nước mía:
a) Cầu cá nhân:
Theo lí thuyết, cầu mô tả mối lien hệ giữa lượng cầu và giá. Ở cấp độ cá nhân, cầu
mô tả số lượng hàng hóa và dịch vụ mà một cá nhân muốn mua hay sử dụng ở các
mức giá khác nhau. Trong việc khảo sát này, sự tăng giá từ 5000 đồng lên 7000 đồng
được xem là sự biến động giá cầu, với hai mức giá 5000 đồng và 7000 đồng.
Kết quả khảo sát cho thấy sau khi tăng giá nước mía từ 5000 đồng lên 7000 đồng
thì người tiêu dùng mua sản phẩm có xu hướng giảm từ 13 ly xuống còn 7 ly, có 83
người tiếp tục sử dụng và 18 người từ bỏ việc uống nước mía.
Đối với những người tiếp tục sử dụng, có thể hiểu được là lượng dịch vụ không đổi
khi có sự gia tăng về giá. Ngược lại, đối với những người không sử dụng nước mía
nữa, lượng mua mặt hàng thay đổi khi có sự gia tăng về giá. (exel sheet 3).
b) Cầu thị trường:

Nhóm 14 – lớp thứ 5

Page 2


Kinh tế vi mô 1

GVHD: Trần Minh Trí

Cầu thị trường, theo lí thuyết, là tổng cầu của tất cả các cầu cá nhân trong thị trường
đó. Như phần trên đã đề cặp, việc khảo sát tất cả sinh viên trường Đại học NÔng LÂm
Tp.HCM là không thể, do vậy nghiên cứu này chỉ phân tích cầu thị trường với giả
định thị trường chỉ gồm 101 cá nhân được khảo sát.
Ứng với một mức giá nhất định ta có thể biết được lượng cầu về hàng hóa của
người tiêu dùng là bao nhiêu. Cụ thể như sau: ở mức giá 5000 đồng, lượng mua trung
bình/tháng của mặt hàng nước mía là 13 ly, khi mức giá tăng lên 7000 đồng thì lượng

mua giảm còn 7ly, ngược lại khi giá nước mía giảm còn 3000 đồng thì lượng mua của
nước mía tăng lên 18 ly. Sự thay đổi lượng cầu theo giá trên hoàn toàn phù hợp với
quy luật cầu trong trường hợp hệ số co giãn nhiều. Tuy nhiên trên thị trường vẫn còn
nhiều yếu tố làm thau đổi cầu như giá cả hàng hóa lien quan, thu nhập của người tiêu
dùng, quy mô thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, kỳ vọng hay sự tiên đoán của người
tiêu dùng về giá, thu nhập, chính sách nhà nước…trong tương lai.
Sự thay đổi giá cả của hàng hóa chỉ làm lượng cầu dịch chuyển dọc đường cầu còn
sự thay đổi của các yếu tố khác sẽ làm dịch chuyển cả đường cầu (thay đổi cầu). Cầu
tăng thì đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại cầu giảm thì đường cầu sẽ
dịch chuyển sang trái.
Biểu cầu, đường cầu và hàm cầu thị trường của nước mía (Exel sheet 4).
3.2.Hệ số co giãn cầu theo giá và các yếu tố tác động:
a) Đo lường hệ số co giãn:
Trong nghiên cứu này, công thức hệ số co giãn khoảng được sử dụng để xác định
hệ số co giãn. Công thức và kết quả vận dụng để tính hệ số co giãn được thể hiện
dưới đây.
ED =
Thay các giá trị lượng và giá từ biểu cầu ở bảng 4, ta được:
ED =-1,8
b) Một số yếu tố tác động đến mức độ co giãn:
Như vậy, hệ số co giãn cầu theo giá của mặt hàng nước mía đối với những người
được khảo sát là -1,8. Dựa ào giá trị này, có thể đánh giá cầu co giãn nhiều, với
=1,8>1. Kết quả này sẽ dẫn đến một điều tất yếu là doanh thu của mặt hàng nước mía
sẽ giảm do tăng giá và tăng khi giảm giá. Tình trạng co giãn nhiều của mặt hàng nước
mía có thể hiểu được với những lí do sau đây:
Thứ nhất, mặt hàng nước mía là mặt hàng thông thường, không quá thiết yếu đối
với một số sinh viên. Do vậy, khi tăng giá một số sinh viên sẵn sang từ bỏ uống nước
mía. Điều này khiến lượng giảm nhiều khi giá tăng, dẫn đến mức độ co giãn cao.

Nhóm 14 – lớp thứ 5


Page 3


Kinh tế vi mô 1

GVHD: Trần Minh Trí

Thứ hai, nước mía không phải là mặt hàng giải khát duy nhất mà sinh viên có thể
lựa chọn. Sinh viên có thể lựa chọn nhiều mặt hàng giải khát thay thế như dừa tắc,
nước cam, sinh tố…cho nên việc từ bỏ nước mía cũng là điều dễ hiểu.
Thứ ba, dừa tắc là một mặt hàng giải khát mới, rất dễ tìm mua ở hầu hết các khu
vực quanh trường và trong kí túc xá, giá cả hợp lí cũng là một nguyên nhân khiến
nhiều người từ bỏ nước mía khi tăng giá.
Thứ tư, mức giá 5000 đồng-7000 đồng đối với một số sinh viên là không đáng kể
với thu nhập của họ, nhưng đối với đa số sinh viên với mức thu nhập dưới 2 triệu thì
đây là con số không nhỏ. Vì vậy, tỉ trọng chi phí nước mía trong cơ cấu chi tiêu cũng
có thể à một lí do khác ảnh hưởng tới mức độ co giãn.
Thứ năm, tâm lí “chống độc quyền” cũng có thể là lí do khiến tỉ lệ giảm của lượng
cao hơn tỉ lệ tăng của giá. Khi đồng loạt các quán nước mía đều tăng giá thì người tiêu
dùng có thề bị tác động và có thể có hành vi “tẩy chay”, đổi qua sử dụng mặt hàng
thay thế.
3.4. Các yếu tố quyết định đến cầu:
Trong kinh tế học vi mô, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu được thảo luận gồm:
-

Sự thay đổi về thu nhập
Sự thay đổi về giá hàng hóa liên quan
Thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng
Quy mô thị trường

Kỳ vọng, tiên đoán của người tiêu dùng về các sự thay đổi liên quan đến dịch
vụ…

Trong nghiên cứu này nhóm chúng tôi chỉ phân tích 2 yếu tố đó là sự thay đổi về
thu nhập, sự thay đổi về giá của hàng hóa thay thế và thị hiếu của người tiêu dùng.
a) Thu nhập của người tiêu dùng:
- Khảo sát 101 bạn sinh viên của trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM thu
nhập bình quân mỗi tháng của các bạn là 2.1 triệu đồng/tháng.
- Với mức thu nhập trên sinh viên mua trung bình 13 ly nước mía/tháng.
- Khi thu nhập tăng 30% thì lượng mua nước mía trung bình tăng lên 17
ly/tháng. Khi thu nhập giảm 30% thì lượng mua nước mía trung bình giảm
còn 10 ly/tháng.
- Hệ số co giãn cầu khi thu nhập giảm: 0< EI=0,77<1 => nước mía là hàng
hóa thông thường.
- Hệ số co giãn cầu khi thu nhập tăng: EI=1,03>1 => nước mía lúc này là
hàng hóa xa xỉ.
b) Thay đổi theo giá của sản phẩm thay thế (dừa tắc):
- Khi giá dừa tắc tăng từ 5000 đồng-7500 đồng thì lượng mua nước mía tăng
từ 13 ly/tháng lên 14 ly/tháng.
- Khi giá dừa tắc giảm từ 5000 đồng -3500 đồng thì lượng mua nước mía sẽ
giảm từ 13 ly/tháng còn 10 ly/tháng.
Nhóm 14 – lớp thứ 5

Page 4


Kinh tế vi mô 1

GVHD: Trần Minh Trí


c) Sở thích/thị hiếu của gười tiêu dùng:
Sở thích/thị hiếu là khái niệm khá trừu tượng và khó có thể đo lường. Sở thích
có thể khác nhau ở các nhóm đối tượng theo đặc điểm nhân khẩu học như: trình
độ, giới tính, độ tuổi, tình trạng công việc…Ở đây, nhóm chúng tôi chỉ phân
tích ở khía cạnh trình độ.
Từ bỏ
11
2
2
3
0

Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5

Tiếp tục
47
25
5
5
1

Quyết định cầu mặt hàng nước mía theo trình độ:
100%
90%
80%
70%

60%

81.03%

71.43%

62.50%

92.59%

100.00%

50%
40%

Tiếp tục
Từ bỏ

30%
20%
10%
0%

18.97%
Năm 1

28.57%

37.50%


7.41%
Năm 2

0.00%
Năm 3

Năm 4

Năm 5

4.Kết luận và khuyến nghị:
Tóm lại, từ số liệu khảo sát mặt hàng nước mía, nghiên cứu này đã xây dựng
đường cầu, đo lường hệ số co dãn cầu và từ đó minh họa được cho lý thuyết cầu về tác
động của độ co dãn cầu đối với doanh thu của người bán mặt hàng nước mía, lý thuyết
cho rằng, ''khi cầu co dãn nhiều, doanh thu của doanh nghiệp giảm khi tăng giá''. Cụ
thể khi tăng giá mặt hàng nước mía từ 5000 đồng - 7000 đồng (40%), doanh thu từ
101 sinh viên được khảo sát giảm 46,15%. Suy ra tổng thể, bằng phương pháp phân
tích độ nhạy 2 chiều, nghiên cứu này ước lượng được doanh thu của mặt hàng nước
mía có thể giảm nhiều từ quyết định tăng giá.
Phân tích các yếu tố quyết định đến cầu, nghiên cứu này cho thấy yếu tố thu
nhập và giá của mặt hàng thay thế là nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định từ bỏ
hay tiếp tục sử dụng mặt hàng bánh mì khi tăng giá. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra
những sự khác biệt trong quyết định cầu giữa nhóm đối tượng có trình độ học vấn
khác nhau.
Với những kết quả phân tích được, nghiên cứu này có thể được xem là một cơ
sở tham khảo có giá trị cho người dạy và học kinh tế vi mô, minh họa cho lý thuyết

Nhóm 14 – lớp thứ 5

Page 5



Kinh tế vi mô 1

GVHD: Trần Minh Trí

bằng một ví dụ thực tiễn. Ngoài ra, vài kết quả trong nghiên cứu này cũng có ý nghĩa
tham khảo cho những người kinh doanh khi đứng trước quyết định điều chỉnh giá bán
sản phẩm. Người kinh doanh cần xem xét tính chất co dãn của hàng hóa, trước khi đưa
ra quyết định về giá. Bên cạnh đó, người kinh doanh cũng cần xem xét đặc điểm nhân
khẩu học của khách hàng để đưa ra quyết định sao cho hợp lý nhất. Điều này quan
trọng bởi lẽ mỗi khách hàng với những đặc điểm cá nhân khác nhau có phản ứng khác
nhau với sự điều chỉnh giá, như được phân tích ở trên.
Tuy nhiên, do những hạn chế như dã được đề cập ở phần 2, kết quả nghiên cứ
này còn hạn chế khi suy rộng cho tổng thể. Những kết quả và kết luận trong nghiên
cứu có thể đúng trong trường hợp 101 sinh viên được khảo sát, chưa đủ độ tin cậy để
suy rộng cho tổng thể. Vì lẽ đó, những nghiên cứu qui mô lớn hơn, những phân tích
sâu hơn cần được quan tâm nghiên cứu.

Nhóm 14 – lớp thứ 5

Page 6



×