Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT, HIỆN TƢỢNG NGỘ ĐỘC HỮU CƠ VÀ MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN CÂY LÚA (Oryza sativa L.) TẠI HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỔ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
RƠM RẠ SAU THU HOẠCH ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT,
HIỆN TƢỢNG NGỘ ĐỘC HỮU CƠ VÀ MỘT SỐ BỆNH HẠI
TRÊN CÂY LÚA (Oryza sativa L.) TẠI HUYỆN CÁI BÈ
TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành : Nông học
Khóa

: 2009-2013

Họ và tên

: Lê Phong Thái

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 8/2013


i

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
RƠM RẠ SAU THU HOẠCH ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT,
HIỆN TƢỢNG NGỘ ĐỘC HỮU CƠ VÀ MỘT SỐ BỆNH HẠI
TRÊN CÂY LÚA (Oryza sativa L.) TẠI HUYỆN CÁI BÈ


TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả
Lê Phong Thái

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư Nông học

Giáo viên hƣớng dẫn
TS. Võ Thị Thu Oanh

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 8/2013


ii

CẢM TẠ

Em xin cảm ơn Thầy/Cô và ban chủ nhiệm khoa Nông học đã dạy em suốt những
năm đại học, cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường. Chúc các Thầy các Cô nhiều sức
khỏe, đào tạo thêm nhiều nhân tài cho nền Nông nghiệp nước nhà. Em sẽ không bao
giờ quên mái trường này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Võ Thị Thu Oanh đã hướng dẫn
em trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp này. Không có gì đền đáp được, em chúc
Cô thật nhiều sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công việc và niềm vui
trong cuộc sống.
Cháu cảm ơn chú Sơn – xã Hậu Mỹ Trinh và chú Hải – Trưởng trạm BVTV
huyện Cái Bè. 2 Chú như những người Thầy dẫn dắt con, truyền cho con một tấm lòng
yêu nghề, cũng như tấm lòng với nông nghiệp, nông dân. Xin chân thành cảm ơn 2 chú
cũng như các Cô, các Chú nông dân ở xã Hậu Mỹ Trinh đã vui vẻ giúp đỡ con.

Xin chân thành cảm ơn !


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá ảnh hƣởng của một số biện pháp xử lý rơm rạ sau thu
hoạch đến sinh trƣởng, năng suất, hiện tƣợng ngộ độc hữu cơ và một số bệnh hại
trên cây lúa (Oryza sativa L.) tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện từ
tháng 2 đến tháng 7 năm 2013 tại xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Đề tài nhằm đánh giá tình hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch của các nông hộ, thí
nghiệm khảo sát mức độ ảnh hưởng của các biện khác xử lý rơm rạ trực tiếp trên đồng
ruộng đến sinh trưởng, năng suất và hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa trong vụ
Xuân Hè.
Kết quả:
* Qua điều tra cho thấy:
- Thời gian nghĩ giữa 2 vụ lúa là rất ngắn, từ 7 tới 15 ngày. Có 40% hộ sử dụng
vôi trong giai đoạn xới đất để hạ phèn. Số lần bơm thay nước trong toàn bộ vụ lúa là từ
4 – 5 lần. Số ngày ngập nước trong giai đoạn trước 30 ngày sau sạ trung bình từ 14 –
19 ngày.
- 100% nông hộ đều sử dụng biện pháp đốt đồng sau khi thu hoạch, chỉ có đầu vụ
Hè Thu (vụ 3) khi trời nhiều mưa không đốt được thì nông dân cày vùi rồi sạ lúa. Các
nông hộ cũng đánh giá vụ Hè Thu là vụ xuất hiện ngộ độc hữu cơ nặng nhất, vụ Xuân
Hè xuất hiện nhẹ và vụ Đông Xuân không có ngộ độc hữu cơ.
- Các nông hộ đánh giá bệnh đạo ôn là bệnh hại quan trọng nhất hiện nay, bệnh
xuất hiện nặng nhất vào vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân, bệnh ít xuất hiện hoặc chỉ gây
hại nhẹ vào vụ Xuân Hè. Bệnh khô vằn hiện tại hầu như không xuất hiện hoặc gây hại
không đáng kể.
* Qua thí nghiệm đồng ruộng cho thấy:
- Về mặt hạn chế ngộ độc hữu cơ thì phương pháp đốt đồng cho hiệu quả tốt

nhất, kế tiếp là phương pháp xử lý chế phẩm Dascela. Phương pháp xử lý chế phẩm


iv

Bima không đạt được hiệu quả cao và cùng với phương pháp cày vùi rơm rạ không xử
lý là 2 nghiệm thức bị ngộ độc hữu cơ nặng nhất.
- Các nghiệm thức không ảnh hưởng rõ rệt tới các chỉ tiêu sinh trưởng nhưng lại
ảnh hưởng rất lớn tới số hạt chắc trên bông qua đó ảnh hưởng đến năng suất.
- Do đề tài thực hiện ở vụ Xuân Hè, mức độ bệnh đạo ôn và khô vằn không cao
nên chưa đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm rạ đến tình hình bệnh
hại.


v

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Cảm tạ ......................................................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách chử viết tắt ................................................................................................. ix
Danh sách các bảng ..................................................................................................... x
Danh sách các hình ..................................................................................................... xi
Chƣơng 1 Đặt vấn đề
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
1.4 Giới hạn đề tài .................................................................................................... 2

Chƣơng 2 Tổng quan tài liệu
2.1 Sơ lược về cây lúa .............................................................................................. 3
2.1.1 Nguồn gốc ....................................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại thực vật ............................................................................................ 3
2.1.3 Tình hình sản xuất Thế Giới ............................................................................ 4
2.1.4 Tình hình sản xuất trong nước ......................................................................... 4
2.2 Quản lý rơm rạ sau thu hoạch ............................................................................. 5
2.3 Sơ lược về ngộ độc Hữu cơ trên lúa .................................................................... 6
2.4 Sơ lược về một số loài vi sinh vật được sử dụng để phân hủy rơm rạ .................. 8
2.4.1 Trichoderma .................................................................................................... 8
2.4.2 Cellulomonas flavigena ................................................................................... 8


vi

2.5 Một số bệnh trên cây lúa ..................................................................................... 9
2.5.1 Bệnh khô vằn ................................................................................................... 9
2.5.2 Bệnh đạo ôn ................................................................................................... 10
2.6 Một số chế phẩm xử lý rơm rạ .......................................................................... 10
2.6.1 Phân vi sinh Dascela ...................................................................................... 10
2.6.2 Chế phẩm sinh học Trichoderma Bima .......................................................... 11
Chƣơng 3 Vật liệu và Phƣơng pháp thí nghiệm
3.1 Thời gian và địa điểm ....................................................................................... 12
3.2 Điều kiện ngoại cảnh ........................................................................................ 12
3.2.1 Điều kiện thời tiết .......................................................................................... 12
3.2.2 Điều kiện đất đai ............................................................................................ 12
3.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên ............................................................... 13
3.3 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................... 13
3.3.1 Giống lúa ....................................................................................................... 13
3.3.2 Chế phẩm xử lý rơm rạ .................................................................................. 13

3.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 14
3.4.1 Điều tra tình hình sản xuất lúa và mức độ phổ biến của một số bệnh hại ........ 14
3.4.1.1 Thu thập số liệu trong phòng....................................................................... 14
3.4.1.2 Điều tra thực tế ........................................................................................... 14
3.4.2 Thí nghiệm khảo sát hiệu lực của một số chế phẩm sinh học và biện pháp xử lý
rơm rạ ..................................................................................................................... 14
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................... 15
3.5.1 Các chỉ tiêu nông học..................................................................................... 15
3.5.2 Chỉ tiêu bệnh hại ............................................................................................ 16
3.5.2.1 Chỉ số bệnh và tỷ lệ bệnh đạo ôn................................................................. 17
3.5.2.2 Chỉ số bệnh khô vằn.................................................................................... 17


vii

3.5.2.3 Chỉ số rễ bị ngộ độc .................................................................................... 17
3.5.3 Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất ................................................ 18
3.5.4 Các chỉ tiêu về đất ......................................................................................... 18
Chƣơng 4 Kết quả thảo luận
4.1 Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất lúa tại các ấp thuộc xã Hậu Mỹ Trinh ....... 19
4.1.1 Mùa vụ .......................................................................................................... 19
4.1.2 Thời gian cách vụ .......................................................................................... 19
4.1.3 Kỹ thuật làm đất ............................................................................................ 20
4.1.4 Chế độ nước trong ruộng ............................................................................... 21
4.1.5 Tình hình ngộ độc hữu cơ .............................................................................. 23
4.1.5.1 Các biện pháp xử lý rơm rạ ......................................................................... 23
4.1.5.2 Mức độ ngộ độc hữu cơ ở các vụ lúa........................................................... 24
4.1.5.3 Các biện pháp xử lý ngộ độc hữu cơ ........................................................... 24
4.1.6 Tình hình bệnh đạo ôn và khô vằn hại lúa ...................................................... 25
4.2 Kết quả thí nghiệm đồng ruộng ......................................................................... 27

4.2.1 Các đặc tính nông học .................................................................................... 27
4.2.1.1 Thời gian sinh trưởng phát dục ................................................................... 27
4.2.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao ................................................................. 27
4.2.1.3 Động thái đẻ chồi ........................................................................................ 29
4.2.2 Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất ................................................ 30
4.2.2.1 Các yếu tố cấu thành năng suất ................................................................... 30
4.2.2.2 Năng suất .................................................................................................... 31
4.2.3 Chỉ tiêu bệnh hại và ngộ độc hữu cơ .............................................................. 32
4.2.3.1 Ngộ độc hữu cơ .......................................................................................... 32
4.2.3.2 Bệnh đạo ôn và khô vằn .............................................................................. 33


viii

4.2.4 Chỉ tiêu phân tích đất ..................................................................................... 33
4.2.5 Hiệu quả kinh tế............................................................................................. 34
Chƣơng 5 Kết luận và đề nghị
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 35
5.1.1 Điều tra nông hộ ............................................................................................ 35
5.1.2 Thí nghiệm đồng ruộng.................................................................................. 36
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 37
Phụ lục....................................................................................................................... 39


ix

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NN và PTNT:


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSS:

Ngày sau sạ

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới ..................................................... 4
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước......................................................... 4
Bảng 2.3 : Lượng khí phát thải khi đốt đồng ............................................................... 5
Bảng 3.1: Tình hình khí hậu thời tiết tỉnh Tiền Giang 4 tháng đầu năm 2013 ............ 12
Bảng 3.2: Bảng phân tích đất của khu vực thí nghiệm: .............................................. 13
Bảng 4.1 : Thời gian cách vụ, số ngày từ khi thu hoạch tới sạ lại vụ mới................... 19
Bảng 4.2: Phương tiện xới đất ................................................................................... 20
Bảng 4.3: Tình hình xử lý vôi trước sạ ...................................................................... 21
Bảng 4.4: Số lần thay nước trong vụ ......................................................................... 21
Bảng 4.5: Số ngày nước ngập trong ruộng (giai đoạn trước 30 NSS) ......................... 22
Bảng 4.6: Đánh giá mức độ ngộ độc hữu cơ qua các vụ lúa ....................................... 24
Bảng 4.7: Biện pháp xử lý khi ruộng bị ngộ độc hữu cơ ............................................ 25

Bảng 4.8: Tình hình bệnh hại theo đánh giá của nông dân qua các vụ ....................... 26
Bảng 4.9: Thời gian sinh trưởng và phát dục của các nghiệm thức ............................ 27
Bảng 4.10: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ............................................... 28
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các nghiệm thức xử lý đến chiều cao cây (cm) ............... 28
Bảng 4.12: Động thái đẻ chồi .................................................................................... 29
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của các nghiệm thức xử lý đến các chỉ tiêu chồi.................... 30
Bảng 4.14 : Ảnh hưởng của các nghiệm thức xử lý đến các yếu tố cấu thành năng suất30
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của các nghiệm thức xử lý đến năng suất (tấn/ha) ................. 31
Bảng 4.16: Mức độ rễ bị ngộ độc (% rễ bị thối đen) .................................................. 32
Bảng 4.17: Biến động pH và chỉ số C/N ở các nghiệm thức ...................................... 33
Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức ..................................................... 34


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Chế độ nước với 5 lần bơm thay nước ....................................................... 22
Hình 4.2: Chế độ nước với 4 lần bơm thay nước ....................................................... 22
Hình 1: Xử lý chế phẩm Dascela ............................................................................... 39
Hình 2: Xử lý chế phẩm Bima ................................................................................... 39
Hình 3: Nghiệm thức đốt đồng .................................................................................. 39
Hình 4: Toàn cảnh khu thí nghiệm ............................................................................ 39
Hình 5: Nghiệm thức 1 thời điểm 63 NSS ................................................................. 40
Hình 6: Nghiệm thức 2 thời điểm 63 NSS ................................................................. 40
Hình 7: Nghiệm thức 3 thời điểm 63 NSS ................................................................. 40
Hình 8: Nghiệm thức 4 thời điểm 63 NSS ................................................................. 40
Hình 9: Rễ lúa thời điểm 21 NSS .............................................................................. 40
Hình 10: Rễ lúa thời điểm 28 NSS ............................................................................ 40
Hình 11: Động thái tăng trưởng chiều cao cây .......................................................... 45
Hình12: Động thái đẻ chồi ........................................................................................ 45

Hình 13: Biến động pH ở các nghiệm thức ................................................................ 45


1

Chƣơng 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một cây lương thực quan trọng mang tính chất toàn cầu.
Cây lúa cung cấp thức ăn cho hơn 3 tỷ người trên thế giới với hơn 250 triệu nông dân
tham gia sản xuất ở 112 quốc gia khác nhau. Trung bình ở Châu Á sức tiêu thụ lúa gạo
bình quân 180 - 200 kg gạo/người/năm. Đối với nhiều quốc gia, việc sản xuất lúa gạo giữ
vai trò đảm bảo nguồn an ninh lương thực, ổn định dân sinh xã hội.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2012 vừa qua, Việt Nam xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo,
đạt kim ngạch 3,6 triệu USD, vươn lên thành nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên Thế
giới. Sản xuất lúc gạo đã mang lại nguồn lợi to lớn, củng cố vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Với hơn 4 triệu ha sản xuất lúa, mỗi năm thải ra 76 triệu tấn rơm rạ sau thu hoạch,
riêng ĐBSCL thải ra 17,4 triệu tấn rơm/năm (Đặng Kim Chi, 2011). Đây là nguồn hữu cơ
dồi dào có ý nghĩa lớn trong thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho đất. Tuy nhiên,
chỉ một lượng rất ít của phụ phẩm nông nghiệp này được sử dụng trồng nấm hay làm thức
ăn gia súc, phần lớn được chôn vùi trực tiếp trên ruộng hoặc đốt bỏ gây ra những hậu quả
tiêu cực cho môi trường và cây lúa. Khi nền thâm canh lúa nước ngày càng cao, dẫn đến
nông dân tăng lên sản xuất 3 vụ/năm khiến thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa rút ngắn, việc
xử lý rơm rạ, cày ải phơi đất được làm qua loa dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ gia
tăng ở nhiều nơi ảnh hưởng nghiêm trọng đấn năng suất lúa. Đồng thời việc xử lý rơm rạ
không đúng cách còn làm cầu nối lan truyền sâu bệnh hại qua các vụ. Một số nơi người
dân áp dụng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ, tuy nhiên, biện pháp này gây thất thoát
một lượng lớn dinh dưỡng, làm thoái hóa đất, tiêu diệt sự đa dạng hệ vi sinh vật đất.



2

Với những thực tế đó, đề tài “Đánh giá ảnh hƣởng của một số biện pháp xử lý
rơm rạ sau thu hoạch đến sinh trƣởng, năng suất, hiện tƣợng ngộ độc hữu cơ và một
số bệnh hại trên cây lúa (Oryza sativa L.) tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được
thực hiện.
1.2 Mục đích
Xác định ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm rạ đến sự sinh trưởng, hiện tượng
ngộ độc hữu cơ và một số bệnh hại trên cây lúa, qua đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để
khuyến cáo nông dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
trường.
1.3 Yêu cầu
- Điều tra tình hình kỹ thuật canh tác tại địa phương, qua đó đánh giá được ảnh
hưởng của các yếu tố này đến tình trạng ngộ độc hữu cơ và bệnh hại
- Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm rạ đến tình trạng ngộ độc hữu cơ
trên lúa
- Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm rạ đến tình hình một số loại bệnh
hại trên lúa
- Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm rạ đến sự sinh trưởng và năng
suất của lúa.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ được thực hiện trên vụ lúa Xuân Hè năm 2013 tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang trên giống lúa IR50404.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lƣợc về cây lúa
2.1.1 Nguồn gốc
Theo Chang (1976), cả 2 loài lúa trồng đều có chung một thủy tổ, do quá trình tiến
hóa và chọn lọc tự nhiên lâu đời, đã phân hóa thành 2 nhóm thích nghi với điều kiện ở 2
vùng địa lý xa rời nhau là Nam – Đông Nam Châu Á và Châu Phi nhiệt đới. Oryza sativa
L. tiêu biểu nhóm lúa trồng Châu Á có tổ tiên trực tiếp là Oryza nivara, một loài lúa
hoang hằng niên. Oryza glaberrima Steud cũng tiến hoá từ một loài lúa hoang hằng niên
khác, thường gọi là Oryza breviligulata Chev. et Poehr. hoặc là Oryza barthii A. Chev..
Hai loài cỏ hằng niên O. spontanea và O. stapfii cũng có thể lai tạp với các loài lúa hoang
tổ tiên để cho ra các loài lúa trồng tương ứng. Hiện nay, nhiều người tỏ ra đồng ý với
quan điểm và giả thuyết này. (Trích dẫn Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
2.1.2 Phân loại thực vật
Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể 2n = 24. Về mặt phân loại thực vật,
cây lúa thuôc họ Gramineae (hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi, Nam và Đông Nam Châu Á, Nam
Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần ở Úc Châu (Chang, 1976 theo De Datta,
1981). Trong đó, chỉ có 2 loài là lúa trồng, còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên. Loài
lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới
là Oryza sativa L. Loài nầy hầu như có mặt ở khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, từ vùng
xích đạo, nhiệt đới đến ôn đới, từ khắp vùng phù sa nước ngọt đến vùng đất cát sỏi ven
biển nhiễm mặn phèn … Một loài lúa trồng nữa là Oryza glaberrima Steud., chỉ được


4

trồng giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi Châu và hiện đang bị thay thế dần bởi Oryza
sativa L. (De Datta, 1981). (Trích dẫn Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
2.1.3 Tình hình sản xuất trên Thế Giới
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới
Năm

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2009
2010
2011

Diện tích
(triệu ha)
153,94
151,71
147,53
147,26
150,31
152,90
158,57
161,76
164,12

Năng suất
Sản lượng
(tấn/ha)
(triệu tấn)
3,89
598,40
3,94
597,32

3,85
568,30
3,98
585,73
4,06
610,84
4,12
629,30
4,32
685,00
4,33
701,12
4,40
722,76
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)

2.1.4 Tình hình sản xuất trong nƣớc
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

2011

Diện tích
(nghìn ha)
7666,3
7492,7
7504,3
7452,2
7445,3
7329,2
7324,8
7207,4
7400,2
7437,2
7489,4
7651,4

Năng suất
(tấn/ha)
4,2
4,3
4,6
4,6
4,9
4,9
4,9
5,0
5,2
5,2
5,3

5,5

Sản lượng
(nghìn tấn)
32529,5
32108,4
34447,2
34568,8
34168,9
35832,9
35849,5
35942,7
38729,8
38950,2
40005,6
42324,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)


5

2.2 Quản lý rơm rạ sau thu hoạch
Rơm rạ là thành phần của chất hữu cơ có khối lượng đáng kể và ý nghĩa quan trọng
đến hầu hết người nông dân trồng lúa. Trong rơm có khoảng 40% là Nitơ (N), 30 - 35% là
Photpho (P), 80 - 85% là lượng Kali (K) và 40 - 50% lượng lưu huỳnh (S), chứa do rơm
đến 35 - 36% cellulose nên rất khó phân hủy trong thời gian ngắn (Bùi Huy Đáp, 1980)
nhưng chủ yếu được nông dân xử lý theo phương pháp truyền thống đốt ngay sau khi thu
hoạch, phương pháp này làm ảnh hưởng đến tính cân bằng hệ dinh dưỡng tổng thể và tính
chất màu mỡ của đất. Việc đốt đi 1 tấn rơm rạ sẽ làm mất đi 14 - 20 kg/ha K2O và 40 - 70

kg/ha Si2O, 25% N và P, 20% K và 5 - 60% S (A. Dobermann và T.H. Fairhurst, 2002).
Ảnh hưởng của rơm rạ đến năng suất cây lúa trong thời gian ngắn thường thấp (so
với đốt hoặc lấy rơm rạ đi đốt) nhưng lại có lợi ích lâu dài (T. Fairhurst và ctv, 2007).
Đồng thời, việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Tại thung lũng
Sacramento bang California, Mỹ đã ban hành đạo luật thượng viện 318 năm 1999 cấm đốt
rơm rạ để cải thiện chất lượng không khí (Gao và ctv, 2003).
Bảng 2.3 : Lượng khí phát thải khi đốt đồng
Loại khí
Carbonic CO2
Methan CH2
Nitric oxide N2O
Carbon mono oxide CO
Carbon bay hơi VOCs
Nguyên tố Carbon EC
Hữu cơ OC
Tro kích thước 2,5μm
Tro kích thước 10μm

Lượng khí (kg /kg rơm)
Lượng khí và bụi (kg/ha)
1,30000
9100,0
0,00270
19,0
0,00007
0,5
0,11400
798,0
0,05700
399,0

0,00068
5,0
0,00370
26,0
0,00083
6,0
0,00091
6,0
(Nguồn:Nguyễn Phước Tuyên, 2013)

Qua đó cho thấy tác hại rất lớn của việc đốt đồng đến suy kiệt tài nguyên đất cũng
như ô nhiễm không khí.


6

2.3 Sơ lƣợc về ngộ độc hữu cơ trên lúa
Theo tập quán canh tác tại Việt Nam thâm canh liên vụ với 3 vụ lúa/năm nên có rất ít
thời gian để nông dân thực hiện việc cày vùi rơm rạ trở lại trong đất. Tuy nhiên, rơm rạ
nếu để tự nhiên sẽ cần thời gian phân hủy rất lâu, và do tỷ lệ C/N rất cao nên nếu cày vùi
rơm rạ trực tiếp vào đất, sẽ gây hiện tượng bất động dinh dưỡng trong đất hoặc trong suốt
quá trình phân hủy tạo ra nhiều độc tố ảnh hưởng cho cây lúa (Martinet và ctv.,
1978; Elliott và ctv., 1981) (trích dẫn Luu Hong Man, 2007).
Lớp cày của đất ngập nước nói chung là đặc trưng bởi thế oxi hóa khử thấp và mức
O2 thấp. Trong điều kiện như vậy, axit hữu cơ được sản sinh bởi sự phân hủy kỵ khí các
chất hữu cơ. Các axit hữu cơ tích lũy trong đất sẽ ức chế hấp thu dinh dưỡng của cây lúa.
(Gotoh và Onikura, 1969).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa có nguyên
nhân chủ yếu do nồng độ các axid hữu cơ sản sinh ra trong quá trình phân giải xác bã thực
vật trong điều kiện yếm khí. Trong điều kiện yếm khí, đất trũng trầm thủy quanh năm,

giàu hữu cơ hoặc do làm đất gấp rút rơm rạ, cỏ tươi chưa kịp phân hủy, bón phân hữu cơ
chưa hoai mục thường sản sinh ra nhiều axid hữu cơ do quá trình phân giải của vi sinh vật
ký sinh trong đất làm cho nồng độ axid hữu cơ trong môi trường tăng cao, gây độc cho rễ
lúa. Ở vùng nhiệt đới, nồng độ axid hữu cơ và H2S (do sự khử hóa sulfat) trong đất, gia
tăng cao nhất vào khoảng 2 tuần sau khi ngập nước, gây trở ngại cho sự hấp thu dinh
dưỡng của bộ rễ làm rễ bị thối đen, cây lúa không phát triển lá bị vàng úa dễ nhiễm bệnh
đốm nâu (Helminthosporium oryzae) và có thể chết.
Theo Gao và ctv (2003), cơ chế ngộ độc hữu cơ như sau:
Để có năng lượng, các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ cần O2 hoặc các chất oxy
hóa khác như nitrat (NO3-), Mangan (Mn4+ hoặc Mn3+), sắt (Fe3+), sulfat (SO42-) hoặc
carbon dioxide (CO2) để phục vụ như chất nhận điện tử. Trong đất lúa ngập nước, sự phân
hủy của chất hữu cơ ban đầu sẽ tiêu thụ O2 hòa tan trong nước. O2 hòa tan sẽ bị khử thành
H2O. Khi O2 cạn kiệt, vi khuẩn sẽ chuyễn sang khử NO3- thành khí nitơ (N2), và đất
chuyển từ môi trường Oxi hóa sang môi trường khử. Chất hữu cơ tiếp tục bị phân hủy dẫn


7

đến Sắt và Mangan trong đất bị khử thành các dạng hòa tan (Mn2+) và ion sắt (Fe2+). Sự
phân rã liên tục của vật chất hữu cơ dẫn đến việc vi khuẩn sử dụng Sulfua, và vi khuẩn
khử sunfat thành sulfide (H2S). Cuối cùng là việc sử dụng CO2 để sản sinh ra khí CH4.
Trong điều kiện này, các ion Fe2+ giải phóng sẽ phản ứng với H2S tạo kết tủa FeS
màu đen bám lên bề mặt rễ cản trở quá trình hô hấp cũng như Oxi hóa của rễ. Tuy nhiên,
màu đen này sẽ biến mất khi tiếp xúc với không khí sau vài giờ do quá trình oxy hóa
(Fairhurst và ctv, 2007).
Theo Kumazawa, 1984 (trích dẫn Gao và ctv, 2003). H2S là một chất ức chế mạnh
hô hấp hiếu khí sau khi xâm nhập vào rễ, làm mất cân bằng dinh dưỡng và rối loạn sinh
lý.
Rễ lúa giải phóng ra O2 để oxi hóa H2S nên sức chịu đựng của các giống lúa đối với
H2S liên quan đến khả năng oxy hóa của rễ (Yoshida, 1981; Fairhurst và ctv, 2007).

Ngoài FeS và H2S gây độc cho lúa, quá trình phân hủy rơm rạ yếm khí còn sinh ra
các axit hữu cơ.
Theo Yoshida (1981),cho rằng:
- Nồng độ cao của axit hữu cơ làm suy yếu kéo dài rễ, hô hấp, và sự hấp thu chất
dinh dưỡng trong gạo. Đồng thời vì là các axit yếu nên chúng chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi pH đất. Khi có pH thấp các axit này ít phân ly ion hơn, với hình thức này
chúng xâm nhập vào rễ lúa nhanh hơn nên gây độc hơn.
- Độ pH đất thấp, nhiệt độ đất thấp, các chất hữu cơ trong đất cao, và kết hợp các
chất hữu cơ tươi gia tăng sự tích tụ của các axit hữu cơ và gây độc cho lúa.
Theo Gotoh và Onikura (1969), Axit acetit (CH3COOH) chiếm một nữa tổng lượng
axit hữu cơ được sinh ra. Cụ thể số lượng axit như sau: Axit acetit > Axit fomic > (nhóm
Axit valeric, Axit butylic và Axit propionic) > Axit lactic .
Tuy nhiên, Yoshida (1981) cũng cho rằng nồng độ của các axit hữu cơ gia tăng theo
mức độ ngập, đạt đến đỉnh điểm, và sau đó giảm xuống còn thực tế không có gì. Cụ thể,


8

trong đất ngập nước, độ pH có xu hướng trở thành 6,5 - 6,7 trong vòng 3 tuần ngập. Độc
tính axit hữu cơ không có khả năng xảy ra ở pH gần trung tính.
2.4 Sơ lƣợc về một số loài vi sinh vật đƣợc sử dụng để phân hủy rơm rạ
2.4.1 Trichoderma
Trích dẫn Nguyễn Thị Khả Tú, 2007 các đặc tính của Tricoderma như sau:
Giới: Fungi
Ngành: Ascomycota
Lớp: Euascomycetes
Bộ: Hypocreales
Họ: Hypocreaceae
Chi: Trichoderma
Hầu hết các dòng nấm Trichoderma đều sống hoại sinh, phổ biến ở các vùng rừng nhiệt

đới hay cận nhiệt đới, trong đất, trên các xác bã sinh vật hay kí sinh trên các loại nấm
khác. Khuẩn ty Trichoderma không màu, có tốc độ phát triển rất nhanh trên môi trường
nuôi cấy, ban đầu có màu trắng sau đo dần chuyển sang màu xanh hoặc lục trắng.
Đa số các dòng nấm Trichoderma phát triển trong đất có độ pH từ 2,9 – 9,5 nhưng tốt
nhất là 4,5 – 6,5. Nhiệt độ tối ưu là 25 – 30oC.
Trichoderma là loài sản sinh ra nhiều kháng sinh và enzyme như chitinolytic (enzyme
phân giải chitin), cellulolytic (enzyme phân giải cellulose)...
2.4.2 Cellulomonas flavigena
Theo M. Dworkin và ctv (2006) phân loại vi khuẩn Cellulomonas như sau:
Lớp: Actinobacteria


9

Bộ: Actinomycetales
Bộ phụ: Micrococcineae
Họ: Cellulomonadaceae
Chi: Cellulomonas
Vi khuẩn Cellulomonas flavigena ly trích từ dạ cỏ của con bò có khả năng phân hủy
rơm rạ trong 7 ngày do tiết ra cellulases and hemicellulases (Sami et al., 1988). C.
flavigena là vi khuẩn Gram dương sống trong điều kiện hiếm khí có khả năng tổng hợp
nhiều enzyme ngoại sinh có khả năng phân hủy chất xơ (extracellular fibrolytic enzymes)
(Ponce and De la Torre, 2001) có hoạt tính phân hủy chất lignin cellulose
(lignocellulolytic substrates) của rơm rạ rất mạnh (Mayorga et al., 2002; Sanchez-Herrera
et al., 2007). Ngoài ra, C. flavigena phân hủy rơm rạ thành glucose sẽ thu hút nhiều vi
sinh vật đất, trong đó có vi khuẩn Azospirillum brasilense cố định đạm cung cấp cho cây
lúa. Vi khuẩn Azospirillum brasilense sử dụng nguồn năng lượng từ rơm rạ bị phân hủy
do vi khuẩn C. flavigena, ước tính nó cung cấp thêm khoảng 27 – 30 kg N (Dorothy M.
Halsall and David J. Goodchild 1998). Ngoài ra nước mưa trong vụ Hè thu còn cung cấp
thêm khoảng 4 kg N (Trích dẫn Nguyễn Phước Tuyên, 2013).

2.5 Một số bệnh trên cây lúa
2.5.1 Bệnh khô vằn do nấm Thanatephorus cucumeris (Rhizoctonia solani Kuhn)
Còn gọi là khô vằn hay ung thư. Nấm bệnh có hai cách lan tràn: bằng hạch nấm và
bằng bào tử. Những hạch nấm tròn nhỏ bằng hạt cát trôi trên mặt nước bám vào bẹ lá và
từ đó tấn công cây lúa. Bằng cách nầy, bệnh xuất hiện đầu tiên ở bẹ lá, rồi từ đó lan dần
lên phiến lá. Trên bẹ lá, vết bệnh lúc đầu tròn hay bầu dục, màu xám có viền nâu, sau lan
ra không đều thành những vết loang lỗ vằn vện như da hổ, bẹ lá khô tóp lại làm lá bị chết
khô, bông lúa trổ bị nghẹn hoặc trổ cũng bị lép nhiều.
Ngoài ra, bệnh còn có thể lan truyền dưới dạng bào tử nấm bay trong không khí, di
chuyển nhờ gió. Bằng cách nầy, bệnh đầu tiên sẽ xuất hiện trên phiến lá do bào tử nấm


10

trong không khí rơi xuống trên lá. Như vậy, trong trường hợp nầy bệnh sẽ lan dần từ
phiến lá xuống bẹ lá. Bệnh thường xuất hiện nhất vào thời kỳ lúa làm đòng đến chín.
Bệnh thường xuất hiện thành từng chòm và phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao,
ruộng ngập sâu, bón nhiều phân đạm, sạ cấy quá dầy và giống dễ nhiễm (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
2.5.2 Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae
Bệnh có thể gây hại rất sớm từ nương mạ nhưng thường bị nặng nhất là giai đoạn
làm đòng đến sau trổ một thời gian. Nấm có thể tấn công ở mọi bộ phận của cây lúa
nhưng nhiều nhất là ở phiến lá. Trên lá, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển
thành vết bệnh điển hình có dạng hình mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình ra có màu xám tro.
Chung quanh vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngoài viền nâu thường có một quầng vàng.
Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cả lá lúa bị cháy khô. Bệnh cũng xuất hiện trên các đốt
thân làm gãy ngang thân lúa hoặc trên cổ bông (bệnh khô cổ bông) làm tắt nghẽn mạch
dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt bị lép và lững.
Bệnh xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, sương mù nhiều, ruộng
thiếu nước và bón nhiều phân đạm, sạ cấy quá dày. Để ngừa bệnh này nên diệt sạch cỏ

dại, rơm rạ có chứa mầm bệnh trước khi canh tác, xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong
nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) 15 phút hoặc dung dịch thuốc Arasan, Ceresan (4 g/4 lít nước/2
kg hạt) trong 24 giờ. Gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân cân đối N, P và K; đặc biệt là
phân Kali để tăng cường tính kháng của tế bào cây đối với sự xâm nhập của nấm bệnh.
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
2.6 Một số chế phẩm xử lý rơm rạ
2.6.1 Phân vi sinh Dascela (Công ty Dasco Đồng Tháp):
Dascela là một loại phân vi sinh được sử dụng để phân hủy rơm rạ trong điều kiện
yếm khí với thời gian rất ngắn. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên, màu đen, thành
phần chính là vi khuẩn phân giải cellulose Cellulomonas flavigena được phân lập từ dạ cỏ
của bò với mật độ 108 CFU/ml và một số dòng nấm có ích, chất hữu cơ và các khoáng


11

chất cần thiết cho cây lúa. Vi khuẩn phân hủy cellulose và các dòng nấm có ích theo tỉ lệ
nhất định sẽ tiết đầy đủ hệ enzym phân hủy cellulose theo tỉ lệ thích hợp để phân cắt hoàn
toàn chuỗi cellulose tạo ra glucose. Glucose là nguồn thức ăn dồi dào và thu hút nhiều vi
sinh vật đất, trong đó có vi khuẩn Azospirillum brasilense cố định đạm cung cấp cho cây
lúa. Phức hệ enzyme cellulose gồm có Endoglucanase, Exoglucanase và β-glucosidase,
trong khi vi khuẩn chủ yếu tổng hợp Endoglucanase và β-glucosidase, gần như không tạo
ra Exoglucanase, còn nấm (có mặt trong Dascela) có khả năng tổng hợp mạnh
Endoglucanase và Exoglucanase nhưng chỉ một lượng ít β-glucosidase. Dascela có sự kết
hợp giữa nấm và vi khuẩn hoạt động trong điều kiện kỵ khí (ngập nước), với thời gian rất
ngắn từ 7 – 10 ngày lượng rơm rạ đã hoai mục một phần, dễ bức rời và giảm hẳn mùi hôi
thối, đây là điểm độc đáo nhất và khác biệt với các sản phẩm phân hủy rơm rạ khác trên
thị trường hiện nay. Sản phẩm Dascela cũng dễ dàng cho nông dân sử dụng, sau khi thu
hoạch lúa, rãi đều phân vi sinh Dascela trực tiếp lên rơm rạ với liều lượng 30 kg/ha, cho
nước vào ngập ruộng và tiến hành trục vùi sâu lượng rơm rạ trên, giữ nước ổn định từ 7 –
10 ngày, sau đó làm đất để xuống giống vụ tới như thông thường (Võ Hùng Nhiệm,

2013).
2.6.2 Chế phẩm sinh học Trichoderma Bima (Trung tâm công nghệ sinh học
Tp.HCM):
Thành phần:
* Các chủng nấm Trichoderma: 5×106 bào tử/gram
* Hữu cơ: 50%; Độ ẩm < 30%.
Công dụng:
+ Chứa nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các
loại nấm bệnh hại cây trồng gây bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ, chết yểu, héo rũ
như: Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora sp., Sclerotium rolfsii,…
+ Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển sống trong đất trồng. Kích thích
sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng.
+ Phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin … trong phế thải hữu cơ thành các đơn
chất dinh dưỡng, giúp cho cây hấp thu được dễ dàng.


12

Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2013
- Địa điểm: xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
3.2 Điều kiện ngoại cảnh
3.2.1 Điều kiện thời tiết
Bảng 3.1: Tình hình khí hậu thời tiết tỉnh Tiền Giang 4 tháng đầu năm 2013
Tháng 1

Tháng 2


Tháng 3

Tháng 4

Nhiệt độ trung bình (oC)

25,9

27,1

28,1

29,1

Nhiệt độ cao nhất (oC)

32,3

34,0

35,6

36,8

Nhiệt độ thấp nhất (oC)

20,7

21,3


22,5

23,5

Lượng mưa (mm)

36,6

0,0

0,1

68,7

197,1

237,4

300,6

212,1

77,0

74,0

74,0

75,0


Tổng giờ nắng (giờ)
Ẩm độ không khí (%)

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Tiền Giang)
3.2.2 Điều kiện đất đai
Từ bảng 3.2 cho ta thấy đất tại khu thí nghiệm thuộc sa cấu thịt pha sét, pH thấp,
đất chua. Hàm lượng hữu cơ tương đối cao, đạm tổng số giàu, lân dễ tiêu ở mức trung
bình. Canxi trao đổi nghèo, magie trao đổi trung bình, kali trao đổi giàu. Đất thích hợp
cho cây lúa phát triển.


13

Bảng 3.2: Bảng phân tích đất của khu vực thí nghiệm
Thành phần cơ
giới (%)
sét
40

thịt

cát

33,33 26,67

pH (1:2.5)

H2O

KCl


4,58

4,17

C (%) N (%)

6,34

0,26

Dễ tiêu

Cation trao đổi

(mg/100g)

(meq/100g)

P2O5

Ca2+

Mg2+

K+

18,34

1,56


0,88

1,53

(Nguồn: Bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng, 2013)
3.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên huyện Cái Bè là 40.059 ha, trong đó đất lúa có 17.544 ha
chiếm 43,8%, diện tích gieo sạ 3 vụ đạt 52.016 ha, năng suất bình quân đạt 6,33 tấn/ha,
tổng sản lượng mỗi năm ước tính 329.261 tấn. Tổng dân số huyện là 295.644 người, với
mật độ 702 người/km2. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 65%.
Vị trí huyện Cái Bè nằm cạnh sông Tiền với nguồn nước ngọt quanh năm. Đất đai
phù sa ven sông với một số nơi nhiễm phèn nhẹ, pH trung bình từ 5 – 6. Độ cao so với
mặt nước biển từ 0,8 – 1,5 m. (Nguồn: Phòng NN và PPTN huyện Cái Bè)
3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Giống lúa
Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là giống IR50404
3.3.2 Chế phẩm xử lý rơm rạ
- Phân vi sinh Dascela (Công ty Dasco Đồng Tháp).
- Chế phẩm sinh học Trichoderma Bima (Trung tâm công nghệ sinh học Tp.HCM).


×