Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

lịch sử nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.86 KB, 6 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Quốc triều hình luật (còn được gọi là Luật Hồng Đức) là bộ luật hoàn chỉnh nhất
trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam. Bộ luật được xem như là văn bản pháp luật
quan trọng nhất, có vai trò to lớn trong việc cai trị đất nước hơn 300 năm của triều đại
phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV. Đồng thời, đây cũng là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ
được đầy đủ cho đến ngày nay. Sự điều chỉnh và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình
phong kiến cũng là nội dung trọng yếu của Bộ luật Hồng Đức. Các quan hệ pháp lí về
hôn nhân và gia đình, một mặt thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội gia đình phong
kiến, mặt khác thể hiện rõ nhất một số điểm tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức. Để hiểu rõ
hơn về những điểm tiến bộ, đặc sắc này em xin được tìm hiều đề tài:”Phân tích điểm
đặc sắc trong chế định hôn nhân, gia đình của bộ Quốc triều hình luật”.

NỘI DUNG
I. Pháp luậ nhà Lê đã tiếp thu những phong tục tập quán của dân ộc và bảo

vệ quyền lợi của người con gái trong việc thiết lập quan hệ hôn nhân.
Trong xã hội phong kiến nói chung, chế độ hôn nhân không tự do, hôn nhân của
con cái là do cha mẹ sắp đặt với mục đích trước tiên là vì quyền lợi của gia đình, dòng
họ. Thêm vào đó là chế độ hôn nhân bất bình đẳng, quyền lợi luôn nghiêng về phía
người gia trưởng . Theo quan điểm Nho giáo địa vị người con gái luôn ở vị trí thấp kém
ngay từ khi mới bắt đầu xác lập hôn nhân. Tuy nhiên pháp luật thời lê đã khéo léo bổ
xung thêm quyền lợi cho người con gái để phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc
1


là xác định vị trí quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Do đó trong bộ QTHL đã
có những điều khoản tiến bộ bảo vệ người con gái ngay từ khi chuẩn bị bước chân về
nhà chồng. Theo như Điều 322 quy định:” Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn,
nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tài sản thì cho phép người con gái


được kêu quan trả đồ sính lễ”. Mặc dù quy định này xuất phát từ lợi ích từ lợi ích của
gia đình phong kiến song nó dã phần nào thể hiện quan điềm phần nào quan điểm tiến
bộ của nhà lập pháp vì đã dành cho người con gái cũng có quyền từ hôn như người con
trai nên đã bảo vệ được lợi ích của người con gái. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật
triều Lê so với pháp luật nhà Đường chỉ quy định hình phạt cho bên nhà gái, hình phạt là
60 trượng.
Pháp luật cũng cấm và trừng phạt những hành vi cậy quyền thế cưỡng ép, ức hiếp
con gái lương dân kết hôn. Điều 338 QTHL quy định :”Những nhà quyền thế mà ức hiếp
để lấy con gái lương dân thì xử tội phạt, biếm hay đồ”. Để ngăn ngừa hành vi lạm dụng
quyền thế cưỡng hôn, Điều 316 QTHL quy định:”Các quant y ở trấn ngoài mà lấy đàn
bà con gái ở trong hạt thì xử phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức”. Những quy định
trên thể hiện thái độ của triều Lê trừng phạt nghiêm khắc những hành vi cậy quyền thế
lộng hành, ức hiếp dân chúng nhằm bảo vệ lợi ích của dân chúng, tôn trọng nhân phẩm
của người phụ nữ.

II. Bộ Luật nhà Lê bảo vệ quyền lợi của người vợ trong gia đình và xác lập vị
thế tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng.
2.1. Quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng.
Theo quy định tại các Điều 374, 375, 376 QTHL thì tài sản của vợ chồng bao gồm
tài sản riêng của mỗi người được thừa kế từ gia đình và tài sản chung của vợ chồng cùng
làm ra trong thời kỳ hôn nhân. Lần đầu tiên, pháp luật công nhận công lao đóng góp vào
việc tạo ra tài sản chung của vợ chồng từ đó công nhận quyền sở hữu của người vợ đối
với một nửa tài sản hai vợ chồng làm ra thể hiện qua các quy định tại Điều 374:” … Nếu
điền sản là của của chồng và người vợ trước làm ra thì chia làm hai phần, vợ trước và
chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước để riêng cho con, còn phần của chồng lại
chia như trước. Nếu điền sản lafcuar chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai
phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước, còn
phần của vợ sau thì được nhận làm của riêng…” và Điều 375:”…còn điền ản của vợ
chồng làm ra thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người được một phần; phần của vợ được
nhận làm của riêng…”.

2


Sự quy định thành phần khối tài sản chung, riêng rõ ràng của vợ chồng là điểm rất
tiến bộ và độc đáo của pháp luật nhà Lê và nó vẫn được tiếp thu trong việc xây dựng
pháp luật hiện nay. Việc chia đôi khối tài sản chung chứng tỏ rằng sự đóng góp của
người vợ vào khối tài sản chung là ngang bằng với người chồng. Sự bình đẳng còn thể
hiện ở quyền định đoạt tài sản chung. Như vậy địa vị pháp lý của người vợ được cải
thiện hơn hẳn so với quan niệm Nho giáo qua việc thừa nhận quyền bình đẳng về tài sản
giữa vợ và chồng.
Tài sản riêng của vợ chồng là những tài sản của mỗi bên vợ chồng có trước khi kết
hôn, do được thừa kế từ gia đình mỗi người. Đối với những tài sản này vợ, chồng đều có
quyền sở hữu riêng rẽ, mặc dù những tài sản này đựơc quản lý chung bởi vợ chồng và
các lợi tức của nó là tài sản chung. Những tài sản này chỉ gộp vào để quản lí chung trong
thời ký hôn nhân. Người chồng không có quyền chiếm dụng tài sản mà vợ kế thừa từ
dòng họ của mình và ngược lại. Như vậy, có thể thấy mặc dù đạo đức Nho giáo đòi hỏi
người vợ phải phục tùng và phụ thuộc vào chồng song với sự độc lập làm chủ tài sản,
người vợ không nhất thiết phải phụ thuộc vào chồng; nếu có thì chỉ vì lí do đạo đức và
phong tục chi phối mà không phải vì lí do kinh tế.
2.2. Bộ Luật có những quy định rằng buộc trách nhiệm của người chồng đối với gia
đình, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ.
Quốc triều hình luật đã có nhiều quy định rằng buộc trách nhiệm của người chồng
đối với gia đình, hạn chế quyền tuyệt đối định đoạt của người chồng đối với vợ trong
một số trường hợp nhất định. Như trong việc thực hiện nghĩa vụ đồng cư, người chồng
cũng phái có trách nhiệm. nghĩa vụ náy chỉ có ý nghĩa khi cả hai vợ chồng cùng thực
hiện. Vì vậy Điều 308 QTHL quy định: Nếu người chồng lơ là không làm tròn bổn phận
của người chồng đối với vợ trong thời gian 5 tháng (nếu đã có con thì là 1 năm) thì
người vợ có quyền li hôn. Với tư cách là người gia trưởng, người chồng có nghĩa vụ
chăm lo đời sống gia đình, vợ con, đặc biệt là đối với người vợ cả. Để bảo vệ quyền lợi
của người cợ cả, pháp luậ còn quy định:”…Vì qua say mê nàng hầu mà thờ ơ vơi vợ thì

xử tội biếm (phải có vợ thưa thì mới bắt tội)” (Điều 309). Đây là những quy định đặc
biệt chỉ có trong pháp luật triều Lê mà không có trong các văn bản cổ luật khác. Những
quy định này đã buộc người chồng phải có trách nhiệm đối với gia đình đồng thời bảo
vệ lợi ích chính đáng của người vợ.
Trong quan hệ vợ chồng, người chồng không được tùy ý đánh đập vợ, đối xử tàn
bảo đối với vợ. Hành vi đánh vợ của người chồng vẫn được xử lí theo pháp luật nhưng
với mức hình phạt thấp hơn ba bậc so với trường hợp phạm tội thông thường khác. Sự
3


trừng phạt của pháp luật đối với người chồng khi có những hành vi xâm phạm quyền
được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người vợ là một cách thức hạn chế quyền gia
trưởng của người chồng, bảo vệ quyền lợi của người vợ đó là đòi hỏi tất yếu.
Quốc triều hình luật còn có những quy định về hình phạt đối với cả người đàn ông
khi có hành vi gian dâm hay thông dâm . Theo Điều 401 thì hành vi gian dâm của người
đàn ông bị trừng phạt rất nghiêm khác ,có thể dẫn tới tội chết. Đối với hành vi thông
gian thì được xử lí theo Điều 405 đó là: thông gian với vợ người khác bị xử phạt 60
trượng, biếm hai tư, bắt nộp tiền tạ nhiều hay ít theo bậc cao thấp của người đàn bà. Sự
trừng phạt này vừa có tác dụng bảo vệ quyền lợi của gia đình, của người vợ, vừa ngăn
chặn những hành vi đó trong tương lai.
2.3. Thừa nhận quyền yêu cầu li hôn của người vợ.
Bên cạnh quy định các trường hợp chồng được rấy vợ khi vợ phạm phải một trong
bảy điều thất xuất như đã nêu ở trên, pháp luật triều Lê còn quy định ba trường hợp
chồng không được bỏ vợ dù vợ phạm phải một trong bảy điều thất xuất, đó là trường
hợp “tam bất khứ” được quy định tai Điều 165 bộ Quốc triều hình luật là:” Vợ có ba cớ
không thể bỏ được:một là người vợ để tang nhà chồng ba năm; hai là khi lấy nhau
nghèo, về sau giàu có; ba là khi lấy nhau có bà con, khi bỏ nhau không còn bà con để
trở về”. Quy định này thể hiện tính nhân đạo, bản chất bác ái của người Việt Nam, đồng
thời cũng là sự quan tâm tới số phận của người phụ nữ. Xuất phát từ phong tục, từ tình
nghĩa vợ chồng nhằm bảo vệ những quyền lợi cơ bản tối thiểu nhất của người vợ phù

hợp với đạo lí của người Việt Nam.
Song song với quyền li hôn của người chồng, QTHL cũng cho phép vợ có quyền
yêu cầu li hôn. Nếu trường hợp rấy vợ thể hiện sự bất bình đẳng, sự phân biệt đối xử đối
với quyền lợi pháp lí của người vợ thì việc quy định vợ có quyền li hôn đã thể hiện tính
độc lập, vị thế ngang bằng của người vợ trước chồng đồng thời là biện pháp bảo vệ
quyền lợi hợp lí cho người vợ. Người vợ có quyền yêu cầu li hôn trong hai trường hợp
sau:
-Trong trường hợp người chồng không chăm nom, bỏ lửng vợ trong vòng 5 tháng
không đi lại ( nếu có con thì 1 năm), vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng
thì mất vợ (Điều 308). Điều này thể hiện địa vị tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng.
người vợ không buộc phải làm tròn nghĩa vụ của mình nếu người chồng không thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ của họ. Quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của gia đình chính
thức, trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của người vợ cả - một điều cần phải đặt ra trong chế độ
đa thê.
4


-Theo Điều 333 thì:”nếu con rể lấy chuyện phi lí mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem
việc thưa quan sẽ cho li dị”. Con rể mắng nhiếc cha mẹ vợ được coi là bất hiếu nên
người vợ có quyền thể hiên thái độ của mình bằng việc yêu cầu li hôn. Điều này chứng
tỏ nghĩa vụ tong phu không làm mất đi năng lực pháp lí của người vợ. Họ vẫn có quyền
thưa kiện để bảo vệ mình và những người thân của mình.
Pháp luật cũng bảo vệ quyền của người vợ sau khi li hôn. Mỗi bên đều có quyền kết
hôn với người khác. Điều 308 QTHL quy định:”…Nếu đã đã bỏ vợ mà lại ngăn cản
người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”.

III. Bộ Luật đã qan tâm bảo vệ quyền lợi của con.
3.1.Công nhận quyền sở hữu tài sản riêng của con và cho phép con được ra ở riêng.
Theo quy định của Bộ Luật nhà Lê, con cài khi đủ 15 tuổi được cấp ruộng đất công
để tự nuôi sống bản thân (Điều 347). Quyến sở hữu độc lập đã tạo điều kiện cho việc

xây dựng hộ gia đình riêng của con cái và là cơ sở để cha mẹ được miễn giảm trách
nhiệm đối với những món nợ của con cái khi con cái nỏ nhà trốn.
Tài sản riêng của con bao gồm những tài sản mà con được thừa kế. Theo quy định
tại Điều 388 thì các con đều có quyền thừa kế tài sản như nhau. Cha mẹ mất mà không
có chúc thư thì để ra 1/20 số ruộng đất làm hương hỏa, còn lại các an hem tự chia nhau.
Các con của vợ cả, kể cả con trai lẫn con gái đều được chia như nhau. Phần của con vợ
lẽ, nàng hầu thì được chia ít hơn. Người con gái cũng được thừa kế tài sản hương hỏa
nếu không có con trai trưởng (Điều 391). Đây là điểm tiến bộ chỉ có riêng trong pháp
luật nhà Lê.
3.2. Không cho phép cha mẹ bán tài sản của con
Đối vói tài sản riêng của con thì cha mẹ không có quyền định đoạt, đặc biệt là tài
sản mà con được thừa kế. Bộ luật nhà Lê bảo vệ quyền thừa kế tuyệt đối của con cái và
trừng phạt mọi hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu đó của các con. Điều 377 QTHL
quy định hình phạt đối với người vợ đem bán tài sản thừa kế của con từ người chồng
mình đã chết là 50 roi, trả tiền lại cho người mua, trả ruộng cho con. Người chồng sau
hoặc vợ sau mà đem bán tài sản của con chồng trước hoặc vợ trước thì bị xử nặng hơn
(phạt 60 trượng, biếm hai tư). Điều 379 cũng không cho phép người trưởng họ bán điền
sản của con cháu được thừa kế từ cha mẹ chúng. Nếu bán mà không có lí do chính đáng
thì phạt 60 trượng, biếm hai tư và giao dịch bị hủy bỏ, không có hiệu lực

5


3.3. Cha mẹ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của con.
Cha mẹ có nghĩa vụ dạy bảo, giáo dục con, vì vậy khi con làm điều sai trái thì cha
mẹ là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự trong việc bồi thường
thiệt hại. Điều 457 QTHL quy định:”Các con còn ở nhà với cha mẹ mà đi ăn trộm thì
cha bị xử tội biếm; ăn cướp thì cha bị xử tội đồ; nặng thì xử thêm tội; và đều phải bồi
thường thay con những tang vật ăn trộm ăn cướp. Nếu con đã ra ở riêng thì cha bị xử
tội phạt hay biếm; cha đã báo quan thì không phải tội; nhưng đã báo quan rồi mà còn

để con ở nhà thì cũng bị xử như là chưa báo”. Tuy nhiên, khi con đã ra ở riêng thì cha
mẹ được miễn giảm trách nhiệm đối với những món nợ mà con mắc phải.

KẾT LUẬN
Các quan hệ hôn nhân và gia đình trong Quốc triều hình luật được điều chỉnh khá
toàn diện và mang những sắc thái riêng biệt, độc đáo phù hợp với phong tục tập quán
dân tộc Việt Nam đồng thời đạt được những tiến bộ mà không hề có trong các văn bản
pháp luật khác dưới chế độ phong kiến.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam; Trường Đại học Luật Hà Nội;
NXB CAND; năm 2012.
TS. Lê Thị Sơn; Quốc triều hình luật- lịch sử hình thành nội dung và giá trị; Nxb
khoa học xã hội; năm 2004.
/> />
6



×