Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TÌM HIỂU MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.37 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

]^

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG
TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN KĨ THUẬT NÔNG
NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

GVHD
SVTH
LỚP
MSSV

: ThS. Vũ Minh Hùng
: Nguyễn Thanh Bình
: DH02SP
: 02132152

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 5/2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

]^


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG
TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN KĨ THUẬT NÔNG
NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

NGUYỄN THANH BÌNH
Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng cử nhân SPKTNN
Giảng viên hướng dẫn:

ThS. VŨ MINH HÙNG

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 5/2006


LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn:
− ThS. Vũ Minh Hùng, Giảng viên Bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian làm đề tài.
− Cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài này.
− Cảm ơn quý thầy cô bộ môn Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp cùng các bạn lớp
DH02SP đã ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
− Chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Xuất - Hiệu trưởng trường Phổ thông trung
học Tam Phú, cô Nguyễn Thị Thanh Hải - Giáo viên giảng dạy Kỹ thuật nông nghiệp
trường Phổ thông trung học Tam Phú cùng các em học sinh trường Phổ thông trung
học Tam Phú đã giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành đề tài này.
− Cảm ơn bố mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ con có được những thành quả như ngày
hôm nay.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Bình

i


TÓM TẮT
Công nghệ thông tin hiện nay đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực và nó chi
phối rất mạnh mẽ đối với các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục –
đào tạo. Nó mang lại sự thay đổi to lớn cho công tác giảng dạy của người giáo viên.
Trong đó, những phần mềm dạy học là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho người
giáo viên trong công tác giảng dạy. Vì vậy, người nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu
một số phần mềm như: Microsoft Office PowerPoint, OpenOffice.org Impress,
ViOLET và Powerbullet Presenter với mục đích thiết kế bài giảng điện tử ứng dụng
vào việc giảng dạy môn Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Phổ thông trung học hiện nay.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1: Những vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Chương 2: Nghiên cứu một số phần mềm trong thiết kế bài giảng
Chương 3: Bước đầu ứng dụng một số phần mềm trong thiết kế bài giảng
Phần 3: Phần kết luận và đề nghị
Đề tài đề cập đến bước đầu về cách sử dụng cũng như cách thiết kế bài giảng
bằng các phần mềm nói trên. Qua đó tạo điều kiện cho các bạn giáo sinh, sinh viên
tham khảo thêm trong quá trình thực tập sư phạm.

ii



ABSTRACT
Information Technology is being used in many fields of our life, especially in
field of Education. It brings a large change in Teacher’s Teaching Method.
In there, Education Software plays an important role as Teaching Tools in the
Teacher’s job. So that, the Researcher surveyed some softwares such as: Microsoft
Office PowerPoint, OpenOffice.org Impress, ViOLET and Powerbullet Presenter for
designing an E-learning lesson. From there, the Teacher and Student-teacher can use
them in teaching Agricultural Technology in High School.
The essay has 3 parts:
Part 1: The beginning
Part 2: The survey content
Chapter 1: Some questions about applying Information Technology in Teaching.
Chapter 2: Survey some softwares in design a lesson.
Chapter 3: Apply initially some softwares to design a lesson.
Part 3: The conclusion and suggestion
The essay just deals with the initial application about using and designing with
these softwares in teaching Agricultural Technology in High School. Teacher and
Student-teacher can use it as a reference in their teaching.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn

i


Tóm tắt

ii

Mục lục

iii

Danh sách các hình ảnh

vi

Danh sách các biểu đồ

vii

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu


2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4

6. Xác định các thuật ngữ

4

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5

Chương 1: Những vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

6

1.1 Một số vấn đề về giáo dục

6

1.1.1 Phương pháp giáo dục

6


1.1.2 Sự phát triển của các hình thái lớp học

7

1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

9

1.2.1 Vị trí của công nghệ thông tin trong dạy học

9

1.2.2 Sử dụng máy tính trong giáo dục

9

1.2.3 Chức năng của máy tính và đa phương tiện trong dạy học

10

1.2.4 Lợi ích và hạn chế

10

1.2.5 Tác dụng của ứng dụng Công nghệ thông tin

11

1.3 Một số vấn đề về thiết kế bài giảng điện tử


13

1.3.1 Khái niệm về bài giảng điện tử

13

1.3.2 Mục đích của bài giảng

14
iv


1.3.3 Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử

14

1.3.4 Cấu trúc của bài giảng điện tử

15

1.3.5 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử

15

Chương 2: Nghiên cứu một số phần mềm trong thiết kế bài giảng

16

2.1 Phần mềm Microsoft Office PowerPoint


16

2.1.1 Giới thiệu về Microsoft Office PowerPoint

16

2.1.2 Ưu và nhược điểm

16

2.1.3 Cài đặt, sử dụng

17

2.1.4 Các bước thiết kế bài giảng bằng PowerPoint

19

2.2 Phần mềm OpenOffice.org Impress

23

2.2.1 Giới thiệu về OpenOffice.org Impress

23

2.2.2 Ưu, nhược điểm

23


2.2.3 Cài đặt, sử dụng

24

2.2.4 Các bước thiết kế bài giảng bằng Impress

26

2.3 Phần mềm ViOLET

29

2.3.1 Giới thiệu về ViOLET

29

2.3.2 Ưu, khuyết điểm

29

2.3.3 Cài đặt, sử dụng

30

2.3.4 Các bước thiết kế bài giảng bằng ViOLET

32

2.4 Phần mềm Powerbullet Presenter


37

2.4.1 Giới thiệu về Powerbullet Presenter

37

2.4.2 Ưu, nhược điểm

37

2.4.3 Cài đặt sử dụng

37

2.4.4 Các bước thiết kế bài giảng bằng Powerbullet

40

Chương 3: Bước đầu ứng dụng một số phần mềm trong thiết kế bài giảng

42

3.1 Thiết kế một số bài giảng bằng các phần mềm

42

3.1.1 Phần mềm Microsoft PowerPoint

42


3.1.2 Phần mềm OpenOffice.org Impress

49

3.1.3 Phần mềm ViOLET

54

3.1.4 Phần mềm Powerbullet Presenter

60

3.2 Dạy thực nghiệm

64
v


3.2.1 Mục đích

64

3.2.2 Địa điểm, thời gian và cách thức thực hiện

64

3.2.3 Nội dung thực nghiệm giảng dạy

64


3. 3 Kết quả khảo sát ý kiến học sinh

64

PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

69

1. Kết luận

70

1.1 Tóm tắt kết quả

70

1.2 Nhận xét

70

2. Đề nghị

70

3. Hướng phát triển của đề tài

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO


72

PHỤ LỤC

74

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình

Trang

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc bài giảng điện tử

15

Hình 2.1: Các bước cài đặt chương trình PowerPoint

18

Hình 2.2: Giao diện chương trình PowerPoint

19

Hình 2.3: Cửa sổ Hyperlink

21


Hình 2.4: Hộp tính năng Custom Animation

22

Hình 2.5: Các bước cài đặt chương trình Impress

25

Hình 2.6: Giao diện chương trình Impress

26

Hình 2.7: Khung layouts

27

Hình 2.8: Cửa sổ Hyperlink

28

Hình 2.9: Các bước cài đặt chương trình ViOLET

31

Hình 2.10: Giao diện chương trình ViOLET

32

Hình 2.11: Cửa sổ nhập đề mục


33

Hình 2.12: Cửa sổ nhập hình ảnh và văn bản

33

Hình 2.13: Cửa sổ nhập văn bản

34

Hình 2.14: Cửa sổ nhập bài tập trắc nghiệm

34

Hình 2.15: Cửa sổ nhập bài tập ô chữ

35

Hình 2.16: Cửa sổ nhập bài tập kéo thả chữ

35

Hình 2.17: Các bước cài đặt chương trình Powerbullet

39

Hình 2.18: Giao diện chương trình Powerbullet

39


Hình 2.19: Cửa sổ tạo hiệu ứng

41

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1: Cảm nhận của học sinh khi học với PowerPoint

64

Biểu đồ 2: Mức độ trực quan khi học với PowerPoint

65

Biểu đồ 3: Khả năng tiếp thu bài khi học với PowerPoint

65

Biểu đồ 4: Phương pháp giảng dạy học sinh thấy hứng thú

66

Biểu đồ 5: Những yếu tố khiến học sinh thích học với PowerPoint


66

Biểu đồ 6: Khó khăn khi học với PowerPoint

67

Biểu đồ 7: Sử dụng phần mềm trong giảng dạy

67

viii


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

PHẦN MỞ ĐẦU

1


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và Khoa học công nghệ nói
chung cùng những xu hướng giao lưu, hội nhập với thế giới đang tác động mạnh mẽ

vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Và giáo dục cũng không
ngoại lệ. Điều đó đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho nền giáo dục vốn đã lạc hậu của
đất nước. Trước bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi
cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy
học theo kịp cuộc sống, thì nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng
vận dụng Công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại. Có như vậy mới phát
huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh và
nâng cao chất lượng đào tạo. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT, ngày 30/07/2001 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2002, trong đó đã nhấn
mạnh việc “... sử dụng Công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục là hoàn toàn có thể thực
hiện được, vì tin học ngày càng được phổ cập rộng rãi và việc trang bị những trang
thiết bị dạy học như máy vi tính, projector, tivi, video, VCD… thì không quá tốn kém
như trước. Do đó việc ứng dụng những phầm mềm giáo dục trong dạy học để nâng cao
chất lượng giảng dạy là việc làm cấp thiết.
Ứng dụng phần mềm trong thiết kế giảng dạy ngoài việc cung cấp kiến thức còn
góp phần tăng tính trực quan, hứng thú cho học sinh, vì người giáo viên có thể đưa vào
bài giảng của mình những hình ảnh, những đoạn phim, âm thanh, biểu đồ,… để minh
họa cho bài giảng của mình thêm sinh động. Từ đó chất lượng dạy học sẽ được nâng
cao hơn. Chính vì những lý do trên, người nghiên cứu quyết định tiến hành đề tài:
“Tìm hiểu một số phần mềm và bước đầu ứng dụng trong thiết kế bài giảng môn
Kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học phổ thông”.

2


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN


Nguyễn Thanh Bình

2. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề cập đến một số phần mềm dùng thiết kế bài giảng với mục đích góp
phần tạo hứng thú học tập cho học sinh trong học tập và giảm bớt việc ghi bảng cho
người giáo viên trong giảng dạy. Từ đó nâng cao chất lượng và góp phần đổi mới
giảng dạy và học tập môn Kỹ thuật nông nghiệp ở trường phổ thông hiện nay. Bên
cạnh đó người nghiên cứu cũng đưa ra các ưu, nhược điểm của từng phần mềm để
người giáo viên có thể lựa chọn phần mềm thích hợp cho công tác giảng dạy của mình.
2.2 Đối tượng nghiên cứu

− Phương pháp thiết kế bài giảng.
− Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
− Sử dụng các phần mềm trong thiết kế bài giảng.
− Học sinh lớp 11A5 – trường Phổ thông trung học Tam Phú quận Thủ Đức.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
− Khái quát về các phương pháp giáo dục và sự phát triển của các hình thái lớp
học.

− Tìm hiểu vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học.
− Thiết kế bài giảng bằng các phần mềm: Microsoft Office PowerPoint,
OpenOffice.org Impress, ViOLET và Powerbullet Presenter.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Những vấn đề lý luận được nghiên cứu qua: các trang web giáo dục, thư viện
nhà sách, tạp chí, các bài báo,…
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Tìm hiểu về cách cài đặt, sử dụng các phần mềm và từ đó ứng dụng vào việc
thiết kế bài giảng.


3


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

c. Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp này được dùng với mục đích khảo sát lấy ý kiến của học sinh về
phương pháp học truyền thống với phương pháp học có sử dụng đa phương tiện.
d. Phương pháp xử lý thống kê:
Phương pháp này nhằm phân tích, xử lý các số liệu khảo sát thu được cho hợp
lệ.
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Có rất nhiều chương trình, phần mềm có thể dùng thiết kế bài giảng nhưng do
điều kiện và khả năng có hạn, người nghiên cứu chỉ đề cập đến 4 phần mềm: Microsoft
Office PowerPoint, OpenOffice.org Impress, ViOLET và Powerbullet Presenter.
Những phần mềm khác nếu có điều kiện người nghiên cứu sẽ tìm hiểu thêm để giúp
người giáo viên có thêm nhiều lựa chọn trong thiết kế bài giảng phục vụ công việc
giảng dạy.
6. XÁC ĐỊNH CÁC THUẬT NGỮ
9 Thiết kế:
Làm đồ án, xây dựng một bản vẽ với tất cả những tính toán cần thiết để theo đó
mà xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm. (Nguyễn Như Ý. 1999. Đại tự điển Tiếng
Việt. NXB Văn hóa – Thông tin. Trang 1570)
9 Ứng dụng:
Đưa lý thuyết áp dụng vào thực tiễn. (Nguyễn Như Ý. 1999. Đại tự điển Tiếng
Việt. NXB Văn hóa – Thông tin. Trang 1781)
9 Phần mềm:

Các chương trình được sử dụng trên máy vi tính nói chung, phân biệt với phần
cứng. (Nguyễn Như Ý. 1999. Đại tự điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa – Thông tin.
Trang 1326)
Các lệnh (chương trình máy tính) khi được thực hiện thì đưa ra hoạt động và kết
quả mong muốn; Các cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình thao tác thông tin thích
hợp; Các tư liệu mô tả thao tác và cách dùng chương trình. (Pressman.S.R. 1997. Kỹ
nghệ phần mềm. NXB Giáo dục. Tập một, Trang 27)
4


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

PHẦN NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU

5


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC
1.1.1 Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là sản phẩm của sự liên kết lý thuyết và thực hành sư
phạm nhằm giúp cho người học chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách.
Mặc dù có nhiều khác biệt, các phương pháp giáo dục đều có chung hai đặc
điểm:

− Sự liên kết giữa tư tưởng cơ bản về lao động giáo dục với hoạt động sư phạm
được định hướng và thiết kế theo sự chỉ đạo của tư tưởng đó, như là tư tưởng lấy thầy
làm trung tâm hay lấy trò làm trung tâm của hệ thống giáo dục.

− Tính hiệu quả của phương pháp vì phương pháp bao giờ cũng nhằm một mục
tiêu xác định, từ mục tiêu tổng quát (như là đào tạo con người tự chủ, năng động, sáng
tạo) đến mục tiêu cụ thể của từng bài học.
Các phương pháp giáo dục:
a. Phương pháp giáo điều
Từ điểm xuất phát của nhà trường sơ khai, thầy giáo là trung tâm, chi phối tuyệt
đối quá trình giáo dục, thông báo cho người học những điều cần học (như Kinh thánh,
Tam tự kinh,…), người học công nhận, học thuộc lòng và đọc lại cho thầy nghe. Thầy
là quyền lực – tri thức, chủ thể lu mờ, khách thể lặp lại. (7)
b. Phương pháp cổ truyền
Thầy giáo vẫn là trung tâm, truyền đạt cho học sinh những kết luận khoa học
sẵn có, “thầy giảng, trò ghi nhớ”, “thầy nói hết, trò nhắc lại”, “thầy độc thoại, trò im
lặng”. Dù có cải tiến phương pháp theo hướng tăng cường phát vấn, sử dụng dụng cụ
trực quan, phương tiện nghe nhìn, kĩ thuật hiện đại, người học vẫn thụ động tiếp thu
một học vấn có sẵn, áp đặt từ bên ngoài. Thầy là trung tâm, người truyền đạt; chủ thể
(học sinh) thụ động, khách thể tái hiện. (7)
6


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN


Nguyễn Thanh Bình

c. Phương pháp tích cực
Người học trở thành trung tâm, chủ thể, được định hướng để tự mình tìm kiến thức,
chân lí, bằng hành động của chính mình. Thầy trở thành người đạo diễn, trọng tài – cố
vấn, thiết kế tổ chức cho chủ thể học sinh hành động để khám phá ra “cái chưa biết”
với sự hợp tác của cộng đồng các chủ thể (lớp học). Thầy là trọng tài – cố vấn, trò là
chủ thể chủ động, khách thể tự tạo. (7)
d. Phương pháp tự giáo dục
Cuối cùng, người học thật sự là trung tâm, chủ thể, gần như hoàn toàn tự do lựa
chọn mục tiêu, phương pháp học tập, tự đảm nhận trách nhiệm tự giáo dục. Thầy là tác
nhân cho cộng đồng các chủ thể tự giáo dục, tự đào tạo. Quá trình chuyển biến từ giáo
dục đến tự giáo dục đã được hoàn thành. Thầy là tác nhân. Trò là chủ thể tự giáo dục,
khách thể sáng tạo. (7)
1.1.2 Sự phát triển của các hình thái lớp học
Tương ứng với mỗi phương pháp giáo dục là các hình thái lớp học dưới đây:
a. Lớp học “Thầy đồ”
Hình thái lớp học kiểu “Thầy đồ” được đặc trưng bởi các yêu cầu đơn giản và
sơ khai về học tập. Trong mô hình này, một “thầy” sẽ dạy trực tiếp một hoặc một vài
“trò” theo các chương trình chưa hoặc không thật bài bản. Trong trường học dành cho
trẻ nhỏ, sách được dùng để giảng dạy thường là: Tam tự kinh, Sơ học vấn tâm, Ấu học
ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám,… đây là những sách về những nguyên tắc đạo đức
của triết học Trung Hoa. Còn trong trường người lớn thì chủ yếu là bình giảng các
sách kinh điển của Trung Hoa như: Kinh thi, Kinh dịch, Kinh thư, Kinh lễ,…
Đây là hình thái lớp học đặc trưng cho kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một
chiều từ thầy đến trò. Người thầy đóng vai trò “trung tâm” còn người học với vai trò
“thụ động”, tiếp thu kiến thức một cách cứng nhắc và cái mà người thầy yêu cầu ở học
trò là trí nhớ vì “Người ta chẳng mấy chú trọng phát triển đầu óc phê phán, là thứ
chẳng dùng làm gì trong một chế độ được xây dựng trên sự tôn trọng tuyệt đối sách

vở”. Và hệ quả của hình thái lớp học kiểu “Thầy đồ” là: “Sách chứa đựng tất cả các
nguyên tắc của luân lý, của khoa học. Triết gia, nhà thông thái chẳng phải là những
người suy nghĩ nhiều, quan sát nhiều mà là kẻ đọc nhiều sách và nhớ nhiều. Sự tồn
7


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

đọng quá đáng sách vở đã đưa một cách tai hại các ông thầy cũ đến chỗ biến học trò
thành những thùng chứa thực sự. Đọc thuộc lòng chiếm hàng đầu. Bài tập viết chỉ
nhằm mục đích củng cố trí nhớ các công thức của sách vở. Học trò do cứ thường
xuyên chịu đựng vai trò thụ động này trở thành không còn khả năng suy nghĩ và xét
đoán cho riêng mình” – Lê Thước người thi đậu xuất sắc ở một trong những khoa thi
cuối cùng hồi đầu thế kỷ. (14)
b. Lớp học “Bảng đen”
Lớp học “Bảng đen” là hình thái lớp học điển hình của hiện tại mà chúng ta đã
quen biết. Đó là mô hình lớp học cổ điển trong đó, một giáo viên lên lớp “giảng bài”
cho một số đông học sinh ngồi nghe. Mô hình lớp học loại này đã tồn tại ở châu Âu
hàng chục thế kỷ và tại Việt Nam hàng trăm năm nay. Mô hình này đã chứng tỏ tính
ưu việt hơn hẳn so với mô hình lớp học “thầy đồ”. Với mô hình lớp học này, con
người đã biến việc giáo dục thành một công nghệ được chuẩn hóa, có hiệu năng cao và
đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội từ nhiều thế kỷ nay. Trong mô hình lớp học kiểu
“bảng đen”, giáo viên sẽ chuẩn bị giáo án theo một chương trình đã định sẵn và chỉ
việc lên lớp “thuyết trình” kiến thức đã chuẩn bị đó cho cùng một lúc nhiều học viên.
Việc giao tiếp giữa thầy và trò do giáo viên điều khiển và đã bị hạn chế nhiều do
không đủ thời gian cho tất cả mọi học viên. Do đó không thể phát huy hết vai trò
“trung tâm” của người học. Với sự phát triển của công nghệ, đã xuất hiện nhiều công
cụ trợ giúp cho giáo viên giảng dạy trong lớp học kiểu “bảng đen” (mô hình, mẫu vật,

dụng cụ thí nghiệm,…) tuy nhiên tất cả các công cụ này chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ tốt hơn
cho việc công việc giảng dạy hay thuyết trình của giáo viên mà không thay đổi được
bản chất của công nghệ dạy học.
c. Lớp học với máy vi tính
Trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa hiện nay đã bắt đầu phát
triển các hình thái lớp học “sau bảng đen”, là hình thái phát triển thứ ba của mô hình
lớp học. Đó chính là hình thái lớp học với máy vi tính. Với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin, các cuộc cách mạng đổi mới phương pháp giáo dục đã và đang
xảy ra trên quy mô toàn thế giới. Có thể tóm tắt các đặc trưng cơ bản của mô hình lớp
học này là:

8


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

− Là một phát triển tự nhiên và kế thừa của mô hình lớp học “bảng đen” đã tồn
tại hàng trăm năm nay.

− Có sự trợ giúp tích cực của máy vi tính – đóng vai trò công cụ hỗ trợ cho quá
trình dạy và học.

− Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, giáo viên có thể thay đổi hay đổi mới
phương pháp, công nghệ dạy học với mục đích cuối cùng là làm cho học sinh chủ
động hơn, nắm kiến thức nhanh hơn, tốt hơn.
Mô hình lớp học với máy vi tính là mô hình lớp học hiện đại và tiên tiến nhất
hiện nay. Mô hình này đang được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, thử nghiệm
để đưa vào thực tiễn giảng dạy. (2)


1.2 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
1.2.1 Vị trí của công nghệ thông tin trong dạy học
Công nghệ thông tin có sự tác động và làm thay đổi mục tiêu, nội dung, phương
pháp và cách thức tổ chức quá trình dạy học.
Công nghệ thông tin tác động đến các yêu cầu mới trong dạy học, làm thay đổi
cách dạy, cách học một cách đa dạng như sự cập nhật các công nghệ mới, các phương
pháp mới, từ đó tạo ra nhu cầu học tập phong phú, đa dạng, học mọi lúc mọi nơi và
học suốt đời.
Công nghệ thông tin cũng là công cụ, phương tiện nhằm giúp cho việc thực
hiện một cách hiệu quả các yêu cầu trên.
1.2.2 Sử dụng máy tính trong giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục, máy tính được sử dụng theo 2 dạng:
* Máy tính là một nội dung giáo dục:
o Nội dung đặc biệt là những vấn đề thuộc lĩnh vực tin học mà một nhóm
học viên phải được học để chuẩn bị cho các công việc chuyên môn hay
công việc đặc biệt.
o Nội dung phổ thông là những vấn đề tin học mà mọi người đều phải biết
để “xóa mù máy tính” và để chuẩn bị cho cuộc sống trong thế kỷ 21.

9


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

* Máy tính là một công cụ trong giáo dục và đào tạo: có 3 nội dung:
o Máy tính là một công cụ quản lý (CMI – Computer Managed
Instruction).

o Máy tính là một công cụ để dạy học (CAI – Computer Assisted
Instruction).
o Máy tính là một công cụ để học tập (CAL – Computer Assisted
Learning). (19)
1.2.3 Chức năng của máy tính và đa phương tiện trong dạy học
Thực hiện sự mô phỏng tái tạo hiện thực: nhờ kết hợp các yếu tố như âm thanh,
chuyển động, màu sắc, hoạt hình một số chương trình có khả năng mô tả và tái tạo các
hoạt động của các sự vật, hiện tượng một cách phong phú sinh động như: 3D MAX,
Macromedia Flash, Maya,…
Công cụ trình diễn: máy tính đa phương tiện được sử dụng như một công cụ
trình diễn mô tả lại thế giới hiện thực mà không cần thông qua một mô hình nào khác.
Ví dụ như: phim hoạt hình, phim dạy học, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,… Một ứng dụng
khác là dùng để biên soạn giáo trình điện tử, bài giảng điện tử và có thể thay thế bài
giảng truyền thống.
Công cụ truyền thông: Sự trao đổi thông tin giữa người dạy và người học ngày
càng trở nên dễ dàng và thuận tiện thông qua mạng Internet. Và đã hình thành một môi
trường học tập tạo điều kiện cho người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, ở mọi lứa tuổi
và không phân biệt ranh giới quốc gia như: đào tạo ảo, lớp học ảo, đào tạo từ xa,…
Công cụ điều khiển học tập: Thông qua máy vi tính và các chương trình dạy
học hay các chương trình hướng dẫn đã được lập tình đã tạo ra sự điều khiển của quá
trình học tập. (16)
1.2.4 Lợi ích và hạn chế của việc áp dụng Công nghệ thông tin trong dạy học
a. Lợi ích

− Cho phép học sinh học theo từng bước riêng của mình, do đó tiết kiệm được
nhiều thời gian giảng dạy trên lớp, tạo nên khả năng cá nhân hóa trong học tập của học
sinh.

− Các chương trình dạy học của máy tạo điều kiện cho học sinh tự củng cố
những kiến thức mà mình chưa nắm vững.

10


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

− Màu sắc, âm nhạc và các hình ảnh thật và các hình vẽ, các chương trình luyện
tương tự giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng, học thực hành, làm các thí nghiệm mà
không cần có trang bị thực.

− Do nối mạng, máy tính có thể cung cấp cho người sử dụng những thông tin đa
dạng tại nhiều nguồn cung cấp có tham gia trong mạng.

− Các chương trình máy tính được lập ra để giải quyết một số vấn đề đặc biệt đã
giúp cho người sử dụng không cần tốn nhiều thời gian nghiên cứu cách giải quyết mà
vẫn có thể thực hiện được vấn đề một cách chính xác và hiệu quả cao.
b. Hạn chế

− Cần cân nhắc tỉ mỉ khi quyết định sử dụng máy tính vào công việc giảng dạy
vì giá thành trang bị và nhất là phần mềm rất đắt.

− Các mục tiêu giảng dạy trên máy tính thường hạn chế. Hầu hết các chương
trình dạy học trên máy tính thường kém hiệu quả khi muốn đảm bảo các mục tiêu về
tình cảm, động cơ tâm lí và kĩ năng giao tiếp.

− Thiết kế các tài liệu dạy học để sử dụng trên máy tính thường là các nhiệm vụ
mang tính cần cù siêng năng, thường yêu cầu cao về tính sáng tạo của người nghiên
cứu, do đó dạy học bằng máy tính rất tốn kém.


− Dạy học sử dụng máy tính có thể làm sơ cứng tính sáng tạo. Máy tính chỉ thực
hiện chương trình đã được lập ra cho nó. Nếu người lập trình không dự kiến trước thì
tính sáng tạo và tính cách riêng của người học sẽ bị hạn chế.

− Một số người học, nhất là số học sinh lớn tuổi không thích đọc các hàng chữ
hay các thông tin hiện lên và chạy theo từng dòng mà họ cảm thấy đọc trên các trang
sách còn nhanh và gây sự chú ý hơn. (19)
1.2.5 Tác dụng của ứng dụng Công nghệ thông tin đến phương pháp dạy học
a. Tăng cường tính trực quan, sinh động, nâng cao hiệu quả của phương
pháp dạy học mô phỏng
Ứng dụng Công nghệ thông tin, người giáo viên hầu như có thể mô phỏng tất cả
các đối tượng trong thực tế một cách hết sức sinh động. Các mô hình, bảng biểu, hình
vẽ, tranh ảnh, hoạt động có thể được trình bày trên màn hình bằng các thí nghiệm vật
lý, hóa học, sinh học cũng có thể mô tả trực quan được trên màn hình bằng các thí
11


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

nghiệm ảo… Như vậy, phương pháp và hình thức dạy học cũng sẽ có sự biến đổi rất
sâu sắc, các giờ học điện tử, lớp học điện tử, trường học điện tử đã và sẽ ra đời.
b. Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên, tăng cường thời gian làm việc
trực tiếp giữa người dạy và người học
Cùng với việc tăng cường tính trực quan, sinh động, việc sử dụng máy tính kết
hợp với các phương tiện nghe nhìn còn cho phép tiết kiệm rất nhiều thời gian giáo viên
dùng vào việc ghi bảng, vẽ các hình vẽ, các sơ đồ… Học sinh cũng sẽ được trang bị
các tài liệu thích hợp đã được chuẩn bị trước sẽ giảm bớt thời gian cho việc ghi chép.
Nếu như với cách dạy học trước đây, phần lớn thời gian của giáo viên và học sinh

dùng cho việc đọc – chép thì với cách dạy học ứng dụng Công nghệ thông tin, thời
gian làm việc giữa họ chủ yếu là trao đổi, thảo luận, tranh luận để chiếm lĩnh được các
tri thức mới.
c. Làm chủ được giáo án, tăng cường khả năng bao quát lớp, tập trung được
sự chú ý của người học
Việc soạn được một giáo án đảm bảo các yêu cầu khoa học, sư phạm và hợp lý
là một yêu cầu rất cao. Trong thực tế nhiều giáo sinh – sinh viên thực tập giảng dạy
hay giáo viên mới ra trường do còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy sẽ không tránh được
việc bỏ sót hay thừa nội dung trong giáo án. Song với một tiết giảng đã được chuẩn bị
để trình bày bằng máy vi tính và phương tiện nghe nhìn thì các đề mục, các nội dung
chính, các hình ảnh, biểu mẫu, sơ đồ đã được chuẩn bị theo một trình tự logic xác định
với ý đồ sư phạm đã được cân nhắc kỹ. Như vậy, người dạy sẽ thực hiện giờ giảng
theo đúng giáo án đã được soạn ra mà không bao giờ có những sơ suất như trước đây.
Trong tiết học sử dụng máy tính và phương tiện nghe nhìn để giảng dạy, thời
gian giáo viên sử dụng máy tính và phương tiện để trình bày, hướng dẫn, giải đáp, trao
đổi với lớp học sẽ tăng lên rất nhiều. Nhờ vậy, việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào
giờ dạy sẽ cho phép người giáo viên có thể quán xuyến được lớp học, tập trung được
sự chú ý của người nghe theo ý đồ sư phạm của giáo viên đã được chuẩn bị từ trước.
d. Việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung bài giảng của giáo viên rất dễ dàng, thuận
tiện
Việc soạn bài giảng bằng máy tính ngày càng làm nhẹ công sức và thời gian của
giáo viên do những phần mềm ứng dụng trong dạy học ngày càng phong phú và tiện
12


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

lợi. Khi đã chuẩn bị, soạn được một bài giảng trên máy tính, người giáo viên có thể

lưu giữ, cập nhật, sửa đổi, bổ sung bài giảng các lần sau đó một cách dễ dàng, thuận
tiện. Giáo viên chỉ cần thao tác mở một tập tin đã có, tiến hành cập nhật, bổ sung
những nội dung kiến thức và hình thức trình bày mới hoặc sửa chữa những nội dung
kiến thức và hình thức không còn phù hợp và ghi lại vào đĩa, lúc này họ có thể có một
giáo án mới.
e. Đảm bảo tính chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra đánh giá kiến thức là một khâu quan
trọng có tác dụng quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Có rất nhiều
chương trình giúp người giáo viên có thể thực hiện soạn một bài kiểm tra trắc nghiệm
(Teaching Templates, Testor Mar.04,…) giúp đảm bảo được tính chính xác, khách
quan, tránh được những sai sót của giáo viên trong quá trình chấm bài hoặc các suy
nghĩ cho rằng giáo viên thiếu khách quan trong việc đánh giá học sinh.

1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1.3.1 Khái niệm về bài giảng điện tử

− Là một hay nhiều trang tư liệu bài giảng được viết và thể hiện trên máy tính,
có thể xem, trình diễn hoặc in ra máy in.

− Giáo viên có thể điều khiển được thể hiện của nội dung bài giảng này thông
qua bàn phím, chuột và các nút lệnh ngay trên các trang tư liệu này.

− Tư liệu bài giảng có thể là chữ, hình ảnh, bảng biểu, đồ họa với màu sắc và âm
thanh kết hợp.

− Giáo viên có khả năng điều chỉnh việc thể hiện dữ liệu bằng những thao tác
đơn giản nhằm phục vụ mục đích giảng dạy và sư phạm của môn học.

− Giáo viên có khả năng trình diễn bài giảng của mình ngay trên máy tính hoặc
thông qua bộ chuyển đổi lên màn hình lớn nhằm phục vụ nhiều đối tượng cùng một

lúc. (1)

13


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

1.3.2 Mục đích bài giảng
Bài giảng được sử dụng chủ yếu để:

− Phân tích, tìm hiểu những kiến thức cơ bản.
− Thực hành các kỹ năng đòi hỏi tư duy cao cấp như:
o Phân tích vấn đề
o Thảo luận, tranh luận
o Áp dụng
o Sáng tạo
o Ra quyết định
1.3.3 Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử

− Đầy đủ: có đủ yêu cầu nội dung bài học.
− Chính xác: về thông tin, đảm bảo có ít nhất những sai sót.
− Trực quan: hình ảnh, âm thanh,… trực quan, sinh động, hấp dẫn người học.
− Bài kiểm tra: thực hiện từng mục, từng bài; sắp xếp từ dễ tới khó, trình bày
trực quan nhằm đánh giá đầy đủ mức độ nhận thức của người học từng phần và toàn
bộ bài học.
a. Yêu cầu về phần bài học
Cần có nội dung lý thuyết cô đọng được minh họa sinh động và có tính tương
tác cao giúp người học tích cực tham gia quá trình học, tăng khả năng tiếp thu, có

những khám phá, phát hiện, đào sâu vấn đề. Giáo viên cần vận dụng thể hiện các
phương pháp sư phạm và có kiến thức về tin học để thực hiện các minh họa, mô phỏng
hoặc tận dụng từ tư liệu sẵn có.
b. Yêu cầu về phần câu hỏi
Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích:

− Giới thiệu một chủ đề mới.
− Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung (từng phần, toàn bài) vừa trình
bày không.

− Liên kết với một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp.
Cách thiết kế câu hỏi trắc nghiệm là một chuyên đề mà các giáo viên cần được
bồi dưỡng để thiết kế bài giảng hiệu quả.
14


Luận văn tốt nghiệp SPKTNN

Nguyễn Thanh Bình

1.3.4 Cấu trúc bài giảng điện tử
Trong mô hình dạy – học với sự hỗ trợ của máy tính, bài giảng điện tử là đơn vị
nhỏ nhất giáo viên cần sử dụng khi tiếp cận với giáo dục điện tử và có ứng dụng cụ thể
để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Nó là sự thể hiện kịch bản của giáo án bài học, không
phải giáo án nghĩa là nó đóng vai trò như một công cụ, một kịch bản những nội dung
mà người giáo viên sẽ giảng dạy trong một tiết học.
Cấu trúc hình thức được thể hiện như sau:
Bài: (tên bài)
Mục 1


Mục 1.1

Lý thuyết

Mục 2

Mục 1.2

Minh họa

Mục n

Mục 1.n

Bài tập

Bài kiển tra

Bài kiểm tra

Tóm tắt - ghi
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc bài giảng điện tử

.

1.3.5 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Để thiết kế một bài giảng điện tử, giáo viên cần chuẩn bị:
a. Nội dung chính: Bao gồm:

− Soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản, rồi nhóm lại thành các mục

lớn hơn (theo kinh nghiệm hoặc đề cương được ấn định).

− Soạn câu hỏi trắc nghiệm cho các mục cơ bản (đánh giá tương tác và đánh giá
hiểu bài).

− Soạn các bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm cho từng phần hoặc toàn bài.
b. Nội dung minh họa:

− Âm thanh: nhạc nền, nhạc cho từng mục, giọng thuyết trình, giọng giới thiệu.
− Ảnh: ảnh nền, ảnh minh họa.
− Video: phim minh họa, phim mô phỏng thực nghiệm. (8)
15


×