Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TÀI LIỆU BẮT NẠT QUA MẠNG_CYBERBULLYING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.94 KB, 5 trang )

ĐỊNH NGHĨA: Bắt nạt qua mạng hoặc tấn công mạng hoặc bắt nạt trực
tuyến là một hình thức mà các cá nhân sử dụng các phương tiện điện tử để
bắt nạt, quấy rối người khác, làm cho họ bị tổn thương, thậm chí gây nên
những hậu quả đáng tiếc.
- Cách bắt nạt, quấy rối: đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt, xấu
hổ hoặc tra tấn.
- Các phương tiện điện tử: qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng
xã hội và qua các thiết bị điện tử.
Đó là những hành vi hoặc hành động mang tính chất hung hăng, có chủ đích bởi
một người hoặc một nhóm người nào đó lặp đi lặp lại qua thời gian lên một cá
nhân khác mà cá nhân đó thường không thể dễ dàng tự vệ được.
1.



2.

CÁC DẠNG BẮT NẠT TRÊN MẠNG

Có rất nhiều cách để bắt nạt một người nào đó trên mạng và một vài dạng có thể
định hình rõ ràng so với số khác. Một vài dạng bắt nạt trên mạng là:


Quấy rối (Harassment). Nó bao gồm các hành động như: gửi các thông điệp
công kích, thô lỗ, và tin nhắn xúc phạm hay để bạo hành, lạm dụng. Viết những
bình luận, bức hình làm khó chịu hay gây xấu hổ trong các phòng trò chuyện
trên mạng. Gây khó chịu rõ ràng cho người chơi khác trên các trang mạng chơi
game…




Phỉ báng (Denigration). Đây là khi một người nào đó gửi các thông tin giả
mạo, gây tổn hại và không đúng sự thật về người khác. Chia sẻ hình ảnh về một
người nào đó với mục đích chế giễu, lan truyền các tin đồn và lời thị phi không
đúng sự thật. Điều này có thể diễn ra trên bất cứ trang mạng hay ứng dụng nào.
Chúng ta thường chứng kiến những người hay gửi các hình ảnh về người khác
và đăng các bài viết lên mạng với mục đích bắt nạt.



Gây đau khổ (Flaming). Điều này diễn ra khi một người nào đó cố tình sử
dụng ngôn ngữ khắc nghiệt và công kích và tiến hành các cuộc chiến tranh luận
trên mạng. Những kẻ đó làm điều này để mong thấy sự phản ứng và hưởng thụ
khi việc làm này gây đau khổ cho người khác.



Mạo danh (Impersonation). Đây là khi một người nào đó đột nhập vào tài
khoản email hoặc mạng xã hội của ai đó và sử dụng danh tính trên mạng (vừa
đột nhập) để gửi hay đăng các tin khiêu dâm phóng đãng, hoặc các tài liệu (bài
viết, hình ảnh, đoạn ghi âm, video clips…) đáng xấu hổ cho người khác. Nó
cũng có thể là việc lập một trang/hồ sơ giả mạo trên các trang mạng xã hội, ứng
dụng và những nơi trên mạng khác, điều này thực sự rất khó khăn để dẹp bỏ.




Phát tán và lừa đảo (Outing and Trickery). Đây là khi một ai đó chia sẻ các
thông tin cá nhân hoặc lừa đảo để lấy các thông tin bí mật rồi chuyển tiếp cho
người khác. Chúng cũng có thể làm điều này với những hình ảnh và video riêng
tư.




Bám theo trên mạng (Cyber Stalking). Đây là hành động lặp đi lặp lại việc
gửi các thông điệp, tin nhắn bao gồm: đe dọa làm tổn thương, các tin nhắn quấy
rối và đe dọa, hoặc tham gia vào các hoạt động trực tuyến khác, làm cho một
người lo sợ cho sự an toàn của bản thân. Những hành động này có thể là bất
hợp pháp, phụ thuộc vào việc họ làm là gì.



Loại bỏ, cô lập (Exclusion). Điều này là khi một ai đó cố ý loại bỏ một ai đó
khỏi nhóm chẳng hạn như nhóm nhắn tin chung, những ứng dụng trên mạng,
các trang mạng chơi game,và những hình thức tham gia trên mạng khác. Đây
cũng là dạng bắt nạt trên mạng rất phổ biến.

3.NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ HẠI:
-Nguyên nhân:
Nguyên nhân của các hành vi bắt nạt trực tuyến thường do hùa theo bạn bè, trả thù
lại do có mâu thuẫn từ trước, muốn được mọi người chú ý...
-Hậu quả:
Bắt nạt qua mạng thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đặc biệt là đối với thanh
thiếu niên. Nó có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân
(self-harm) và thậm chí tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự
trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt.
Theo Thomas Lee - một bác sĩ tâm thần học tại Bệnh viện Resilienz (Singapore) nhận định: ‘Bắt nạt có thể gây tổn thương hơn cả hành động bạo lực bởi người ta
thường nhớ dai những lời lẽ không hay về mình và những vết thương tinh thần
cũng khó chữa lành hơn vết thương ngoài da’.
*******MỘT SỐ VÍ DỤ
-Sinh viên N.T.M.H năm nhất của Đại Học Ngoại ngữ-ĐHĐN đã quay lén các bạn

nữ sinh tắm trong thời gian học quân sự rồi đăng tải lên mạng. Sáng 14/2, Trường
đã ban hành quyết định thôi học với sinh viên này.
-Năm 2013, nữ sinh N.T.T.L (18 tuổi), học trường THPT Hai Bà Trưng, xã Hương
Ngải, Thạch Thất, Hà Nội đã uống thuốc diệt cỏ tự tử vì bị bạn ghép hình có tính
chất khiêu dâm rồi đăng tải trên mạng xã hội.


-Tháng 3-2018, nữ sinh H.T.L (lớp 11, Trường THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An) tự tử dưới ao trong nhà, để lại bức thư với nội dung “con
xin lỗi bố mẹ”. Đáng chú ý, nguyên nhân dẫn đến cái chết đau lòng của H.T.L.
được cho là vì clip ghi lại cảnh L. và một bạn trai trong lớp hôn nhau bị phát tán
trên mạng xã hội đã thu hút hàng triệu lượt xem kèm theo nhiều bình luận ác ý.
-Tháng 10-2016, học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Khánh Hòa)
đã đăng lên Facebook rằng nếu đủ 1.000 like sẽ tới đốt trường với mục đích gây sự
chú ý. Khi đủ 1.000 like, bạn bè trên Facebook đã ép em đốt trường nếu không sẽ
bị đánh. Nữ sinh này đã hành động dại dột khiến em bị bỏng hai chân, may không
gây hậu quả nghiêm trọng cho ngôi trường.
4. ĐỐI TƯỢNG CỦA CYBERBULLYING:
Theo khảo sát Trung tâm nghiên cứu Pew (Hoa Kì): Bắt nạt trên mạng xã hội đặc
biệt phổ biến ở giới trẻ. 67% bạn trẻ trong độ tuổi từ 18 – 29 là nạn nhân. 33% nạn
nhân trên 30 tuổi bị quấy rối online.
Tại Việt Nam, theo một khảo sát được về bắt nạt qua mạng với quy mô 1609 học
sinh trung học phổ thông thuộc 6 trường tại Hà Nội, Thừa Thiên – Huế và Cần
Thơ. Số liệu thu được thông qua bộ câu hỏi tự điền khuyết danh cho thấy: Học sinh
nam có xu hướng bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh nữ. Học sinh ở thành phố
trải nghiệm bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh nông thôn. Học sinh được bạn
bè yêu mến hơn có xu hướng ít bị bắt nạt hơn học sinh ít được yêu mến. Học sinh
dành nhiều thời gian chơi game online cũng bị bắt nạt nhiều hơn các học sinh khác.
Theo kết quả nghiên cứu vừa được nhóm chuyên gia Trường Đại học Giáo dục
(Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố, có tới gần 31% tổng số học sinh THCS và

THPT tại Việt Nam là nạn nhân của vấn nán bắt nạt trực tuyến bởi ít nhất 1 hành vi
từ hai lần trở lên; 26,7% học sinh từng có hành vi bắt nạt người khác trực tuyến từ
hai lần trở lên.

Tại Đà Nẵng, ThS. Nguyễn Thị Bích Hạnh, ThS. Nguyễn Thị Phương Trang, Khoa
Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã có nghiên cứu khảo sát, phân
tích thực hiện trên 500 học sinh trung học phổ thông (THPT) thông qua việc sử
dụng Thang đo bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến (Cyber Victim and Bullying Scale)
của tác giả Bayram Cetin (2011) và dụng thang đo BASC-2 SPR-A: hệ thống đánh
giá hành vi trẻ em, phiên bản 2 để khảo sát mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe
tâm thần và việc bị bắt nạt trực tuyến ở học sinh.Nghiên cứu được tiến hành trên
500 học sinh tại 2 trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng gồm 1 trường công lập


và 1 trường dân lập được lựa chọn theo nguyên tắc chọn mẫu tiện lợi. Trong đó có
156 học sinh lớp 10, 173 học sinh lớp 11 và 169 học sinh lớp 12. Khách thể nghiên
cứu gồm 281 học sinh nữ (56,2%) và 219 học sinh nam (43,8%).
Kết quả phân tích số liệu cho thấy có 32,9% học sinh không bao giờ bị BNTT,
22,1% học sinh hiếm khi bị BNTT, 28,4% học sinh thỉnh thoảng bị BNTT, 7,7%
học sinh thường xuyên bị bắt nạt và 9% học sinh rất thường xuyên bị bắt nạt trên
mạng.
5. CÁCH NGĂN NGỪA
Ngăn chặn bắt nạt trên mạng trước khi nó xảy ra
Mặc dù không thể tiên đoán và ngăn chặn tất cả các hình thức bắt nạt, con bạn có
thể làm theo những chỉ dẫn chung sau để ngăn chặn nó










Không truyền đi bất kỳ hình thức tin nhắn hay hình ảnh bắt nạt
Dùng áp lực bạn bè để đảm bảo bạn bè nghĩ rằng bắt nạt trên mạng là không
được phép
Không chia sẻ thông tin cá nhất dưới bất kỳ hình thức nào – bao gồm địa chỉ
và số điện thoại
Không chia sẻ mật khẩu với ai trừ cha mẹ
Trò chuyện với cha mẹ hoặc người lớn đang tin khác nếu bạn phân vân về
hành vi của người khác đối với mình
Không đăng tải hoặc nhắn tin với bạn học những điều bạn không cảm thấy
thoải mái.
Không đăng bài xả giận
Đối xử với người khác như cách mà bạn muốn mình được đối xử
Trong trường hợp bạn bị bắt nạt qua mạng:
-Không đáp lại bất kỳ hành vi bắt nạt nào. Bọn bắt nạt thường chỉ muốn sự chú
ý và sẽ bỏ cuộc nếu bị phớt lờ.
-Nói với người lớn đáng tin tưởng như bố mẹ, thầy hiệu trưởng hoặc chủ nhiệm
hoặc một người lớn nào đó. Sự phòng vệ tốt nhất đối với mong muốn giấu kín, là
chia sẻ bí mật với ai đó có uy hơn bọn bắt nạt.
-Viết nhật ký tay. In email, chụp màn hình những tin nhắn hay đoạn chat mạng,
ghi chép lại ngày, giờ và những người liên quan vào tình huống bắt nạt. Nếu không
biết tên thật, hãy lưu bằng những cái tên giả được sử dụng.
-Chặn hoặc tắt thông báo từ bọn bắt nạt. Hầu hết các nền tảng xã hội, diễn đàn
trực tuyến và thiết bị di động có chức năng chặn tin nhắn không mong muốn. Chặn
là cách tốt nhất nhưng nếu bạn lo sợ bị trả đũa, tắt thông báo là một chiến thuật
khác. Tắt thông báo giúp bạn không thấy được tin nhắn, nhưng không giống với



việc chặn, người bị tắt thông báo sẽ không biết rằng bạn làm vậy. Nếu bạn không
biết cách chặn hoặc tắt thông báo, hãy hỏi người lớn.
-Đặt điện thoại xuống. Dành ít thời gian trên mạng giúp bạn có thể thời gian để
kết bạn bên ngoài và tránh xa những kẻ xấu xa.
Cha mẹ, người thân cần làm gì để giúp đỡ con cái ngăn chặn và khắc phục
hậu quả của bắt nạt trực tuyến:
Để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả của bắt nạt trực tuyến nói riêng và bắt
nạt học đường nói chung, TS Trần Văn Công và nhóm nghiên cứu cho rằng, gia
đình và nhà trường cần có sự quan tâm sát sao hơn nữa.
Các bậc cha mẹ nên chú ý xem con mình có những dấu hiệu bất thường nào để can
thiệp, giúp đỡ. Khi trẻ chán học, uể oải, than phiền, sợ hãi… bố mẹ cần tìm cách
chia sẻ với con hoặc khuyến khích con đến gặp chuyên gia tâm lý.
Giáo viên cũng có thể trao đổi với học sinh, nói chuyện một cách tình cảm, để các
con cảm thấy tin tưởng và được tin tưởng, từ đó thoải mái chia sẻ câu chuyện của
mình. Ngoài ra, bố mẹ và thầy cô cũng cần nói cho trẻ hiểu thế nào là bắt nạt trực
tuyến, sự phê phán, chỉ trích ra sao thì coi là bắt nạt, những gì nên làm và không
nên làm khi tham gia vào môi trường mạng xã hội để tránh những hậu quả đáng
tiếc khi trẻ bị “vướng” vào các tình huống này.
Mỗi cá nhân cần tự nâng cao ý thức của bản thân khi thấy, đọc, và bình luận về
những thông tin trên mạng xã hội, tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc.



×