Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Đô thị và những thách thức khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 36 trang )

2.4.  Đô thị và những
thách thức khí hậu
Hypatia Nassopoulos – EIVP,[44]
Charlotte Raymond – EnvirOconsult, Irène Salenson – AFD,
Clémence Vidal de la Blache – AFD, Vũ Mai Hương – CCCO

(Gỡ băng)
Ngày 1, thứ hai ngày 20 tháng 7
Buổi học sáng bắt đầu bằng phần giới thiệu và làm quen giảng viên, học viên (xem thêm phần Lý lịch
giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương); nội dung tiếp theo được trình bày là vấn đề chung và
chương trình của lớp học cho suốt cả tuần.

2.4.1. Lồng ghép khía cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu vào thiết kế
các dự án quy hoạch đô thị: các công cụ mới và nghề mới
Bài trình bày đầu tiên với nội dung là các định hướng nghiên cứu lớn hiện nay ở Pháp về khía cạnh
thích ứng với biến đổi khí hậu cho thấy rõ tính chất đa ngành của những thách thức trong vấn đề này
và sự cần thiết phải huy động nhiều chuyên ngành nghiên cứu khác nhau. Từ kết quả thu được từ một
nghiên cứu lặp đi lặp lại dựa trên cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu quốc gia về tác động của biến đổi
khí hậu Pháp (ONERC), 24 dự án đã được lựa chọn để phân tích. ONERC thống kê các dự án nghiên
cứu đồng thực hiện với sự cộng tác của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Pháp hoặc các
cơ quan nghiên cứu. Một nghiên cứu tiên tiến cho phép sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau như lĩnh vực
được nghiên cứu, môi trường nghiên cứu và loại hình nghiên cứu được thực hiện.

[44] Nội dung các bài trình bày của Hypatia Nassopoulos, cũng như các phần minh họa sử dụng trong
lớp học và bản gỡ băng này có sự đóng góp của các chuyên gia Colombert (EIVP), Gantois (thành
phố Paris), Jacquet (Egis Concept), Jojo (EIVP), Leseur (CDC Climat), Mangeot (EIVP), Meunier (Egis
Concept) và Salagnac (CSTB). Nhóm dự án Adaptatio cũng xin được cám ơn Bộ Sinh thái và Phát triển
bền vững của Pháp đã hỗ trợ về mặt tài chính.

283



Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN

Các thông tin chủ chốt được lựa chọn bao gồm: “danh tính” của mỗi dự án (nhóm thực hiện, thời gian
nghiên cứu, cơ chế ngân sách, chương trình nghiên cứu, v.v.); mục tiêu và bối cảnh (mục tiêu của các
nghiên cứu được thực hiện, các định nghĩa được sử dụng hoặc gợi ý cho việc ứng phó với biến đổi khí
hậu, bất ổn khí hậu, v.v.); các thang độ và lĩnh vực (các cấp độ không gian phân tích, thời gian, nơi
chốn và địa điểm về địa lý, lĩnh vực phân tích, v.v.); phương pháp luận phù hợp (loại hình nghiên cứu
được thực hiện, phương pháp áp dụng, v.v); các kết quả thu được (phạm vi của các kết quả thu được,
các ứng dụng có thể có, hạn chế và khó khăn, v.v.).

[Hypatia Nassopoulos]
Dự án Adaptatio được Bộ Sinh thái và Phát triển bền vững Pháp hỗ trợ về tài chính. Mục tiêu của dự
án là sử dụng các công cụ mô hình hóa để tìm hiểu sự biến động trong mức tiêu thụ nước và năng
lượng của một dự án quy hoạch đô thị, đồng thời kết nối các tác nhân có liên quan trong lĩnh vực
quy hoạch đô thị, tạo điều kiện cho họ trao đổi thảo luận về việc lồng ghép biến đổi khí hậu khi tính
toán xây dựng dự án.
Khung 7

Mục tiêu dự án
- Phân tích các dự án nghiên cứu đang thực hiện hoặc đã hoàn thành, với sự tham gia của các nhóm chuyên gia
của Pháp, có liên quan tới tác động của biến đổi khí hậu ở đô thị: hiểu biết về hệ thống, mức độ dễ bị tổn thương
của hệ thống trước biến đổi khí hậu, quản lý tác động của biến đổi khí hậu, thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu.
- Tìm kiếm các ý tưởng và sáng kiến để lồng ghép các thông tin liên quan tới khía cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu
của môi trường đô thị và người sử dụng, hướng tới một mục tiêu mới về khí hậu.
- Môi trường xây dựng:
*... Đã được điều chỉnh cho phù hợp với khí hậu địa phương; sự thay đổi này không phải là một vấn đề không
được giới xây dựng biết đến, nhưng...
*Diễn biến của các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu diễn ra quá nhanh cũng là một thách thức mới.

- Khung phân tích cũng được thiết kế để xác định các thông tin hữu ích cho dự án ADAPTATIO: hiểu được khái niệm
thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, mức độ tham gia của từng tác nhân, phương pháp làm việc, mức độ
kết nối liên ngành của các phương pháp tiếp cận được sử dụng, v.v.

Các dữ liệu dưới đây tóm tắt lại các thông tin liên quan đến các bên tài trợ cho dự án, định nghĩa
về biến đổi khí hậu, các chủ đề và lĩnh vực được nghiên cứu, cấp độ phân tích về không gian và địa
phương, các phương pháp áp dụng và kết quả thu được.
24 dự án được lựa chọn đã được phân tích thông qua khung phân tích do ê-kíp của dự án phát
triển. Các dự án này được chia thành bốn nhóm:

284


Đô thị và những thách thức khí hậu
- Dự án liên quan chủ yếu đến việc “xác định đặc điểm và tìm hiểu về các hệ thống và môi
trường”. Đây là các dự án được thực hiện nhằm đưa ra được các dữ liệu khách quan liên quan
đến bối cảnh chung về môi trường và khí hậu, có ảnh hưởng tới cách thức đặt vấn đề về thích
ứng với biến đổi khí hậu;
- Dự án liên quan chủ yếu đến vấn đề “quản lý rủi ro, mức độ dễ bị tổn thương”. Các dự án này
tập trung vào từng hoàn cảnh cụ thể, với mục tiêu xác định cách thức hành động để thích ứng
với biến đổi khí hậu (nơi chốn, hoạt động) đồng thời hạn chế thiệt hại;
- Dự án liên quan chủ yếu đến “tác động của biến đổi khí hậu”. Đây là các dự án tập trung đánh
giá hậu quả của các diễn biến thay đổi thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu;
- Dự án liên quan chủ yếu đến “khía cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu”. Các dự án này tập trung
vào việc làm rõ khái niệm thích ứng.
Đâu là các mục tiêu được ghi rõ trong toàn bộ các dự án? Chúng ta sẽ xem xét từng dự án trong
mỗi nhóm.

Xác định đặc điểm và hiểu biết về các hệ thống và môi trường
- “Tiếp cận với các kịch bản khí hậu xây dựng cho từng vùng của Pháp để xác định tác động và

các biện pháp thích ứng của con người và môi trường (Donner accès aux scénarios climatiques
régionalisés français pour l’impact et l’adaptation de nos sociétés et environnements)” (viết tắt là
DRIAS). Mục tiêu của dựa án này là thực hiện việc mô hình hóa khí hậu với sự tham gia của các
nhà nghiên cứu của Pháp và xây dựng trang web cung cấp thông tin cho cộng đồng các nhà
nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án này nhằm mục tiêu xây dựng một cộng
đồng nghiên cứu để bổ sung thông tin cho những thông tin hiện có – hỗ trợ cho việc tìm hiểu
các kiến thức khoa học thông qua từ điển giải thích chi tiết các thuật ngữ.
- “Thông tin khí hậu địa phương vùng Địa Trung Hải đáp ứng nhu cầu người sử dụng (Climate
Local Information in the Mediterranean Region Responding to User Needs)” (CLIM-RUN). Mục tiêu
chính của dự án này là rút ngắn khoảng cách giữa phát triển khoa học với thực tế thông qua sự
hiện diện của các tác nhân chủ chốt trong các lĩnh vực du lịch, năng lượng và quản lý rừng. Cấp
độ tiếp cận trong dự án này là cấp độ tòa nhà và di sản.
-“Climate for Culture”. Dự án này tập hợp các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học chính xác
và khoa học xã hội. Mục tiêu đặt ra là kết nối các cộng đồng nghiên cứu và duy trì sự tương tác
kết nối này – dự án về di sản. Tuy nhiên, các thách thức ngắn hạn được chỉ ra cho thấy khó lồng
ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào trong các dự án – trong khi thích ứng với biến đổi khí hậu là
một thách thức dài hạn.
- “Huy động kiến thức liên ngành và kết nối các ngành khoa học về khí hậu, xã hội và chính trị
(Mobilisation des savoirs interdisciplinaires et interface entre sciences du climat, société et politique)”
(viết tắt là RAMONS). Dự án này thực hiện các phân tích gắn với thực địa – phương pháp tiếp cận
hành động hay còn gọi là Ground Theory. Dự án đã giúp phát triển được các công cụ giao tiếp
theo kiểu “các quãng nghỉ chiêm nghiệm” nhằm xây dựng mối liên hệ vững chắc giữa hai cộng

285


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
đồng. Giống như dự án “Climate for Culture”, rất khó để duy trì bền vững mối liên hệ này khi các
thách thức đặt ra đều là các thách thức dài hạn.
- “Các hình thái đô thị, phương thức nhà ở và khí hậu đô thị ở vùng vành đai đô thị thành phố

Toulouse (Formes urbaines, modes d’habitat et climat urbain dans le périurbain toulousain)” (viết tắt
là PERIURB Toulouse). Dự án này sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành và đa cấp độ để xem
xét mối liên hệ giữa tòa nhà được xây dựng, môi trường sống và khí hậu, tập trung chủ yếu vào
khu vực đô thị. Các tác nhân có liên quan cũng được truyền thông. Kết quả tìm hiểu về nhận
thức của mọi người về biến đổi khí hậu cho thấy cần phải có sự quan tâm trên diện rộng. Ngoài
ra, các cá nhân cũng có xu hướng đổ trách nhiệm về vấn đề biến đổi khí hậu cho cấp cao hơn.
- “Vai trò của thực vật trong sự phát triển đô thị bền vững – phương pháp tiếp cận theo các thách
thức gắn với ngành khí tượng, thủy văn, quản lý năng lượng và môi trường xung quanh (Rôle
du végétal dans le développement urbain durable - une approche par les enjeux liés à la climatologie,
l’hydrologie, la maîtrise de l’énergie et les ambiances)” (viết tắt là VegDUD). Dự án này tập trung vào
việc gặp gỡ các lãnh đạo địa phương có mong muốn phát triển các không gian xanh ở các khu
vực công cộng hoặc tư nhân.
- “Thích ứng về mặt nhận thức với biến đổi khí hậu (Adaptations cognitives aux changements
climatiques)” (viết tắt là ACOCLI). Dự án này tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề biến
đổi khí hậu. Đối tượng nghiên cứu của dự án là các nhóm dân cư khác nhau, được phỏng vấn
theo phương pháp phỏng vấn có định hướng về khái niệm thích ứng với biến đổi khí hậu.
-Adapt’TERR. Những người ra quyết sách có vai trò trung tâm; phương pháp tiếp cận ở đây ít
mang tính tâm lý hoặc nhân học hơn. Dự án này cho thấy thích ứng và giảm nhẹ liên quan đến
các cấp độ thời gian và không gian khác nhau. Các nhà quyết sách cho rằng có các giải pháp
chuẩn, trong khi để thích ứng với biến đổi khí hậu, cần thiết phải đưa ra các giải pháp đặc thù.

Quản lý rủi ro, mức độ dễ bị tổn thương
- “Mức độ dễ bị tổn thương của các hệ thống vùng bờ của một thành phố lớn ven biển Địa Trung
Hải (Vulnérabilité des systèmes littoraux d’une grande agglomération méditerranéenne)” (viết tắt là
VULIGAM). Dự án này quan tâm tới mức độ dễ bị tổn thương và thu nhập của các vùng ven
biển – tập trung nghiên cứu các cộng đồng bị tác động nhiều nhất. Dự án này chủ yếu dựa trên
các tài liệu quản lý đô thị địa phương, từ đó đánh giá nguy cơ ngập lụt. Dự án cũng tập trung
vào khía cạnh pháp lý để đánh giá trách nhiệm của các cấp khác nhau trước nguy cơ ngập lụt.
- “Biến đổi khí hậu địa phương và tác động của biến đổi khí hậu ở vùng Địa Trung Hải (Changement
climatique régional et impacts dans la région méditerranéenne)” (viết tắt là CIRCE). Đây là dự án

thuộc khu vực châu Âu và khu vực Địa Trung Hải, quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và
sự vận động về kinh tế xã hội như du lịch, năng lượng, di cư. Nhiều nghiên cứu thực địa được
thực hiện tại các thành phố Athènes, Beyrouth và Alexandria với sự giúp đỡ của cộng đồng địa
phương (ngư dân, nông dân, v.v.).
- “Hướng tới cung cấp các dịch vụ khí hậu cho ngành công nghiệp của Pháp (Vers des services
climatiques aux industries françaises)” (viết tắt là SECIF). Nghiên cứu này tập trung vào các doanh
nghiệp thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của họ đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Trọng tâm của

286


Đô thị và những thách thức khí hậu
dự án là thực hiện điều tra thăm dò đối với các doanh nghiệp và xây dựng chỉ số về mức độ dễ
bị tổn thương. Sau dự án SECIF, dự án INVULNERABLE đã thực hiện phân tích tác động của các
đợt lạnh lớn đối với ngành sản xuất năng lượng – nghiên cứu trường hợp được thực hiện với tập
đoàn Veolia. Mục tiêu của dự án là xác định mức độ bất ổn và hậu quả của nó trước các thông
tin khí hậu thời tiết.
- “Mức độ dễ bị tổn thương của các doanh nghiệp (Vulnérabilité des entreprises)” (viết tắt là
INVULNERABLE 2). Dự án này quan tâm tới các doanh nghiệp – GDF SUEZ, để tìm hiểu nhu
cầu về thông tin khí hậu từ phía doanh nghiệp. Đối tượng tập trung nghiên cứu là các doanh
nghiệp Pháp và cách tiếp cận của họ trong vấn đề liên quan tới mức độ dễ bị tổn thương và
nguy cơ trước biến đổi khí hậu.
-ECCLAIRA. Dự án này tập trung vào vấn đề quản lý rủi ro gắn với hệ thực vật và tính tới các quyết
định ở cấp địa phương. Dự án này cung cấp hướng dẫn về các hình thức dễ bị tổn thương
khác nhau.
- “Mức độ dễ bị ảnh hưởng của đô thị trong các đợt nắng nóng và chiến lược thích ứng
(Vulnérabilité urbaine aux épisodes caniculaires et stratégies d’adaptation)” (viết tắt là VURCA). Các
đợt nắng nóng ở đô thị tác động như thế nào đến sự tiện nghi về mặt kỹ thuật và năng lượng
của con người? Dự án này giúp xây dựng được các chỉ số về mức độ nghiêm trọng và mức độ
dễ bị ảnh hưởng trước các đợt nắng nóng. Lợi ích và hạn chế của mỗi giải pháp thích ứng với

nắng nóng cũng được đánh giá trong dự án này.

Tác động của biến đổi khí hậu
- “Chung sống với nguy cơ lở đất ở châu Âu: đánh giá nguy cơ, các tác động của biến đổi tổng thể
và các chiến lược quản lý rủi ro (Vivre avec le risque de glissement de terrain en Europe : l’évaluation,
les effets du changement global et les stratégies de gestion des risques)” (viết tắt là SAFELAND). Dự
án này nghiên cứu các cơ chế và nguy cơ liên quan đến hiện tượng lở đất.
- “Điều hòa không khí và khí hậu đô thị (Climatisation et climat urbain)” (viết tắt là CLIM 2). Mục tiêu
của dự án này là tìm hiểu các cách thức làm mát không khí tham gia như thế nào vào việc phát
tán các điểm nhiệt cao ở môi trường đô thị.
- “Đánh giá tác động của ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu tới sức khỏe (Air Pollution and
Climate Change Health Impact Assessment)” (viết tắt là ACHIA). Chất lượng không khí và ảnh
hưởng tới lĩnh vực y tế là trọng tâm của dự án quan trọng này – xem thêm nồng độ bụi mịn
trong không khí.

Thích ứng với biến đổi khí hậu
-AMICA. Các chiến lược phát triển được đề xuất theo tình hình mới về khí hậu, phối hợp các hành
động ngắn hạn và dài hạn, ở cấp độ địa phương và cấp độ vùng.
- “Mức độ dễ bị tổn thương và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở đô thị (Vulnérabilité
et résilience aux changements climatiques en milieu urbain)” (viết tắt là VuReCCUrbain). Dự án này

287


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
phối hợp nghiên cứu cả ba vấn đề giảm nhẹ, thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu để
xây dựng được các mối liên hệ về khái niệm, để từ đó đưa ra các định nghĩa.
- “Biến đổi khí hậu và vành đai xanh đô thị (Changement climatique et trames vertes urbaines : vers
une approche interdisciplinaire)” (viết tắt là CCTV). Đây là nghiên cứu liên ngành tập trung vào
nghiên cứu các chính sách đô thị và đa dạng sinh học thông qua việc sử dụng công cụ của hai

ngành địa lý và xã hội học. Mục tiêu của dự án là chứng minh rằng các chính sách quan tâm tới
đa dạng sinh học không phải là chính sách hạng hai và các chính sách đó phải được đặt trong
sự kết nối với các chính sách đô thị.
Có thể đưa ra nhận định gì từ kết quả phân tích 24 dự án nói trên?
Phần lớn các dự án chỉ dừng lại ở cấp độ đô thị. Một số dự án tập trung vào cấp độ khu phố, các
mạng lưới và hạ tầng ở phạm vi rất nhỏ là một con phố. Chúng tôi đã điểm qua các dự án về châu
Phi, châu Á và Trung Đông; có nhiều dự án về các thành phố của Pháp. Mục đích chính có lẽ là chỉ
giới hạn ở cấp độ đô thị.
Khung 8

Các nghiên cứu về địa điểm và môi trường


Địa điểm:
- Châu Phi (Ai Cập): CLIMATE FOR CULTURE
- Châu Á (Wenchuan): SAFELAND
- Trung Đông (Beyrouth): CIRCE
- Pháp (Nantes, Tours, Toulouse): ACCLIMAT, ACOCLI
- Paris: CCTV, CCTV2



Môi trường:
- Biển đảo: DRIAS, CIRCE
- Núi: DRIAS, ACOCLI
- Ven biển: VULIGAM, ACOCLI
- Rừng: CIRCE, SAFELAND

Trọng tâm dồn vào các hiện tượng cực đoan về nhiệt độ và lượng mưa. Nhu cầu của các doanh
nghiệp cũng được tính toán trên cơ sở mức biến động cực đoan, chứ ít tập trung vào các mức thay

đổi thông thường. Một số nghiên cứu chỉ tập trung vào hiện tượng biến đổi khí hậu nói chung,
không làm rõ các loại hình rủi ro/nguy cơ khác nhau.

288


Đô thị và những thách thức khí hậu
Khung 9

Các nghiên cứu về rủi ro/nguy cơ
- Nguy cơ liên quan tới nhiệt độ và lượng mưa bất thường: ACCLIMAT, SECIF, CIRCE
- Các hiện tượng rối loạn liên quan đến gió: DRIAS, CIRCE, CCTV
- Giảm lượng tuyết rơi: DRIAS, ACOCLI
- Tăng mực nước biển: VULIGAM, CIRCE
- Sạt lở đất: SAFELAND, CLIMATE FOR CULTURE
- Tăng nhiệt độ của nước: CIRCE, ACOCLI
- Cháy rừng: CLIM-RUN
- Nghiên cứu chung về biến đổi khí hậu: RAMONS, VuReCcUrbain

Nhìn chung, các phương pháp tiếp cận được sử dụng cho các dự án này bao gồm: phân tích, mô
hình hóa trên các cấp độ không gian và thời gian khác nhau, phỏng vấn. Ít nghiên cứu sử dụng
phương pháp thực nghiệm, ít dự án có tính đến đồng thời hai khía cạnh giảm nhẹ và thích ứng với
biến đổi khí hậu.
Nhiều dự án đều công nhận tầm quan trọng của người sử dụng, hoặc của những người có quyền
ra quyết định ở địa phương, trong việc đưa ra các quyết định chung với sự phân chia rõ ràng trách
nhiệm của các bên. Trong thực tiễn, thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn là một thách thức. Mối liên hệ
giữa nghiên cứu và thực tiễn những người làm về biến đổi khi hậu vẫn là mối quan tâm hàng đầu.
Chúng tôi nhận thấy khía cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu còn hiếm khi được định nghĩa. Trong
dự án CIRCE, những người tham gia đã đưa ra định nghĩa riêng của mình, một số khác thì không
đưa ra định nghĩa.


[Irène Salenson]
Ngân sách trung bình của một dự án là bao nhiêu?

[Hypatia Nassopoulos]
Đó chủ yếu là các dự án của Pháp, do Cơ quan Nghiên cứu quốc gia (ANR) cấp kinh phí.

289


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Bảng 33. Các dự án có liên quan tới khía cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu
Tổ chức tài trợ

Dự án

ANR

VEGDUD, SECIF, MUSCADE, VURCA, ACOCLI

Châu Âu

CIRCE, SAFENALD, CLIM-RUN, CLIMATE for CULTURE, AMICA

GICC

DRIAS, INVULNERABLE2, Adapt’TERR, ECCLAIRA

GIS Climat


RAMONS, CCTV, CCTV2, ACHIA

PIRVE

PeriUrbToulouse, VULIGAM, VuReCcUrbain

TP. Paris

EPICEA, CLIM2

STAE Toulouse

ACCLIMAT

Nguồn: tác giả.

Ngân sách trung bình nằm trong khoảng 500 000 - 800 000 euro hoặc lớn hơn nếu đó là dự án của
châu Âu. Dự án EU CIRCE là trường hợp ngoại lệ vì đây là dự án tập hợp khoảng 60 đối tác, với ngân
sách khoảng 10 triệu euro.

Học viên
Thích ứng với biến đổi khí hậu là khía cạnh quan trọng nhưng cũng cần phải nhấn mạnh tới khía
cạnh giảm nhẹ? Làm thế nào để tính tới hành vi của các cá nhân?

[Hypatia Nassopoulos]
Các dự án sử dụng phương pháp mô hình hóa cho rằng con người là “hoàn hảo” – tức là chẳng hạn
con người “phản ứng” tức thời với các giải pháp thích ứng được thử nghiệm bằng mô hình – nhưng
cũng cần phải hiểu được hành vi của các cá nhân, và tìm hiểu xem các hành vi đó ảnh hưởng thế
nào tới biến đổi khí hậu. Một việc ưu tiên cần làm là tập hợp tất cả các bên và cùng nhau đưa ra
một tầm nhìn chung.

Không có luật quy định riêng về thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng có các tài liệu mang tính chất
“pháp luật/pháp lý” hoặc các tài liệu “khung” có nhắc đến khía cạnh này. Trong số các dự án đã phân
tích, một số dự án có đề xuất phải ban hành một luật riêng về biến đổi khí hậu. Thích ứng không có
nghĩa là bỏ quên khía cạnh giảm nhẹ. Các dự án này đều nhắc đến vấn đề giảm phát thải.

290


Đô thị và những thách thức khí hậu

2.4.2. “Đô thị và biến đổi khí hậu” trong tranh luận quốc tế. Vai trò của
các mạng lưới đô thị
[Irène Salenson]
Bài trình bày của tôi xoay quanh bốn điểm: vai trò của Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi
khí hậu (GIEC); vai trò của Liên hiệp quốc và nghị định thư Kyoto; các hội nghị các bên về biến đổi
khí hậu (hội nghị COP); các thành phố trong những đàm phán về khí hậu.
Để mở đầu, tôi xin đưa ra một số dữ liệu để đo lường tốt hơn hiện tượng này.
Biểu đồ 48. Một vài số liệu về biến đổi khí hậu

CCNUCC : Thỏa thuận khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu.
Nguồn: tác giả.

Nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng phát thải khí nhà kính là hoạt động sản xuất điện từ
than phục vụ cho sinh hoạt cũng như cho sản xuất. Cũng xin lưu ý tới hoạt động sản xuất điện từ
dầu và lượng phát thải có nguồn gốc từ sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông. Và một
lượng phát thải lớn khác có nguồn gốc từ nạn phá rừng và việc canh tác trên các diện tích đất làm
giải phóng lượng khí các-bon vốn được hấp thu từ thảm thực vật.
Nhóm GIEC được thành lập năm 1988 bởi chương trình môi trường Liên hiệp quốc (LHQ). Nhiệm
vụ của GIEC là xây dựng dữ liệu về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu. Báo cáo của GIEC
được sử dụng làm tham khảo cho các đàm phán quốc tế – báo cáo lần thứ 5 của nhóm này được

công bố năm 2013.

291


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Khung 10

Báo cáo lần thứ 5 của GIEC
Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu:
- Giảm năng suất nông nghiệp;
- Thay đổi lượng nước có thể khai thác và chất lượng nguồn nước (nhiễm mặn, v.v.);
- Các vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương: các hiện tượng thời tiết cực đoan;
- Các hệ sinh thái trên đất liền và hệ sinh thái biển.
Khuyến cáo của GIEC: không để mức tăng nhiệt độ vượt quá 2°C > giảm phát thải
- Yếu tố số 4: giảm mức phát thải xuống còn ¼ từ nay đến năm 2050 (giảm từ 40% - 70%)
Phương tiện thực hiện: năng lượng có mức phát thải các-bon thấp (không dùng dầu mỏ, than đá, dùng năng lượng
tái tạo), hiệu quả năng lượng, tiết kiệm xoay vòng.
Đối với các đô thị: phương tiện giao thông ít phát thải (giao thông công cộng, giao thông mềm), mật độ, thành phố
nhỏ gọn tích hợp, hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà.

Nhiều công ước quốc tế đã ra đời xoay quanh vấn đề biến đổi khí hậu.
Năm 1992, tại Rio de Janeiro, Hội nghị khung LHQ về biến đổi khí hậu UNFCCC đưa ra ba nguyên
tắc lớn: tính chất chưa chắc chắn của hiện tượng biến đổi khí hậu không được làm trì hoãn hành
động – nguyên tắc phòng ngừa; trách nhiệm là chung nhưng mức độ có khác nhau – các nước
công nghiệp hóa gây ô nhiễm nhiều hơn các nước khác, thiết lập các quỹ quốc tế; quyền phát triển
kinh tế.
Nghị định thư Kyoto là một tiến trình quốc tế trong đó các nước cam kết đưa ra các con số cụ thể
về giảm phát thải – nghị định thư này được công bố năm 1997 và có hiệu lực năm 2005. 38 nước
công nghiệp phát triển nhất phải giảm 5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong giai đoạn

2008-2012. Mỹ không công bố cam kết của mình và cũng không ký nghị định thư Kyoto. Năm 2013,
các mục tiêu đề ra đã đạt được nhờ vào sáng kiến về thị trường các-bon, theo đó, các nước có mức
phát thải nhiều nhất có thể mua hạn ngạch và quyền thải khí của các nước có mức phát thải ít nhất
trong cùng một thời kỳ. Trung Quốc và Ấn Độ đã có mức tăng lên tới 30% lượng khí thải nhà kính.
Các cam kết đưa ra năm 2011 đặt mục tiêu giảm 20% lượng phát thải nhưng tiến trình phê chuẩn
vẫn chưa hoàn thành.
Hãy nhắc đến tiến trình đàm phán.

292


Đô thị và những thách thức khí hậu
Biểu đồ 49. Tiến trình đám phán về khí hậu

Nguồn: tác giả.

Hội nghị Bali 2007 là điểm xuất phát cho các cam kết cụ thể bằng con số cho năm 2012 và các năm
sau đó. Nhưng Hội nghị COP 15 tại Copenhagen lại bị coi là một thất bại: không một văn bản nào
được các bên tham gia bỏ phiếu đồng thuận – chỉ có một thỏa thuận được đưa ra giữa 26 nước
nhưng không được ký kết (!) Đề xuất thành lập các quỹ quốc tế đưa ra năm 2010 tại Cancun – Quỹ
xanh và Quỹ thích ứng – là đề xuất duy nhất được đưa ra nhưng hiện các nước vẫn còn tính toán
con số sụ thể và bắt đầu từ năm 2016 các nước đang phát triển sẽ có thể đề xuất xin hỗ trợ từ quỹ
này. Năm 2011, tại Durban, thỏa thuận về nguyên tắc đã được đưa ra với cam kết về một tiến trình
cắt giảm lượng phát thải với các con số cụ thể. Với hội nghị COP 21 tổ chức vào tháng 12 năm 2015,
các nước sẽ phải đưa ra các cam kết cụ thể có thể áp dụng được vào năm 2020.
Vậy các thành phố làm gì tại các lần đàm phán nói trên? Rất đáng tiếc là các thành phố không phải
là các bên ký kết trong công ước LHQ. Họ mong muốn vai trò và thẩm quyền của mình được thừa
nhận để có thể tham gia vào các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, trong khi bản thân họ bị
chỉ đích danh là các tác nhân có trách nhiệm chính trong vấn đề phát thải: mặc dù giới khoa học
vẫn còn đang tranh cãi về con số, có thể nói, 75% lượng phát thải là có nguồn gốc từ các đô thị. Các

thành phố sẵn sàng cam kết cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính. Cũng xin lưu ý là đôi khi những
cam kết đó cũng chỉ mang tính chất truyền thông: London từng thông báo cắt giảm 80% lượng
phát thải đến năm 2015.
Thỏa ước Mexico được ký kết năm 2010 giữa 138 thành phố và 43 nước. Vai trò và cam kết của các
thành phố đã được công nhận tại hội nghị Cancun. Hiện tại các thành phố công khai lên tiếng
khẳng định vai trò của mình.
Năm 2014, tại hội nghị thượng đỉnh LHQ tại New York, Tổng thư ký Ban Ki-Moon đã đề cử ông
Michael Bloomberg, cựu thị trưởng thành phố New York (2002-2013) làm cầu nối với các thành

293


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
phố. Nhân dịp này, liên minh các thị trưởng (Alliance of Mayors) cũng được thành lập: mạng lưới này
cho phép đưa ra các cam kết tự nguyện và phương pháp chung để đánh giá lượng phát thải – như
trường hợp sổ đánh giá các-bon (Carbon Registry).

[Charlotte Raymond]
Mục tiêu của buổi học này là giới thiệu các mạng lưới thành phố chính được thành lập xoay quanh
vấn đề khí hậu và các công cụ cần sử dụng để hỗ trợ cho các thành phố đó trong đàm phán tại hội
nghị COP 21.
Ngày nay, nhiều thành phố quan tâm đến các vấn đề khí hậu. Họ thấy cần phải có sự hiện diện trên
trường quốc tế trong vấn đề này và sử dụng khí hậu như là một kênh quảng bá. Nhờ vậy, nhiều tổ
chức quốc tế đã được hình thành để cung cấp cho các nước đang phát triển những trợ giúp cần
thiết về phương pháp cũng như tài chính. Các mạng lưới và sáng kiến quốc tế này cạnh tranh với
nhau và đưa ra nhiều phương pháp để triển khai thực hiện các dự án khí hậu. Tuy nhiên những
thách thức về mặt thể chế và chính trị cho thấy khí hậu là một thách thức chiến lược đối với các
mạng lưới này.
Dưới đây là ba mạng lưới đặc biệt quan trọng:
- Hội đồng quốc tế về các sáng kiến sinh thái địa phương (ICLEI). Đây mạng lưới có quy mô thế

giới tập hợp các vùng lãnh thổ có cam kết về các vấn đề khí hậu và phát triển đô thị bền vững:
Mỹ, các nước mới nổi, châu Á; 12 siêu đô thị, 900 khu đô thị và 84 nước. ICLEI đề xuất kết nối
đồng thời các thành phố và cơ quan về vấn đề khí hậu. Ngoài ra Hội đồng cũng có nhiệm vụ
đưa ra các công cụ phương pháp luận sử dụng cho việc xây dựng các chính sách khí hậu.
- Thỏa thuận của các thị trưởng (The Covenant of Mayors) là một mạng lưới cam kết của châu Âu
do Ủy ban châu Âu EC điều hành. Các bên tham gia ký cam kết giảm lượng phát thải trong giai
đoạn 1990-2010 và cắt giảm ít nhất 20% lượng CO2 từ nay đến năm 2020. Các đô thị thành viên
phải đưa ra thống kê về lượng phát thải, kế hoạch hành động vì năng lượng bền vững và báo
cáo thực hiện. 4 055 kế hoạch hành động đã được đệ trình, nhiều dự án thí điểm đã được triển
khai ở khu vực phía Bắc châu Phi và ngoài châu Âu.
- Asian Cities Climate Change Resilient Network Methodology (ACCRN). Đây là mạng lưới cam kết do
quỹ Rockefeller tài trợ. Mười thành phố sáng lập nằm ở các nước Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh và
Indonesia. Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu về chuyển đổi xã hội và môi trường hỗ trợ cho dự án
này, các thành phố tham gia bao gồm Bình Định, Cần Thơ và Đà Nẵng. Cơ quan Phát triển quốc
tế Hoa kỳ (USAID) là đối tác của mạng lưới này và đã tài trợ cho các khóa tập huấn dành cho các
nhà lãnh đạo địa phương, tổ chức tại Huế và Lào Cai.

294


Đô thị và những thách thức khí hậu
Bảng 34 thống kê một số trường hợp đối tác tài chính.
Bảng 34. Ví dụ về tài trợ cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu

Nguồn: tác giả.

Ngân sách của các mạng lưới này được sử dụng cho các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ở khu vực châu Á, mức độ dễ bị tổn thương thường ở mức cao, nên trọng tâm của các dự án được
đặt vào các biện pháp thích ứng cũng như các giải pháp để giải quyết tình trạng kém thích ứng với
biến đổi khí hậu.

Pháp là một trong số các nước duy nhất trên thế giới đưa ra các công cụ phương pháp luận về
chống hiện tượng nóng lên của trái đất ở cấp độ địa phương. Các kế hoạch khí hậu triển khai ở cấp
độ địa phương là bắt buộc đối với các đơn vị hành chính có từ 50 000 dân trở lên. 465 kế hoạch khí
hậu đã được xây dựng. Phương pháp này được sử dụng dưới hình thức dự án thí điểm ở một số nơi
khác trên thế giới như ở Nam Phi.
Mexico, Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Bra-xin và Ac-hen-ti-na là các nước mới nổi hiện chiếm 37%
tổng lượng phát thải toàn cầu. Hiện có 365 sáng kiến thành lập mạng lưới. Nỗ lực quốc tế trong
việc đồng hành cũng với các địa phương trong vấn đề khí hậu hiện chỉ tập trung vào một số nước
có lợi thế hơn về tài chính và hỗ trợ kỹ thuật so với các nước khác. Thực tế này cũng cho thấy các
thách thức mang tính chiến lược và chính trị phía sau viện trợ quốc tế về khí hậu: đó cũng là yếu

295


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
tố tham gia vào việc xác định vị trí của một số chủ thể quốc gia và quốc tế đối với các nước có tầm
ảnh hưởng về chính trị và đang phát triển về kinh tế.
Biểu đồ 50. Cam kết của các bên trong quá trình chuẩn bị hội nghị COP 21 (1)

Nguồn:

Biểu đồ 51. Cam kết của các bên trong quá trình chuẩn bị hội nghị COP 21 (2)

Nguồn:

296


Đô thị và những thách thức khí hậu
Để kết luận, tôi xin cung cấp một số kết quả thu được từ một cuộc điều tra diện rộng, được thực

hiện để chuẩn bị cho hội nghị COP 21. Cuộc điểu tra này được tổ chức vào tháng 6 năm 2015 với
tên gọi “Cuộc tranh luận công dân toàn cầu”.
Dự án chưa từng có này xuất phát từ công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu UNFCCC. Đây
là dự án do Quỹ Danish Board of Technology Foundation (DBT), Ủy ban Quốc gia về tranh luận công
chúng (CNDP) và tổ chức Missions publiques đồng tổ chức. 10 400 công dân đã tham gia vào
104 cuộc tranh luận trên 5 châu lục và 15 hòn đảo. Đây có thể nói là một hình ảnh trung thực về
nhận thức của thế giới đối với các vấn đề môi trường. (xem biểu đồ 50 và 51)

Ngày 2, thứ ba ngày 21 tháng 7
2.4.3. Dự án nghiên cứu Adaptatio
Adaptatio là dự án nghiên cứu do Bộ Sinh thái và Phát triển bền vững, Cộng hòa Pháp tài trợ. Mục tiêu
của dự án là đề xuất phương pháp luận tiên tiến về vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và quy hoạch
đô thị. Dự án tập trung vào hai nguồn tài nguyên chủ chốt là nước và năng lượng.

[Hypatia Nassopoulos]
Vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu có thể được lồng ghép như thế nào vào công tác quy hoạch
đô thị ở cấp độ khu phố? Dự án Adaptatio tập trung nhiều vào việc tìm hiểu các tác động của biến
đổi khí hậu vào một hoàn cảnh thực tế. Nghiên cứu này mặc định khu phố nghiên cứu không có sự
thay đổi gì trong khoảng thời gian 50 năm, để từ đó chứng minh cho các tác nhân chủ chốt của dự
án thấy một khu phố mà bản thân họ đã xác định có thể bị tác động như thế nào khi khí hậu thay
đổi. Một trong các vấn đề trung tâm của nghiên cứu này là đánh giá mức độ dễ bị tổn thương vật lý
và kinh tế của khu phố. Hai loại mô hình đã được sử dụng để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương về
vật lý: mô hình thứ nhất đánh giá ở cấp độ tòa nhà, để tính toán mức tiêu thụ năng lượng; mô hình
thứ hai đánh giá ở cấp độ khu phố, để tính toán mức tiêu thụ nước và nhu cầu điều hòa không khí
(sưởi và làm mát).
Môi trường đô thị rất phức tạp. Theo một báo cáo trước đây của GIEC, mức tăng nhiệt độ trong giai
đoạn 1980-1999 và 2080-2099 có thể vào khoảng 1 - 6,5 độ.

297



Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN

Biểu đồ 52. Đảo nhiệt ở đô thị

Nguồn:

Các đảo nhiệt có tác động lớn ở cấp độ thành phố. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa khí hậu, dân số và
các công trình xây dựng. Cần phải xây dựng tùy theo đặc điểm khí hậu để có thể đảm bảo điều kiện
thoải mái tối ưu về nhiệt độ cho người ở – khía cạnh khí hậu sinh học. Trên thực tế, sự phát triển
của các hoạt động đô thị dẫn đến tình trạng thay đổi của môi trường như nhiệt độ tăng, luồng trao
đổi khí tăng, giảm số ngày có lượng mưa tới, v.v. – xem thêm Các đợt nắng nóng năm 2003 ở Pháp.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế, các thành phố chịu trách nhiệm tới 67% lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính.
Trước tình hình này, có thể sử dụng hai loại giải pháp: thích ứng và giảm nhẹ. Hiện tại, các nỗ lực
vẫn đang tập trung vào giải pháp giảm nhẹ.
Giải pháp giảm nhẹ được áp dụng nhằm cắt giảm lượng phát thải, còn giải pháp thích ứng nhằm
giảm bớt tác động. Đây là hai giải pháp bổ sung cho nhau ở các cấp độ và lĩnh vực khác nhau như
quản lý rác thải, lập kế hoạch đô thị, giao thông, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng, v.v. Tuy nhiên,
tình hình chung vẫn là như sau: cơ sở hạ tầng có vòng đời dài và tỷ lệ thay thế các công trình xây
dựng vẫn còn thấp. Trong khi đó, để giải quyết các thách thức về thích ứng với biến đổi khí hậu lại
cần có một tầm nhìn dự báo dài hơi. Ví dụ một công trình hạ tầng xây dựng cho 50 năm tới sẽ phải
được thiết kế để lồng ghép ngay từ bây giờ khía cạnh thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong thực
tế, không có nhiều công cụ có thể sử dụng và nếu có thì chủ yếu để giải quyết vấn đề tiện nghi về
hạ tầng.

298


Đô thị và những thách thức khí hậu

Dự án Adaptatio được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề này. Việc lồng ghép mục tiêu thích ứng
với biến đổi khí hậu cũng cần phải tính tới khía cạnh “vận hành” thông qua việc huy động các bên
tham gia vào việc quan sát phân tích: các trưởng dự án, kỹ sư, kỹ thuật viên, v.v. Thách thức đặt ra là
phải tập hợp được những người có các năng lực và chuyên môn rất khác nhau để họ có cùng một
cách tiếp cận vấn đề.
Sơ đồ 28. Hệ sinh thái xã hội đô thị và biến đổi môi trường: trường hợp dự án
Adaptatio

Nguồn: Grimm et al. 2008.

-Một phương pháp luận mới và tiên tiến giúp cho các tác nhân chủ chốt có thể lồng ghép vấn
đề thích ứng với biến đổi khí hậu vào thiết kế các dự án cũng như đánh giá các kịch bản khác
nhau: mức tiêu thụ năng lượng và nước, mức độ tiện nghi, cũng như mức độ dễ bị tổn thương
về kinh tế kèm theo đó.
- Xem xét các giải pháp thích ứng nhằm giảm nhẹ mức độ dễ bị tổn thương về vật lý của các khu
phố cũng như mức độ dễ bị tổn thương về kinh tế.
- Tạo điều kiện trao đổi cho các nhà nghiên cứu và những người trực tiếp liên quan đến các dự án
quy hoạch. Liệu có cần “người trung gian” để kết nối giữa giới nghiên cứu và giới thực địa – xem
thêm Một nghề mới: nghề thiết kế dự án?
Bước đầu tiên của nghiên cứu này là tập hợp thông tin thực địa để thực hiện nghiên cứu trường
hợp đã lựa chọn (cấp độ dự án quy hoạch đô thị) và danh mục các nghiên cứu đã thực hiện ngay

299


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
từ đầu dự án về vấn đề liên quan tới thích ứng với biến đổi khí hậu, các thành phố, công cụ nghiên
cứu, v.v. Nghiên cứu văn liệu đã chỉ ra điều này: không có định nghĩa duy nhất về khái niệm thích
ứng với biến đổi khí hậu.
Khung 11


Công cụ và phương pháp tiếp cận: một số định nghĩa
* ”While mitigation policies address the causes of climate changes, adaptation measures are intended to help
populations to face the consequences of these changes. Adaptation consists in the adoption of policies and
practices in order to prepare populations to the effects of climate changes, by accepting the fact that from now on
it won’t be possible to completely avoid them”
United Nations
* ”Firstly, and importantly, we must reduce our greenhouse gas emissions (GHG) (i.e. take mitigation action) and
secondly we must take adaptation action to deal with the unavoidable impacts. ……‘adaptation action’,
‘adaptation strategy’, ‘adaptation measure’, ‘adaptation option’, ‘adaptation policy’, ‘adaptation effort’”
European Union
* ”Within this context, the objective of adaptation is to limit the negative aspects of impacts and to get the best from
potential positive aspects… Adaptation consists in reducing vulnerability regarding the effects of climate change
(or position ourselves in order to take advantage of its beneficial effects)…. Adaptation: adjustment of natural or
human systems against a changing environment; adaptation can be anticipated or reactive, public or private,
autonomous or planned”
National Adaptation to CC Strategy

Có thể rút ra từ các định nghĩa về khái niệm thích ứng với biến đổi khí hậu nhiều từ chủ chốt: đối
với LHQ, cần phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Đối với EU, cần phải cắt giảm lượng phát thải và
quản lý tác động của biến đổi khí hậu. Đối với Pháp, thích ứng với biến đổi khí hậu phải đi cùng với
giảm bớt mức độ tổn thương trước biến đổi khí hậu – xem thêm Kế hoạch năng lượng khí hậu của
địa phương.
Kế hoạch khí hậu của thành phố Paris được đưa ra vào năm 2007 và 2012. Thành phố Nice, miền
Nam nước Pháp, đưa ra bản kế hoạch của mình vào năm 2013. Ba bản kế hoạch này được nhắc
đến như là các điển hình về kế hoạch khí hậu địa phương. Trong lĩnh vực phòng chống lũ, nhiều kế
hoạch quản lý lũ cũng được nhắc tới. Tài liệu tham chiếu cũng được soạn thảo nhằm nhận diện tất
cả những người phải đối mặt với nguy cơ nắng nóng. Các kế hoạch này cũng đặc biệt quan tâm
tới việc đảm bảo mức độ tiện nghi về nhiệt độ và vai trò của thảm thực vật cũng như nguồn nước,
cũng như tới việc bảo vệ hệ động thực vật địa phương. Điểm cuối cùng là ba bản kế hoạch này

đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc chuyển giao kiến thức cho người dân để ứng phó với
nguy cơ/rủi ro. Tuy nhiên, mặc dù các địa phương đều rất quan tâm tới việc xác định các nguy cơ
cũng như sự biến động của các nguy cơ đó, trong lĩnh vực quản lý rủi ro/nguy cơ, ít có các nỗ lực
tương tự.

300


Đô thị và những thách thức khí hậu
Stéphane Lagrée
Quay trở lại định nghĩa về biến đổi khí hậu của EU và LHQ chẳng hạn, làm thế nào để có thể hình
dung các đối thoại sẽ có tại Hội nghị COP 21 tổ chức vào tháng 12 tới tại Paris?

[Hypatia Nassopoulos]
Đây là vấn đề về quản trị. Để có thể hành động ở cấp độ địa phương, thông điệp đưa ra cũng phải
thật rõ ràng ở cấp độ cao hơn. Hội nghị COP 21 có thể đóng góp vào đối thoại. Cần phải thảo luận
về “thích ứng” và “giảm nhẹ”.

Roland Mindene Mbella
Con người đóng vai trò chủ chốt trong cả chuỗi. Nhận thức về môi trường sinh thái của con người
được xây dựng như thế nào trong thực tế? Ngoài ra, đâu là mối liên hệ giữa mức độ dễ bị tổn
thương về vật lý và mức độ dễ bị tổn thương về kinh tế?

[Hypatia Nassopoulos]
Cần phải nghiên cứu về khía cạnh nhận thức của người dân – phương pháp tiếp cận từ trên xuống
dưới bottom-up. Các hiệp hội người tiêu dùng có thể đóng vai trò trung gian. Ở một thời điểm nhất
định, cần phải thông báo thiệt hại về kinh tế nếu xét trên mức độ dễ bị tổn thương – các ví dụ về
con số trong các nghiên cứu trường hợp.

[Irène Salenson]

Một số loại hành động có thể thực hiện ở cấp độ người dân:
-Mô hình kiểm soát, có thể mang tính răn đe hoặc mang tính khuyến khích: trường hợp cấm xe
ô tô đi lại trong thành phố Paris vào các thời điểm đỉnh điểm ô nhiễm;
- Hỗ trợ hoặc giảm thuế nếu người dân cải tạo nhà để thích nghi với biến đổi khí hậu, ví dụ như
lắp đặt pin mặt trời;
- Các chiến dịch truyền thông của chính phủ và các địa phương: tuyên truyền áp phích về quản
lý rác thải, phim tài liệu được tài trợ thực hiện để phát trên truyền hình, v.v.;
- Lồng ghép nội dung vào chương trình giảng dạy ở các trường học.

[Charlotte Raymond]
Hiện có dự án lồng ghép nội dung vào chương trình giảng dạy ở các trường học tại Đà Nẵng. Dự án
thí điểm đã được triển khai tại một quận của thành phố, giáo viên cũng được huy động tham gia
và được tập huấn về nội dung khí hậu trong các môn học mình phụ trách. Ví dụ ở trường tiểu học
là các môn địa lý, khoa học tự nhiên và khoa học, ở trường trung học cơ sở là các môn sinh học, địa
lý và giáo dục công dân.

301


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
[Hypatia Nassopoulos]
Trong nghiên cứu trường hợp về khu phố Tolbiac Chevaleret chúng tôi đã thực hiện, việc lựa chọn
địa điểm được thực hiện sau khi chúng tôi đã thực hiện một loạt phỏng vấn với những người chịu
trách nhiệm ở các dự án quy hoạch đô thị khác – các trưởng dự án với chuyên môn là kỹ thuật viên
hoặc những người đã từng trực tiếp thực hiện nhìn chung đều cho rằng biến đổi khí hậu là lĩnh vực
thuộc trách nhiệm của địa phương. Tuy nhiên, các hành động đã thực hiện được nhắc đến trong
phỏng vấn thường liên quan tới khía cạnh giảm nhẹ.
Thách thức lớn về kỹ thuật là khu phố này có đường tàu chạy qua. Giải pháp đưa ra là xây dựng một
tấm đan bằng bê tông để phủ đoạn đường sắt và xây dựng tiếp ở phía trên tấm đan phủ đó. Như
vậy, các tòa nhà được xây theo cách rất độc đáo là xây cả trên mặt đất và trên tấm đan phủ.

Hai mục tiêu chính của dự án là thiết lập một khu phố phức hợp, có cả nhà ở, cửa hàng, hoạt động
văn hóa và phát triển không gian xanh một cách đan xen. Nhiều bên liên quan đến các dự án này
như thành phố Paris, các nhà quản lý, kiến trúc sư điều phối và các chuyên gia nghiên cứu về môi
trường.
Ở Pháp, giấy chứng nhận được cấp tùy theo loại công trình (chứng nhận nhà ở, tòa nhà văn phòng)
và công năng của tòa nhà. Trong số các nội dung được ghi trong giấy chứng nhận, có nội dung
liên quan đến mức độ tiêu thụ năng lượng hợp lý và đảm bảo mức độ tiện nghi nào đó về nhiệt độ.
Ví dụ giấy chứng nhận Tòa nhà tiêu thụ năng lượng thấp (Bâtiment Basse Consommation - BBC) hoặc
chứng nhận Nhà ở và môi trường (Habitat et Environnement).
Qua phân tích của chúng tôi, đối với khu phố còn đang trong quá trình xây dựng, thông tin về khí
hậu sẵn có đã được tính toán đến trong thiết kế. Nguy cơ lớn đặt ra là việc phòng chống lũ lụt. Một
vấn đề quan trọng khác liên quan đến các nguy cơ về địa chất. Yếu tố cuối cùng nữa là sự có mặt
của các mạng lưới như mạng đường ống cấp nước sạch có thể uống ngay tại vòi hoặc mạng đường
ống nước thông thường, các kỹ thuật cần áp dụng để tiếp kiệm nguồn nước.
Ở cấp độ khu phố và tòa nhà, để mô hình hóa vấn đề thích ứng, cần phải có hình biểu diễn thực
tế của khu phố, nghiên cứu về sự thay đổi của các đặc điểm vật lý, dự tính sự thay đổi của khu phố
dưới điều kiện khí hậu khác với điều kiện khí hậu hiện tại, xác định sự vận hành của khu phố, đánh
giá chi phí. Đối với vấn đề chi phí, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chi phí/hiệu quả như tính
toán chi phí theo mục tiêu đặt ra về nhiệt độ và mức độ tiện nghi. Đối với đầu tư cho giải pháp thích
ứng: lượng tiêu thụ nước và năng lượng.
Cuối cùng, trong khuôn khổ nghiên cứu chung về khả năng cần phải có “trung gian” (chuyên gia
thiết kế dự án), phương pháp tiếp cận đã lựa chọn tập trung vào yếu tố con người, được gọi là
phương pháp Design Thinking. Phương pháp này xem xét đồng thời các khả năng về giải pháp
công nghệ và các ràng buộc về tài chính. Tất cả các bên đều được tham vấn. Ba bước thực hiện đã
được xác định theo Brown (2010), đó là cần thiết phải tìm hiểu nhu cầu, bước thiết lập và đổi mới,
các ứng dụng và thử nghiệm trong thời gian thực.

302



Đô thị và những thách thức khí hậu

Lớp được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nghiên cứu trường hợp của thành phố
Paris: phố Boucicaut quận 15 và phố Clichy-Batignolles quận 17. Tài liệu khung và các đặc điểm kỹ
thuật chính được phát cho học viên: lịch sử; quy mô dự án; đa dạng sinh học; mục tiêu chương trình;
bảo tồn di sản và các mục tiêu về môi trường và xã hội. Giới thiệu chi tiết của mỗi dự án cung cấp cho
học viên các thông tin về triển khai, quy hoạch, quản lý rác thải, đi lại, các rủi ro/nguy cơ đã được dự
tính, phương thức tài chính, nhãn môi trường và quản lý các vấn để năng lượng và nước. Hình ảnh
minh họa được cung cấp giúp học viên hình dung và phân tích bằng hình ảnh hai trường hợp dự án,
danh mục tài liệu tham khảo cung cấp đường link các trang web khác nhau.
Mỗi nhóm phải thực hiện phân tích dữ liệu dưới lăng kính của khía cạnh thích ứng với biến đổi khí
hậu, dựa trên phân tích của dự án Adaptatio. Hai nhóm được yêu cầu trình bày kết quả phân tích.

Ngày 3, thứ tư ngày 22 tháng 7
2.4.4. Đầu tư thế nào vào các dự án “khí hậu” ở các đô thị và
địa phương? Thách thức, phương pháp và công cụ của một cơ quan
tài trợ vốn
[Clémence Vidal de la Blache]
AFD thiết kế, tài trợ và theo dõi các dự án đô thị và khí hậu như thế nào?
Số lượng các dự án được AFD tài trợ và có “đồng lợi ích” khí hậu tăng mạnh. Tổng số vốn cam kết
lên tới gần 3 tỷ euro (2014). Như vậy, các dự án đô thị chiếm khoảng 50% tổng số vốn dành cho
khí hậu của AFD. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của các thành phố ước tính lên tới khoảng 1 000 tỷ trong
vòng 20 năm tới. Như vậy nhu cầu vượt quá rất nhiều năng lực tài chính của các cơ quan nhà nước.
AFD tài trợ đồng thời cho các dự án về giảm nhẹ, khuyến khích các con đường phát triển ít phát
thải hơn, và các dự án về thích ứng, giảm bớt mức độ dễ bị tổn thương của các đối tác trong dự án
để đối ứng phó với những tác động đã được khẳng định của biến đối khí hậu. Sợi chỉ xuyên suốt
trong chính sách của AFD là nếu biến đổi khí hậu không được tính đến trong các dự án thì không
bao giờ có phát triển bền vững.
Các tác nhân trong phát triển ý thức được rằng tài chính công không bao giờ đủ, và càng ngày
người ta càng nhắc nhiều đến cái mục tiêu mang tính “cải biến” (chẳng hạn đây là một trong các

tiêu chí quan trọng của Quỹ xanh mới thành lập): theo đó, đầu tư vào khí hậu phải mang tính đổi
mới, đột phá, để đồng hành cũng với những cải biến cho các nền kinh tế đang phát triển cũng như
các phương thức sản xuất đô thị, hướng tới hình thức phát triển bền vững hơn và mềm hơn trong
phát thải các-bon. Họ cũng phải tìm kiếm các tác động mang tính thị phạm hoặc “xúc tác”, tức là
các tác động tạo thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực bổ sung, đặc biệt là nguồn lực từ khu
vực tư nhân.

303


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN

Giảng viên và học viên thảo luận về các vấn đề liên quan đến khả năng chống chịu của đô thị và các
đặc điểm của một dự án “thành phố khí hậu”. Học viên cũng được yêu cầu sắp xếp các dự án đô thị
theo mức độ tác động (dự án nào ưu tiên mảng thích ứng, dự án nào ưu tiên mảng giảm nhẹ nhiều
hơn). Bài tập này giúp học viên nhắc lại các nội dung về phương pháp luận đã được trình bày ở hai
ngày học đầu.

Sơ đồ 29. Các dự án “Đô thị và khí hậu” của AFD

Nguồn: tác giả.

Đặc điểm của các dự án của AFD trong vấn đề “Đô thị và khí hậu” là gì?
- Cam kết về tài chính ở mức cao: AFD đã tài trợ cho hơn 100 dự án đô thị có đồng lợi ích về khí
hậu trên hơn 70 đô thị từ năm 2005.
- Hơn 4 tỷ euro cam kết trong giai đoạn 2010-2014, trong đó 20% dành cho các giải pháp thích
ứng, quản lý tổng thể nguồn nước và phòng chống các hiện tượng thời tiết cực đoan như đê
điều, thoát nước, phòng ngừa sớm.
- Đô thị là một đòn bẩy không thể thiếu và tầm quan trọng của đòn bẩy này sẽ còn lớn hơn nữa:
35% các cam kết về khí hậu trong giai đoạn này (và thậm chí lên tới 50% trong năm 2014).

- Ba lĩnh vực chính: giao thông đô thị, quy hoạch và hiệu quả năng lượng.
Trong khuôn khổ chiến lược “đô thị bền vững” của AFD (2014-2016), và trong mối liên hệ với chiến
lược khí hậu thông qua năm 2012, mục tiêu hành động của AFD với tư cách là một cơ quan tài trợ
có thể được cụ thể hóa theo ba mảng chính sau:

304


Đô thị và những thách thức khí hậu
- Đồng hành với cam kết khí hậu của các đô thị với các khoản tài trợ và hỗ trợ phù hợp với hơn
70 địa phương được nhận hỗ trợ từ năm 2005, phát triển các quan hệ đối tác và các nghiên cứu
để tìm kiếm các khả năng tài trợ cho các dự án khí hậu phù hợp với nhu cầu của các đô thị và
mang tính đổi mới, đột phá;
- Thuyết phục các đô thị hành động theo hướng mềm hóa như ủng hộ cho các ý kiến về tác
động khí hậu của các chính sách đô thị, tạo thuận lợi và đồng hành cùng với các chính sách
công của địa phương có dung hòa các thách thức về xã hội và môi trường;
- Kết nối các đô thị với những kinh nghiệm mang tính đột phá như phát huy các kinh nghiệm
của Pháp trong lĩnh vực phát triển đô thị bền vững: phát triển quan hệ đối tác với Cơ quan môi
trường và quản lý năng lượng (ADEME), Liên đoàn các cơ quan quản lý đô thị (FNAU), Cơ quan
đổi mới đô thị quốc gia (ANRU), hợp tác địa phương phi tập trung và kinh nghiệm hợp tác của
đối tác tư nhân, hỗ trợ cho các sáng kiến quốc tế (mạng lưới đô thị, Liên minh đô thị) nhằm kết
nối cung và cầu về đầu tư.
Chúng tôi tóm tắt trong phần dưới đây các công cụ tài chính của AFD kèm theo một số ví dụ minh
họa. (xem biểu đồ 53 & bảng 35)
Chúng ta cũng thấy có sự đa dạng rất lớn trong các dự án và công cụ tài chính triển khai, với mục
tiêu thích nghi với từng bối cảnh thể chế. Như vậy hỗ trợ của AFD cho một dự án đô thị có đồng lợi
ích về khí hậu có thể thực hiện trực tiếp thông qua một đối tác địa phương (chính quyền, cơ quan
nhà nước), qua Nhà nước, các quỹ của tỉnh / thành phố, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính chuyên
nghiệp. Các nghiên cứu trường hợp được giới thiệu dưới dây sẽ minh họa cho sự đa dạng trong
chính sách của AFD. (xem sơ đồ 30)

Biểu đồ 53. Các công cụ tài chính và loại hình dự án

Proparco (1)
Cho vay không bảo lãnh, không ưu đãi (2)
Cho vay không bảo lãnh, có ưu đãi (3)
Cho vay có bảo lãnh, có ưu đãi (4)
Tài trợ (5)

Nguồn: tác giả.

305


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Bảng 35. Hộp công cụ: lập kế hoạch thể chế như thế nào?

Nguồn: tác giả.

Sơ đồ 30. Kết hợp công cụ tài chính nào?

Nguồn: tác giả.

306


Đô thị và những thách thức khí hậu
Ví dụ thứ nhất là dự án tại Johannesburg, thủ đô kinh tế của Nam Phi.
Bản đồ 28. Trường hợp thành phố Johannesburg

Các khu vực ưu tiên

phát triển

Nguồn: tác giả.

Thách thức cần phải vượt qua của Nam Phi gần với các thách thức của Đông Nam Á hơn là so với
châu Phi. Bất bình đẳng xã hội tồn tại ở mức cao (nằm trong số các mức cao nhất thế giới) thể hiện
rõ trong quy hoạch không gian và địa lý của các thành phố Nam Phi. Đây là kết quả lịch sử đất nước
cũng như chế độ Apartheid để lại.
Ở Nam Phi, tăng trưởng đô thị vẫn đang ở mức cao, nhất là do tình trạng di cư từ nông thôn và di
cư quốc tế. Johannesburg là điểm đến của dân di cư đến từ khắp nơi trong khu vực (Zimbabwe,
Somalie, Congo, Nigeria). Tình trạng này dẫn đến việc gia tăng thái độ kỳ thị với người nước ngoài và
các hành vi bạo động chống người nước ngoài xảy ra ở Johannesburg trong những năm gần đây.
Các khu phố nghèo, bấp bênh tập trung ở vành đai thành phố – như trường hợp khu phố Soweto,
nằm cách quận trung tâm Central Business District (CBD) đến 60km và cả ở các khu vực trung tâm

307


×