Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤTTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FURNIWEB VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.63 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤTTẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN FURNIWEB VIỆT NAM

NGUYỄN LÊ PHƯỚC AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN FURNIWEB VIỆT NAM

NGUYỄN LÊ PHƯỚC AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bình Minh
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012




Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FURNIWEB VIỆT NAM”do
NGUYỄN LÊ PHƯỚC AN, sinh viên khoá 35, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH
(TỔNG HỢP), đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày _________

NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

_______________________
Ngày ….. tháng 12 năm 2012

Chủ Tịch Hội Đồng chấm báo cáo
(Chữ ký – Họ tên)

____________________________
Ngày ….. tháng 12 năm 2012

Thư Ký Hội Đồng chấm báo cáo
(Chữ ký – Họ tên)

____________________________
Ngày ….. tháng 12 năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Trước hết con cảm ơn ba mẹ, người thân đã ủng hộ, theo dõi và động viên trong

suốt quá trình học tập để con có được ngày hôm nay.
Kế tiếp con xin chân thành cảm ơn những thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ trong suốt quá trình theo học tại
trường.
Đặc biệt emxin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Bình Minh, người đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo, Anh Đinh Bá Nguyên – Giám đốc sản xuất và tất cả anh
chị trong công ty đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực tập.
Cảm ơn những bạn bè cùng chung vai, sát cánh bên tôi trong quá trình học tập trên
giảng đường đại học.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khoẻ tới tất cả mọi người.
TP.Hồ Chí Minh, Ngày … tháng … năm 2012
Sinh Viên Thực Hiện
Nguyễn Lê Phước An


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN LÊ PHƯỚC AN, Tháng 12 năm 2012, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông
Lâm – Thành Phố Hồ Chí Minh. “Nghiên Cứu Hoạt Động Quản Trị Sản Xuất Tại
Công Ty Cổ Phần Furniweb Việt Nam”
NGUYEN LE PHUOC AN,August 2012,Faculty ofEconomics, Nong Lam
University – Ho Chi Minh City. “ResearchingThe Activity of Operation Management
Aspects at The Furniweb Viet NamStock Company”
Công Ty Cổ Phần Furniweb Việt Nam là Công Ty con của Công Ty Furniweb
Manufacturing tại Malaysia. Chức năng chính là sản xuất, kinh doanh xuất khẩu đem lại
lợi nhuận và bảo toàn nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Để thực hiện chức năng đó thì
việc đề ra chiến lược quản trị sản xuất hợp lý là rất quan trọng. Từ đó giúp công ty tận
dụng tốt tiềm lực. Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất việc đó là một trong những yếu
tố quyết định đến sự thắng lợi.
Nhận thấy tầm quan trọng đó tôi thực hiện đề tài “Nghiên Cứu Hoạt Động Quản

Trị Sản XuấtTại Công Ty Cổ Phân Furniweb Việt Nam”nhằm tìm hiểu hoạt động
quản trị sản xuất, điều độ tác nghiệp, năng suất lao động, quá trình quản lý chất lượng sản
phẩm.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp tại công ty,
qua sách báo, các bài luận văn về các vấn đề liên quan tới nghiên cứu và tổng hợp những
thông tin, số liệu thu thập được. Trên cơ sở đó đưa ra kết luận và giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản trị sản xuất như: Phương pháp sắp xếp đơn hàng, nâng cao năng suất
lao động, thống kê và kiểm soát chất lượng sản phẩm,…


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ x 
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. xi 
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... xiii 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 
1.1. 

Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 

1.2. 

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 

1.2.1.  Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 
1.2.2.  Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 
1.3. 

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 


1.3.1.  Về không gian .............................................................................................. 3 
1.3.2.  Về thời gian .................................................................................................. 3 
1.4. 

Cấu trúc khoá luận ........................................................................................... 3 

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ........................................................................................... 5 
2.1. 

Tổng quan về Công Ty cổ phần Furniweb (Việt Nam) ................................... 5 

2.1.1.  Giới thiệu chung về công ty ......................................................................... 5 
2.1.2.  Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 5 
2.2. 

Sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác ........................................... 6 

2.2.1.  Sản phẩm ...................................................................................................... 6 
2.2.2.  Thị trường trong và ngoài nước ................................................................... 7 
2.2.3.  Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................ 8 
2.3. 

Cơ cấu tổ chức công ty, chức năng từng bộ phận, phòng ban ......................... 8 

2.3.1.  Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 8 
2.3.2.  Chức năng các phòng ban ............................................................................ 9 
vi



2.4. 

Quy trình sản xuất.......................................................................................... 10 

2.5. 

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ................................................ 12 

2.6. 

Thuận lợi và khó khăn ................................................................................... 14 

2.6.1.  Thuận lợi .................................................................................................... 14 
2.6.2.  Khó khăn .................................................................................................... 14 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 16 
3.1. 

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 16 

3.1.1.  Khái niệm, vai trò, mục tiêu quản trị sản xuất và tác nghiệp ..................... 16 
3.1.2.  Lập kế hoạch cung ứng vật tư phục vụ sản xuất ........................................ 17 
3.1.3.  Điều độ tác nghiệp ..................................................................................... 21 
3.1.4.  Năng suất lao động ..................................................................................... 24 
3.1.5.  Kiểm tra chất lượng và một số kỹ thuật cải tiến chất lượng ...................... 27 
3.2. 

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33 

3.2.1.  Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 33 
3.2.2.  Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 33 

3.2.3.  Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 33 
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 34 
4.1. 

Thực trạng dự báo các đơn đặt hàng của công ty cổ phần Furniweb (Việt Nam)
....................................................................................................................... 34 

4.2. 

Phân tích việc quản lý vật tư trong công ty cổ phần Furniweb (Việt Nam) .. 36 

4.2.1.  Xác định định mức tiêu hao vật tư ............................................................. 36 
4.2.2.  Mua sắm vật tư ........................................................................................... 39 
4.2.3.  Bảo quản vật tư .......................................................................................... 40 
4.2.4.  Cấp phát vật tư ........................................................................................... 41 
4.2.5.  Sử dụng vật tư ............................................................................................ 42 
4.3. 

Đánh giá khả năng cung ứng vật tư ............................................................... 43 

4.3.1.  Khả năng cung ứng vật tư .......................................................................... 43 
4.3.2.  Dự trữ vật tư ............................................................................................... 46 
4.4. 

Phân tích quy trình tiếp nhận và xử lí đơn hàng tại Công Ty........................ 47 
vii


4.5. 


Phân tích công tác điều độ tác nghiệp của công ty ........................................ 49 

4.5.1.  Sắp xếp đơn hàng theo nguyên tắc tới trước làm trước ............................. 51 
4.5.2.  Sắp xếp đơn hàng theo nguyên tắc thời hạn giao hàng sớm nhất .............. 52 
4.5.3.  Sắp xếp đơn hàng theo nguyên tắc thời gian thực hiện ngắn nhất ............. 53 
4.5.4.  Sắp xếp đơn hàng theo nguyên tắc thời gian thực hiện dài nhất ................ 53 
4.5.5.  Tỉ số tới hạn (CR) hay mức độ hợp lý của việc bố trí công việc ............... 55 
4.6. 
4.6.1. 

Phân tích năng suất lao động của công ty...................................................... 57 
Các chỉ tiêu tính năng suất lao động .......................................................... 57 

4.6.2.  Phân tích các chỉ tiêu tính năng suất lao động ........................................... 58 
4.6.2.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động ........................... 60 
4.7. 

Thực trạng công tác kiểm tra chất lượng và một số kỹ thuật cải tiến chất lượng

tại công ty .................................................................................................................. 63 
4.7.1.  Quản lý theo quá trình ................................................................................ 63 
4.7.2.  Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng ...................................... 65 
4.8. 

Đánh giá chung về hoạt động quản trị sản xuất của công ty ......................... 70 

4.8.1.  Ưu điểm ...................................................................................................... 70 
4.8.2.  Nhược điểm ................................................................................................ 71 
4.9. 


Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị sản xuất của công ty ......... 72 

4.9.1.  Vấn đề dự báo ............................................................................................ 72 
4.9.2.  Chú trọng hoạt động Marketing ................................................................. 73 
4.9.3.  Đối với công tác điều độ tác nghiệp ........................................................... 73 
4.9.4.  Giải pháp về quản trị nguồn nhân lực ........................................................ 73 
4.9.5.  Biện pháp cải thiện môi trường làm việc ................................................... 74 
4.9.6.  Tăng cường công tác quản lý chất lượng ................................................... 74 
4.9.7.  Một số giải pháp khác ................................................................................ 74 
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 75 
5.1. 

Kết luận.......................................................................................................... 75 

5.2. 

Kiến nghị ....................................................................................................... 76 

5.2.1.  Đối với công ty mẹ Furniweb Manufacturing............................................ 76 
viii


5.2.2.  Đối với nhà nước ........................................................................................ 76 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 77 

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CR


Tỉ số tới hạn (Critical Ratio)

Dtx

Dự trữ thường xuyên

Dbh

Dự trữ bảo hiểm

EDD

Thời hạn giao hàng sớm nhất (Earliest Due Date)

EU

Các nước Châu Âu (European Union)

FCFS

Đến trước làm trước (First Come, Frist Served)

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân


HĐQT

Hội đồng quản trị

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KH - VT

Kế hoạch, vật tư

LTP

Thời gian thực hiện dài nhất (Longest Processing Time)

Mbqn

Mức sử dụng vật tư bình quân một ngày

Ncc

Số ngày cung ứng cách nhau

Nbh

Số ngày bảo hiểm bao gồm: số ngày vận chuyển, số ngày

chuẩn bị, số ngày kiểm tra

NSLĐ

Năng suất lao động

QC

Quản lý chất lượng (Quality control)

SPT

Thời gian thực hiện ngắn nhất ( Shortest Processing Time)

SX

Sản xuất

TC – HC

Tổ chức – Hành chánh

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO


Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1. Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2010-2011........... 12 
Bảng 2. 2. Bảng Doanh Thu Bán Hàng Theo Khu Vực ..................................................... 13 
Bảng 4. 1. Thực Trạng Công Tác Dự Báo Tại Công Ty ....................................................35
Bảng 4. 2. Tình Hình Sản Xuất Của Công Ty Furniweb (Việt Nam) Năm 2011 .............. 36 
Bảng 4. 3. Định Mức Tiêu Hao Vật Tư Cho Một Đơn Vị Sản Phẩm ................................ 38 
Bảng 4. 4. Kế Hoạch Đơn Hàng ......................................................................................... 39 
Bảng 4. 5. Tiêu Chuẩn Chọn Nhà Cung Ứng ..................................................................... 40 
Bảng 4. 6. Mức Tiêu Hao Vật Tư tại Công Ty Cổ Phần Furniweb Năm 2011 ................. 42 
Bảng 4. 7. Tình Hình Cung Ứng Vật Tư về Mặt Số Lượng ............................................... 43 
Bảng 4. 8. Tình Hình Cung Ứng Đồng Bộ Vật Tư ............................................................ 45 
Bảng 4. 9. Vật Tư Được Kiểm Kê Mỗi Quý Thực Tế Năm 2011 ...................................... 46 
Bảng 4. 10. Tình Hình Tồn Kho Năm 2011 Của Công Ty Furniweb ................................ 47 
Bảng 4. 11. Danh Sách Các Đơn Hàng Vào Ngày 2 Tháng 5 Năm 2012 .......................... 50 
Bảng 4. 12. Thời Gian Thực Hiện và Thời Gian Giao Hàng Của Các Đơn Hàng ............. 51 
Bảng 4. 13. Sắp Xếp Đơn Hàng 02/05 Theo Nguyên Tắc Tới Trước Làm Trước ............ 52 
Bảng 4. 14. Sắp Xếp Đơn Hàng 02/05 Theo Nguyên Tắc Thời Hạn Giao Hàng Sớm Nhất
............................................................................................................................................ 52 
Bảng 4. 15. Sắp Xếp Đơn Hàng 02/05 Theo Nguyên Tắc Thời Gian Thực Hiện Ngắn
Nhất .................................................................................................................................... 53 
Bảng 4. 16. Sắp Xếp Đơn Hàng 02/05 Theo Nguyên Tắc Thời Gian Thực Hiện Dài Nhất
............................................................................................................................................ 54 
Bảng 4. 17. Bảng Tổng Kết ................................................................................................ 54 
Bảng 4. 18. Ứng Dụng Tỉ Số Tới Hạn (CR)....................................................................... 56 

Bảng 4. 19. Thứ Tự Ưu Tiên Trong Ứng Dụng Tỉ Số Tới Hạn (CR) ................................ 56 
Bảng 4. 20. Các Chỉ Tiêu Liên Quan Tới Việc Tính Năng Suất Lao Động ...................... 57 
xi


Bảng 4. 21. Các Chỉ Tiêu Năng Suất Lao Động ................................................................ 59 
Bảng 4. 22. Biểu Năng Suất Lao Động Năm 2011 ............................................................ 61 
Bảng 4. 23. Thống Kê Số Lỗi Của Thành Phẩm Đơn Hàng AA ....................................... 66 
Bảng 4. 24. Một Số Lỗi và Nguyên Nhân Tạo Ra Lỗi Trên Sản Phẩm ............................. 68 
Bảng 4. 25. Sai Sót Của 20 Cuộn (100 Met/ Cuộn) Dây Đai Thành Phẩm VN 150 ......... 69 

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2. 1. Sơ Đồ Tổ Chức .................................................................................................... 8 
Hình 2. 2. Sơ Đồ Kết Cấu Sản Xuất Dây Đai .................................................................... 11 
Hình 2. 3. Quy Trình Sản Xuất........................................................................................... 11 
Hình 3. 1. Sơ Đồ Chức Năng Của Quá Trình Điều Độ Tác Nghiệp ..................................21
Hình 3. 2. Các Bước Xây Dựng Biểu Đồ Kiểm Soát ......................................................... 31 
Hình 3. 3. Các Khoản Trong Biểu Đồ Kiểm Soát .............................................................. 32 
Hình 4. 1. Quy Trình Ký Kết Một Hợp Đồng ....................................................................47
Hình 4. 2. Quy Trình Đáp ứng Mẫu Cho Khách Hàng ...................................................... 48 
Hình 4. 3. Quy Trình Kiểm Tra Sản Phẩm ......................................................................... 65 
Hình 4. 4. Biểu Đồ Pareto Lỗi Thành Phẩm....................................................................... 67 
Hình 4. 5. Biểu Đồ Kiểm Soát Khuyết Tật c ...................................................................... 70 

xiii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương quốc tế, là cửa ngõ của
một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong khu vực có
nền kinh tế năng động rất có tiềm năng. Bên cạnh đó nước đã tacó nhiều chuyển biến lớn
từ sau ngày giải phóng, từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, bao cấp, với cơ cấu ngành
nông nghiệp chiếm tỉ trọng rấtcao đã và đang nỗ lực giảm dần tỉ trọng này, dần dần nâng
cao tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Từng bước chuyển sang một nền kinh tế
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt là ngày 11 tháng 1 năm 2007 nước ta chính thức
là thành viên củaHiệp Hội Kinh Tế Thế Giới (WTO) càngtạo điều kiện thuận lợi cho Việt
Nam giao thương quốc tế với các nước trên thế giới và thu hút nguồn vốn từ nước ngoài.
Với những tiềm năng đócác Công Ty nước ngoài đã ồ ạt tiến vào Việt Nam đầu tư thành
lập công ty con. Trong đó có Công Ty Cổ Phần Furniweb Manufacturing quyết định đầu
tư thành lập Công Ty con ở Việt Nam và đã thu được những thành công nhất định.
Lúc đầu tư vào Việt Nam ngành công nghiệp dây đai mới manh nha nhưng vài
năm gần đây xuất hiện một số đối thủ cạnh tranh đầu tư vào ngành này. Sau khủng hoảng
năm 2008 lại gặp những khó khănvề vật tư tăng giá, lãi suất vốn vay…, đẩy giá thành sản
phẩm lên cao. Trong điều kiện lúc bấy giờ việc quan trọng là phải tận dụng tối đa nguồn
lực của Công Ty, hoạch định tốt chiến lược sản xuất. Muốn làm được điều đó Công Ty
phải nắm bắt thông tin nhanh, chính xác, phân tích thông tin một cách khoa học. Từ đó đề
ra chiến lược đúng đắn. Trong giai đoạn này quản trị sản xuất tốt sẽ giúp doanh nghiệp


tận dụng được tiềm năng sẵn có, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi thế cạnh tranh
bằng chất lượng và tăng uy tín bằng khả năng đáp ứng đơn hàng tốt.
Quản trị sản xuất là những hoạt động liên quan tới việc quản trị các yếu tố đầu vào
(sức lao động, vốn, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,…), tổ chức, phối hợp chúng để

được sản phẩm đầu ra hiệu quả nhất, chất lượng tốt nhất và cuối cùng là tiêu thụ sản
phẩm. Quản trị sản xuất có vai trò quan trọng, là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển bền
vững cho doanh nghiệp. Nếu quản trị sản xuất tốt sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt tiềm
năng của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và quan trọng hơn nữa là tăng khả
năng đáp ứng đơn hàng thu được lợi nhuận cao hơn, ngược lại có thể làm doanh nghiệp
thua lỗ thậm chí là phá sản. Đối với một doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất như Furniweb
thì việc đáp ứng đơn hàng, đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng là nhiệm vụ quan
trọng góp phần tạo nên uy tín và giữ chân khách hàng.
Nhận thấy yêu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm, Ban Giám Đốc công ty, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên
Cứu Hoạt Động Quản Trị Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Furniweb Việt Nam”. Đề
tài nhằm có cái nhìn tổng quát về hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp ở doanh
nghiệp, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị sản
xuất và định hướng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khoá luận tập trung nghiên cứu hoạt tình hình quản trị sản xuất và điều độ tác
nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Furniweb Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công
tác quản trị sản xuất của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích thực trạng dự báo đơn đặt hàng của công ty.

-

Phân tích việc quản lý vật tư trong công ty cổ phần Furniweb Việt Nam.

-


Đánh giá công tác cung ứng vật tư phục vụ sản xuất của công ty.

-

Phân tích quy trình tiếp nhận và xử lý đơn hàng của công ty.

-

Phân tích công tác điều độ tác nghiệp của công ty.
2


-

Phân tích năng suất lao động của công ty.

-

Nghiên cứu công tác kiểm tra chất lượng và một số kỹ thuật kiểm tra chất lượng

của công ty.
-

Đánh giá chung về hoạt động quản trị sản xuất của công ty.

-

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị sản xuất tại công ty.

1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Về không gian
Thực trạng tại công Ty Cổ Phần Furniweb (Việt Nam). Địa chỉ: Số 18 Đường 3A,
Khu công nghiệp Biên Hoà II, Phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Về thời gian
Thời gian thực hiện: Từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2012.
Khoá luận sử dụng số liệu năm 2010, 2011.
1.4. Cấu trúc khoá luận
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về công ty, tổng quan địa bàn nghiên cứu và sơ lược về quá trình hình
thành và phát triển của công ty, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, tình hình hoạt
động sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần đây. Những thuận lợi
và khó khăn công ty gặp phải.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận, hoạch định lịch trình sản xuất, các chỉ tiêu năng suất lao động và
vận dụng những kiến thức liên quan vào đề tài nghiên cứu. Nêu lên các phương pháp thu
thập, phân tích số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích các thực trạng hoạt động dự báo, tồn kho, cung ứng vật liệu, hoạch định
lịch trình sản xuất, tiếp nhận và xử lí đơn hàng, năng suất, tình hình sử dụng vật tư, kiểm
tra chất lượng, các kỹ thuật cải tiến chất lượng đã thực hiện và đề ra một số biện pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị sản xuất tại Furniweb Việt Nam.
3


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu lên kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị với
công ty mẹ và chính quyền để thực hiện hoạt động quản trị sản xuất tốt hơn cho sự phát
triển của công ty trong cũng như tăng khả năng đáp ứng đơn hàng tốt hơn trong tương lai.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Công Ty cổ phần Furniweb (Việt Nam)
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty

: Công Ty Cổ Phần Funiweb (Việt Nam)

Tên viết tắt bằng tiếng Việt : FVN
Tên giao dịch

: Furniweb (Việt Nam) Shareholding Company

Tên viết tắt tiếng Anh

: FVN

Địa chỉ

:Số 18 Đường 3A, Khu công nghiệp Biên Hoà II,

Phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại

:061.3832742; 061.3833089


Fax

: 061.3833090

Email

:

Website

:www.fvsc.com.vn

Giấy phép kinh doanh

: 1811/GPĐT do bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày

16/01/1997.
Công ty mẹ

: Công ty cổ phần Furniweb Manufacturing

Địa chỉ: Lot 28, Jalan Sg, Besi, Bt 12, Kg, Baru Balakong 43300 Cheras, Selangor,
Malaysia.
Năng lực sản xuất

: Trên 40 triệu mét dây đai/năm

Thị trường tiêu thụ


: Xuất khẩu trên 40 quốc gia trên thế giới nhưng chủ

yếu là thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Năm 1996 Công Ty Cổ Phần Furniweb Manufacturing quyết định thành lập công
ty con với tên Công Ty TNHH Furniweb Việt Nam. Nơi đặt công ty là khu công nghiệp
Biên Hoà II, tỉnh Đồng Nai.
Ngày 16/01/1997 Công ty TNHH Furniweb Việt Nam được Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Việt Nam cấp giấy phép hoạt động.
Tháng 04/1998 Công ty TNHH Furniweb Việt Nam đi vào hoạt động với một
xưởng sản xuất chính.
Đến năm 2000 do nhu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty quyết định đầu tư thêm
một phân xưởng mới lớn hơn phân xưởng cũ, hoạt động sản xuất với cường độ cao.
Công Ty Furniweb Việt Nam mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập
Công Ty TNHH Furnitech Conponents (Việt Nam) vào năm 2004 sản xuất khung ghế
bằng kim loại, phụ kiện bằng kim loại phục vụ cho ngành công nghiệp ghế và nội thất,
mua lại 100% Công Ty TNHH sản xuất thun và nguyên liệu may (Việt Nam).
Công Ty TNHH Furniweb Việt Nam được chuyển thành Công Ty Cổ Phần
Furniweb Việt Nam ngày 01/01/2008 theo giấy chứng nhận đầu tư số 472033000358,
được phê chuẩn bởi ban Quản Lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Sau đó hoạt động
tới nay.
2.2. Sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác
2.2.1. Sản phẩm
Sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Furniweb Việt Nam là dây đai, dây thun và dây
thắc chân gà.
Dây đai: Có rất nhiều loại tuỳ thuộc vào độ rộng, độ giãn và công dụng. Ta chia
làm 2 loại:
-


Loại nhẹ: Độ giãn từ 80-100 làm tựa lưng của ghế salon, ghế tựa.

-

Loại nặng: Độ giãn từ 20-30 dùng làm lót giường ngủ, đáy salon thay thế dây lò xo
hoặc gỗ.
Sợi thun: Có 3 loại chính

-

Sợi thun: Dùng để dệt quần jean: là sự kết hợp giữa sợi spandex và sợi polyester.
6


-

Sợi thun: Dùng để dệt cổ vớ là sự kết hợp của cao su và sợi polyester hay sợi
nylon.

-

Sợi dùng làm dệt bao tay là sự kết hợp sợi cao su và sợi cotton.
Đặc tính sản phẩm: Sản phẩm của công ty phần lớn phục vụ cho xuất khẩu, đặc

biệt cho các thị trường như Châu Âu, Châu Mỹ,…đòi hỏi phải có chứng nhận chất lượng.
Vì vậy, công ty phải liên tục cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm
và chất lượng cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong khi kinh doanh quốc tế.
Nếu sản phẩm không đạt chất lượng như trong hợp đồng thì ta phải bồi thường hợp
đồnghoặc không được xuất cảng gây thiệt hại lớn cho công ty.

2.2.2. Thị trường trong và ngoài nước
Nhãn hiệu dây đai của công ty đã tạo được uy tín và được các khách hàng trên thế
giới ưa chuộng, đặc biệt là các công ty sãn xuất nội thất (Italsofa, Natuzzi, Hiskory
Spring, Shann,…) và các khách hàng trung gian chuyên tiêu thụ sản phẩm của công ty
thông qua thương hiệu của họ. Ở Việt Nam sản phẩm dây đai của công ty được các công
ty nội thất biết đến ngày càng nhiều như: Rosano, Công ty AA, Công ty Đệ Nhất,… thông
qua việc trưng bày sản phẩm ở các hội chợ ngành dệt may Việt Nam.
Ở thị trường nội địa sản phẩm dây đai của công ty gần như chưa có đối thủ cạnh
tranh cho ngành trang trí nội thất. Người tiêu dùng cá nhân thường chỉ biết tới sản phẩm
của công ty thông qua các công dụng khác như: sử dụng dây đai kiện hàng, ràng hàng hoá
để chở,… do dây đai của công ty có độ co giãn thích hợp, bền và mỹ quan nhất khi chở
hàng.
Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng
được cải thiện, nhu cầu sử dụng những sản phẩm phục vụ đời sống như đồ trang trí nội
thất ngày càng tăng, người sử dụng có quyền chọn sản phẩm mà họ mong muốn: chất
lượng tốt, an toàn và tiện nghi khi sử dụng. Châu Âu và châu Mỹ là hai thị trường mục
tiêu của công ty, vì các công ty đứng đầu thế giới về đồ trang trí nội thất tập trung ở khu
vực này như: Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Brazil… Thị trường giàu tìm năng khác mà công ty
hướng đến là khu vực Châu Phi do đã có một số nhà sản xuất đồ trang trí nột thất ở Châu
Âu đang mở rộng sản xuất ở các nước thuộc khu vực này như: Nam Phi, Nigiêria,…
7


2.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm dây đai chủ yếu phục vụ cho ngành trang trí nội thất, gần như không có
đối thủ cạnh tranh ở mặt hàng này. Còn về sản phẩm sợi ta phải đối mặt với sự cạnh tranh
gây gắt của các đối thủ như: Sabaco, Hoàng Phú,… Cùng với các sản phẩm sợi xuất xứ
từ Trung Quốc. Ở thị trường trong nước sản phẩm sợi của công ty vẫn được chấp nhận do
có giá cả hợp lý nhưng chất lượng tốt.
2.3. Cơ cấu tổ chức công ty, chức năng từng bộ phận, phòng ban

2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2. 1. Sơ Đồ Tổ Chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔ CHỨC
HÀNHCHÁNH

- Bán hàng
- Xuất nhập
khẩu
- Nhân sự
- Vật tư

KHO

- Kho nguyên
vật liệu
- Kho thành
phẩm

GIÁM ĐỐC
NHÀMÁY

- Phòng kế hoạch
- Phân xưởng dệt dây
đai
- Phân xưởng sợi thun
- Phòng bảo trì


QUẢN LÝ
CHẤTLƯỢNG

- Phòng QA
- Phòng QC

GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH

- Kế toán

Nguồn: Phòng TC - HC
-

Sơ đồ quản lýba cấp (Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám Đốc, các phòng ban).

-

Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng không

trực tiếp ra quyết định mà chỉ đưa ra những quyết định trong phạm vi chuyên môn của
mình. Đồng thời đề xuất và tham vấn cho Ban Tổng Giám Đốc về những việc có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: Cải tiến chất lượng, nâng cao năng suất lao
động cũng như thực thi các chính sách của pháp luật Việt Nam…
8


-


Ưu điểm của cách tổ chức: Là phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, tạo

cơ hội cho các bộ phận phát huy năng lực của mình, thống nhất được quyết định của các
bộ phận, nâng cao chất lượng quản lý và giảm gánh nặng cho người quản lý các cấp.
2.3.2. Chức năng các phòng ban
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, thực hiện chức năng
quản lý, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của công ty mẹ ở Malaysia và công ty con ở
Việt Nam. Chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty.
Tổng giám đốc: Điều hành chung hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước hội đồng quản trị. Xây dựng chiến lược và triển
khai thực hiện chiến lược sau khi được hội đồng quản trị phê duyệt.
Phó tổng giám đốc: Điều hành chung mọi hoạt động của công ty, chuyên sâu khâu
kế toán và kho.
Tổ chức hành chính: Phụ trách chung về lĩnh vực nhân sự hành chính kiêm phụ
trách tiếp nhận và bán hàng ngoài nước.
Giám đốc nhà máy: Chịu trách nhiệm với công ty về mọi hoạt động trong sản xuất
tạo sản phẩm hàng hóa.
Quản lý kho: Chịu trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, thành phẩm và kho phụ
tùng thay thế.
Quản lý chất lượng: Phụ trách về chất lượng, kiểm soát qui trình sản xuất phù hợp
với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 mà công ty đã đề ra.
Giám đốc tài chính: Phụ trách về mặt tài chính và kế toán của công ty.
Các phòng ban trực thuộc:
-

Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu, chấm

công, tính lương thưởng và khoản khác liên quan đến người lao động.
-


Phòng bán hàng trong nước: Phụ trách khâu bán hàng trong nước như nhận đơn

hàng từ khách hàng, chuyển phòng kế hoạch yêu cầu xuất hàng.
-

Phòng xuất nhập khẩu: Làm thủ tục xuất và nhập khẩu hàng hóa.

-

Phòng cung ứng: Tìm nhà cung ứng, đặt hàng đáp ứng cho yêu cầu từ các phòng

ban trong công ty.
9


-

Phòng bảo vệ: Bảo vệ tài sản của công ty, kiểm soát hàng hoá ra vào công ty,

kiểm soát việc bấm thẻ của toàn bộ nhân viên.
-

Phòng y tế: Nhiệm vụ là sơ cấp cứu cho người lao động trước khi đưa vào bệnh

viện, khám bệnh và phát thuốc cho người lao động bị ốm trong phạm vi cho phép, hoàn
tất thủ tục thanh toán bảo hiểm cho người lao động.
-

Kho nguyên vật liệu: Phân phối nguyên vật liệu cho sản xuất và nhận nguyên vật


liệu từ nhà cung ứng.
-

Kho thành phẩm: Nhận thành phẩm từ xưởng sản xuất và xuất thành phẩm theo

phiếu xuất kho hàng hóa.
-

Phân xưởng dệt và phân xưởng sợi thun: Có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm đảm

bảo chất lượng và số lượng theo kế hoạch đề ra.
-

Phòng kế hoạch: Nhiệm vụ là lập kế hoạch, theo dõi kế hoạch của nguyên vật liệu

và sản phẩm theo đơn hàng.
-

Phòng bảo trì: Bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị và hệ thống điện đảm bảo hệ

thống hoạt động tốt.
-

Phòng quản lý chất lượng: Kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

-

Phòng QC: Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, phân tích mẫu vật tư, kiểm soát chất

lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

-

Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính của Công Ty.

2.4. Quy trình sản xuất
-

Hình thức tổ chức: hình thức tổ chức của công ty theo hướng chuyên môn hoá kết
hợp
+ Chuyên môn hoá theo công nghệ: Các nhóm máy móc, thiết bị công nghệ giống

nhau thì được bố trí cùng khu vực trong xưởng như: Máy dệt, máy kiểm hàng, máy quấn
hàng,…
+ Chuyên môn hoá theo đối tượng: nhóm sản phẩm khác nhau sẽ được sản xuất
trên máy móc, thiết bị khác nhau.
-

Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
10


Hình 2. 2. Sơ Đồ Kết Cấu Sản Xuất Dây Đai
Phòng bảo trì

Khâu dệt

Kiểm hàng

Phòng QA


Quấn hàng

Phòng QC

Đóng gói

Kho thành phẩm
Nguồn: Phòng Hành Chính

Ghi chú:
-

- Bộ phận sản xuất

- Bộ phận sản xuất phụ trợ

Quy trình sản xuất dây đai thun
Hình 2. 3. Quy Trình Sản Xuất
Sợi sao su; PP
Dệt

KCS

Quấn hàng

Thành phẩm

Nguồn: Bộ Phận Sản Xuất
Diễn giải
Bước 1: Nguyên vật liệu (sợi cao su, PP, Flat …) đưa vào sản xuất phải được cân,

kiểm tra độ bền đứt, độ giãn … ở khâu kiểm soát nguyên vật liệu nhập kho.
11


Bước 2: Sợi PP và cao su được đưa vào máy dệt theo bảng cấu trúc sản phẩm.
Bước 4: Máy dệt hoạt động kết nối các sợi với nhau tạo thành dây đai, sợi thun,…
Bước 5: Dây đai, sợi thun,… Sau khi dệt được chuyển đến máy kiểm tra chất
lượng.
Bước 6: Dây đai được quấn thành cuộn 50 m hoặc 100 m tuỳ theo yêu cầu.
Bước 7: Những cuộn dây được cho vào đóng gói thành phẩm.
Các bộ phận phụ trợ: Kho thành phẩm, kho vật liệu, phòng bảo trì, phòng QA, QC.
2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh toàn diện tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty giúp ta đánh giá được kết quả và hiệu quả của công tácquản trị
toàn diện.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ công ty nào, là chỉ tiêu phản ánh tổng
hợp phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2. 1. Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2010-2011
ĐVT: Tỷ Đồng
Khoản mục
1. Tổng doanh thu

2010

Chênh lệch

2011

+/- ∆


%

168,35

185,01

16,66

9,9

0

0

0

0

3. Doanh thu thuần

168,35

185,01

16,66

9,9

4. Giá vốn hàng bán


125,69

134,7

9,01

7,17

5. Lợi nhuận gộp

42,66

50,31

7,99

17,93

6. Doanh thu HĐTC

0,808

3,029

2,221

274,88

7. Chi phí HĐTC


10,56

7,763

(2,797)

(26,49)

8. Chi phí bán hàng

1,578

7,436

5,858

371,22

8,67

12,34

3,67

42,33

22,66

25,8


3,14

13,86

2. Các khoản giảm trừ

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận từ HĐSXKD

Nguồn: Phòng KếToán
12


×