Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB THUỘC KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH MƯA ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI NÔNG LÂM TRƯỜNG CAO SU ĐỒNG NAI, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TRỌNG THANH

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB THUỘC KIỂU RỪNG
KÍN THƯỜNG XANH MƯA ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI
NÔNG LÂM TRƯỜNG CAO SU ĐỒNG NAI,
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TRỌNG THANH

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB THUỘC KIỂU RỪNG
KÍN THƯỜNG XANH MƯA ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI
NÔNG LÂM TRƯỜNG CAO SU ĐỒNG NAI,
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC


Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MINH CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, con xin cám ơn Ba Mẹ kính yêu đã vất vả sinh ra con, nuôi
nấng và cho con được ăn học đến ngày hôm nay. Công ơn của Ba Mẹ con
sẽ khắc ghi mãi trong lòng.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô giáo Khoa Lâm
nghiệp cùng toàn thể các Thầy Cô giáo công tác tại Trường Đại Học Nông
Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cho em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình Thầy Th.S
Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp tại Trường Đại Học
Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Xin cảm các cán bộ trong Nông Lâm trường Cao su Đồng Nai tại
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá
trình điều tra, thu thập số liệu và các thông tin cần thiết để hoàn thành bài
khóa luận.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn đã hỗ trợ, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trọng Thanh

i


TÓM TẮT
Nguyễn Trọng Thanh, sinh viên lớp DH09QR – Khoa Lâm nghiệp, Trường
Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên
trạng thái IIB thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại Nông Lâm
trường Cao su Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Minh Cảnh
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong đề tài là điều tra và thu thập
số liệu ngoài hiện trường. Sử dụng phần mềm Statgraphics Centurion 15.1 và Excel
2003 để xử lý số liệu và thực hiện các nội dung nghiên cứu trong đề tài.
Kết quả nghiên cứu cùng những nội dung chính được trình bày sau đây:
1. Cấu trúc tổ thành loài thực vật:
Tại khu vực nghiên cứu đã thống kê được 17 loài thực vật, trong đó có 6 loài
tham gia vào công thức tổ thành loài đó là: Trâm đỏ, Giẻ, Chò xót, Re, Cám, Cày với
tỷ lệ tổ thành loài IV% = 67,95%, còn lại là 11 loài khác với tỷ lệ IV% = 32,05%.
2. Độ hỗn giao của rừng:
Độ hỗn giao của rừng, trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu tương đối thấp
(K = 0,053).
3. Phân bố % số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3):
Quy luật phân bố % số cây theo cấp đường kính D1,3 tại khu vực nghiên cứu
có dạng lệch trái và giảm dần khi đường kính tăng lên. Phương trình cụ thể:
N% = (9,94743 – 1,39615.sqrt(D1,3)2)
Đường kính bình quân của lâm phần là Dbq = 17,57 cm. Hệ số biến động

tương đối lớn (Cv = 42,79%).
4. Phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N%/Hvn):
Quy luật phân bố % số cây theo cấp chiều cao Hvn của trạng thái rừng IIB tại
khu vực nghiên cứu có dạng hàm Logarit bậc 2, lệch trái và giảm dần khi chiều cao
tăng lên.
ii


Phương trình cụ thể:
Ln(N%) = - 26,4566 + 25,8637.ln(Hvn) – 5,61778.ln (Hvn)2
Chiều cao vút ngọn bình quân của lâm phần là Hbq = 11,97 m. Hệ số biến
động Cv = 26,84%.
5. Trữ lượng bình quân lâm phần trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu là
99,66 m3/ha.
6. Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) được mô phỏng tốt
nhất bằng phương trình:
Hvn = 4,87707 + 0,404085.D1,3
7. Tình tái sinh dưới tán rừng:
Tổ thành loài cây tái sinh có 15 loài, trong đó có 06 loài chiếm số lượng cây
tái sinh nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 78,95%. Chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên
cứu: cây khỏe chiếm 76,78% và tỷ lệ cây yếu là 23,22%. Mật độ cây tái sinh là
8900 cây/ha.
8. Độ tàn che của rừng tự nhiên trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu là
0,5379 hay 53,79%.

iii


ABSTRACT
Nguyen Trong Thanh, student of DH09QR grade – Faculty of Forestry,

Nong Lam University, Thu Duc District, Ho Chi Minh City.
The thesis: "Understanding and evaluating the structural characteristics
of natural forest (IIB state) of the evergreen broad - leaved closed forest at the
Dong Nai Rubber Agriculture and Forestry Company, Bu Dang district, Binh
Phuoc province”.
Scientific Advisor: MSc. Nguyen Minh Canh
The main research methods of the thesis are measurement and collection of
the data in the study fields. The software Excel 2003 and Statgraphics Centurion V
15.1 were used to treat data and establish the regression models. The research
results could be summarized with some main contents as follows:
1. Structure of botanic species:
The number of species in natural forest (IIB type) at study area is 17
species; species have the highest ratio (IV > 5%) are: Syzygium zeylanicum DC.,
Lithocarpus sp., Schima wallichii Choisy., Cinnamomum iners Reinw., Parinari
annamensis Hance., Irvingia malayana Oliver. The total important value of this
species is 67,95%.
2. Sexual reproduction level of the forest is K = 0,053 ≈ 5,3%
3. Distribution of stem number according to diameter at breast height – rank
(N%/D1,3):
Correlation of (N%) according to diameter (D1,3), to be a mathematical
model with an equation as:
N% = (9,94743 – 1,39615.sqrt(D1,3)2)
Average diameter of stand is 17,57 cm. Coefficient of variation is 42,79%.

iv


4. Distribution of stem number according to tree height - rank (N%/Hvn):
Correlation of (N%) according to height (Hvn), to be a mathematical model
with an equation as:

Ln(N%) = - 26,4566 + 25,8637.ln(Hvn) – 5,61778.ln (Hvn)2
Average height of stand is 11,97 m. Coefficient of variation is 26,84%.
5. Average mass of stand is 99,66 m3 per ha
6. Correlative equation between the tree height and the diameter (Hvn/D1,3)
At study area, the best mathematical equation to modelize for the correlation
of the tree height (Hvn) with the diameter (D1,3) with an equation as:
Hvn = 4,87707 + 0,404085.D1,3
7. The thesis has listed 15 species, of which 6 dominant species accounting
for 78,95%. Density of generative tree of natural forest (IIB state) at study area is
appropriate 8900 trees per ha. The number of prospect trees has 76,78 trees per ha,
weak trees has 23,22%.
8. The thesis has calculated the crown canopy of the forest at study area is
53,79%.

v


MỤC LỤC
Trang
* Trang tựa
* Lời cảm ơn ------------------------------------------------------------------------------------ i
* Tóm tắt ---------------------------------------------------------------------------------------- ii
* Abstract -------------------------------------------------------------------------------------- iv
* Mục lục -------------------------------------------------------------------------------------- vi
* Danh sách các chữ viết tắt ---------------------------------------------------------------- viii
* Danh sách các bảng ------------------------------------------------------------------------ ix
* Danh sách các hình -------------------------------------------------------------------------- x
Chương 1: MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Đặt vấn đề --------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 3

1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------- 3
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------- 4
2.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới-------------------------- 4
2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam -------------------------- 8
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU -------------------------------------------------------------------------------------------- 12
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu --------------------------------------------------------- 12
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên --------------------------------------------------------------------- 12
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ------------------------------------------------------------ 14
3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------- 16
3.3. Nội dung nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 17
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp ---------------------------------------------------------------- 17
3.4.2. Công tác nội nghiệp ------------------------------------------------------------------- 18
vi


Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ----------------------------- 23
4.1. Tổ thành loài thực vật ------------------------------------------------------------------- 23
4.2. Độ hỗn giao của rừng (K) -------------------------------------------------------------- 25
4.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) --------------------------------------- 26
4.4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ------------------------------------------ 31
4.5. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) ----------------------------------- 36
4.6. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) ------------------------------ 38
4.7. Tình hình tái sinh dưới tán rừng ------------------------------------------------------- 41
4.7.1. Tổ thành loài cây tái sinh------------------------------------------------------------- 42
4.7.2. Chất lượng cây tái sinh --------------------------------------------------------------- 43
4.7.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao -------------------------------------------- 44
4.8. Độ tàn che của rừng --------------------------------------------------------------------- 46
4.9. Ứng dụng kết quả nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ----- 46

Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ----------------------------------- 48
5.1. Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------- 48
5.2. Tồn tại------------------------------------------------------------------------------------- 49
5.3. Kiến nghị --------------------------------------------------------------------------------- 50
* Tài liệu tham khảo -------------------------------------------------------------------------- 51
* Phụ biểu

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a, b, c

Các tham số phương trình

Cv%

Hệ số biến động (%)

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m (cm)

D1,3_tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm (cm)

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m lý thuyết (cm)


Dbd

Đường kính 1,3 m bình quân (cm)

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

Hdc

Chiều cao dưới cành (m)

H_tn

Chiều cao thực nghiệm (m)

H_lt

Chiều cao lý thuyết (m)

Log

Logarit thập phân (cơ số 10)

Ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

P_value


Mức ý nghĩa xác suất

Pa, Pb, Pc

Mức xác suất của các tham số phương trình a, b, c...

4.1

Số hiệu của bảng, hình theo chương

(4.1)

Số hiệu của hàm thử nghiệm

r

Hệ số tương quan

R

Hệ số biến động

S

Độ lệch tiêu chuẩn

Sk

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố


Sy/x

Sai số của phương trình hồi quy

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tổ thành loài thực vật tham gia kết cấu tầng cây gỗ trạng thái rừng IIB tại
khu vực nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 24
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) và các đặc trưng mẫu tại
khu vực nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 27
Bảng 4.3: Bảng so sánh các chỉ số thống kê các hàm thử nghiệm phân bố số cây
theo cấp đường kính (N/D1,3) --------------------------------------------------------------- 28
Bảng 4.4: Phân bố số cây thep cấp chiều cao (N/Hvn) của trạng thái rừng IIB và các
đặc trưng mẫu tại khu vực nghiên cứu ----------------------------------------------------- 32
Bảng 4.5: Bảng so sánh các chỉ số thống kê các hàm thử nghiệm phân bố số cây
theo cấp chiều cao (N/Hvn) ------------------------------------------------------------------ 33
Bảng 4.6: Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) của trạng thái rừng IIB
tại khu vực nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 37
Bảng 4.7: Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thử nghiệm quy luật tương
quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) -------------------------------------------- 39
Bảng 4.8: Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng của trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 42
Bảng 4.9: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của trạng thái rừng IIB tại khu vực
nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------- 43
Bảng 4.10: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 44


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài cây gỗ của trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------24
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) từ các
phương trình thử nghiệm ------------------------------------------------------------------28
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của
trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu----------------------------------------------30
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) từ các phương
trình thử nghiệm ----------------------------------------------------------------------------33
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của
trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu----------------------------------------------35
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) của
trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu----------------------------------------------37
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính
(Hvn/D1,3) của trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu ----------------------------40
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn tổ thành loài cây tái sinh của trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------42
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của trạng thái
rừng IIB tại khu vực nghiên cứu ----------------------------------------------------------45

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn
đến đời sống con người nói riêng và mọi sinh vật sống trên trái đất nói chung. Ở
nước ta, do đặc điểm của vị trí địa lí nên rừng tự nhiên chủ yếu là rừng kín thường
xanh chứa đựng nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, nó có vai trò quan
trọng đối với đời sống con người và môi trường. Đới với con người, rừng cung cấp
gỗ, củi, lâm sản, đáp ứng nhu cầu về kinh tế, tín ngưỡng ... Đối với môi trường,
rừng đóng vai trò như là lá phổi xanh của trái đất, giúp điều hòa khí hậu, hấp thụ
CO2 thải ra từ các hoạt động của con người và mọi sinh vật sống trên trái đất, có
chức năng lớn trong phòng hộ như: điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất chóng xói mòn,
giảm thiểu tác động của thiên tai như: bão lụt, lũ quét, hạn hán ...
Hiện nay, do nhu cầu về kinh tế và áp lực về dân số nên diện tích rừng ở
nước ta suy giảm nghiêm trọng, nguồn tài nguyên rừng cũng bị suy thoái do bị khai
thác quá mức, làm mất dần khả năng phòng hộ của rừng. Do đó, từ sau năm 1990,
Nhà nước đã chú đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng thông qua
các văn bản, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật đất đai, luật đa dạng sinh học ...
nghiêm cấm các hành vi săn bắt động vật rừng và khai thác lâm sản trái phép. Trong
những năm gần đây, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được những
thành tựu quan trọng: nhận thức về vai trò của rừng trong xã hội được nâng cao,
quan điểm đổi mới xã hội hóa về bảo vệ rừng được triển khai thực hiện bước đầu có
hiệu quả, hệ thống pháp luật về quản lý quy hoạch, quản lý bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn. Với chủ trương đổi mới
hiện nay, chế độ chính sách lâm nghiệp, giao khoán bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp,
bảo tồn thiên nhiên đã và đang được áp dụng phổ biến rộng rãi ở các tỉnh, địa

1


phương có rừng tự nhiên. Chính quyền các cấp đã quan tâm hơn trong đầu tư
nghiên cứu cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng thông qua các chương

trình, dự án bảo vệ phát triển rừng và an sinh xã hội đã góp phần tích cực cho công
tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Mặc dù vậy, tình hình vi phạm các quy định
của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản nhất là khai thác lâm sản trái
phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương rẫy vẫn diễn ra ở nhiều địa phương đặc
biệt là các tỉnh vùng Tây nguyên và vùng Đông Nam bộ mà nguyên nhân chủ yếu là
do đời sống của người dân sống ven rừng còn nhiều khó khăn, do công tác quản lý
sử dụng rừng và quy hoạch đất lâm nghiệp còn lỏng lẻo, chưa đánh giá đúng vai trò,
hiện trạng, cũng như trữ lượng của các khu rừng tự nhiên và do lạm dụng chính
sách chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trồng các cây công nghiệp như: cà phê, cao su,
điều ... mà rất nhiều diện tích đất rừng bị lấn chiếm.
Trước những hiện trạng nêu trên, muốn đảm bảo sự phát triển bền vững cho
nguồn tài nguyên rừng thì vấn đề khôi phục lại vốn rừng, nâng cao năng suất và
chất lượng rừng cần sự quan tâm đầu tư của chính quyền các cấp có liên quan đến
ngành lâm nghiệp, để có những phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản
lý sử dụng tài nguyên rừng và quản lý quy hoạch ngày càng hoàn thiện và có hiệu
quả hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Để làm những điều này, chúng ta cần
hiểu rõ quy luật phát triển của từng loại rừng ở mỗi địa phương, biết được tình hình
biến động của khu rừng, nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc rừng để đề xuất các
biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp là cơ sở góp phần vào công tác quản lý bảo vệ
và phát triển nguồn tài nguyên rừng theo hướng bền vững.
Xuất phát từ những quan điểm nêu trên, trong khuôn khổ của một khóa luận
tốt nghiệp cuối khóa. Được sự đồng ý và phân công của Bộ môn quản lý tài nguyên
rừng và được sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Minh Cảnh, đề tài “Tìm hiểu và
đánh giá một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIB thuộc kiểu
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại Nông lâm trường cao su Đồng Nai,
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 01 đến tháng 06 năm 2013.

2



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và đánh giá một số đặc điểm cơ ản
nhất về cấu rừng tại trạng thái IIB tại tiểu khu 192 thuộc Nông lâm trường cao su
Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh phù hợp góp phần cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng,
quản lý quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên rừng theo hướng tích cực.
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do trình độ còn hạn chế và
thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của cấu trúc rừng
trạng thái IIB thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại tiểu khu 192
thuộc Nông Lâm trường Cao su Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Những nội dung đề tài tập trung nghiên cứu bao gồm: Cấu trúc tổ thành loài
thực vật, độ hỗn giao của rừng, phân bố % số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3),
phân bố % số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (N% Hvn), phân bố trữ lượng theo
cấp đường kính (M/D1,3), quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính
(H/D1,3), phân bố lớp cây tái sinh, độ tàn che của rừng.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc điều tra, khảo sát, thu thập số liệu để
thực hiện đề tài, tuy nhiênbên cạnh những kết quả đạt được đề tài sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa thể phản ánh bao
quát hết đặc điểm cấu trúc rừng. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô, bạn bè cùng chuyên môn để đề tài được hoàn thiện hơn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần

xã thực vật rừng theo không gian và thời gian. Trên Thế giới đã có nhiều công trình
khoa học của các tác giả với những phương hướng, phương pháp khác nhau khi
nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học và lý luận phục
vụ cho công tác kinh doanh rừng một cách hợp lý và có hiệu quả.
Theo P.W. Richards (1939), cấu trúc có nghĩa là phân bố của cây theo chiều
thẳng đứng. Theo Meyer (1952), Rollet (1969) cấu trúc dùng để chỉ rõ sự phân bố cây
gỗ theo các cấp kính hoặc phân bố tiết diện ngang thân cây theo cấp kính. Theo Golley
và cộng tác viên (1969), cấu trúc cấu trúc là phân bố sinh khối gỗ, thân, rễ, lá ...
Catinot (1965) đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẩu đồ rừng
khi nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo
các khái niệm dạng sống, tầng phiến ...
(dẫn theo Nguyễn Trọng Dũng, 2009)
Asmann (1968) định nghĩa: “Một lâm phần hay rừng cây là tông thể các cây
cùng sinh trưởng và phát triển trên cùng một diện tích, tạo thành một điều kiện hoàn
cảnh nhất định và có cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong khác biệt với các diện
tích rừng khác ...”. Như vậy, một lâm phần hay rừng cây trên một diện tích đất sẽ
hình thành khi nó có đủ số lượng cá thể cây, tạo nên một tầng tán cũng như một mật
độ tàn che và những điều kiện hoàn cảnh nhất định nào đó.
Theo T.A. Rabotnov (1978), cấu trúc quần xã thực vật là đặc điểm phân bố
của các cơ quan, các thành phần tạo nên quần xã trong không gian và thời gian.
Tùy theo mục đích mà các tác giả nghiên cứu các quy luật cấu trúc lâm phần
theo các phương pháp khác nhau.

4


Schiffel là tác giả đầu tiên nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cấp
đường kính trung bình trong lâm phần rừng cây lá rộng và kết quả là biểu hiện của
chúng theo phân bố giảm của số cây và theo cấp độ dày.
Giáo sư A.V.Tiurin (1945) đưa ra tương quan số cây theo cấp đường kính từ

nhỏ đến lớn và cũng chỉ ra được sự phân bố đó là ổn định trong lâm phần và ông
còn chỉ ra rằng, nó không phụ thuộc vào loài cây, cấp lập địa và độ dày của lâm
phần. Phân bố số cây theo độ dày như vậy chỉ phụ thuộc vào đường kính trung bình
của lâm phần.
Giáo sư N.V. Tretiakov đã đi đến kết luận, quy luật cấu trúc của những phần
tử rừng thường xuyên mang những đặc điểm đặc trưng hiện tại, không phụ thuộc
vào tuổi rừng, loài cây, điều kiện sinh trưởng và thậm chí điều này cũng đúng đối
với lâm phần phức hợp và hỗn loài.
(dẫn nguồn Hồ Thanh Thuận, 2011)
Prodan (1951) đã nghiên cứu quy luật phân bố và cho thấy chủ yếu là phân
bố đường kính có liên hệ với giai đoạn phát dục của lâm phần và biện pháp kinh
doanh. Theo Prodan, sự phân bố số cây theo cấp kính có giá trị tiêu biểu nhất cho
lâm phần, phản ánh được cấu trúc lâm sinh của lâm phần. Những quy luật mà ông
xác định ở rừng tự nhiên được chấp nhận và được kiểm chứng ở nhiều nơi trên thế
giới. Đó là quy luật phân bố đường kính của rừng tự nhiên có dạng 1 đỉnh lệch trái,
số cây rất nhiều ở các cấp đường kính nhỏ do bởi có nhiều loài cây, có nhiều thế hệ
tồn tại. Song các cỡ kính lớn chỉ có một vài loài nhất định do bởi đặc tính sinh học
hay do vị trí thuận lợi trong rừng nên chúng có khả năng tồn tại và phát triển. Về
phân bố chiều cao, rừng tự nhiên có dạng phân bố nhiều đỉnh, rừng có nhiều thế hệ
hay do các biện pháp chặt chọn không quy tắc nên phân bố chiều cao của rừng
thường có nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong nhiều đỉnh là phân bố giảm đặc
trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi.
(dẫn nguồn Nguyễn Cao Cường, 2007)
Để mô tả cấu trúc ngoại mạo và thành phần loài cây, sử dụng phương pháp
biểu đồ trắc diện của P.W. Richards. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của
rừng do David và Richards đề ra từ năm 1933 – 1934 khi nghiên cứu thảm thực vật
5


ở Moraballi của Guyana thuộc nước Anh đến nay vẫn là phương pháp hiệu quả khi

nghiên cứu cấu trúc tầng rừng. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ minh họa
được sự sắp xếp theo chiều thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích nhất
định. Cusen (1951), đã khắc phục nhược điểm trên bằng cách vẽ một số dải kề bên
nhau và đưa lại về hình tượng không gian ba chiều.
(dẫn theo Nguyễn Trọng Dũng, 2009).
Về phương pháp điều tra, nghiên cứu thảm thực vật mà V.N. Xucasov thực
hiện trong thời gian nghiên cứu ở Trung Quốc (1957 – 1958) là sử dụng ô nghiên
cứu loại nhỏ (10 m x 10 m), khi sơ thám ngoài thực địa và những khu tiêu chuẩn
(20 m x 20 m); (33 m x 33 m); (70 m x 70 m) cho đến 1 ha trong điều tra chi tiết,
tùy theo thành phần đơn giản hay phức tạp của quần thể thực vật rừng. Tuy nhiên,
kiểu rừng nhiệt đới rất phức tạp nên phương pháp điều tra lâm phần của
V.N.Xucasov đã trở nên khó áp dụng, đặc biệt là rất khó phân biệt được rõ ràng
những quần hợp thực vật trong rừng nhiệt đới ẩm.
Bên cạnh đó, phương pháp điều tra trong rừng nhiệt đới ẩm ở Brasil của Cain
và Castro (1960) trên nhiều khu tiêu chuẩn cũng gặp khó khăn trong khi áp dụng
vào rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc chọn những khu
tiêu chuẩn rộng 2 ha, bởi vì với diện tích lớn như vậy thì không có sự đồng nhất về
địa hình, thổ nhưỡng và thảm thực vật.
(dẫn nguồn Vũ Thị Thuận, 2004)
Nghiên cứu quá trình tái sinh là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong quá
trình nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng.
Theo Richards (1952), các loài cây tái sinh tự nhiên có một thời gian ức chế
kéo dài, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng, nếu đạt tới chiều cao 2 m thì có khả
năng tồn tại và tham gia vào quần thể rừng.
Khi nghiên cứu tái sinh của rừng tự nhiên nhiệt đới, G.Van steenis (1956)
cũng nhận định: tái sinh của rừng mưa nhiệt đới là gần như quanh năm, còn các nhà
nghiên cứu khác như I.T.Haig và M.A.Huber (1956) thì cho rằng tái sinh tự nhiên
được xem là căn bản nhất trong quá trình cải thiện tình hình rừng.
(dẫn nguồn Nguyễn Thị Thoa, 2003)
6



Các tác giả F. X. Schumarcher và T. X. Coil (1960) đã sử dụng hàm Weibull
để mô hình hóa cấu trúc đường kính loài. Bên cạnh đó các hàm Meyer, Hyperbol,
hàm mũ, Pearson, Poisson … cũng đã được nhiều tác giả sử dụng để mô hình hóa
cấu trúc rừng (dẫn theo Nguyễn Công Hoan, 2008).
Baur G.N (1964) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học, trong đó
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về lâm sinh áp dụng
cho rừng mưa tự nhiên. Theo Baur G.N: “Mục tiêu xử lý là nhằm cải thiện rừng
nguyên sinh vốn thường hỗn loài và không đồng tuổi bằng cách loại bỏ những cây
quá thành thục và vô dụng để lại không gian thuận tiện cho cây còn lại sinh trưởng
hoặc giải phóng những cây tái sinh đang ở trạng thái ngủ để thay thế cho những cây
lấy ra khỏi rừng trong quá trình khai thác hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng rừng”. Từ đó
tác giả kết luận các nguyên lý xử lý lâm sinh cho từng đối tượng rừng (Richards
P.W, 1968. Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch).
Nghiên cứu của Odum (1971), Geogre Baur về sinh thái rừng mưa nhiệt đới .
Các tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa rừng và các yếu tố hoàn cảnh của rừng . Hệ sinh
thái rừng mưa rất phức tạp , ngoài việc tuân theo quy luật vận động chung nhất , bản
thân từng nhân tố lại vận động theo quy luật riêng . Tác giả cho thấy , muốn ổn định
hệ sinh thái rừng phải nhất thiết nắm vững các quy luật vận động của nó , biết cách
điều tiết hài hòa mối quan hệ trong sự phức tạp đó (dẫn theo Vũ Thị Thuận, 2004).
Theo Wenk (1995), nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình rừng
nhằm mục đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng rừng qua các quy luật
phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn Hvn (cấu trúc đứng), theo đường kính D1,3,
theo tổng diện ngang G (cấu trúc ngang) ... mà còn có thể xác định chính xác kích
thước bình quân lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch rừng.
(dẫn nguồn Giang Văn Thắng, 2006)
Việc nghiên cứu định lượng các đặc điểm cấu trúc rừng đã được nhiều tác
giả trên thế giới quan tâm trong quá trình nghiên cứu hệ sinh thái rừng tự nhiên, kể
cả các hệ sinh thái rừng tự nhiên vùng nhiệt đới.


7


2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên được nhiều tác giả
trong và ngoài nước đề cập tới từ những năm đầu thế kỷ XX nhằm đưa ra giải pháp
lâm sinh phù hợp. Trên lĩnh vực này, đã có nhiều đóng góp của nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về điều tra rừng như: Thái Văn Trừng, Lê Viết Lộc, Trần Ngũ Phương,
Đồng Sĩ Hiền, Nguyễn Ngọc Lung,... và một số tác giả khác.
Theo Thái Văn Trừng (1970 – 1978), trước năm 1954 hầu như chỉ có người
Pháp thực hiện các nghiên cứu về rừng ở Đông Dương. Trong đó đáng kể nhất là
những nghiên cứu của Paul Maurand (1943) – tác giả cuốn “Lâm nghiệp Đông
Dương”; Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil (1952) – tác giả cuốn “Những quần
thể thực vật thưa Nam Đông Dương”. Sau năm 1954, rừng nước ta được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm, nhưng những công trình nghiên cứu
về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới vẫn còn ít.
(dẫn nguồn Lê Tiến Trung, 2009)
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978), khi nghiên cứu về kiểu rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta đã đưa ra cấu trúc tầng như: Tầng vượt tán, tầng
ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Tác giả vận dụng và
có sự bổ sung cải tiến phương pháp biểu đồ mặt cắt của David Richads, trong đó
tầng cây bụi và thảm tươi được phóng vớ tỉ lệ lớn hơn. Ngoài ra, tác giả còn dựa
vào bốn tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là: dạng
sống ưu thế của những thực vật tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh
thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá. Dựa vào đó tác giả chia thực
vật Việt Nam thành 14 kiểu.
Năm 1964, Lê Viết Lộc trong cuốn “Bước đầu điều tra thảm thực vật trong
khu rừng nguyên sinh Cúc Phương”, ông cùng các cộng tác viên nghiên cứu sơ bộ
trong khi điều tra các loại hình ưu thế, trong loại hình này ông đã dùng một số chỉ

tiêu khác ngoài số lượng cá thể tính sinh khối trên diện tích điều tra như chiều cao,
tiết diện ngang,... để tính độ ưu thế loài. Ông là người đề ra một số tiêu chuẩn và chỉ
tiêu để phân biệt “loại hình ưu thế” trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới ở rừng quốc gia Cúc Phương.
8


Trần Ngũ Phương (1965, 1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình
hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 – 1965, nhân tố cấu trúc đầu tiên mà tác
giả nghiên cứu là tổ thành loài và thông qua đó một số quy luật phát triển của hệ
sinh thái rừng đã được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Đồng Sĩ Hiền (1974), trong công trình nghiên cứu “Lập biểu thể tích và biểu
độ thon cây đứng rừng Việt Nam”, tác giả đã đi sâu vào các quy luật phân bố số cây
theo chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3), là cơ sở cho việc xây dựng biểu thể tích
một, hai hoặc ba nhân tố. Kết quả nghiên cứu rừng của ông cũng rất phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Prodan (1952), đó là cấu trúc đứng của rừng tự nhiên Việt Nam
đặc trưng bởi phân bố nhiều đỉnh về chiều cao và phân bố giảm một đỉnh lệch trái
về đường kính.
Nguyễn Văn Trương (1983) khi nghiên cứu cấu trúc rừng gỗ hỗn loài đã xem
xét sự phân tầng theo hướng định lượng , phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ
giới. Theo tác giả , khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung xác
định thành phần loài cây , tìm hiểu về cấu trúc của từng loại rừng , cấu trúc đường
kính qua phân bố số cây và tổng diện ngang trên mặt đất , cấu trúc nhóm loài cây ,
tình hình tái sinh và diễn thế của rừng ,… từ đó mới có nh ững kết luận logic cho
những biện pháp xử lý rừng có khoa học và hiệu quả , vừa cung cấp được lâm sản ,
vừa nuôi dưỡng và tái sinh rừng (dẫn theo Huỳnh Văn Hoàng, 2009).
Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố
khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào
nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng. Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull để

mô phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp ở Đăklăk. Lê Sáu (1995) đã sử dụng
hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu vực
Kon Hà Nừng, Tây Nguyên (dẫn theo Lương Thị Thanh Huyền, 2009).
Năm 1983 – 1986, Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố đã nghiên cứu cấu
trúc rừng thông ba lá ở Lâm Đồng, tác giả đã tổng kết các quy luật khí hậu vùng
thông ba lá và đã xây dựng bảng phân hạng đất trồng rừng. Về mặt cấu trúc rừng
thông ba lá, tác giả đã sơ kết trên những cơ sở tài liệu lớn, đo đạc trên những ô tiêu
9


chuẩn có kích thước khác nhau đều thấy sự phân bố cây theo cỡ kính, chiều cao,
theo tuổi và trong không gian, đồng thời xây dựng các phân bố đỉnh cho số cây theo
cấp cỡ kính. Quy luật chỉ tồn tại một tầng phiến, tiêu chuẩn cho những lâm phần
đều tuổi. Quy luật phân bố thành đám trên mặt đất theo kiểu mọc cách. Đặc điểm
này có liên quan đến các quy luật khai thác, tái sinh và điều chỉnh lại mật độ trong
nuôi dưỡng rừng nhằm nâng cao năng suất trong tương lai.
Trần Văn Con (1990), đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng cấu trúc số
cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của rừng khộp và cho rằng khi rừng còn non thì
phân bố dạng giảm và khi rừng càng lớn thì càng có xu thế chuyển sang xu thế đỉnh
và lệch dần từ trái sang phải. Đó là sự biến thiên có lợi hoặc không có lợi cho quá
trình tái sinh.
Ngoài ra, còn có các đề tài thạc sĩ, kĩ sư chuyên ngành lâm nghiệp của
Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và có đề cập đến cấu
trúc rừng như:
- Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc rừng IIIA2 tại Ban quản lý rừng phòng
hộ Sông Quao – tỉnh Bình Thuận làm cơ sở đề xuất các giải pháp tác động để phát
triển rừng theo hướng bền vững của Nguyễn Hữu Danh (2002)
- Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng tự nhiên hỗn loài
trạng thái IIB tại Khu Dự trữ Thiên nhiên Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai của Nguyễn Cao Cường (2007)

- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái phục hồi tại
lâm trường Ba Tô tỉnh Quảng Ngải làm cơ sở đề xuất một số biện pháp quản lý và
kinh doanh rừng của Nguyễn Văn Việt (2007)
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài trạng thái rừng
IIIA2 tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước của Lã Văn Khơi (2010)
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên trên thế
giới và cả ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Nhiều công trình nghiên cứu cấu trúc
rừng cho đến ngày nay vẫn được áp dụng rộng rãi vào thực tế và ngày càng có
nhiều công trình đã và đang góp phần to lớn cho việc xây dựng mô hình lâm sinh
đạt hiệu quả sản xuất cao. Hiện nay các công trình nghiên cứu của các tác giả có xu
10


hướng nghiên cứu càng ngày chuyển từ định tính sang định lượng, thiên về lý
thuyết sang áp dụng thực tế, qua đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh phù hợp nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng một cách bền vững.

11


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Nông lâm trường Cao su Đồng Nai trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su
Phú Riềng được thành lập ngày 08/01/2009 theo quyết định số 06/QĐ-HĐQTCSVN
của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, trên cơ sở tiếp nhận
nguyên trạng Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước.

- Nông lâm trường Cao su Đồng Nai nằm trên địa bàn các xã Phú Sơn, Thọ
Sơn, Đồng Nai thuộc huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, có tọa độ địa lý như sau:
+ Từ 11o42’30” đến 11o53’25” vĩ độ Bắc
+ Từ 107o15’00” đến 107o25’30” kinh độ Đông
- Phạm vi ranh giới:
+ Phía Bắc giáp: tỉnh Đăk Nông
+ Phía Nam giáp: tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Đông giáp: tỉnh Đăk Nông và tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Tây giáp: xã Phú Sơn và xã Thọ Sơn
3.1.1.1. Địa hình
Nông Lâm trường Cao su Đồng Nai thuộc vùng địa mạo “cao nguyên Bà Rá”
(Theo bản đồ phân vùng địa mạo Việt Nam 1/1.000.000 – Tổng cục Địa chất; năm
1979; chủ biên: TS. Lê Đức An). Đặc điểm địa mạo đơn giản, hình thái sơn văn cao
nguyên bazan chiếm toàn bộ diện tích Nông lâm trường Cao su Đồng Nai.
Dạng địa hình chủ yếu trong địa bàn là đồi cao: có độ cao từ 200 m – 300 m,
độ chia cắt địa hình trung bình < 50 m.
12


Dạng địa hình trũng: nằm xen giữa các dạng địa hình đồi, dạng địa hình này
phân bố rải rác ở nhiều nơi và có diện tích không đáng kể. Địa hình tương đối bằng
phẳng chiếm hơn 50%.
Theo kết quả quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại Nông lâm trường Cao su
Đồng Nai do Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ thực hiện, diện tích đất
trong lâm phận là 5.756 ha, trong đó: diện tích có độ dốc cấp I (< 8o) là 3,249,8 ha;
độ dốc cấp II (8o – 15o) có 1.787,9 ha; độ dốc cấp III (16o – 18o) có 612,6 ha; độ dốc
cấp IV (18o – 35o) có 105,7 ha.
3.1.1.2. Khí hậu – Thủy văn
- Khí hậu – thời tiết:
Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao

đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Khí hậu huyện Bù Đăng nói
chung và Nông lâm trường Cao su Đồng Nai nói riêng mang đặc thù của khí hậu
nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau:
+ Khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan
hệ tương tác với các cảnh quan địa hình.
+ Nhiệt độ bình quân trong năm khoảng 26,2oC. Nhiệt độ trung bình tối cao
không quá 28oC và nhiệt độ bình quân tối thấp không dưới 24oC.
+ Tổng giờ nắng trong năm trung bình là 2.474 giờ. Số giờ nắng bình quân
trong ngày là 66,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng dài nhất trong tháng là 261 giờ và ngắn
nhất là 137 giờ.
+ Lượng mưa bình quân trong năm tương đối cao (2.700 mm), nhưng phân
hóa theo mùa tạo nên hai mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11
đến tháng 04 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa
cả năm. Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 05 đến tháng 11, lượng mưa
chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm.
+ Lượng bốc hơi bình quân năm: 1.157 mm
+ Độ ẩm không khí bình quân năm: 80,1%
(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng – Phân viện Quy
hoạch và thiết kế nông nghiệp).
13


×