Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU VIỆT MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

TRẦN THỊ TRÚC LY

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH MAY
XUẤT KHẨU VIỆT MỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

TRẦN THỊ TRÚC LY

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH MAY
XUẤT KHẨU VIỆT MỸ

Ngành: Quản Trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S Tiêu Nguyên Thảo

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 12/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luân “Đo lương mức độ thỏa
mãn công việc của nhân viên trong công ty TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ” do
TRẦN THỊ TRÚC LY, sinh viên khóa 35, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ……………………..

Th.S Tiêu Nguyên Thảo
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin trân trọng, thành kính cảm ơn Ba Má, người đã sinh thành,
nuôi dưỡng con, luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất để con có được niềm hạnh
phúc, cảm ơn các chị đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có được
như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và toàn thể các
thầy cô Khoa Kinh tế đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt xin cảm ơn thầy
Tiêu Nguyên Thảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình làm đề tàu tốt
nghiệp.
Ban lãnh đạo công ty và các phòng ban cùng toàn thể các anh chị nhân viên
trong công ty TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ đã nhiệt tình giúp đỡ em làm đề tài tốt
nghiệp. Đặc biệt cảm ơn chị Nở bộ phận kế toán tiền lương, chị Hương trưởng phòng
hành chính nhân sự và chị Nhung bộ phận Kỹ thuật đã nhiệt tình giúp đỡ em nhiều
trong quá trình khảo sát nhân viên.
Và trong những năm tháng xa nhà, bạn bè là gia đình, là niềm vui và là chỗ dựa
vững chắc cho mình, cảm ơn tất cả các bạn rất nhiều, các bạn đã luôn ủng hộ mình,
giúp đỡ mình. Mình sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những kỉ niệm khi ở bên các bạn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Trúc Ly


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ TRÚC LY, tháng 12 năm 2012. “Đo Lường Mức Độ Thỏa Mãn
Công Việc Của Nhân Viên Trong Công Ty TNHH May Xuất Khẩu Việt Mỹ”.
TRAN THI TRUC LY, December 2012. “Measuring The Satisfaction Level
Of Staff In Viet My Export Garments Company Limited”.
Để đo lường mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên, khóa luận đã tìm hiểu
về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và tiến hành khảo sát mức độ thỏa mãn
công việc của nhân viên. Từ đó, xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
thỏa mãn thỏa mãn công việc của nhân viên trong công ty TNHH May xuất khẩu Việt
Mỹ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên. Đề tài
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 118 mẫu khảo sát thu thập thập được
để xác định sự thỏa mãn công việc của nhân viên và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa
mãn này, sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu. Đồng thời đề
tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ
sung biến quan sát cho các thang đo.
Từ các lý thuyết về sự thỏa mãn công việc và các nghiên cứu thực tiễn của các
nhà nghiên cứu về vấn đề này, thang đo các nhân tố của sự thỏa mãn công việc đã
được xây dựng với thang đo Likert 5 mức độ. Độ tin cậy của thang đo đã được kiểm
định bởi hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố. Mô hình nghiên cứu ban đầu
được xây dựng gồm biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc của nhân viên và bảy
biến độc lập gồm sự thỏa mãn với tiền lương, điều kiện làm việc, đặc điểm công việc,
cơ hội đào tạo và thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp và phúc lợi.
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích hồi quycho thấy chỉ có
bốn biến độc lập ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến mức độ thỏa mãn công việc của
nhân viên là: Tiền lương, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Đồng nghiệp. Cơ hội đào tạo
và thăng tiến và Đặc điểm công việc, trong đó yếu tố Tiền lương có ảnh hưởng mạnh
nhất và yếu tố Đặc điểm công việc có ảnh hưởng yếu nhất.



MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................... xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ........................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.


Cấu trúc khóa luận .......................................................................................... 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ...................................................................................... 5
2.1.

Tổng quan về công ty TNHH May xuất khẩu Việt Mỹ.................................... 5

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 5

2.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ và qui trình sản xuất ............................................... 7

2.1.3.

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH May xuất khẩu Việt Mỹ..................... 9

2.1.4.

Tình hình nhân sự của công ty................................................................ 11

2.1.5.

Thực trạng của công ty và vấn đề cần giải quyết .................................... 14

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 16
3.1.


Cơ sở lý luận ................................................................................................ 16

3.1.1.

Khái niệm về sự thỏa mãn công việc ...................................................... 16

3.1.2.

Các lý thuyết về sự thỏa mãn công việc .................................................. 16

3.1.3.

Các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc ............................. 23

3.2.

Mô hình nghiên cứu và các thành phần thỏa mãn công việc .......................... 25

3.2.1.

Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 25

3.2.2.

Các thành phần của sự thỏa mãn công việc ............................................ 26

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29


3.3.1.

Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 29
v


3.3.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 29

3.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 31

3.3.4.

Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO THUẬN .............................. 34
4.1.

Tình hình hoạt động SXKD của công ty TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ ..... 34

4.1.1.

Kết quả sản xuất của công ty từ năm 2009 – 6 tháng đầu năm 2012 ....... 34

4.1.2.


Tình hình xuất khẩu tại công ty từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2012 ... 35

4.2.

Dữ liệu thu thập được ................................................................................... 38

4.3.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................ 38

4.3.1.

Giới tính................................................................................................. 39

4.3.2.

Độ tuổi ................................................................................................... 39

4.3.3.

Trình độ học vấn .................................................................................... 40

4.3.4.

Bộ phận làm việc ................................................................................... 41

4.3.5.

Mức thu nhập hàng tháng ....................................................................... 41


4.4.

Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................................ 42

4.4.1.

Kết quả đánh giá thang đo các thành phần thỏa mãn công việc ............... 43

4.4.2.

Kết quả đánh giá thang đo sự thỏa mãn công việc .................................. 46

4.5.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................. 46

4.5.1.

Kết quả phân tích nhân tố ....................................................................... 46

4.5.2.

Đặt tên và giải thích các nhân tố ............................................................. 48

4.6.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính............................................................. 49

4.6.1.


Mô hình điều chỉnh ................................................................................ 49

4.6.2.

Mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình ......................... 51

4.6.3.

Kết quả phân tích hồi quy ....................................................................... 52

4.6.4.

Kiểm định giả thuyết .............................................................................. 55

4.6.5. Kết quả thống kê về mức độ thỏa mãn theo mức độ thõa mãn chung và
theo từng nhóm yếu tố sau khi phân tích hồi quy ................................................. 57
4.7. Kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên theo các
đặc điểm cá nhân hay phân tích phương sai (ANOVA) ........................................... 62
4.7.1. Kiểm định dự khác biệt của giới tính đến mức độ thỏa mãn công việc của
nhân viên............................................................................................................. 63
vi


4.7.2. Kiểm định dự khác biệt của độ tuổi đến mức độ thỏa mãn công việc của
nhân viên............................................................................................................. 63
4.7.3. Kiểm định dự khác biệt của trình độ học vấn đến mức độ thỏa mãn công
việc của nhân viên ............................................................................................... 64
4.7.4. Kiểm định dự khác biệt của bộ phận làm việc đến mức độ thỏa mãn công
việc của nhân viên ............................................................................................... 65
4.7.5. Kiểm định dự khác biệt của mức thu nhập hàng tháng đến mức độ thỏa

mãn công việc của nhân viên ............................................................................... 65
4.8. Một số giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên Công ty
TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ ............................................................................. 66
4.8.1.

Đối với Đồng nghiệp .............................................................................. 67

4.8.2.

Đối với chính sách đào tạo và thăng tiến ................................................ 67

4.8.3.

Đối với tiền lương .................................................................................. 68

4.8.4.

Đối với đặc điểm công việc .................................................................... 68

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 70
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 70

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 71

5.2.1.


Đối với nhà nước ................................................................................... 71

5.2.2.

Đối với công ty TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ.................................... 71

5.3.

Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................... 72

5.3.1.

Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 72

5.3.2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 74
PHỤ LỤC .....................................................................................................................

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

:

Phân tích phương sai– Analysis of Variance


BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

CP

:

Chi phí

DT

:

Doanh thu

EFA

:

Phân tích nhân tố– Exploratory Factory Analysis


JDI

:

Chỉ số mô tả công việc– Job Description Index



:

Lao động

LN

:

Lợi nhuận

MST

:

Mã số thuế

NPL

:

Nguyên phụ liệu


NV

:

Nhân viên

NVL

:

Nguyên vật liệu

QC

:

Kiểm tra chất lượng– Quality control

P.

:

Phòng

SX

:

Sản xuất


SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TC – CĐ

:

Trung cấp – Cao đẳng

THPT

:

Trung học phổ thông

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

Tp. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh


XK

:

Xuất khẩu

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization

β

:

Hệ số hồi qui riêng phần

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Trong 3 Năm 2009 – 2011 Theo Chức Năng ................ 12
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Trong 3 Năm 2009 – 2011 Theo Giới Tính ................... 13
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Trong 3 Năm 2009 – 2011 Theo Trình Độ Chuyên Môn
.................................................................................................................................. 14
Bảng 3.1. Thuyết Hai Nhân Tố Của Herzberg............................................................ 20
Bảng 4.1. Kết Quả SX Của Công Ty Từ Năm 2009 – 6 Tháng Đầu Năm 2012 .......... 34
Bảng 4.2. Cơ Cấu Doanh Thu Xuất Khẩu Theo Mặt Hàng ......................................... 35

Bảng 4.3. Cơ Cấu Doanh Thu Xuất Khẩu Theo Thị Trường ...................................... 36
Bảng 4.4. Cơ Cấu Doanh Thu Xuất Khẩu Theo Khách Hàng ..................................... 37
Bảng 4.5. Bảng Phối Hợp Độ Tuổi Và Giới Tính Của Mẫu Nghiên Cứu.................... 39
Bảng 4.6. Bảng Phối Hợp Trình Độ Và Giới Tính Của Mẫu Nghiên Cứu .................. 40
Bảng 4.7. Cơ Cấu Bộ Phận Làm Việc Của Mẫu Nghiên Cứu ..................................... 41
Bảng 4.8. Cơ Cấu Mức Thu Nhập Hàng Tháng Của Mẫu Nghiên Cứu ...................... 41
Bảng 4.9. Hệ Số Tin Cậy Cronbach Alpha Của Các Thành Phần Thỏa Mãn Công Việc
.................................................................................................................................. 43
Bảng 4.10. Hệ Số Tin Cậy Cronbach Alpha Của Sự Thỏa Mãn Công Việc ................ 46
Bảng 4.11. Ma Trận Nhân Tố Với Phép Xoay Varimax ............................................. 48
Bảng 4.12. Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến ............................................ 51
Bảng 4.13. Kết Quả Hồi Quy Sử Dụng Phương Pháp Enter ....................................... 52
Bảng 4.14. Bảng Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Tuyến Tính Bộ ................................... 53
Bảng 4.15. Kiểm Định Tính Phù Hợp Của Mô Hình .................................................. 54
Bảng 4.16. Kết Quả Thống Kê Mô Tả Mức Độ Thỏa Mãn Chung ............................. 57
Bảng 4.17.Kết Quả Thống Kê Mô Tả Mức Độ Thỏa Mãn Theo Nhóm Nhân Tố Cơ
Hội Đào Tạo Và Thăng Tiến ...................................................................................... 57
Bảng 4.18.Kết Quả Thống Kê Mô Tả Mức Độ Thỏa Mãn Theo Nhóm Nhân Tố Tiền
Lương ........................................................................................................................ 59
Bảng 4.19.Kết Quả Thống Kê Mô Tả Mức Độ Thỏa Mãn Theo Nhóm Nhân Tố Đặc
Điểm Công Việc ........................................................................................................ 60
ix


Bảng 4.20.Kết Quả Thống Kê Mô Tả Mức Độ Thỏa Mãn Theo Nhóm Nhân Tố Đồng
Nghiệp ....................................................................................................................... 61
Bảng 4.21. Phân Tích Sự Khác Biệt Giữa Các Nhóm Tuổi Đối Với Sự Thỏa Mãn
Chung Về Công Việc ................................................................................................. 64
Bảng 4.22. Phân Tích Sự Khác Biệt Giữa Các Nhóm Trình Độ Học Vấn Đối Với Sự
Thỏa Mãn Chung Về Công Việc ................................................................................ 65

Bảng 4.23. Phân Tích Sự Khác Biệt Giữa Các Nhóm Mức Thu Nhập Hàng Tháng Đối
Với Sự Thỏa Mãn Chung Về Công Việc .................................................................... 66

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Công Ty TNHH May Xuất Khẩu Việt Mỹ ........ 7
Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty .......................................................... 9
Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Chức Năng ............................................. 12
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính ............................................... 13
Hình 3.1. Tháp Nhu Cầu Của Maslow ....................................................................... 17
Hình 3.2. Thuyết Kỳ Vọng Của Victor Vroom........................................................... 23
Hình 3.3. Mô Hình Nghiên Cứu ................................................................................. 26
Hình 3.4. Quy trình tóm tắt các bước nghiên cứu ....................................................... 29
Hình 4.1. Biểu Đồ Một Số Chỉ Tiêu Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty ................... 34
Hình 4.2. Cơ Cấu Giới Tính Của Mẫu Nghiên Cứu.................................................... 39
Hình 4.3. Biểu Đồ Trình Độ Học Vấn Của Mẫu Nghiên Cứu..................................... 40
Hình 4.4. Mô Hình Nghiên Cứu Được Điều Chỉnh Theo EFA ................................... 50
Hình 4.5. Phương Trình Hồi Quy Tuyến Tính ........................................................... 53

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI
Phụ lục 2: Kết quả phân tích nhân tố (EFA)
Phụ lục 3: Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Bằng Phương Pháp Enter
Phụ lục 4: Đồ thị phân tán Scatter
Phụ lục 5: Kiểm định phương sai của sai số không đổi

Phụ lục 6: Thống Kê Mô Tả Mức Độ Thỏa Mãn Theo Từng Thành Phần Các Nhóm
Yếu Tố Sau Khi Phân Tích Hồi Quy
Phụ lục 7: Kiểm định dự khác biệt của giới tính đến mức độ thỏa mãn công việc của
nhân viên

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật là sự phân

công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trên phạm vi toàn cầu, đây chính là kết quả
của quá trình toàn cầu hóa, vì vậy hội nhập kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu và
Việt Nam đã gia nhập WTO vào năm 2007. Không thể phủ nhận hội nhập kinh tế toàn
cầu vừa tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước và đi song hành với
nó là những thách thức không thể tránh khỏi. Nền kinh tế thị trường đầy biến động,
cạnh tranh ngày càng gay gắt, cho nên các doanh nghiệp không biết làm mới mình thì
sớm muộn cũng sẽ bị đào thải.
Một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa và
dựa trên tri thức là sức mạnh của lực lượng lao động. Với quan điểm lao động là tài
sản quý báu của doanh nghiệp, cùng với sự thiếu hụt nguồn nhân lực “có năng lực”
như hiện nay, việc giữ chân nhân viên giỏi trở thành vấn đề được các chủ doanh
nghiệp hết sức quan tâm. Nhưng để có một lực lượng lao động mạnh, có trong tay
những nhân viên tài giỏi, các doanh nghiệp không chỉ đẩy mạnh khâu tuyển dụng
người mà còn cốt lõi ở khâu duy trì, phát huy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

hiện có trong tổ chức. Việc này được thực hiện thông qua công tác quy hoạch, bổ
nhiệm, đào tạo cán bộ nhân viên, đánh giá thành tích công tác, hệ thống trả lương thưởng.
Các nhà quản trị đã khám phá rằng sự thỏa mãn của công nhân viên là yếu tố
then chốt đi đến thành công của doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực dồi
dào với trình độ và năng suất lao động cao sẽ là một nhân tố tích cực tăng cường sức
cạnh tranh của công ty. Theo kết quả khảo sát của hãng nghiên cứu quốc tế Gallup,
năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 2.27%, ở mức thấp nhất so với các nền kinh


tế khác, “chỉ có 48% người Việt Nam cảm thấy công việc của mình là “lý tưởng”, xếp
hạng chót trong 22 nền kinh tế châu Á, ngay trên đó là Trung Quốc với 49%” cho thấy
người Việt Nam kém thỏa mãn về công việc của mình (Nguồn: VnExpress.vn
(10/07/2012)). Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của người lao
động? Làm thế nào người lao động hài lòng và giảm cảm giác nhàm chán với công
việc? Làm thế nào để dù một nhân viên có tình thần làm việc thấp đến đâu vẫn có thể
trở nên nhiệt tình hăng hái?
Muốn làm được vậy thì các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nghiên cứu sự
thỏa mãn của nhân viên đối với công việc, đây là một trong những công cụ hữu dụng
nhất mà một tổ chức thường sử dụng để duy trì và thúc đẩy hiệu suất công việc. Thông
qua việc nghiên cứu các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá được phần nào mức độ
thỏa mãn của công nhân viên với công việc hiện tại, hiểu được tâm tư, nguyện vọng
của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có những điều chỉnh chính sách nhân sự, tạo môi
trường động viên, khích lệ nhân viên phù hợp.
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy sự thỏa mãn trong công
việc ảnh hưởng lớn đến hành vi và thái độ làm việc của người lao động (Andrew
Oswald (2002), Keith và John (2002), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Vũ Duy Nhất
(2009), Nguyễn Thị Kim Ánh (2010)…). Cùng với thực tế tại công ty, trong thời gian
gần đây tình trạng nhân viên có thái độ thiếu tích cực trong công việc, xin nghỉ việc
diễn biến hết sức phức tạp. Tuy chưa có cơ sở chính thức nhưng ban lãnh đạo công ty
cũng phần nào nhận thức được rằng có sự không thỏa mãn trong công việc đối với

nhóm người đã thôi việc. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay của công ty là tìm hiểu mức
độ thỏa mãn công việc của công nhân viên đang làm việc tại công ty, để biết được nhân
viên có thỏa mãn không, những yếu tố làm cho họ thỏa mãn cũng như bất mãn. Từ
những nguyên nhân trên, trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã quyết định chọn đề
tài “ Đo lường mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên trong công ty TNHH
May Xuất khẩu Việt Mỹ” làm nội dung cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc hiện tại, xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên bằng cách xay dựng những
2


mô hình, thang đo phù hợp để xác định những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
hài lòng của nhân viên. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn của nhân
viên trong công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài đưa ra một số mục tiêu cụ thể sau:
-

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thỏa mãn công việc của nhân viên đối với tổ

chức.
-

Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH May


Xuất khẩu Việt Mỹ.
-

Đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc hiện tại, xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên bằng cách xây dựng những mô hình,
thang đo phù hợp để xác định những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng
của nhân viên.
-

Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ hài lòng của nhân viên theo giới tính, độ tuổi,

trình độ học vấn, bộ phận làm việc, thu nhập.
1.3.

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: các số liệu được thu thập tại công ty TNHH May Xuất

khẩu Việt Mỹ.
Phạm vi thời gian: bắt đầu từ ngày17/08/2012 đến ngày 17/10/2012. Khóa luận
chủ yếu lấy số liệu trong giai đoạn năm 2009 - 6 tháng đầu 2012.
1.4.

Cấu trúc khóa luận

Khóa luận gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Mở đầu
Tổng quát hóa đề tài nghiên cứu, nêu lý do chọn đề tài, xác định tính cần thiết
của đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc luận văn.

Chương 2: Tổng quan
Nêu tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ cũng
như những vấn đề liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lí, điều hành công ty.

3


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này sẽ trình bày những lý luận có liên quan đến vấn đề đang
nghiên cứu, trình bày các phương pháp nghiên cứu được áp dụng làm cơ sở thực hiện
đề tài bao gồm các phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
tổng hợp.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả và thảo luận mà tác giả đã thu thập trong quá trình điều tra
nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu, biết được: mức độ thỏa mãn
trong công việc của nhân viên tại công ty, các yếu tố nào tác động đến sự thỏa mãn của
nhân viên, mức độ tác động khác biệt như thế nào? Từ đó, đưa ra một số giải pháp
nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu, nêu ra những nhận xét từ kết
quả nghiên cứu. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước và công ty để nâng
cao hơn nữa mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.


Tổng quan về công ty TNHH May xuất khẩu Việt Mỹ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Giới thiệu chung
Công ty TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ là một trong ba đơn vị trực thuộc của
Công ty may Trịnh Vương. Công ty được ra đời vào ngày 01/06/2008, và chính thức
hoạt động vào ngày 03/05/2009.
-

Tên công ty: Công ty TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ.

-

Tên giao dịch quốc tế: Viet My Export Garments Company Limited.

-

Logo:

-

Địa chỉ kinh doanh: 27 Đỗ Văn dậy, Ấp Tân Thới Nhất, Xã Tân Hiệp, Huyện

Hóc Môn, Tp. HCM.
-

Trụ sở chính: 241-243 Thống Nhất, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Tp.

HCM.

-

Điện thoại: (08).37106993

-

Fax: (08).37106994

-

MST: 0308297226

-

Website: vietmygarment.vn

-

Vốn kinh doanh: 5,000,000,000 đồng (năm tỷ đồng).

-

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất hàng may sẵn.


Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1986, với sự đổi mới về chính sách kinh tế xã hội của Quốc hội khóa 6 với
mục tiêu là khuyến khích phát triển sản xuất các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là
ngành may mặc, ngày 10 tháng 01 năm 2007 phân xưởng may Trịnh Vương đã tách ra
khỏi Xí nghiệp may Đông Á được gọi tên là Công ty TNHH may Trịnh Vương, một

công ty kinh doanh độc lập về ngành may mặc thời trang. Với thuận lợi đó xí nghiệp
có điều kiện phát triển và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu như: áo thun nữ, quần
tây, đầm váy thời trang các loại v.v… và từng bước tạo được chổ đứng của mình trên
thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã dần tạo được uy tín với khách hàng, cùng
với sự cải tiến máy móc thiết bị, sản lượng sản xuất ngày càng nhiều hơn, do đó qui
mô hoạt động cũng được mở rộng không ngừng.
Năm 2009, công ty đã mở rộng thêm một xưởng lấy tên là Công ty TNHH May
Xuất khẩu Việt Mỹ (MAY II) gồm một xưởng cắt, hai xưởng may với 21 chuyền may
và một xưởng hoàn thành đóng gói. Đến năm 2011, công ty đã xây dựng thêm một
phân xưởng May Maica (MAY III) và một lượng hàng cho gia công không nhỏ cho
các công ty, xí nghiệp trên khắp miền đất nước.
Hiện nay, công ty TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ với vốn điều lệ 5 tỷ đồng,
tổng số lao động 1130 người, trong đó lao động trực tiếp là 1009 người, lao động gián
tiếp là 121 người, kết hợp với sự đầu tư máy móc thiết bị, công ty đã cho ra hàng loạt
sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp hợp thời trang, đáp ứng được thị hiếu của người
tiêu dùng trong và ngoài nước. Sản lượng sản xuất hằng năm của công ty tương ứng
khoảng 4,200,000 USD/năm.
Công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc như: quần áo
thể thao, quần tây, áo thun thời trang, đầm, váy, áo khoác thời trang nữ.... Chủ yếu
phục vụ cho thị trường châu Mỹ và một số nước châu như: Canada, Nhật Bản, Hồng
Kông, Đài Loan,... Là nhà cung cấp sản phẩm chính cho các khách hàng lớn ở thị
trường Mỹ như: Kell Wood, KNL, Trixxi, Tempted, Pop Look,…
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, công ty đã tiến hành cải cách giảm biên
chế đối với những công nhân tay nghề còn non yếu, thay thế máy móc thiết bị cũ bằng
máy móc thiết bị mới hiện đại, nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ công nhân viên. Vì
vậy, chất lượng sản phẩm được nâng cao, hoạt động của công ty đi vào ổn định, thị
6


trường được mở rộng, nhiều hợp đồng dài hạn được kí kết. Bộ máy quản lý của công

ty cũng được tiến hành cải cách, sắp xếp lại, do vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm
và uy tín của công ty được nâng cao.“Cam kết không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của
khách hàng” là phương châm phục vụ của công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và qui trình sản xuất
a) Chức năng
Công ty TNHH May Xuất khẩu Việt Mỹ là công ty chuyên sản xuất trực tiếp và
gia công mặt hàng may mặc thời trang cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu cho các
nước: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hồng Kông, … phần lớn là thị trường Mỹ.
Đảm bảo việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an toàn xã hội. Tuân thủ các quy
định của pháp luật, chính sách Nhà nước.
b) Nhiệm vụ
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu,
góp phần phát triển kinh tế. Bám sát thị trường, học tập tiếp thu công nghệ may mặc ở
các nước tiên tiến nhằm tổ chức kinh doanh hiệu quả.
Ổn định, phát triển và phát huy được tiềm lực, chủ động trong cơ chế thi trường
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tuân thủ các chính sách và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước, báo cáo trung
thực theo chế độ kế toán thống kê Nhà nước qui định.
Thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước. Thực hiện tốt các chính sách cán bộ,
chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương, tổ chức bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
c) Quy trình sản xuất
 Sơ đồ quy trình sản xuất
Hình 2.1. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Công Ty TNHH May Xuất Khẩu Việt Mỹ
Khâu chuẩn bị:
Nhập

Kiểm tra


NVL

phân loại

Cân
đối
NPL

Lên
định
mức
7

Đo

đồ

May
mẫu


Khâu sản xuất:
Trải

Cắt

vải

vải


Đóng

Ủi
hoàn
tất

gói

Đánh
số, ép,
ủi

Kiểm
hóa

Kiểm tra
bán thành
phẩm

Xuất
NVL

Đưa vào
chuyền
may

May
hoàn
chỉnh


Khâu tiêu thụ:
Nhập kho thành phẩm

Tiêu thụ
Nguồn: Phòng Kỹ thuật

 Quy trình sản xuất
Giai đoạn 1: Chuẩn bị sản xuất
Nguyên vật liệu sau khi được xuất kho sẽ được chuyển xuống bộ phận kế hoạch
để kiểm tra, phân loại cân đối NPL. Phòng kỹ thuật căn cứ trên mẫu mã của khách
hàng để định mức NVL cần thiết, sau đó may một mẫu đối để khách hàng duyệt lần
cuối cùng rồi tiến hành may hàng loạt ở xưởng.
Giai đoạn 2: Sản xuất
Căn cứ trên lệnh sản xuất, phân xưởng may sẽ tiến hành may hang lạo. Bộ phận
cắt nhận trải vải, cắt, đánh số, ủi, ép keo, kiểm tra bán thành phẩm rồi đưa vào dây
chuyền may. Bộ phận chuyên về lắp ráp chi tiết và hoàn thành sản phẩm sẽ tiến hành
thực hiện công đoạn này. Sau khi hoàn tất sẽ chuyển qua khâu kiểm hóa để kiểm tra và
cắt chỉ, sau khi được kiểm tra các sản phẩm được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó được chuyển
xuống xưởng hoàn thành, bộ phận QC tiến hành kiểm tra chất lượng lần cuối cùng
trước khi gấp xếp, bao gói, gài mác và đóng thùng.
Giai đoạn 3: Nhập kho và chuẩn bị tiêu thụ
Sản phẩm sau khi đóng gói nhập kho thành phẩm, bộ phận xuất nhập khẩu lo
thủ tục xuất hàng và bộ phận vận chuyển nhận trách nhiệm chuyển hàng đến nơi quy
định.

8


2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH May xuất khẩu Việt Mỹ

Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

P. KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

P. KẾ HOẠCH KINH DOANH

P. XUẤT NHẬP KHẨU

P. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

P. KỸ THUẬT
Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:
a) Giám đốc
-

Giám đốc là người đại diện công ty trước pháp luật, phụ trách chung về: kinh

doanh, đầu tư, đối ngoại, tài chính,... trong các giao dịch.
-

Giám đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động hàng ngày liên quan đến


sản xuất của công ty về việc thực hiện các quyền hạn.
b) Phó giám đốc
-

Phó giám đốc là người phụ trách công tác nội chính gồm: tổ chức hành chính,

chính sách xã hội, lao động, tiền lương.
9


-

Có trách nhiêm giám sát các phòng ban: Hành chính nhân sự, Kế toán tài chính,

Kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu và các phòng ban khác trong công ty.
-

Phó giám đốc có quyền điều hành công ty khi Giám đốc đi công tác, chịu trách

nhiệm trước Pháp luật, tham mưu và báo cáo cho Giám đốc về việc quản lý, chỉ đạo,
điều hành các hoạt động sản xuất sản phẩm may và trách nhiệm đã được phân công
phụ trách.
c) Giám đốc điều hành
-

Thay mặt Giám đốc quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm

may mặc như: khai thác nguồn hàng đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và nâng cao
doanh lợi công ty, tham gia đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng, đôn đốc thực hiện các
hợp đồng đã ký kết…

d) Phòng Hành chính nhân sự
-

Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển chọn cán bộ

công nhân viên, đề xuất những vấn đề về chính sách, chế độ phân công đề bạt cán bộ.
-

Xây dựng các chính sách về tiền lương, thực hiện các hoạt động mang tính chất

quản trị, tiếp tân, văn thư quản lý các công việc phục vụ cho công việc xuất khẩu và
sản xuất kinh doanh của công ty.
e) Phòng Kế toán - Tài chính
-

Chịu trách nhiệm ghi chép, lập chứng từ ban đầu theo đúng qui định của Nhà

nước, tổng hợp, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo về kế toán để
trình lên cấp trên.
-

Chịu trách nhiệm với Ban Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch tài chính trên

cơ sở căn cứ vào kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu.
-

Xây dựng giá thành sản phẩm, tham mưu cho Ban Giám đốc về tài chính trong

quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm khai thác những khả năng
tiềm tàng và khắc phục những thiếu sót, lãng phí,... trong quá trình sản xuất kinh

doanh để Ban Tổng Giám đốc kịp thời chỉ đạo mọi hoạt động của công ty.
f) Phòng Kế hoạch kinh doanh
-

Trợ giúp Giám đốc, phó Giám đốc về hoạt động kế hoạch sản xuất, phân bổ

hàng hóa cho các xưởng sản xuất thuộc công ty và gia công ngoài.
-

Giao dịch khách hàng nhận đơn đặt hàng, theo dõi tiến độ sản xuất.
10


-

Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ cân đối nguyên phụ liệu,

phân bổ nguyên liệu, cân đối thanh toán các khoản thu chi lãi lỗ, kết quả hoạt động
kinh doanh và lập kế hoạch tài chính báo cáo trực tiếp cho Giám đốc.
g) Phòng Xuất nhập khẩu
-

Trợ giúp Giám đốc, phó Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, lập

kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, cân đối nhu cầu tiêu thụ, dự trữ nguyên vật liệu, đáp
ứng kịp thời cho sản xuất.
-

Tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng, đối tác đầu tư, lập kế hoạch xuất


nhập hàng năm, nghiên cứu thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tiếp xúc khách
hàng, giao dịch, đàm phán, chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết để Giám đốc kí kết hợp đồng
kinh tế.
-

Quản lý toàn bộ phương tiện vận chuyển, thực hiện công tác giao nhận hàng

hóa, vật tư kỹ thuật của công ty.
h) Phòng Kiểm định chất lượng
-

Thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đảm bảo

sản phẩm hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
-

Cung cấp các thông tin về phân tích dữ liệu để cải tiến chất lượng sản phẩm.

i) Phòng Kỹ thuật
-

Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc đầu tư mua sắm các thiết bị may đảm

bảo về mặt kỹ thuật, tính năng sử dụng, hiệu quả và tiết kiệm.
-

Phụ trách công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất của công ty, nắm vững các thông

tin kinh tế, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực may mặc, nghiên cứu ứng dụng công nghệ
mới vào sản xuất.

-

Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các nhiệm vụ được Ban Giám đốc giao về

công tác kỹ thuật công nghệ, chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra,
quản lý máy móc thiết bị nhằm đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu sản xuất.
2.1.4. Tình hình nhân sự của công ty
Lao động là một trong những yếu tố sản xuất đóng vai trò quan trọng tạo ra sản
phẩm. Số lượng lao động của công ty hiện tại là 1130, chủ yếu là ở địa phương và các
vùng lân cận, nguồn lao động này được đào tạo căn bản tại các trường dạy nghề.
11


 Cơ cấu lao động theo chức năng
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Trong 3 Năm 2009 – 2011 Theo Chức Năng
Đơn vị tính: Người
Chức

2009

2010

2011

năng

Số lượng

%


Số lượng

%

Số lượng

%

Trực tiếp

301

89.32

614

88.35

990

88.79

Gián tiếp

36

10.68

81


11.65

125

11.21

Tổng

337

100

695

100

1115

100

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - Tính toán tổng hợp
Kết quả Bảng 2.1 và Hình 2.3 cho thấy, với nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng
lên qua mỗi năm nên số lượng người lao động của công ty cũng tăng lên cụ thể là: tổng
lao động năm 2010 là 695 người, tăng lên 358 người (tỷ lệ là 106.23%) so với năm
2009, năm 2011 tăng 420 người (tỷ lệ là 60.43%) so với năm 2010.
Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Chức Năng
1200
990

1000

800
614

LĐ Trực tiếp

600

LĐ Gián tiếp

400

301

200
36

125

81

0
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011
Nguồn: Tính toán tổng hợp

LĐ trực tiếp năm 2010 chiếm 88.35% tổng số lao động trong năm, tăng 103.9%
so với năm 2009, trong năm 2011 LĐ trực tiếp chiếm 88.79% tổng số lao động trong

năm, tăng 61.24% so với năm 2010. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
chủ yếu là sản xuất cho nên LĐ trực tiếp chiếm số lượng lớn là hợp lý. Số LĐ gián tiếp
của công ty tập trung ở các bộ phận chức năng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng
12


×