Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

SỬ DỤNG MÔ HÌNH ARIMA TRONG DỰ BÁO SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH KHANG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 90 trang )

 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

SỬ DỤNG MÔ HÌNH ARIMA TRONG DỰ BÁO SẢN LƯỢNG
GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH KHANG LONG

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Sử dụng mô hình Arima
trong dự báo sản lượng gạo xuất khẩu tại công ty TNHH Khang Long” do NGUYỄN THỊ
THANH THỦY, sinh viên khóa K35, ngành Kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________.

ThS. TRẦN HOÀI NAM
Giáo viên hướng dẫn

______________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


__________________________
Ngày

 

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin chân thành cảm ơn Ông Bà, Cha Mẹ và những người thân
trong gia đình đã luôn chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện cho con có
được ngày hôm nay!
Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP HCM
nói chung và các thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng đã truyền dạy cho em những kiến thức

chuyên môn, kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian học tập. Cảm ơn thầy
cô đã chắp cánh cho ước mơ của em được bay cao, bay xa.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Hoài Nam đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh Đạo Công Ty TNHH Xuất
nhập khẩu Khang Long, xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Kim Trúc Phó giám đốc công ty, anh
Hoài – kế toán trưởng, chị Thuận, chú Định cùng phòng Xuất Nhập Khẩu và các cô, chú,
anh chị ở các phòng ban khác tại công ty đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Ngoài ra em xin cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ cho
em, đặc biệt là các bạn lớp DH09KT. Chúc các bạn may mắn, hạnh phúc, thành công và
hoàn thành bài khóa luận của mình thật tốt. Em hy vọng rằng sự cố gắng của mỗi người
chúng ta khi làm bất cứ điều gì thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con
đường sự nghiệp tương lai!!!
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với trình độ hiểu biết và tầm
nhìn chưa rộng. Vì thế, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự
góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Thủy

 


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ THANH THỦY. Tháng 12 năm 2012. “Sử Dụng Mô Hình Arima
Trong Dự Báo Sản Lượng Gạo Xuất Khẩu Tại Công Ty TNHH Khang Long”.
NGUYEN THI THANH THUY. DECEMBER 2011. “Using Arima Models In
Forecasting Khang Long Company Limited’s Rice Production”.
Đối với Việt Nam thì gạo là một mặt hàng quan trọng nhằm đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia và cũng là một mặt hàng xuất khẩu chính. Xuất khẩu gạo là một thế
mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên việc phân tích hoạt động xuất khẩu gạo
của các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của
doanh nghiệp, đặc biệc việc sử dụng mô hình dự báo sản lượng gạo xuất khẩu trong tương
lai để giúp công ty đưa ra những quyết định thu mua dự trữ gạo đúng đắn.
Đề tài: “Sử dụng hình Arima trong dự báo sản lượng gạo xuất khẩu tại công ty
TNHH Khang Long” tập trung nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề sau:
-

Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Khang Long
trong năm 2010-2011.

-

Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty trách nhiệmhữuhạn Khang Long.

-

Xây dựng mô hình dự báo sản lượng gạo xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu
hạn Khang Long.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu gạo
tại Công ty.
Phương pháp nghiên cứu thực hiện trong khóa luận là thống kê tập hợp số liệu, tài

liệu của công ty sau đó tiến hành đối chiếu, phân tích, so sánh, kết hợp với sử dụng mô
hình Arima để có giải quyết được các mục tiêu đề ra.


 


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................ix
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 2

1.3.1.

Phạm vi không gian .......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi thời gian ............................................................................................. 3

1.3.3.


Phạm vi về nội dung ......................................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.5.

Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2TỔNG QUAN .................................................................................................. 5
2.1.

Giới thiệu sơ lược về công ty .................................................................................. 5

2.2.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty ....................................................................... 6

2.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................................... 7

2.4.

Tình hình hoạt động của công ty........................................................................... 10

2.4.1.

Tình hình lao động của công ty ...................................................................... 10


2.4.2.

Tình hình trang thiết bị của công ty ............................................................... 11

2.4.3.

Tình hình vốn của công ty .............................................................................. 13

2.5.

Những thuận lợi, khó khăn của công ty ................................................................ 14

2.5.1.

Thuận lợi ........................................................................................................ 14

2.5.2.

Khó khăn ........................................................................................................ 14

2.6.

Phương hướng phát triển của công ty ................................................................... 16

CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 17
3.1

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 17
v


 


3.1.1

Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo tại Việt Nam ..................... 17

3.1.2

Một số đặc điểm về hoạt động xuất khẩu....................................................... 23

3.2

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 28

3.2.1.

Phương pháp thống kê mô tả.......................................................................... 28

3.2.2.

Phương pháp so sánh...................................................................................... 28

3.2.3.

Mô hình dự báo Arima ................................................................................... 28

3.2.4.


Một số chỉ tiêu tính toán................................................................................. 32

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 34
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Khang Long
trong năm 2010 – 2011 ................................................................................................... 34
4.2.

Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty ..................................................... 38

4.2.1.

Sơ đồ hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty .................................................... 38

4.2.2.

Hoạt động thu mua lúa gạo tại công ty .......................................................... 39

4.2.3.

Hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty.............................................................. 42

4.3.

Ứng dụng mô hình Arima trong dự báo sản lượng gạo xuất khẩu của công ty .... 55

4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu gạo tại công ty ................. 66

4.4.1.


Giải pháp về thu mua nguyên liệu ................................................................. 66

4.4.2.

Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin ............................................................ 67

4.4.3.

Giải pháp thị trường ....................................................................................... 67

4.4.4.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của quả bộ phận marketing ............................ 68

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 70
5.1.

Kết luận ................................................................................................................. 70

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 71

5.2.1.

Đối với công ty ............................................................................................... 71

5.2.2.


Đối với nhà nước ............................................................................................ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 74

vi
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN (Asean Free Trade Area)

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South – East
Asean Nations)

CP

Chi phí

D/P

Documents Against Acceptance

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


DT

Doanh thu

HTX

Hợp tác xã

KD – XNK

Kinh doanh – Xuất nhập khẩu

L/C

Letter of Credit

LN

Lợi nhuận

MH

Mô hình

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TN

Thu nhập

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSDT

Tỉ suất doanh thu

TSLN

Tỉ suất lợi nhuận

TT

Telegraphic Transfer

VCĐ

Vốn cố định


VKD

Vốn kinh doanh

VLĐ

Vốn lưu động

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới (Word Trade Organization)

vii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty trong Năm 2012

10

Bảng 2.2. Hiện Trạng Máy Móc Trang Thiết Bị của Công Ty

12

Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Vốn của Công Ty từ Năm 2010 – 2011

13

Bảng 3.1. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Lúa Theo Vụ Năm 2011


19

Bảng 3.2. Các Loại Mô Hình

31

Bảng 4.1. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty

34

Bảng 4.2. Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty trong Năm 2010 – 2011

36

Bảng 4.3. Hiệu Quả Sử Dụng Vốn của Công Ty trong Năm 2010 – 2011

37

Bảng 4.4. Tình Hình Thu Mua Lúa của Công Ty trong Hai Năm 2010 – 2011

41

Bảng 4.5. Sản Lượng Tiêu Thụ Gạo của Công Ty trong Năm 2010 – 2011

42

Bảng 4.6. Sản Lượng Gạo Xuất Khẩu của Công Ty trong Năm 2010 – 2011

43


Bảng 4.7. Giá Xuất Khẩu Các Loại Gạo của Công Ty Năm 2010 – 2011

44

Bảng 4.8. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty trong Năm 2010 – 2011

45

Bảng 4.9. Hình Thức Xuất Khẩu Gạo của Công Ty trong Năm 2010 – 2011

47

Bảng 4.10. Tình Hình Thanh Toán của Công Ty trong Năm 2010 – 2011

48

Bảng 4.11. So Sánh Chỉ Tiêu Đánh Giá các Mô Hình Dự Báo Sản Lượng Gạo 5%

56

Bảng 4.12. Dự Báo Sản Lượng Gạo 5%

57

Bảng 4.13. So Sánh Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Các Mô Hình Dự Báo Sản Lượng Gạo 15%
59
Bảng 4.14. Dự Báo Sản Lượng Gạo 15%

59


Bảng 4.15. So Sánh Chỉ Tiêu Đánh Giá các Mô Hình Dự Báo Sản Lượng Gạo Nếp

60

Bảng 4.16. Dự Báo Sản Lượng Gạo Nếp

61

Bảng 4.17. So Sánh Chỉ Tiêu Đánh Giá Các Mô Hình Dự Báo Sản Lượng Gạo Thơm 62
Bảng 4.18. Dự Báo Sản Lượng Gạo Thơm

63

Bảng 4.19. So Sánh Chỉ Tiêu Đánh Giá các Mô Hình Dự Báo Sản Lượng Gạo Jasmine 64
Bảng 4.20. Dự Báo Sản Lượng Gạo Jasmine
viii
 

65


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty TNHH Khang Long.

7

Hình 3.1. Diễn Biến Sản Xuất tại Việt Nam 2000 - 2011

17


Hình 3.2. Cơ Cấu Sản Lượng Lúa Gạo Năm 2011 Theo Mùa Vụ

18

Hình 3.3. Khối Lượng và Giá Trị Xuất Khẩu Gạo từ 2000 - 2011

21

Hình 3.4. Khối Lượng Xuất Khẩu Gạo Năm 2011

21

Hình 3.5. Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Năm 2011 của Việt Nam

22

Hình 3.6. Biến Động Giá Xuất Khẩu Gạo Năm 2010 – 2011

23

Hình 4.1: Sơ Đồ Hoạt Động Xuất Khẩu Gạo của Công Ty

38

Hình 4.2. Mô Hình Thu Mua của Công Ty

40

Hình 4.3. Đồ Thị Dự Báo Sản Lượng Gạo 5% Tấm


58

Hình 4.4. Đồ Thị Dự Báo Sản Lượng Gạo 15% Tấm

60

Hình 4.5. Đồ Thị Dự Báo Sản Lượng Gạo Nếp

62

Hình 4.6. Đồ Thị Dự Báo Sản Lượng Gạo Thơm

64

Hình 4.7. Đồ Thị Dự Báo Sản Lượng Gạo Jasmine

65

ix
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dự Báo Sản Lượng Gạo 5% Tấm
Phụ lục 2: Dự Báo Sản Lượng Gạo 15% Tấm
Phụ lục 3: Dự Báo Sản Lượng Gạo Nếp
Phụ lục 4: Dự Báo Sản Lượng Gạo Thơm
Phụ lục 5: Dự Báo Sản Lượng Gạo Jasmine


x
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang là những xu hướng cơ bản của

sự phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối
ASEAN, AFTA và việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh,
tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao
đổi hàng hóa – dịch vụ, kỹ thuật và thông tin.Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong
thị trường chung với các nước trên thế giớiđòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải luôn
biết cách vận động sao cho sản phẩm tung ra trên thị trường thu hút được người tiêu dùng,
vượt qua đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị phần, tiến tới đạt mục tiêu tăng lợi nhuận cho
công ty cũng như góp phần thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với nhà nước.
Hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng là một
hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ cho công ty để góp phần tái đầu tư,mở rộng sản xuất,
thúc đẩy đất nước phát triển. Hơn thế nữa tạo mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài
nước, đồng thời cũng cố vị trí của Việt Nam trên thương trường thế giới ngày một vững
chắc hơn.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong thời gian qua đã đạt được nhiều
thắng lợi, sản lượng xuất khẩu liên tục tăng, lợi nhuận tăng khi ký được các hợp đồng
xuất khẩu gạo số lượng lớn, giá trị cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải
đối mặt với nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường gạo
Việt Nam. Năm 2011 tuân thủ cam kết WTO mở rộng thị trường gạo, các doanh nghiệp

1
 


sẽ hoàn thành bình đẳng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xét về năng lực, thị
trường, vốn thì thường chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có thể cạnh tranh, còn phần lớn
doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đều thua thiệt so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên,Công ty TNHH Khang Long là một trong những đơn vị kinh doanh xuất
khẩu gạo mới được thành lập gần đây nên gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sự cạnh
tranh gay gắt trong và ngoài nước, thị trường biến động…Để đứng vững và phát triển hơn
nữa đòi hỏi công ty không ngừng hoàn thiện chiến lược phát triển lâu dài cũng như đề ra
được kế hoạch, biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong từng giai đoạn cụ
thể. Tuy nhiên hiện nay mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu đang tăng nhưng lợi nhuận thu
lại không nhiều và các mặt hàng gạo của công ty ít có sức cạnh tranh trên thị trường. Vậy
nguyên nhân nào làm cho tình hình xuất khẩu gạo của công ty ở trong tình trạng như vậy?
Xuất phát từ thực tiễn đó, với những kiến thức đã học ở trường cùng với sự hướng dẫn tận
tình của thầy Trần Hoài Nam tôi tiến hành chọn đề tài: “Sử dụng mô hình Arima trong
dự báo sản lượng gạo xuất khẩu tại công ty TNHH Khang Long”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:
Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty trách nhiệm hữu hạn Khang Long.
Mục tiêu cụ thể:
-

Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Khang Long
trong năm 2010-2011.


-

Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty trách nhiệmhữuhạn Khang Long.

-

Xây dựng mô hình dự báo sản lượng gạo xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu
hạn Khang Long.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất khẩugạo
tại Công ty.

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Xuất nhập khẩu Khang Long .
2
 


1.3.2. Phạm vi thời gian
Số liệu được công ty cung cấp từ năm 2009 đến đầu năm 2012.
Thời gian thực tập từ ngày 01/08/2012 đến 01/10/2012.
1.3.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của công ty chứ
không đề cập đến hoạt động nhập khẩu và không nghiên cứu sâu vào thị trường nội địa.

1.4.

Ý nghĩa nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân về việc nâng cao

hiểu biết về lĩnh vực ngoại thương, hiểu biết về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của
công ty
1.5.

Cấu trúc luận văn

Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Chương này giới thiệu khái quát về công ty như quá trình hình thành và phát triển,
bộ máy tổ chức của công ty, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và giới thiệu cơ bản
về công ty như hiện trạng vốn, lao động, tình hình máy móc, trang thiết bị, tình hình hoạt
động xuất khẩu của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đề cập đến những khái niệm, những cơ sở mang tính chất lý thuyết và những
phương pháp được áp dụng trong quá trình phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này giải quyết những mục tiêu đã đề ra ở chương trước.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược lại toàn bộ nội dung của đề tài nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị cụ
thể cho hoạt động của công ty trong thời gian tới nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu của
3
 



công ty, đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước có những biện pháp cũng như
chính sách để từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao giá trị xuất khẩu gạo của
Việt Nam.

4
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên chính thức: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khang Long (Khang Long

Export Import Company Limited)
Logo của công ty:

Trụ sở chính: 171 Cao Thắng Nối Dài, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
Số ĐT: (08) 5404 3560

Số Fax: (08) 5404 3561

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0307676415 do Sở kế hoạch đầu tư
TP.HCM cấp ngày 20 tháng 03 năm 2009.
Kho công ty: Chi nhánh 1 – Công ty TNHH XNK Khang Long.
Địa chỉ: 522 Tổ 16 An Hiệp, Đông Hòa Hiệp, Cái Bè, Tiền Giang.

Điện thoại: 073 372 224

Số Fax: 073 372 2245

(Cơ sở xay xát của công ty có công suất 16 tấn gạo/giờ)
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đ.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là: xuất khẩu gạo.
5
 


Thực hiện thông báo số 329/TB-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Công
Thương về việc xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2011, Bộ công thương
phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp Hội ngành hàng, Sở Công Thương tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương và các cơ quan hữu quan đã tổ chức xét chọn doanh nghiệp đạt danh
hiệu xuất khẩu uy tín năm 2011.
Tại quyết định số 3588/QĐ-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2012 của Bộ Công Thương
về việc phê duyệt và ban hành Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2011, Bộ
Công Thương đã công nhận Công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm
2011.
2.2.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

a) Chức năng
Ngành nghề kinh doanh của Công ty là xuất khẩu gạo nên mặt hàng tiêu thụ của
Công ty là gạo. Mặc dù là công ty mới được thành lập từ năm 2009 nhưng công ty đã
không ngừng phát triển và tăng thêm nhiều loại mặt hàng gạo xuất khẩu để đáp ứng nhu
cầu của thị trường. Công ty luôn chủ động tạo nguồn vốn kinh doanh và phát huy tối đa
hiệu quả sử dụng vốn như: giảm chi phí, đẩy mạnh việc bán ra, hỗ trợ tích cực cho nông

dân và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Đồng thời thu hút mọi nguồn
nhân lực từ bên ngoài, đặc biệt đến việc thu hút lao động trẻ. Ngoài ra Công ty còn có
chính sách mở rộng thị trường, tìm thêm khách hàng mới, phát triển khả năng tăng thêm
doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời thực hiện tốt các cam kết trong các hợp đồng kinh tế
để nâng cao uy tín của công ty với khách hàng, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên
trong công ty bằng cách tăng thu nhập bình quân, chấp hành đầy đủ các chế độ lao động,
trả lương đúng người, đúng việc, cải tạo môi trường, môi sinh, làm tốt công tác bảo vệ tài
sản.
b) Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu theo đúng
chức năng của mình, không những hoàn thành kế hoạch được giao mà còn đem lại hiệu
6
 


quả kinh tế cao nhất. Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty luôn căn cứ
vào những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước theo xu hướng phát
triển kinh tế - xã hội và phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.
2.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Có thể nói vai trò của việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý rất quan trọng đối với

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một bộ máy quản lý nhanh nhạy, chặt chẽ,
phù hợp với quy mô sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty TNHH Khang Long.
Ban giám đốc

P. Tài

chính
kế
toán

Nhân
viên

P. Hành
chính
nhân sự

P.Kinh
doanhXNK

Nhân
viên

Nhân
viên

Nhân
viên

Nhân
viên

Phó
Giám
Đốc
kho 1


Kế
toán
kho

Thủ
kho

Nhân
viên

Nguồn: Phòng Tổ Chức Nhân Sự
a) Giám đốc
Là người đại diện pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, đứng đầu bộ máy
quản lý có quyền lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như chịu
trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
b) Phòng tài chính kế toán
-

Chức năng
7

 


Đây là đơn vị tham mưu cho ban giám đốc công ty về công tác tạo vốn, chu
chuyển và điều tiết linh hoạt vốn trong nội bộ công ty nhằm sử dụng vốn một cách có
hiệu quả kinh tế nhất.
-


Nhiệm vụ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh phòng tài chính kế toán giúp đảm bảo tốt các

chỉ tiêu về vốn, giá thành, lợi nhuận, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước…
Tổ chức, hướng dẫn chế độ hoạch toán kinh tế và theo dõi việc ghi chép số liệu
hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty.
Phân tích kịp thời, chính xác về tình hình sử dụng vốn, xác định kết quả và tổng
hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời giúp giám đốc kho điều hành hoạt
động có hiệu quả.
Phân tích chỉ tiêu tài chính, tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, đối
chiếu chứng từ hóa đơn của hợp đồng.
Hoạch toán, phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh, tính toán và theo dõi kết quả
lãi lỗ, quản lý tài chính, thực hiện công tác thanh toán với các chủ thể có liên quan.
Trực tiếp quản lý mọi nguồn vốn, tài sản vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh
doanh.
c) Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
-

Chức năng
Tham mưu và cố vấn cho Ban Giám đốc trong việc điều hành công việc sản xuất

kinh doanh của Công ty.
-

Nhiệm vụ
Lập hồ sơ, chứng từ và thủ tục phục vụ cho việc thưc hiện các hợp đồng hàng hóa

xuất khẩu.
Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, quản lý điều hành việc phân phối
tiêu thụ sản phẩm, giám sát giá cả, lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đầu vào và các

kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

8
 


Tìm kiếm khách hàng tiêu thụ, tổ chức thu mua, khai thác mọi tiềm năng để tạo
nguồn hàng xuất khẩu, nắm vững từng mặt hàng về giá cả, thị hiếu, thị trường trong nước,
tính thời vụ…để kịp đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc thương lượng, đàm phán, ký kết các hợp
đồng kinh tế, các dự án đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước. Theo dõi, quản lý việc
thực hiện tất cả các hợp đồng kinh doanh, đồng thời phù hợp với các tập quán của từng
quốc gia, với công ước quốc tế.
Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi các chứng từ xuất nhập khẩu, làm thủ tục thanh
toán, công tác giao nhận, vận chuyển, quản lý hàng tồn kho.
Theo dõi, thống kê tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong từng
tháng, từng quý, từng năm để báo cáo kịp thời.
Đề xuất những biện pháp tranh chấp (nếu có).
Đảm nhiệm việc thiết kế mẫu mã sản phẩm.
d) Phòng hành chính - nhân sự
Phòng hành chính – nhân sự là một đơn vị tham mưu cho ban giám đốc về toàn bộ
công tác tổ chức hành chính, lao động tiền lương chung trong công ty.
Lưu trữ, quản lý các công văn, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công ty.
Giải quyết mọi thủ tục giấy tờ về tổ chức hành chính, nhân sự, lao động tiền lương,
về nhu cầu đi lại và sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Xây dựng các quy chế hoạt động của công ty và các đơn vị trực thuộc, xây dựng
các chỉ tiêu thi đua, đưa ra các chương trình đào tạo, khuyến khích người lao động nhằm
giúp nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên.
Có kế hoạch đào tạo, giúp tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh,
chịu trách nhiệm về mặt tổ chức, sắp xếp công tác cho cán bộ công nhân viên phù hợp với

chuyên môn, trình độ của mỗi cá nhân, điều phối cán bộ, công nhân viên theo sự phân cấp
của cấp trên.
Xây dựng đơn giá tiền lương căn cứ theo các chế độ tiền lương hiện hành của nhà
nước từ đó định ra các mức lương phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh.
9
 


Thực hiện việc chi trả, xét nâng lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Lập thủ tục xin giấy phép sản xuất kinh doanh cho đơn vị, đồng thời theo dõi và
quản lý các hợp đồng kinh tế.
Quản lý các tài sản của công ty như đất đai, nhà xưởng, phương tiện đi lại, dụng cụ
làm việc…
Thực hiện chế độ phúc lợi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động,
kiểm tra thường xuyên công tác phòng cháy chữa cháy và an ninh toàn công ty.
e) Phó giám đốc kho 1
Điều khiển các nhân viên thực hiện các hoạt động thu mua lúa gạo nguyên liệu, sản
xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ và cung ứng gạo cho xuất khẩu.
2.4.

Tình hình hoạt động của công ty

2.4.1. Tình hình lao động của công ty
Trình độ cán bộ công nhân viên của công ty trong năm 2012 như sau:
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty trong Năm 2012
Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tổng số lao động


41

Cơ cấu (%)

1. Phân loại theo tính chất
-

Lao động trực tiếp

30

73,17

-

Lao động gián tiếp

11

26,83

2. Phân loại theo giới tính
-

Nam

29

70,73


-

Nữ

12

29,27

3. Phân loại theo trình độ
-

Đại học, trên đại học

6

14,63

-

Cao đẳng

7

17,07

-

Trung cấp


9

21,95

-

Lao động phổ thông

19

46,35
Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự

10
 


Qua bảng 2.1 ta thấy lực lượng lao động nam chiếm ưu thế hơn nữ, cụ thể là năm
2012 tỷ lệ lao động nam chiếm 70,73% trong khi đó nữ chỉ chiếm 29,27% trong tổng lao
động. Trình độ văn hóa, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong công ty ngày càng được
nâng cao, cụ thể là nhận viên có trình độ đại học, trên đại học chiếm 14,63%; trình độ cao
đẳng chiếm 17,07%; trình độ trung cấp chiếm 21,95%. Do công ty chuyên về xuất khẩu
gạo nên đòi hỏi cán bộ nhân viên phải có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ cao để đáp
ứng yêu cầu quản lý Công ty. Bên cạnh đó thì tỷ lệ lao động phổ thông chiếm 46,35%,
đây là một tỷ lệ phù hợp vì công ty cũng cần một đội ngũ lao động phổ thông để thực hiện
sản xuất, chế biến gạo, thu mua và vận chuyển gạo.
Nhìn chung công ty có một cơ cấu lao động phù hợp với quy mô, đáp ứng được
mục đích kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công ty cần phải nâng cao tỷ lệ lao động trên
đại học hơn nữa vì một khi đã chọn mục đích kinh doanh là xuất khẩu thì đòi hỏi một đội
ngũ lao động có trình độ cao, am hiểu thị trường và pháp luật quốc tế.

2.4.2. Tình hình trang thiết bị của công ty
Để sơ chế và đóng gói mặt hàng gạo xuất khẩu nông sản của công ty có các loại
máy sau:

11
 


Bảng 2.2. Hiện Trạng Máy Móc Trang Thiết Bị của Công Ty
Tiêu chí
Máy may công nghiệp 1

Số lượng

Nguyên giá(đồng)

Giá trị còn lại
(đồng)

2 cái

11.800.000

11.800.000

2 cái

17.000.000

17.000.000


Máy đo ẩm độ

3 cái

24.000.000

24.000.000

Cân lương thực

7 cái

32.900.000

32.900.000

Cân xuất điện tử các loại

3 bộ

310.000.000

310.000.000

Băng tải các loại

9 cây

171.610.900


171.610.900

10.300.000.000

10.300.000.000

11.000.000

11.000.000

48.462.000

48.462.000

10.926.772.900

10.926.772.900

kim
Máy may công nghiệp 2
kim

Đầu lau, máy xát trắng, lò
sấy, máy phân hạt
Sàn rung

1 cái

Các loại máy khác

Tổng

Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh.
Công ty có các loại máy để chế biến gạo như: máy may công nghiệp 1 kim, máy
công nghiệp 2 kim, máy đo ẩm độ,cân lương thực, cân điện tử, máy phân hạt, máy xát
trắng và các loại máy khác. Nhìn chung tình trạng hao mòn máy móc thiết bị của công ty
là không đáng kể do công ty mới được thành lập gần đây, chính vì vậy mà sản phẩm của
công ty có chất lượng cao.
12
 


2.4.3. Tình hình vốn của công ty
Vốn là phần quan trọng của công ty, nó biểu hiện bằng tiền mọi tài sản của công ty
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và ngoài kinh doanh.
Việc phân tích tình hình vốn giúp công ty nắm bắt được tình hình tài chính của
doanh nghiệp mình, từ đó có chính sách phù hợp cho việc sử dụng từng loại vốn sao cho
việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Vốn của Công Ty từ Năm 2010– 2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Vốn cố
định
Vốn lưu
động
Tổng vốn
KD


Chênh lệch

Năm 2011

Tỷ trọng
(%)

2011/2010

Tỷ trọng

Số tiền

(%)



%

2.962

21,21

3.958

23,71

996

33,63


11.000 

78,79

12.735

76,29

1.735

15,77

13.962

100,00

16.693

100,00

2.731

19,56

Nguồn: Phòng KếToán – Tài Chính
Công ty Xuất nhập khẩu Khang Long với số vốn kinh doanh năm 2010 là
13.962.000.000 đồng, trong đó vốn cố định là 2.962.000.000 đồng chiếm 21,21% và vốn
lưu động là 11.000.000.000 đồng, chiếm 78,79% năm 2010. Sang năm 2011 tổng vốn
kinh doanh đã tăng lên, năm 2010 tổng vốn kinh doanh là 16.693.000.000 đồng tăng

2.731.000.000 đồng so với năm 2010, tương ứng với tỉ lệ tăng là 19,56%, trong đó vốn cố
định năm 2011 tăng 996.000.000 đồng so với năm 2010.
Về cơ cấu kinh doanh thì số vốn lưu động chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn kinh
doanh của công ty, cụ thể là: năm 2010 vốn lưu động chiếm 78,79%, năm 2011 chiếm
13
 


76,29% trong tổng vốn kinh doanh. Điều này thể hiện cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
hợp lý và có hiệu quả do công ty là một đơn vị kinh doanh lương thực (cụ thể là xuất khẩu
gạo) nên cần nhiều vốn lưu động để lưu chuyển hàng hóa.
2.5.

Những thuận lợi, khó khăn của công ty

2.5.1. Thuận lợi
Mới được thành lập gần đây nên công ty đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong
việc kinh doanh xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng
động.
Bộ máy tổ chức nhỏ, đơn giản, thuận lợi cho việc điều hành quản lý. Các cơ sở chế
biến kinh doanh đã được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa kịp thời, đồng thời phát huy được
việc hạn chế sự lệ thuộc từ bên ngoài, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả.
Tài chính: được sự hỗ trợ tích cực và kịp thời của các ngân hàng nên nguồn vốn
được cung cấp kịp thời và cân đối theo từng thời điểm, đáp ứng được yêu cầu hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
Uy tín của công ty ngày càng cao đối với khách hàng trong và ngoài nước, giá cả
và chất lượng sản phẩm luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trong năm thường có ba vụ lúa đó là vụ Đông Xuân, Vụ Mùa và Vụ Hè Thu thì vụ
Đông Xuân là vụ có chất lượng lúa cao nhất. Với cơ sở vật chất quy mô và hiện đại, công

ty có thể mua gạo trong vụ Đông xuân để tích trữ phục vụ cho những hợp đồng đòi hỏi
gạo có chất lượng cao. Khi vụ Đông xuân đã qua, trong những hợp đồng công ty ký kết
thì khách hàng yêu cầu cung cấp gạo trong vụ Đông Xuân thì Công ty có thể đáp ứng theo
yêu cầu của khách hàng. Kho dự trữ gạo lớn của Công ty có khả năng thực hiện những
hợp đồng có số lượng lớn là một điểm mạnh của Công ty.
2.5.2. Khó khăn
Với chính sách tự do hóa thương mại đã làm cho xu hướng cạnh tranh trên thị
trường xuất khẩu ngày càng trở nên khốc liệt.

14
 


Các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã làm cho diện tích trồng lúa giảm
xuống ảnh hưởng đến công tác thu mua phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
Khách hàng và thị trường chủ yếu của công ty đa phần chỉ là khu vực Châu Á,
Châu Phi. Công ty chưa khai thác các thị trường lớn và nhiều tiềm năng như Tây Âu, Bắc
Mỹ, Úc…
Tình hình cung cầu, giá cả lương thực trên thế giới trong những năm qua có nhiều
biến động do chưa làm tốt công tác thông tin và dự báo thị trường lúa gạo Việt Nam và
thế giới đã dẫn đến tình trạng giá gạo có thời điểm tăng không có điểm dừng.
Giá nguyên nhiên liệu, tỷ giá USD so với VNĐ và các mặt hàng khác trong nước
diễn biến phức tạp, lãi vay ngân hàng vẫn còn ở mức cao, hàng hóa tồn kho lâu ngày sẽ
giảm chất lượng, khi xuất hàng phải tái chế lại làm tăng chi phí đầu vào, vốn chu chuyển
chậm cũng là tác động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân với nhà xuất khẩu, điều này
không đảm bảo nguồn cung ứng và chủ động nguồn hàng để chiếm lĩnh thị trường, làm
chủ thị trường, do đó hoạt động của đơn vị còn bị động và bị ép giá.
Trình độ của một số cán bộ công nhân viên ở một số bộ phận chưa đáp ứng kịp
thời với yêu cầu và nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong khâu theo dõi và xử lý thông tin

kinh tế để phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chưa có bộ phận marketing cũng
như kế hoạch kinh doanh và phát triển dài hạn.
Máy móc thiết bị, nhà xưởng hiện đại và quy mô nên Công ty cần có một đội ngũ
nhân lực có trình độ và khả năng quản lý tốt. Công ty phải chịu chi phí cho nhân công, chi
phí quản lý cao. Ngoài ra với máy móc thiết bị hiện đại thì khấu hao đối với máy móc cao
dẫn đến giá thành Công ty sản xuất cao. Dự trữ một lượng gạo lớn thì Công ty phải chịu
lãi ngân hàng cao, mặt khác gạo dự trữ lâu ngày sẽ hao hụt và chất lượng gạo sẽ giảm.
Hệ thống kho chứa còn hạn chế về sức chứa và vị trí phân bổ.
Tình hình tài chính: nguồn lực tài chính chưa mạnh, chưa ổn định.

15
 


×