Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI HỒNG QUẢ DỨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.82 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN
GÂY BỆNH THỐI HỒNG QUẢ DỨA

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2009 – 2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TƯ THỊ THU

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013


1

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN
GÂY BỆNH THỐI HỒNG QUẢ DƢ́A

Tác giả
TƢ THỊ THU

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giảng viên và cán bộ hướng dẫn
TS. VÕ THỊ THU OANH
ThS. ĐẶNG THỊ KIM UYÊN



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013


2

LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính khắc ghi công ơn nuôi dạy của cha mẹ đã cho con có được như
ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn:
TS. Võ Thị Thu Oanh và ThS. Đặng Thị Kim Uyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và quý thầy cô trong khoa đã chỉ dạy tôi trong suốt
quá trình học tại trường.
Lãnh đạo Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, các anh chị trong viện, đặc biệt là các anh
chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi
trong thời gian thực hiện đề tài.
Những người bạn đã chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong học tập
cũng như trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối lời tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô Ban Giám Hiệu cùng tất cả quý Thầy, Cô
Phòng, Khoa cùng ban lãnh đạo Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, các anh chị trong bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật được nhiều sức khoẻ.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013
Sinh viên
Tư Thị Thu


3


TÓM TẮT
TƢ THỊ THU, Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm
2013.
Nghiên cứu phân lập và xác định tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa
Giảng viên và cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Thị Thu Oanh, ThS. Đặng Thị Kim Uyên.
Thời gian thực hiện: từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013.
Mục đích: phân lập được tác nhân gây bệnh hồng quả dứa và nắm được một số đặc điểm
hình thái và sinh học của tác nhân gây bệnh hồng quả dứa.
Đề tài được thực hiện tại: bộ môn Bảo vê ̣ thực vâ ̣t - Viê ̣n Cây Ăn Quả Miề n Nam.
Nội dung thực hiện:
- Xác định và kiểm chứng tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa.
- Xác định khoảng môi trường, pH, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác
nhân gây bệnh.
- Xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
Kết quả thực hiện:
Qua tần số xuất hiện cao khi phân tích mẫu bệnh trong phòng thí nghiệm, kết quả
chủng tác nhân gây bệnh trở lại cây theo quy tắc Koch trên quả trong phòng và ngoài
đồng và quan sát hình thái bằng kính hiển vi đã đưa đến kết luận vi khuẩn Pantoea sp. là
tác nhân chính gây bệnh thối hồng quả dứa.
Các thí nghiệm trong phòng cho thấy môi trường thích hợp để nuôi cấy vi khuẩn
Pantoea sp. là YDC6. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn
Pantoea sp. là 25 0C – 30 0C. Khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn
Pantoea sp. là 5,0 – 6,0.
Kết quả đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với tác nhân gây bệnh thối
hồng quả dứa cho thấy 3 loại thuốc Poner 40B, Staner 20WP và Avalon 8WP có hiệu lực
hơn hẳn các loại thuốc còn lại trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn Pantoea sp..



4

MỤC LỤC
TRANG TỰA .............................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................. 2
TÓM TẮT .................................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................. 4
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ 8
DANH SÁCH CÁC HÌNH......................................................................................... 9
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... 10
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 11
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 11
1.2 Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu .................................................................... 12
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................... 12
1.2.2 Yêu cầu của nghiên cứu .................................................................................... 12
1.3 Giới ha ̣n đề tài ..................................................................................................... 12
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 13
2.1 Nguồn gốc và phân loại cây dứa .......................................................................... 13
2.1.1 Nguồn gốc ........................................................................................................ 13
2.1.2 Phân loại ........................................................................................................... 13
2.2 Tình hình sản xuất dứa ở trong và ngoài nước ...................................................... 14
2.2.1 Trong nước ....................................................................................................... 14
2.2.2 Ngoài nước ....................................................................................................... 15
2.3 Đặc tính thực vật học ........................................................................................... 15
2.3.1 Rễ ..................................................................................................................... 15
2.3.2 Thân.................................................................................................................. 15
2.3.3 Lá ..................................................................................................................... 16
2.3.4 Hoa ................................................................................................................... 16
2.3.5 Quả ................................................................................................................... 16
2.3.6 Hạt .................................................................................................................... 17

2.3.7 Chồ i .................................................................................................................. 17


5
2.3.8 Nhân giống dứa ................................................................................................. 17
2.4 Các yêu cầu ngoại cảnh ........................................................................................ 19
2.4.1 Nhiê ̣t đô ............................................................................................................
19
̣
2.4.2 Nước ................................................................................................................. 19
2.4.3 Ánh sáng ........................................................................................................... 19
2.4.4 Đất đai .............................................................................................................. 20
2.5 Sâu bê ̣nh .............................................................................................................. 20
2.5.1 Bê ̣nh thố i quả, thố i gố c chồ i .............................................................................. 20
2.5.2 Thố i đo ̣t và thố i rễ............................................................................................. 21
2.5.3 Bê ̣nh thố i nhũn quả .......................................................................................... 21
2.5.4 Bê ̣nh đỏ đầ u lá dứa (Wilt) ................................................................................. 21
2.5.5 Tuyế n trùng....................................................................................................... 22
2.5.6 Rê ̣p sáp ............................................................................................................. 22
2.6 Đặc điểm của bệnh thối hồng quả dứa .................................................................. 23
2.6.1 Tác nhân gây bệnh ............................................................................................ 23
2.6.2 Đặc điểm loài Pantoea citrea ............................................................................ 23
2.6.3 Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh ................................................................... 23
2.6.4 Triê ̣u chứng bê ̣nh hồ ng quả dứa ........................................................................ 24
2.6.5 Biê ̣n pháp phòng trừ .......................................................................................... 24
2.6.6 Một số nghiên cứu liên quan ............................................................................. 24
2.7 Đặc điểm một số loại thuốc làm trong thí nghiệm ................................................ 24
2.7.1 New Kasuran 16.6WP ....................................................................................... 24
2.7.2 Starner 20WP .................................................................................................... 25
2.7.3 Avalon 8WP ..................................................................................................... 26

2.7.4 Poner 40B ......................................................................................................... 27
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 28
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 28
3.1.1 Thời gian thực hiê ̣n ........................................................................................... 28
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.1.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.2 Vâ ̣t liê ̣u, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu. .............................................................. 28


6
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 29
3.3.1 Thu thập và phân lâ ̣p tác nhân gây bê ̣nh hồ ng quả dứa ...................................... 29
3.3.1.1 Phương pháp thu thập mẫu ............................................................................. 29
3.3.1.2 Phân lập tác nhân gây bệnh ............................................................................ 29
3.3.1.3 Thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh theo Qui trình Kock’s (Koch’s
postulate) ................................................................................................................... 32
3.3.3 Ảnh hưởng các mức nhiệt độ khác nhau đến sự sinh trưởng của vi khuẩn trong
điề u kiê ̣n phòng thí nghiê ̣m. ....................................................................................... 35
3.3.4 Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện phòng thí
nghiê ̣m ....................................................................................................................... 36
3.4 Xử lý số liệu ........................................................................................................ 37
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 38
4.1 Kết quả thu thập và phân lập tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa. ..................... 38
4.2 Kết quả bước đầu kiểm chứng tác nhân gây bệnh theo Qui trình Kock’s .............. 38
4.2.1 Khảo sát các dòng vi khuẩn phân lập được đối với quả ở giai đoạn sau thu hoạch
ở điều kiện phòng thí nghiệm ..................................................................................... 38
4.2.2 Chủng các dòng vi khuẩn phân lập được ở giai đoạn hoa vừa nở ở điều kiện
ngoài đồng ................................................................................................................. 40
4.3 Kết quả thí nghiệm xác môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn
Pantoea sp. ................................................................................................................ 41

4.4 Kết quả xác định nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp. ở
điều kiện phòng thí nghiệm ........................................................................................ 43
4.5 Kết quả thí nghiệm xác pH thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp. 44
4.6 Kết quả thí nghiệm xác định hiệu lực và hiệu quả một số loại thuốc hóa học phòng
trị vi khuẩn gây bệnh cây trồng đối với sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp. ở điều
kiện phòng thí nghiệm ............................................................................................... 45
4.6.1 Kết quả thí nghiệm xác định hiệu lực một số loại thuốc hóa học đối với vi khuẩn
Pantoea sp. ................................................................................................................ 45
4.6.2 Kết quả thí nghiệm xác định hiệu quả một số loại thuốc phòng trị vi khuẩn gây
bệnh cây trồng đối với sự sinh trưởng của vi khuẩn Pantoea sp. ở điều kiện phòng thí
nghiệm ....................................................................................................................... 46


7
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 48
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 49
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 51


8

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng quy ước tên các mẫu vi khuẩn và nguồn gốc thu thập ....................... 32
Bảng 3.2: Qui ước nghiệm thức trong thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh ở
điều kiện ngoài đồng .................................................................................................. 34
Bảng 3.3: Qui ước nghiệm thức cho thí nghiệm thuốc hóa học trong phòng .............. 37
Bảng 4.1: Tần số xuất hiện (%) của các vi khuẩn, nấm bệnh sau khi cấy mẫu từ quả bị
bệnh ........................................................................................................................... 38

Bảng 4.2: Kết quả thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa theo
quy tắc Koch ở điều kiện phòng thí nghiệm thời điểm 10 ngày sau khi chủng............ 39
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát các dòng vi khuẩn phân lập được giai đoạn hoa vừa nở ở
điều kiện ngoài đồng .................................................................................................. 40
Bảng 4.4: Số lượng khuẩn lạc vi khuẩn Pantoea sp. ở trên các loại môi trường khác
nhau ở các thời điểm .................................................................................................. 42
Bảng 4.5: Số lượng khuẩn lạc vi khuẩn Pantoea sp. ở các mức nhiệt độ tại các thời
điểm theo dõi ............................................................................................................. 43
Bảng 4.6: Bảng số khuẩn lạc vi khuẩn Pantoea sp. ở các mức pH khác nhau tại các
thời điểm theo dõi ...................................................................................................... 44
Bảng 4.7: Số lượng khuẩn lạc của vi khuẩn Pantoea sp. ............................................ 45
Bảng 4.8: Hiệu quả thuốc (%) ở thí nghiệm thuốc trong phòng ................................. 46


9

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình3.1: Triệu chứng bị thối hồng quả dứa thu thập được ......................................... 31
Hình 4.1: 2 dòng vi khuẩn DU08 (a) và DU012 (b) qua nhuộm Gram ....................... 39
Hình 4.2: Hình thái vi khuẩn Pantoea sp. gây bệnh thối hồng quả dứa ...................... 41
Hình 4.3: Ảnh hưởng của các loại môi trường đến sự sinh trưởng của vi khuẩn
Pantoea sp. ở các thời điểm 24, 48, 72 giờ sau chủng ................................................ 41


10

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: bảo vệ thực vật
CS: cộng sự
CSB: chỉ số bệnh – mức độ gây hại

CT: cải tiến
CV: Coefficient of Variation – độ lệch tiêu chuẩn tương đối
CFU: Colony Forming Unit
ĐC: đối chứng
MT: môi trường
NT: nghiệm thức
LSD: Least Significant Difference Test
PDA: Potato Dextro Agar
TLB: tỉ lệ bệnh
YDC6: Yeast Extract Dextrose
FAO: Food and Agriculture Organization


11

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Dứa là loại cây ăn quả nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cao , đươ ̣c tiêu thu ̣ rô ̣ng raĩ
trên thi ̣trường thế giới . Trong một quả dứa chứa: 80 - 85 % nước, 12 - 15 % đường,
0,4 % protein, 0,5 % tro (chủ yếu là Kali), 0,1 % chất béo, một ít chất sợi và vài loại
vitamin (chủ yếu là C và A), đặc biệt nước dứa chứa men Bromelin có tác dụng phân
hủy Protein làm kích thích tiêu hóa. Cây dứa được trồng để lấy quả chủ yếu dùng để
ăn tươi, chế biến xuất khẩu và lấy thân lá.
Tại Việt Nam, do cây dứa rấ t dễ tin
́ h , phù hợp với yêu cầu về điều kiện đất đai ,
chăm sóc dễ dàng, ít tốn công phòng trừ sâu bệnh so với c ác cây trồng khác , vừa phù
hơ ̣p với yêu cầ u về đă ̣c điể m tự nhiên – xã hội, viê ̣c phát triể n kinh tế vườn mà thành
phầ n chủ yế u là cây ăn quả chiế m vi ̣trí quan tro ̣ng . Vì vậy, diê ̣n tić h trồ ng dứa ngày
càng được mở rộn g diê ̣n tích năm 2006 khoảng 26.000 ha đế n năm 2011 tăng lên

khoảng 38.854 ha (FAO).
Song song với viê ̣c mở rô ̣ng diê ̣n tić h và gia tăng sản lươ ̣ng thì bê ̣nh ha ̣i trên dứa
cũng tăng mạnh . Đặc biệt gần đây , bê ̣nh hồ ng quả dứa (Pink Disease of Pineapple)
xuấ t hiê ̣n không có dấu hiệu nhận biết bên ngoài, chỉ được phát hiện sau quá trình làm
nóng cần thiết trong quy trình đóng hộp: những lát dứa trở nên có màu hồng hoặc màu
nâu gỉ sắt sau quá trình nung nóng. Gây ảnh hưởng đế n chấ t lươ ̣ng dứa , gây thiê ̣t ha ̣i
cho ngành công nghiê ̣p chế biế n đồ hô ̣p và xuấ t khẩ u ở nước ta

. Bệnh hồng quả dứa

ban đầu được mô tả vào năm 1915 tại Hawaii, sau đó đươ ̣c tìm thấ y ở Ú c và Philipine .
Tác nhân gây ra bệnh hồng quả dứa vẫn còn mơ hồ và chưa được hiểu rõ bản chất của
sự hình thành màu của các mô quả dứa. Do tính chất phức tạ p của vấ n đề và để tìm ra
biê ̣n pháp phòng trừ bê ̣nh cầ n làm rõ tác nhân gây bê ̣nh . Vì thế chúng tôi thực hiện đề
tài: “ Nghiên cứu phân lập và xác định tác nhân gây bệnh thối hồng quả dứa”.


12
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu
- Phân lập được tác nhân gây bệnh hồng quả dứa.
- Nắm được một số đặc điểm hình thái và sinh học của tác nhân gây bệnh hồng
quả dứa.
1.2.2 Yêu cầu của nghiên cứu
- Phân lập và định danh được các nấm, hoặc vi khuẩn gây bệnh trên quả dứa từ
ngoài đồng đưa vào phòng thí nghiệm.
- Nuôi cấy, làm thuần, tăng sinh khối, xác định tác nhân gây bệnh và kiểm chứng
trở lại tác nhân gây bệnh.
- Xác định môi trường nuôi cấy, khoảng pH và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh
trưởng của tác nhân gây bệnh qua thí nghiệm trong đĩa petri ở điều kiện phòng thí

nghiệm.
- Xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh thối hồng quả dứa
trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.3 Giới ha ̣n đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2013 đến 07/2013.
Do thời gian làm đề tài có hạn nên việc phân lập tác nhân gây bệnh chỉ giới hạn ở
các tác nhân là vi khuẩn gây bệnh và các nghiên cứu sau đó cũng chỉ tiến hành đối với
tác nhân gây bệnh chính.


13

Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Nguồn gốc và phân loại cây dứa
2.1.1 Nguồn gốc
Cây dứa có nguồn gốc từ Nam Mỹ vào năm 1493 khi ông Christophe Colomb và
đồng đội là những người Châu Âu đầu tiên tìm thấy và ăn thử quả dứa khi vào đảo
Guadeloupe trong Thái Bình Dương. Người ta ước đoán vào cuối thế kỷ 17 cây dứa đã
được phát tán đến khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Cây dứa được trồng chủ yếu ở
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Đường Hồng Dật, 2003).
2.1.2 Phân loại
Giới: Plantae. Bộ: Poales. Họ Bromeliaceae. Chi Ananas. Tên khoa học Ananas
comosus (L.) Merr.. Tên tiếng anh Pineapple.
Các giống dứa đang được trồng hiện nay thuộc loài Ananas comosus (linn.)
merr, các loài khác chỉ có giá trị trong việc lai giống. Loài Ananas comosus được chia
làm 7 nhóm trong đó có 3 nhóm chính là: nhóm dứa Cayen, nhóm dứa Queen (Hoàng
hậu) và nhóm dứa Spanish (Tây Ban Nha).
- Nhóm dứa Cayen: lá dài, gần như không có gai, chỉ có một ít gai ở chóp lá. Lá
có phiến dày, lòng phiến lá sâu, có thể dài hơn 100 cm. Hoa có màu xanh nhạt, hơi đỏ.

Cho ít chồi, chăm sóc kém có thể không có chồi cuống. Quả hình trụ, mắt nông. Trọng
lượng quả trung bình 1,2 – 2,0 kg. Khi chưa chín quả có màu xanh đen, sau đó chuyển
dần sang màu đỏ lúc chín vỏ màu vàng da cam. Qủa nhiều nước, mềm, ít xơ, vị ngọt,
hơi chua. Mẫn cảm với triệu chứng héo khô đầu lá (Wilt).
- Nhóm Queen: lá hẹp, cứng, nhiều gai ở mép, ngắn hơn Cayenne. Mặt trong lá
có ba đường vân trắng hình răng cưa chạy song song theo chiều dài của phiến lá. Hoa
màu xanh hồng. Qủa hình nón, nhiều mắt, mắt nhỏ và lồi, cứng, trọng lượng quả trung
bình 1,0 kg. Khi chín vỏ màu vàng, thịt quả vàng, ít chua, ít xơ thích hợp cho ăn tươi.
Nhiều chồi cuống, chồi nhỏ. Mẫn cảm với bệnh Wilt.


14
- Nhóm Spanish (Tây Ban Nha): lá mềm, dài, mép lá cong, hơi ngả về phía lưng.
Hoa tự có màu đỏ nhạt. Qủa ngắn, hơi tròn (trụ bầu), mắt rộng, dẹp, trọng lượng quả
trung bình 1,2 – 1,5 kg. Khi chín vỏ quả có màu nâu đỏ, thịt quả có màu vằng trắng
không đều, mắt quả sâu, ngọt, vị hơi chua, nhiều xơ, dùng ăn tươi thích hợp. Kháng
bệnh Wilt. Chồi ngọn, có nhiều chồi cuống (Đường Hồng Dật, 2003).
Các giống trồng phổ biến ở Việt Nam:
- Dứa hoa Phú Thọ: có những đặc điểm điển hình của nhóm Queen như quả nhỏ,
mắt nhỏ, lồi, gai ở rìa lá nhiều và cứng,... Đây là giống nhập nội vào Việt Nam khoảng
đầu thế kỷ 20 được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ưu điểm nổi bật:
thịt quả vàng, giòn, rất thơm, chịu được đất xấu, đất chua, dễ ra hoa quả vụ. Nhược
điểm: quả nhỏ, năng suất nhìn chung thấp, khó chế biến thành đồ hộp.
- Dứa hoa Na hoa (Hoa Bali): giống dứa này có đặc tính của nhóm mắt nhỏ, lồi,
khi chín vỏ quả và thịt quả đều có màu vàng. So với nhóm dứa hoa Phú Tho, lá ngắn
và to, quả cũng to hơn, bình quân trọng lượng từ 0,9 – 1,2 kg/quả. Khi chín kỹ nước
trong thịt quả nhiều.
Ưu điểm: dễ trồng, hệ số nhân giống cao, có thể duy trì được năng suất đến vụ
thứ 3 nếu được chăm sóc tốt. Nhược điểm: năng suất lao động thấp, ít hiệu quả kinh tế.
- Dứa Kiên Giang và dứa Bến Lức: hai giống này trồng phổ biến ở đồng bằng

sông Cửu Long. Quả dứa Kiên Giang có hình dạng trụ, mắt quả to hơn và thịt
quả có nhiều nước hơn so với dứa Bến Lức.
- Dứa Cayen Chân Mộng: phần lớn lá không có gai (chỉ có có một ít ở đầu mút
lá), lá dày, lòng máng sâu, có mặt phấn ở mặt dưới nhất là lá ở phía gốc. Ưu điểm là
cho năng suất cao, quả to, chất lượng tốt (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002).
2.2 Tình hình sản xuất dứa ở trong và ngoài nƣớc
2.2.1 Trong nƣớc
Ở Việt Nam , dứa được trồng khá phổ biến phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang.
Theo tài liệu hội thảo ở Viện cây ăn quả miền Nam tính đến tháng 6/2002 diện tích
dứa cả nước đạt 37.800 ha. Sản lượng dứa tươi sản xuất của cả nước trong 3 năm gần
đây giao động 263 – 316 nghìn tấn/năm, trong đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm
gàn 71 % sản lượng dứa cả nước. Trong những năm 1996 – 2001 thì sản xuất dứa của
nước ta nói chung và của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang phục hồi dần, thị


15
trường xuất khẩu được mở rộng trong sự cạnh tranh gây gắt của các nước xuất khẩu
dứa. Tốc độ tăng về sản lượng dứa của cả nước trong những năm này đạt 10,7 % năm.
Theo số liệu của Tổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO), năm 2000 tổng
công ty đã xuất khẩu được 4.967 tấn, năm 2001 đạt 5.269 tấn (trích dẫn bởi Dương
Quang Ngọc, 2005).
2.2.2 Ngoài nƣớc
Theo Kado (2003), trên thế giới, sau xoài và chuối, dứa là loại quả cây được tiêu
thụ nhiều nhất do có giá trị dinh dưỡng cao.
Sản lượng dứa trên thế giới trong những năm gần đây có tăng nhưng tăng không
đáng kể năm 2009 là 19.465.269 tấ n, năm 2011 là 21.582.237 tấ n (FAO).
Giống dứa Cayenne vẫn là giống xuất khẩu hàng đầu thế giới cho cả ăn tươi và
chế biến xuất khẩu. Ba nước có sản lượng dứa cao nhất là Brazil, Thái Lan và
Philippine. Việt Nam là nước có sản dứa đứng hàng thứ 10 thế giới với tổng lượng dứa
tạo ra trong năm 2010 đạt 477.200 tấn (FAO, 2012).

2.3 Đặc tính thực vật học
Dứa là mô ̣t cây thân thảo lâu năm . Sau khi thu hoa ̣ch quả , các mầm nách ở thân
tiế p tu ̣c phát triể n và h ình thành cây mới giống như cây trước . Dứa có thể hin
̀ h thành
quả liên tục qua nhiều thế hệ , nhưng trong thực tế các lứa thứ 2 và thứ 3 thường cho
năng suấ t thấ p nên người ta không để dứa thu hoa ̣ch các lứa sau.
2.3.1 Rễ
Dứa thường có các loa ̣i rễ sau:
- Rễ cái và rễ nhánh mọc từ phôi.
- Rễ bấ t đinh
̣ mo ̣c ra từ các mầ m rễ.
Rễ dứa mo ̣c ca ̣n , hê ̣ thố ng rễ thường tâ ̣p trung ở tầ ng đấ t mă ̣t 10 – 26 cm và lan
rô ̣ng ra chung quanh đế n 1 m. Rễ dứa thuô ̣c lo ại háo khí ưa đất xốp và thoáng . Hàm
lươ ̣ng nước trong đất 10 – 20 %, pH 4,0 – 4,5 thích hợp ch o sự phát triể n của bô ̣ rễ ,
nhiệt độ thích hợp nhất cho rễ là 29 0C – 31 0C từ 39 0C – 43 0C rễ ngừng sinh trưởng
(Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002).
2.3.2 Thân
Thân thể hiê ̣n khả năng phát triển của cây. Thân mâ ̣p ngắ n là cây khỏe , ngươ ̣c la ̣i
thân dài , bé là cây yếu . Thân dứa trưởng thành cao 20 -30 cm, đường kính 3 -7 cm,


16
trung tâm thân là mô ̣t mô rỗng , mề m, chứa nhiề u tinh bô ̣t. Phía ngoài trung tâm là một
lớp mô bào có các bó ma ̣ch dẫn chứa nhiề u chấ t xenluloza. Ngoài cùng là một lớp biểu
bì. Trên thân có chia nhiề u lóng và đố t . Ở đốt thân (nơi lá đính vào ) có mang những
mầ m ngủ . Ở điều kiện nhiệt độ từ 25 0C trở lên, thân mọc khỏe. Dưới 5 0C đỉnh thân
và gốc lá xuất hiện những vết do cháy rét

. Nế u thời tiế t la ̣nh và có mưa kéo dài


thì

đỉnh, rễ, thân bi ̣thố i (Đường Hồng Dật, 2003).
2.3.3 Lá
Lá mọc trên thân theo hiǹ h xoắ n ố c , phiế n lá dày, bề ngang he ̣p và dài . Lá không
có cuống . Mă ̣t lá và lưng có m ột lớp phấ n trắ ng hoă ̣c mô ̣t lớp sáp có tác du ̣ng làm
giảm độ bốc hơi cho lá.
Số lươ ̣ng lá , hình dạng lá và rìa lá có gai hay không là mô ̣t trong những tiêu chí
để phân biệt các giống dứa. Hình dáng lá thay đổi tùy theo vị trí của chúng trên thân và
tùy theo độ tuổi của chúng . Mô ̣t cây dứa trưởng thành có 60 – 70 lá. Không tùy thuô ̣c
vào giống, nế u diê ̣n tích lá lớn thì quả to, ngươ ̣c la ̣i lá nhỏ thì quả bé (Trần Thế Tục và
Vũ Mạnh Hải, 2002).
2.3.4 Hoa
Dứa là cây có hoa lưỡng tin
́ h , gồ m 1 lá bắc, 3 lá đài, 3 cánh hoa, 6 nhị đực xếp
thành 2 vòng, 1 nhị cái có 3 tâm bì và bầ u ha ̣.
Cánh hoa màu xanh , đỏ tía , gố c có màu trắ ng nha ̣t , trên mă ̣t cánh có nhiề u vảy .
Cả tràng hoa có dạng một ống dài , hơi loe ở phiá đầ u , ở giữa lồi lên 3 núm nhụy có
màu tím mờ của vòi nhụy . Ba tuyế n mâ ̣t thông ra gố c vòi nhu ̣y qua các ố ng dẫn . Hoa
trong cùng mô ̣t giố ng trồ ng tro ̣t thì không thu ̣ tinh đươ ̣c , trừ khi lai với các giố ng khác .
Nế u thu ̣ tinh mỗi quả dứa có thể cho đế n 3.000 hạt.
Ở nhiệt độ không khí 13 0C hoa không nở , từ 16 0C trở lên hoa mới bắ t đầ u nở .
Trong mô ̣t năm dứa có thể ra hoa nhiề u vu ̣, ở các tỉnh phía Bắc dứa ra hoa vào tháng 2
– 3 là chính, ở các tỉnh ĐBSCL, vụ chính từ tháng 6 – 7 dương lich
̣ (Trần Thế Tục và
Vũ Mạnh Hải, 2002).
2.3.5 Quả
Quả dứa là một loại quả kép do 100 – 150 quả đơn hợp lại mà thành . Hình dáng
quả và mắt quả (quả đơn) thay đổ i tùy thuô ̣c vào giố ng. Phầ n quả ăn đươ ̣c chin
́ h là tru ̣c

của chùm hoa và lá bắc phát triển mà có. Sau khi hoa tàn quả bắ t đầ u phát triể n. Từ khi


17
trổ hoa đế n thu hoach kéo dài 3 tháng (nhóm Queen). Nhiê ̣t đô ̣ thích hơ ̣p cho quả chín
là 25 0C, nhiê ̣t độ quá cao làm c ho đô ̣ chua trong quả tăng lên (Trần Thế Tục và Vũ
Mạnh Hải, 2002).
2.3.6 Hạt
Dứa thường không có ha ̣t khi để thu ̣ phấ n tự do

. Khi thu ̣ phấ n nhân ta ̣o để ta ̣o

hạt, hạt dứa rất bé, có màu tím đen, hình trứng tròn, dài 3 mm. Mỗi quả đơn chỉ có vài
hạt, hạt dứa nảy mầm yếu, cần phải xử lý hạt mới có tỷ lệ nảy mầm cao (Trần Thế Tục
và Vũ Mạnh Hải, 2002).
2.3.7 Chồ i
Cây dứa có các loa ̣i chồ i sau:
- Chồ i ngo ̣n: mọc ra ở đầu ngọn quả, mang nhiề u lá , lá nhỏ, ít cong lòng máng ,
gố c chồ i thẳ ng . Trồ ng bằ ng chồ i ngo ̣n lâu thu hoa ̣ ch (khoảng 18 tháng). Có thể dùng
mầ m ngủ trên chồ i ngo ̣n để nhân giố ng (phương pháp nhân giố ng bằ ng lá ).
- Chồ i thân: mọc ra từ mầm ngủ trên thân , thường xuấ t hiê ̣n sau khi cây me ̣ đã ra
hoa, có 1 – 2 chồ i. Chồ i to khỏe , ít lá, lá dài cứng , tán chồi ngọn. Chồ i thân dùng để
thay thế cây me ̣ ở mùa gố c (từ vu ̣ 2). Trồ ng thân mau thu hoa ̣ch, khoảng 12 tháng.
- Chồ i cuố ng: mọc ra từ mầm ngủ trên cuống quả , ngay sát dưới đáy quả . Hình
dạng hơi giống c hồ i thân nhưng nhỏ hơn , gốc chồ i cong, phình to (giố ng da ̣ng quả ).
Thời gian thu hoa ̣ch khoảng từ 16 – 18 tháng. Trong sản xuấ t lớn thường dùng loa ̣i
chồ i này vì có số lươ ̣ng nhiề u.
- Chồ i ngầ m : mọc từ phầ n thân dưới mă ̣t đấ t hoă ̣c nơ i cổ rễ . Chồ i có lá dài , hẹp,
mọc yếu. Trồ ng lâu thu hoạch, khoảng 18 – 20 tháng (Đường Hồng Dật, 2003).
2.3.8 Nhân giống dứa

Có 4 cách nhân giống:
- Tách chồi từ vườn sản xuất, giâm chồi ngọn và chồi cuống khi trên các vườn đã
có quả và sau thu hoạch quả. Được áp dụng phổ biến trong sản xuất vì dễ làm. Thường
sử dụng chồi cuống và chồi thân để trồng. Tách chồi ở vườn sản xuất sau khi đã thu
hoạch quả ở các vụ 1, 2, 3.
- Nhân giống bằng thân:
Phương pháp này ít phổ biến, được áp dụng trong trường hợp rất thiếu chồi.
Nguyên tắc là kích thích các mầm ngủ trên thân cây mẹ phát triển thành chồi.


18
Cách làm như sau:
Môi trường giâm gồm đất trộn phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 1:1, chỗ giâm
phải thoát nước tốt, có mái che tránh mưa nắng.
Thân dứa sau khi bỏ hết lá được cắt thành từng thành đoạn dài 2 – 3 cm, có mang
2 – 3 mầm ngủ ở phần giữa thân.
Dùng dao moi lỗ, đặt đoạn thân vào môi trường giâm, khoảng cách 15 x 15 cm,
phủ lớp đất mỏng lên trên rồi dùng rơm rạ hay cỏ khô đậy lại.
Khi mầm mọc nhô lên khỏi mặt đất dùng phân NPK tưới định kỳ. Chú ý loại bỏ
kịp thời các đoạn thân bị thối.
Chồi mọc cao > 20 cm thì có thể đem trồng.
Thu hoạch trái sau 20 tháng.
- Phương pháp nhân giống bằng lá:
Dùng lá chồi ngọn hay chồi thân để giâm.
Môi trường giâm là cát hay trấu. Làm giàn che mưa nắng.
Dùng dao nhỏ tách từng lá kèm theo một phần thân có mầm ngủ ở đáy lá. Xử
lý thuốc sát khuẩn rồi đưa vào môi trường giâm với khoảng cách 10 x 10 cm, sâu 1
– 1,5 cm, tưới nước ấm thường xuyên.
Khi chồi mọc dùng phân NPK tưới định kỳ, chồi mọc cao 10 cm thì đưa ra líp
giâm tiếp tục đến khi đạt được kích thước thích hợp thì đem trồng.

Thu hoạch trái sau 20 – 24 tháng sau trồng.
- Nhân giống bằng hạt:
Xử lý hạt trước khi gieo băng dụng dịch acid H2SO4 nồng độ 1 % trong 20 phút.
Do cây con từ phôi hạt phát triển chậm, yếu nên phương pháp này chỉ dùng trong công
tác lai tạo.
Tiêu chuẩn chọn giống dứa: loài dứa có sức sống cao, từ khi thu hoạch đến khi
trồng phải ngắn ngày, sức kháng sâu bệnh tốt, lá không gai, ngắn, rộng, quả hình trụ,
mắt dẹp, màu quả đẹp, cuống quả ngắn, chắc ít lá, thịt quả chắc, màu đẹp không xơ,
hàm lượng chất khô cao, hàm lượng acid trung bình, hàm lượng vitamin C cao, thành
lập chồi cuống, chồi thân sớm nhưng ít (1 – 2 chồi) (Chu Thị Thơm và Phạm Thị Lài,
2005).


19
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), có 4 cách nhân giống:
- Tách chồi từ vườn sản xuất, giâm chồi ngọn và chồi cuống khi trên vườn đã có
quả và sau thu hoạch quả.
- Tách chồi ở vườn sản xuất sau khi đã thu hoạch quả ở các vụ 1, 2, 3.
- Giâm thân cây dứa, trồng siêu dày bẻ quả để nuôi chồi.
- Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào.
2.4 Các yêu cầu ngoại cảnh
2.4.1 Nhiêṭ đô ̣
Nhiê ̣t đô ̣ bình quân hàng năm thích hơ ̣p với cây dứa là

24 – 27 0C, dứa rấ t mẫn

cảm với nhiệt độ thấp . Phản ứng với nhiệt độ thấ p ở các giố ng dứa không giố ng nhau .
Các giống nhóm Cayen kém chiụ nhiê ̣t đô ̣ thấ p so với các giố ng nhóm dứa Queen. Các
giố ng dứa ta chiụ rét khá hơn. Nhiê ̣t đô ̣ có ảnh hưởng đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng đế n quá trin
̀ h

hình thành và chín của quả . Nế u quả chin
́ vào thời kỳ la ̣nh và ẩ m , đô ̣ chiế u sáng yế u
thì quả thường bé , không cân đố i , mã quả xấ u, ăn rấ t chua , hàm lượng đường thấp và
nhiề u trường hơ ̣p xuấ t hiê ̣n vế t nâu trong ruô ̣t quả . Nế u nhiê ̣t đô ̣ cao từ 38 0C trở lên ,
quả bị nám.
2.4.2 Nƣớc
Sau nhiê ̣t đô ̣ , nước là nhân tố quyế t đinh
̣ cho sự phát triể n của cây dứa

. Lượng

mưa hàng năm và phân bố mưa qua các tháng là hai yếu tố quan trọng. Lươ ̣ng mưa
hàng năm thích hợp là 1000 – 1500 mm, sự phân bố lươ ̣ng mưa ở các tháng trong năm
có ý nghĩa hơn nhiều so với tổng lượng mưa hàng năm

. Dứa là cây cầ n nhiề u nước

nhưng không chiụ ngâ ̣p úng . Mô ̣t cây dứa trong 24 giờ bố c thoát mô ̣t lươ ̣ng nước bằ ng
6 % khố i lươ ̣ng cây dứa 12 tháng tuổi (nă ̣ng khoảng 5 kg).
2.4.3 Ánh sáng
Dứa thić h ánh sáng tán xa ̣ hơn ánh sáng trực xa ̣. Lươ ̣ng chiế u sáng thić h hơ ̣p làm
tăng năng suấ t , cải thiện phẩm chất năng cao hương vị của dứa . Thiế u ánh sáng cây
mọc yếu, quả nhỏ, khả năng ra quả thấp . Với giố ng Cayen, lươ ̣ng ánh sáng giảm 20 %
thì sản lượng giảm 10 %. Độ chiếu sáng ảnh hưởng đến màu sắc quả . Độ dài ngày ảnh
hưởng đế n sinh trưởng của dứa.


20
2.4.4 Đất đai
Dứa có bộ rễ phát triển yếu , 90 % số lươ ̣ng rễ tâ ̣p trung ở lớp đấ t mă ̣t 0 – 30 cm

và cách gốc 40 cm. Do đó, để dứa phát triển tốt cần có đất tươi xốp, thoáng, có kết cấu
hạt, không có nước đo ̣ng trong mùa mưa.
Hiê ̣n nay, ở nước ta dứa được tr ồng trên nhiề u loa ̣i đấ t khác nhau : đấ t đỏ bazan ,
đấ t đá vôi, đấ t đỏ vàng, đấ t phèn, .... Các giống dứa khác nhau có yêu cầu pH đất khác
nhau. Giố ng Cayen trơn yêu cầ u pH 5,6 – 6,0, giố ng dứa tây nhóm Queen có thể chiụ
sinh trưởng tố t trên đấ t phèn có đô ̣ pH = < 4,0, nhóm dứa ta nhóm Spanish đỏ yêu cầu
pH 4,5 – 5,0.
Các loại đất sau một thời gian trồng dứa có kết cấu xấu đi , dung tro ̣ng đấ t tăng ,
đô ̣ xố p giảm, đô ̣ ẩ m cực đa ̣i thấ p , khả năng giữ nước thấp và thấm nước kém dần . Hàm
lươ ̣ng mùn và đa ̣m giảm , pH, KCL giảm, nhóm di động tăng lên. Vì vậy, đấ t trồng dứa
cầ n đươ ̣c luân canh và có chế đô ̣ canh tác thích hợp (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải,
2002).
2.5 Sâu bênh
̣
2.5.1 Bênh
̣ thố i quả, thố i gố c chồ i
Tác nhân: do nấ m Thielaviopsis paradoxa gây ra.
Bê ̣nh xảy ra trên quả, chồ i hay lá . Nấ m xâm nhiễm qua mă ̣t cắ t của cuố ng quả
khi thu hoa ̣ch , lan dầ n vào quả gây thố i . Hoă ̣c xâm nhiễm qua c ác vết bầm dập ở quả
khi thu hoa ̣ch hoă ̣c chuyên chở , hoă ̣c do các lá va cha ̣m nhau.
Triê ̣u chứng : quả có đốm úng hình nón , chuyể n dầ n sang màu vàng rồ i đen và
thố i rấ t nhanh. Vế t bê ̣nh có mùi thơm nhe ̣. Khi nấ m xâm nhiễm vào mă ̣t cắ t ở đáy chồ i
sẽ làm chồi bị thối đen . Lá bị bệnh có những đốm xám , viề n nâu. Đốm bệnh sẽ biến
dầ n sang màu nâu nha ̣t hoă ̣c xám trắ ng sau đó khô đi làm lá biế n da ̣ng . Nhiê ̣t đô ̣ thích
hơ ̣p cho nấ m bê ̣nh phát triể n từ 24 – 27 0C và ẩm độ cao > 90 %.
Cách phòng trị: tiêu hủy các cây bi ̣nhiễm bê ̣nh , trồ ng chồ i sa ̣ch bê ̣nh , xử lý chồ i
trước khi trồ ng bằ ng các thuố c gố c đồ ng như Bordeaux

, Kasuran,... Thu hoa ̣ch nhe ̣


nhàng tránh xây xát , bầ m dâ ̣p , tránh chấ t đố ng (Lê Văn Phong và Nguyễn Bảo Vê ̣ ,
2011).


21
2.5.2 Thố i đo ̣t và thố i rễ
Tác nhân : bê ̣nh thố i đo ̣t do nấ m

Phytophthora parasitica và thối rễ do nấm

Phytophthora cinnamomi gây ra.
Triê ̣u chứng: bê ̣nh thố i đo ̣t xảy ra trên lá no n, lá mất tín h trương nước và cong ,
sau đó lá héo khô và có màu đỏ vàng hay nâu . Gố c lá và ngo ̣ n thân bi ̣thố i nhũn , có
mùi hôi. Bê ̣nh trên rễ làm rễ bi ̣thố i đen, thường thấ y ở chân đấ t thấ p thoát thủy kém.
Cách phòng trị: thoát thủy tốt ở đất trồng dứa, xử lý chồ i trong các dung dich
̣ gố c
đồ ng như Bordeaux , Coper Zinc. Chồ i thân có tin
́ h kháng bê ̣nh cao hơn chồ i cuố ng .
Tránh vun gốc hoă ̣c làm cỏ trong mùa mưa (Lê Văn Phong và Nguyễn Bảo Vê ̣, 2011).
2.5.3 Bênh
̣ thố i nhũn quả
Tác nhân: do vi khuẩ n Erwinia carotovora gây ra.
Triê ̣u chứng: bê ̣nh thường xuấ t hiê ̣n khi tồ n trữ quả trong các kho vựa hoă ̣c trên
quả chín ngoài đồng . Bê ̣nh gây thố i nhanh , trong vòng 24 giờ có thể thố i hoàn toàn
quả. Bên trong thiṭ quả có những lỗ hổng to , thịt rời rạc trong khi vỏ ngoài vẫn bình
thường. Bê ̣nh phá hoa ̣i nă ̣ng trong mùa mưa.
Cách phòng trị : loại bỏ ngay các quả bê ̣nh. Thu hoa ̣ch và vâ ̣n chuyể n nhe ̣ tránh
xây xát, bầ m dâ ̣p. Bảo quản tốt (Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài, 2005).
2.5.4 Bênh
̣ đỏ đầ u lá dƣ́a (Wilt)

Bệnh đỏ đầu lá dứa có biể u hiê ̣n triê ̣u chứng biế n đổ i thấ t thường, có quan hệ với
mật độ rệp sáp, thời tiế t và hê ̣ gen của dứa.
Triê ̣u chứng bê ̣nh: lá trong từ hàng thứ ba tính từ tâm (nõn) chuyể n màu đỏ đồ ng,
sau chuyể n màu hồ ng tươi và vàng , sau đó lá hàng thứ 4, 5 cong ra phiá ngoài , rìa
vàng, cuố i cùng lá ngo ̣n cuố n la ̣i , héo, màu vàng tối . Rễ nhiễm bi ̣hư ha ̣i , khi nhổ lên
thấ y phầ n vỏ rễ tách ra kh ỏi phầ n lõi như cái ố ng . Ở một số ruộng , số cây bi ̣héo lên
tới 50 %. Từ khi nhiễm virut cho tới khi biể u hiê ̣n triê ̣u chứng bê ̣nh ra mấ t từ 1 đến 3
tháng.
Triê ̣u chứng trên lá từ khi bị nhiễm đến lúc xuất hiện thay đổi theo tuổi cây . Khi
bị nhiễm triệu chứng héo , cây vẫn có thể ra hoa , phát triển quả nhưng quả nhỏ và
thường chín héo, phẩ m chấ t kém . Dứa vu ̣ gố c thường nă ̣ng hơn vu ̣ tơ.


22
Nguyên nhân: bê ̣nh do virus

Pineapple Mealybug Wilt associated Virus

(PMWaV) gây ra. Virus có thể tim
̀ thấ y ở lá đã tách ra khỏi cây sau 15 ngày (trích dẫn
Nguyễn Thái Quỳnh Như, 2005).
2.5.5 Tuyế n trùng
Tuyế n trùng là mô ̣t đố i tươ ̣ng gây ha ̣i khá phổ biế n trong nhiề u vùng trồ ng dứa
trên thế giới. Có nhiều loại như:
- Meloidogyne spp.
- Meloidogyne incognita.
- Pratylenchus brachyurus.
- Rotylenchus reniformis.
- Helicotylenchus spp.
- Tylenchorynchus spp.

Triê ̣u chứng: tuyế n trùng chić h hút làm sưng rễ hoặc làm rễ bị thối đen , cây sinh
trưởng châ ̣m, yế u ớt. Lá bị úa đỏ, năng suấ t và phẩ m chấ t quả đề u giảm . Vế t chích hút
ở rễ là con đường cho các loại nấm, vi khuẩ n khác xâm nhâ ̣p và phá hoa ̣i rễ .
Cách phòn g tri ̣: rải Fura dan liề u lươ ̣ng 20 – 30 kg/ha, đinh
̣ kỳ 2 tháng/lầ n (Lê
Văn Phong và Nguyễn Bảo Vê ̣, 2011).
2.5.6 Rêp̣ sáp
Sau khi trứng nở , ấu trùng phát triển qua 3 tuổ i trong vòng 30 – 40 ngày trước
khi thành trùng . Rê ̣p sáp thườn g tâ ̣p trung ở gố c các lá già và cả đấ t chung quanh rễ .
Viê ̣c lây lan thường do kiế n số ng cô ̣ng sinh ăn chấ t bài tiế t của rê ̣p , mang rệp từ nơi
này sang nơi khác . Khi trên cây có >10 con cái và khoảng 200 – 300 ấu trùng đủ tuổi
mói đủ sức làm cây héo ru ̣i, trường hơ ̣p nă ̣ng có thể có 1.000 con/cây.
Cách phòng trị: chọn chồi giống từ cây me ̣ khỏe ma ̣nh không có r ệp sáp và xử lý
giố ng bằ ng dung dich
̣ Bi - 58 hoă ̣c Supracide nồ ng đô ̣ 0,25 %. Mô ̣t số tài liệu cho biết
nhóm dứa Tây Ban Nha có khả năng kháng được triệu chứng héo khô đầu lá . Nên tiế n
hành phun thuốc lưu dẫn khi phát hiện có khoảng < 10 con cái và mô ̣t số ấ u trùng trên
cây. Diê ̣t kiế n bằ ng Basudin hoă ̣c Furadan để tránh lây lan.
Ngoài rệp sáp ra, một số vùng trồng dứa ở Việt Nam còn có một đối tượng gây
hại là một loài sâu non có tên khoa học là Adoretus chinensis Thanber thuộc họ
Scarebicideae bộ cánh cứng (Coleopera). Loại côn trùng này trực tiếp phá hoại rễ, tạo


23
vết thương cơ giới, tuyến trùng và nấm bệnh (chủ yếu là nấm Thiellaviopsis paradoxa)
xâm nhập sinh sống và sinh sản, gây hiện tượng thối đen thân chồi dứa, làm vườn dứa
tàn lụi nhanh chóng (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002).
2.6 Đặc điểm của bệnh thối hồ ng quả dƣ́a
2.6.1 Tác nhân gây bệnh
Theo Kado (2003), bệnh hồng quả dứa ban đầu được mô tả vào năm 1915 tại

Hawaii, tác nhân khi đó vẫn còn mơ hồ do bê ̣nh không có biể u hiê ̣n rõ ràng ở bên
ngoài và chưa hiểu rõ bản chất của sự hình thành màu hồng của các mô quả dứa. Trong
các loài vi khuẩ n đươ ̣c xác đinh
̣ có liên quan đế n bê ̣nh hồ ng thiṭ quả dứa gồ m

:

Gluconobacter oxydans, Acetobacter aceti và Erwinia herbicola thì Erwinia herbicola
là loài bị nghi ngờ nhấ t. Erwinia herbicola là một thành viên của họ
Enterobacteriaceae có chứa một số tác nhân gây bệnh được biết đến trong chi
Brenneria, Erwinia và Pantoea. Gầ n đây, viê ̣c sử dụng phương pháp tiếp cận di truyền
học phân tử, tác nhân của bệnh hồng quả dứa được xác định là Pantoea citrea.
2.6.2 Đặc điểm loài Pantoea citrea
Pantoea citrea là vi khuẩ n hình que, Gram (-), hiế u khí, không hình thành bào tử,
phát triển trên môi trường thạch dinh dưỡng và môi trường thạch đậu nành, khuẩ n la ̣c
mịn, sáng lấp lánh, hơi mờ, không có chất nhầy, trở thành màu nâu sẫm màu khi già .
Pantoea citrea phát triển dễ dàng trong nước dứa cũng như trong mô quả dứa tươi.
Không giống các loài Pantoea khác, Pantoea citrea không thể sử dụng citrate tartrat.
Côn trùng được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến các tác nhân
gây bệnh hồ ng quả dứa (Kado, 2003). Theo Bunji Kageyama và ctv (1992), khoảng
nhiệt độ 20 – 34 0C và khoảng pH 6 – 7,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng của vi khuẩn
Pantoea citrea.
2.6.3 Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Bê ̣nh xuấ t hiê ̣n khi hoa nở trong điề u kiê ̣n thời tiế t la ̣nh hoă ̣c vào mùa mưa , lúc
nhiê ̣t đô ̣ khoảng 18 0C và ở quả trưởng thành khi nhiê ̣t đô ̣ không khí quá 29 0C. Hine ở
Philippines chứng minh: điề u kiê ̣n khô ha ̣n trước khi ra hoa kế t hơ ̣p với mưa khi hoa
trổ sẽ làm tăng tỉ lê ̣ bê ̣nh . Theo Rohrbach K. G và ctv, vi khuẩ n Pantoea citrea không
tồ n ta ̣i ở nhiê ̣t đô ̣ trên 38 0C (Kado, 2003).



24
2.6.4 Triêụ chƣ́ng bênh
̣ hồ ng quả d ứa
Các mô bị nhiễm sẽ như úng nước nhưng không nhũn, mềm mục nát. Các mô bị
nhiễm bệnh có màu hồng hoặc màu nâu gỉ sắt sau quá trình làm nóng cần thiết để đóng
hô ̣p (Kado, 2003).
2.6.5 Biêṇ pháp phòng trƣ̀
Sử dụng thuốc trừ sâu được xác định trên giả định rằng một hoặc nhiều côn trùng
lan truyề n vector mầm bệnh bệnh hồng quả từ hoa này sang hoa khác. Mặc dù không
có bằng chứng thực nghiệm cho rằ ng côn trùng trực tiếp truyền vi khuẩn Pantoea
citrea nhưng mối tương quan tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi giảm lượng thuốc trừ sâu
xuố ng nên xu hướng cho rằng giả định này là chính xác.
Lai ta ̣o giố ng kháng . Kỹ thuật di truyền cũng đang được xem xét. Gen được sử
dụng để giảm bề mặt dẫn đến hình thành 2,5-diketogluconate và gen được sử dụng để
ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Pantoea citrea trong mô quả là một số ví dụ có thể
được kết hợp trong dứa chuyển gen.
Theo Kado (2003), phòng trừ bằng các chủng kiểm soát sinh học hứa hẹn nhất, ví
dụ như Bacillus gordonae 2061R làm giảm tỷ lệ mắc bệnh kết hợp với thuốc trừ sâu.
2.6.6 Một số nghiên cứu liên quan
a. Trong nƣớc
Hiện nay, trong nước bệnh hồng thịt quả dứa mới xuất hiện nhiều nên nghiên cứu
liên quan còn hạn chế.
b. Ngoài nƣớc
Bệnh hồng thịt quả dứa được Lyon phát hiện lần đầu tại Hawai năm 1915 và sau
đó xuất hiện tại các nước Australia, Philippines, Nam Phi và Đài Loan. Tính mẫn cảm
của cây chịu ảnh hưởng bởi giống. Có ít nhất 3 loài vi khuẩn liên quan đến bệnh hồng
quả dứa thuộc các chi Erwinia, Gluconobacter và Acetobacter. Loài Erwinia herbicola
gần đây được mô tả giống như loài Pantoea citrea, cơ sở để tách loài này được tìm
thấy tại Philippines. Loài này tồn tại trong tự nhiên là vi khuẩn lên men thuộc chi
Gluconobacter và Acetobacter (trích dẫn bởi Bartholomew và cs., 2003).

2.7 Đặc điểm một số loại thuốc trong thí nghiệm
2.7.1 New Kasuran 16.6WP
Hoạt chất: Kasugamycin 0,6 % + Copper oxychloride 16 %


×