Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài tập kinh tế vi mô 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.91 KB, 7 trang )

Khoa Kinh tế và Luật

Kinh tế Vi mô 2

Bài tập

Câu 1. Phân tích Chính sách trợ cấp đối với hàng phi ngoại thương
Hàm số cầu và hàm số cung của dịch vụ xe buýt từ Quận 14 đến Quận 15 được ước lượng như
sau: PD = -2QD + 250;
PS = 3QS + 15.
S
Trong đó, đơn vị tính của Q ,QD là chuyến/ ngày.
đơn vị tính của PS, PD là ngàn đồng/ chuyến
a) Anh/Chị hãy xác định trạng thái cân bằng của thị trường dịch vụ xe buýt ở tuyến
đường này với giả định không có biến dạng thị trường do thuế, trợ cấp hay độc quyền
b) Trên thực tế chính quyền thành phố có trợ cấp cho các công ty xe buýt với tỷ lệ trợ cấp
là k = 10% tính trên giá cầu. Anh/chị hãy xác định :
• Số chuyến xe buýt có khách mỗi ngày ở tuyến đường này.
• Mức giá hành khách phải trả cho mỗi chuyến xe (giá cầu).
• Mức giá các công ty xe buýt nhận được sau cùng, tính trên mỗi chuyến xe có
khách, kể cả phần trợ cấp của chính quyền thành phố (giá cung)
• Theo Anh/Chị, ai là người được lợi, và ai là người bị thiệt từ chính sách trợ cấp
này? Lợi hay thiệt bao nhiêu?
• Tổng tác động của chính sách trợ cấp này là gì? ( Tổng phúc lợi xã hội tăng
hay giảm? Tăng hay giảm bao nhiêu?)
Câu 2. Phân tích Chính sách thuế đối với hàng phi ngoại thương
Giả sử mức cung, cầu của thị trường dịch vụ taxi hiện tại là:
(S) : PS = (6/5)QS + 40, và
(D) : PD = (-4/5)QD + 150
Trong đó, đơn vị tính của QS, QD là ngàn chuyến/ ngày, và
đơn vị tính của PS, PD là ngàn đồng/chuyến.


a) Anh/Chị hãy xác định trạng thái cân bằng của thị trường dịch vụ taxi.
b) Bây giờ Chính phủ đánh thuế giá trị gia tăng đối với ngành kinh doanh dịch vụ taxi
với mức thuế suất là 10%. Anh/Chị hãy xác định số chuyến taxi có khách bình quân
mỗi ngày, giá mỗi chuyến taxi bình quân khách phải trả và giá mỗi chuyến taxi bình
quân các công ty taxi nhận được sau khi đã nộp thuế.
c) Tổng số tiền thuế chính phủ thu được là bao nhiêu mỗi ngày?
d) Ai là người chịu thuế? Căn cứ nào biện minh cho câu trả lời của Anh/Chị?
Câu 3. Tác động của chính sách giảm thuế nhập khẩu
Trong tiến trình hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do ở Đông Nam Á, đầu năm 2006 Chính
phủ Việt Nam phải giảm thuế suất nhập khẩu mặt hàng X từ 40% xuống còn 10%. Mức giá
trong nước lúc chưa giảm thuế nhập khẩu là 280 USD (để đơn giản, giả sử không có thuế
VAT). Khi giảm thuế, lượng nhập khẩu mặt hàng này tăng gấp đôi.
a)
Anh/Chị hãy xác định mức giá trong nước khi thuế nhập khẩu đã giảm.
b)
Trên một đồ thị có ghi chú rõ ràng, Anh/Chị hãy chỉ ra sự thay đổi của giá cả trong
nước, sự thay đổi của lượng cung , lượng cầu trong nước và sự thay đổi trong lượng
nhập khẩu khi giảm thuế.
c)
Thêm những ký hiệu thích hợp ở đồ thị trên, Anh Chị hãy phân tích ai được lợi, ai
bị thiệt từ chính sách giảm thuế này. Khoản thuế nhập khẩu thu được của chính phủ
tăng hay giảm? Tổng phúc lợi xã hội tăng hay giảm?
Đặng Văn Thanh

1

26.2.2019


Khoa Kinh tế và Luật


Kinh tế Vi mô 2

Bài tập

Câu 4. Đánh giá sự thay đổi phúc lợi của người tiêu dùng khi giá hàng hoá tăng
Một người tiêu dùng có thu nhập thấp, chỉ khoảng 500 đơn vị tiền/ tháng và chi hết cho hai
hàng hoá X và Y. Trong đó X là lương thực, thực phẩm. Y là hàng hoá tổng hợp hay có thể gọi
là thu nhập còn lại để chi cho tất cả những nhu cầu khác, ngoài lương thực thực phẩm. Đơn
giá của Y luôn luôn là 1 đơn vị tiền. (Điều này dễ hiểu, giá của 1 đồng ở thời điểm hiện tại là
1 đồng).
Hàm thoả dụng của người này có dạng: U(X,Y) = x*y. Trong đó x, y là số lượng của X và Y
mà người này tiêu dùng
a) Anh/ chị hãy xác định phối hợp tiêu dùng tối ưu của người này khi PX1 = 5 đơn vị tiền.
Độ thoả dụng người này đạt được là bao nhiêu?
b) Nếu đơn giá của X tăng lên thành PX2 = 10 đơn vị tiền thì phối hợp tiêu dùng tối ưu sẽ
như thế nào? Độ thoả dụng người này đạt được là bao nhiêu?
c) Khi giá hàng thiết yếu tăng, phúc lợi của người tiêu dùng bị giảm.(điều này ai cũng biết,
nhưng giảm bao nhiêu thì không phải ai cũng biết!). Để có cơ sở trợ cấp cho người tiêu
dùng, Anh/Chị được yêu cầu đánh giá thiệt hại trong phúc lợi của người tiêu dùng khi
giá hàng hoá X tăng, theo 3 phương pháp dưới đây.
• Biến thiên bù đắp (CV)
• Biến thiên tương đương (EV)
• Thay đổi trong thặng dư tiêu dùng (∆CS) tính theo đường cầu thông thường
• Thay đổi trong thặng dư tiêu dùng (∆CS) tính theo đường cầu bù đắp.
Câu 5. Xác định hàm cầu cá nhân và độ co giãn của cầu
Hàng tháng chị Vân trích một khỏan thu nhập I để chi mua trái cây. Hai lọai trái cây chị Vân
mua là cam và táo. Hàm thỏa dụng của chị Vân khi tiêu dùng hai lọai trái cây này là U(C,T) =
c1/3t2/3 . Trong đó c là số kg cam và t là số kg táo. Giá mỗi kg cam là pc , mỗi kg táo là pt.
a. Anh/Chị hãy viết hàm số cầu mặt hàng cam và táo của chị Vân, với khỏan thu nhập I

là hằng số cho trước.
b. Chị Vân sẽ mua bao nhiêu kg cam, bao nhiêu kg táo mỗi tháng, nếu số tiền chi mua
trái cây là 180 ngàn đồng/tháng và giá mỗi kg cam là 10 ngàn đồng, giá mỗi kg táo là
15 ngàn đồng.
c. Anh/Chị hãy xác định độ co giãn của cầu theo giá và độ co giãn của cầu theo thu nhập
của chị Vân đối với mặt hàng cam.

Câu 6. Thặng dư tiêu dùng, biến thiên bù đắp và biến thiên tương đương.
Đất nước LaNa đang bị lạm phát cao, chỉ số giá hàng tiêu dùng trong năm 2008 ước tính
lên đến 1,3 so với năm trước đó, hay nói cách khác lạm phát năm 2008 là 30%. Bộ Lao
Đặng Văn Thanh

2

26.2.2019


Khoa Kinh tế và Luật

Kinh tế Vi mô 2

Bài tập

động nước này đang tính tóan phương án bù giá vào lương để đời sống công chức nhà
nước không bị sút giảm. Mẫu công chức được điều tra dùng làm cơ sở để lựa chọn
phương án tăng lương có thu nhập là 3 triệu đồng/ tháng. Tòan bộ thu nhập này được chi
tiêu cho hai rổ hàng: X là rổ hàng bao gồm lương thực, thực phẩm và đi lại, M là thu nhập
còn lại để chi cho rổ hàng Y (bao gồm các mặt hàng còn lại). Giả sử hàm thỏa dụng của
mẫu công chức điều tra có dạng Cobb – Douglas U(X,M) = x.m ; trong đó x là số đơn vị
X mua được, m là thu nhập còn lại để chi mua rổ hàng Y, (đơn vị tính của m là ngàn

đồng). Cuối năm 2007 đơn giá của X là pX1 = 50 ngàn đồng, cuối năm 2008 đơn giá của X
là pX2 = 75 ngàn đồng.
a) Vào cuối năm 2007, công chức này mua được bao nhiêu đơn vị X và chi cho rổ hàng
Y là bao nhiêu tiền mỗi tháng?
b) Vào cuối năm 2008, công chức này mua được bao nhiêu đơn vị X và chi cho rổ hàng
Y là bao nhiêu tiền mỗi tháng?
c) Giả sử trong năm 2008, giá rổ hàng Y thay đổi không đáng kể, để mức sống của công
chức không bị giảm do giá của rổ hàng X tăng, Bộ Lao động sẽ kiến nghị Chính phủ
bù giá vào lương cho công chức tối thiểu là bao nhiêu tiền theo mỗi phương án ứng
với ba phương pháp tính tóan: thặng dư tiêu dùng, biến thiên bù đắp và biến thiên
tương đương.
d) Theo Anh/Chị, phương án với phương pháp tính tóan nào thì người lao động được lợi
hơn ?
e) Nếu trong năm 2009 chính phủ trả lương cho công chức theo mức lương đã bù giá như
câu d) thì đời sống công chức năm 2009 có được như cuối năm 2007 không?

Câu 7. Tác động thay thế và tác động thu nhập.
Chúng ta biết rằng hiệu ứng tổng thể của việc tăng giá rổ hàng X bao gồm hai hiệu ứng bộ
phận. Thứ nhất, giá của X tăng lên có nghĩa là hàng X đắt lên một cách tương đối so với
hàng Y và vì vậy người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu dùng hàng X và tăng tiêu dùng
hàng Y. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thay thế. Thứ 2, giá của rổ hàng X tăng lên còn có
nghĩa là sức mua của người tiêu dùng đã bị giảm đi (hay nói cách khác, thu nhập thực của
Đặng Văn Thanh

3

26.2.2019


Khoa Kinh tế và Luật


Kinh tế Vi mô 2

Bài tập

người tiêu dùng đã bị giảm so với trước) và điều này sẽ ảnh hưởng tới lượng cầu của
người tiêu dùng đối với cả X và Y.
Với những tính tóan sẵn có ở câu 6, Anh/Chị hãy cho biết hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng
thay thế làm người tiêu dùng giảm mua bao nhiêu đơn vị hàng X, (tính riêng mỗi hiệu
ứng) khi giá của rổ hàng này tăng từ 50 lên 75 ngàn đồng.
Caâu 8. Các phương án trợ cấp
Chủ tịch quận 15 đang quản lý một ngân sách của Quận là 200 tỷ đồng và dự kiến chi hết
trong năm 2005. Ngoài ra, theo kế hoạch, Quận 15 sẽ được nhận tài trợ từ ngân sách của
Thành phố để bổ sung vào ngân sách của quận. Chủ tịch quận 15 được quyền chọn lựa một
trong ba chương trình tài trợ sau đây :
1) Một khoản tài trợ 100 tỷ đồng từ ngân sách của Thành phố và Chủ tịch Quận 15
được toàn quyền quyết định đầu tư vào bất cứ ngành nào của Quận.
2) Một khoản tài trợ 100 tỷ đồng từ ngân sách của Thành phố với ràng buộc là Chủ
tịch Quận 15 chỉ được đầu tư cho giáo dục.
3) Một khoản tài trợ cho giáo dục của Quận từ ngân sách của Thành phố với ràng
buộc là ngân sách Quận phải chi đối ứng 100% . Tài trợ yêu cầu chi đối ứng
100% có nghĩa là nếu quận chi cho giáo dục từ ngân sách của quận bao
nhiêu tiền thì ngân sách thành phố cũng sẽ trợ cấp thêm cho quận đúng bấy
nhiêu tiền để đầu tư tiếp cho giáo dục (cũng giống như được giảm giá
50%). Khoản tài trợ này cho Quận 15 tối đa là 100 tỷ đồng.
a)

b)
c)
d)


Trên một đồ thị có ghi chú rõ ràng với ngân sách chi cho giáo dục thể hiện ở trục
hoành và ngân sách chi cho các lãnh vực còn lại trên trục tung, Anh/chị hãy vẽ bốn
đường giới hạn ngân sách: không có tài trợ, tài trợ không ràng buộc ngành đầu tư
(chương trình 1), tài trợ thẳng cho giáo dục (chương trình 2), và tài trợ cho giáo
dục có yêu cầu chi đối ứng (chương trình 3).
Giả sử những năm qua Quận 15 đã đầu tư nhiều cho ngành giáo dục và năm 2005
Chủ tịch Quận 15 dự kiến chi cho giáo dục dưới 100 tỷ thì Anh/Chị sẽ tư vấn cho
Chủ tịch Quận 15 chọn chương trình tài trợ nào? Vì sao?
Nếu Chủ tịch Quận 15 dự kiến chi cho giáo dục với khoản tiền từ 100 tỷ đến 180 tỷ
thì Anh/Chị sẽ tư vấn cho Chủ tịch Quận 15 chọn chương trình tài trợ nào?Vì sao?
Còn nếu Chủ tịch Quận 15 nhận thấy cơ sở vật chất của ngành giáo dục Quận 15
quá kém và muốn đầu tư đáng kể cho giáo dục trong năm 2005. Số tiền tối thiểu mà
ông ta định đầu tư cho giáo dục là 220 tỷ . Với trường hợp này, Anh/Chị sẽ tư vấn
cho Chủ tịch Quận 15 chọn chương trình tài trợ nào? Vì sao?

Câu 9. Độc quyền và kiểm soát độc quyền
Đường cầu thị trường của hàng hoá X trong mỗi tháng được thể hiện bởi phương trình: P=
-Q +100. Trong đó P là mức giá, đơn vị tính là ngàn đồng/sản phẩm; Q là số lượng cầu, đơn
vị tính là ngàn sản phẩm.

Đặng Văn Thanh

4

26.2.2019


Khoa Kinh tế và Luật


Kinh tế Vi mô 2

Bài tập

Hàng hoá X được cung ứng bởi một doanh nghiệp độc quyền. Chi phí biên của doanh
nghiệp không đổi theo sản lượng sản xuất và bằng 40 ngàn đồng/ sản phẩm. Chi phí cố
định của doanh nghiệp được phân bổ trong mỗi tháng là 200 triệu đồng.
a) Anh/chị hãy xác định sản lượng cung ứng, mức giá bán, lợi nhuận của doanh nghiệp,
thặng dư của người tiêu dùng, thặng dư của nhà sản xuất, thặng dư toàn xã hội và tổn
thất xã hội do độc quyền gây ra.
b) Nếu chính phủ khống chế mức giá tối đa đối với doanh nghiệp độc quyền để không
có tổn thất xã hội thì mức giá ấy bằng bao nhiêu? Thặng dư của người tiêu dùng là bao
nhiêu? Để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động thì số tiền tối thiểu chính phủ cần
trợ cấp cho doanh nghiệp là bao nhiêu?
c) Theo anh/chị, trường hợp nào thì chính phủ nên quản lý doanh nghiệp độc quyền bằng
giá tối đa, còn trường hợp nào thì chính phủ lại quản lý doanh nghiệp độc quyền bằng
chính sách thuế. Hãy giải thích.
Câu 10. Doanh nghiệp có nhiều cơ sở và bán hàng trên nhiều thị trường
Một doanh nghiệp có hai nhà máy trực thuộc. Hàm chi phí sản xuất của mỗi nhà
máy ước lượng được như sau:
Nhà máy 1: TC1 = Q12 + 10Q1 + 4.169
Nhà máy 2: TC2 = (3/2)Q22 + 15Q2 + 3.333,5.
Doanh nghiệp đang bán hàng đồng thời ở cả hai thị trường phía Đông và phía Tây .
Hàm số cầu của doanh nghiệp ở thị trường phía Đông là: PE = -QE + 332.
Hàm số cầu của doanh nghiệp ở thị trường phía Tây là: PW = (-1/2)QW + 272.
a) Để đạt lợi nhuận tối đa doanh nghiệp sẽ quyết định tổng mức sản lượng cung ứng cho
cả hai thị trường là bao nhiêu?
b) Doanh nghiệp sẽ phân bổ sản lượng và định giá bán cho từng thị trường như thế nào,
nếu công ty thực hiện chiến lược phân biệt giá?
Doanh nghiệp phân bổ sản lượng sản xuất cho từng nhà máy trực thuộc cụ thể như

thế nào?
c) Lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp là bao nhiêu? Biết rằng chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp là 3.500. (Để đơn giản, ở đây không tính đến chi phí vận chuyển).
d) Có phải chính sách phân biệt giá đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp? Nếu
đúng như vậy thì lợi nhuận cao hơn bao nhiêu so với chính sách không phân biệt giá?
e) Trên thực tế có những trở ngại gì làm cho doanh nghiệp có thể không thực hiện được
chính sách phân biệt giá?

Câu 11. Thị trường yếu tố sản xuất
Xuất lượng của doanh nghiệp ABC phụ thuộc vào số lượng vốn và lao động đưa vào sử
dụng và được ước lượng dưới dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau:
Q = F(K,L) = 2*K*L1/2
Trong đó Q là số lượng sản phẩm sản xuất được, K là số lượng vốn và L là số lượng lao động
sử dụng trong quá trình sản xuất.

Đặng Văn Thanh

5

26.2.2019


Khoa Kinh tế và Luật

Kinh tế Vi mô 2

Bài tập

a) Hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng vốn với số lượng cố định là 40 đơn vị (K= 40).
Anh /Chị hãy viết hàm năng suất biên của lao động (MPL).

b) Anh/ Chị hãy viết phương trình đường cầu của doanh nghiệp về yếu tố lao động; Biết
rằng doanh nghiệp bán sản phẩm trong thị trường cạnh tranh hòan hảo với mức giá là
P = 4$
c) Nếu doanh nghiệp ABC thuê lao động trong thị trường cạnh tranh với đơn giá là 5$ (w
= 5) thì doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu lao động để đạt lợi nhuận tối đa? Tổng tiền
lương doanh nghiệp phải trả là bao nhiêu?
d) Mức sản lượng doanh nghiệp cung ứng ra thị trường là bao nhiêu?
e) Lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu? Biết đơn giá của vốn là r = 10$.

Câu 12. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
Giả sử hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Cobb – Douglas Q(L,K) = 2l1/2k, trong đó
l là số lượng lao động và k là số lượng vốn doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất. Giả
sử thêm rằng, đơn giá thuê vốn là r =10, đơn giá tiền lương là w = 2.
a) Với quy mô sản xuất hiện tại, tương ứng với số lượng vốn là k = k0 = 40, Anh/Chị hãy
viết hàm tổng chi phí và hàm chi phí biên của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
b) Doanh nghiệp này hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và giá thị trường là
P = 1. Anh /Chị hãy xác định mức sản lượng sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Câu 13. Chi phí sản xuất trong dài hạn
Giả sử hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Cobb – Douglas Q(L,K) = 3lk, trong đó l
là số lượng lao động và k là số lượng vốn doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất. Giả
sử thêm rằng, đơn giá thuê vốn là r =6, đơn giá tiền lương là w = 2.
a) Anh/Chị hãy viết hàm tổng chi phí và hàm chi phí trung bình của doanh nghiệp trong
dài hạn. Doanh nghiệp này có tính kinh tế theo quy mô không? Giải thích.
b) Doanh nghiệp ký được một hợp đồng sản xuất 10.000 sản phẩm với đơn giá là 0,05.
Anh /Chị hãy xác định lợi nhuận của doanh nghiệp từ hợp đồng này.
Câu 14. Phân tích chính sách giảm thuế nhập khẩu
a) Theo như cam kết khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu
mặt hàng X từ mức thuế suất 20% xuống còn 10%. Anh chị hãy phân tích tác động
của chính sách giảm thuế đối với mặt hàng X.
b) Lạm phát của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là chủ đề nổi bậc được các nhà kinh tế

bàn luận nhiều vào đầu tháng tám năm nay. Chính phủ Việt nam đưa ra và thực hiện
nhiều giải pháp hòng kềm chế tỷ lệ lạm phát năm 2007 dưới hai con số. Trong đó nổi
bậc là kiểm soát cung tiền, kiểm soát chi tiêu công của chính phủ và có cả giải pháp
giảm thuế nhập khẩu mấy chục mặt hàng.
Theo như lời của các nhà làm chính sách đã được công bố rộng rãi trên các báo hồi
giữa tháng tám năm nay, khi thực hiện giải pháp giảm thuế nhập khẩu để ổn định lạm
phát thì cái giá phải trả là ngân sách giảm thu 1.000 tỷ đồng.

Đặng Văn Thanh

6

26.2.2019


Khoa Kinh tế và Luật

Kinh tế Vi mô 2

Bài tập

Trong phạm vi của bài tập này, không yêu cầu Anh/Chị bình luận giải pháp giảm thuế
nhập khẩu có hữu hiệu trong việc góp phần làm giảm lạm phát hay không mà chỉ yêu
cầu Anh/Chị đưa ra nhận định về con số giảm thu ngân sách 1.000 tỷ đồng có đáng tin
cậy không? Anh/Chị hãy giải thích rõ ràng cho nhận định của mình.
Lưu ý: Bài tập này được sọan vào tháng 10/2007
Câu 15. Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Anh Tâm đang xem xét một phương án đầu tư ngắn hạn. Số tiền bỏ ra ban đầu là 50 triệu
đồng. Nếu diễn biến thị trường theo chiều hướng thuận lợi thì cuối năm anh Tâm thu được lợi
nhuận sẽ là 15 triệu đồng. Ngược lại, nếu thị trường không thuận lợi thì anh bị lỗ 5 triệu đồng.

Xác suất thị trường thuận lợi và không thuận lợi bằng nhau và bằng 0.5.
Nếu anh Tâm không đầu tư vào phương án này thì anh sẽ gởi 50 triệu vào ngân hàng với lãi
suất được bảo đảm chắc chắn là 10%/năm.
Giả thiết sở thích của anh Tâm về thu nhập được thể hiện bởi hàm thỏa dụng U(I) = ln(I).
Trong đó, ln là logarit tự nhiên và I là thu nhập với đơn vị tính là triệu đồng.
1.

Anh/Chị hãy vẽ đường biểu diễn hàm thỏa dụng về thu nhập của anh Tâm
và nhận xét về thái độ của anh ta đối với rủi ro.

2.

Anh Tâm có đầu tư vào phương án này không? Nếu có thì tại sao, còn nếu
không thì xác suất thị trường thuận lợi tối thiểu là bao nhiêu thì mới đủ hấp dẫn anh
Tâm đầu tư vào dự án này?

Đặng Văn Thanh

7

26.2.2019



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×