Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN CỦA HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 20062011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRÚC LINH

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
CỦA HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI
GIAI ĐOẠN 2006-2011

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 /2013
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRÚC LINH

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
CỦA HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI
GIAI ĐOẠN 2006-2011

Ngành: Kinh tế nông lâm


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2013
 
 


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp khoá luận đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “THỰC TRẠNG VÀ
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
TÂY NGUYÊN CỦA HUYỆN KBANG,TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2006 – 2011”
do Nguyễn Trúc Linh, sinh viên khoá 35, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

tháng

năm 2012.

Ts. TRẦN ĐỘC LẬP
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

tháng

năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

 
 

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi những lời tri ân đến Bố Mẹ và gia đình, những người đã
sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho tôi có được ngày hôm nay. Đồng thời
tôi cũng cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian qua đã đóng góp ý kiến và
khích lệ để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM, nhất là quý Thầy Cô khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức
chuyên môn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học
qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Ts. Trần Độc Lập đã tận tình

hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị phòng Văn hóa- Thông tin huyện
KBang đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập thông tin
và số liệu.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn, trình độ hiểu biết và tầm nhìn
chưa đủ sâu sắc nên đề tài chắc chắn con nhiều sai sót.Kính mong quý Thầy Cô, các
bạn thông cảm và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy
Cô cũng như các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Trúc Linh

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN TRÚC LINH. Tháng 8 năm 2013.“Thực trạng và tiềm năng phát
triển du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của huyện KBang, tỉnh
Gia Lai giai đoạn 2006 – 2011”.
NGUYEN TRUC LINH. August 2013. “Situation and potentiality of tourism
space of Gong Culture in the Central Highlands in KBang town,Gia Lai Province
from 2006 to 2011”.
Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển của một loại hình du lịch đặc sắc
ở một địa phương miền núi, đó chính là du lịch không gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên của huyện KBang, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2006-2011.
Đề tài tiến hành điều tra khảo sát 60 khách du lịch nội địa và 60 khách du lịch
quốc tế một cách ngẫu nhiên. Từ đó thống kê, tổng hợp và phân tích SWOT để biết
được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của du lịch không gian văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên. Qua đó đề ra một số giải pháp để phát triển một cách tốt nhất loại

hình du lịch này..
Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài, khoá luận sẽ đưa ra những đánh
giá về thực trạng phát triển du lịch không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của
KBang và đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện các vấn đề còn tồn tại.

 
 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH



CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề:




1.2 Mục tiêu nghiên cứu:



1.2.1 Mục tiêu chung:



1.2.2 Mục tiêu cụ thể:



1.3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu:



1.4 Phạm vi nghiên cứu:



1.4.1 Phạm vi không gian:



1.4.2 Phạm vi thời gian:



1.4.3 Đối tượng nghiên cứu




1.5 Cấu trúc khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1 Sự phát triển của du lịch không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:



2.2.Tình hình du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của huyện
KBang giai đoạn 2006-2011:



2.2.1. Số lượt khách đến các làng KGVHCCTN của Gia Lai giai đoạn 2009-2011:

2.2.2. Số lượng công ty lữ hành:



2.2.3. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch




2.2.4. Cơ sở lưu trú



2.2.5. Các loại hình du lịch đang được khai thác



2.2.6.Doanh thu từ du lịch



2.3 Tổng quan về huyện KBang:

10 

2.3.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
2.3.1.1 Vị trí địa lý:

10 
v

 

10 


2.3.1.2 Khí hậu:

11 


2.3.1.3 Nguồn nước:

12 

2.3.1.4 Diện tích đất đai và địa hình

12 

2.3.2 Tổng quan về kinh tế xã hội

13 

2.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

13 

2.3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

13 

2.3.2.3 Đánh giá nguồn nhân lực

16 

2.3.3 Nguồn tài nguyên văn hoá của KBang
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

18 

20 
20 

3.1.1. Khái niệm du lịch

20 

3.1.2. Khái niệm về khách du lịch

21 

3.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch

22 

3.1.4.Khái niệm về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:

22 

3.1.5. Các loại hình du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:

24 

3.2 Phương pháp nghiên cứu

26 

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

26 


3.2.1.1 Số liệu thứ cấp

26 

3.2.1.2 Số liệu sơ cấp

26 

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

26 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Những đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện KBang, tỉnh Gia Lai.
4.1.1 Thu nhập bình quân đầu người

27 
27 
27 

4.1.2 Đầu tư phát triển du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. 27 
4.1.3 Lao động ngành du lịch

27 

4.2 Hoạt động du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại huyện
KBang.

28 


4.2.1 Doanh thu du lịch

28 

4.2.2 Thị trường khách du lịch

29 

4.2.3 Lượt khách lưu trú tại huyện KBang

32 

4.3 Thông tin điều tra về khách du lịch

35 
vi

 


4.3.1 Độ tuổi

35 

4.3.2 Số lần đến KBang

37 

4.3.3 Trình độ học vấn của du khách đến KBang


38 

4.3.4 Mục đích đến KBang

40 

4.3.5 Phương tiện đến KBang của khách du lịch

41 

4.3.6 Thời gian lưu trú của khách du lịch

41 

4.3.7 Thông tin du lịch

43 

4.4 Đánh giá các yếu tố tạo nên môi trường du lịch không gian văn hóa cồng chiêng
tại KBang

45 

4.4.1 Vai trò quản lý của nhà nước

45 

4.4.2 Cơ sở lưu trú


46 

4.4.3 An toàn vệ sinh thực phẩm

47 

4.4.4 Các trò chơi dân gian

48 

4.4.5 Các cơ sở mua sắm

48 

4.4.6 Hoạt động lữ hành

49 

4.4.7 Công tác an ninh

50 

4.4.8 Môi trường ở KBang

50 

4.4.9 Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

51 


4.4.10 Giá cả tour du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại KBang
52 
4.4.11 Tình trạng của các điểm du lịch văn hoá

52 

4.5 Tiềm năng du lịch không gian văn hóa cồng chiêng của KBang

53 

4.6 Nhận xét chung

64 

4.6.1 Những thành tựu đạt được

64 

4.6.2 Những tồn tại, hạn chế

65 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66 

5.1 Kết luận và kiến nghị

66 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

71 

PHỤ LỤC 
 
vii
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KGVHCCTN

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

LK

Lượt khách

LT

Lưu trú

PVHTT

Phòng Văn hóa thông tin

SVHDL

Sở văn hóa du lịch


TĐTBQ

Tốc độ tăng bình quân



Nội địa

QT

Quốc tế

SL

Sản lượng

TT

Tỉ trọng



Quyết định

BXD

Bộ xây dựng




Nghị định

CP

Chính phủ

PTNT

Phát triển nông thôn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

ĐVT

Đơn vị tính

 

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Lượt khách du lịch đến các làng KGVHCCTN của Gia Lai giai đoạn 20092011




Bảng 2.2. Doanh thu du lịch KGVHCCTN ở Gia Lai giai đoạn 2009-2011:



Bảng 2.3 Giá trị sản xuất – Cơ cấu sản xuất công nghiệp, xây dựng

15 

Bảng 2.4 Mật độ dân số và dân số các xã, thị trấn theo đơn vị hành chính năm 2012.17 
Bảng 4.1 Doanh thu ngành du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại
huyện KBang giai đoạn 2006-2011

28 

Bảng 4.2 Lượt khách du lịch đến các làng KGVHCCTN tại huyện KBang giai đoạn
2006-2011.

29 

Bảng 4.3 Khách du lịch quốc tế đến các làng KGVHCCTN tại huyện KBang giai đoạn
2006-2011

30 

Bảng 4.4 Khách du lịch nội địa đến các làng KGVHCCTN tại huyện KBang giai đoạn
2006-2011

31 


Bảng 4.5 Lượt khách lưu trú tại huyện KBang

32 

Bảng 4.6 Mục đích du khách đến với KBang

40 

Bảng 4.7 Đánh giá của du khách về cơ sở lưu trú của KBang

46 

Bảng 4.8 Đánh giá của du khách về an toàn vệ sinh thực phẩm tại KBang

47 

Bảng 4.9 Đánh giá của du khách về cơ sở vui chơi, giải trí ở KBang

48 

Bảng 4.10 Đánh giá của du khách về cơ sở mua sắm ở KBang

48 

Bảng 4.11 Hình thức tổ chức chuyến du lịch của du khách

49 

Bảng 4.12 Đánh giá của du khách về công tác an ninh


50 

Bảng 4.13 Đánh giá của du khách đối với môi trường ở KBang

50 

Bảng 4.14 Đánh giá của du khách về giá cả tour du lịch KGVCCTN

52 

Bảng 4.15 Đánh giá của du khách về tình trạng các điểm du lịch văn hoá

52 

 
ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.3 Bản đồ hành chính huyện KBang, tỉnh Gia Lai

10 

Hình 4.1 Đồ thị thể hiện độ tuổi của du khách đến các làng KGVHCCTN ở KBang35 
Hình 4.2 Đồ thị thể hiện số lần đến KBang của du khách

37 


Hình 4.3 Đồ thị thể hiện trình độ học vấn của du khách

39 

Hình 4.4 Đồ thị thể hiện tỉ lệ khách du lịch phân theo thời gian lưu trú

42 

Hình 4.5 Đồ thị thể hiện hình thức tìm kiếm thông tin du lịch

44 

Hình 4.6. “Khách sạn” nhà rông ở KBang

46 

Hình 4.7. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

55 

Hình 4.8. Thanh niên trong làng đánh cồng chiêng

55 

Hình 4.9.Nam nữ cùng nhảy múa với tiếng chiêng.

56 

Hình 4.10. Cồng chiêng luôn gắn với các lễ hội của dân làng


57 

Hình 4.11. Lễ hội cồng chiêng hùng tráng bên đống lửa

59 

Hình 4.12. Lễ hội đua voi ở Buôn Đôn.

60 

Hình 4.13. Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên.

61 

x
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:
Trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa ngày nay du lịch ngày càng có vai trò
quan trọng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Du lịch ngày càng trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Du lịch là
một trong những ngành phát triển nhanh nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế
giới.Du lịch không những mang đến nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế đặc biệt là cho
quá trình phát triển của một đất nước. Nó có thể tạo ra nguồn thu nhập và việc làm
đáng kể thông qua việc phát triển các nguồn lực văn hoá và thiên nhiên. Nó cũng giúp
cho người dân địa phương có cơ hội bày tỏ niềm tự hào về nền văn hoá đặc sắc của

mình, từ đó tạo đòn bẩy để phục hồi các giá trị truyền thống và đời sống văn hoá đang
dần mai một. Du lịch cũng tạo ra sự giao lưu giữa con người của nhiều dân tộc, nhiều
tầng lớp, nhiều nền văn hoá khác nhau từ đó giúp nuôi dưỡng sự đối thoại của các nền
văn hoá và khuyến khích sự sáng tạo, đa dạng về văn hoá.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn
"chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ kém, tạo
ấn tượng xấu với du khách.Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng
khai thác thiên nhiên và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật
dân tộc nào đủ lớn để giới thiệu đến du khách quốc tế, thiếu định hướng chiến lược
phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước trong khu vực
Du lịch Việt Nam rất đa dạng với những di tích, danh thắng, khu du lịch quốc gia,di
sản văn hóa vật thể, phi vật thể của nhân loại…Trong đó Không gian văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là “kiệt tác
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế,

1
 


Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn
vinh là di sản của thế giới.
Đề tài: “Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch không gian văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên của huyện KBang, tinh Gia Lai giai đoạn 2006 - 2011” nhằm
phân tích thực trạng du lịch không gian văn hoa cồng chiêng Tây Nguyên ở huyện
KBang để làm nổi bật những tiềm năng và thế mạnh nơi đây, đồng thời đề xuất những
ý kiến khách quan nhằm “bảo tồn vững chắc, phát huy bền vững” di sản văn hóa phi
vật thể thế giới này nói riêng cũng như du lịch ở Việt Nam nói chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích thực trạng và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch không gian văn hóa Cồng

chiêng Tây Nguyên ở huyện KBang, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2011.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích thực trạng ngành du lịch không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên ở
huyện KBang, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2011 nhằm khảo sát và đánh giá du khách
về ngành du lịch này.
+ Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên
ở huyện KBang,tỉnh Gia Lai.
+ Phân tích những thuận lợi, khó khăn,cơ hội, thách thức của hoạt động du lịch không
gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên ở huyện KBang,tỉnh Gia Lai.
+ Đề xuất những ý kiến nhằm phát triển bền vững du lịch không gian văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên ở huyện KBang,tỉnh Gia Lai.
1.3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Trên cơ sở đi sâu vào phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển của du lịch
không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại các làng dân tộc trên dịa bàn huyện
KBang, tỉnh Gia Lai, nhận ra đâu là nguyên nhân khiến cho loại hình du lịch này ngày
càng phát triển và nổi tiếng đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước, đặc biệt là kể
từ khi UNESCO công nhận không gian văn hóa Cồng chiêng là kiệt tác truyền khẩu và
di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Từ đó đề ra các giải pháp để có thể giúp cho hoạt động du lịch không gian văn hóa
2
 


Cồng chiêng Tây Nguyên phát triển hiệu quả hơn, đồng thời khắc phục những yếu
kém trong quá trình phát triển.
Qua đó gắn liền hoạt động du lịch với duy trì bảo tồn và phát huy các di sản văn
hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và xã
hội tại huyện KBang nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Phạm vi không gian:

Huyện KBang,tỉnh Gia Lai, tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp các cơ quan, ban
ngành, nhà văn hoá huyện,thư viện,…
1.4.2 Phạm vi thời gian:
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 8/2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Khách du lịch tại khu du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại
huyện KBang, tỉnh Gia Lai.
1.5 Cấu trúc khóa luận
Khoá luận chủ yếu gồm các phần sau:
CHƯƠNG 1: Mở đầu
Trình bày lý do chọn khoá luận, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu và cấu trúc khoá luận.
CHƯƠNG 2: Tổng quan
Tổng quan về sự ra đời và phát triển của du lịch không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên.
Tình hình du lịch không gian văn hóa cồng chiêng ở huyện KBang giai đoạn
2006-2011
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, các nguồn tài
nguyên của địa phương ành hưởng đến phát triển du lịch không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên.
CHƯƠNG 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu và các phương pháp nghiên
cứu được áp dụng.
CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3
 


Trình bày chi tiết kết quả đạt được của cuộc nghiên cứu.
CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị

Tóm lược kết quả nghiên cứu, tôi rút ra nhận xét, đánh giá về thực trạng phát
triển du lịch không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của huyện KBang, tỉnh Gia
Lai giai đoạn 2006-2011 và đề xuất một số kiến nghị nhằm đưa hoạt động du lịch
không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên phát triển lâu dài và bền vững.
 

4
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Sự phát triển của du lịch không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai,
Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư
dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của
tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao
động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, Cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá.
Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá...
tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được
đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao
tiếp với siêu nhiên... Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ
mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong
một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con
người trong cùng một cộng đồng.
Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Đó là
trường hợp của các tộc người như Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ

Ho... Song, có những tộc người thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, như Mạ,
M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi
cồng chiêng.
Cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không
gian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài
bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa
diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến... Trong đó
5
 


bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. ở
đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định
cá tính vùng miền của nghệ thuật. Và, với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn
bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên trong
nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi
trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh
chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu
không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt
vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm
nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được
khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao
thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như
những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của
thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".
Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã
được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu
của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn
hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.

2.2.Tình hình du lịch không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của huyện
KBang giai đoạn 2006-2011:
Du lịch KGVHCCTN huyện KBang là một bộ phận trong tổng thể hoạt động du lịch
KGVHCCTN tại tỉnh Gia Lai, không thể tách rời ra được. Có thể nói sự thành công
của du lịch KGVHCCTN của huyện KBang một phần nhờ vào sự gắn liền với các điều
kiện du lịch sẵn có của Gia Lai như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, công tác qungr bá
marketing, cơ sở lưu trú, văn hóa độc đáo của phố núi…Chính vì vậy, trước khi tìm
hiểu rõ hơn du lịch KGVHCCTN của KBang, đề tài đi vào tổng quan một vài nét về
du lịch KGVHCCTN của Gia Lai.Đặc biệt là giai đoạn phát triển nhất giai đoạn 20092011.

6
 


2.2.1. Số lượt khách đến các làng KGVHCCTN của Gia Lai giai đoạn 2009-2011:
Bảng 2.1.Lượt khách du lịch đến các làng KGVHCCTN của Gia Lai giai đoạn
2009-2011
Đơn vị tính: lượt khách
Chỉ tiêu
Khách quốc tế
Khách nội địa
Tổng lượt khách

Năm 2009

Năm 2010

SL
TT(%)
145.586

67,1
71.41
32,9
216..996
100

Năm 2011

SL
TT(%)
SL
TT(%)
174.879
64,2 205.321
67,5
97.59
35,8
99.02
32,5
272.469
100 304.341
100
Nguồn: Sở VHDL Gia Lai.

Dựa vào bảng 2.1 cho thấy tổng lượt khách đến Gia Lai qua các năm đều tăng
khá nhanh, cao nhất là năm 2011 với 304.341 lượt khách, tăng 11,7% so với năm
2010. Điều này có được là nhờ ngành du lịch Gia Lai đã tổ chức thêm nhiều tour du
lịch về văn hóa các dân tộc, các hoạt động “đêm hội cồng chiêng”, lễ hội ” mừng
xuân” và các chương trình được thiết kế phù hợp và tùy vào các mùa trong năm đã thu
hút đông đảo khách du lịch. Trong tổng số lượt khách đến Gia Lai, khách nội địa

chiếm tỉ trọng thấp hơn là 32,5%; khách quốc tế chiếm 67,5% vào năm 2011.Lượng
khách quốc tế tăng nhanh cả về sản lượng và tỉ trọng trong giai đoạn 2009-2011 là nhờ
Gia Lai đã biết cách khắc phục dần những khó khăn như là dịch bệnh, thiên tai và nổi
lên như là một điểm du lịch an toàn về chính trị trong khu vực cũng như thế giới.Đây
sẽ là một lợi thế trong quá trình phát triển du lịch KGVHCCTN tại Gia Lai bởi một lẽ
khách hàng mục tiêu của loại hình du lịch này đại đa số là du khách nước ngoài có nền
văn hóa, nếp sống văn hóa khác biệt nhiều so với văn hóa Việt Nam. Trong khi khách
quốc tế có tốc độ phát triển nhanh thì thị trường khách nội địa lại có những biến động
lên xuống. Sự sụt giảm tỉ trọng qua các năm có thể giải thích là do đời sống người dân
trong nước( đặc biệt là dân thành thị) có thu nhập ngày càng cao nên họ có xu hướng
đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều, đồng thời Gia Lai cũng chịu sự cạnh tranh của
các địa phương du lịch lân cận như Quy Nhơn, ĐăkLăk…Cho nên Gia Lai cũng cần
xem lại và tìm ra biện pháp nhằm thu hút khách nội địa bởi đây là nguồn khách rất
quan trọng.

7
 


2.2.2. Số lượng công ty lữ hành:
Trong những năm qua, hoạt động lữ hành đã phát triển khá mạnh mẽ nhờ vào việc khai
thác các điểm du lịch văn hóa,các khu du lịch sinh thái của Gia Lai. Hoạt động lữ hành
ngày càng tổ chức chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Theo số liệu thống kê của phòng
Thương mại và Du lịch Gia Lai, cho đến nay, trên toàn địa bàn thành phố có 80 doanh
nghiệp kinh doanh vận chuyển, lữ hành; trong đó có 37 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành, còn lại là kinh doanh vận chuyển.
2.2.3. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch
Hàng năm, tỉnh Gia Lai đều đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh du lịch
KGVHCCTN và đã thành công trong việc tạo nên thương hiệu du lịch nổi tiếng trong
và ngoài nước. Trong những năm qua, KBang và tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều lễ hội

du lịch với những sologan hấp dẫn như:” Gia Lai-một điểm đến với kiệt tác văn hóa
KGVHCCTN”. Đặc biệt là tổ chức thành công Festival Cồng chiêng Tây Nguyên năm
2007.
2.2.4. Cơ sở lưu trú
Tổng số khách sạn trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hiện nay là 502 cơ sở(
chưa kể các nhà nghỉ nhỏ) với khoảng 14000 phòng trong đó 5000 phòng đạt tiêu
chuẩn từ 3-5 sao với các khu du lịch có quy mô tầm cỡ như khu du lịch Biển Hồ, khu
du lịch AYunpa…Nhìn chung, cơ sở lưu trú ở Gia Lai đảm bảo về số lượng nhưng
chất lượngthì cần phải cải thiện để bắt kịp với chất lượng dịch vụ.
2.2.5. Các loại hình du lịch đang được khai thác
Gia Lai có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nằm trong nhóm phạm trù
du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, trách nhiệm,khám phá, buôn làng…Ngành du
lịch tại các địa phương trọng điểm của Gia Lai cũng nhanh chóng định hướng phát
triển du lịch tại các vùng miền núi, mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái dọc sông
suối, mạnh dạn quy hoạch các vùng núi để du khách tham gia khám phá du lịch đi bộ
hoặc leo núi. Bên cạnh đó các công ty du lịch Gia Lai cũng quan tâm tới loại hình du
lịch khám phá đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Gia
Lai…
 

8
 


2.2.6.Doanh thu từ du lịch
Bảng 2.2. Doanh thu du lịch KGVHCCTN ở Gia Lai giai đoạn 2009-2011:
ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu

Năm

2009

2010

2011

246.123

302.177

555.180

Doanh thu vận chuyển

9.024

18.632

11.908

Doanh thu ăn uống

102.17

176.845

121.122

Doanh thu tham quan


19.314

33.262

32.670

Doanh thu lữ hành

6.721

9.044

17.541

Doanh thu khác

25.167

59.955

69.998

Tổng doanh thu

408.519

599.875

808.419


Doanh thu lưu trú

Qua bảng số liệu thấy rằng hoạt động kinh doanh du lịch KGVHCCTN ở Gia
Lai tăng trưởng nhanh qua từng năm về doanh thu. Chứng tỏ đường lối cũng như
chính sách hoạch định du lịch tại Gia Lai đang đi đúng hướng.Đứng đầu trong doanh
thu về du lịch, liên tục trong 3 năm 2009-2011 là doanh thu lưu trú với lượng thu cao
nhất vào năm 2011 là 555.180 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 43,8%. Điều này
được giải thích vì khi chính quyền Gia Lai đang tích cực khai thác các loại hình du lịch
mới thì đồng thời các công ty lữ hành cũng đầu tư thêm cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở
lưu trú để phát triển du lịch. Chất lượng dịch vụ ngày càng cao kết hợp với lượng
khách du lịch tăng qua các năm đã làm cho doanh thu lưu trú tăng lên. Doanh thu ăn
uống đứng thứ 2 sau doanh thu lưu trú cho thấy ảm thực đóng góp vai trò quan trọng
trong việc phát triển du lịch địa phương. Bên cạnh đó nhờ vào công tác marketing hiệu
quả, lượng du khách quốc tế chọn các gói du lịch đến Gia Lai ngày càng tăng nhanh đã
góp phần làm cho doanh thu lữ hành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

 

9
 


2.3 Tổng quan về huyện KBang:
Hình 2.3 Bản đồ hành chính huyện KBang, tỉnh Gia Lai

Nguồn:
KBang là một trong 3 huyện xưa kia thuộc vùng Tây Sơn Thượng Đạo. Trong Chiến
tranh Việt Nam, huyện K'Bang cũng là nơi chứng kiến nhiều trận đánh khốc liệt, trong
đó có trận K'NAK năm 1965. Đây là nơi sinh của anh hùng Núp.
Huyện Kbang được thành lập theo Quyết định số 181-HĐBT ngày 28-12-1984 của

Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở chia tách từ phần đất phía bắc của huyện An
Khê.Huyện lỵ là thị trấn Kbang.
2.3.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
2.3.1.1 Vị trí địa lý:
Kbang là huyện miền núi Đông Trường Sơn, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách
Thành phố PleiKu theo quốc lộ 19 và quốc lộ Trường Sơn Đông khoảng 100 km.
Huyện có toạ độ địa lý:
108017’45” - 1080 44’10” kinh độ Đông,
10
 


140 0’ 0” - 140 36’ 23” vĩ độ Bắc.
Ranh giới của huyện:
+ Phía Bắc giáp huyện Kon plong (Tỉnh Kon Tum).
+ Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
+ Phía Nam giáp thị xã An Khê, Đăk Pơ.
+ Phía Tây giáp huyện Măng Yang, Chư Păh.
Tổng diện tích tự nhiên: 184.185,92 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp hiện tại
32.686,32 ha, chiếm 17,75% diện tích tự nhiên.
Địa hình, địa mạo
Huyện Kbang nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, thấp dần từ Bắc (1300m) xuống
Nam (440m) và từ Tây (1600m) sang Đông (800m). Địa hình chung chia thành 3
dạng, phân bố thành 3 tiểu vùng tự nhiên khá rõ rệt:
* Địa hình núi cao trung bình: Phân bố ở phía Tây, thuộc dãy Kon Ka Kinh. Diện tích
71.000 ha, chiếm 38,5% tổng diện tích.
* Địa hình cao nguyên: Đây là phần lớn cao nguyên Bazan cổ Kon Hà Nừng, kéo dài
từ phía Đông Nam huyện Kon Plong (Kon Tum) tới phía Nam huyện Kbang giáp với
vùng trũng An Khê. Còn phía Tây, theo thung lũng sông Ba giáp với vùng núi Kon Ka
Kinh, phía Đông giáp thung lũng sông Côn tỉnh Bình Định. Diện tích của vùng 96.000

ha, chiếm 52% tổng diện tích của huyện.
*Địa hình trũng thấp: Nằm ở phía Nam huyện, giáp với vùng núi và cao nguyên ở phía
Bắc, là một phần của vùng trũng An Khê. Diện tích khoảng 17.500 ha, chiếm 9,5%
tổng diện tích. Độ cao trung bình 440 - 600m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ hai
bên về phía sông Ba chảy dọc trung tâm.
2.3.1.2 Khí hậu:
Khí hậu của huyện Kbang mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh
hưởng đồng thời của hai vùng khí hậu Tây nguyên và Duyên hải. Nền nhiệt độ trung
bình 21 - 230c; trung bình cao nhất tháng 7: 250c; trung bình thấp nhất tháng I: 190c.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 12, lượng mưa lớn 1500 - 2800mm, mùa khô ngắn (3-4
tháng) và mức độ khô hạn không gay gắt như cao nguyên Plei Ku. Do độ cao địa hình
và hướng địa hình, nên khí hậu có sự phân hoá thành 3 tiểu vùng (tạm gọi là tiểu vùng
khí hậu so với toàn huyện). Đó là:
11
 


- Tiểu vùng núi cao Kon Ka Kinh và Bắc cao nguyên Kon Hà Nừng (thuộc các xã Đăk
Rong, Sơn Lang, Krong và Kon Pne): Ranh giới theo độ cao > 1000 m. Khí hậu nhiệt
đới và á nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình 19 - 200c, lượng mưa > 2000mm.
- Tiểu vùng núi thấp và Nam cao nguyên Kon Hà Nừng (thuộc các xã Lơ Ku, Đăk
Smar, Sơ Pai, thị trấn, xã Đông): Ranh giới phía Nam ở độ cao 500m giáp tiểu vùng
trũng phía Nam, phía Bắc ở độ cao 900 - 1000m giáp tiểu vùng núi cao Kon Ka Kinh
và Bắc cao nguyên Kon Hà Nừng. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình 21 - 230c,
lượng mưa trung bình 1500 - 2000mm.
- Tiểu vùng trũng thấp phía Nam (thuộc các xã Nghĩa An, Đăk Hlơ, Kông Bờ La,
Kông Lơng Khơng, Tơ Tung): Thuộc tiểu vùng khí hậu thấp trũng An Khê, độ cao <
500m. Khí hậu nhiệt đới hơi thiếu ẩm, nhiệt độ trung bình 23 - 240c, lượng mưa trung
bình 1200 - 1500 mm.
2.3.1.3 Nguồn nước:

* Hệ thống sông
Vùng núi và cao nguyên phía Bắc huyện Kbang là nơi bắt nguồn của 3 dòng sông
chính: Sông Ba chảy dọc trung tâm huyện theo hướng Bắc - Nam và thượng nguồn
sông Côn giáp ranh giới phía Đông huyện và sông Đăk Pne chảy ngược về phía Bắc.
Lưu vực của các con sông trên trong địa phận huyện Kbang là cả một hệ thống suối
dày đặc phân bố khá đồng đều, mật độ 0,336 km/km2.
* Hệ thống các hồ nước thủy điện và thủy lợi
Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn huyện hiện nay còn có rất
nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo. Kbang hiện có 3 hồ thủy điện lớn và 25 hồ đập
thủy lợi nhỏ. Các hồ chứa lớn của huyện có thể kể đến hồ Kanak (1.800 ha), hồ B thủy
điện Vĩnh Sơn thuộc xã Sơn Lang (1.000 ha), hồ C thủy điện Vĩnh Sơn tại xã Đắk
Roong (320 ha), hồ Buôn Lưới (26 ha) và hồ Plei Tơ Kơn (32 ha) thuộc xã Sơ Pai.
2.3.1.4 Diện tích đất đai và địa hình
Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra đất của Phân viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp Miền
Trung trên bản đồ 1/50.000 năm 1978 và điều tra bổ sung phục vụ chương trình đánh
giá đất Tây nguyên từ 1997 - 2004, trên địa bàn huyện có 7 nhóm đất chính với 15 đơn
vị phân loại như sau:
12
 


* Nhóm đất phù sa: Diện tích 540 ha, chiếm 0,3% tổng diện tích, trong nhóm này có
một loại đất phù sa suối (Py).
* Nhóm đất xám: Diện tích: 27.431 ha, chiếm 15% tổng diện tích. Phân bố tập trung
trên địa hình đồi thấp thuộc vùng trũng phía Nam huyện.
* Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích: 96.820 ha, chiếm 52,8% tổng diện tích. Trong nhóm
đất này gồm có:
- Đất nâu tím, nâu đỏ trên đá bazan (Ft, Fk). Diện tích 47.891 ha, chiếm 26,1% tổng
diện tích.

- Đất vàng đỏ trên macma axid và biến chất (Fa,Fs): Diện tích 48.929 ha, chiếm 26,7%
tổng diện tích. Phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi dốc.
* Nhóm đất đen (Ru,Rk): Diện tích 940 ha, chiếm 0,5% tổng diện tích. Phân bố ở
vùng trũng thấp phía Nam, trên địa hình bằng thấp.
* Nhóm đất thung lũng: Diện tích 170 ha. Phân bố trong các thung lũng, hợp thuỷ đầu
nguồn các suối thuộc vùng trũng thấp phía Nam.
* Nhóm đất mùn: Diện tích 56.795 ha, chiếm 30,9% tổng diện tích. Phân bố tập trung
trên vùng núi cao Kon Ka Kinh và cao nguyên có độ cao > 1000m ở phía Bắc, Tây
bắc.
* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 720 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích.
2.3.2 Tổng quan về kinh tế xã hội
2.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng gía trị sản xuất các ngành bình quân hàng năm giai đoạn 20012005 là 41%, giai đoạn 2006-2010 là 45,6%, cả thời kỳ 2001-2010 là 86,6%.
- Để có được tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế nêu trên, thời kỳ 2001-2010 các
ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng: Nông nghiệp 28,4%, công nghiệp 32,2%, dịch vụ
39,3%.
- Động thái tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2010 của huyện năm sau luôn cao hơn
năm trước.
2.3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a.Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực sản xuất nông lâm thủy sản những năm qua tăng trưởng khá nhanh. Giai đoạn
2000-2005 tăng 9,3%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng 7,7%/năm, cr hời kỳ 2000-2010
13
 


tăng bình uân 8,5%/năm. Trong đó thủy sản và nông nghiệp tăng cao nhất đạt bình
quân 39,2%/năm và 9,9%/năm, còn lâm nghiệp giảm do trữ lượng và sản lượng khai
thác gỗ giảm.
* Cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu khu vực nông, lâm, thủy sản.

Cơ cấu sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản hiện nay: nông nghiệp chiếm 93,5%, lâm
nghiệp 6,1%, thủy sản 0,4%. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp và thủy sản
tăng, còn lâm nghiệp giảm.
b.Khu vực kinh tế công nghiệp
- Công nghiệp – Xây dựng trong những năm qua đã có sự phát triển đáng kể. Giá trị
sản xuất năm 2010 đạt 250.056 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai
đoạn 2006-2010 là 27,5%.
- Về cơ cấu sản xuất: Từ 2005 đến nay bình quân vốn XDCB địa phương quản lý đạt
226 tỷ đồng/năm, ngoài ra có nhiều dự án trung ương quản lý xây dựng trên địa bàn
huyện như: Thuỷ điện KaNak, đường Trường Sơn Đông, đường tỉnh 669..., nên giá trị
sản xuất ngành xây dựng tăng nhanh, cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch từ Công
nghiệp sang Xây dựng. Còn trong nội bộ ngành công nghiệp thì công nghiệp chế biến
đóng vai trò chính, năm 2010 chiếm 87,5%. Những năm qua chuyển dịch theo hướng
công nghiệp khai thác. Đây là xu hướng tất yếu của thời kỳ đang phát triển.

14
 


×