Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Xây dựng bộ giải pháp bán hàng trực tuyến có CSDL đám mây cho khách hàng sử dụng điện thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Xây dựng bộ giải pháp bán hàng
trực tuyến có CSDL đám mây cho
khách hàng sử dụng điện thoại
Ngành
Niên khoá
Lớp
Sinh viên thực hiện

: Công nghệ thông tin
: 2009 – 2013
: DH09DT
: 09130071
Bùi Minh Quốc

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Xây dựng bộ giải pháp bán hàng
trực tuyến có CSDL đám mây cho


khách hàng sử dụng điện thoại
Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Phạm Công Thiện

Bùi Minh Quốc

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2013


CÔNG TRÌNH HOÀN TẤT TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Công Thiện

Cán bộ phản biện: ThS. Nguyễn Thị Tú Mi

Luận văn cử nhân được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN CỬ NHÂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM ngày 16 tháng 09 năm 2013

I


Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trƣờng ĐH NÔNG LÂM TpHCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CỬ NHÂN
Họ tên sinh viên: BÙI MINH QUỐC
Ngày tháng năm sinh: 30/07/1991
Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

Phái: Nam
Nơi sinh: Thuận Hải
Ngành: Công nghệ thông tin

I. TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng bộ giải pháp bán hàng trực tuyến có CSDL đám mây
cho khách hàng sử dụng điện thoại
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Tìm hiểu về điện toán đám mây
Chọn ra một hạ tầng điện toán đám mây để triển khai các dịch vụ server phục
vụ cho giải pháp bán hàng trực tuyến.
Xây dựng giải pháp hạ tầng hỗ trợ lập trình Web Application cho thiết bị di
động trên điện toán đám mây kể trên.
Xây dựng một giải pháp bán hàng trực tuyến để làm ví dụ cho sức mạnh của hạ
tầng. Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động để có thể thực hiện các thao tác mua,
bán, giao dịch.
Tìm kiếm hoặc phát triển thư viện Tăng cường thưc tại ảo (Augmented Reality)
cho phép dùng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin sản phẩm thông qua camera
của thiết bị đó.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/02/2013
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 27/08/2013
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Công Thiện
Ngày / /
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Ngày / /
CHỦ NHIỆM CHUYÊN NGÀNH

II

Ngày / /
KHOA CNTT


LỜI CẢM TẠ
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Công
Thiện đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa
Công nghệ thông tin đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em
những kiến thức quý báu trong những năm vừa qua.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi
và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý
và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Bùi Minh Quốc

III


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công Nghệ Thông Tin
ASEAN Association of SouthEast Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
TMĐT Thương Mại Điện Tử
CC

Cloud Computing
Điện toán đám mây

IaaS

Infrastructure as a Service
Dịch vụ hạ tầng

PaaS

Platform as a Service
Dịch vụ nền tảng

SaaS

Software as a Service
Dịch vụ phần mềm

AR

Augmented Reality
Tăng cường thực tại ảo

EC2

Amazon Elastic Compute Cloud

Dịch vụ điện toán của Amazon

IV


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Điện toán đám mây ............................................................................... 5
Hình 2: Mô hình ĐTĐM.................................................................................... 9
Hình 3: Cấu trúc ĐTĐM.................................................................................... 9
Hình 4: Cách thức hoạt động của ĐTĐM ........................................................ 11
Hình 5: Mô hình dịch vụ ĐTĐM ..................................................................... 12
Hình 6: Màn hình Amazon EC2 ...................................................................... 19
Hình 7: Màn hình khởi tạo thể hiện ................................................................. 19
Hình 8: Màn hình chọn AMI ........................................................................... 20
Hình 9: Màn hình nhập thông tin số lượng và kiểu của thể hiện....................... 20
Hình 10: Màn hình chọn kiến trúc của thể hiện................................................ 21
Hình 11: Màn hình cấu hình thiết bị lưu trữ ..................................................... 22
Hình 12: Màn hình nhập các tag của thể hiện .................................................. 22
Hình 13: Màn hình khởi tạo key pair ............................................................... 23
Hình 14: Màn hình cấu hình firewall ............................................................... 24
Hình 15: Màn hình tổng quan của thể hiện ...................................................... 24
Hình 16: Màn hình sử dụng của thể hiện ......................................................... 25
Hình 17: Màn hình chính của Amazon RDS .................................................... 26
Hình 18: Màn hình chọn hệ cơ sở dữ liệu ........................................................ 26
Hình 19: Màn hình cấu hình sản phẩm cơ sở dữ liệu ....................................... 27
Hình 20: Màn hình thiết lập hệ cơ sở dữ liệu ................................................... 27
Hình 21: Màn hình cấu hình cơ sở dữ liệu sử dụng .......................................... 28
Hình 22: Màn hình thiết lập sao lưu cơ sở dữ liệu............................................ 28
Hình 23: Màn hình tổng quan hệ cơ sở dữ liệu ................................................ 29

Hình 24: Màn hinh sử dụng hệ cơ sở dữ liệu ................................................... 29
Hình 25: Kiến trúc Android ............................................................................. 32
Hình 26: Vòng đời của Activity ....................................................................... 38
Hình 27: Ứng dụng AR vào đời sống .............................................................. 40

V


Hình 28: Ví dụ AR Browser ............................................................................ 42
Hình 29: Ví dụ Marker .................................................................................... 42
Hình 30: Ứng dụng AGirl ................................................................................ 43
Hình 31: Số lượng người dùng Wikitude ......................................................... 44
Hình 32: Wikitude chạy trên nhiều nền tảng .................................................... 45
Hình 33: Ứng dụng tìm kiếm thông tin ............................................................ 45
Hình 34: Ứng dụng đánh giá sản phẩm ............................................................ 46
Hình 35: Các ứng dụng trò chơi dùng công nghệ AR....................................... 46
Hình 36: Ứng dụng thiết kế kiến trúc............................................................... 47
Hình 37: Kiến trúc Wikitude ........................................................................... 48
Hình 38: Wikitude ARchitect API ................................................................... 49
Hình 39: Màn hình chương trình AMV ........................................................... 50
Hình 40: Cấu hình thư viện wikitude ............................................................... 52
Hình 41: Sửa lỗi khi thêm thư viện wikitude ................................................... 53
Hình 42: Sơ đồ use case chung ........................................................................ 57
Hình 43: Sơ đồ usecase khách hàng ................................................................. 64
Hình 44: Sơ đồ usecase nhà bán lẻ................................................................... 65
Hình 45: Sơ đồ ERD ứng dụng ........................................................................ 69
Hình 46: Sơ đồ lớp ứng dụng........................................................................... 76
Hình 47: Khách hàng đăng ký ......................................................................... 81
Hình 48: Nhà bán lẻ đăng ký ........................................................................... 81
Hình 49: Đăng nhập hệ thống .......................................................................... 82

Hình 50: Khách hàng cập nhật tài khoản ......................................................... 82
Hình 51: Nhà bán lẻ cập nhật tài khoản ........................................................... 83
Hình 52: Đăng xuất khỏi hệ thống ................................................................... 83
Hình 53: Liệt kê sản phẩm ............................................................................... 84
Hình 54: Liệt kê thông tin sản phẩm ................................................................ 84
Hình 55: Mua sản phẩm .................................................................................. 85
Hình 56: Cập nhật số lượng mặt hàng trong giỏ hàng ...................................... 86
Hình 57: Xóa giỏ hàng .................................................................................... 86
VI


Hình 58: Khách hàng liệt kê hóa đơn ............................................................... 87
Hình 59: Nhà bán lẻ liệt kê hóa đơn ................................................................ 87
Hình 60: Khách hàng liệt kê thông tin hóa đơn ................................................ 88
Hình 61: Nhà bán lẻ liệt kê thông tin hóa đơn .................................................. 88
Hình 62: Khách hàng xác nhận hóa đơn .......................................................... 89
Hình 63: Nhà bán lẻ xác nhận hóa đơn ............................................................ 89
Hình 64: Đặt hàng sản phẩm ........................................................................... 90
Hình 65: Liệt kê sản phẩm của nhà bán lẻ ....................................................... 91
Hình 66: Liệt kê thông tin mặt hàng ................................................................ 91
Hình 67:Cập nhật thông tin mặt hàng .............................................................. 92
Hình 68: Liệt kê danh sách mặt hàng hệ thống ................................................ 92
Hình 69: Liệt kê thông tin mặt hàng ................................................................ 93
Hình 70: Thêm mặt hàng ................................................................................. 93
Hình 71: Liệt loại sản phẩm............................................................................. 94
Hình 72: Liệt kê thông tin sản phẩm ................................................................ 94
Hình 73: Tạo sản phẩm.................................................................................... 95
Hình 74: Liệt kê khuyến mãi ........................................................................... 95
Hình 75: Liệt kê thông tin khuyến mãi ............................................................ 96
Hình 76: Cập nhật khuyến mãi ........................................................................ 96

Hình 77: Liệt kê sản phẩm ............................................................................... 97
Hình 78: Nhập thông tin khuyến mãi ............................................................... 97
Hình 79: Tạo khuyến mãi ................................................................................ 98
Hình 80: Mô hình kiến trúc hệ thống triển khai ............................................... 99
Hình 81: Màn hình đăng nhập ....................................................................... 103
Hình 82: Màn hình đăng ký ........................................................................... 103
Hình 83: Màn hình tài khoản ......................................................................... 104
Hình 84: Màn hình menu ............................................................................... 104
Hình 85: Màn hình danh sách sản phẩm ........................................................ 105
Hình 86: Màn hình sản phẩm tiếp theo .......................................................... 105
Hình 87: Màn hình thông tin sản phẩm .......................................................... 106
VII


Hình 88: Màn hình nhập giá sản phẩm .......................................................... 106
Hình 89: Màn hình loại sản phẩm .................................................................. 106
Hình 90: Màn hình tạo sản phẩm ................................................................... 107
Hình 91: Màn hình danh sách khuyến mãi ..................................................... 107
Hình 92: Màn hình thông tin khuyến mãi ...................................................... 108
Hình 93: Màn hình sản phẩm thêm khuyến mãi ............................................. 108
Hình 94: Màn hình tạo chương trình khuyến mãi........................................... 109
Hình 95: Màn hình danh sách hóa đơn........................................................... 109
Hình 96: Màn hình thông tin hóa đơn ............................................................ 109
Hình 97: Màn hình báo cáo doanh thu ........................................................... 110
Hình 98: Màn hình menu ............................................................................... 110
Hình 99: Màn hình danh sách sản phẩm ........................................................ 111
Hình 100: Màn hình thông tin sản phẩm ........................................................ 111
Hình 101: Màn hình danh sách nhà bán lẻ ..................................................... 112
Hình 102: Màn hình giỏ hàng ........................................................................ 112
Hình 103: Màn hình đặt hàng ........................................................................ 112

Hình 104: Màn hình danh sách hóa đơn......................................................... 113
Hình 105: Màn hình thông tin hóa đơn .......................................................... 113

VIII


TÓM TẮT
Trong luận văn này, sẽ trình bày toàn bộ các bước ứng dụng điện toán đám mây để
xây dựng ứng dụng thương mại điện tử cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành
Android, đồng thời giới thiệu ứng dụng công nghệ Augmented reality để tăng tính
tướng tác giữa thông tin với thế giới thực. Luận văn bao gồm 7 chương với nội dung
như sau:
Chƣơng 1 Tổng quan: giới thiệu vai trò của thương mại điện tử và tình hình
thương mại điện tử tại Việt Nam, nêu lên nhu cầu thực tế và lý do thực hiện đề tài,
đồng thời giới thiệu sơ lược về đề tài và mục tiêu đạt được.
Chƣơng 2 Điện toán đám mây: định nghĩa các khái niệm về điện toán đám
mây, đưa ra các ưu nhược điểm của điện toán đám mây. Mô tả cách thức hoạt động
và các mô hình lớp dịch vụ của điện toán đám mây. Ứng dụng các kiến thức điện
toán đám mây vào nền tảng điện toán đám mây của Amazon.
Chƣơng 3 Lập trình Android: giới thiệu hệ điều hành Android cùng kiến
trúc của hệ điều hành. Đưa ra các khái niệm các thành phần trong ứng dụng Android,
các trạng thái và vòng đời của ứng dụng Android
Chƣơng 4 Augmented reality: giới thiệu ứng dụng công nghệ Augmented
reality vào đời sống, đưa ra các khái niệm và phân loại ứng dụng sử dụng
Augmented reality, đồng thời giới thiệu thư viện Augmented reality trên Android là
Wikitude.
Chƣơng 5 Giới thiệu ứng dụng: mô tả ứng dụng thương mại điện tử sẽ xây
dựng, giới thiệu các chức năng sẽ thực hiện.
Chƣơng 6 Phân tích và thiết kế ứng dụng: trình bày sơ đồ và đặc tả
usecase, sơ đồ ERD, sơ đồ lớp và các sơ đồ tuần tự các chức năng của ứng dụng,

cuối cùng là kiến trúc hệ thống sẽ triển khai.
Chƣơng 7 Kết quả đạt đƣợc: tóm tắt các vấn đề đã giải quyết trong lý
thuyết và ứng dụng, đồng thời đưa ra các mặt hạn chế của luận văn.

IX


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ....................................................................................................... III
Danh sách chữ viết tắt .....................................................................................IV
Danh mục các hình ........................................................................................... V
Tóm tắt ............................................................................................................IX
Mục lục ............................................................................................................ X
Chƣơng 1 Tổng quan ........................................................................................ 1
1.1. Vai trò của thương mại điện tử ................................................................ 1
1.2. Tình hình thương mại điện tử .................................................................. 1
1.3. Lý do thực hiện đề tài .............................................................................. 4
Chƣơng 2 Điện toán đám mây .......................................................................... 5
2.1. Khái niệm................................................................................................ 5
2.2. Đặc điểm ................................................................................................. 6
2.3. Ưu điểm và nhược điểm .......................................................................... 7
2.4. Cấu trúc và cách thức hoạt động .............................................................. 8
2.5. Mô hình các lớp dịch vụ ........................................................................ 11
2.6. Nền tảng điện toán đám mây của Amazon ............................................. 13
Chƣơng 4 Lập trình Android .......................................................................... 30
3.1. Android là gì? ....................................................................................... 30
3.2. Lập trình ứng dụng android ................................................................... 36
Chƣơng 4 Augmented Reality ........................................................................ 40
4.1. Augmented Reality là gì? ...................................................................... 40

4.2. Phân loại Augmented Reality ................................................................ 41
4.3. Thư viện Augmented Reality – Wikitude .............................................. 43
4.4. Xây dựng chương trình bằng Wikitude .................................................. 51
Chƣơng 5 Giới thiệu ứng dụng ....................................................................... 54
5.1. Phát biểu bài toán .................................................................................. 54
5.2. Chức năng yêu cầu và phi chức năng..................................................... 55
Chƣơng 6 Phân tích và thiết kế ứng dụng ....................................................... 57
6.1. Sơ đồ usecase và đặc tả usecase ............................................................ 57
6.2. Phân tích ứng dụng................................................................................ 69
6.3. Thiết kế ứng dụng ................................................................................. 81
X


6.4. Kiến trúc hệ thống ................................................................................. 99
Chƣơng 7 Kết quả đạt được .......................................................................... 100
7.1. Về mặt lý thuyết .................................................................................. 100
7.2. Về mặt ứng dụng ................................................................................. 100
7.3. Các mặt hạn chế .................................................................................. 101
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 102
Phụ lục A Demo ứng dụng ........................................................................... 103

XI


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của thƣơng mại điện tử
Trong những năm qua thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ, không ngừng
và đã khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Trước
sức cạnh tranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Internet và thương mại điện tử đã

mở ra một thị trường không biên giới khắp toàn cầu, tạo cho doanh nghiệp nhiều
cơ hội mới để tiếp cận với bạn hàng khắp nơi trên thế giới.
Thực sự, thị trường kinh doanh điện tử đã tạo ra một sân chơi nơi các nhà cung
cấp nhỏ có thể cạnh trạnh tốt với những công ty lớn. Tuy nhiên, không phải mọi
người bán đều muốn sự bình đẳng của sân chơi. Tham gia vào sân chơi này, các
nhà cung cấp có thể tăng được số lượng mặt hàng nhưng điều đó cũng có nghĩa là
họ phải đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt về mặt giá cả.
Và trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển thì vai trò của thương mại điện
tử càng được khẳng định hơn bao giờ hết.
1.2. Tình hình thƣơng mại điện tử
1.2.1. Thế giới
TMĐT hiện vẫn chủ yếu được ứng dụng ở các nước phát triển, trong đó riêng Mỹ
chiếm trên 50% tổng doanh số TMĐT toàn cầu. Sự phát triển TMĐT gắn liền với
sự phát triển CNTT, dựa trên nền tảng CNTT.
Hai tổ chức APEC và ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo
chung và chương trình hành động về TMĐT. Ngày 24/11/2000, Thủ tướng Chính
phủ đã ký Hiệp định khung về e-ASEAN khẳng định cam kết của Việt Nam trong
phát triển không gian điện tử và TMĐT trong khuôn khổ các nước ASEAN.
1.2.2. Việt Nam
TMĐT ở Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000, từng bước phát triển
khá nhanh. Chính phủ đã và đang có những quyết định phù hợp phát triển TMĐT
để đến năm 2015, TMĐT được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các
nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như mục tiêu đã đề ra
trong Quyết định số 1073/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/07/2010

1


phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT từ giai đoạn 2011-2015, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia,

thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, doanh thu trong lĩnh vực TMĐT chiếm một tỷ số rất lớn và không
ngừng tăng lên qua các năm. Đặc biệt, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng Internet
rất cao: 128,4%, cao nhất trong khu vực khối ASEAN. Các hình thức thanh toán
thông qua TMĐT ngày càng cải thiện hơn, nhanh chóng và dễ dàng hơn, điều này
giúp cho việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn, tăng lượng giao dịch ngày càng
nhiều hơn.
Tuy nhiên, cũng như một số nước đang phát triển khác thì việc triển khai hệ thống
TMĐT ở Việt Nam gặp không ít các khó khăn nhất là về công nghệ, nguồn nhân
lực đủ trình độ và chuyên môn, nghiệp vụ cao. Mặt khác, với thói quen mua sắm
của người Việt Nam vẫn còn theo kiểu truyền thống - mua bán trực tiếp, vì vậy
phần nào ngăn cản sự phát triển của TMĐT.
Một cuộc điều tra trên 1600 doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) năm 2008
của Bộ Công thương công bố cho thấy: 100% doanh nghiệp có máy tính, 99% kết
nối internet, 88% xây dựng mạng nội bộ và 45% có website.
Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến
tăng nhanh, song những e ngại về rủi ro đang làm cản trở sự phát triển phương
thức kinh doanh này. Còn nghi ngại trong các vấn đề về bảo vệ thông tin cá nhân
và bảo vệ người tiêu dùng, về giải quyết tranh chấp trong giao dịch mua bán hàng
trực tuyến. Chất lượng sản phẩm có đảm bảo hay không, bởi người bán hàng trên
mạng không quyết định được vấn đề này mà phải là người sản xuất chịu trách
nhiệm cuối cùng với người tiêu dùng.
Ngoài ra, vướng mắc về giấy tờ thanh toán với yêu cầu hoá đơn đỏ, chữ ký, con
dấu trong phương thức thanh toán truyền thống đã được các chuyên gia TMĐT
nhắc đến như một lý do tiên quyết.
Theo kết quả điều tra có tới 74,1% doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán là
khách hàng trả tiền mặt khi nhận hàng, 74,8% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán
chuyển khoản qua ngân hàng và chỉ có 25% doanh nghiệp thanh toán bằng
chuyển tiền qua bưu điện.
2



Để có thể tiến hành một chu trình TMĐT trọn vẹn từ khâu đặt hàng, giao hàng
đến khâu thanh toán, ngoài sự thống nhất giữa các bên tham gia giao dịch còn cần
những quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về việc tiếp nhận và xử lý
các hoá đơn, chứng từ điện tử phát sinh từ giao dịch này.
Thay vì các mẫu hoá đơn in sẵn như hiện nay sẽ là hoá đơn tự in từ hệ thống quản
lý nội bộ doanh nghiệp hoặc các chứng từ điện tử được gửi, nhận và lưu trữ trong
hệ thống thông tin của từng bên tham gia giao dịch.
Để những chứng từ này có giá trị sử dụng thực tế đối với nghiệp vụ tài chính
doanh nghiệp thì ngoài sự thừa nhận chính thức của Nhà nước về giá trị pháp lý
còn cần sự thay đổi tương ứng trong các quy định về hoá đơn chứng từ của hệ
thống pháp luật tài chính hiện hành.
Gần đây, xuất hiện một số biến tướng trong thương mại điện tử mà MB24 là một
ví dụ. Điều này làm cho TMĐT tại Việt Nam vốn đã yếu ớt nay lại càng khó khăn
trong việc phát triển.
Có thể thấy, vấn đề thanh toán là một rào cản rất lớn trong việc phát triển thương
mại điện tử, để thanh toán được phải trải qua nhiều công đọan nhiêu khê, tự phát
và thiếu quy chuẩn. Do vậy, khách hàng không hào hứng.
Các siêu thị vốn là những doanh nghiệp tiếp cận nhiều với hình thức kinh doanh
online, nhưng hầu hết vẫn chưa dám hoàn tất bước cuối cùng là cho khách hàng
tự thanh toán online, lý do vì chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng. Và khách hàng
cũng không yên tâm sử dụng hình thức thanh toán này.
Đối với những khách hàng trong khu vực nội thành, họ có thể đặt hàng qua mạng,
sau đó trả tiền mặt khi nhân viên giao hàng đến nhà. Nhưng với khách hàng ngọai
thành, họ phải chuyển tiền trước vào tài khoản của doanh nghiệp, gây ra tâm lý lo
ngại.
Giao hàng là khâu cuối cùng song cũng không kém phần quan trọng trong quy
trình kinh doanh TMĐT. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy có 55,4%
doanh nghiệp có đội ngũ giao hàng, 49,9% doanh nghiệp để người mua đến nhận

hàng, 25,8% doanh nghiệp thành lập đại lý giao nhận và 12,8% giao hàng qua
đường bưu điện. Có thể thấy, dịch vụ giao nhận của các doanh nghiệp vẫn tập
trung vào tự tổ chức hoặc người mua đến nhận hàng, rõ ràng rất thiếu tính chuyên
3


nghiệp, bất tiện khiến người mua cảm giác mua hàng qua TMĐT không khác bao
nhiêu với cách mua hàng truyền thống.
1.3. Lý do thực hiện đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ
quản lý, trình độ kinh doanh và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật. Vì vậy, phát
triển TMĐT là vấn đề cần được quan tâm.
Cùng với sự phát triển của khoa học ngày càng hiện đại, các công nghệ ngày càng
phát triển giúp người dùng giảm bớt được thời gian triển khai hệ thống, mà thay
vào đó là tập trung thời gian vào công việc kinh doanh của mình.
Trên cơ sở đó, đề tài thực hiện việc tìm hiểu và ứng dụng các công nghệ về điện
toán đám mây, lập trình android, augmented reality vào dịch vụ mua bán trực
tuyến.

4


CHƢƠNG 2
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Điện toán đám mây là mô hình điện toán cho phép truy cập qua mạng để lựa chọn và
sử dụng tài nguyên tính toán theo nhu cầu một cách thuận tiện và nhanh chóng, đồng
thời cho phép kết thúc sử dụng dịch vụ, giải phóng tài nguyên dễ dàng, giảm thiểu
các giao tiếp với nhà cung cấp.
2.1. Khái niệm
Điện toán đám mây có lẽ là thuật ngữ “nóng” nhất trong giới công nghệ thông tin

trên thế giới hiện nay và được Gartner xếp đầu bảng trong các công nghệ chiến
lược từ năm 2010. Dẫu vậy, ĐTĐM vẫn là một mô hình đang tiến tới một cách
hoàn chỉnh, các hãng công nghệ cũng như các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới
đang đưa ra các định nghĩa và cách nhìn của riêng mình.

Hình 1: Điện toán đám mây

5


Theo định nghĩa của NIST thì, ĐTĐM là mô hình điện toán cho phép truy cập
qua mạng, để lựa chọn và sử dụng các tài nguyên tính toán (ví dụ: mạng, máy chủ,
lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ) theo nhu cầu một cách thuận tiện và nhanh chóng,
đồng thời cho phép kết thúc việc sử dụng các dịch vụ, giải phóng tài nguyên dễ
dàng, giảm thiểu các giao tiếp với nhà cung cấp.
Theo đó, mô hình chính của ĐTĐM là cho phép sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của
người dùng, cung cấp khả năng truy cập các dịch vụ của ĐTĐM qua mạng từ máy
tính để bàn, máy tính xách tay hoặc các thiết bị di động; với tài nguyên tính toán
động, phục vụ nhiều người, khả năng tính toán linh động, đáp ứng nhanh các mô
hình sử dụng khác nhau với nhu cầu từ thấp tới cao. Mô hình ĐTĐM cũng đảm
bảo việc sử dụng các tài nguyên bằng cách đo mức độ sử dụng các dịch vụ, để
nhà cung cấp dịch vụ quản trị và tối ưu được tài nguyên, đồng thời người dùng
chỉ phải trả chi phí cho phần tài nguyên đã sử dụng.
2.2. Đặc điểm
Các máy tính trên “đám mây” được thiết lập để hoạt động cùng nhau, do vậy các
ứng dụng có thể sử dụng toàn bộ sức mạnh của các máy tính, để có thể đạt được
hiệu suất cao nhất. ĐTĐM cũng đáp ứng đầy đủ tính linh hoạt cho người dùng.
Tùy thuộc vào nhu cầu, người dùng có thể tăng thêm tài nguyên để đáp ứng nhu
cầu sử dụng của các đám mây, mà không cần phải nâng cấp thêm tài nguyên phần
cứng như khi sử dụng máy tính cá nhân. Ngoài ra, với ĐTĐM, vấn đề hạn chế về

hệ điều hành khi sử dụng các ứng dụng không còn bị ràng buộc, như cách sử
dụng máy tính thông thường.
Sau đây là các đặc điểm nổi bật của ĐTĐM:
 Nhiều người sử dụng: Với ĐTĐM, bất kì ứng dụng nào cũng hỗ trợ đa
người dùng – đó là khái niệm dùng để chỉ nhiều người sử dụng đám mây
trong cùng thời gian.
 Khả năng mở rộng tuyến tính: Dịch vụ ĐTĐM có khả năng mở rộng tuyến
tính. Hệ thống sẽ được mở rộng tuyến tính theo yêu cầu sử dụng của người
dùng. Một ví dụ của khả năng mở rộng tuyến tính có thể được lấy từ thực

6


tế là nếu một máy chủ có thể xử lý 1000 giao dịch trong một giây, thì hai
máy chủ có thể xử lý 2000 giao dịch trong một giây.
 Hướng dịch vụ: Hệ thống ĐTĐM cung cấp cho người dụng các dịch vụ
khác nhau để quản lý hệ thống của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.
 Khả năng ảo hóa: Các ứng dụng trong điện toán đám mây hoàn toàn tách
rời khỏi phần cứng nằm bên dưới. Môi trường điện toán đám mây là một
môi trường ảo hóa đầy đủ.
 Tính linh hoạt: Hệ thống ĐTĐM có thể được dùng để phục vụ rất nhiều
loại công việc có khối lượng công việc khác nhau từ các công việc có khối
lượng nhỏ của một ứng dụng cá nhân đến các công việc có khối lượng lớn
của các ứng dụng doanh nghiệp.
2.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm
2.3.1. Ƣu điểm
 Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ nhanh chóng
và giá thành rẻ dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung.
 Chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lực của
người sử dụng ĐTĐM được giảm đến mức thấp nhất.

 Không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, cho phép người dùng truy
cập và sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất
kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng (chẳng hạn như là PC hoặc là điện thoại di
động…).
 Với độ tin cậy cao, không chỉ giành cho người dùng phổ thông, điện toán
đám mây phù hợp với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh
doanh và các nghiên cứu khoa học.
 Khả năng mở rộng được, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung
cấp trên “đám mây”.
 Khả năng bảo mật được cải thiện do sự tập trung về dữ liệu.
 Các ứng dụng của ĐTĐM dễ dàng sửa chữa hơn bởi lẽ chúng không được
cài đặt cố định trên một máy tính nào.

7


 Tài nguyên sử dụng của ĐTĐM luôn được quản lý, thống kê trên từng
khách hàng và ứng dụng, theo từng ngày, từng tuần, từng tháng. Điều này
đảm bảo cho việc định lượng giá cả của môi trường dịch vụ do ĐTĐM
cung cấp để người dùng có thể lựa chọn phù hợp.
2.3.2. Nhƣợc điểm
 Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên ĐTĐM
có đảm bảo được tính riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì
một mục đích nào khác?
 Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất
ngờ ngưng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho
người dùng phải sao lưu dữ liệu của họ từ đám mây về máy tính cá nhân.
Điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý
do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể khôi phục lại được.
2.4. Cấu trúc và cách thức hoạt động

2.4.1. Mô hình tổng quan
Theo định nghĩa, các nguồn điện toán như phần mềm, dịch vụ ... sẽ nằm tại các
máy chủ ảo trên internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng để mọi
người có thể kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

8


Hình 2: Mô hình ĐTĐM

2.4.2. Cấu trúc phân lớp
Mô hình ĐTĐM được chia thành 5 lớp riêng biệt, có tác động qua lại lẫn nhau:

Lớp client
Lớp ứng dụng
Lớp nền tảng
Lớp cơ sở hạ tầng
Lớp máy chủ
Hình 3: Cấu trúc ĐTĐM

 Lớp client của ĐTĐM bao gồm phần cứng và phần mềm, để dựa vào đó,
khách hàng có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ được cung
cấp từ ĐTĐM. Chằng hạn như máy tính và đường dây kết nối Internet
(thiết bị phần cứng), các trình duyệt web (phần mềm)….
 Lớp ứng dụng của ĐTĐM làm nhiệm vụ phân phối phần mềm như một
dịch vụ thông qua Internet, người dùng không phải cài đặt và chạy các ứng

9



dụng đó trên máy tính của mình, các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sửa và
người dùng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ.
 Lớp nền tảng cung cấp nền tảng cho ĐTĐM và các giải pháp của dịch vụ,
nó chi phối đến cơ sở hạ tầng của “đám mây” và là điểm tựa cho lớp ứng
dụng, cho phép các ứng dụng hoạt động trên các nền tảng đó. Nó giảm nhẹ
sự tốn kém khi triển khai các ứng dụng mà người dùng không phải tự trang
bị cơ sở hạ tầng của riêng mình.
 Lớp cơ sở hạ tầng cung cấp cơ sở hạ tầng máy tính, tiêu biểu là môi trường
ảo hóa. Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần mềm,
trung tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ
tài nguyên để sử dụng mà chi phí được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn
phí. Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo
 Lớp máy chủ bao gồm các sản phẩm phần cứng và phần mềm máy tính,
được thiết kế và xây dựng đặc biệt để cung cấp các dịch vụ của đám mây.
Các server phải được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh để đáp ứng nhu
cầu sử dụng của số lượng đông đảo người dùng và các nhu cầu ngày càng
cao của họ.
2.4.3. Cách thức hoạt động
Để hiểu cách thức hoạt động của đám mây, tưởng tượng rằng đám mây bao gồm 2
lớp: lớp Back-end và lớp Front-end. Lớp Back-end chứa hạ tầng thiết bị bao gồm
nhiều máy tính, máy chủ và hệ thống lưu trữ dữ liệu…, và lớp Front-end chứa
giao diện người dùng của các ứng dụng.

10


Hình 4: Cách thức hoạt động của ĐTĐM

Lớp Front-end là lớp client, cho phép người dùng sử dụng và thực hiện thông qua
giao diện người dùng, vì lớp Front-end chỉ cần có một máy tính và một ứng dụng

cần cho việc truy cập đám mây, có thể là trình duyệt web hoặc ứng dụng của hãng
thứ ba….., và các phần mềm sẽ được chạy trên lớp Back-end nằm ở “đám mây”.
Lớp Back-end bao gồm các cấu trúc phần cứng và phần mềm để cung cấp giao
diện cho lớp Front-end và được người dùng tác động thông qua giao diện đó.
2.5. Mô hình các lớp dịch vụ
Dịch vụ ĐTĐM rất đa dạng và bao gồm tất cả các lớp dịch vụ điện toán khác
nhau từ cung cấp khả năng tính toán trên máy chủ hiệu suất cao hay các máy chủ
ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, hay sử dụng một hệ điều hành, một công cụ lập
trình, hay một ứng dụng kế toán … Các dịch vụ cũng được phân loại khá da dạng,
nhưng các mô hình dịch vụ ĐTĐM phổ biến nhất có thể được phân thành 3
nhóm: dịch vụ hạ tầng (IaaS), dịch vụ nền tảng (PaaS) và dịch vụ phần mềm
(SaaS).

11


Hình 5: Mô hình dịch vụ ĐTĐM

2.5.1. Dịch vụ hạ tầng – IaaS
Dịch vụ hạ tầng cung cấp các dịch vụ cơ bản bao gồm khả năng tính toán, không
gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng. Khách hàng, là cá nhân hoặc tổ chức,
có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu cầu tính toán hoặc cài đặt
ứng dụng riêng cho người sử dụng. Với dịch vụ này khách hàng làm chủ hệ điều
hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng cài đặt.
2.5.2. Dịch vụ nền tảng – PaaS
Dịch vụ nền tảng cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các
phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành các dịch vụ trên nền
tảng ĐTĐM đó. Dịch vụ nền tảng có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng
lớp giữa, các ứng dụng máy chủ cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập trình
nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ nền tảng cũng có thể được xây dựng

riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng. Khách hàng xây
dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng ĐTĐM thông qua API đó. Ở mức dịch
vụ nền tảng, khách hàng không quản lý nền tảng ĐTĐM hay các tài nguyên như
hệ điều hành, lưu trữ ở lớp dưới.
2.5.3. Dịch vụ phần mềm – SaaS

12


×