Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Môn Học Kinh Tế Gia Đình Tại Trường Trung Học Tổng Hợp Kiểu Mẫu Thủ Đức Và Đại Học Sư Phạm Sài Gòn – Việt Nam (REPUBLIC OF VIETNAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.52 KB, 26 trang )

1

Môn Học
Kinh Tế Gia Đình
Tại
Trường Trung Học Tổng Hợp Kiểu Mẫu Thủ Đức

Đại Học Sư Phạm Sài Gòn – Việt Nam
(REPUBLIC OF VIETNAM)

(1965-1975)

Dương thị Kim Sơn & Huỳnh thị Bạch Tuyết
Tháng 8 năm 1969
Dương thị Kim Sơn
Tháng 12 năm 2012


2

MỤC LỤC
MÔN HỌC KINH TỀ GIA ĐÌNH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC
KIỂU MẪU THỦ ĐỨC TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
SAIGON, VIỆT NAM (REPUBLIC OF VIETNAM)
(1965-1975)
Lời Tựa của Giáo Sư Trần Văn Tấn, Khoa Trưởng Đại Học Sư
Phạm Saigon.
Kinh Tế Gia Đình là gì?
Sự Cần Thiết của Môn Kinh Tế Gia Đình ở Việt Nam.
Môn Kinh Tế Gia Đình trong Nền Giáo Dục ở Việt Nam.
Mục Đích của Môn Kinh Tế Gia Đình ở Bậc Trung Học.


Lập Trường và Sự Khác Biệt Giữa Chương Trình Kinh Tế Gia
Đình giảng Dạy ở Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và Chương Trình
Nữ Công Gia Chánh ở các Trường Trung Học Phổ Thông Toàn
Quốc.
VI. Chương Trình Kinh Tế Gia Đình Đệ Nhất Cấp và Đệ Nhị Cấp tại
Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức.
VII. Kết Luận.
I.
II.
III.
IV.
V.

MÔN HỌC KINH TẾ GIA ĐÌNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM SAIGON (REPUBLIC OF VIETNAM)
(1965-1975)
I.
II.

Các Khóa Tu Nghiệp Kinh Tế Gia Đình do Đaị Học Sư Phạm
Saigon trực tiếp tổ chức.
Khóa Huấn Luyện Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp Cấp Tốc
Môn Hướng Nghiệp: Doanh Thương, Kinh Tế Gia Đình, Công Kỹ
Nghệ (1971-1974).


3

III.


Môn Nhiệm Ý Kinh Tế Gia Đình Cho Nam Nữ Sinh Viên tại
Trường Đại Học Sư Phạm Saigon .


4

Môn Học Kinh Tế Gia Đình
tại Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức
trực thuộc Đại Học Sư Phạm Saigon, Việt Nam
(Republic of Vietnam)
1965-1975
Dương thị Kim Sơn & Huỳnh thị Bạch Tuyết

LỜI TỰA
CỦA GIÁO SƯ TRẦN VĂN TẤN
KHOA TRƯỞNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SAIGON
(về môn Kinh Tế Gia Đình và
hai quyền sách giáo khoa Kinh Tế Gia Đình lớp Đệ Thất, Đệ Lục)
Kinh Tế Gia Đình là một môn hướng nghiệp của chương trình hiện nay
đang được kiểm nghiệm tại Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và sẽ
được thực hiện tại các trường Trung Học Tổng Hợp trong tương lai.
Có những môn hướng nghiệp có thể được giảng dạy tại một số trường và
không được giảng dạy tại một số trường khác tùy đặc điểm của địa
phương và phương tiện của nhà trường; nhưng theo thiển ý của tôi, môn
Kinh Tế Gia Đình phải được giảng dạy tại mọi trường có nữ sinh theo
học để các nữ sinh có những kiến thức tổng quát về nhiệm vụ và nếp
sống của Phụ Nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội.
Các giáo sư Dương thị Kim Sơn và Huỳnh thị Bạch Tuyết là những giáo
sư đầu tiên được huấn luyện về môn Kinh Tế Gia Đình tại Hoa Kỳ
[Bachelor of Science in Education (1963) và Master of Science (1964)]

sau khi tốt nghiệp Ban Anh Văn và Ban Vạn Vật Đại Học Sư Phạm
Saigon năm 1961.Hưởng ứng sáng kiến thành lập trường Trung Học
Kiểu Mẫu Thủ Đức, các Cô là những người đầu tiên tham gia vào Ban


5

Giảng Huấn và soạn thảo chương trình môn Kinh Tế Gia Đình bậc
Trung Học.
Quyển sách mà tôi hân hạnh được viết lời tựa là kết quả của gần bốn
năm nghiên cứu và giảng dạy của các cô Dương thị Kim Sơn và Huỳnh
thị Bạch Tuyết tại trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức. Tôi tin chắc
rằng các quyển sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho các giáo sư và học
sinh trong toàn quốc và sẽ góp phần đáng kể vào việc thực hiện Chương
Trình Giáo Dục Tổng Hợp tại Việt Nam.
Saigon, tháng 8 năm 1969
Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Saigon
Giáo Sư Trần Văn Tấn
I. KINH TẾ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
Khi Kinh Tế Gia Đình được đề cập đến, người ta thường nghĩ đó là một
môn học chỉ có ngành nấu nướng và may cắt. Tuy nhiên theo nghĩa rộng
và chính xác, môn học Kinh Tế Gia Đình không những chỉ bao gồm hai
ngành này nhưng gồm nhiều khía cạnh về ngành học liên quan đến đời
sống trong nhà và trong gia đình.
Môn Kinh Tế Gia Đình được kết hợp bởi những kiến thức thâu nhập
được từ các cuộc nghiên cứu, từ các môn vật lý học, sinh vật học, xã hội
học, tâm lý học, môn mỹ thuật và áp dụng những kiến thức này để làm
đời sống gia đình và cá nhân được hoàn hảo.
Kinh Tế Gia Đình có thể được coi là một môn học thường ở bậc Trung
Học, một ban Chuyên Khoa ở bậc trung học Đệ Nhị Cấp và ở cấp Đại

Học môn Kinh Tế Gia Đình có những ngành chuyên biệt như Thực
Phẩm và Dinh Dưỡng, Quản Trị Ẩm Thực nơi công cộng, công sở, xí
nghiệp, bệnh viện; Quản Trị Nhà Cửa; Y Phục và Hàng Vải; Quản Lý
Trang Trí và Trưng Bày các tủ kính, tủ hàng ở các thương xá; Giáo Dục
Trẻ em, Đời sống gia đình; Đào Tạo Giáo Sư.


6

Ở bậc Trung Học Kinh Tế Gia Đình quan tâm đến những khía cạnh về
đời sống gia đình như:
 Sự liên hệ của những người trong gia đình và sự phát triển của trẻ
em.
 Sự tiêu thụ và những vấn đề tài chánh liên quan đến đời sống gia
đình và cá nhân.
 Nhu cầu dinh dưỡng và sự chọn lựa, cách cất trử, nấu nướng và
dùng các loại thực phẩm.
 Tổ chức đời sống gia đình trong việc sử dụng tài nguyên như tiền
bạc, năng lực và thời giờ.
 Các vấn đề về nhà cửa và các vật dụng, các bàn ghế dung trong nhà
 Mỹ thuật như một phần liên đới trong gia đình.
 Vẽ kiểu, chọn lựa, may ráp, giữ gìn áo quần, ý nghĩa tâm lý và xã
hội của sự ăn mặc.
 Các loại hàng vải để may áo quần và đồ dùng trong nhà.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
Gia đình, nền tảng căn bản của một quốc gia, phản ảnh sự hùng mạnh và
phát triển của một quốc gia. Chiến cuộc kéo dài ở Việt Nam đã làm tan
nát biết bao gia đình, tạo ra nhiều vấn đề, gây nhiều biến đổi về mặt xã
hội, kinh tế. Vì thế, vấn đề giáo dục gia đình giữ vai trò quan trọng trong
việc chấn chỉnh gia đình và kiến thiết quốc gia.

Hơn nữa, thanh thiếu niên Việt Nam cần có cơ hội để thâu thập và phát
triển những hành vi, cử chỉ tốt, hiểu biết và được chuẩn bị cho tuổi
trưởng thành, gánh vác trách nhiệm và đào tạo nên một đời sống gia đình
êm đẹp và hạnh phúc. Thêm vào đó, vai trò của một người đàn bà đã
thay đổi theo trào lưu tiến hóa của xã hội. Ngày nay, người đàn bà Việt
Nam không còn lẩn quẩn trong gia đình. Tình thế đất nước và tình trạng
xã hội đã đưa đẩy họ đóng ba vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài
xã hội: giữ việc nội trợ trong nhà, làm việc để góp phần vào ngân quỹ


7

gia đình và tham gia các công việc trong nhà một cách khéo léo hầu có
thì giờ đảm nhiệm ba vai trò trên. Hơn nữa, nạn khan hiếm nguời giúp
việc hiện nay, bắt buộc người con gái trong gia đình cần tập làm các
công việc nhà để chia sẻ việc nội trợ với mẹ và chị.
Sự tổ chức nhà ở và nhà bếp được sạch sẽ và an toàn sẽ giúp ta hoàn tất
việc nội trợ dễ dàng và nhanh chóng. Tiền bạc cũng như thì giờ và năng
lực sẽ làm cho đời sống gia đình sung túc hơn khi ta biết sử dụng khéo
léo những tài nguyên này. Biết chọn lựa và mua đồ dùng trong nhà tùy
theo nhu cầu cần thiết sẽ gíúp người nội trợ giữ ngân quỹ gia đình được
quân bình.
Chuẩn bị cho đời sống gia đình, lập ngân sách gia đình, săn sóc và
hướng dẫn trẻ con cần được dạy cho phái nữ lẫn phái nam sự cộng tác,
cùng chung hứng thú, sự hiểu biết và thiện chí, vợ chồng đồng chia sẻ
công việc, trách nhiệm trong gia đình rất cần thiết để làm cho đời sống
gia đình êm ấm và hạnh phúc.
Mặc dầu thực phẩm không thiếu hụt ở nước ta, dân Việt Nam không
thiếu thực phẩm để ăn nhưng họ thường thích ăn ngon miệng hơn là chú
trọng đến việc ăn cho bổ dưỡng. Am hiểu và thực hành những nguyên

tắc chọn lựa và mua thực phẩm, soạn thực đơn, nguyên tắc dinh dưỡng,
kỹ thuật nấu nướng thức ăn còn vẫn giữ đủ hương vị và dưỡng chất giúp
người nội trợ làm và dọn những bữa ăn ngon lành và bổ dưỡng. Sự ăn
uống trong gia đình phải đầy đủ vì thiếu ăn có thể đưa một dân tộc đến
chỗ suy yếu.
Căn cứ vào kết quả của thống kê dân số Việt Nam, ta nhận thấy tử số trẻ
em lên rất cao ở miền quê Việt Nam. Vấn đề này có thể giải quyết một
phần nào bằng sự phổ biến sâu rộng trong dân chúng cách sản phụ giữ
gìn sức khỏe cho mình và hài nhi trong thời kỳ thai nghén và sau khi
sinh nở. Bệnh sán lãi, đau mắt hột, bệnh sốt rét, lao phổi là những bệnh
dân quê thường mắc phải. Ta có thể giúp họ ngừa bệnh bằng cách
khuyên họ thực hành thường xuyên những phương thức vệ sinh căn bản.


8

III. MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH TRONG NỀN GIÁO DỤC Ở VIỆT
NAM.
Trong mười năm qua nhiều nước ở Á Đông như Nhật Bản, Phi Luật Tân,
Đài Loan, Thái Lan đã có một chương trình Kinh Tế Gia Đình khá đầy
đủ ở bậc Tiểu Học, Trung Học, Đại Học và các lớp Bình Dân, Tráng
Niên.
Ở Việt Nam chương trình Kinh Tế Gia Đình đã được thực hiện ở trường
Kỹ Thuật Phú Thọ, các trường Quốc Gia Sư Phạm Vĩnh Long, Qui
Nhơn, trường Chuyên Nghiệp bậc Tiểu Học như ở Gia Định, Tân Định
và vài khóa Tu Nghiệp. Các chương trình này rất đơn sơ, phần lớn thiên
về Nữ Công Gia Chánh và không gồm đủ các ngành.
Tuy nhiên chưa bao giờ một chương trình đầy đủ về môn Kinh Tế Gia
Đình được thực hiện ở các trường Đại Học, Trung Học, Tiểu Học và
Bình Dân ngoài môn thêu thùa ỏ bậc Tiểu Học, môn dưỡng nhi, may cắt

ở bậc Trung Học và các lớp Bình Dân Học Vụ.
Vào Hè 1967 một khóa Tu Nghiệp và Huấn Luyện môn Kinh Tế Gia
Đình Thứ Nhất đã được Nha Sư Phạm, Tu Nghiệp và trường Đại Học Sư
Phạm Saigon tổ chức để trình bày và giảng giải chương trình Kinh Tế
Gia Đình cấp Đệ Thất và Đệ Lục trong 5 tuần cho 50 giáo chức các
trường Trung Học Phổ Thông Công Lập toàn quốc.
Một khóa Tu Nghiệp môn Kinh Tế Gia Đình Thứ Hai do Nha Trung Học
và Đại Học Sư Phạm Saigon được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 9
năm 1969 cho các giáo chức Đệ Nhất Cấp môn Nữ Công Gia Chánh các
trường công lập trên toàn quốc.
Khóa Tu Nghiệp môn Kinh Tế Gia Đình Thứ Ba được tổ chức vào năm
1973.
Ta cũng phải công nhận ở Việt Nam chưa có một trường nào đào tạo
giáo sư Kinh Tế Gia Đình cũng như không có chuyên viên về bộ môn


9

Kinh Tế Gia Đình phục vụ tại Bộ Quốc Gia Giáo Dục để soạn thảo
chương trình ở bậc Tiểu và Trung Học ngoại trừ các giáo sư Kinh Tế Gia
Đình phục vụ tại trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và Đại Học Sư
Phạm Saigon.
IV. MỤC ĐÍCH CỦA MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở BẬC TRUNG
HỌC.
Phản ảnh sự hùng mạnh và phát triển của một quốc gia gia đình là nền
tảng căn bản của một quốc gia. Mục đích của môn học Kinh Tế Gia
Đình, một ngành học gồm kiến thức và thực dụng là giúp cá nhân phát
triển toàn diện nhờ sự giáo dục và củng cố gia đình qua:
1.
2.

3.
4.

5.

6.

7.

8.

Giáo dục cá nhân nhận thức tầm quan trọng của đời sống gia
đình ở Việt Nam.
Nhận thức được ảnh hưởng rộng lớn của gia đình trên sự phát
triển hoàn toàn của cá nhân.
Hoàn tất việc nội trợ để giúp gia đình được yên vui, người
trong gia đình toại ý.
Phát triển trí thông minh, óc tổ chức, sự khéo léo chân tay, óc
sáng kiến và tài giao thiệp cần thiết cho đời sống gia đình và cá
nhân.
Am hiểu những vấn đề tài chánh liên quan đến đời sống gia
đình và cá nhân, cách sử dụng thỏa đáng tiền bạc, thì giờ và
năng lực.
Nghiên cứu để tìm tòi những nhu cầu vẫn hằng thay đổi của cá
nhân, gia đình, xã hội và phương thức để thỏa đáng nhu cầu
này.
Thấu hiểu hạnh phúc, các trách nhiệm của đời sống hôn nhân,
vai trò của cha mẹ và nhu cầu được chuẩn bị để đảm nhiệm các
vai trò này.
Để ý thức được trách nhiệm của cá nhân gia đình cần tham gia

vào việc cải thiện đời sống trong khu xóm, cộng đồng.


10

9.

10.

11.
12.

Am hiểu và nhận định được giá trị của các nền văn hóa khác
nhau, lối sống khác nhau và phương cách làm việc, sống chung
với người chung quanh.
Chuẩn bị người học sinh một cách thiết thực để đảm nhiệm ba
vai trò của nữ giới: giữ việc nội trợ, làm việc giúp ngân quỹ gia
đình, tham gia công việc xã hội.
Hiểu biết, có một ý niệm về các nghề nghiệp liên quan đến
môn Kinh Tế Gia Đình.
Cung cấp một số kiến thức và khả năng căn bản cần thiết cho
học sinh nào muốn chọn một nghề liên quan đến môn Kinh Tế
Gia Đình sau này.

Những mục đích chính này được phối hợp và chia thành từng mục tiêu
đặc biệt trong việc dự trù và soạn thảo một chương trình Kinh Tế Gia
Đình bao quát và linh động để giảng dạy ở bậc Trung Học.
V. LẬP TRƯỜNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHƯƠNG TRÌNH
KINH TẾ GIA ĐÌNH GIẢNG DẠY Ở TRUNG HỌC KIỂU MẪU
THỦ ĐỨC VÀ CHƯƠNG TRÌNH NỮ CÔNG GIA CHÁNH Ở CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC
A. Lập Trường
1. Một cá nhân cần được nuôi nấng theo một đường lối nào để họ có
đủ khả năng suy nghĩ một cách đứng đắn, chín chắn và hợp lý, giải
quyết những vấn đề riêng tư của chính mình và sống hòa hợp với
mọi người chung quanh.
Chương trình Kinh Tế Gia Đình hữu hiệu là một chương trình
được soạn thảo để đáp ứng các nhu cầu của học sinh cũng như để
giúp học sinh có thể tự giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải
trong gia đình và ngoài xã hội.


11

2. Chương trình Kinh Tế Gia Đình nên được khởi đầu bằng những
học tập căn bản, giản dị, thích hợp với khả năng, hứng thú của học
sinh đi lần đến những học tập khó khăn hơn. Hơn nữa, những học
tập này cần được thiết thực và có thể áp dụng để giải quyết những
vấn đề gia đình, xã hội hầu đào tạo học sinh thành những người
nội trợ đảm đang, tháo vát có thể thỏa mãn những nhu cầu của đời
sống hằng ngày. Như vậy ta mới mong đạt đến những kết quả cụ
thể để chứng minh sự hữu hiệu của chương trình Kinh Tế Gia
Đình.
3. Chương trình Kinh Tế Gia Đình bao quát có tầm quan trọng ngang
với các môn học phổ thông khác, cần được đề nghị áp dụng ở suốt
bậc Trung Học để dạy cho học sinh những kiến thức phổ thông
cần thiết trong đời sống hằng ngày trong gia đình và xã hội.
B. Sự khác biệt giữa chương trình kinh tế gia đình giảng dạy ở
Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và chương trình Nữ Công Gia
Chánh ở các trường trung học phổ thông toàn quốc

Ở các trường trung học phổ thông môn Nữ Công Gia Chánh gồm
các phần May Cắt, Thêu Thùa, Nấu Nướng, Dưỡng Nhi được dạy
mỗi tuần 1 giờ.
Chương trình Kinh Tế Gia Đình cho nữ sinh ở trường Trung Học
Kiểu Mẫu Thủ Đức được dạy 3 giờ mỗi tuần, môn học bắt buộc ở
Đệ Nhất Cấp (Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ) và là môn nhiệm
ý ở Đệ Nhị Cấp (Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất). Chương trình soạn
thảo gồm bảy ngành thường có trong một chương trình Kinh Tế
Gia Đình đầy đủ:
1. Thực Phẩm và Dinh Dưỡng.
2. Sức khỏe, sự an toàn và cách săn sóc bệnh nhân tại gia.
3. Săn sóc và hướng dẫn trẻ con.
4. Sự liên hệ giữa cá nhân và gia đình.


12

5. Cách tổ chức nhà cửa và quản trị gia đình.
6. Vấn đề nhà cửa, vật dụng và cách trang trí.
7. Vấn đề áo quần, hàng vải và cách may cắt.
VI. CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC KIỂU MẪU THỦ ĐỨC
Ở bậc Trung Học môn Kinh Tế Gia Đình có tính cách thực dụng và
hướng nghiệp, bổ túc cho những khiếm khuyết của nền Trung Học hiện
tại trong việc giáo dục phụ nữ. Chương trình Kinh Tế Gia Đình căn bản
hiện nay đang dược áp dụng và kiểm nghiệm tại trường Trung Học Kiểu
Mẫu Thủ Đức gồm có:
I. ĐỆ NHẤT CẤP
Đệ Thất (Lớp Sáu):
I.

Thực Phẩm và Dinh Dưỡng I.
II. Giữ gìn thân thể khỏe mạnh và sửa soạn con người được tề
chỉnh.
III. Sự phát triển một đời sống gia đình êm đẹp qua sự chia sẻ
trách nhiệm trong gia đình.
IV. Yêu thích và săn sóc trẻ con.
V. Hàng vải và kỹ thuật may cắt I.
Đệ Lục (Lớp Bảy):
I.
Thực Phẩm và Dinh Dưỡng II.
II. Sử dụng khéo léo thì giờ, tiền bạc và năng lực.
III. Trở thành một thiếu nữ khả ái.
IV. Hình dáng bên ngoài và sửa soạn con người được tề chỉnh.
V. Hàng vải, cách gìn giữ áo quần, kỹ thuật may cắt II.
Đệ Ngũ (Lớp Tám):
I.
Thực Phẩm và Dinh Dưỡng III.
II. Các em học sinh và gia đình các em.


13

III.

Sức khỏe, săn sóc cá nhân, bệnh nhân, người già nua trong
gia đình.
IV. Vấn đề y phục của người thiếu nữ và kỹ thuật may cắt III.
V. Công việc giặt ủi.
Đệ Tứ (Lớp Chín):
I.

Mỹ thuật trong đời sống hằng ngày.
II. Vấn đề nhà cửa, bàn ghế và vật dụng trong nhà.
III. Sự phát triển của trẻ con và cách săn sóc trẻ em.
IV. Y phục trẻ em và kỹ thuật may cắt I.
II. ĐỆ NHỊ CẤP
Đệ Tam (Lớp Mười):
I.

Ngân Quỹ Gia Đình
1. Yếu tố ảnh hưởng đến mức sống của đời sống gia đình.
2. Phương cách gia đình và cá nhân sử dụng lợi tức; vấn đề
tài chánh của cá nhân và gia đình.
3. Phương cách làm lợi tức gia đình thêm dồi dào, ngân quỹ
gia đình bớt thâm thủng, cách tiết kiệm tiền bạc.
4. Cách quản trị ngân quỹ gia đình, các loại bảo hiểm, vấn đề
thuế má ảnh hưởng đến ngân quỹ gia đình.

II.

Vấn Đề Mua Bán Nhu Yếu Phẩm
1. Vai trò người tiêu thụ, phương cách giúp người tiêu thụ
khỏi bị lầm lẫn khi mua bán.
2. Các lối quảng cáo đáng tin cậy hoặc lừa bịp. Tầm quan
trọng của việc dùng tài liệu về các điều cần biết khi mua
đồ dùng thông thường.
3. Cách mua bán (thực phẩm, áo quần, dụng cụ…). Sự lựa
chọn món đồ tuỳ theo túi tiền, nếp sống gia đình, nhu cầu,
ước vọng; sự khéo léo cá nhân và của những người trong
gia đình.



14

4. Sự phát minh và thay đổi mau chóng về các dụng cụ, đồ
dùng trong nhà.
III.

Hoạch định, Điều Khiển và Quản Trị Gia Đình
1. Hoạch định và sắp đặt nhà bếp, buồng tắm, phòng ngủ,
nguyên tắc tổ chức nhà bếp.
2. Cách trông nom nhà cửa, trách nhiệm trong công việc
hằng ngày.
3. Cách dự trù nơi cất chứa, nguyên tắc lưu trữ vật dụng
trong nhà.

IV. Bảo Tồn Thuần Phong Mỹ Tục và Kỹ Thuật May Cắt Cao
Cấp I
1. Sự bảo tồn thuần phong mỹ tục.
2. Quan trọng của hình dáng bên ngoài: chăm sóc làn da, vài
vấn đề về da; chọn màu sắc, đường nét, kiểu y phục thích
hợp với cá nhân.
3. Thực tập may cắt: áo bà ba, quần gài nút, áo dài.
Đệ Nhị (Lớp Mười Một):
I.

Chuẩn Bị Đời Sống Hôn Nhân
1. Mục đích và giá trị của hôn nhân.
2. Tầm quan trọng của việc chọn lựa người bạn đời, yếu tố
tạo nên hạnh phúc gia đình.
3. Thòi kỳ tìm hiểu và đính hôn; những vấn đề người đính

hôn phải quyết định.
4. Phong tục và luật lệ cưới hỏi; lễ cưới.
5. Thích ứng cần thiết cho đời sống hôn nhân và gia đình; vài
vấn đề đôi vợ chồng mới cưới gặp phải (cãi vã, đối xử với
gia đình bên chồng, bên vợ).
6. Đặc tính gia đình có hạnh phúc.
7. Chuẩn bị làm cha mẹ; trách nhiệm.
8. Vấn đề ly dị.


15

II.

Chuẩn Bị Làm Mẹ
1. Thời kỳ thai nghén, dấu hiệu, đi khám thai; sự thụ thai.
2. Chuẩn bị đón tiếp bé sơ sinh, phương diện tình cảm của
những người trong gia đình; áo quần, vật dụng của người
mẹ.
3. Vấn đề sức khỏe của người mẹ khi mang thai. Sức khỏe,
sự ăn uống, ảnh hưởng của người mẹ đến bào thai, cách
thực phẩm chuyển từ người mẹ sang nuôi dưỡng bào thai;
hoạt động cần thiết; vệ sinh tổng quát khi thai nghén.
4. Sự tăng trưởng của bào thai; sự sinh nở.
5. Săn sóc sản phụ sau khi sanh. Vệ sinh cần thiết cho người
sản phụ, cách cho trẻ bú (sữa mẹ hay sữa bình), cách giữ
gìn nhũ hoa.
6. Kế hoạch hóa gia đình.

III.


Thực Phẩm và Dinh Dưỡng Cao Cấp I
Vấn Đề Thực Phẩm trong gia đình:
1. Cách làm và dọn một bữa cơm bổ dưỡng trong gia đình.
2. Nguyên tắc:
- Giữ chất dinh dưỡng trong khi rửa và nấu;
- thức ăn tiện lợi: đồ hộp, thực phẩm khô;
- so sánh giá tiền các món thực phẩm;
- lối nấu ăn riêng biệt của mỗi gia đình;
- cách sử dụng đúng phương pháp và giữ gìn dụng
cụ.
3. Cách để dành thực phẩm: phương pháp; tiêu chuẩn của
món thực phẩm để dành.
- Thức ăn của những người trong gia đình: trẻ sơ sinh,
trẻ con, thanh thiếu niên, đôi vợ chồng, gia đình đông
con, người ốm đau.
4. Thực Tập Nấu Nướng.

IV. Kỹ Thuật May Cắt Cao Cấp II
Đan, may cắt áo, nón, vớ trẻ sơ sinh.


16

Đệ Nhất (Lớp Mười Hai):
I.

Vấn Đề Nhà Cửa Trong Đời Sống Gia Đình và Cộng Đồng
1. Tầm quan trọng của nhà cửa: ảnh hưởng của nhà cửa đến
đời sống gia đình; yếu tố cần quan tâm khi chọn một ngôi

nhà; vài vấn đề thông thường về nhà cửa; chọn lựa khu
xóm; cách tậu nhà; quan niệm mới đây về nhà cửa.
2. Ngôi nhà có dự trù xây cất khéo: đặc tính, công dụng, giá
cả các loại vật liệu xây cất; cách sửa lại ngôi nhà cho đẹp
và đủ tiện nghi.
3. Vấn đề nhà cửa ở thôn quê, ngoại ô, thành thị đông đúc.

II.

Người Thanh Thiếu Niên Trong Cộng Đồng
1. Nền móng gia đình vững chắc gíúp cộng đồng thêm hùng
mạnh; sức khỏe; mối liên hệ trong gia đình; bổn phận
người hàng xóm, người công dân tốt.
2. Phương cách cải tiến khu xóm và cộng đồng, sự yên tĩnh
của khu xóm, cách giải quyết vấn nạn, súc vật, sự yên tĩnh
của khu xóm.
3. Phục vụ khu xóm và cộng đồng:
a. Đặc tính thanh thiếu niên phục vụ thôn xóm, khu
xóm và cộng đồng: hy sinh, không nề hà công việc,
tinh thần hợp tác, nhiều sáng kiến, có óc tổ chức.
b. Công việc thanh thiếu niên có thể làm:
- cải tiến đời sống gia đình, nhà cửa; khuyến khích
và cung cấp tài liệu, báo chí, vấn đề điện nước,
giải trí, dự trù và cung cấp nhu yếu phẩm;
- cải tiến khu xóm, cộng đồng: tìm hiểu nhu cầu của
cộng đồng, làm đẹp và sạch sẽ nơi công cộng;
- tổ chức buổi giải trí và vui chơi cho con em dịp
Trung Thu, Tết;
- tham gia chương trình cứu thương, cứu trợ, giúp
bệnh viện (phát thơ, báo, viết thơ, đánh máy…)



17

- tham gia công việc bầu cử, phòng vệ dân sự, phát
triển khả năng lãnh đạo, tổ chức Hướng Đạo, đoàn
Thiện Nguyện, Thiện Chí, Hội Đoàn; tình bằng
hữu và liên lạc tốt đẹp với mọi người; cách làm
Quỹ hội đoàn thêm dồi dào.
4. Phép xã giao trong đời sống cộng đồng:
a. Cách thăm viếng, đáp lễ trường hợp cưới hỏi, sinh
đẻ, đau ốm, tai nạn, rủi ro, tang chế.
b. Cách viết thiệp, thơ chúc mừng, chia buồn, thiệp báo
tin v.v…
III. Thực Phẩm và Dinh Dưỡng Cao Cấp II
Vấn đề thực phẩm trong các buổi tiệc, bữa ăn đặc biệt:
1. Tầm quan trọng của sự tiếp khách; ý nghĩa của sự tiếp
khách, trách nhiệm của mỗi người trong gia đình khi đi dự
tiệc và khi tiếp khách.
2. Vài phương cách tiếp đãi khách:
a. Các buổi tiệc long trọng:
- phân loại: ăn trưa, ăn tối, tiệc trà, reception;
- cách dọn tiệc; cách đặt bàn, sắp bảng tên;
- món ăn thích hợp cho mỗi buổi tiệc;
- danh sách khách , thiệp mời;
- sắp chỗ ngồi cho khách, các tiếp đón khách;
- y phục thích hợp trong buổi tiệc.
b. Các buổi tiệc thân mật:
- phân loại: cơm tối, cơm trưa, ăn picnic, tiệc cho
trẻ con;

- đặt bàn;
- món ăn thích hợp;
- cách dọn món ăn;
- cách tiếp đãi khách lứa tuổi khác nhau;
- phân công nấu các món ăn;
- sửa soạn các trò chơi thích hợp.
c. Sự cộng tác của người trong gia đình khi tiếp đãi
khách.


18

3. Các món ăn đặc biệt:
a. dọn cỗ, đám giỗ;
b. món ăn đặc biệt từng địa phương;
c. món ăn ngày Tết, Trung Thu, Noel, Mồng 5 tháng 5,
Rằm tháng 7 v…v..;
d. món ăn ngoại quốc.
4. Thực phẩm dự trữ cho khi có tai biến, khẩn cấp.
IV. Kỹ Thuật và May Cắt Cao Cấp III
Áo chemise, quần tây.
V.

Nghề nghiệp và Nữ Giới
1. Nghề nghiệp nữ giới có thể đảm nhiệm.
2. Khả năng, tư cách cần thiết cho nghề nghiệp.
3. Phương cách tìm việc, làm việc đứng đắn để khỏi mất chỗ
làm.

CHÚ THÍCH:

 Trong hiện tại môn Kinh Tế GiaĐình chỉ thực hiện được với tính
cách môn Nhiệm Ý 3 giờ mỗi tuần cho Đệ Nhị Cấp (lớp 10, 11, 12).
 Trong tương lai khi có đầy đủ ban Giảng Huấn môn này sẽ được
giảng dạy với tính cách một môn chuyên nghiệp gọi là BAN E với
số giờ học Kinh Tế Gia Đình là 9 giờ mỗi tuần cho cấp 10, 11 và
12.
 Ban Kinh Tế Gia Đình theo lời yêu cầu của Nam Sinh cũng có ý
định bàn cùng Ban Giám Đốc Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và
trình Hội Đồng Khoa Đại Học Sư Phạm Saigon việc cho Nam Sinh
dự một vài lớp Kinh Tế Gia Đình hoặc lập vài lớp Kinh Tế Gia
Đình riêng cho Nam Sinh.

VI. KẾT LUẬN
Như vậy môn Kinh Tế Gia Đình chính là gạch nối quan trọng giữa ba
yếu tố: Gia Đình, Học Đường và Xã Hội. Nữ sinh Việt Nam cần được


19

huấn luyện để có thể góp phần duy trì những cái hay, cái đẹp của gia
đình Đông Phương, những giá trị căn bản của nền tảng gia đình Việt
Nam đồng thời thích nghi với những thay đổi, những thử thách của xã
hội mới cũng như những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật hầu phục vụ gia
đình, xã hội hữu hiệu hơn.
Vì có tính cách thực dụng, môn Kinh Tế Gia Đình không thể chỉ được
giảng dạy với tính cách truyền thụ kiến thức thiếu áp dụng thực hành;
cũng không thể chỉ hoàn toàn huấn luyện những tài khéo léo về nữ công
gia chánh. Các em nữ sinh cần được hướng dẫn trên căn bản con người
toàn diện gồm cả những khía cạnh kiến thức, đức tính, thái độ, tài khéo
léo – không thể chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào mà lãng quên những

khía cạnh khác – sau đó, các em nữ sinh cần được học một cách cụ thể.
Những dụng cụ thính thị, đồ biểu, hình ảnh, dụng cụ may cắt, nấu nướng
cần phải được sử dụng. Các em cũng cần được hướng dẫn, thực tập, học
hỏi bất cứ khi nào thuận tiện trong mọi môi trường sinh hoạt: ở nhà, ở
trường hay trong khi giao tiếp với mọi người.
Một vấn đề lớn trong việc giảng dạy môn Kinh Tế Gia Đình thường
được nêu ra là học đường Việt Nam hiện tại còn quá thiếu thốn về
phương tiện. Nếu có những dụng cụ và những tiện nghi khác càng hay,
nếu không, giáo sư và học sinh vẫn có thể tự chế lấy những học cụ và sử
dụng những vật dụng sẵn có trên thị truờng. Tuy nhiên, các em cũng cần
được huấn luyện, tập sử dụng những tiện nghi tối tân để áp dụng khi
thuận tiện.
Khi soạn thảo tài liệu để giảng dạy môn Kinh Tế Gia Đình tại trường
Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức chúng tôi căn cứ trên nếp sống gia đình,
văn hóa, xã hội Việt Nam và kinh nghiệm kiểm nghiệm trong những
năm giảng dạy và thảo luận với nữ sinh tại trường Trung Học Kiểu Mẫu
Thủ Đức.
Sách báo tiếng Việt quá thu hẹp trong phạm vi nữ công gia chánh. Sách
vở, báo chí, tài liệu ngoại ngữ của Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Ý, Đức Quốc,
Nhật, Đài Loan, v.v… và những năm được huấn luyện và tốt nghiệp từ


20

Đại Học ở Hoa Kỳ và Anh Quốc đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc
thu thập những tinh hoa của xứ người hầu đem lại những cải tiến cần
thiết.
Dù là tham khảo tài liệu ngoại quốc, được huấn luyện ở hải ngoại nhưng
chúng tôi rất lưu tâm soạn thảo bàì vở theo nếp sống gia đình và văn hóa,
xã hội Việt Nam áp dụng những căn bản triết lý, định hướng của nền

Giáo Dục Trung Học Tổng Hợp Việt Nam với tính cách:
nhân bản: tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người toàn diện
về đức, trí, thể, tình cảm, thẩm mỹ và thực hành;
dân tộc: dựa trên tinh thần gia đình, quốc gia trong những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, sửa soạn một nếp sống và
một lối sống dân chủ trong tinh thần xã hội Việt Nam và nhất là
trong tinh thần đoàn kết, cộng đồng, trách nhiệm và trật tự;
khai phóng: tôn trọng, đào tạo tinh thần khoa học, đón nhận
những chân giá trị của các nền văn hóa và văn minh thế giới, nới
rộng kiến thức phổ thông thực tiển, phát triển tài khéo léo căn
bản hằng ngày.
Chúng tôi hy vọng rằng chương trình Kinh Tế Gia Đình giảng dạy ở
trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức trực thuộc Đại Học Sư Phạm
Saigon này sẽ giúp ích cho các thiếu nữ và phụ nữ trong việc trau dồi
bản thân, xây dựng gia đình và quê hương Việt Nam.
Saigon, tháng 8 năm 1969
Dương thị Kim Sơn, B.Sc in ED, M.S.
Huỳnh thị Bạch Tuyết, B.Sc in ED, M.S.


21

MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH
TAỊ ĐAỊ HỌC SƯ PHẠM SAIGON, VIỆT NAM
(REPUBLIC OF VIET NAM)
(1965-1975)
Dương thị Kim Sơn
Trong khi còn học ở Ohio University, Athens, USA, chúng tôi Dương thị
Kim Sơn và Huỳnh thị Bạch Tuyết có gặp Ông Bà GS Lê Văn & Bảo
Xuyến sang tham quan và làm công việc nghiên cứu Giáo Dục Trung

Học Tổng Hợp tại Ohio University trong vài tháng. Giáo sư Lê Văn, Phó
Khoa Trưởng Đaị Học Sư Phạm Saigon có đưa ra yêu cầu chúng tôi khi
xong Master’s Degree, trở về Việt Nam tham gia vào Ban Giảng Huấn ở
Đại Học Sư Phạm Saigon.
Tốt nghiệp vào Hè 1964, về nước và vào tháng Giêng 1965 chúng tôi
được bổ nhiệm về Đại Học Sư Phạm Saigon. Chúng tôi được GS Khoa
Trưởng Trần Văn Tấn giao phó công việc soạn thảo Chương trình Kinh
Tế Gia Đình cho Bậc Đệ Nhất Cấp và Đệ Nhị Cấp Trường Trung Học
Tổng Hợp Kiểu Mẫu Thủ Đức trong khi đó Trường chưa thành hình.
Tháng Tư 1965 GS Dương Thiệu Tống và Ông Nguyễn Huy Du được bổ
nhiệm về Đaị Học Sư Phạm Saigon để chuẩn bị công việc mở Trường
Trung Học Tổng Hợp Kiểu Mẫu Thủ Đức, tổ chức thi tuyển học sinh.
Đến ngày 10 tháng 11 năm 1965 Trường Trung HọcTổng Hợp Kiểu Mẫu
Thủ Đức tọa lạc tại khu Đại Học Thủ Đức mới chính thức khai giảng
năm học đầu tiên.
Trong khi giảng dạy các lớp Kinh Tế Gia Đình ở Trung Học Kiểu Mẫu
Thủ Đức trong niên học chúng tôi cũng có tổ chức những khóa Tu
Nghiệp Kinh Tế Gia Đình vào Mùa Hè ở Đại Học S ư Phạm Saigon.


22

Sau khi soạn thảo, giảng dạy, kiểm nghiệm chương trình Kinh Tế Gia
Đình trong 7 năm cho các lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Nhất (sau này được
gọi là từ Lớp Sáu đến lớp Mười Hai), vào năm 1971 chúng tôi được
thuyên chuyển hẳn về Đại Học Sư Phạm Saigon để tham gia vào việc
giảng dạy trong:
1. Khóa Huấn Luyện Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp Cấp Tốc do
nhu cầu cấp thiết cần phải có giáo sư các môn Hướng Nghiệp cho
15 trường Trung Học Tổng Hợp (1972-1975).

2. Các lớp Nhiệm ý cho Nữ và Nam sinh viên các Ban Văn Chương
và Ban Khoa Học Đại Học Sư Phạm Saigon vì GS Khoa Trưởng
Trần Văn Tấn nhận thấy môn Kinh Tế Gia Đình rất ích lợi và cần
thiết cho các giáo sư tương lai (1972-1975).

I. CÁC KHÓA TU NGHIỆP KINH TẾ GIA ĐÌNH (1967-1973)
Trong thời gian 1967 đến 1973 môn Kinh Tế Gia Đình đã được nhắc
nhở đến nhiều ở Nha Trung Học Bộ Giáo Dục và ở các trường Trung
Học Phổ Thông các Vùng 1, Vùng 2, Vùng 3 và Vùng 4 được chọn lựa
và sẽ được đổi thành Trường Trung Học Tổng Hợp. Giáo viên lúc đó
đều toàn là Giáo viên Nữ Công Gia Chánh. Họ không thể nào phụ trách
môn Kinh Tế Gia Đình nếu không được huấn luyện về môn học mới
này.
Vì có nhu cầu khẩn cấp và để chuẩn bị cho việc giảng dạy môn học mới
Kinh Tế Gia Đình ở các trường này, Nha Trung Học & Tu Nghiệp Bộ
Gíáo Dục và trường Đại Học Sư Phạm Saigon cùng liên kết mở ra các
Khóa Tu Nghiệp Kinh Tế Gia Đình trong mùa Hè cho các giáo viên Đệ
Nhất Cấp các trường Phổ Thông Công Lập Toàn Quốc về thụ huấn
chương trình Kinh Tế Gia Đình mới ở Saigon..


23

Mỗi khóa có khoảng 50 giáo viên về học tập Chương Trình Kinh Tế Gia
Đình, phương pháp giảng dạy, cách làm dụng cụ thính thị và thực tập
cách giảng dạy trong 5 tuần lễ.
Giảng viên là hai giáo sư giảng dạy môn Kinh Tế Gia Đình ở trường
Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức trực thuộc Đại Học Sư Phạm Saigon. Họ
vừa làm công tác giảng dạy ở Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và cùng
làm công tác huấn luyện giáo viên Kinh Tế Gia Đình ở trường Đại Học

Sư Phạm Saigon.
Các khóa Tu Nghiệp Kinh Tế Gia Đình được Đại Học Sư Phạm Saigon
trực tiếp phụ trách tổ chức là:
Khóa Tu Nghiệp Kinh Tế Gia Đình I :
Hè 1967
Khoá Tu Nghiệp Kinh Tế Gia Đình II:
Hè 1969
Khóa Tu Nghiệp Kinh Tế Gia Đình III:
Hè 1973
Hai quyển sách Giáo Khoa Kinh Tế Gia Đình (Đệ Thất, Đệ Lục), các
tài liệu về Phương Pháp Giảng Dạy, Các Loại Dụng Cụ Thính Thị và
Cách Sử Dụng, Cách Kiểm Điểm/Lượng Giá Sự Học Vấn của Học Sinh
được phân phát cho dự tập viên dể làm tài liệu.
II. KHÓA HUẤN LUYỆN GIÁO SƯ TRUNG HỌC ĐỆ NHẤT
CẤP CẤP TỐC
Chiếu theo:
- Nghị Định số 2346-GD/TTHBD/HV/ND ngày 10-12-1971 ban hành
Chương Trình Trung Học Tổng Hợp Đệ Nhất Cấp;
- Nghị Định Số 5770 GD/TTH/HV/NĐ, ngày 22 tháng 6 năm 1972 tại
Saigon do Ông Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh ký; trong
Điều I ban hành Chương Trình Trung Học Tổng Hợp Đệ Nhị Cấp đính
hậu để áp dụng tại các trường Trung Học Tổng Hợp trên toàn quốc.


24

Hầu để giải quyết nhu cầu cấp thiết cần phải có Giáo Sư các môn Hướng
Nghiệp như Doanh Thuơng, Kinh Tế Gia Đình, Công Kỹ Nghệ cho 15
trường Trung Học Tổng Hợp mới và đang trên đà phát triển, trường
Đại Học Sư Phạm Saigon thiết lập Ngành Huấn Luyện Giáo Sư

Trung Học Đệ Nhất Cấp Cấp Tốc đào tạo giáo sư giảng dạy các môn
hướng nghiệp này.
1.

Giám Đốc Khóa Huấn Luyện Giáo Sư Đệ Nhất Cấp Môn
Hướng Nghiệp: GS Phan Thanh Hoài.

2.

Khóa Huấn Luyện thứ Nhất (1970-73)
Chỉ có Môn Doanh Thương.
Khóa Huấn Luyện thứ Hai (1971-1974) gồm có 3 môn:
Doanh Thương, Kinh Tế Gia Đình, Công Kỹ Nghệ.

3. Ngày Thi Tuyển:
1971
Ngày Thi Tốt Nghiệp:
14/11/1971
Ngày Lãnh Văn Bằng Tốt Nghiệp:
3/1/1975
4. Quá Trình Huấn Luyện gồm 3 giai đoạn:
-

-

Giai đoạn 1 (1971-1972):
Học nguyên l năm tại Đại Học Sư Phạm Saigon.
Giai đoạn 2 (1972-1973):
Sinh Viên tập sự tại một trường Trung Học Tổng Hợp
và học tiếp khóa Hè tại Đaị Học Sư Phạm Saigon.

Giai đoạn 3 (1973-1974):
Sinh Viên tập sự tại trường Trung Học Tổng Hợp, hoàn
tất khóa Hè 3 tháng và thi Tốt Nghiệp.

5. Sỉ Số Sinh Viên Khóa 2:
Doanh Thương:
Kinh Tế Gia Đình

63
20
21


25

-

Công Kỹ Nghệ

22

Trong số 63 sinh viên Khóa 2, số học sinh tốt nghiệp Trung Học
Kiểu Mẫu Thủ Đức được tuyển vào Ban Doanh Thương (1/20),
Kinh Tế Gia Đình (14/21), Công Kỹ Nghệ (12/22).
6.Mười lăm (15) trường Trung Học Phổ Thông được chọn là trường
Trung Học Tổng Hợp trong 4 Vùng là:
- Vùng 1: Trung Học Gia Hội (Huế), TH Trần Quốc Tuấn
(Quảng Ngãi).
- Vùng 2: TH Tuy Hòa.
- Vùng 3: TH Nguyễn An Ninh (Saigon), TH Sương Nguyệt

Anh (Saigon), Quốc Gia Nghĩa Tử (Saigon), TH Quận 8
(Saigon), TH MạcĐỉnh Chi (Saigon), TH Dĩ An (Biên Hòa),
TH Hóc Môn.
- Vùng 4: TH Phan Thanh Giản (Cần Thơ), TH Nguyễn
Đình Chiểu (Mỹ Tho), TH Nguyễn Trung Trực (Kiên
Giang/Rạch Giá), TH Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên), TH
Kiến Hòa (Bến Tre).
Sau khi tốt nghiệp các tân giáo sư Đệ Nhất Cấp Môn Hướng Nghiệp
được bổ nhiệm về các truờng Trung Học Tổng Hợp nêu trên.
III. MÔN NHIỆM Ý KINH TẾ GIA ĐÌNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM SAIGON (1973-1974)
Qua sự thành công của bảy năm giảng dạy, kiểm nghiệm chương trình
Kinh Tế Gia Đình cho nữ học sinh Đệ Nhất Cấp và Đệ Nhị Cấp Trung
Học Kiểu Mẫu Thủ Đức và nhận thấy Môn Học Kinh Tế Gia Đình bổ
ích, cần thiết cho các giáo sư trong tương lai, vào năm 1973 Giáo Sư
Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Saigon Trần Văn Tấn đã lập ra những
lớp Nhiệm Ý Kinh Tế Gia Đình cho các Nữ và Nam sinh viên các ban
Văn Chương và ban Khoa Học của trường Đại Học Sư Phạm Saigon.


×