Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SPICE MASTER VÀO THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.41 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SPICE
MASTER VÀO THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ GẤM
Lớp:

DH09TA

Ngành:

Chăn Nuôi

Niên khoá:

2009 – 2013

Tháng 8/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
****************

HUỲNH THỊ GẤM



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SPICE
MASTERVÀO THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 8/2013


MỤC LỤC

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... i
LỜI CẢM TẠ...............................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích-yêu cầu ................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về giống gà ............................................................................................ 3
2.2 Giới thiệu về một số loại thảo dược ........................................................................ 3
2.2.1 Tỏi ....................................................................................................................... 3

2.2.2 Hồi ...................................................................................................................... 5
2.2.3 Thì là ................................................................................................................... 6
2.2.4 Húng cây ............................................................................................................. 7


2.2.5 Húng quế ............................................................................................................. 9
2.2.6 Quế .................................................................................................................... 10
2.2.7 Giới thiệu về chế phẩm Spice Master ................................................................. 11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 12
3.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................................... 12
3.2 Nội dung thí nghiệm ............................................................................................. 12
3.3 Bố trí thí nghiệm................................................................................................... 12
3.4 Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................ 13
3.4.1 Con giống .......................................................................................................... 13
3.4.2 Thức ăn.............................................................................................................. 13
3.4.3 Chuồng trại và con giống ................................................................................... 15
3.4.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc gà ............................................................................... 15
3.4.5 Vệ sinh phòng bệnh ........................................................................................... 17
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 18
3.5.1 Tăng trọng ......................................................................................................... 18
3.5.2 Sử dụng thức ăn ................................................................................................. 18
3.5.3 Tỷ lệ nuôi sống .................................................................................................. 19
3.5.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát .................................................................................... 20
3.5.5 Theo dõi số lượng E.coli và Clostridium ............................................................ 21
3.5.6 Kết quả đo chiều cao vi nhung mao ruột ............................................................ 21
3.6 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................... 22
3.7 Xử lý số liệu ......................................................................................................... 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 23
4.1 Kết quả về tăng trọng ............................................................................................ 23



4.1.1 Trọng lượng tích lũy bình quân (g/con) .............................................................. 23
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) ...................................................................... 24
4.2 Kết quả về sử dụng thức ăn ................................................................................... 26
4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân (TĂTTBQ) .................................................... 26
4.2.2 Hệ số biến chuyển thức ăn (FCR) ...................................................................... 27
4.3 Kết quả về tỉ lệ nuôi sống ..................................................................................... 28
4.4 Khảo sát quầy thịt ................................................................................................. 28
4.5 Kết quả đếm số lượng E.coli (MPN/1g mẫu) và số lượng Clostridium (khuẩn
lạc/1g mẫu) trong phân ............................................................................................... 29
4.5.1 Kết quả đếm số lượng E.coli trong phân (MPN/1g mẫu) .................................... 29
4.5.2 Kết quả đếm số lượng Clostridium trong phân (khuẩn lạc/1g mẫu) .................... 30
4.6 Kết quả đo chiều cao vi nhung mao ruột ............................................................... 30
4.7 Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm ................................................................ 31
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 33
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 33
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 35
PHỤ LỤC................................................................................................................... 37


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
0B

Họ và Tên sinh viên thực tập: Huỳnh Thị Gấm
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả việc bổ sung chế phẩm Spice Master vào thức
ăn gà thịt công nghiệp”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét và đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngày………………..
Giáo viên hướng dẫn


TS. Dương Duy Đồng

i


LỜI CẢM TẠ
B
1

Xin chân thành biết ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
Bộ môn Dinh Dưỡng cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Kính dâng lòng biết ơn cha mẹ, người thân trong gia đình đã tận tụy lo lắng
và hy sinh để con có ngày hôm nay.
Gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Dương Duy Đồng, người thầy đã luôn động
viên, dìu dắt và tận tình hướng dẫn tôi trong học tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Xin chân thành biết ơn thầy Nguyễn Văn Hiệp, các anh chị, các bạn và các
em ở trại thực nghiệm chăn nuôi khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cám ơn tất cả các bạn lớp Thức Ăn 35, các bạn trong khoa Chăn Nuôi – Thú
Y đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Công ty Âu Việt và công ty Lohmann đã hỗ trợ các điều kiện về vật liệu , tài
chính để thực hiện thí nghiệm này.

ii



TÓM TẮT
B
2

Đề tài “Đánh giá hiệu quả việc bổ sung chế phẩm Spice Master vào thức
ăn gà thịt công nghiệp” được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Chăn Nuôi –
Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh từ 04/09/2012 đến 16/10/2012
được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, thí nghiệm tiến hành trên 3
lô, 8 lần lặp lại cho mỗi lô và 10 gà cho mỗi lần lặp lại. Gà ở lô I cho ăn thức ăn căn
bản, lô II thức ăn căn bản bổ sung chế phẩm Spice Master 0,03% và lô III thức ăn
căn bản bổ sung chế phẩm Spice Master 0,05%. Kết quả cho thấy:
Việc bổ sung chế phẩm Spice Master vào thức ăn gà thịt công nghiệp giúp
tăng trọng lượng bình quân cao hơn so với lô không bổ sung chế phẩm Spice
Master, với kết quả tăng trọng bình quân cao nhất là lô III (2509,5 g/con), lô II
(2497,1 g/con) và thấp nhất là lô I (2492,2 g/con). Kết quả tăng trọng tuyệt đối được
cải thiện với kết quả tốt nhất là lô III (58,621 g/con/ngày) cao hơn so với lô I
(58,219 g/con/ngày).
Chế phẩm Spice Master đã tác động làm tăng lượng thức ăn tiêu thụ bình
quân, lô II kết quả lượng thức ăn tiêu thụ cao nhất (113,20 g/con/ngày), lô III
(110,15 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô I (107,78 g/con/ngày).
Đánh giá chất lượng quầy thịt ở lô bổ sung chế phẩm Spice Master cho kết
quả tỷ lệ thịt ức tốt hơn, tỷ lệ thịt ức cao nhất ở lô II (42,166%) và lô I thấp nhất
(39,169%). Ngoài ra, việc bổ sung chế phẩm Spice Master có tác dụng làm giảm số
lượng vi khuẩn E.coli. Số lượng E.coli tốt nhất ở lô II (5.1×106 MPN/1g mẫu), lô III
(5.5×106 MPN/1g mẫu), lô I (6.9×106 MPN/1g mẫu) và không phát hiện
Clostridium trong mẫu phân tích.

iii



Bổ sung chế phẩm Spice Master làm tăng chiều cao vi nhung mao ruột so với
lô không bổ sung chế phẩm. Chiều cao vi nhung mao ruột cao nhất là lô III (212,50
nm), lô II (207,00 nm) và lô I (200,38 nm).
Việc bổ sung chế phẩm Spice Master chưa cải thiện được hệ số biến chuyển
thức ăn, lô I có hệ số biến chuyển thức ăn là 1,851 kgTĂ/kgTT, lô III (1,879
kgTĂ/kgTT), lô II (1,941 kgTĂ/kgTT). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý
nghĩa về mặt thống kê.
Chưa cải thiện được hiệu quả chi phí thức ăn cho 1 kgTT khi bổ sung chế
phẩm Spice Master. Chi phí thức ăn cho 1 kgTT toàn thí nghiệm của lô I là
(19.047,735 đồng/kg), lô II (20.071,881 đồng/kg), đến lô III (19.509,657 đồng/kg).

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3B

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

Nghĩa

NSP

Non-starch polysaccharide

Đường không phải tinh bột


FCR

Feed conversion ratio

Hệ số biến chuyển thức ăn

HSBCTĂ

Hệ số biến chuyển thức ăn



Thức ăn

TT

Tăng trọng

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

TĂCB

Thức ăn căn bản

VCK

Vật chất khô


KTS

Khoáng tổng số

TĂTTBQ

Thức ăn tiêu thụ bình quân

TĂTT

Thức ăn tiêu thụ

TS

Tiến sĩ

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
4B

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................... 12
Bảng 2.2 Thành phần nguyên liệu thức ăn khẩu phần cơ bản và thức ăn có bổ sung
Spice Master sử dụng trong thí nghiệm. ................................................................. 13
Bảng 2.3 Thành phần hóa học thức ăn (theo tính toán) của thức ăn căn bản và thức
ăn có bổ sung Spice Master ................................................................................... 14
Bảng 2.4 Lịch chủng ngừa cho gà .......................................................................... 17
Bảng 4.1 Trọng lượng tích lũy bình quân của gà (g/con) ....................................... 23

Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) ...... 25
Bảng 4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) .......... 26
Bảng 4.4 Hệ số biến chuyển thức ăn của gà qua các giai đoạn (kgTĂ/kgTT) ......... 27
Bảng 4.5 Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (8 con/1 lô) ...................................... 29
Bảng 4.6 Kết quả đếm số lượng E.coli trong phân (MPN/1g mẫu) ......................... 30
Bảng 4.7 Kết quả đo chiều cao vi nhung mao ruột (đơn vị: nm)............................. 31
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 31

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
5B

Biểu đồ 4.1 Tăng trọng tích lũy bình quân của gà qua 42 ngày nuôi (g/con) .......... 24
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn nuôi (g/con/ngày) ........ 26
Biểu đồ 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày)
.............................................................................................................................. 27
Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các giai đoạn ( kgTĂ/ kgTT) ... 28

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
6B

Hình 2.1 Hình ảnh cây tỏi........................................................................................... 3
Hình 2.2 Hình công thức hóa học của hợp chất alixin................................................ 4
Hình 2.3 Hình ảnh quả hồi.......................................................................................... 5
Hình 2.4 Hình ảnh cây thì là....................................................................................... 6

Hình 2.5 Hình ảnh húng cây....................................................................................... 7
Hình 2.6 Hình ảnh cây húng quế................................................................................ 9
Hình 2.7 Hình ảnh quế.............................................................................................. 10
Hình 3.1 Hình ảnh lấy mẫu ruột................................................................................21

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
B
7

1.1 Đặt vấn đề
B
3
1

Trong chăn nuôi công nghiệp hiện nay, chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn trong
giá thành sản phẩm (khoảng 65- 70%), vì vậy các nhà chăn nuôi luôn tìm mọi cách
làm sao cho vật nuôi tăng trọng nhanh, ít bệnh tật, năng suất cao,... từ đó thu lợi
nhuận cao.
Hiện nay, việc sử dụng thảo dược trong thức ăn chăn nuôi như một biện pháp
làm tăng sức đề kháng cho vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, từ đó làm
tăng năng suất, đặc biệt là diệt các vi khuẩn xâm hại đường ruột như Salmonella,
E.coli, Clostridium...
Về phía người tiêu dùng, sản phẩm sạch, an toàn là xu hướng mà họ chọn
lựa. Vì vậy, việc ứng dụng bổ sung các chất có nguồn gốc từ thiên nhiên có trong
loại thảo dược đang được mở rộng nghiên cứu và là biện pháp phòng bệnh tốt nhất
nhằm nâng cao năng suất và sức khỏe vật nuôi, đồng thời cũng là biện pháp thay thế

chất kháng sinh để tránh việc tồn dư kháng sinh vào sản phẩm làm ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
Xuất phát từ yêu cầu đó và được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng gia súc,
khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, ban quản lí trại Thực
tập Chăn nuôi của khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành thí
nghiệm “Đánh giá hiệu quả việc bổ sung chế phẩm Spice Master vào thức ăn gà
thịt công nghiệp”.

1


1.2 Mục đích-yêu cầu
B
4
1

1.2.1 Mục đích
B
2
3

So sánh ảnh hưởng của 3 khẩu phần thức ăn: cơ bản không bổ sung Spice
Master, cơ bản có bổ sung Spice Master lần lượt theo các mức 0,03% và 0,05%.
1.2.2 Yêu cầu
B
3

Thí nghiệm cho ăn trên gà thịt công nghiệp trong 6 tuần tuổi để thu thập các
số liệu liên quan đến khả năng tăng trọng theo từng giai đoạn, sử dụng thức ăn và

một số chỉ tiêu liên quan đến sức khỏe gà.
Thu thập mẫu phân để theo dõi mật độ vi khuẩn E.coli, Clostridium trong
phân gà thí nghiệm.
Lấy mẫu tá tràng để đo chiều cao vi nhung mao ruột.
So sánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm hỗn hợp thảo dược
Spice Master trong thức ăn gà thịt công nghiệp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
B
8

2.1 Giới thiệu về giống gà
B
5
1

Gà Cobb 500 là giống gà siêu thịt có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, chân
vàng, mồng đơn, tăng trọng nhanh, trọng lượng gà Cobb nuôi chung trống mái 6
tuần tuổi là 2.732 kg/con, hệ số biến chuyển thức ăn thấp (1,705 kgTĂ/kgTT). Tuy
nhiên, giống gà này có sức đề kháng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và các yếu
tố ngoại cảnh khác, vì vậy cần có qui trình chăm sóc và thú y chặt chẽ (Cobbvantress, 2012).
2.2 Giới thiệu về một số loại thảo dược
B
6
1


2.2.1 Tỏi
B
4
3

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L.
Thuộc họ Hành Alliaceae

Hình 2.1 Hình ảnh cây tỏi ( truy cập ngày 10/08/2013)

3


Thành phần hóa học của tỏi
Tỏi có một ít iod và tinh dầu (100 kg tỏi chứa chừng 60g đến 200g tinh dầu),
thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin là một chất sulfua có tính
diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphylococcus, E.coli, thương hàn, phó
thương hàn, lỵ, vi trùng tả, vi khuẩn thối.
Trong tỏi không có chất alixin ngay mà có chất aliin, chất này chịu tác dụng
của men alinaza cũng có trong tỏi mới cho alixin.

Hình 2.2 Hình công thức hóa học của hợp chất alixin
Thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy tác dụng diệt khuẩn của alixin rất
mạnh.
Dung dịch 1/85000 – 1/125000 đủ ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus,
Streptococcus, thương hàn, phó thương hàn, trực trùng lỵ, (cloromyxenti ở nồng độ
1/5000 trong cùng điều kiện đối với trùng thương hàn chưa có tác dụng).
Chất alixin rất dễ bị oxy hóa, do đó mất tác dụng kháng sinh, vì vậy người ta
cho rằng tác dụng kháng sinh là do nguyên tử oxy trong phân tử.
Chất alixin rất dễ kết hợp với một acid amin chứa gốc SH là xystein để cho

một hợp chất. Gốc SH được coi như là một nguyên nhân có tính chất kích thích sự
sinh sản của vi sinh vật hay tế bào. Do đó, tỏi ức chế sự sinh sản của vi trùng bằng
cách phá hoại khâu SH của chất xystein. (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Tỏi cũng có nhiều acid amin, quan trọng nhất là methionine và cysteine cần
thiết cho gà. Ngoài ra, tỏi còn có tinh bột, một ít chất béo, các vitamin A, B, C và E,
các khoáng chất như calci, mangan, nhôm.

4


Công dụng
Bột tỏi đông khô có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh như E.coli,
Salmonella, Micrococcus (Gonzalesn Fandox vs ctv, 1994, Xyguang, 1986)
Có rất nhiều phân tử lưu huỳnh trong tỏi đã được nghiên cứu rất kỹ, và hầu
như tất cả các phân tử này được chứng minh có chức năng chống oxy hóa. Ngoài ra,
nhiều loại phân tử lưu huỳnh còn có thể giúp kháng viêm (Garlic – LQT dịch)
2.2.2 Hồi
B
5
3

Hồi có tên khoa học là Illicium verum Hook.f
Thuộc họ Hồi Illiciaceae

Hình 2.3 Hình ảnh quả hồi ( truy cập ngày 10/08/2013)
Mô tả cây
Hồi là một cây nhỡ cao 2 – 6 m, hình dáng toàn cây thon hình quả trám, xanh
tốt quanh năm, thân mọc thẳng, cành dễ gãy. Lá mọc gần thành chùm, 3 – 4 lá ở đầu
cành, có cuống, phiến lá nguyên, dài 8 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm, giòn, vò nát có mùi
thơm. Hoa khá to, mọc đơn độc ở kẽ lá, cánh hoa mà trắng ở ngoài, màu hồng thắm

ở trong. Quả hồi, tiếng Thổ gọi là mác hồi hay mác chác gồm 6 – 8 đại, có khi 12 –
13 đại, xếp thành hình ngôi sao, đường kính trung bình 2,5 – 3 cm, dày 6 – 10 mm,

5


tươi có màu xanh, khô chín có màu nâu hồng. Trên mỗi đại sẽ nứt làm hai để lộ hạt
màu nâu nhạt nhẵn bóng. Lá, cuống, hoa và quả đều chứa tinh dầu.
Thành phần hóa học
Trong quả hồi chứa các chất nhầy, đường, chủ yếu chứa tinh dầu 3 – 3,5%
(tươi), 9 – 10% hay hơn (khô). Tinh dầu hồi không màu hay màu vàng nhạt. Trong
tinh dầu có chứa 80 – 90% anethol, còn lại là tecpen, pinen, dipenten, limonene,
estragola safrola, tecpineola. Hạt hồi chứa khoảng 50 – 80% dầu béo với thành phần
chính là các acid oleic, linoleic, stearic và myristic. (Đỗ Tất Lợi, 2004)
Công dụng
Hồi có tác dụng kích thích sự thèm ăn, kháng nấm và virus.
Nghiên cứu gần đây của Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) đã cho biết, từ quả hồi đã tách và chiết được acid shikimic. Cứ 100kg quả hồi
khô có thế chiết được từ 6,5 – 7 kg acid shikimic. Acid shikimic được coi là nguồn
nguyên liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu dùng để chữa trị bệnh cúm gia
cầm H5N1 hiện nay. (Theo Kiemlamvung1.org.vn – 01/12/2012)
2.2.3 Thì là
B
6
3

Hình 2.4 Hình ảnh cây thì là ( truy cập ngày10/08/2013)

6



Thì là có tên khoa học Anethum graveolens
Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae)
Thì là cho quả dùng làm thuốc.
Mô tả cây
Thì là là loại cây cỏ nhỏ mọc hàng năm, ít phân nhánh, thân nhẵn, cao 0,3 –
1m, lá xẻ ba thành những phiến nhỏ hình sợi, vò có mùi thơm dễ chịu, nhưng có
người cho là khó chịu. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành tán to thường gồm 10 cọng
không tổng bao và tiểu bao. Quả hình trứng, dài 3 mm, rộng 1,5 mm, dẹt ở lưng,
phân liệt quả tách nhau dễ dàng, có 3 sống dọc nổi.
Thành phần hóa học
Trong quả thì là có chứa 3-4% tinh dầu. Tinh dầu không màu hay hơi vàng
nhạt, thành phần chủ yếu trong tinh dầu là D.limonen, phelandren, 40 – 60%
D.cacvon, một ít paraffin. Tinh dầu trong thì là Ấn Độ còn chứa dillapiol. Theo
Schimmel, thì là của Tây Ban Nha chỉ chứa có 20% cacvon, có pheladren, không có
D.limonen. (Đỗ Tất lợi, 2004)
Công dụng
Thì là giúp kháng khuẩn, tăng khả năng miễn dịch.
2.2.4 Húng cây
B
7
3

7


Hình 2.5 Hình ảnh húng cây ( truy cập ngày 10/08/2013)
Húng cây còn gọi là bạc hà, có tên khoa học là Menthan arvensis L
Thuộc họ Hoa môi Lamiaceace (Labiatae)
Húng cây là một vị thuốc rất phổ thông ở nước ta, nó được dùng trong cả

đông y và tây y.
Mô tả cây
Húng cây là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 10 – 60 cm, có thể cao tới 1m,
thân vuông mọc đứng hay hơi bò, có khi phân nhánh, trên thân có nhiều lông, lá
mọc đối, cuống dài từ 2 – 10 mm, phiến lá hình đứng hay thon dài, dài 3 – 7 cm,
rộng 2 – 3 cm, có mép răng cưa, mặt trên và mặt dưới đều có lông che chở và lông
bài tiết. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, có khi
màu trắng, ít khi thấy quả và hạt.
Thành phần hóa học của cây húng cây
Hoạt chất chủ yếu trong húng cây là tinh dầu. Tỉ lệ tinh dầu trong húng cây
thường từ 0,5-1% có khi lên đến 1,3-1,5%. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu
gồm: Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỉ lệ 40-50% (Trung quốc) hoặc 7090% (Nhật Bản). Menton C19H18O chừng 10-20% trong tinh dầu húng cây Trung
Quốc. (Đỗ Tất Lợi, 2004)
Công dụng
Tác dụng kháng khuẩn, húng cây có tác dụng ức chế Salmonella, ức chế sự
hô hấp và tuần hoàn, làm tăng sự bài tiết, qua đó làm giảm nhiệt độ cơ thể, húng cây
làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non, giúp cho khả năng tiêu hóa
được tốt hơn. (Trần Việt Hưng, Thuốc Nam Trên Đất Mỹ, 1998)

8


2.2.5 Húng quế
B
8
3

Hình 2.6 Hình ảnh cây húng quế ( truy cập ngày 10/08/2013)
Húng quế còn được gọi là húng giổi, rau é, é tía, é quế có tên khoa học là
Ocimum Bacilicum L. var Bacilicum

Thuộc họ Hoa môi Lamiaceace (Labiatae)
Mô tả cây
Cây thuộc thảo, sống hàng năm, thân nhẵn hay có lông, thường phân cành
ngay dưới gốc, cao 50 – 60 cm. Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình thuôn dài, có
thứ màu xanh lục, có thứ màu tím đen nhạt. hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía, mọc
thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng 5 đến 6. Quả chứa
hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.
Thành phần hóa học
Trong húng quế có khoảng 0,4 – 0,8% tinh dầu, tinh dầu có màu vàng nhạt,
thơm nhẹ, hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Húng quế chứa nhiều đạm, có
khoảng 6% lượng protein, chứa nhiều acid amin quan trọng như tryptophan,
methionine, leucine. (PGS.TS Lưu Thị Hiệp)
Công dụng

9


Húng quế có tác dụng, chữa sốt, tăng bài tiết làm hạ nhiệt độ cơ thể, giúp cho
khả năng tiêu hóa được tốt hơn.
2.2.6 Quế
B
9
3

Hình 2.7 Hình ảnh quế
( truy cập ngày 10/08/2013)
Quế có tên khoa học là Cinnamomumn cassia BL
Thuộc giống Cinnamomum
Họ Lauraceae
Ở Việt Nam có Quế thanh tìm thấy ở Thanh Hóa, Quế quỳ tìm thấy ở Hà

Tĩnh, Quế Yên Bái, Quế Bì, Quế Quảng, Mại Quế.
Mô tả cây
Cây quế là loại thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao 15 m,
đường kính có thể đạt đến 40 cm. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa,
gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu. Cây quế khoảng 8 – 10 tháng tuổi thì bắt đầu ra hoa,
hoa có màu trắng hoặc phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng
1, 2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím
than. Tinh dầu quế có vị cay, ngọt, thơm, rất được ưa chuộng.

10


Thành phần hóa học của cây quế
Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu,
trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh dầu quế chủ
yếu là aldehyde cinamic chiếm khoảng 70 – 90%. Trong vỏ quế còn có các hợp chất
diterpenoid, phenyl glycosid, chất nhầy, các hợp chất flavonoid, tanin, coumarin.
(Dược điển Việt Nam III)
Công dụng
Làm tăng sự bài tiết, tăng nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn, quế còn có
tính sát khuẩn, sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm tăng khả năng tiêu thụ thức
ăn, từ đó làm tăng tăng trọng của vật nuôi.
2.2.7 Giới thiệu về chế phẩm Spice Master
B
0
4

Chế phẩm Spice Master là một hỗn hợp thảo dược được làm từ các loại dược
thảo: tỏi, hồi, thì là, húng cây, húng quế, quế. Hỗn hợp thảo dược này có tác dụng
kháng khuẩn, kích thích tiết dịch tiêu hóa, giúp cho sự tiêu hóa thức ăn trong đường

ruột tốt hơn, tăng nhu động đường ruột, thúc đẩy tăng trưởng, hạn chế bệnh trên
đường hô hấp, làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, giảm FCR, từ đó làm tăng lợi
nhuận trong chăn nuôi.

11


Chương 3
B
9

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
B
7
1

Từ ngày 04/9/2012 đến 16/10/2012 tại Trại thực nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Nội dung thí nghiệm
B
8
1

Đánh giá sức tăng trưởng của gà được cho ăn thức ăn có hay không có bổ
sung hỗn hợp thảo dược vào thức ăn gà thịt công nghiệp.
3.3 Bố trí thí nghiệm
B
9
1


Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Thí
nghiệm được tiến hành trên 3 lô, 8 lần lặp lại cho mỗi lô và 10 gà cho mỗi lần lập
lại.
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thức ăn

Spice Master

I

II

III

(n = 80)

(n = 80)

(n = 80)

Căn bản không có

Căn bản không có

Căn bản không có

kháng sinh

kháng sinh


kháng sinh

0

+ 0,03

+ 0,05

(%)

12


×