Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT TẬP ĐOÀN LÚA MIẾN TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT
TẬP ĐOÀN LÚA MIẾN TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU
TẠI THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: Trương Thị Thanh Chi
Chuyên ngành:

NÔNG HỌC

Niên khóa:

2009 - 2013

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2013


i

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT
TẬP ĐOÀN LÚA MIẾN TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU
TẠI THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả


TRƢƠNG THỊ THANH CHI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Hồ Tấn Quốc

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN
Công cha nhƣ núi thái sơn
Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra
Con xin ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ để cho con được như
ngày hôm nay.
Xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất tới:
Ban Giám hiệu nhà trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học
Thầy Hồ Tấn Quốc – người hướng dẫn đề tài, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành tốt đề tài này.
Toàn thể Thầy Cô trong khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập.
Tập thể lớp DH09NH và bạn bè gần xa đã hết lòng giúp đỡ trong quá trình tôi
thực hiện đề tài.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trương Thị Thanh Chi


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số đặc tính nông học và năng suất tập đoàn lúa
miến trên vùng đất xám bạc màu tại Thủ Đức, thành phồ Hồ Chí Minh”. Đề tài được
tiến hành từ tháng 3/2013 đến tháng 8/2013 tại trại thực nghiệm khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, tham gia thí nghiệm gồm 52 dòng lúa miến triển
vọng ICRISAT được bố trí theo kiểu tuần tự 3 lần lặp lại nhằm mục đích: khảo sát một
số đặc trưng hình thái chủ yếu, khả năng sinh trưởng, phát triển nhằm đánh giá đa dạng
di truyền trong tập đoàn 52 dòng lúa miến; xác định giống có năng suất cao, thời gian
sinh trưởng ngắn, ít đổ ngã và sâu bệnh phù hợp với điều kiện sinh thái phục vụ cho
công tác chọn tạo giống của vùng.
Kết quả đạt được như sau:
52 dòng lúa miến có đặc trưng hình thái giống nhau về một số tính trạng: đường
kính thân, màu sắc gân lá, hình dạng hạt, còn một số tính trạng màu sắc hạt, góc lá, thế
phiến lá, chiều dài mày, hình dạng chùy và màu sắc mày của các dòng trong tập đoàn
khá đa dạng.
Các giống có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn dao động trong khoảng 69,3
ngày – 88,7 ngày. Có 3 dòng có thời gian sinh trưởng rất ngắn (<
có thời gian sinh trưởng ngắn (
trưởng dài (<

+

-


>

>

- 2

-

), có 5 dòng

) có 11 dòng có thời gian sinh

), các dòng còn lại có thời gian sinh trưởng trung bình.

Chiều cao cây thấp (78,8 cm – 161,4 cm ) thích hợp cho việc chống đổ ngã. Các
dòng RILV–4 (2), RIL8 (4) có chiều cao cây cao nhất so với các dòng còn lại trong
tập đoàn. Diện tích lá của các dòng trong tập đoàn dao động trong khoảng 0,1 – 0,6 m2.
Năng suất thực thu của các dòng dao động trong khoảng 0,6 – 3,9 tấn/ha. Dòng
RIL31 (9) có NSTT thấp nhất (0,6 tấn/ha), các dòng RILV–26 (10) có NSTT cao nhất
(3,9 tấn/ha).
Tập đoàn gồm 52 dòng lúa miến thí nghiệm có dòng RILV–26 (10), RILIII–148
(48), RILIII–151 (51), RILIII–152 (52) có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất thực
thu cao có thể đưa vào trồng thí nghiệm ở diện tích lớn. Các dòng còn lại tùy vào mục
tiêu chọn tạo giống mà có hướng sử dụng phù hợp.


iv

MỤC LỤC
Trang


Trang tựa .................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ix
Chương 1 Giới thiệu
11.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích – yêu cầu .................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................ 2
1.3 Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 2

Chương 2 Tổng quan tài liệu
2.1 Giới thiệu khái quát về cây lúa miến ........................................................................... 3
2.1.1 Phân loại .............................................................................................................. 3
2.1.2 Nguồn gốc ............................................................................................................ 4
2.1.3 Vùng phân bố ....................................................................................................... 4
2.1.4 Lịch sử phát trển ................................................................................................... 5
2.2 Vị trí kinh tế cây lúa miến .......................................................................................... 6
2.2.1 Vai trò của cây lúa miến trên thế giới và việt nam................................................. 6
2.2.2 Thành phần dinh dưỡng lúa miến .......................................................................... 7
2.3 Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới và Việt Nam................................. 8
2.3.1 Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới ............................................... 8
2.3.2 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ lúa miến tại Việt Nam ........................................ 12
2.4 Giống lúa miến và phương pháp chọn tạo giống lúa miến ......................................... 13
2.4.1 Nguồn gen lúa miến trên thế giới và Việt Nam ................................................... 13


2.4.2 Phương pháp chọn tạo giống lúa miến .............................................................14
2.5 Một số giống lúa miến tốt phổ biến trên thế giới và Việt Nam .................................. 15
2.6 Dạng hình lý tưởng và các giai đoạn phát triển của cây lúa miến .............................. 16


v

2.6.1 Các giai đoạn phát triển của cây lúa miến: .......................................................... 16
2.6.2 Đặc tính của cây lúa miến lý tưởng ..................................................................... 17

Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 18
3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm ........................................................ 19
3.2.2 Đặc điểm thời tiết và đất đai khu thí nghiệm ....................................................... 19
3.2.2.1 Điều kiện thời tiết ............................................................................................ 19
3.2.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm...................................................................... 20
3.2.4 Quy mô thí nghiệm ............................................................................................. 22
3.2.5 Quy trình kỹ thuật canh tác ................................................................................. 22
3.2.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................. 23
3.2.6.1 Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ......................................................................... 23
3.2.6.2 Chỉ tiêu hình thái cây lúa miến........................................................................ 24
3.2.6.3 Tình hình sâu bệnh và đổ ngã .......................................................................... 26

Chương 4 Kết quả và thảo luận
4.1 Đặc trưng hình thái ................................................................................................... 29
4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ..................................................... 34
4.2.1 Thời gian nảy mầm ............................................................................................. 35
4.2.1.1 Tỉ lệ nảy mầm .................................................................................................. 35
4.2.1.2 Ngày mọc mầm ............................................................................................... 36

4.2.1.3 Cường lực nảy mầm ........................................................................................ 37
4.2.2 Thời gian từ gieo đến khi trổ chùy – tung phấn ................................................... 38
4.2.3 Thời gian từ gieo đến chín sinh lý ....................................................................... 39
4.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................................ 41
4.3.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................... 41
4.3.2 Số lá, tốc độ tăng trưởng số lá và diện tích lá (cm/cây/10 ngày) .......................... 44
4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................. 47
4.4.1 Số nhánh cấp 1 ................................................................................................... 49

4.4.2 Số hạt trên chùy...........................................................................................50
4.4.3 Trọng lượng 1000 hạt ............................................................................... 50
4.4.4 Trọng lượng chùy ............................................................................................... 51
4.4.5 Năng suất lí thuyết .............................................................................................. 51


vi

4.4.6 Năng suất thực thu .............................................................................................. 52

4.5 Sâu bệnh hại lúa miến ........................................................................................53
Chương 5 Kết luận và đề nghị
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 55
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................57
PHỤ LỤC ................................................................................................................59


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
trang

Bảng 2.1 Sử dụng hạt và thân cây lúa miến ở một số nước châu Á ........................... 7
Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng hạt lúa miến (% chất khô)............................................. 8
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa miến thế giới (2005– 2012) ............. 9
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng các cây lương thực năm 2012 ................ 9
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa miến các châu lục năm 2012 ..........10
Bảng 2.6 Các quốc gia có diện tích canh tác lúa miến cao nhất thế giới ...................10
Bảng 2.7 Các quốc gia có năng suất lúa miến (tấn/ha) cao nhất thế giới ...................11
Bảng 3.1 52 dòng lúa miến thí nghiệm .....................................................................18
Bảng 3.2 Đặc tính lý hóa đất khu thí nghiệm ...........................................................20
Bảng 3.3 Tiêu chuẩn đánh giá đặc trưng hình thái lúa miến .....................................25
Bảng 4.1 Đánh giá đặc trưng hình thái tập đoàn gồm 50 dòng lúa miến ...................30
Bảng 4.2 Phân loại đặc trưng hình thái của 50 giống lúa miến .................................32
Bảng 4.3 Thời gian sinh trưởng và phát triển của 50 dòng lúa miến .........................34
Bảng 4.4 Phân loại thời gian sinh trưởng của 50 giống lúa miến ..............................40
Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) 52 dòng lúa miến ..............41
Bảng 4.6 Số lá, tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) và diện tích lá của 50 dòng lúa miến ........45
Bảng 4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 52 dòng lúa miến ...........48
Bảng 4.8 Phân loại các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............53


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Các giai đoạn sinh trưởng cây lúa miến .....................................................17
Hình 3.1 Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm ............................................19

Biểu đồ 4.1 Phân nhóm tỉ lệ nảy mầm 52 dòng lúa miến thí nghiệm ........................36
Biểu đồ 4.2 Phân nhóm ngày mọc mầm 52 dòng lúa miến thí nghiệm .....................37
Biểu đồ 4.3 Phân nhóm ngày trổ chùy của 52 dòng lúa miến thí nghiệm ..................38
Biểu đồ 4.4 Phân nhóm ngày tung phấn của 52 dòng lúa miến thí nghiệm ...............39
Biểu đồ 4.5 Phân nhóm ngày chín sinh lý của 52 dòng lúa miến thí nghiệm ............39
Biểu đồ 4.6 Phân nhóm chiều cao cây của 52 dòng lúa miến thí nghiệm ..................43
Biểu đồ 4.7 Phân nhóm tổng số lá của 52 dòng lúa miến thí nghiệm ........................46
Biểu đồ 4.8 Phân nhóm diện tích lá của 52 dòng lúa miến thí nghiệm ......................47
Biểu đồ 4.9 Phân nhóm số nhánh cấp 1 của 52 dòng lúa miến thí nghiệm ................49
Biểu đồ 4.10 Số hạt/ chùy của 52 dòng lúa miến ...................................................50
Biểu đồ 4.11 Trọng lượng 1000 hạt của 52 dòng lúa miến .......................................50
Biểu đồ 4.12 Trọng lượng chùy của 52 dòng lúa miến .............................................51
Biểu đồ 4.13 Năng suất lí thuyết của 52 dòng lúa miến.............................................51

Biểu đồ 4.13 Năng suất thực thu của 52 dòng lúa miến ............................................52


ix

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ (nghĩa)

DT

Diện tích

FAO


Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

ICRISAT

International Crops Research Institute for the Semi-Arid
Tropics (Viện nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt
đới bán khô hạn)

KHNNVN

Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam

LLL

Lần lặp lại

NSTT

Năng suất thực tế

NSG

Ngày sau gieo

TL

Trọng lượng

TLMM


Tỉ lệ mọc mầm


1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa miến (Sorghum bicolor) là cây lương thực quan trọng thứ tám trên thế giới
sau ngô, lúa mì, lúa gạo, khoai tây, sắn, đại mạch và khoai lang. Sản lượng lúa miến
toàn cầu năm 2012 đạt 58,09 triệu tấn, so với 2006 đạt 56,52 triệu tấn, và năm 1961
đạt 40,93 triệu tấn. Lúa miến là cây lương thực ở châu Á, châu Phi và sử dụng khắp
thế giới để nuôi gia cầm, gia súc. Năm 2012, thế giới có 109 nước trồng lúa miến,
diện tích canh tác cây lúa miến là 37,85 triệu ha, năng suất trung bình đạt 1,53 tấn/ha,
sản lượng đạt 56,52 triệu tấn (FAO, 2013). Lúa miến ngọt như mía, trông như bắp,
không những có thể làm thực phẩm cho người, thức ăn gia súc, mà có thể làm nguyên
liệu điều chế nhiên liệu sinh học, không tác động đến giá lương thực, không ảnh
hưởng an ninh lương thực thế giới và đặc biệt không gây hại cho môi trường như
nhiên liệu hóa thạch. Với tình hình khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng
và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khí thải công nghiệp thì cây lúa miến được
các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rất chú tâm nghiên cứu. Nói
đến lúa miến, người ta thường sử dụng các mỹ từ như “cây kỳ diệu”, “cây lý tưởng”.
Ở nước ta, trước đây cây lúa miến được trồng rất phổ biến, tuy nhiên, với năng
suất của cây thấp đồng thời xuất hiện nhiều loại cây trồng có ưu thế cạnh tranh cao
hơn nên diện tích lúa miến giảm đáng kể, dẫn đến nguồn giống bị thất thoát nhiều.
Hiện nay trước nhu cầu thị trường ngày càng cao nhằm phục vụ cho việc sản xuất
thức ăn gia súc và nhất là sản xuất nhiên liệu sinh học thì việc nghiên cứu và phát
triển nguồn giống lúa miến là rất cần thiết. Muốn công tác nghiên cứu và phát triển
nguồn giống có hiệu quả phải nguồn vật liệu khởi đầu đóng một vai trò rất quan trọng.

Trong đó việc đánh giá tập đoàn là một công việc không thể thiếu để tạo ra nguồn vật
liệu khởi đầu tốt.


2

Trước thực tế đó, đề tài “Khảo sát một số đặc tính nông học và năng suất
tập đoàn giống lúa miến tại vùng đất xám Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh” được tiến
hành nhằm tuyển chọn được dòng lúa miến có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt,
cho năng suất cao phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Khảo sát một số đặc trưng hình thái chủ yếu, khả năng sinh trưởng phát triển
nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền tập đoàn 52 dòng lúa miến.
Xác định dòng có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, ít đổ ngã và sâu
bệnh phù hợp với điều kiện sinh thái phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm chính quy.
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển qua các thời kì.
Mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu giống lúa miến.
Theo dõi các chỉ tiêu nông học, đặc điểm sinh trưởng nhằm phân nhóm di
truyền dòng lúa miến theo dữ liệu thu được.
Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng thí nghiệm.
Từ đó chọn ra giống tốt công tác chọn tạo giống tiếp theo.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện một lần từ tháng 3/2013 đến tháng 6/2013 tại Trại thực
nghiệm khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, kết quả chỉ có ý
nghĩa một phần trong tiến trình chọn tạo giống.



3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu khái quát về cây lúa miến
2.1.1 Phân loại
Theo Kimber (2000), lúa miến có thể phân loại như sau:
Giới (Kingdom):

Plantae

Họ (Family):

Poaceae

Bộ (Tribe):

Andropogoneae

Bộ phụ (Subtribe): Sorghinae
Chi (Genus):

Sorghum

Loài (Species): Sorghumpropinquim
Sorghum halepense
Sorghum bicolor
Theo trích dẫn của Bantilan và ctv (2004), cây lúa miến đã được miêu tả đầu
tiên bởi Linne năm 1753 với tên gọi là Holcus. Tuy nhiên, năm 1794 Moench đã phân
loại lại bộ sưu tập này như một chi riêng biệt Sorghum (Celarier, 1959). Chi Sorghum

thuộc tộc Andropogoneae, và phân ra thành ba loài (de Wet, 1978) như sau: Sorghum
halepense (L.) Pers sống lâu năm phía đông nam Eurasia đến Ấn Độ,
S.propinquum (K.) Hitch: sống lâu năm ở Srilanka và nam Ấn Độ và từ phía đông
Burma đến các đảo phía đông nam châu Á, S. bicolor (L.) Moench (Plate) gồm tất cả
cây thử thách hàng năm trong phân loại cây lúa miến đã công nhận bởi Snowden
(1936, 1955). S. bicolor bao gồm tất cả thử thách thuần hóa, phân bố rộng và phức
hợp sinh thái biến thiên ở châu Phi và có nguồn gốc từ sự xen giống giữa cây lúa miến
và các loài có quan hệ gần với chúng.
Chi Lúa Miến hay chi Cao Lương (Danh pháp khoa học: Sorghum bicolor (L.)
Moench) là một chi của khoảng 30 loài thực vật trong họ Hòa Thảo (Poaceae).


4

2.1.2 Nguồn gốc
Theo Bantilan và ctv (2004), cây lúa miến được thuần hóa đầu tiên ở Savanna
giữa tây Ethiopia và phía đông Chad cách nay 5000 – 7000 năm (Doggett và Prasada
Rao, 1995). Các dòng hoang dại của Sorghum bicolor ssp. verticilliflorum được cho là
tổ tiên của cây lúa miến trồng ngày nay (Harlan, 1972). Từ điểm phát sinh cây lúa
miến được đưa đến các vùng khác (chủ yếu là thông qua tàu buôn): đến Ấn Độ, Trung
Quốc, Nam Á, Trung Đông, châu Mỹ, Tây, Bắc và Nam Phi.
Ở châu Phi, cây lúa miến được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như
guinea-corn, dawa hay sorgho ở Tây Phi, durra ở Sudan, mshelida ở Ethiopia và
eritrea, mtama ở Đông Phi, kafffircorn ở Nam Phi, mabele hay amabele ở các quốc
gia Nam Phi. Ở Ấn Độ, nó được biết đến với tên gọi như jowar (Hindi), jonna
(Andhra Pradesh), cholam (Tamil Nadu) và jola (Karnataka) (dẫn theo Võ Văn
Quang, 2011)
Năm chủng lúa miến canh tác cơ bản - Bicolor, Kafir, Guinea, Caudatum và
Durra - đã được công nhận (Harlan và De Wet, 1972). Chủng Bicolor được miêu tả là
khoảng trống và chiều dài cụm hoa, mày hoa thường xuyên kèm theo hạt khi chín.

Kafir được tìm thấy nam xích đạo châu Phi, biểu hiện cân đối và sát góc cầu hạt với
mày ngắn hơn hạt. Guinea chiếm ưu thế ở Tây Phi và dễ nhận ra bởi chiều dài và sự
không cân xứng, mày mở ra nhìn thấy khi hạt chín. Hạt của dòng caudatum thì phồng
lên không cân xứng. Chủng này tìm thấy ở Trung Phi và là gần nơi phát sinh. Dura
biểu hiện hạt dạng trứng ngược và có dạng hình V tại đáy (Bantilan và ctv, 2004).
2.1.3 Vùng phân bố
Theo Bantilan và ctv (2004), ngày nay cây lúa miến được phân bố từ mực nước
biển đến độ cao 2200 m so với mực nước biển và từ 50 0N ở Nga đến 40 0S ở
Argentina. Trong khi cải thiện giống chiếm ưu thế ở châu Mỹ, Trung Quốc và
Australia, các phương pháp chọn lọc truyền thống ở châu Phi và một số quốc gia ở
châu Á. Năm 2004, khoảng 75% vùng trồng lúa miến ở Ấn Độ là các giống lai so với
năm 1960 chỉ trồng khoảng 1%.
Theo Dar, đặc điểm thích nghi của cây lúa miến ngọt như sau: Vĩ độ: 40 0B –
40 0N. Độ cao so với mặt nước biển: lúa miến ngọt có thể tìm thấy ở độ cao từ mực


5

nước biển đến 1500 m, hầu hết lúa miến ở các nước Đông Phi thì sinh trưởng giữa độ
cao 900 đến 1500 m, và các loài chịu lạnh có thể sinh trưởng ở độ cao 1600 đến 2500
m (dẫn theo Võ Văn Quang, 2011).
Nhiệt độ: có thể sinh trưởng từ 15 – 45 0C và thích hợp ở 23 – 40 0C. Độ dài
ngày: 10 – 14 giờ.
Lượng mưa thích hợp 800 – 1200 mm, ẩm độ 50%. Bức xạ: lúa miến ngọt là
thực vật C4 nên bức xạ cao sử dụng hiệu quả.
Quang kỳ: hầu hết các giống lúa miến ngọt lai rất nhạy cảm với quang kỳ.
Đất: thịt đỏ hoặc đen với pH 6,5 – 7,5 OM > 0,6%, độ sâu > 80 cm, tỷ trọng
<1,4 gcc, khả năng giữ nước >20%, N ≥ 260 kg/ha, P ≥ 12 kg/ha, K ≥ 120 kg/ha.
Đặc điểm thích nghi: lúa miến ngọt có khả năng thích nghi rộng. Nó có tính
kháng hạn, ngập lụt và mặn tốt. Nước: mặc dù lúa miến ngọt sẽ sống được với sự

cung cấp ít hơn 300 mm/mùa. Lúa miến ngọt cần lượng nước tưới tiêu hoặc mưa từ
500 – 1000 mm để đạt năng suất cao 50 – 70 tấn sinh khối (khối lượng chất tươi). Khô
hạn: điều kiện quan trọng để cây lúa miến ngọt hình thành tính kháng các điều kiện
bất lợi. Thụ phấn: thụ phấn nhờ gió và côn trùng (trích dẫn bởi Phan Hải Văn, 2012).
Theo viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho các vùng nhiệt đới khô hạn
(ICRISAT) ở Ấn Độ, lúa miến có thể trong điều kiện khô hạn, khí hậu nóng, chịu
được mặn và ngập úng, đặc biệt cây có thể trồng trong những vùng đất khô cằn, đất
trống đồi trọc. Vì vậy, lúa miến đang được quan tâm nhiều nên cần nghiên cứu nhiều
hơn về đặc điểm hình thái, quá trình sinh trưởng của cây để đưa ra phương pháp canh
tác thích hợp, cách thức sử dụng tối ưu để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Do đó, lúa miến được trồng trên 42 triệu ha trong 98 nước Châu Phi, Châu Á,
Châu Đại Dương và châu Mỹ. Nigeria, Ấn Độ, Mỹ, Mexico, Sudan, Trung Quốc và
Argentina là các nhà sản xuất lớn. Các nước sản xuất lúa miến khác là Mauritania,
Gambia, Mali, Burkina Faso, Ghana, Niger, Somalia và Yemen, Chad, Sudan,
Tanzania và Mozambique.

2.1.4 Lịch sử phát trển
Theo Doggett và Prasada Rao (1995), cây lúa miến được thuần hóa đầu tiên ở
Savanna giữa tây Ethiopia và phía đông Chad cách nay 5000 – 7000 năm (trích dẫn


6

của Bantilan và ctv, 2004). Sau đó di chuyển vào phía đông châu Phi từ Ethiopia
khoảng 4800 – 6800 năm, lan dần qua các nước thảo nguyên phía đông và miền nam
châu Phi bởi những người Bantu, người sử dụng ngũ cốc chủ yếu là để làm bia, cách
đây 4500 – 6500 năm. Lúa miến ngày nay được trồng ở miền trung và miền nam châu
Phi do người Cộng hòa liên hiệp Tanzania, Tây Phi đưa đến. Lúa miến đưa tới Ấn Độ
từ miền đông châu Phi trong thời gian đầu tiên của thiên niên kỷ trước Công nguyên,
lúa miến của Ấn Độ có liên quan đến những vùng đông bắc châu Phi và bờ biển giữa

Cape Guardafui và Mozambique. Sự lây lan dọc theo bờ biển của khu vực Đông Nam
Á và xung quanh Trung Quốc thế kỉ XIII qua các tuyến đường tơ lụa. Hạt lúa miến đã
đến châu Mỹ từ Tây Phi bởi hoạt động buôn bán nô lệ khoảng đầu thế kỉ XVII và lúa
miến đến châu Úc được công nhận vào thế kỉ XX.
2.2 Vị trí kinh tế cây lúa miến
2.2.1 Vai trò của cây lúa miến trên thế giới và việt nam
Cây lúa miến (Sorghum bicolor L. Moench) thuộc chi Lúa miến hay chi Cao
lương (chi Sorghum) là một trong 30 loài thực vật thuộc họ hòa thảo (họ Poaceae), là
cây tự thụ phấn, 2n = 20. Lúa miến là một trong năm cây ngũ cốc quan trọng trên thế
giới và là khẩu phần ăn chính của hơn 500 triệu người ở hơn 30 nước. Hiện nay có
hàng triệu người ở Ấn Độ, châu Phi, châu Mỹ La Tinh sử dụng lúa miến như một loại
lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày nhưng hiện nay trên thế giới lúa miến chủ
yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc và sirô lúa miến (làm từ các giống có hàm
lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một vài loại đồ uống chứa
cồn (Dan và Woody, 2001). Lúa miến là thực vật C4 nên sử dụng hiệu quả bức xạ mặt
trời. Lúa miến có thể sinh trưởng phát triển đất xấu, pH từ 5 – 8,5, nhu cầu nước thấp,
sử dụng hiệu quả dinh dưỡng, có khả năng kháng hạn, ngập lụt, các điều kiện đất mặn
hoặc kiềm.
Hiện nay, trên thế giới lúa miến được sử dụng phổ biến làm thức ăn gia súc vì
lúa miến có tỷ lệ protein cao hơn ngô, chất béo thấp hơn ngô, không có caroten như
ngô. Lúa miến có năng suất thân, lá, hạt cao nên có thể sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi. Tiềm năng năng suất lúa miến có thể đạt 16 tấn hạt/ha. Hạt lúa miến có hàm
lượng cao các chất sắt (> 70 ppm), kẽm (> 50 ppm) và được xem như là một cách để


7

giảm suy dinh dưỡng vi lượng trên toàn cầu. Thân lúa miến ngọt có hàm lượng đường
cao 16 – 230 brix, là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất ethanol nhiên liệu.
Cây lúa miến có nhiều mục đích sử dụng như là cây trồng làm thức ăn chính

cho hàng triệu người vùng nhiệt đới bán khô hạn của châu Phi và châu Á. Hạt của nó
được dùng làm thức ăn cho động vật ở Thái Lan, Australia. Ở châu Phi, thân của nó
được dùng làm nhiên liệu. Cây lúa miến cũng được trồng làm cỏ tươi. Đối với loài lúa
miến ngọt còn sử dụng làm sirô. Hạt cây lúa miến được dùng làm bánh mì, bánh ngọt,
bột, đường, sirô, cồn, bia và sản xuất men. Nhu cầu đối với cây lúa miến làm cỏ khô
và nhiều mục đích khác đang tăng ở châu Á, một phần ở Ấn Độ và Trung Quốc
(Bantilan và ctv, 2004).
Theo William Dar, lúa miến ngọt sử dụng làm nhiên liệu sản xuất ethanol có
lợi hơn so với sử dụng cây mía, cây bắp bởi vì lúa miến ngọt sử dụng nước bằng 1/5
so với bắp và 1/8 so với cây mía và giá canh tác của lúa miến ngọt bằng 1/5 cây mía.
Theo Ratnavathi (2008), hạt lúa miến có thể dùng làm bánh mì, bánh ngọt. Dịch thân
cây lúa miến ngọt dùng làm sirô, đường thô, ethanol nhiên liệu pha trộn, sử dụng
trong công nghiệp như dùng làm thức ăn, cồn uống được, bia nhẹ, mạch nha, tinh bột
và các sản phẩm từ tinh
Bảng 2.1 Sử dụng hạt và thân cây lúa miến ở một số nước châu Á
Nước

Hạt

Thân

Ấn Độ (vụ mùa mưa)

Thực phẩm, cồn

Thức ăn khô, cỏ cho bò, cồn

Pakistan (vụ mùa mưa)

Thức ăn cho vật nuôi


Thức ăn khô, cỏ cho bò

Thái Lan (vụ mùa mưa)

Thức ăn cho vật nuôi

Thức ăn khô cho gia súc

Ấn Độ (vụ cuối mưa)

Thực phẩm

Thức ăn khô cho vật nuôi

Ấn Độ (vụ hè)

Thức ăn

Thức ăn khô (gia súc)

Trung Quốc (vùng mát)

Thức ăn gia súc, cồn

Cồn (lúa miến ngọt)

Philippines (sau lúa gạo)

Thức ăn gia súc

(Nguồn: ICRISAT, 2013)

2.2.2 Thành phần dinh dƣỡng lúa miến
Thân, hạt, lá cây lúa miến có rất nhiều các chất dinh dưỡng. Và đặc biệt, hạt
lúa miến có hàm lượng tinh bột, protein, lipit cao thể hiện cụ thể ở bảng 2.2.


8

Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng hạt lúa miến (% chất khô) so với một số cây lấy hạt khác
Loại hạt
Lúa
Lúa mì
Ngô
Lúa miến


Tinh bột
62,4
63,8
69,2
71,7
59,0

Protein
Lipit
Xenluloza Tro
Nước
7,9
2,2

9,9
5,7
11,9
16,8
2,0
2,0
1,8
13,6
10,6
4,3
2,0
1,4
12,5
12,7
3,2
1,5
1,6
9,9
11,3
3,8
8,9
3,6
13,0
(Nguồn: Nguyễn Văn Tuất 2010, dẫn theo Hoàng Kim, 2010)

Cây lúa miến chứa khoảng 70% tinh bột và một nguồn năng lượng tốt. Tinh
bột lúa miến bao gồm 70 đến 80% amylopectin, một nhánh chuỗi polymer của
glucose, 20 – 30% lượng amylose, một polymer chuỗi thẳng. Ở những bộ phận khác
nhau của cây lúa miến (thân, hạt, lá) có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau.
Hạt lúa miến có hàm lượng tinh bột, protein, lipit cao, xenlulose, nước thấp.

Trong thành phần dinh dưỡng của lúa miến bao gồm một số khoáng chất, nó
phân bố không đều và tập trung hơn trong mầm và hạt giống. Trong bột lúa miến xay,
khoáng chất như phốt pho, kẽm, sắt và đồng giảm. Điều quan trọng là xử lý và chuẩn
bị lúa miến đúng cách để cải thiện giá trị dinh dưỡng của lúa miến.
Cây lúa miến chứa một lượng lớn vitamin B phức tạp. Một số giống lúa miến
có chứa beta-carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A của cơ thể con người,
do tính chất quang của carotenes và biến đổi do các yếu tố môi trường. Một số
vitamin tan trong chất béo, cụ thể là D, E và K, cũng đã được tìm thấy trong hạt lúa
miến nhưng với lượng rất ít.
2.3 Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới
Theo FAO (2013), diện tích, năng suất và sản lượng lúa miến chênh lệch
không nhiều giữa các năm. Diện tích lúa miến đạt mức cao nhất vào năm 2012
(58.098,16 ha), năng suất trung bình đạt mức cao nhất vào năm 2012 (1,53 tấn/ha), và
sản lượng cao nhất vào năm 2008 (65.534.273 tấn).


9

Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa miến thế giới (2005– 2012)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012


Diện tích
( 1000 ha)
46.545,63
43.071,43
44.528,64
44.911,88
39.969,62
40.935,90
42.341,82
58.098,16

Năng suất
(tấn/ha)
1,28
1,33
1,40
1,46
1,40
1,36
1,38
1,53

Sản lượng
(tấn)
59.734.069
57.186.680
62.487.149
65.534.273
56.098.260
55.721.588

58.583.460
37.851.779
(Nguồn: FAO, 2013)

Từ bảng 2.3, cho thấy diện tích liên tục giảm trong giai đoạn 2005 – 2009, sang
năm 2010 bắt đầu tăng trở lại và đạt mức cao nhất vào năm 2012 (58.098,16). Nhìn
chung trong giai đoạn 2005 – 2012, năng suất tăng không liên tục và đạt mức cao nhất
vào năm 2012 (1,53 tấn/ha). Năng suất có giảm nhẹ vào giai đoạn 2009 – 2010. Trong
giai đoạn 2005 – 2012, sản lượng giảm không liên tục và giảm mạnh nhất vào năm
2012 (37.851.779 tấn). Tuy nhiên, sản lượng có tăng nhẹ vào năm 2008 và năm 2011.
Năm 2008, sản lượng đạt mức cao nhất (65.534.273 tấn).
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng các cây lương thực năm 2012
Cây lương thực
Ngô
Lúa gạo
Lúa mì
Khoai tây
Sắn
Lúa mạch
Lúa miến
Khoai lang

Diện tích
(triệu ha)
176,99
163,46
216,64
193,21
19,99
49,31

37,85
53,53

Năng suất
(tấn/ha)
4,94
4,39
3,12
19,07
12,83
2,68
1,53
10,70

Sản lượng
(triệu tấn)
875,09
718,35
674,88
368,37
256,53
132,35
58,09
57,29
(Nguồn: FAO, 2013)

Trên thế giới, năm 2012 lúa miến có diện tích đứng thứ 7 (37,85 triệu ha) sau
lúa mì (216,64 triệu ha), khoai tây (193,21 triệu ha), ngô (176,99 triệu ha), lúa gạo
(163,46 triệu ha), khoai lang (53,53 triệu ha), lúa mạch (49,31 triệu ha), và đứng trước
sắn (19,99). Lúa miến có sản lượng đạt 58,90 triệu tấn đứng thứ 7 trong các cây lương

thực chính, xếp sau ngô (875,09 triệu tấn), lúa gạo (718,35 triệu tấn), lúa mì (674,88


10

triệu tấn), khoai tây (368,37 triệu tấn), sắn (256,53 triệu tấn), lúa mạch (132,35 triệu
tấn) và đứng trước khoai lang (57,29 triệu tấn). Tuy nhiên, năng suất lúa miến đứng vị
trí thứ 8 (1,53 tấn/ha) sau khoai tây (19,07 tấn/ha), sắn (12,83 tấn/ha), khoai lang
(10,70 tấn/ha), ngô (4,94 tấn/ha), lúa gạo (4,39 tấn/ha), lúa mì (3,12 tấn/ha), lúa mạch
(2,68 tấn/ha).
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa miến các châu lục năm 2012
Châu lục
Châu Phi
Châu Á
Châu Mỹ
Châu Úc
Châu Âu

Diện tích
(triệu ha)
22,63
7,92
6,42
0,65
0,22

Năng suất
tấn/ha
1,04
1,19

3,45
3,45
3,52

Sảnlượng
(triệu tấn)
23,44
9,49
22,14
2,24
0,78
(Nguồn: FAO,2013)

Năm 2012, Châu Phi có diện tích canh tác cây lúa miến lớn nhất thế giới
(26,63 triệu ha). Châu Á có diện tích canh tác lúa miến xếp vị thứ 2 (7,92 triệu ha).
Châu Âu là châu lục có diện tích canh tác lúa miến nhỏ nhất (0,22 triệu ha). Châu Âu
có năng suất lúa miến cao nhất (3,52 tấn/ha), và Châu Phi có năng suất lúa miến thấp
nhất (1,04 tấn/ha). Năng suất lúa miến Châu Mỹ (3,45 tấn/ha ), Châu Úc (3,45 tấn/ha)
ở vị trí thứ 2. Sản lượng lúa miến ở Châu Phi cao nhất (23,44 triệu tấn) và châu Âu
thấp nhất (0,78 triệu tấn). Châu Mỹ có sản lượng lúa miến đứng ở vị trí thứ 2 (22,14
triệu tấn).
Bảng 2.6: Các quốc gia có diện tích canh tác lúa miến cao nhất thế giới (1000 ha)
Quốc gia
Ấn Độ
Argentina
Burkinafaso
Ethiopia
Mêhicô
Mỹ
Niger

Nigeria
Sudan

2000
9.865,40
7.195,98
1.225,22
1.011,15
1.899,20
3.126,63
2.155,56
6.885,00
4.195,00

2005
9.092,30
5.579,62
1.422,27
1.512,18
1.599,24
2.321,30
2.476,60
7.284,00
9.864,96

2010
7.790,00
7.506,40
1.983,12
1.618,68

1.768,38
1.947,77
3.322,14
4.736,73
5.612,88

2011
2012
7.381,71
6.220,00
1.012,62
1.150,00
1.681,88
1.620,00
1.897,73
1.923,72
1.728,23
1.819,94
1.590,03
2.005,24
2.878,82
2.500,00
4.891,15
5.500,00
7.256,76
4.103,40
(Nguồn: FAO, 2013)


11


Nhìn chung trong giai đoạn 2000 – 2012 , diện tích lúa miến của các nước đều
giảm. Đặc biệt, diện tích Argentina giảm mạnh nhất (1.150,00 nghìn ha). Ấn Độ luôn
đứng đầu trên thế giới về diện tích canh tác lúa miến qua các năm từ 2000 đến 2012.
Hai nước Sudan và Nigeria thay nhau ở vị trí thứ 2 và thứ 3 về diện tích lúa miến, đến
năm 2005 và 2011 Sudan đứng vị trí thứ 2. Ethiopia là nước có diện tích canh tác lúa
miến tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2012. Năm 2012, vị thứ của các nước lần
lượt là Ấn Độ, Nigeria, Sudan, Niger, Mỹ, Ethiopia, Mêhicô, Burkinafaso, Argentina.
Năm 2012, Ấn Độ là nước có diện tích canh tác lúa miến cao nhất (6.220,00 nghìn
ha), và Argentina là nước có diện tích canh tác lúa miến thấp nhất (1.150,00 nghìn
ha).
Bảng 2.7: Các quốc gia có năng suất lúa miến (tấn/ha) cao nhất thế giới
Nước
Ả Rập
Algeria
Italia
Jordan
Oman
Paraguay
Pháp
Philippin
Thổ Nhĩ Kì
Úc

2000
6,95
6,34
6,50
4,01
1,31

6,23
1,47
3,82
3,40

2005
3,35
5,86
14,42
4,60
2,06
5,15
1,73
4,30
2,66

2010
85,81
8,75
6,67
12,47
19,72
5,98
5,51
3,74
7,07
3,10

2011
84,67

10,00
7,10
25,25
18,50
5,98
6,46
4,45
6,92
6,73

2012
84,67
20,60
7,67
23,46
20,00
6,28
5,67
10,78
7,60
6,75

(Nguồn: FAO, 2013)
Năng suất lúa miến của các nước đều có xu hướng tăng liên tục và mạnh từ
năm 2000 đến 2012, nước tăng mạnh nhất là Jordan từ nước có năng suất lúa miến
thấp nhất năm 2000 lên vị trí thứ 2 năm 2012. Nước Pháp là nước có năng suất lúa
miến năm 2012 giảm so với năm 2000. Trong giai đoạn 2000 – 2012, Algeria, Italia
và Úc là 3 nước có năng suất tăng không liên tục. Năm 2012, nước có năng suất cao
nhất là Ả Rập (84,67 tấn/ha), kế đến là Jordan (23,46 tấn/ha), Algeria (20,60 tấn/ha),
các nước còn lại có năng suất lúa miến trong khoảng 5 – 10 tấn/ha. Nước Pháp là

nước có năng suất thấp nhất (5,67 tấn/ha).


12

2.3.2 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ lúa miến tại Việt Nam
Lúa miến đã được nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây lương thực thực phẩm,
Viện Nghiên cứu Ngô, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong
khoảng mười năm (1976-1986) sau ngày Việt Nam thống nhất. Lúa miến dễ trồng, ít
kén đất, sinh trưởng khỏe, canh tác tương tự như sản xuất ngô nhưng chưa được trồng
phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là do lúa miến năng suất hạt thấp (1,5 - 2,5
tấn/ha) ở những giống lúa miến ăn hạt chưa được cải thiện, trong khi chương trình
ngô lai đã đạt được bước tiến vượt bậc với năng suất hạt (5,0 – 7,5 tấn/ ha) cao gấp
hai đến ba lần so với lúa miến. Hướng sử dụng lúa miến ngọt làm nhiên liệu sinh học
đang mở ra triển vọng cho cây trồng này nhưng trở ngại nhất vẫn là nguồn giống tốt.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về việc chọn tạo các dòng lúa miến tốt và khả năng
thích nghi cao. Theo Hồng Hạnh (2006) năm 2005, tỉnh Bình Thuận đã tiến hành
trồng thí điểm hai giống lúa miến là Pacific 99 và Pacific 80 tại ba huyện Tuy Phong,
Bắc Bình, và Hàm Thuận Bắc năng suất thu được còn thấp. Theo Phan Thị Phương
Dung (2009), từ ngày 28/02/2009 đến ngày 20/05/2009, công ty Secoin đã tiến hành
trồng thử nghiệm ba mẫu lúa miến nhập nội. Kết quả đã cho thấy mẫu có nguồn gốc
từ Pakistan có thân nhỏ nhưng có hàm lượng dịch đường nhiều nhất và hàm lượng
đường trong thân cũng nhiều nhất.
Đề tài “Tuyển chọn một số giống cao lương ngọt triển vọng để sản xuất ethanol
nhiên liệu” do TS. Nguyễn Thị Phượng làm chủ nhiệm (Viện Môi trường Nông
nghiệp, thuộc Viện KHNNVN) thực hiện 2009-2011 theo đặt hàng của Bộ Công
thương đã tuyển chọn được 2 giống triển vọng đặt tên là C4 và C7 tại một số tỉnh như
Phú Thọ, Bắc Giang và Hòa Bình (Viện KHNNVN, 2011).
Trong thời gian gần đây dự án sinh học thực vật ứng dụng, mà công ty Secoin
đang triển khai ở giai đoạn nghiên cứu định hướng để phát triển đại trà trên thực địa,

sẽ được thực hiện trên 4 ha, gồm 2 phòng thí nghiệm và một số vườn ươm, các kết
quả thực nghiệm tại đây sẽ được áp dụng thử trên 170 ha thực địa thuộc 2 trang trại
của công ty tại Quảng Ninh và Hà Tĩnh.
Trong thực tế những năm gần đây diện tích canh tác lúa miến càng thu hẹp do
năng suất thấp chưa có giống mới để thay thế. Nông dân trồng chủ yếu để bổ sung
thêm thức ăn cho gia súc ở một số tỉnh như Bình Phước, Bình Thuận, Tp. Hồ Chí


13

Minh. Vì vậy, hiện nay chưa đủ nguyên liệu cung cấp cho thị trường và xuất khẩu.
Theo cơ quan thống kê của liên hợp quốc COMTRADE, trong 3 năm 2004 – 2006,
mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 142,58 tấn hạt nguyên liệu lúa miến với giá trung
bình chưa thuế là 400 USD/tấn. Cũng trong thời gian đó, mỗi năm Việt Nam nhập
khoảng 10,53 tấn mạch nha và bột thực phẩm ít ca cao với tốc độ tăng trung bình về
nhập khẩu hàng năm là 36%. Với một nước tiêu thụ bia lớn như Việt Nam, việc bổ
sung thêm nguồn nguyên liệu tốt như lúa miến là một hướng đột phá nhiều hứa hẹn
(dẫn theo Phan Hải Văn, 2012).
Hiện nay, các giảng viên của Bộ môn Di truyền giống cùng với sinh viên các
khóa của khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đang
thực hiện nghiên cứu và trồng thử nghiệm một số giống trong tập đoàn Lúa miến mới
có những kết quả bước đầu đầy khả quan, đây chính là tiền đề hứa hẹn công cuộc
nghiên cứu chọn tạo giống lúa miến chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái khác
nhau.
2.4 Giống lúa miến và phƣơng pháp chọn tạo giống lúa miến
2.4.1 Nguồn gen lúa miến trên thế giới và Việt Nam
Theo Rosenow và Dalhberg (2000), bộ sưu tập nguồn gen lúa miến của thế giới
chủ yếu tại ICRISAT ở Ấn Độ, Mỹ, châu Phi và Trung Quốc. Năm 2008, ICRISAT
lưu trữ 36.774 nguồn gen đã được sưu tập cất giữ từ 91 quốc gia trên thế giới. Bộ sưu
tập này ước chừng đại diện khoảng 80% nguồn gen lúa miến trên thế giới. Nguồn gen

thuần chủng khoảng 85,3%, nguồn gen lai tạo khoảng 13,2%, nguồn gen hoang dại
khoảng 1,2% và giống canh tác khoảng 0,3% của tổng số bộ sưu tập. Nguồn gen được
duy trì tại ICRISAT thuộc năm chủng canh tác cơ bản là bicolor, guinea, caudatum,
kafir, durra và khoảng 10 chủng lai tạo của chúng. Tuy nhiên bộ sưu tập chủ yếu từ
ba chủng durra (21,8%), caudatum (20,9%), guinea (13,4%). Trong 10 chủng lai, chỉ
có ba, durra-caudatum (11,5%), guinea-caudatum (9,2%) và durra-bicolor (7,1%) là
phổ biến. Khoảng 90% của bộ sưu tập có được từ các quốc gia đang phát triển vùng
nhiệt đới bán khô hạn, khoảng 60% nguồn gen có được từ sáu nước Ấn Độ, Ethiopia,
Sudan, Cameroon, Swaziland và Yemen. 63% tổng số nguồn gen có được từ các nước
châu Phi, 30% có được từ châu Á. Chủng guinea đã được sưu tập chủ yếu ở Benin,


14

Burkina Faso, Gambia, India, Malawi, Mali, Mozambique, Senegal, Sierra Leone,
Tanzania, Togo và Zambia. Chủng kafir và các chủng lai của nó đã được sưu tập chủ
yếu ở Botswana, Lesotho, South Africa, Swaziland và Zimbabwe. Chủng caudatumn
đã được sưu tập chủ yếu ở Burundi, Kenya, Rwanda, Sudan, Uganda, Cameroon,
Central African Republic, Namibia và Sri Lanka. Chủng durras sưu tập từ Ethiopia,
Niger, Somalia, India, Cameroon, Pakistan, Russia và Yemen. Tại ICRISAT Ấn Độ,
trong số các mẫu giống sưu tập, lưu trữ có 23 đặc điểm hình thái, nông học quan
trọng. Các đặc điểm đặc trưng như ngày ra hoa, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng
chùy, kích thước hạt, trọng lượng 100 hạt, màu sắc và độ bao phủ của mày, màu sắc
hạt, độ khó đập hạt. Ngày có ra hoa biến động từ 33 đến 199 ngày trong mùa mưa và
từ 36 đến 154 ngày sau mùa mưa. Chiều cao cây biến động từ 55 cm đến 655 cm
trong mùa mưa và từ 50 – 580 cm trong mùa sau mùa mưa. Trong mùa sau mùa mưa,
chiều dài chùy biến động từ 2,5 – 90 cm, chiều rộng chùy biến động từ 1 – 80 cm,
kích thước hạt từ 0,8 – 6 mm, trọng lượng 100 hạt từ 0,29 – 8,92 g, màu sắc mày từ
vàng rơm đến đen, mày bao phủ hoàn toàn đến không bao phủ hạt, màu sắc hạt từ
trắng đến đen, hạt đập từ dễ đến khó (dẫn theo Phan Hải Văn, 2012).

Ethiopia đến năm 2000 đã sưu tập được 8000 mẫu lúa miến. Sudan đã sưu tập
từ những năm 1950 và thuần hóa các chủng caudatum và sudanese làm nguồn gen
kháng hạn. Mỹ đến năm 1995 có khoảng 42.221 mẫu giống. Trung Quốc đến năm
2001 đã sưu tập được 12.836 mẫu giống. Tại Ấn Độ đến năm 2008 đã thu thập và cất
giữ 20.812 mẫu (Reddy và ctv, 2008).
Theo Reddy và ctv (2004), tổ chức ICRISAT, Patancheru, Ấn Độ đã cung cấp
hạt giống lúa miến cho Việt Nam từ 1986 đến 1999 tổng cộng 1038 giống. Cụ thể là
24 giống (năm 1986), 24 giống (năm 1987), 30 giống (năm 1988), 25 giống (năm
1989), 127 giống (năm 1990), 127 giống (năm 1991), 26 giống (năm 1992), 26 giống
(năm 1993), 63 giống (năm 1994), 659 giống (năm 1995) và 34 giống (năm 1999)
(dẫn theo Phan Hải Văn, 2012).
2.4.2 Phƣơng pháp chọn tạo giống lúa miến
Lúa miến là cây tự thụ phấn, khả năng giao phấn 5 – 25%. Các phương pháp
chọn giống để cải thiện nguồn gen gồm chọn lọc cá thể để tạo dòng thuần, chọn lọc


15

quần thể và lai hữu tính. Phương pháp lai là phổ biến nhất để tái tổ hợp gen tạo giống
mới. Lai giống lúa miến gồm phương pháp phả hệ, phương pháp khối, phương pháp
hồi giao (Audilakshmi và Aruna, 2008).
Theo Phan Thanh Kiếm (2006), phương pháp phả hệ: bắt đầu chọn cá thể tốt ở
các dòng để gieo lại vụ sau. Việc chọn cá thể kết thúc khi đã hình thành các dòng tốt.
Phương pháp hồi giao: là phương pháp có hiệu quả để tăng cường sức đề kháng cho
quần thể lai. Trong phương pháp này có thể tiến hành hồi giao một số thế hệ với giống
có gen cần tăng cường, sau đó thực hiện việc chọn lọc cá thể theo phả hệ.
2.5 Một số giống lúa miến tốt phổ biến trên thế giới và Việt Nam
Theo ICRISAT (2004), các giống lúa miến ngọt hứa hẹn gồm ICSV574, ICSR
93034, NTJ2, ICSV700, ICSV93046, S35, E36-1 với hàm lượng đường trong thân
cao, tỷ lệ phần trăm đường trong thân biến động từ 16,8 - 21,6%. Những giống triển

vọng nhất đã được nhập nội và khảo nghiệm.
Theo kết quả đề tài “Tuyển chọn một số giống cao lương ngọt triển vọng để
sản xuất ethanol nhiên liệu” giai đoạn 2009 – 2011 đã được thực hiện tại một số tỉnh
như Phú Thọ, Bắc Giang và Hòa Bình, giống C4 là giống lúa miến thuần, cây cao 3,5
– 4 m, đường kính thân 3 – 3,5 cm, hàm lượng đường trong thân 12 – 16 độ Brix, thời
gian sinh trưởng 150 ngày, năng suất đạt 50 tấn/ha. Giống C7 là giống lai F1, cây cao
2,5 – 3 cm, đường kính thân 2 – 2,5 cm, hàm lượng đường trong thân 15 – 17 độ Brix,
thời gian sinh trưởng 120 ngày, năng suất đạt 30 – 35 tấn/ha, có khả năng chịu hạn.
Theo kết quả của đề tài “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất
và khả năng chống chịu sâu bệnh của sáu giống lúa miến (Sorghum bicolor L.
Moench) trồng tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”, giống lúa miến ICSV574 là
giống triển vọng nhất trong bộ giống thí nghiệm này, đáp ứng tốt mục tiêu sản xuất
nhiên liệu sinh học và làm thức ăn gia súc vì giống có năng suất sinh khối lớn 97,3
tấn/ha, năng suất thân (49,8 tấn/ha) và năng suất hạt (4,8 tấn/ha) giống cao, với độ
brix trong thân là 16,67 %. Năng suất ethanol quy đổi đạt 3.066 lít /ha từ hạt và 2.179
lít/ha từ thân. Giống lúa miến NTJ2 là giống triển vọng kế tiếp giống ICSV574 với
năng suất sinh khối đạt 98 tấn/ha, năng suất thân 45,2 tấn/ha, năng suất hạt 3,3 tấn/ha.
Với độ brix trong thân là 16,3 %. Năng suất ethanol quy đổi đạt 2.223 lít/ ha từ hạt và
1.998 lít/ha từ thân. (Võ Thị Ngọc Hoang, 2011).


×