Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.54 KB, 26 trang )

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM
2007
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NĂM 2007
Năm 2007 là năm thứ hai triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Đây
là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng cao và bền vững nhằm hoàn thành các mục
tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI.
Bước vào kế hoạch năm 2007 trong bối cảnh bắt đầu thực hiện các cam kết về gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), Việt Nam vừa có những cơ hội, đồng thời cũng rất nhiều thách thức cần phải vượt
qua.
Kinh tế thế giới tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, trong đó Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu
vực phát triển năng động nhất... Việc gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho nước ta mở rộng hợp tác kinh tế
toàn diện, khai thác lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt hơn nội lực, tạo thành
sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước. Làn sóng đầu tư, lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao động
và vốn trong khu vực và giữa khu vực với bên ngoài được mở rộng. Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển mạnh, là những nhân tố tác động tích cực đến phát
triển kinh tế - xã hội nước ta.
Tuy vậy, thị trường thế giới đã xuất hiện những biến động khó lường. Giá nhiều loại vật tư, nguyên vật
liệu như sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy, bông, sợi dệt, đặc biệt là xăng dầu, liên tục thay đổi ở mức
cao gây áp lực cho sản xuất trong nước và làm tăng giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh và sức mua của dân cư. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn, gây áp lực ngày càng
lớn với các nước đang phát triển có tiềm lực kinh tế và năng lực cạnh tranh còn yếu như nước ta. Trong
khi đó, việc chuẩn bị để hội nhập trên cả 3 mặt về nhận thức, hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao
khả năng cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế; các nước phát triển lại có xu hướng áp đặt rào cản kỹ thuật
trong thương mại cũng như lạm dụng các biện pháp tự vệ như chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với
hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển.
Bối cảnh trong nước, sự ổn định chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng được hoàn thiện là
những điều kiện cơ bản để huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cho phát triển nhanh và bền
vững của nền kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn
thiện và vận hành có hiệu quả. Các kết quả đáng kể trong đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất
của các ngành là những điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ năm 2007.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức phải vượt qua: trước hết là


năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển chưa cao, khả năng cạnh tranh
của sản phẩm còn thấp; thiên tai bão lũ, hạn hán, dịch bệnh ở nhiều địa phương đã gây nhiều thiệt hại về
người và của, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nông dân, làm giảm mức tăng trưởng chung của
cả nước.
Tuy vậy, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự điều hành tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, sự
cố gắng của toàn quân, toàn dân, của các doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn tiếp tục ổn
định và phát triển.
II. THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2007
1. Tình hình sản xuất công nghiệp
1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 574.046,8 tỷ đồng, tăng 17,1% so với thực hiện năm
2006, trong đó:
- Khu vực kinh tế nhà nước tăng 10,3% và tiếp tục giữ vai trò quan trọng của ngành với tỷ trọng 21,1%
(giảm 1,7% so với năm 2006); trong đó: doanh nghiệp nhà nước trung ương tăng 13,3% và chiếm tỷ
trọng 16,8%, doanh nghiệp nhà nước địa phương tăng 3,0% và chiếm tỷ trọng 4,3%.
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 20,9% (cao nhất trong các khu vực kinh tế) và chiếm tỷ trọng
35,1% (tăng 1,5% so với năm 2006) do các cơ chế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô ngày càng thông
thoáng nên đã tạo điều kiện để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và thành lập
mới và do sự năng động của các doanh nghiệp thuộc khu vực này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.


- Khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục có tăng trưởng cao, ước khoảng 18,2% (trong đó: dầu khí giảm
7,3%, các ngành khác tăng 23,2%) và chiếm tỷ trọng 43,8% (cao nhất trong các khu vực kinh tế, tăng
0,1% so với năm 2006). Đây là khu vực có năng lực cạnh tranh khá ở cả thị trường trong nước và xuất
khẩu, nhất là các doanh nghiệp mới được đầu tư trong những năm gần đây do được đầu tư trang thiết bị,
kỹ thuật, công nghệ tương đối cao; đồng thời phát huy được lợi thế thương hiệu và thị trường của công
ty mẹ ở nước ngoài.
Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm tỷ trọng công nghiệp lớn có tốc độ tăng trưởng khá đã
đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành, như: Hà Nội tăng 21,4%; Hải Phòng 18,2%;
Vĩnh Phúc 41,4%; Hà Tây 25,1%; Quảng Ninh 16,7%; Đà Nẵng 19,7%; Bình Dương 25,3%; Đồng Nai
22,4%; Cần Thơ 23,4%... nên giá trị sản xuất công nghiệp địa phương cả nước năm 2007 ước đạt

249.600 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ.
1.2. Sản phẩm chủ yếu: Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất
khẩu năm 2007 đạt mức tăng trưởng khá so với năm trước, như: điện sản xuất tăng 13,7% tương ứng
với điện thương phẩm tăng 13,3%; than sạch 11,5%; thép cán 10,7%; động cơ điện 24,3%; máy công cụ
69,8%; máy biến thế 17,0%; quạt điện 11,7%; máy thu hình 10,5%; phân đạm urê 20,8%; phân bón NPK
18,0%; thuốc trừ sâu 11,4%; lốp xe máy 22,7%; lốp ô tô máy kéo 26,4%; bao bì nhựa 28,7%; sợi toàn bộ
10,9%; vải lụa thành phẩm 10,5%; quần áo may sẵn 14,6%; giấy bìa các loại 15,3%; bia các loại 19,3%;
sữa đặc có đường 11,9%; dầu thực vật 34,1%; xi măng 11,8%; xe máy lắp ráp 10,5%; ô tô lắp ráp
52,8%... (Chi tiết xem Phụ lục 1i).
1.3. Một số tình hình nổi bật của các ngành công nghiệp
a. Ngành Năng lượng và Dầu khí
- Ngành Điện lực: Năm 2007 ngành điện lực gặp nhiều khó khăn do phụ tải tăng nhanh, trong khi nguồn
điện chưa thể đáp ứng kịp, phải mua điện bên ngoài với giá cao để đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát
triển kinh tế và xã hội; Tuy đầu năm giá điện đã được điều chỉnh theo lộ trình phần nào giúp ngành điện
giảm được áp lực tài chính trong năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu phát triển. Mặc dù
vậy, Tập đoàn Điện lực và các doanh nghiệp sản xuất điện đã có nhiều giải pháp khắc phục khó khăn,
đảm bảo cung cấp điện ở mức tối đa cho phát triển kinh tế xã hội.
Sản lượng điện sản xuất và mua ngoài năm 2007 ước đạt 67,121 tỷ kWh, tăng 13,7% so với năm 2006;
trong đó điện mua của các dự án BOT và IPP là 19,338 tỷ kWh, tăng 54,1%. Lượng điện thương phẩm
cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng ước đạt 58,19 tỷ kWh, cao hơn 1,2% kế hoạch được giao và tăng
13,3% so với năm trước; trong đó điện cung cấp cho công nghiệp tăng 17,5%.
Trong các tháng cuối năm, do thời tiết khô hạn nên lượng nước về các hồ ít hơn so với cùng kỳ năm
trước; ngoài ra, do sự cố một số nguồn nhiệt điện, phát điện không ổn định nên tình hình cung ứng điện
đã căng thẳng ngay từ đầu mùa khô.
Ngành Dầu khí: Năm 2007, sản lượng khai thác dầu thô ước đạt 15,52 triệu tấn, bằng 92,2% cùng kỳ và
bằng 88,7% kế hoạch đề ra (17,5 triệu tấn) riêng sản lượng khí đạt 6,8 tỷ m 3, tăng 0,5% so với cùng kỳ
và bằng 93,2% kế hoạch (7,3 tỷ m3 khí). Do giá dầu thô tăng nên mặc dù sản lượng khai thác không đạt
kế hoạch nhưng doanh thu vẫn tăng 3,3% so với năm 2006 và đã góp phần quan trọng cho nguồn thu
ngân sách của cả nước.
- Ngành Than - Khoáng sản: Về cơ bản, ngành than đã bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu than cho sản xuất

và tiêu dùng trong nước, nhất là cho các hộ sản xuất lớn. Sản lượng than sạch năm 2007 ước đạt 41,19
triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2006. Tiêu thụ than năm 2007 khoảng 41,1 triệu tấn, tăng 9,0%, trong
đó tiêu thụ trong nước khoảng 17,0 triệu tấn, tăng 6,0%, gồm các hộ lớn như: điện 5,7 triệu tấn, tăng
5,0%; đạm 554,8 nghìn tấn, tăng 47,0%; xi măng 2,6 triệu tấn, tăng 19,0%; giấy 164,8 nghìn tấn, giảm
2,0% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng than xuất khẩu ước đạt trên 32 triệu tấn, tăng 11% so với
năm 2006.
Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành than đã được xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ là cơ sở
quan trọng cho sự phát triển của ngành than trong thời gian tới. Cùng với việc tăng cường đầu tư đổi mới
công nghệ, nâng cao năng lực khai thác hầm lò, thực hiện các giải pháp tiết kiệm tài nguyên, Tập đoàn
CN Than và Khoáng sản đang tích cực triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện và chế biến khoáng
sản như bôxit
b. Ngành Cơ khí - Luyện kim và Hoá chất


- Ngành Cơ khí: Việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2020 đã tạo điều kiện để ngành phát triển mạnh trong thời gian qua. Theo các số liệu thống kê,
nếu năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành cơ khí (giá cố định 1994) đạt 91.737 tỷ đồng thì
năm 2007 ước đạt 113.317 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2006 và đáp ứng trên 40% nhu cầu thị
trường trong nước. Xuất khẩu các sản phẩm cơ khí cũng tăng trưởng mạnh, năm 2007 xuất khẩu của
ngành đã đạt 1,33 tỷ USD (nếu tính cả các sản phẩm xe đạp, dây và cáp điện đạt 2,29 tỷ USD).
Riêng các sản phẩm thuộc chương trình cơ khí trọng điểm đến nay đã có những bước phát triển đáng
kể, trong đó:
- Ngành cơ khí đóng tàu biển đã đóng mới được tàu có trọng tải 53.000 tấn, tàu chở dầu 105.000 DWT,
tàu container 1.016 TEU, tàu khách cao tốc 100 - 200 ghế ngồi, tàu chở dầu 13.500 tấn, tàu chở khí hóa
lỏng LPG 2.500 m3 và sửa chữa được các tàu biển đến 300.000 tấn.
- Ngành cơ khí chế tạo và cung cấp thiết bị toàn bộ cũng có bước phát triển khá, đã chế tạo và cung cấp
thiết bị toàn bộ cho các dự án nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy lọc dầu; cung cấp thiết bị cơ khí
thuỷ công cho các nhà máy thuỷ điện trong nước, đặc biệt cho Nhà máy thuỷ điện Sơn La (công suất
2400 MW). Tổng trọng lượng thiết bị cơ khí thuỷ công chế tạo trong nước lên tới hàng chục ngàn tấn với
tổng giá trị lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đã thể hiện năng lực thiết kế và chế tạo của các doanh nghiệp

trong nước được nâng lên.
- Ngành cơ khí ô tô đã sản xuất, lắp ráp được các loại xe buýt đến 45 chỗ ngồi có chất lượng cao với tỷ
lệ nội địa hoá đến 40%; chế tạo ô tô tải nông dụng, ô tô tải nặng đến 13 tấn và xe chuyên dùng; đã đóng
được các toa xe lửa cao cấp chở khách với tỷ lệ nội địa hoá có thể đạt tới 70%. Sản lượng xe lắp ráp các
loại đã tăng 52,8% so với năm 2006.
- Ngành xe máy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Xe máy sản xuất trong nước có tỷ lệ nội địa
hóa trên 80%, trong đó nội địa hoá động cơ đạt trên 60%, sản lượng năm 2007 tăng 10,5% so với năm
2006.
Ngành Thép: Năm 2007 sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép có mức tăng trưởng khá mặc dù chịu
ảnh hưởng của giá bên ngoài. Ngoài ra, do số lượng giao dịch hạn chế nên giá thép trong nước tăng liên
tục từ 8 triệu đồng/tấn trong quý I/2007 đến tháng 12 lên 12 - 13 triệu đồng/tấn). Sau khi Hiệp định Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc có hiệu lực, lượng thép cuộn sản xuất trong nước sụt giảm
đáng kể do thép cuộn Trung Quốc nhập khẩu vào nhiều (khoảng 500.000 tấn). Tuy vậy sản lượng phôi
thép vẫn đạt gần 1,7 triệu tấn; thép cán 4,25 triệu tấn, tăng 10,7% so với năm trước; tiêu thụ khoảng 3,4
triệu tấn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Một điều đáng lưu ý là tiếp tục có nhiều dự án đầu tư sản xuất phôi thép, sản xuất thép tấm của các
doanh nghiệp trong nước cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài được triển khai, tạo điều kiện cho
việc chủ động sản xuất các loại thép thành phẩm trong nước trong thời gian tới.
- Ngành Hoá chất và Phân bón: Do giá dầu mỏ thế giới tăng cao nên giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu
năm 2007 cao hơn so với năm 2006 như giá lưu huỳnh tăng gấp 2,65 lần; soda tăng 25%, giá chì tăng
100%...đã làm cho giá một số mặt hàng phân bón trong nước tăng như phân DAP tăng 45 - 60%, phân
urê tăng 40 - 50%, phân kali (MOP) tăng 50 - 63%, phân đạm SA tăng 30 - 35%... Trước tình hình đó, các
doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm nên một số mặt hàng
đã chiếm được thị phần trong nước khá như phân NPK 70 - 75% thị phần; phân urê khoảng 50%; săm
lốp, cao su kỹ thuật 50 - 60%; các mặt hàng hóa chất chiếm 30 - 35%; chất tẩy rửa chiếm 12 - 20%;
thuốc bảo vệ thực vật 5 - 8%; đồng thời tăng sản lượng xuất khẩu như săm lốp ôtô máy kéo đạt 216.750
bộ (tăng 30,75% so 2006) với giá trị 23,2 triệu USD; chất giặt rửa đạt 29.750 tấn; phân bón 577.670 tấn;
ắc quy 175.000 kWh.
c. Ngành Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm
- Ngành Dệt May: Hoạt động của ngành dệt may trong năm 2007 có nhiều khởi sắc. Mặc dù có nhiều khó

khăn như bị Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng Chương trình giám sát hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam;
tình trạng thiếu lao động cục bộ; giá bông xơ tăng cao (sản lượng bông xơ trong nước chỉ đạt 7 đến 8
nghìn tấn/năm, chỉ đáp ứng 5% nhu cầu của ngành; năm 2007 toàn ngành phải nhập 230 nghìn tấn bông
xơ các loại); tỷ lệ sản xuất theo phương thức gia công còn lớn (hơn 70%), nhưng các doanh nghiệp đã
có nhiều cố gắng, với sự hoạt động khá tích cực và hiệu quả của Hiệp hội dệt may, kim ngạch xuất khẩu
của ngành đã vươn lên là một trong các mặt hàng đứng đầu trong danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực


của Việt Nam (ước đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,4% so với thực hiện năm 2006) và đứng trong danh sách 10
quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Giá trị sản xuất tăng 17,9% so với năm 2006; Một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá, như: quần áo
may sẵn ước đạt 1.324,2 triệu sản phẩm, tăng 14,6%; vải lụa thành phẩm 630 triệu m 2, tăng 10,5%; quần
áo dệt kim 172,2 triệu sản phẩm, tăng 7,3%; sợi toàn bộ 100,5 nghìn tấn, tăng 10,9%...
- Ngành Da Giầy: Là một ngành sử dụng nhiều lao động nhưng gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng nên
các doanh nghiệp chỉ ký được các đơn hàng vừa phải phù hợp với năng lực sản xuất của mình. Do vậy
mức tăng trưởng của năm 2007 so với năm 2006 không cao cả về sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất
khẩu (giầy dép các loại ước đạt 285,0 triệu đôi, tăng 8,4%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,96 tỷ USD,
tăng 10,3% nhưng chưa đạt kế hoạch là 4,0 tỷ USD). Riêng nhóm các sản phẩm từ da khác như túi
xách, vali, mũ, ô dù tăng trưởng khá, ước đạt 635 triệu USD, tăng 26,2% so với năm 2006.
- Ngành Thuốc lá: Do tình trạng thuốc lá nhập lậu giá rẻ, thuốc lá giả... không được ngăn chặn mà vẫn có
xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp; do diện tích vùng nguyên liệu bị nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ cao và
tình trạng tranh mua nguyên liệu (đặc biệt khu vực phía Nam) đã đẩy giá lên cao, nguồn nguyên liệu
nhập khẩu không ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp. Quá trình chuyển đổi cơ
cấu sản phẩm theo hướng tăng cường chất lượng, nâng tỷ lệ thuốc cao cấp đầu lọc tiến triển chậm. Sản
lượng năm 2007 ước đạt 4,32 tỷ bao, tăng 9,6% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 61 triệu
USD, tăng 23,3% trong đó xuất khẩu thuốc lá điếu ước đạt 630 triệu bao (tăng 8,9%) và nguyên liệu
thuốc lá ước đạt 5.045 tấn.
- Ngành Giấy: Mặc dù giá nguyên liệu bột giấy liên tục tăng do nhu cầu về gỗ nguyên liệu của các thị
trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc... tăng mạnh (khoảng 20%) và lượng bột giấy tồn kho giảm so với
cùng kỳ năm trước, song sản xuất kinh doanh của ngành vẫn đạt kết quả khả quan, sản lượng giấy bìa

các loại ước đạt 1.189 nghìn tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng khoảng 60% tổng nhu
cầu giấy các loại cả nước nên vẫn phải nhập khẩu thêm khoảng 841 nghìn tấn, chủ yếu là các loại giấy
cao cấp.
Công tác phát triển nguồn nguyên liệu được quan tâm hơn. Riêng Tổng công ty Giấy Việt Nam năm 2007
đã trồng mới được 6,7 nghìn ha, rừng nguyên liệu chăm sóc 17,9 nghìn ha.
- Ngành Bia, Rượu, Nước giải khát: Bên cạnh khó khăn do giá nguyên liệu tăng mạnh (giá cao hoa tăng
2,16 lần; hoa viên tăng gần 1,8 lần; malt tăng gần 1,7 lần; hoa thơm tăng 1,5 lần ..), song nhờ đầu tư
tăng cường năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ, sản lượng bia
năm 2007 ước đạt 1.845 triệu lít, tăng 19,3 % so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với
chất lượng ngày càng cao. Một số chủng loại sản phẩm xuất khẩu đã được tăng lên. Riêng Tổng công ty
Bia - Rượu - NKG Hà Nội giá trị xuất khẩu tăng gấp 3 lần và TCT Bia - Rượu - NGK Sài Gòn tăng 20,6%;
thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, đặc biệt là sang các nước và vùng lãnh thổ như Nga, CHLB
Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Hồng Kông…
- Ngành Nhựa: Tuy giá nguyên liệu bột nhựa cuối năm 2007 tăng gần 20% so với giá đầu năm nhưng
các doanh nghiệp bằng nhiều giải pháp tiết giảm chi phí, đổi mới quản lý, đa dạng chủng loại, mẫu mã
sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật có chất lượng cao phục vụ các ngành công
nghiệp ôtô, xe máy, điện, điện tử, điện lạnh…và các mặt hàng xuất khẩu và phục vụ xuất khẩu như bao
bì nhựa đóng gói, văn phòng phẩm, nhựa mỹ nghệ, nhựa gia dụng, nhựa xây dựng tới các thị trường EU,
Mỹ, Nhật, các nước ASEAN... nên đã đưa kim ngạch đạt 725 triệu USD, tăng 51% so với năm trước.
- Ngành Sữa: Các doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu sữa trên thế giới bị ảnh
hưởng do chăn nuôi mất mùa và giá tăng cao, trong khi nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chiếm 80%, nên
mặc dù thuế nhập khẩu bột sữa đã được giảm 2 lần nhưng vẫn không hạn chế được ảnh hưởng của việc
tăng giá. Các doanh nghiệp, nhất là Công ty CP Sữa Việt Nam đã đẩy mạnh công tác phát triển đàn bò
lên 98.659 con, cung cấp được cho sản xuất được 234.437,9 tấn sữa nguyên liệu, góp phần giảm nhập
khẩu và nâng cao đời sống của các hộ chăn nuôi.
- Ngành Dầu thực vật: Do ảnh hưởng bởi hạn hán đã tác động tới giá dầu thô nguyên liệu tăng 67 - 93%
so với giá thời điểm cuối năm 2006. Sản xuất dầu thực vật của các doanh nghiệp chủ yếu từ nguyên liệu
nhập khẩu, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng, nên mặc dù nhiều doanh nghiệp như Công ty dầu Tường
An, Tân Bình… đã nâng cao công suất, sản lượng cả năm ước đạt 534 nghìn tấn, tăng 34,1% so với
cùng kỳ, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.



2. Tình hình hoạt động thương mại
2.1. Xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu năm 2007 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, thể hiện trên những mặt chủ
yếu như sau:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu được duy trì ở mức cao, tỷ trọng hàng hóa chế
biến, chế tạo, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao tăng dần, tỷ trọng hàng hóa chưa qua chế biến
giảm dần. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 (kế hoạch
Chính phủ đề ra là 46,7 tỷ USD, tăng 17,4%), trong đó hàng hóa công nghiệp chiếm 76,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 76,1%) tiếp tục là động lực cho hoạt động xuất khẩu, khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài xuất khẩu đạt 27,8 tỷ USD, chiếm 57,5% và tăng 21,0% so với năm 2006; khu vực doanh
nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% và tăng 22,2%.
- Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỷ USD (11 mặt hàng và
nhóm hàng ) vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (trừ dầu thô) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, than
đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí; trong đó có
4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng điện tử và
sản phẩm gỗ đạt trên 2 tỷ USD. Một số nhóm hàng mới mặc dù có kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ
tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện tăng 25,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 26,2%;
sản phẩm nhựa tăng 52,0%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 18,9% . Kim ngạch xuất khẩu tuy tăng khá
21,5%, trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng cao, những vẫn chưa đạt yêu cầu và còn thấp hơn mức
tăng của một số năm trước (Chi tiết xem Phụ lục 1e).
- Về khu vực thị trường: Các thị trường truyền thống về xuất khẩu vẫn được duy trì, tuy có những biến
động nhất định, cụ thể :
+ Thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (43,8%,) với kim ngạch khoảng 21,0 tỷ USD và tăng 22,8%
so với năm 2006 nhưng lại có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm dần, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản,
ASEAN. Nhóm hàng hoá xuất khẩu tăng chủ yếu là hàng nông sản và mặt hàng dây điện và cáp điện.
Nhập siêu từ khu vực này có chiều hướng giảm do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.
+ Thị trường Châu Âu chiếm 19,8% với kim ngạch đạt 9,6 tỷ USD, tăng 19,0% so với năm 2006, chủ yếu
do tăng trưởng các mặt hàng dệt may, thủy sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, thủ

công mỹ nghệ. Riêng mặt hàng xe đạp và giầy mũ da tiếp tục gặp khó khăn do EU áp thuế chống bán
phá giá.
+Thị trường Châu Mỹ, chiếm 24,3%, với kim ngạch đạt 11,6 tỷ USD, tăng 28,0% so với năm 2006, trong
đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch khoảng 10,2 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng xuất khẩu cả
nước.
+ Thị trường Châu Phi, Tây Nam Á hiện chiếm tỷ trọng nhỏ (3,8%)với kim ngạch đạt đạt 1,8 tỷ USD, tăng
23,0% so với năm 2006. Ngoại trừ các thị trường Cô-oét, Irắc và Pakistan tình hình chính trị còn nhiều
bất ổn nên khả năng xuất khẩu còn hạn chế, các thị trường khác có mức tăng trưởng khá, trong đó có
Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.
Như vậy, so với năm 2006, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở
mức cao, các chỉ tiêu về tăng trưởng đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu của khu
vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối
với tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.
- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến,
chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng
điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ... ,giảm dần xuất khẩu hàng thô (mặc dù xét về kim ngạch thì
nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản vẫn tăng cao do được giá).
- Tuy nhiên, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất
dễ bị tổn thương bởi các biến động bên ngoài như giá cả,các rào cản thương mại mới của nước
ngoài...bởi sự phu thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu còn lớn.
- Sức cạnh tranh của hàng hoá chưa được cải thiện rõ rệt, cơ cấu mặt hàng còn chưa hợp lý thể hiện ở
chỗ chủng loại đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch đáng kể; giá trị
gia tăng thấp.


- Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được những cơ hội để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất
khẩu; chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và
khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác nhất là việc cắt giảm thuế quan để khai thác hết tiềm
năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc…
- Thị trường xuất khẩu tăng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ tăng khá cao thì một số thị

trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia.
2.2. Nhập khẩu và cán cân thương mại
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 ước đạt 60,78 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2006, trong đó
doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập khẩu 39,27 tỷ USD, chiếm 64,6%, tăng 38,3% và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,51 tỷ USD, chiếm 35,4%, tăng 30,5% so với năm 2006.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm: ô tô nguyên chiếc các loại
tăng 145,5%; linh kiện ô tô tăng 82,2%; thép thành phẩm tăng 75,6%; phôi thép tăng 38,9%; phân bón
các loại tăng 45,1%; sợi các loại tăng 36,8%; hóa chất nguyên liệu tăng 39,1%; máy móc, thiết bị, phụ
tùng tăng 56,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 43,6%; vải tăng 33,6%....
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu
(không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó có một số mặt hàng
chiếm tỷ trọng cao như: sắt thép, kim loại và phôi thép 6,7 tỷ USD; phân bón các loại 997 triệu USD; máy
móc, thiết bị, phụ tùng 10,3 tỷ USD; hoá chất, chất dẻo nguyên liệu 3,9 tỷ USD, điện tử máy tính linh kiện
2,9 tỷ USD; vải, sợi, bông và nguyên phụ liệu dệt may, da 7,2 tỷ USD, gỗ nguyên liệu 1,0 tỷ USD, thức ăn
gia súc và nguyên liệu 1,1 tỷ USD, tân dược và nguyên liệu 861 triệu USD.
Nhập siêu cả năm 2007 ước khoảng 12,3 tỷ USD tăng 144,7% so với năm 2006, bằng 25,6% kim ngạch
xuất khẩu (năm 2006 là 12,7%). Đây là mức nhập siêu cao so với cùng kỳ nhiều năm qua do tác động
của các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước
ngoài tăng mạnh, giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng, ảnh hưởng của
việc cắt giảm thuế theo cam kết và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao.
Qua đó cho thấy nhập khẩu hàng hóa năm 2007 chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên, nhiên
phụ liệu đã đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu,
góp phần đổi mới công nghệ và hiện đại hóa sản xuất; đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nhiều mặt
hàng thiết yếu, đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trong nước; .Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu chiếm
tỷ trọng nhỏ (trên 3%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu (khoảng 2 tỷ USD). Tuy nhiên, nhập khẩu gia tăng
nhanh chóng làm tăng nhập siêu không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
2.3. Thương mại trên thị trường trong nước
Năm 2007, thị trường trong nước luôn sôi động với sự đa dạng, phong phú về chủng loại hàng hóa, dịch
vụ và sự chuyển biến khá mạnh của hệ thống phân phối, đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng
xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 726.113 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2006. Đây

là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Cùng với kết quả đạt được trong xuất khẩu, thương mại trong
nước góp phần tích cực vào mức tăng trưởng GDP trong năm.
Các hoạt động kiểm soát thị trường, giá cả, ngăn chặn hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu, chống đầu
cơ...đã dược tăng cường, góp phần bình ổn thị trương các mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế như xăng
dầu, sắt thép, phân bón, thuốc chữa bệnh, giấy viết... . Tuy nhiên do tác động của nhiều yếu tố bất lợi
trong nước (bão, lũ, dịch bệnh...) và thế giới (giá dầu và giá vật tư tăng...), cùng với việc thực hiện lộ trinh
giá thị trường một số mặt hàng như điện tăng 7,6%, than tăng 10 - 20%, xăng tăng 23,8%, dầu mazut
tăng 41,6%...nên mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt (Bộ Công
Thương cũng đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg và Chỉ thị số
23/2007/CT-TTg về kiềm chế tăng giá, bình ổn thị trường như giảm thuế nhập khẩu của một số nhóm
hàng thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phôi thép...;tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với
một số mặt hàng là nguyên liệu sản xuất; tổ chức kiểm tra chi phí mặt hàng thép, gas, sữa...nhưng giá cả
nhiều mặt hàng vẫn tăng nhất là nhóm hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng đã tác động tới
việc tăng chỉ số giá tiêu dùng vượt mức yêu cầu
Đối với thị trường miền núi, hải đảo vẫn được các doanh nghiệp t hương mại bảo đảm cung cấp các mặt
hàng chính sách như sách vở, muối ăn, dầu hỏa...Để phát triển thương mại ở các vùng này Bộ đã thực
hiện tốt công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực theo sự phân công nhiệm vụ của Chính


phủ, đồng thời đề xuất với Chính phủ xem xét bổ sung một số quy định như thông quan hàng hóa qua
các cửa khẩu phụ, quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa do cư dân biên giới nhập khẩu lưu
thông trong nước,... trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên
giới với các nước có chung biên giới.
3. Hoạt động tài chính
3.1. Kết quả kinh doanh
Theo báo cáo của các doanh nghiệp thuộc Bộ, tổng doanh thu của các đơn vị năm 2007 ước đạt
662.086,6 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 2006; trong đó một số doanh nghiệp có mức tăng cao hơn
bình quân gồm: Tập đoàn Điện lực tăng 22,2%, TCT Thép 47,4%, TCT Hoá chất 26,3%, TCT Thuốc lá
20,9%, TCT Giấy 21,8%, TCT Máy động lực và máy nông nghiệp 83,5%, TCT Thiết bị điện 33,6%, TCT
Bia - Rượu - NGK Hà Nội 23,5%, TCT Bia - Rượu - NGK Sài Gòn 33,9%, Công ty Dầu thực vật - Hương

liệu - Mỹ phẩm 59,6%, Công ty Nhựa Việt Nam 36,0%, Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Hà Nội
27,8%, Công ty Điện máy Hải Phòng gấp 2,23 lần, Công ty XNK thiết bị toàn bộ và kỹ thuật 36,5% (Phụ
lục 1c).
Riêng doanh thu sản xuất công nghiệp ước đạt 329.699,4 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước; trong đó
một số doanh nghiệp tăng khá gồm: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản, TCT
Thép, TCT Hoá chất, TCT Giấy, TCT Máy động lực và máy nông nghiệp, TCT Thiết bị điện, TCT Bia Rượu - NGK Hà Nội, Công ty Dầu thực vật - Hương liệu - Mỹ phẩm, Viện Máy và dụng cụ công nghiệp,
Công ty Nhựa Việt Nam (Phụ lục 1d).
3.2. Thu nhập của người lao động
Theo thống kê sơ bộ, số cán bộ công nhân viên của Bộ Công Thương có 463.453 người, trong đó khối
doanh nghiệp 456.073 người và khối hành chính sự nghiệp 7.416 người. Thu nhập bình quân khoảng 2,8
triệu đồng/người/tháng; trong đó: khối sản xuất kinh doanh 3,2 triệu đồng/người/tháng và khối hành chính
sự nghiệp 2,5 triệu đồng/người/tháng (Chi tiết xem Phụ lục 1k).
3.3. Tình hình kiểm tra, giám sát tài chính doanh nghiệp
Thực hiện Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, để kịp thời triển
khai công tác kiểm tra giám sát và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, mặc dù chưa có hướng dẫn của Bộ
Tài chính, ngày 07 tháng 02 năm 2007 Bộ đã có Quyết định số 10/BCN - TCKT ban hành Quy chế tổ
chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc
Bộ Công nghiệp và văn bản số 900/BCN-TCKT ngày 05 tháng 03 năm 2007 đề nghị các Tập đoàn, Tổng
công ty, Công ty và các đơn vị hành chính sự nghiệp đăng ký và báo cáo Bộ chương trình tự kiểm tra,
giám sát tài chính năm 2007 bằng các hình thức tự tổ chức kiểm tra, giám sát nội bộ, thuê kiểm toán độc
lập hoặc thông qua các chương trình thanh tra, kiểm toán nhà nước. Đồng thời tổ chức việc thẩm tra,
đánh giá và phân loại các doanh nghiệp thành viên theo các tiêu chí đã được các cơ quan có thẩm quyền
ban hành.
Qua theo dõi có thể đánh giá các doanh nghiệp thuộc Bộ đã duy trì đều đặn công tác kiểm tra giám sát
tài chính doanh nghiệp, kịp thời xử lý các tồn tại để lành mạnh hóa các hoạt động tài chính, hạn chế công
nợ dây dưa, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ, thực hiện Quyết định số 874/QĐ-KTNN ngày 2
tháng 7 năm 2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2006 tại
Bộ Công Thương. Đoàn Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2006 của

23/50 đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương, trong đó thuộc lĩnh vực công nghiệp có
14/38 đơn vị, lĩnh vực thương mại có 9/12 đơn vị. Qua kiểm toán cho thấy công tác quản lý tài chính ở
hầu hết các đơn vị nhìn chung đã thực hiện theo chế độ nhà nước quy định, các đơn vị đã thực hiện
công khai dự toán và tài chính, giao quyền tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính. Khối Văn phòng Bộ Công Thương trong năm 2006 đã tiết kiệm 10% chi phí thường xuyên để
bổ sung nguồn thực hiện cải cách tiền lương. Trong đó đã phấn đấu giảm chi tiêu điện nước, xăng xe và
chi phí sửa chữa thường xuyên tiết kiệm.
Tuy vậy vẫn còn một số đơn vị chưa tính đầy đủ khoản thuế thu nhập cá nhân đối với một số đối tượng
phải nộp thuế; thu lệ phí nhập học không đúng quy định; kinh phí khoa học và sự nghiệp môi trường triển
khai chưa bám sát theo kế hoạch đã đăng ký; một số nội dung chi sử dụng không đúng với nội dung


nguồn kinh phí, định mức, tiêu chuẩn, hoặc chưa được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ; chi
đoàn ra, hội nghị, sự nghiệp khoa học và môi trường còn một số khoản chưa đảm bảo tiết kiệm và hiệu
quả; công tác quản lý nợ phải thu, phải trả, tạm ứng tại một số đơn vị chưa chặt chẽ dẫn đến một số
khoản nợ dây dưa, không rõ chủ nợ và khó có khả năng thu hồi.
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG
1. Về sản xuất công nghiệp
Theo báo cáo của các Sở Công nghiệp năm 2007, công nghiệp địa phương đã có những chuyển dịch
tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp quốc doanh và tăng tỷ trong công nghiệp dân doanh,
trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài có tăng trưởng cao, ngày càng khẳng định
vị trí, vai trò cơ cấu nền kinh tế. Cụ thể, khu vực quốc doanh địa phương chỉ còn chiếm tỷ trọng 6,57%
(thấp hơn năm 2006 là 0,9%); khu vực ngoài quốc doanh đạt 268.432 tỷ đồng tăng 20,9%, chiếm tỷ trọng
36,9% (cao hơn năm 2006 là 1,14%); khu vực này đóng vai trò chủ đạo trong giá trị sản xuất công nghiệp
của phần lớn các địa phương (58/64 tỉnh, thành phố), trong đó một số tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao là:
Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình,
Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,
Lai Châu, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An[1]...
1.1. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung bộ: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
(giá cố định 1994) ước thực hiện 249.517,4 tỷ đồng đạt 99% kế hoạch năm và tăng 21,6% so với cùng kỳ

năm 2006. Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn khu vực: Vĩnh Phúc
41,4%, Hà Tây 25,1%, Bắc Ninh 29,4%, Hưng Yên 28,2%, Hà Nam 21,8%, Nam Định 25%, Thái Bình
26,4%, Hà Giang 25,4%, Tuyên Quang 25,7%, Thái Nguyên 23,8%, Lai Châu 37,4%, Sơn La 26,7%, Hoà
Bình 31,1%, Hà Tĩnh 25,6%.
1.2. Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994)
ước thực hiện 51.805,2 tỷ đồng đạt 97,9% kế hoạch năm và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2006. Các
tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn khu vực: Đăk Nông 37,8%; Gia Lai
34,3%; Bình định 30,0%; Quảng Nam 29,7%; Kon Tum 28,2%, Đăk Lăk 23,4%; Quảng Bình 23,1%; Thừa
Thiên Huế 21,3%. Ba tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm gần 52% GTSXCN của toàn vùng là
Khánh Hòa đạt 11.454 tỷ đồng, Đà Nẵng đạt 10.180 tỷ đồng, Quảng Nam đạt 5.284,3 tỷ đồng, nhưng chỉ
có tỉnh Quảng Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của toàn vùng là 29,7%, trong khi
Khánh Hoà và Đà Nẵng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng tương ứng là 12,7% và 19,57%.
1.3. Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) ước thực
hiện 426.138 tỷ đồng đạt 99,6% kế hoạch năm và tăng 17,69% so với cùng kỳ năm 2006. Các tỉnh có tốc
độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn khu vực: Bình Phước tăng 25,91%; Bình
Dương tăng 24,83%; Đồng Nai tăng 22,41%; Vĩnh Long tăng 37,2%; Tiền Giang tăng 45,65%; Hậu Giang
tăng 29,42%; Đồng Tháp tăng 36,44%; Long An tăng 27,85% Bến Tre tăng 24,13%.
2. Về hoạt động khuyến công
Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/QĐ-CP ngày 20/8/2007 về phê duyệt
chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012, tạo thuận lợi rất lớn cho việc triển khai các hoạt động
khuyến công trong những năm tới. Quyết định 136/QĐ-TTg đã định hướng thống nhất về hoạt động
khuyến công trong phạm vi cả nước và tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích các địa phương, tổ chức, cá
nhân đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn và tổ chức hoạt động khuyến công. Kết quả nổi bật như
sau:
- Đến nay tất cả các tỉnh đã thực hiện hoạt động khuyến công với nhiều nguồn vốn, hình thức tổ chức
hoạt động khác nhau. Tổng kinh phí khuyến công Trung ương và địa phương theo kế hoạch năm 2007 là
76,962 tỷ đồng, tăng 29,1% so với năm 2006. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia là 20 tỷ tăng 2 lần
so với năm 2006; kinh phí khuyến công địa phương 56,962 tỷ, tăng 14,8% so với năm 2006.
- Đã có 64 tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm Khuyến công hoặc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn
phát triển công nghiệp (trong đó có 30 Trung tâm Khuyến công; 33 Trung tâm Khuyến công và TVPTCN

và 1 Trung tâm Tư vấn hỗ trợ DNCN). Tổng số lao động ở các Trung tâm là 556 người, bình quân 8,8
người/Trung tâm. Đây là lực lượng nòng cốt của tổ chức dịch vụ khuyến công, thể hiện sự đúng đắn của
chủ trương khuyến khích phát triển dịch vụ khuyến công trong Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.


- Hoạt động khuyến công đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động, tăng giá trị sản
xuất công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt là các tỉnh công nghiệp chưa phát triển; công nghiệp ngoài
quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông
thôn.
- Tiếp tục huy động, phối hợp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, Bộ, ngành tham gia vào sự
nghiệp phát triển công nghiệp nông thôn. Nhiều địa phương đã lồng ghép được nguồn vốn từ Chương
trình 135, tái định cư, khuyến nông, vốn BSPS, GTZ... vào hoạt động khuyến công như Lâm đồng, Khánh
Hoà, Quảng Nam….
Năm 2007, mặc dù nguồn kinh phí khuyến công quốc gia mới được bố trí 20 tỷ đồng nhưng đã triển khai
được 208 đề án khuyến công trên địa bàn của 61 tỉnh, thành phố. Hỗ trợ đào tạo nghề cho 16.361 lao
động, tăng 56,60% so với năm 2006. Tạo công ăn việc làm cho 15.821 lao động, tăng 90,20% so với
năm 2006 do các hoạt động đào tạo nghề gắn với các doanh nghiệp sử dụng trực tiếp lao động hoặc tổ
chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Thu nhập bình quân từ 400.000- 550.000 đồng/người/tháng đối với
lao động không thường xuyên; 600.000- 1.000.000 đồng/người/tháng đối với những lao động thường
xuyên; Hỗ trợ đầu tư xây dựng 74 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới,
tăng 2,5 lần so với năm 2006, thu hút được 574,449 tỷ đồng vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất công
nghiệp nông thôn[2]; Tổ chức được 6 lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cho 300
học viên, nâng cao năng lực quản lý cho 800 chủ cơ sở CNNT (tăng 2,0 lần so với năm 2006), tổ chức
được 08 hội thảo về hội nhập kinh tế Quốc, 1 hội thảo về mô hình quản lý và kinh doanh điện nông thôn
(tăng 4,5 lần so với năm 2006)….
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH CÔNG THƯƠNG NĂM
2007
1. Đầu tư trong nước
Trước những biến động về giá cả vật tư và các chi phí khác, trong đó có tiền lương biến động tăng; ảnh
hưởng của tình hình bão lũ ở nhiều địa phương...Bộ đã tăng cường chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh

công tác thẩm định điều chỉnh thiết kế, dự toán từng hạng mục, tổng dự toán, điều chỉnh Tổng mức đầu
tư..., nâng cao năng lực quản lý dự án của các Ban quản lý; rà soát tiến độ của từng dự án để tập trung
nguồn lực khắc phục những ảnh hưởng nói trên để đảm bảo tiến độ các công trình, đồng thời chú trọng
công tác an toàn và chất lượng trong thi công; duy trì chế độ giao ban các công trình quan trọng quốc gia
và các công trình trọng điểm của ngành. Tuy vậy, tiến độ các dự án nhìn chung còn chậm so với yêu cầu
do công tác giải phóng mặt bằng, công tác giải ngân, công tác điều chỉnh thiết kế, dự toán còn nhiều
vướng mắc, kéo dài.
Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng thực hiện năm 2007 của Bộ Công Thương ước đạt 97.432,8 tỷ
đồng , tăng 32,6% so với năm 2006 (Phụ lục 2a), trong đó các Tập đoàn, Tổng công ty 91 đạt 91.898 tỷ
đồng, tăng 29%; Các Tổng công ty 90, các doanh nghiệp đạt 5.089,5 tỷ đồng, tăng 264%; Các đơn vị
hành chính, sự nghiệp đạt 354 tỷ đồng, tăng 78%
Tiến độ cụ thể các dự án lớn của ngành nêu tại Phụ lục 2c.
2. Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (ĐTNN) năm 2007 tiếp tục thu được những kết quả vượt trội. Theo ước
tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ĐTNN vào Việt Nam cả cấp
mới và tăng vốn đạt khoảng 20,3 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới là trên 17,83 tỷ USD, vốn tăng thêm (tính
đến 22/12) là 2,47 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2006 (12 tỷ USD). Kết quả đó nhờ môi trường đầu tư kinh doanh đã được tiếp tục cải thiện, công tác xúc tiến đầu tư cũng có hiệu quả hơn, công tác cải cách
hành chính đã có tiến bộ.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép trong năm tập trung chủ yếu vào khu vực công nghiệp
và dịch vụ. Chỉ tính đến ngày 22 tháng 12 năm 2007, trong tổng số 1.445 dự án được cấp phép đã có
823 dự án ĐTNN vào ngành công nghiệp (bằng 57% tổng số dự án ĐTNN cả nước) với tổng vốn đăng ký
8,06 tỷ USD bằng (45,2% tổng vốn đăng ký cả nước), trong đó vốn điều lệ 3,12 tỷ USD (bằng 51,8% tổng
vốn điều lệ cả nước). Quy mô vốn đầu tư tính bình quân cho 1 dự án đã đạt 12,4 triệu USD, cao hơn
mức bình quân cùng kỳ năm trước - 8,5 triệu USD, số dự án có quy mô lớn (trên 40 triệu USD) tăng
thêm, trong số đáng kể có dự án Xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô tại Phú Yên, tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ


USD. Riêng số dự án về dịch vụ là 301 dự án với tổng vốn đăng ký 376,8 triệu USD, trong đó vốn pháp
định 165,4 triệu USD (Chi tiết xem Phụ lục 2b).
3. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Tiếp tục thực hiện việc tăng cường hoạt động giám sát đầu tư Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ
Công Thương) đã có Chỉ thị số 06/CT-BCN ngày 09 tháng 5 năm 2007 yêu cầu đẩy mạnh công tác giám
sát, đánh giá đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn tín dụng nhà nước; Riêng các Tập đoàn kinh
tế, Tổng Công ty, Công ty tổ chức rà soát lại tiến độ dụ án có biện pháp chỉ đạo, giám sát, xử lý kịp thời
các vấn đề phát sinh để đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình lớn của các
ngành điện, thép, phân bón, giấy... Tăng cường năng lực con người và bộ máy quản lý, đảm bảo thực
hiện đúng trình tự thủ tục đầu tư; đẩy mạnh hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư tổng thể và từng dự án
theo quy định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát.
Thực hiện Chỉ thị này trong năm 2007 Bộ Công Thương đã tiến hành giám sát tổng thể đầu tư 04 đơn vị
và giám sát đầu tư 17 dự án thuộc các ngành quản lý. Ngoài ra, Bộ còn tham gia với các Đoàn công tác
của Chính phủ, Quốc hội giám sát, đánh giá các dự án quan trọng Quốc gia, các dự án trọng điểm ngành
như Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Đạm Phú Mỹ, dự án kết nối các mỏ của Dàn khoan
Mỏ Đại Hùng; kiểm tra định kỳ về tiến độ các dự án nhiệt điện Uông bí mở rộng, Quảng Ninh, xi măng
Thái Nguyên, DAP Đình Vũ - Hải Phòng.
Qua giám sát đánh giá tổng thể đầu tư ở các đơn vị cho thấy các dự án đầu tư đang triển khai thực hiện
đều nằm trong quy hoạch phát triển các ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trình tự, thủ tục
lập, thẩm định phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT), tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, tổ
chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu được thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy định Nhà nước và theo
thẩm quyền; công tác nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng và vốn đầu tư đảm bảo theo tiến độ thực
hiện, không để tình trạng nợ khối lượng hoặc không có nguồn vốn thanh toán.
Tuy nhiên cũng còn một số tồn tại chủ yếu sau:
- Công tác tư vấn lập dự án đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án, lập và phê duyệt TKKT, tổng dự toán
một số dự án có quy mô và tính chất phức tạp còn kéo dài, chất lượng chưa cao phải bổ sung, chỉnh sửa
nhiều lần làm ảnh hưởng tiến độ triển khai dự án, như: Dự án (nhóm B) Khai thác phần lò giếng khu
Cánh Gà - Công ty Than Vàng Danh, dự án thuỷ điện Bản Vẽ.
- Về trình tự thủ tục đầu tư, có một số dự án chưa đảm bảo đúng quy định, thi công hạng mục công trình
trước khi dự án phê duyệt, như: Một số hạng mục công trình mặt bằng san nền cửa giếng, cổ giếng,
công trình giếng chính, giếng phụ nối 02 giếng... thuộc dự án khai thác phần lò giếng khu Cánh Gà Công ty Than Vàng Danh, dự án Mở rộng căn cứ Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Hạ lưu của Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia VN mà nguyên nhân chính là năng lực của các đơn vị tư vấn trong nước, như một số đơn vị tư
vấn ngành Than, ngành Điện tuy đã được nâng cao, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án và yêu

cầu phát triển của ngành. Ngoài ra những thay đổi về cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng
trong thời gian qua; một số công tác có tính đặc thù chưa xây dựng, ban hành được định mức, đơn giá
và những yếu tố biến động của thị trường giá cả cũng ảnh hưởng tiến độ, chất lượng công tác tư vấn
đầu tư, xây dựng dự án.
- Về công tác đấu thầu, nhìn chung thủ tục, trình tự tổ chức đấu thầu các gói thầu theo kế hoạch đấu
thầu bảo đảm quy định hiện hành và các cơ chế đặc thù được Thủ tướng Chính phủ cho phép với một số
dự án đầu tư thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, như đối với
các công trình thủy điện và các công trình khai thác than. Tuy nhiên phương pháp đánh giá, phân tích hồ
sơ dự thầu của một số Chủ đầu tư còn thể hiện thiếu tính chặt chẽ, khoa học , chưa thể hiện tính độc lập
của mỗi thành viên trong Tổ chuyên gia đấu thầu, chất lượng một số hồ sơ mời thầu với các gói thầu đấu
thầu rộng rãi còn thấp, dẫn đến đấu thầu lại nhiều lần hoặc việc đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu chưa
chuẩn xác gây khiếu kiện.
- Về tiến độ thực hiện của phần lớn các dự án được giám sát đều bị kéo dài như dự án di chuyển và đầu
tư chiều sâu của Công ty CaRic, dự án Dây chuyền kéo sợi 20.000 cọc thuộc Công ty Dệt May Hoà
Thọ...Ngoài ra công tác ký kết hợp đồng kinh tế xây dựng cũng còn có những sai sót, việc thu xếp vốn
và giải ngân của một số dự án gặp nhiều khó khăn....
V. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước của các Bộ Công nghiệp và Thương mại trước đây, nay là Bộ
Công Thương, đã và đang đi vào nền nếp. Ngoài những nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ giao, Bộ đã chủ động đề xuất và thực hiện một số nhiệm vụ khác để tháo gỡ khó khăn cho các
doanh nghiệp, đã góp phần thúc đẩy sản xuất toàn ngành phát triển với tốc độ cao. Dưới đây là một số
hoạt động quản lý nhà nước cần lưu ý.
1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo Chương trình công tác năm 2007 của Chính phủ, Bộ đã ban hành 55 đề án văn bản quy phạm
pháp luật; 05 nghị định và 13 quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đã ban hành 56 văn
bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền (gồm 54 quyết định, 15 thông tư và 06 thông tư liên tịch); Tham
gia góp ý 184 văn bản của các Bộ, ngành hữu quan;… Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật
đảm bảo chất lượng và tiến độ, góp phần thực hiện quản lý Nhà nước đối với ngành đồng thời tháo gỡ

khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Đã kiểm tra,
rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công nghiệp tại các tỉnh Lai Châu,
Khánh Hòa, Lào Cai, Thái Nguyên, rà soát pháp luật trong nước trước và sau khi gia nhập WTO; kiểm tra
tình hình thực hiện pháp luật Thương mại và giải quyết thủ tục hành chính tại các tỉnh; kiểm tra chồng
chéo giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công nghiệp (cũ), đồng thời đã giải đáp thắc
mắc cho địa phương và doanh nghiệp về các lĩnh vực điện, công nghiệp địa phương. Trên cơ sở ý kiến
của Bộ, các địa phương đã có sửa đổi kịp thời.
Công tác phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách mới của Nhà nước được
chú trọng thực hiện dưới nhiều hình thức như phát hành bản tin, ban hành trên website của Bộ; Tổ chức
hội thảo “Khả năng gia nhập của VN vào các Điều ước đa phương chủ yếu có ảnh hưởng đến thương
mại”; biên soạn và xuất bản sách “Một số Điều ước đa phương thường được sử dụng trong Thương mại
Quốc tế” để phổ biến pháp luật quốc tế; tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Cư trú…
Bộ cũng đã xây dựng Thông tư liên tịch và các Quy chế hoạt động, phối hợp liên ngành của Ban Chỉ đạo
hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu,
chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên đất liền để tăng cường quản lý hoạt động thương mại biên giới với
các nước có chung biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch
Đây là một công tác luôn được Bộ quan tâm trong nhiều năm qua. Riêng năm 2007 đã triển khai lập mới
9 dự án quy hoạch phát triển các chuyên ngành công nghiệp và quy hoạch phát triển công nghiệp các
Vùng và tính đến ngày 22 tháng 12 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt được 03 quy hoạch, 1
chương trình (Chương trình khuyến công quốc gia) và thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng đã phê duyệt được 11/22 quy hoạch, các quy hoạch còn lại đang được tích cực triển khai (Xem
Phụ lục 3b).
Ngoài các quy hoạch ngành, Bộ cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương
trên cả nước xây dựng mới và rà soát quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, đảm bảo phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội và phù hợp với sự phát triển
chung của đất nước, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và mang lại hiệu quả cao. Từ năm 2006 tới nay,
Bộ đã tiến hành thẩm định phê duyệt 62 quy hoạch phát triển Điện lực các địa phương theo chức năng
nhiệm vụ của Bộ.

Các quy hoạch ngành được xây dựng ngày càng có chất lượng hơn, bảo đảm sự gắn kết với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, địa phương có liên quan nên nội dung các quy
hoạch đều tuân thủ các mục tiêu chung của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như các chủ
trương, định hướng của Đảng và nhà nước thực sự trở thành cơ sở pháp lý để quản lý và là những định
hướng quan trọng để phát triển ngành và cho các nhà đầu tư.
Tuy vậy, trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành còn có nhiều khó khăn như
kinh phí xây dựng hạn chế (các quy hoạch vừa qua được cấp kinh phí theo Quyết định 519/2002/QĐBKH ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành tạm thời khung giá, định
mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành, lãnh thổ; khi ban hành Quyết
định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 thay thế Quyết định 519 nhưng vốn không được bổ
sung) kinh phí lập và thẩm đinh Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): theo Thông tư số


114/TTLT-BTC-TNMT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của liên bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trường cũng
quá hạn hẹp; thủ tục thẩm định, trình duyệt theo Nghị định 92/CP còn nhiều vướng mắc nhưng chậm
được sủa đổi.
3. Công tác tổ chức cán bộ
Một trong những hoạt động nổi bật trong năm 2007 là việc thực hiên các trình tự, thủ tục cho việc hợp
nhất Bộ theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII. Bộ đã triển khai một cách nghiêm túc, kịp thời và bảo
đảm sự ổn định về tư tưởng cũng như các hoạt động của Bộ. Chính vì vậy mà hoạt động của ngành
công thương trong thời gian 5 tháng qua vẫn ổn định và tiếp tục có sự tăng trưởng trong hoạt động sản
xuất công nghiệp cũng như hoạt động thương mại.
Cho đến nay có thể nói sự chuẩn bị các văn bản pháp lý liên quan tới cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm
vụ của Bộ, các cơ quan thuộc Bộ, các Sở Công Thương đã sẵn sàng. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị
định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Bộ sẽ tích cực triển khai để hoàn tất việc sắp xếp bộ máy hoạt động
của ngành được thông suốt từ trung ương tới địa phương.
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ thường xuyên vẫn được thực hiện một cách tích cực như ban hành các
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế công nghiệp, Quy chế Tổ chức và Hoạt
động của Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội; Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thương mại;
các Quyết định đổi tên một số đơn vị như Công ty Hợp tác Đào tạo và Xuất khẩu lao động (Trường Cao

đẳng Công nghiệp Hà Nội), Trường Cao đẳng Công nghiệp Xây lắp điện ; triển khai tổ chức cơ quan
thương vụ bên cạnh WTO theo chỉ đạo của Chính phủ; triển khai xây dựng Quy hoạch cán bộ theo Nghị
quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá
đối với cán bộ chủ chốt ở cơ quan Bộ; quyết định công tác cán bộ thuộc Bộ và ở một số doanh nghiệp
theo thẩm quyền để trình Thủ tưởng Chính phủ.
Thực hiện giao đơn giá tiền lương, xếp loại doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ; nâng lương thường
xuyên cho cán bộ công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ; phê duyệt phân chỉ tiêu biên chế hành
chính năm 2007 và xây dựng kế hoạch biên chế hành chính năm 2008. Triển khai thực hiện Nghị định
110 đối với doanh nghiệp, Ngh�� định 132 đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp về tinh
giảm biên chế.
Ngoài ra, Bộ còn đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực
cho ngành, thông qua các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức, mở thêm ngành nghề đào tạo của các
trường trực thuộc Bộ.
4. Công tác thanh tra
Trong năm 2007, thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra đã được ban hành, Bộ đã tiến hành 10 cuộc thanh,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách và hoạt động sự nghiệp có thu;
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; trong liên kết đào tạo, trong đầu tư xây dựng và mua sắm
vật tư, trang thiết bị; làm rõ những nội dung đơn thư của công dân phản ánh có liên quan. Qua việc
thanh, kiểm tra, Bộ đã yêu cầu các đơn vị có sai phạm chấn chỉnh lại công tác quản lý tài chính và quản
lý đầu tư xây dựng, tổ chức rút kinh nghiệm, kiểm điểm nghiêm túc các tập thể, cá nhân có khuyết điểm
và có biện pháp khắc phục, đảm bảo thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong lĩnh vực Điện lực, đã kiểm tra 04 đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực và các Sở Công nghiệp cho thấy
các đơn vị đã tích cực triển khai thực hiện Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các Sở
Công nghiệp tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về điện tại địa phương.
Trong lĩnh vực Thương mại, đã kiểm tra về tài chính một số đơn vị thuộc Bộ; kiểm tra, hướng dẫn một số
Sở Thương mại về hoạt động chuyên ngành thanh tra; kiểm tra về quản lý, hoạt động một số Thương vụ
ở nước ngoài. Tuy nhiên, các hoạt động kiểm tra nhằm phục vụ quản lý của Bộ và hướng dẫn đơn vị
thực hiện, chưa phát hiện và xử lý sai phạm.
Trong năm Bộ đã tiếp 20 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo với nội dung phản ánh chủ yếu về năng lực
lãnh đạo, phẩm chất cán bộ tại đơn vị và giải quyết chế độ đối với người lao động.

Tổng số đơn thư phát sinh là 182 đơn (Khiếu nại là 35 đơn; tố cáo, phản ánh, kiến nghị là 147 đơn).
Trong đó: Không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ là 74 đơn; thuộc thẩm quyền của Bộ và cấp dưới là
108 đơn. Nội dung khiếu nại chủ yếu là vi phạm chế độ, chính sách đối với người lao động, giải quyết


nhà ở, đất đai và thực hiện chính sách đền bù không thoả đáng… Nội dung tố cáo chủ yếu tập trung vào
vi phạm chế độ quy định trong quản lý kinh tế tài chính, tuyển dụng, bố trí cán bộ, tiêu cực trong đầu tư
xây dựng… của một số lãnh đạo đơn vị. Nhìn chung, các đơn thư đã được xử lý kịp thời, đúng thẩm
quyền, đúng nguyên tắc và theo đúng quy định của pháp luật.
5. Công tác hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế
Sau khi nước ta trở thành thành viên của WTO, thực hiên chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã tổ chức quán
triệt Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ về “Một số chủ trương, chính
sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới” trong toàn ngành, xây dựng và ban hành Chương trình hành động của ngành để thực hiện
Nghị quyết. Trên tinh thần đó, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước cũng xây dựng Chương trình
hành động của mình và Bộ đang thực hiện việc tổng hợp đánh giá.
Trên cơ sở báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, ngành địa phương có thể đánh giá tổng quát công tác hội
nhập thực thi các cam kết WTO cũng như Nghị quyết 16 của Chính phủ đã được thực hiện nghiêm túc.
Các Bộ, ngành địa phương đều tổ chức tuyên truyền, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đánh
giá đúng cơ hội và thách thức để chủ động đề ra các giải pháp đảm bảo cho hoạt động của ngành mình,
địa phương mình tiếp tục phát triển. Trong dịp kỷ niệm 1 năm ngày gia nhập WTO (11/01/200711/01/2008) Bộ sẽ có báo cáo đánh giá đầy đủ về vấn đề này.
Thực thi cam kết WTO, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng 03 Nghị định quy định chi tiết Luật
Thương mại và 01 Quyết định công bố lộ trình thực thi cam kết về các hoạt động mua bán hàng hoá tại
VN; Tham gia chuẩn bị quan điểm đàm phán Vòng Doha trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ.
Trong hợp tác kinh tế ASEAN, đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp quan trọng như: Thực hiện Nghị định
thư hội nhập nhanh 11 lĩnh vực ưu tiên, bổ sung lĩnh vực logistics; ký kết Nghị định thư thực hiện gói cam
kết dịch vụ thứ 6 trong khuôn khổ Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ; tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
lần thứ 12 đã ra Tuyên bố chung về Kế hoạch tổng thể và Lộ trình chiến lược xây dựng Cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Trong hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoài khối, đã hoàn

thành đàm phán hiệp định về Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản; ký kết Hiệp định về thương
mại dịch vụ ASEAN - Hàn Quốc và đặc biệt là đã chính thức khởi động đàm phán khu vực mậu dịch tự
do ASEAN và EU do Việt Nam là nước điều phối của ASEAN.
Ngoài ra Bộ đã chủ động và tích cực tham gia APEC nhằm nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam; xây
dựng các Chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật song phương, đa phương trong khuôn khổ APEC, cải
cách APEC hướng tới mục tiêu tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại đầu tư; phối hợp với các Bộ, ngành
xây dựng và bảo vệ dự án nâng cao năng lực do APEC tài trợ; Tận dụng Diễn đàn APEC để tăng cường
cơ hội thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương và hợp tác khu vực...
6. Công tác khoa học, công nghệ và môi trường
Trong năm, Bộ đã và đang triển khai một số đề án khoa học công nghệ, như: Đổi mới, hiện đại hoá công
nghệ trong các ngành công nghiệp bảo quản, chế biến nông - lâm - thuỷ sản đến năm 2015, định hướng
2025; Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; Đề án phát
triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 tầm nhìn 2020; Đề án An toàn sinh học; Đề án đổi mới hiện đại
hoá công nghiệp khai khoáng.
Đồng thời Bộ đã tiến hành nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) năm 2006 và giao
nhiệm vụ KHCN năm 2007 cho 101 tổ chức KHCN và đơn vị với tổng kinh phí là 96,270 tỷ đồng, bao
gồm các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước , nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, nhiệm vụ thuộc "Đề án triển khai hiệp
định hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT" , nhiệm vụ sản xuất thử nghiệm , nhiệm vụ thông tin KHCN
, nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn một số ngành , nhiệm vụ tăng cường năng lực nghiên, nhiệm vụ hợp tác
quốc tế . Nhìn chung, các nhiệm vụ triển khai đúng theo tiến độ. Đã có nhiều đề tài hoàn thành và dự
kiến trong quý I/2008 sẽ nghiệm thu cấp Bộ.
Đối với kế hoạch KHCN năm 2008, Bộ đã sớm giao nhiệm vụ cho các đơn vị từ tháng 12/2007 (Quyết
định số 1999/QĐ-BCT ngày 03/12/2007).
Công tác bảo vệ môi trường đã được chú trọng, Bộ đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi
trường nhằm nâng cao nhận thức cho các đơn vị; thực hiện xử lý 45/63 cơ sở thuộc Bộ gây ô nhiễm


nghiêm trọng; 24/34 đơn vị thực hiện di dời... Ngoài ra, Bộ cũng đã xây dựng và tổ chức triển khai các
nhiệm vụ, dự án quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 2008.
Các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng và sở hữu công nghiệp, trong lĩnh vực năng lượng

(nhất là việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả) và trong công tác thực hiện nhiệm vụ vệ
sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được Bộ quan tâm với nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả.
7. Công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Trong năm Bộ đã tổ chức 04 lớp phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Luật Phòng,
chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho các đơn vị thuộc Bộ đồng thời thông
báo kết quả sau 2 năm thực hiện; đã ban hành 15 văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo phòng, chống
tham nhũng và ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện. Có thể đánh giá về nhận thức của cán bộ
công nhân viên ở một số đơn vị chưa thật đầy đủ, chưa thấy phòng, chống tham nhũng là lợi ích của
chính mình nên việc triển khai công tác này còn mang tính hình thức và hiệu quả chưa cao.
Trong năm, Bộ đã thành lập 16 Đoàn và một số Tổ công tác tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 04 Tập đoàn
và một số doanh nghiệp, Trường, Viện trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, thu
chi ngân sách, quản lý tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp... Qua đó đã phát hiện và xử lý 07 vụ việc
với tổng số tiền thu hồi gần 19,7 tỷ đồng, buộc thôi việc 07 cán bộ, cảnh cáo 01 cán bộ, khiển trách 01
cán bộ, .. và huỷ kết quả bán đấu giá cổ phần của Công ty Xuất nhập khẩu INTIMEX; Còn 02 vụ việc
đang xử lý với tổng số tiền hơn 2,6 tỷ đồng. Đã rà soát việc mua sắm, quản lý, sử dụng xe ô tô ở các Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc ngành công nghiệp nhưng không phát hiện thấy có thất thoát, lãng
phí và sử dụng sai chế độ.
Bộ đã ban hành Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2007 và giai đoạn
2007 - 2010 tới các đơn vị. Kế hoạch tiết kiệm năm 2007 của các đơn vị thuộc Bộ là 1.365 tỷ đồng. Trên
cơ sở báo cáo của 13/19 đơn vị khối sản xuất số tiền tiết kiệm được dự kiến là 757 tỷ đồng. Riêng các
đơn vị sự nghiệp tiết kiệm được 30,301 tỷ đồng. Tuy vậy còn một số đơn vị triển khai chậm so với kế
hoạch do chưa lãnh đạo đơn vị chưa thực sự quan tâm chỉ đạo.
8. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
8.1. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Trong năm 2007 Bộ đã có Quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi Viện Hoá học công nghiệp thành Viện
Hoá học công nghiệp Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu thương mại
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP
của Chính phủ; Quyết định phê duyệt đề án củng cố và hoàn thiện Viện Nghiên cứu thương mại; thành
lập 03 Tổng công ty thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam ; Quyết định chuyển Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ
thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam; Quyết định và triển khai

xong việc sáp nhập Công ty XNK Tổng hợp III vào Công ty Thực phẩm và đầu tư công nghệ; Chuyển
Công ty Máy và phụ tùng làm thành viên Tổng công ty Điện lực Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam; Quyết định Phê duyệt Quy chế thí điểm Hội động quản trị Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam
tuyển chọn và ký hợp đồng với Tổng giám đốc; chỉ đạo và hoàn thành việc tổ chức thi tuyển Tổng giám
đốc theo Quyết định số 127/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; ban
hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện IMI theo mô hình Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc;
Quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh cho 20 doanh nghiệp; tổ chức, sắp xếp, giải thể các đơn vị
trực thuộc công ty nhà nước (10 đơn vị);
8.2. Công tác cổ phần hoá và tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp
- Về công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Thực hiện Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp năm 2007 - 2008 Bộ đã chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá 24/57 đơn vị. Trong đó các Tập đoàn và Tổng công ty 91: 17 đơn vị
( Dầu khí 02; Dệt may: 10; Điện lực 5) và 05 đơn vị trực thuộc Tổng công ty 90 và trực thuộc Bộ; 01 đơn
vị do HĐQT Tập đoàn phê duyệt, 19 đơn vị do Bộ phê duyệt; Công ty Máy và phụ tùng (2 đơn vị); chuyển
Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Đồng thời Bộ
đã chỉ đạo đại hội đồng cổ đông lần đầu của 33 đơn vị; điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ sau khi thực hiện
bán cổ phần của 30 đơn vị.
- Kết quả tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp


Tham gia thị trường chứng khoán để huy động thêm nguồn lực cho sản xuất và đầu tư là một hoạt động
được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong năm 2007 đã có 60 công ty cổ phần thuộc các Tập đoàn, các
Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ đăng ký kế hoạch niêm yết tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Trong đó, đã thực hiện niêm yết cổ phần tại năm 2006 là 25 đơn vị, năm 2007 thêm 12 đơn vị chủ yếu là
các doanh nghiệp thuộc ngành Điện, ngành Dầu khí, ngành Than, ngành Dệt May và ngành Nhựa. Ngoài
ra có 80 doanh nghiệp thực hiện đăng ký công ty đại chúng theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán nhà
nước, trong đó Tập đoàn Điện lực có 22 đơn vị; Tập đoàn Than Khoáng sản VN có 12 đơn vị; Tổng công
ty Hoá chất có 11 đơn vị; Tổng công ty Thép Việt Nam có 13 đơn vị; Tập đoàn Dệt may Việt Nam 16 đơn
vị và 06 đơn vị trực thuộc Bộ.

- Công tác bàn giao đại diện quyền sở hữu vốn nhà nước của các Công ty đã cổ phần hoá sang Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 47/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2007
của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại điện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các
doanh nghiệp về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, trong 9 tháng đầu năm 2007 Bộ đã
chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị lập Hồ sơ và thực hiện việc bàn giao. Đến nay đã tổ chức thực hiện
bàn giao được 05 đơn vị là Tổng công ty cổ phần Điện tử Tin học Việt Nam, Công ty cổ phần bóng đèn
Điện Quang, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Phát triển xây dựng, Công ty cổ phần Đầu tư XNK Da
giầy Hà Nội, Công ty cổ phần Da Sài gòn. Bộ cũng đã hoàn thiện hồ sơ để bàn giao tiếp 03 Công ty cổ
phần thuộc khối thương mại là Công ty Kho vận Miền Nam, công ty cổ phần XNK Máy Sài Gòn, công ty
cổ phần Đồng Tháp Mười và 01 công ty thuộc khối công nghiệp là công ty cổ phần Sành sứ thủy tinh
Miền Nam.
9. Công tác điều tiết điện lực
Năm 2007 là năm tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hình thành và hoạt
động của thị trường điện, đến nay đã ban hành được 11 văn bản. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt
động kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện; phát triển thị trường điện và điều tiết hoạt động điện
lực; xây dựng đề án nhóm nhà máy phát điện cho thị trường phát điện cạnh tranh vào năm 2010; Tổ
chức công tác giám sát thị trường điện thí điểm. Bộ cũng đã tổ chức tập huấn kiểm tra, cấp 546 thẻ kiểm
tra viên điện lực cho các học viên đủ điều kiện theo thẩm quyền ở các Sở Công nghiệp và các đơn vị
điện lực hoạt động theo vùng, miền; đã ký duyệt Quy hoạch phát triển điện lực cho 11 tỉnh, cấp mới, bổ
sung và đổi lại 136 giấy phép; giải quyết 07 đơn thư khiếu nại tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
10. Công tác quản lý kỹ thuật an toàn công nghiệp
Đây là công tác rất được Bộ quan tâm chỉ đạo, trong năm đã hoàn thành rà soát, bổ sung Quy phạm
Thiết chế kỹ thuật an toàn khai thác điện các nhà máy điện và lưới điện; chuyển TCVN 4586:1997 về vật
liệu nổ công nghiệp thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn Vật liệu nổ công nghiệp; xây dựng
mức phí thẩm định cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; xây dựng biểu phí kiểm định, lệ phí
đăng ký máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp; hướng
dẫn các Sở Công nghiệp về công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp và cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện an toàn nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai... Bộ cũng đã phối hợp với các Sở Công nghiệp triển khai
Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ năm 2007; cấp giấy phép

kinh doanh và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho 45 đơn vị theo quy định của pháp luật;
thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho 01 trạm nạp đủ điều kiện an toàn để nạp khí hóa lỏng vào chai.
Các Sở Công nghiệp đã thẩm định và cấp 199 giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và 29 giấy
chứng nhận đủ điều kiện an toàn nạp khí hóa lỏng vào chai; đã kiểm tra định kỳ việc thực hiện các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại 15 đơn vị thuộc Bộ.
11. Công tác cải cách hành chính
Triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2007, Bộ đã tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện các thủ
tục hành chính đã phân cấp về địa phương tại một số tỉnh, thành phố; rà soát chức năng, nhiệm vụ và
sửa đổi, bổ sung, loại bỏ sự chồng chéo về thủ tục hành chính giữa các đơn vị thuộc Bộ và giữa Bộ với
các Bộ, ngành; đồng thời tham gia ý kiến xây dựng Luật về Thủ tục hành chính.
Quy định thủ tục cấp phép của Bộ đã được công bố trên mạng thông tin điện tử của Bộ và Chính phủ. Bộ
đã thực hiện chế độ “một cửa” trong giao dịch hành chính tại cơ quan Bộ. Việc triển khai thực hiện chế
độ "một cửa" đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xin cấp các loại giấy phép; đến nay chưa
thấy khiếu kiệu gì về cán bộ công chức của Bộ khi thực thi công vụ.


VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
- Mặc dù có nhiều khó khăn thách thức trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trong nước và trên thê giới
như đã phân tích ở trên, kết quả đạt được của ngành công thương trong năm 2007 là rất đáng khích lệ,
có thể được đánh giá tổng quát như sau:
- Sản xuất công nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, đáp ứng cơ bản những sản phẩm chủ
yếu cho các ngành kinh tế khác và cho tiêu dùng xã hội, hiệu quả sản xuất được nâng lên, tiếp tục giữ
vững vai trò động lực cho phát triển kinh tế.
- Hoạt động xuất khẩu tiếp tục phát triển cả về giá trị kim ngạch, về mặt hàng và về thị trường, thể hiện
khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế và hội nhập của nền kinh tế. Đã
bước đầu hình thành một số sản phẩm, nhóm sản phẩm xuất khẩu mới và cơ cấu các sản phẩm đã qua
chế biến tăng dần là một xu hướng tích cực.
- Mức độ tăng kim ngạch nhập khẩu tuy không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra nhưng là yêu cầu khách quan
để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng về đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước;
tuy nhiên qua đó cũng cho thấy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn chậm phát triển, cần có giải

pháp và chính sách phát triển tích cực hơn trong thời gian tới.
- Thị trường trong nước tiếp tục giữ được ổn định về cung cầu các sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế.
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, không đạt mục tiêu đề ra nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của Chính
phủ.
- Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp, dịch vụ có mức tăng trưởng cao, thể hiện môi
trường đầu tư và kinh doanh đã có cải thiện và được các nhà đầu tư chấp nhận; đầu tư trong nước có
tăng trưởng về vốn thực hiện, song về tiến độ các dự án phần lớn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu
cầu.
- Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đã được tiến hành một cách tích cực, tạo điều kiện cho phát triển
sản xuất và hoạt động thương mại.
- Các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ đã được chỉ đạo sâu sát và hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan
trọng, góp phần tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong toàn ngành phát triển.
PHẦN THỨ HAI
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NĂM 2008
I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Tình hình trong nước và quốc tế năm 2008 có những yếu tố cơ bản tác động đến phát triển sản xuất và
thương mại nước ta như sau:
1. Tình hình trong nước
1.1. Thuận lợi
- Những đổi mới quan trọng trong tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung
ương, Quốc hội khoá XII và đặc biệt là bộ máy của Chính phủ được tổ chức theo hướng tinh giản hơn,
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; chức năng nhiệm vụ của các Bộ cụ thể và rõ ràng hơn, phân cấp mạnh
cho chính quyền địa phương; quy định rõ hơn phạm vi quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của cơ quan
hành chính các cấp.
- Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ tạo thêm cơ hội cho nước ta trong việc mở rộng quan
hệ hợp tác kinh tế quốc tế và huy động được nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế. Việc
mở rộng các hợp tác song phương của Việt Nam sẽ tạo thêm môi trường và thị trường cho doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, xuất khẩu.
- Các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Chống
tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai từ những năm trước tạo môi

trường và động lực phát triển cho các ngành, các thành phần kinh tế.
- Việc đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia (FDI) vào Việt Nam, kết cấu hạ tầng trong nước được đầu tư
thời gian qua, việc phát triển các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp trong nước đã và


đang tạo thêm năng lực sản xuất mới, phương thức quản lý mới, cùng với những tích lũy kinh nghiệm
bước đầu trong hội nhập là những điều kiện thuận lợi khi bước vào kế hoạch năm 2008.
- Lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa sản trong nước sản xuất cũng là một nhân tố thuận lợi
quan trong cho sự phát triển.
1.2. Khó khăn
Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ trong nước đối với phát triển sản xuất và thương mại. Sản xuất công
nghiệp và phát triển thương mại tiếp tục gặp phải những khó khăn như:
- Sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và của các doanh nghiệp còn thấp.
- Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế chưa đồng bộ, ứng dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; công tác
phòng chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn nhiều khó khăn.
- Nhập siêu còn ở mức cao gây khó khăn cho công tác điều hành nhập khẩu.
- Nhiều doanh nghiệp lớn tiến hành thực hiện IPO khiến công tác điều hành tỷ giá (để khuyến khích xuất
khẩu) khó khăn hơn.
- Giá xăng dầu và các vật tư, nguyên liệu đầu vào quan trọng tăng sẽ gây áp lực đến tăng chi phí và mặt
bằng giá trong nước, giảm hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh.
- Tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể có những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và
đời sống của nhân dân.
- Năng lực sản xuất một số sản phẩm đã đạt đến ngưỡng , khó tăng cao sản lượng sản xuất và xuất
khẩu như khai thác dầu thô, sản xuất phân lân, gạo, cà phê, tiêu...
2. Bối cảnh quốc tế
2.1. Thuận lợi
Kinh tế thế giới năm 2008 dự báo vẫn trên đà phát triển cả về tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương
mại, đầu tư. Quan hệ hợp tác kinh tế song phương, đa phương giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với
các tổ chức quốc tế ngày càng sâu rộng. Đây là những nhân tố thuận lợi tạo điều kiện tăng cường hợp

tác quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu.
2.2. Khó khăn
Những yếu tố không thuận lợi đặc biệt nổi lên một số vấn đề sau:
- Tình hình chính trị thế giới và khu vực còn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường ảnh hưởng bất lợi đến sự
phát triển và khả năng hợp tác của nước ta.
- Giá cả vật tư, nguyên liệu trên thế giới vẫn tiếp tục ở mức cao và còn có khả năng tăng lên trong năm
2008.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế và các tập đoàn kinh tế đa quốc gia cũng sẽ tạo ra nhiều
khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
- Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu là rất khó khăn.
Ngoài ra những vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nhiên
liệu cũng là những thách thức lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
1. Chỉ tiêu tổng hợp của ngành năm 2008
Trước những yếu tố thuận lợi và khó khăn nêu trên, phát huy đà tăng trưởng kinh tế đạt được trong năm
2007, để góp phần đạt được mức tăng trưởng GDP của cả nước năm 2008 trên 8,5%, với tinh thần chỉ
đạo phấn đấu năm 2008 thực hiện cơ bản những mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm 2006-2010, ngành
Công Thương đề ra những mục tiêu lớn sau đây:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,5% so với năm 2007. Giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp tăng
11% so với thực hiện năm 2007 (công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%[3]). Trong chỉ đạo, phấn đấu tăng
17,5 - 18% về giá trị sản xuất và 10,9 - 11% về giá trị gia tăng công nghiệp và xây dựng.


Để đạt tốc độ tăng trưởng nêu trên, giá trị sản xuất công nghiệp phải đạt trên 674 nghìn tỷ đồng, bằng
80% so với mục tiêu 2010 (nếu theo mức bình quân là 60%).
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 59,03 tỉ USD, tăng 22,0% so với thực hiện năm 2007 (năm
2007 tăng 21,5% so với năm 2006)[4]. Với mức kim ngạch này đã đạt trên 86% mục tiêu đề ra cho năm
2010 là 68-69 tỷ USD.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá dự kiến khoảng 76 tỷ USD, tăng 25% so với thực hiện năm 2007 .
Như vậy, nhập siêu hàng hoá năm 2008 khoảng 16,97 tỷ USD, bằng 28,75 so với tổng kim ngạch xuất

khẩu hàng hoá.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường nội địa đạt khoảng 875 nghìn tỷ đồng,
tăng 20,5% so với ước thực hiện năm 2007. Với tổng mức này sẽ đạt trên 85,4% mục tiêu đề ra cho năm
2010 là 1.024 nghìn tỷ đồng.
- Bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra sốt hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế tăng
chỉ số giá tiêu dùng theo mục tiêu Chính phủ đề ra.
2. Các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của ngành năm 2008
Năm 2008, ngành công thương đề ra những nhiệm vụ sau để đạt được mục tiêu đề ra:
2.1. Sản xuất công nghiệp
1. Nhiệm vụ sản xuất công nghiệp năm 2008
- Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm xuất khẩu.
- Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, than,
thép xây dựng, xăng dầu, phân bón... trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất trong nước; đáp ứng nhu cầu trong
nước các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.
- Tích cực triển khai đề án phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trong giai
đoạn 2007 - 2010.
- Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm điện
tử, ô tô, xe máy, tầu thuỷ, nguyên phụ liệu ngành dệt may, giầy dép, nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến nông lâm sản (sữa nguyên liệu, bột giấy, nguyên liệu thuốc lá).
- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tạo tốc độ tăng trưởng cao ngang bằng tốc độ tăng nhập khẩu; tăng tỷ
trọng xuất khẩu hàng hoá đã qua gia công chế biến, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.
- Tham gia có hiệu quả vào việc ổn định thị trường trong nước những mặt hàng trọng yếu như lương
thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng; tăng cường kiểm soát thị trường giá cả không để xảy ra những cơn
sốt thiếu hàng, tăng giá.
2. Cân đối cung - cầu một số sản phẩm công nghiệp thiết yếu
- Ngành Điện: Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế trên 8,5% (và phấn đấu 9%), nhu cầu điện của
nền kinh tế quốc dân năm 2008 dự kiến khoảng 77,2 tỷ kWh điện phát ra. Với mức sản lượng này mới
đạt 69% chỉ tiêu của năm 2010 là 112 tỷ kWh. Do vậy cần bảo đảm đưa khoảng 2.200 MW công suất các

nguồn điện sau đây vào vận hành đúng tiến độ đề ra: Tổ máy số 2 và 3 thuỷ điện Tuyên Quang (tháng 1
và tháng 6); Tổ máy số 2 thuỷ điện Pleikrông (tháng 3); Tổ máy số 1 và 2 thuỷ điện A Vương (tháng 3 và
6); Thuỷ điện Bản Vẽ (tháng 6); TBKHH Nhơn Trạch 1 (tháng 6); Tổ máy số 1 và 2 của TBKHH Ô Môn III
(phần TBK đơn) (tháng 7 và 9); TBKHH Cà Mau 2 (tháng 3); Tổ máy số 1 và 2 thuỷ điện Buôn Kuốp
(tháng 6 và 10); Nhà máy nhiệt điện than Sơn Động (tháng 6 và tháng 12). Tiếp tục mua điện của Trung
Quốc, đưa tổng lượng điện mua ngoài EVN lên trên 3,4 tỷ kWh. Đồng thời cần phấn đấu giảm tổn thất
điện năng xuống dưới 11%.
- Ngành Thép : Năng lực sản xuất thép xây dựng trong nước đến cuối 2007 khoảng trên 6 triệu tấn, trong
khi nhu cầu năm 2008 khoảng trên 4 triệu tấn và trong nước đã sản xuất được một số chủng loại thép
tấm cán nguội, thép ống, tôn mạ, tấm lợp... Năng lực sản xuất phôi cũng đạt gần 2,5 triệu tấn, đáp ứng
gần 50% nhu cầu. Năm 2008 dự kiến sản xuất khoảng 4,97 triệu tấn thép các loại, tăng 16,9% so với
thực hiện năm 2007. Với mức sản lượng này đạt 76% mục tiêu của năm 2010 là 6,5 triệu tấn. Tuy nhiên
chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng. Đối với nhu cầu thép xây dựng trong nước đã đáp ứng thoả mãn. Sản


xuất phôi khoảng 2 triệu tấn, phải thu mua trong nước khoảng 400-500 nghìn tấn và nhập khẩu khoảng
1,5 triệu tấn thép phế.
- Ngành Phân bón: Nhu cầu phân bón cả nước năm 2008 gần 2 triệu tấn phân đạm urê; hơn 2 triệu tấn
phân NPK; 1,5 triệu tấn phân lân và một số chủng loại phân khác (SA, DAP...).
Về phân đạm urê, dự kiến sản xuất khoảng 915 nghìn tấn, còn trên 1 triệu tấn phải nhập khẩu. Mức sản
lượng này còn hạn chế bởi năng lực sản xuất trong nước chưa đầu tư đáp ứng, dự án đạm Cà Mau, dự
án đạm than Ninh Bình đang triển khai. Sau khi 2 dự án này đi vào sản xuất sẽ đáp ứng đủ nhu cầu và
đạt mục tiêu 2010 vào năm 2010 là 2,2 triệu tấn.Việc nhập khẩu cần căn cứ vào tình hình sản xuất và
tiến độ mùa vụ để vừa phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp vừa tránh tồn kho lớn gây đọng vốn.
Về phân chứa lân (supe lân, lân nung chảy) và phân hỗn hợp NPK trong nước có khả năng sản xuất đáp
ứng cơ bản nhu cầu (khoảng 1,5 triệu tấn lân supe và nung chảy và 1,9 triệu tấn NPK).
Về phân DAP, dự kiến từ giữa năm 2008 dự án DAP Hải Phòng sẽ được đưa vào vận hành với sản
lượng ước đạt 100 nghìn tấn nên sẽ giảm được một phần nhập khẩu.
- Sản xuất vải: Theo dự kiến, năm 2008 nhu cầu vải cho sản xuất hàng may mặc khoảng 2,5 tỷ m 2. Đề
nghị Tập đoàn Dệt may Việt Nam sớm hoàn thành và đưa vào sản xuất các dự án theo đúng kế hoạch

của chương trình 1 tỷ m2 vải để đáp ứng khoảng 30% nhu cầu.
3. Một số mục tiêu cụ thể về sản xuất công nghiệp toàn ngành
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 17,5 - 18%. Trong đó: Khu vực doanh nghiệp nhà
nước tăng 9,7 -10%; Khu vực ngoài nhà nước tăng 20,7- 21%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
19,2-20%.
- Chỉ tiêu đối với các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:
Sản phẩm công nghiệp

Sản lượng năm
2008

Tăng/giảm
2008/2007 (%)

+ Điện phát ra

77,2 tỷ kWh

tăng 15,0%

+ Điện thương phẩm

68,2 tỷ kWh

tăng 17,2%

+ Than sạch

40,0 triệu tấn


bằng 97,1%%

+ Dầu thô khai thác

16,0 triệu tấn,

tăng 3,1%

+ Khí đốt (khí thiên nhiên)

7,5 tỷ m3

tăng 10,3%

+ Thép cán

4,97 triệu tấn

tăng 16,9%

+ Động cơ điện

174,7 nghìn cái

tăng 16,3%

+ Động cơ diesel

68,9 nghìn cái


tăng 12,3%

+ Máy biến thế

29,7 nghìn cái

tăng 11,0%

+ Máy thu hình

2,39 triệu cái

tăng 10,8%

+ Phân đạm urê

915 nghìn tấn

bằng 95,9%

+ Phân lân các loại

1,53 triệu tấn

tăng 7,4%

+ Phân NPK các loại

1,897 triệu tấn


tăng 1,8%

+ Săm lốp ô tô máy kéo

1,929 triệu bộ

tăng 20,6%

+ Chất tẩy rửa

652 nghìn tấn

tăng 12,4%

+ Vải lụa các loại

683 triệu m2

tăng 8,4%


Sản phẩm công nghiệp

Sản lượng năm
2008

Tăng/giảm
2008/2007 (%)

+ Quần áo dệt kim


190,2 triệu sản phẩm tăng 10,5%

+ Quần áo may sẵn

1.511 triệu sản phẩm tăng 14,1%

+ Giầy dép các loại

325 triệu đôi

tăng 14,0%

+ Giấy bìa các loại

1.366,5 nghìn tấn

tăng 14,9%

+ Thuốc lá bao các loại

4,28 tỷ bao

bằng 99,1%

+ Bia các loại

2,15 tỷ lít

tăng 16,5%


+ Sữa đặc có đường

478 triệu hộp

tăng 18,3%

+ Dầu thực vật

620 nghìn tấn

tăng 16,1%

+ Xi măng

40 triệu tấn

tăng 9,8%

+ Xe máy lắp ráp

2,44 triệu cái

tăng 13,2%

+ Ô tô lắp ráp

90 nghìn cái

tăng 23,8%


2.2. Xuất khẩu hàng hoá
Năm 2008 - năm thứ hai Việt Nam là thành viên của WTO, các doanh nghiệp sẽ khai thác tốt hơn cơ hội
để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào nhiều thị trường hơn với mức thuế thấp hơn để tăng kim ngạch
xuất khẩu.
Nhiệm vụ xuất khẩu năm 2008 đề ra là:
- Tiếp tục tập trung xuất khẩu những sản phẩm chủ lực bao gồm các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp
chế biến, chế tạo vì tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng này sẽ tạo kim ngạch lớn, giải quyết việc làm
cho người lao động và các vấn đề xã hội khác trong nước.
- Đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh
để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, nhất là các sản phẩm thuộc nhóm cơ khí, thiết bị điện, điện tử...
- Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, theo hướng phát triển các mặt hàng có kim ngạch tuy chưa
lớn nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao, không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn
ngạch và không thuộc diện bị áp thuế để hình thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới như các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, túi xách, va li, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ
phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm…
- Từng bước hạn chế, tiến đến xoá bỏ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản chưa qua chế biến hoặc chế
biến thô trong đó có xuất khẩu than, dầu thô...để phục vụ sản xuất trong nước và tiết kiệm tài nguyên
không tái sinh.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt
hàng truyền thống, các mặt hàng thuộc nhóm nông lâm thủy sản do bị hạn chế về diện tích, năng suất và
phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại gắn với đầu tư và ngược lại để tìm kiếm và mở rộng thị
trường, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường truyền thống, thị trường
trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc
xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩu thời gian qua. Các thị trường chủ
lực của ta trong năm 2008 sẽ vẫn là thị trường châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại dương (Australia).
Ngoài ra tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga,
Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.

Các chỉ tiêu xuất khẩu năm 2008


Dự kiến năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ đạt 59,03 tỷ USD, tăng 22,0% so với ước thực
hiện năm 2007, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn trong nước sẽ tăng cao hơn so với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (24,2% so với 20,3%).
- Các sản phẩm công nghiệp tiếp tục là động lực cho tăng trưởng xuất khẩu với tỷ trọng chiếm trên
76,0%. Những nhóm hàng chủ lực là: Dệt may ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 22,1%; dầu thô ước đạt 9,0 tỷ
USD, giảm lượng xuất khẩu nhưng trị giá vẫn tăng 6,2% do giá dầu thô có xu hướng tăng; giầy dép các
loại ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 13,6%; hàng điện tử và linh kiện máy tính ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 60,6%;
sản phẩm gỗ ước đạt 3,0 tỷ USD, tăng 26,8%. Năm 2008 dự kiến sẽ xuất hiện thêm 3 mặt hàng có kim
ngạch đạt và trên mức 1 tỷ USD là: hàng thủ công mỹ nghệ ước đạt 1,0 tỷ USD, tăng 33,4%; sản phẩm
nhựa ước đạt 1,0 tỷ USD, tăng 37,9%; dây điện và cáp điện ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 46,9% (Chi tiết
xem Phụ lục 1e).
- Do hạn chế về diện tích, thời tiết, nguồn nước, năng suất và cả phần nào thị trường tiêu thụ, nên
xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng nông, lâm thuỷ sản không có khả năng tăng trưởng cao trong
năm 2008, thậm chí một số sẽ đến ngưỡng nếu không có những biện pháp tích cực, trong đó, các mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như thuỷ sản đạt 4,25 tỷ USD, tăng 12,1%; gạo đạt 1,5 tỷ USD, tăng
3,1%. Dự kiến xuất khẩu một số mặt hàng sẽ đạt mức tăng trưởng thấp hoặc giảm trong năm 2008 như
chè; nhân điều; cao su và cà phê.
- Thị trường Châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt
Nam với kim ngạch ước đạt 24,5 tỷ USD, chiếm khoảng 41,8%, tăng 16,7% so với ước thực hiện năm
2007, trong đó vào thị trường Trung Quốc tăng 25,0%, Hàn Quốc tăng 25,0%; duy trì tốc độ tăng trưởng
vào các thị trường còn lại như ASEAN, Nhật Bản, Đài Loan… Thị trường Châu Mỹ đứng thứ 2 với kim
ngạch ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 25,2%, trong đó vào Hoa Kỳ tăng 28,0%, chiếm tỷ trọng 22,4%. Xuất
khẩu vào thị trường Châu Âu ước đạt 11,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,0%, tăng 22,9%, trong đó vào thị
trường EU chiếm 17,7%, tăng 22,4%. Thị trường Châu Đại Dương, Châu Phi Tây Nam Á mặc dù có kim
ngạch còn nhỏ nhưng dự kiến sẽ tăng trưởng cao trong năm 2008 với mức tương ứng là 25,0% và
53,8%.
2.3. Nhập khẩu hàng hoá

Nhiệm vụ nhập khẩu năm 2008
- Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư trong nước, góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước,
đẩy mạnh xuất khẩu.
- Kiểm soát nhập khẩu một cách có hiệu quả, nhất là với các mặt hàng có khối lượng và kim ngạch nhập
khẩu lớn mà trong nước có khả năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu. Có chính sách khuyến khích đầu tư
sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư trong nước cho các dự
án đầu tư sử dụng vốn ngân sách.
- Sử dụng hiệu quả các biện pháp đồng bộ như rào cản kỹ thuật, chính sách tiền tệ, sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên và chống lãng phí trong đầu tư để góp phần hạn chế nhập siêu.
Các chỉ tiêu nhập khẩu năm 2008:
Để bảo đảm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở mức 8,5% đến 9% và cao hơn, dự kiến nhập khẩu
trong năm 2008 sẽ tiếp tục ở mức cao. Trong điều kiện thị trường thế giới đã hình thành mặt bằng giá
mới cao hơn năm 2007, kim ngạch nhập khẩu năm 2008 dự kiến ở mức tối thiểu là 76 tỷ USD, tăng 25%
so với năm 2007.
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn như: xăng dầu 13,5 triệu tấn, tăng tăng 7,5%, sắt thép, kim
loại và phôi thép 9,0 triệu tấn, tăng 25%, máy móc thiết bị 13,5 tỷ USD, tăng 30,1%, hoá chất, chất dẻo
nguyên liệu 4,6 tỷ USD, tăng 19,5%, điện tử máy tính linh kiện 3,1 tỷ USD, tăng 5,3%, vải sợi, bông và
nguyên phụ liệu dệt may, da 8,3 tỷ USD, tăng 15,6%, gỗ và nguyên liệu 1,3 tỷ USD, tăng 30,1%, thức ăn
gia súc và nguyên liệu 1,35 tỷ USD, tăng 14,5%, tân dược và nguyên liệu 920 triệu USD, tăng 8,4%.
Mức nhập siêu năm 2008 dự kiến vẫn ở mức cao, khoảng 16,9 tỷ USD, tăng 36,9% so với ước thực hiện
năm 2007, chiếm 28,7% kim ngạch xuất khẩu.
2.4. Thương mại trên thị trường trong nước


Năm 2008, để phát triển thị trường thương mại trong nước cần tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật và tổ chức hướng dẫn việc thực thi các cam kết với WTO về mở cửa dịch vụ phân phối hàng
hóa; đề nghị sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạng lưới
kết cấu hạ tầng thương mại; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và điều tiết thị trường để góp phần
kiềm chế tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng. Những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động thương mại trên thị

trường trong nước là:
- Bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hoá cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá,
sốt giá, sốt hàng hay đầu cơ tích trữ hàng hoá để lợi dụng tăng giá.
- Thực hiện cơ chế điều tiết vĩ mô trên cơ sở vận dụng đồng bộ các biện pháp để kiểm soát và kiềm chế
tốc độ tăng giá như mục tiêu đặt ra nhằm góp phần bảo đảm chất lượng tăng trưởng kinh tế.
- Phát triển mạnh thị trường trong nước một cách bền vững theo hướng hiện đại dựa trên các hệ thống
và các kênh phân phối hợp lý với sự tham gia của các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế, vận
hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước.
- Nâng cao vai trò của thương mại nội địa trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ
nhu cầu tiêu dùng và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo cơ sở để phát triển xuất khẩu.
- Bổ sung, hoàn thiện sớm các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại đồng thời xây dựng
phương án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng để đảm bảo đáp ứng yêu
cầu phát triển thương mại trong thời gian tới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thị trường và kiểm tra giám sát chất lượng hàng hoá lưu thông
trên thị trường trong nước nhằm đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp, giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế.
2.5. Đầu tư xây dựng
Tổng nhu cầu vốn đầu tư XDCB năm 2008 của các Tập đoàn, Tổng công ty 90, 91 và doanh nghiệp
thuộc Bộ khoảng 155,77 nghìn tỷ đồng, tăng 59,9% so với ước thực hiện năm 2007; trong đó: khối sản
xuất kinh doanh 155,37 nghìn tỷ đồng, tăng 50,0; khối hành chính sự nghiệp 403,2 tỷ đồng, tăng 13,9%.
(Chi tiết xem Phụ lục 2a).
2.6. Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế
- Triển khai tổng kết, đánh giá những mặt được và chưa được của ngành công thương sau một năm gia
nhập WTO; đồng thời tổ chức thực hiện chương trình hành động của ngành thực hiện Nghị quyết số 16
của Chính phủ.
- Các doanh nghiệp trong toàn ngành tổ chức nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm tận dụng tốt cơ
hội do việc gia nhập WTO mang lại, khắc phục những yếu kém trong quản lý, đẩy mạnh xúc tiến thương
mại và đầu tư có hiệu quả.
- Tiếp tục các hoạt động đàm phán, ký kết các hợp đồng, hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp,
giữa doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế để tạo thêm thế và lực cho phát triển trước mắt và lâu dài.

III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU
Trong năm 2008, toàn ngành cần thực hiện những giải pháp sau để hoàn thành mục tiêu đề ra.
1. Đối với sản xuất công nghiệp
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp năng lượng và
áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu, công
nghiệp cơ khí chế tạo và cơ - điện tử. Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ cung cấp nguyên phụ liệu,
chi tiết cho các ngành công nghiệp khác như dệt may, da giầy, ô tô, xe máy, đóng tầu... nhằm tăng tỷ lệ
nội địa hoá trong các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm xuất khẩu; phát triển công nghiệp phục vụ xuất
khẩu, phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển các ngành giao thông, xây dựng, dịch vụ.
- Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông, lâm, thuỷ
sản, may mặc, giầy dép, cơ khí đóng tầu, chế tạo thiết bị, gia công cơ khí, lắp ráp cơ - điện tử, phương
tiện vận tải, đồ gỗ.


- Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin về thị trường trong nước và xuất khẩu, thông tin về khoa học
công nghệ, về cơ chế chính sách… để phục vụ doanh nghiệp một cách kịp thời, đồng thời tạo điều kiện
quảng bá thương hiệu ra nước ngoài.
- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm, đa dạng hình thức sử dụng vốn cho đầu tư mới và đầu
tư chiều sâu. Chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng khoa học tiên tiến, cải tiến kỹ thuật
để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết hợp tác trong ngành, giữa các ngành và giữa các
thành phần kinh tế để khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất xã hội, tránh tình trạng khép kín, lãng phí
trong đầu tư.
2. Đối với thương mại
2.1. Xuất khẩu
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung đề án xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 cho phù hợp yêu cầu và tình
hình mới. Đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đã đề ra.
- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép, thủy sản, và
những mặt hàng có dung lượng thị trường khá, có tốc độ tăng trưởng nhanh như đồ gỗ, dây và cáp

điện... nhằm hình thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, bù vào việc giảm sút trong xuất khẩu
dầu thô, than đá hoặc những sản phẩm đã tới ngưỡng như các mặt hàng nông lâm sản. Đồng thời c ần
chú trọng tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ như là một hướng còn nhiều tiềm năng để tăng nhanh tổng kim
ngạch xuất khẩu, qua đó góp phần giảm nhập siêu.
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp
xuất khẩu một cách toàn diện trên tất cả các mặt: năng lực sản xuất, cơ cấu mặt hàng, giá cả, chất
lượng, phương thức phân phối...Từng bước đưa doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất của các Tập
đoàn đa quốc gia.
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên - vật liệu,
bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ
hỗ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, trước hết tập trung cho 2 nhóm hàng dệt may và giày
dép. Triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài để phân phối một số mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu ngay trong năm 2008. Phối hợp các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có cơ
chế ưu tiên đ�c biệt để sớm đưa các dự án đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ
sớm đi vào hoạt động.
- Nghiên cứu cơ chế và phương thức nắm bắt thông tin để kịp thời xử lý, tạo điều kiện động viên, thúc
đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phối hợp các Bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ
thống kiểm dịch phù hợp tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hoá và
công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại nước ngoài, nhằm tránh thiệt hại cho hàng
xuất khẩu của Việt Nam từ các hàng rào bảo hộ của các nước. đặc biệt đối với những bạn hàng lớn như
EU, Mỹ, Nhật Bản...
- Phối hợp với các Bộ xây dựng các chính sách khuyến khích xuất khẩu phù hợp với các định chế của
WTO như bảo hiểm xuất khẩu, sử dụng 10% giá trị hàng nông sản trợ cấp cho sản xuất hàng nông sản,
trong đó chú ý tới các hàng nông sản xuất khẩu; Mở rộng danh mục mặt hàng hưởng chính sách tín
dụng xuất khẩu của nhà nước như gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, cao su,
ô tô tải, ôtô khách, thiết bị và máy văn phòng, thép và các sản phẩm từ gang thép, vật liệu xây dựng.
Nghiên cứu để giảm thuế một số mặt hàng là nguyên liệu đầu vào một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu

như da thuộc từ 3% xuống 0%, linh kiện điện tử từ 3-5% xuống 0%, PVC từ 5% xuống 0%... Giảm thuế
VAT đối với mặt hàng hạt điều thô và nhân điều sơ chế từ 5% xuống 0%.
- Tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao;
phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu cao ngang bằng mức tăng nhập khẩu, từng bước giảm tỷ lệ nhập siêu.


- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương để tạo nên thị trường xuất khẩu mới; tránh
tập trung quá mức một mặt hàng vào một thị trường, nhất là những thị trường có những tiềm ẩn bất ổn.
- Phối hợp các Bộ, ngành thúc đẩy phát triển các hoạt động logistic sao cho đồng bộ, nhanh, chất lượng
cao, chi phí thấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu.
- Tăng cường vai trò của các Hiệp hội ngành hàng để tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo điều hành
và tổ chức mạng lưới thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hoá ở thị trường trong
nước và nước ngoài, nhằm cung cấp những thông tin có lợi đi đôi với việc kiểm soát những thông tin sai
lệch gây nhiễu thị trường. Gắn công tác xúc tiến thương mại với yêu cầu tăng trưởng xuất khẩu, đẩy
mạnh công tác xây dựng thương hiệu đi đối với việc đề cao chữ "tín" trong thương mại quốc tế. Tăng
cường mối liên kết giữa xúc thương mại với xúc tiến đầu tư. Nâng cao năng lực tổ chức thị trường ngoài
nước của các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhất là trong lĩnh vực hải quan, hoàn thuế VAT, cấp đất, giải quyết thủ
tục đầu tư cho sản xuất hành xuất khẩu... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong các thủ tục
liên quan đến xuất khẩu.
2.2. Nhập khẩu và hạn chế nhập siêu
- Rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh do việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO và AFTA
mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp hạn chế nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong
nước nhằm giảm nhập siêu. Có giải pháp giảm nhập siêu từ những thị trường có tỷ trọng nhập khẩu lớn
như Châu Á, trong đó có Trung Quốc bằng các đàm phán để tăng xuất khẩu vào các thị trường này.
- Nghiên cứu cơ chế quản lý nhập khẩu hiệu quả nhằm từng bước giảm kim ngạch nhập khẩu nhưng vẫn
đảm bảo phát triển sản xuất trong nước. Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu năm 2008 là: Nhóm máy móc thiết bị
phụ tùng khoảng 26,3%; nhóm nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất khoảng 66,2%, nhóm hàng tiêu dùng
khoảng 7,5%.
- Nghiên cứu và triển khai đồng bộ các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công

nghiệp, các loại nguyên liệu vật tư sản xuất trong nước để giảm nhập khẩu các loại hàng hoá này. Đối
với những mặt có tốc độ nhập khẩu cao hơn tốc độ xuất khẩu, chủ yếu do tăng giá nhập khẩu, cần có sự
phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, doanh nghiệp để xác định tiến độ nhập khẩu thích
hợp, đồng thời có biện pháp quản lý và hướng dẫn tiêu dùng để giảm nhập siêu.
- Xây dựng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp định chế quốc tế đối với hàng nhập khẩu để tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần hạn chế nhập siêu. Tiếp tục triển khai một số công cụ quản
lý phù hợp quy định của WTO như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối.
2.3. Thương mại trên thị trường nội địa
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các
văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp với thông lệ quốc tế và WTO. Ban hành các quy chuẩn và
hướng dẫn phát triển các mô hình tổ chức hoạt động thương mại (bán buôn, bán lẻ).
- Quan tâm hơn công tác phát triển thị trường trong nước nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng
xa. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng và tổ chức hệ thống phân phối theo chức năng của từng Bộ,
ngành; lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh doanh từ Trung ương đến địa phương, nhất là việc
niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Chú trọng công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; kiểm soát chi
phí sản xuất, chi phí lưu thông những mặt hàng thiết yếu nhằm hạn chế đến mức tối đa sự tăng giá của
các mặt hàng. Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên cơ sở đề xuất
và vận dụng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi và khuyến khích của nhà nước. Chỉ đạo hướng dẫn và đôn
đốc các tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đồng bộ các quy hoạch phát triển thương mại
và quy hoạch kết cấu hạ tầng trong phạm vi địa phương.
- Nghiên cứu các giải pháp tác động đến việc phát triển các nhà phân phối lớn đi đôi với việc tạo điều
kiện để đông đảo người buôn bán nhỏ ổn định và tăng trưởng trong kinh doanh. Kết hợp hiện đại hoá
từng bước mạng lưới thương mại tại các đô thị lớn với củng cố và mở rộng thị trường nông thôn, miền
núi.
3. Đối với hoạt động đầu tư - xây dựng


- Thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp; kiến nghị Nhà nước

có chính sách thu hút nước ngoài đầu tư các sản phẩm quan trọng mà các thành phần kinh tế khác
không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư, như những dự án khai thác quặng sắt và luyện
thép, bôxit nhôm - alumin, lọc hoá dầu, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, hoá dược...
- Tạo nền tảng cơ sở kết cấu hạ tầng về năng lượng thông qua việc đầu tư và đẩy mạnh tốc độ xây dựng
các nhà máy điện, cải thiện tình trạng thiếu điện trong sản xuất và sinh hoạt, góp phần đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế.
- Chủ động tham gia thị trường chứng khoán để huy động thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Chú
trọng đầu tư đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp khả năng tài chính và trình độ quản lý của
doanh nghiệp, trước hết ở các khâu sản xuất then chốt quyết định chất lượng của sản phẩm.
- Các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các giải pháp kêu gọi đầu tư đối với các dự án của
mình. Tiếp tục mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện
dự án để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình nhằm sớm huy động năng lực sản xuất mới góp phần vào
tăng trưởng chung của toàn ngành.
4. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ
- Các doanh nghiệp có chương trình, kế hoạch, nguồn kinh phí để tổ chức tự đào tạo hoặc cử người đi
đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước cũng như ở nước ngoài để đáp ứng nhu cầu lao động, nâng
cao tay nghề, trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý, chú trọng đào tạo các kỹ thuật viên, các nhà
thiết kế, các nhà quản lý có trình độ cao phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và đáp ứng
yêu cầu cạnh tranh.
- Các doanh nghiệp có cơ chế thu hút và sử dụng những nhà khoa học, các chuyên gia, các kỹ thuật viên
giỏi, các thợ bậc cao, các đề tài nghiên cứu ứng dụng
có hiệu quả từ các Viện nghiên cứu trong và
ngoài nước để đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ và quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hình thành được đội ngũ doanh nhân giỏi của
đất nước.
- Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ cần chủ động bám sát yêu cầu của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư,
nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có những dự án đầu tư lớn, yêu cầu lực lượng lao động nhiều, trình
độ cao để tổ chức đào tạo theo địa chỉ.
- Các cơ sở nghiên cứu chủ động gắn hoạt động nghiên cứu với thực tế sản xuất, chuyển hướng nghiên

cứu giải quyết những vấn đề do sản xuất đặt ra, chấm dứt tình trạng nghiên cứu theo khả năng mình có
để vừa nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu, vừa góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ,
thiết bị, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển có hiệu quả và bền vững.
5. Đối với hoạt động quản lý nhà nước
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật. Rà
soát và bổ sung, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch đã được phê duyệt. Tăng cường công tác theo
dõi, quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch được phê duyệt.
- Phối hợp với các Bộ, ngành, các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương trong việc quản lý, điều hành
sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, đầu tư xây dựng để bảo đảm thực thi pháp luật và gia
tăng hiệu quả tổng hợp.
- Kiện toàn bộ máy cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Hoàn thiện mô hình hoạt động công thương ở các
địa phương.
- Tăng cường hoạt động thương mại điện tử. Nghiên cứu xây dựng mô hình thương mại điện tử phù hợp
với trình độ của các doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.
- Xây dựng cơ chế tham vấn, phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ với các Hiệp hội ngành
hàng.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế tín dụng tiêu dùng để kích cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất,
nhất là đối với tầng lớp dân cư có thu nhập thấp.
- Đẩy mạnh công tác sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.


×