Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN SAO BIỂN CÔNG SUẤT 200M3 NGÀY ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN SAO BIỂN CÔNG SUẤT
200M3/NGÀY ĐÊM

Ngƣời thực hiện

: LÊ HỒNG CẨM

Ngành

: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Niên khóa

: 2009 - 2013

Tháng 6 / 2013


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN THỦY SẢN SAO BIỂN CÔNG SUẤT 200M3/NGÀY ĐÊM

Tác giả


LÊ HỒNG CẨM

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ ngành
Kỹ Thuật Môi Trƣờng

Giáo viên hƣớng dẫn
ThS. Lê Tấn Thanh Lâm
Ks. Huỳnh Tấn Nhựt

Tháng 6 / 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA
TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
CM MÔI
06/2012






PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN
KHOA:

MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

HỌ TÊN SV:

LÊ HỒNG CẨM

MSSV: 09127014

NIÊN KHÓA: 2009 – 2013
1 . Tên đề tài:

“THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN THỦY SẢN SAO BIỂN, CÔNG SUẤT 200 M3/NGÀY.ĐÊM”
2. Nội dung khóa luận:
- Tổng quan ngành chế biến thủy sản.
- Tổng quan công ty cổ phần Sao Biển.
- Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải.
- Các công nghệ xử lý nƣớc thải chế biến thủy sản đang đƣợc áp dung.
- Đề xuất phƣơng án xử lý nƣớc thải công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển.
- Tính toán thiết kế, lựa chọn phƣơng án trên cơ sở kinh tế, kỹ thuật và vận hành.
- Hoàn thiện bản vẽ thiết kế.
3. Thời gian thực hiện: Từ 01/2013 đến 06/2013
4. Họ và tên giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Tấn Thanh Lâm, Ks. Huỳnh Tấn Nhựt.

Nội dung và yêu cầu KLTN đã đƣợc thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm 2013
Trƣởng khoa
Ts. Lê Quốc Tuấn

Ngày ….. tháng ….. năm 2013
Giảng viên hƣớng dẫn
ThS. Lê Tấn Thanh Lâm

Ks. Huỳnh Tấn Nhựt


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày
đêm

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên, trƣờng
Đại học Nông Lâm Tp. HCM. Tôi đã đƣợc trang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng và
kinh nghiệm sống quý báu làm hành trang vận dụng vào tƣơng lai.
Trƣớc tiên tôi xin chân thành cám ơn đến tất cả các Thầy Cô khoa Môi Trƣờng
và Tài Nguyên của trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã quan tâm và tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn hai Thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp, Ths. Lê Tấn Thanh Lâm và Ks. Huỳnh Tấn Nhựt. Cám ơn
hai Thầy đã giành thời gian cũng nhƣ công sức đã hƣớng dẫn tận tình giúp đỡ và
truyền đạt nhiều kinh nghiệm thục tế cũng nhƣ kinh nghiệm sống quý báu cho tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn tập thể lớp DH09MT những ngƣời bạn luôn sát cánh
bên tôi giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình học tập cũng nhƣ quá
trình thực hiện khóa luận.

Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và tất cả mọi ngƣời trong
gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi có đủ
niềm tin và nghị lực để vƣợt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức kinh nghiệm thực tế nên khóa luận tốt
nghiệp của tôi không thể tránh nhiều thiếu sót không đáng có. Rất mong nhận đƣợc sự
góp ý quý giá của Thầy Cô và bạn bè để có thể hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!
Tp.HCM, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Lê Hồng Cẩm

SVTH: Lê Hồng Cẩm

i


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày
đêm

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, hàng loạt các công ty chế biến thực phẩm ra
đời trong đó có công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển. Mặc dù công ty đã đi vào
hoạt động nhƣng vẫn chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải, nƣớc thải từ hoạt động sản
xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm môi trƣờng, gây mất cảnh quan, ảnh hƣởng đến diện
mạo của công ty và vi phạm quy định của pháp luật, yêu cầu cấp thiết đặt ra cần xây
dựng HTXLNT cho công ty.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trên , đề tài: “Thiết kế HTXLNT cho công ty cổ
phần chế biến thủy sản Sao Biển, công suất 200 m3/ngày đêm”đƣợc thực hiện.
HTXLNT đƣợc thiết kế đạt quy chuẩn QCVN 11:2008, cột B.
Tính chất đặc trƣng nƣớc thải chế biến thủy sản có hàm lƣợng BOD5, COD, SS

cũng nhƣ hàm lƣợng nito, photpho khá cao và có mùi hôi tanh rất khó chịu do trong
nƣớc thải chứa protein, lipit từ các bộ phận dƣ thừa của nguyên liệu từ quá trình sản
xuất.
Đề tài đƣa ra 2 phƣơng án thiết kế:
Phƣơng án 1: Song chắn rác  Hố thu  Bể điều hòa  Bể keo tụ tạo bông
 Bể lắng 1  Bể MBBR  Bể lắng 2  Bể khử trùng.
Phƣơng án 1: Song chắn rác  Hố thu  Bể điều hòa  Bể keo tụ tạo bông
 Bể lắng  Bể SBR  Bể trung gian  Bể khử trùng.
Sau khi tính toán thiết kế và phân tích so sánh về các mặt kinh tế, kỹ thuật, thi
công vận hành thì lựa chọn phƣơng án 1 là phƣơng án thực hiện đầu tƣ và thi công
xây dựng.

SVTH: Lê Hồng Cẩm

ii


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày
đêm

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. I
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................ II
MỤC LỤC .................................................................................................................... III
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ VI
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ VII
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................... VIII
CHƢƠNG 1MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN ......................................................................................... 2

1.3 NỘI DUNG KHOÁ LUẬN ........................................................................................ 2
1.4 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................................................................. 3
1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ......................................................................... 3
1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CÔNG TY CỔ
PHẦN SAO BIỂN .......................................................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN ....................................................... 4
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................. 4
2.1.2 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thủy sản ...................................................... 5
2.1.3 Xu hướng phát triển ................................................................................................ 5
2.2 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN SAO BIỂN ...................................................... 6
2.2.1 Lịch sử hình hình thành và phát triển ...................................................................... 6
2.2.2 Vị trí địa lý.............................................................................................................. 7
2.2.3 Qui trình công nghệ sản xuất .................................................................................. 8
2.2.4 Nguồn gốc, lưu lượng và thành phần tính chất nước thải ...................................... 10
CHƢƠNG 3CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG .................................................. 14
3.1 CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ ................................................................................ 14
3.1.1 Xử lý cơ học .......................................................................................................... 14
3.1.2 Xử lý hóa học ........................................................................................................ 14

SVTH: Lê Hồng Cẩm

iii


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày
đêm

3.1.3 Xử lý sinh học ....................................................................................................... 15
3.2. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐANG

ĐƢỢC ÁP DỤNG ......................................................................................................... 15
3.2.1 HTXLNT công ty chế biến tôm đông lạnh Hoàng Gia ........................................... 15
3.2.2 HTXLNT chế biến thủy sản công ty cổ phần Nam Dương ...................................... 17
CHƢƠNG 4ĐỀ XUẤT, TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ ..... 18
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ............................................................................. 19
4.2 ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN ........................................................................................ 19
4.2.1 Phương án 1 ......................................................................................................... 19
4.2.2 Phương án 2 ......................................................................................................... 22
4.3 TÍNH TOÁN PHƢƠNG ÁN 1.................................................................................. 25
4.3.1 Song chắn rác ....................................................................................................... 25
4.3.2 Hố thu ................................................................................................................... 25
4.3.3 Bể điều hòa ........................................................................................................... 26
4.3.4 Bể keo tụ tạo bông ................................................................................................ 27
4.3.5 Bể lắng 1............................................................................................................... 28
4.3.6 Bể MBBR .............................................................................................................. 29
4.3.7 Bể lắng 2............................................................................................................... 30
4.3.8 Bể khử trùng ......................................................................................................... 31
4.3.9 Sân phơi bùn ......................................................................................................... 31
4.4 TÍNH TOÁN PHƢƠNG ÁN 2.................................................................................. 32
4.4.1 Bể trung gian ........................................................................................................ 32
4.4.2 SBR ....................................................................................................................... 32
4.4.3 Bể khử trùng ......................................................................................................... 34
4.4.4 Sân phơi bùn ......................................................................................................... 34
4.5 DỰ TOÁN KINH TẾ ............................................................................................... 35
4.6 LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN ..................................................................................... 36
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 37
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 37
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 39


SVTH: Lê Hồng Cẩm

iv


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày
đêm

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 40

SVTH: Lê Hồng Cẩm

v


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày
đêm

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

:

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand).

COD

:

Nhu cầu oxy hoa học (Chemical Oxygen Demand).


DO

:

Oxy hòa tan (Disolved Oxygend).

SS

:

Chất rắn lơ lững (Suspended Solids)

HTXLNT

:

Hệ thống xử lý nƣớc thải.

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam.


QCVN 11: 2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp chế biến
thủy sản.
PAC

:

Phèn Poly Aluminium Chloride.

NQ

:

Nghị quyết.

TW

:

Trung ƣơng.

HNTW

:

Hội nghị trung ƣơng.

HACCP

:


Hệ thống giúp nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy hiểm
ảnh hƣởng đến an toàn thực phẩm (Hazard Analysis And Critical
Control Point System).

IQF

:

Cấp đông nhanh từng cá thể (Individual Quick Frozen).

Block

:

Cấp đông cả khối.

NAFIQAD

:

Cục quản lý chất lƣợng nông lâm thủy sản (Nation Agro Forestry
Fisheries Quality Assurance Deparment).

SVTH: Lê Hồng Cẩm

vi


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày

đêm

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ vị trí công ty cổ phần Sao Biển............................................................. 7
Hình 2.2. Qui trình chế biến biến mực, tôm đông lạnh ..................................................... 8
Hình 2.3. Qui trìnhchế biến biến cá Filet ......................................................................... 9
Hình 2.4. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh nƣớc thải chế biến mực, tôm đông lạnh ................ 10
Hình 2.5. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh nƣớc thải chế biến cá Filet ................................... 11
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ HTXLNT công ty chế biến tôm đông lạnh Hoàng Gia ......... 16
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ HTXLNTcông ty cổ phần Nam Dƣơng ............................... 17
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ HTXLNT (phƣơng án 1) ..................................................... 19
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ HTXLNT (phƣơng án 2) ..................................................... 22

SVTH: Lê Hồng Cẩm

vii


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày
đêm

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lƣu lƣợng nƣớc thải công ty cổ phần Sao Biển ......................................... 12
Bảng 2.2. Thông số nƣớc thải công ty cổ phần Sao Biển........................................... 12
Bảng 3.1. Tính chất nƣớc thải công ty chế biến tôm đông lạnh Hoàng Gia ............... 16
Bảng 3.2. Tính chất nƣớc thải công ty cổ phần Nam Dƣơng ..................................... 18
Bảng 4.1. Hiệu xuất công trình (phƣơng án 1) .......................................................... 21
Bảng 4.2. Hiệu xuất công trình (phƣơng án 2) .......................................................... 24
Bảng 4.3. Thông số tính toán song chắn rác .............................................................. 25
Bảng 4.4. Thông số tính toán hố thu ......................................................................... 25

Bảng 4.5.Thông số tính toán bể điều hòa .................................................................. 26
Bảng 4.6. Thông số tính toán bể keo tụ tạo bông....................................................... 27
Bảng 4.7 . Thông số xây dựng bể lắng 1 ................................................................... 28
Bảng 4.8. Thông số về giá thể lơ lững....................................................................... 29
Bảng 4.9. Thông số tính toán bể MBBR ................................................................... 29
Bảng 4.10. Thông số tính toán bể lắng 2 ................................................................... 30
Bảng 4.11. Thông số tính toán bể khử trùng (phƣơng án 1) ...................................... 31
Bảng 4.12. Thông số tính toán sân phơi bùn (phƣơng án 1) ...................................... 31
Bảng 4.13. Thông số tính toán bể trung gian ............................................................. 32
Bảng 4.14. Sơ đồ phân đoạn thời gian hoạt động bể SBR ......................................... 32
Bảng 4.15. Thông số tính toán bể SBR ..................................................................... 33
Bảng 4.16. Thông số tính toán bể khử trùng (phƣơng án 2) ...................................... 34
Bảng 4.17. Thông số tính toán sân phơi bùn (phƣơng án 2) ...................................... 34
Bảng 4.18. Bảng dự toán kinh tế ............................................................................... 35

SVTH: Lê Hồng Cẩm

viii


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp chế biến thủy sản là phân ngành công nghiệp làm thay đổi về nguyên
liệu thủy sản thành nhiều sản phẩm khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của xã hội,
đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đặc biệt những sản phẩm thủy sản chế biến không
những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn đƣợc xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất
nƣớc, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt mức 6,1 tỉ USD tăng gấp 3 lần năm 2002. Vì

vậy đã thúc đẩy ngành chế biến thủy sản ở nƣớc ta ngày càng tăng cao, các xí nghiệp nhà
máy chế biến thủy sản ra đời hàng loạt. Theo Viện nghiên cứu hải sản cả nƣớc ta có
1.015 cơ sở chế biến thủy sản quy mô lớn nhỏ khác nhau, sản xuất sản phẩm xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa. Các cơ sở này phân bố chủ yếu tại khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên Hải
Miền Trung, Đông Nam bộ đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi có nguồn
lợi thủy sản dồi giàu và đa dạng dạng phong phú .
Hiện có đến 206 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long
(theo NAFIQAD, 2008 & tổng hợp của Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản, 2011).
Riêng tại Kiên Giang đã có hơn 100 cơ sở chế biến vừa và nhỏ phân bố chủ yếu tại Tp.
Rạch Giá, Châu Thành, thị xã Hà Tiên, An Biên…
Một mặt sự phát triển ngành chế biến thủy sản mang lại lợi ích kinh tế phát triển
đất nƣớc tạo công ăn việc làm cho nhân dân lao động thì một mặt sự phát triển ngành chế
biến thủy sản đã tác động đến môi trƣờng, làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng. Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trƣờng từ chế biến thủy sản gồm
phế liệu và chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải và mùi trong chế biến, môi chất lạnh và
nhiều chất thải nguy hại khác. Đáng kể nhất là phế liệu và chất thải lỏng, chất thải rắn,
nhƣ đầu, xƣơng, da, vây, vảy, vỏ tôm…những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy.
Các chất thải này có khả năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lƣợng môi trƣờng sống

SVTH: Lê Hồng Cẩm

1


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

xung quanh đặc biệt là môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của
nguồn lợi thủy hải sản và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe con ngƣời.
Một trong những công ty chuyên về chế biến thủy sản là công ty cổ phần Sao
Biển. Hiện tại công ty chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải vì thế nhu cầu đặt ra là cần có hệ

thống xử lý nƣớc thải cho công ty, cho nên việc thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải là nhu
cầu cấp thiết.
Trên cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nƣớc
Thải Công Ty Cổ Phần Chế Biển Thủy SảnSao Biển Công Suất 200m3/ngày đêm làm đề
tài tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật môi trƣờng.
1.2MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
 Thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải cho công ty cổ phần Sao Biển với công suất
200m3 đạt quy chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT, cột B.
 Lập bản vẽ thiết kế.
1.3 NỘI DUNG KHOÁ LUẬN
 Tìm hiểu tổng quan ngành chế biến thủy sản:
 Lịch sử hình thành và phát triển.
 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
 Xu hƣớng phát triển.
 Tìm hiểu tổng quan về công ty cổ phần Sao Biển:
 Lịch sử hình thành và phát triển.
 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
 Tình hình sản xuất, sản phẩm sản xuất chủ yếu.
 Lƣu lƣợng thành phần tính chất nƣớc thải.
 Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải và các công nghệ xử lý nƣớc thải chế biến thủy
sản đang đƣợc áp dụng hiện nay.
 Đề xuất và lựa chọn phƣơng án công nghệ xử lý nƣớc thải cho công ty đạt cột B
quy chuẩn 11:2008/BTNMT:
 Tính toán các công trình đơn vị.

SVTH: Lê Hồng Cẩm

2



Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

 Tính toán kinh tế, so sánh lựa chọn phƣơng án khả thi nhất.
 Hoàn thành bản vẽ:
 Mặt bằng hệ thống xử lý nƣớc thải.
 Mặt cắt công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải.
 Bản vẽ chi tiết các công trình đơn vị.
1.4 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Thu thập tài liệu, số liệu:
 Tìm hiểu trên Internet bằng các công cụ tìm kiếm nhƣ Google.
 Điều tra, phỏng vấn.
 Khảo sát thực tế.
 Tổng hợp các tài liệu thu đƣợc.
 Sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Microsoft Word, Excell, Autocad..
1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
 Nội dung khóa luận không xét đến chất thải rắn và khí thải.
 Đề tài chỉ thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải cho công ty cổ phần Sao Biển theo yêu
cầu của chủ đầu tƣ.
 Công suất thiết kế 200m3/ngày đêm.
 Thời gian thực hiện khóa luận từ 1/2/2013 đến 1/6/2013.
1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
 Kinh tế: tạo cơ sở vật chất hoàn chỉnh góp phần thu hút đầu tƣ năng cao hiệu quả
kinh doanh.
 Xã hội: phù hợp với kế hoạch thực hiện, tăng cƣờng năng lực quản lý, phòng ngừa
ô nhiễm.Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng.
 Môi trƣờng: góp phần bảo vệ môi trƣờng, tạo một môi trƣờng phát triển bền vững.

SVTH: Lê Hồng Cẩm

3



Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Chƣơng 2
TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CÔNG TY CỔ
PHẦN SAO BIỂN
2.1 TỔNG QUAN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Giai đoạn 1975 – 1980
Nằm trong tình trạng trì trệ chung của kinh tế đất nƣớc, ngành thủy sản cũng lâm
vào tình trạng sa sút kéo dài. Sản lƣợng khai thác, sản phẩm xuất khẩu giảm mạnh, năm
1980 kim ngạch chỉ còn bằng 1/2 của năm 1976. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hải
sản năm 1992, nguyên liệu qua chế biến so với tổng nguyên liệu năm 1976 chỉ đạt 22%,
trong số đó tổng lƣợng hao phí là 21%, nguyên liệu không qua chế biến là 72%, hao phí
là 20%.
Giai đoạn 1981 - 1994
Cuối năm 1979, Nhà nƣớc cho phép Bộ Thủy sản quản lý thống nhất và khép kín
toàn bộ quá trình từ đánh bắt đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, thay cho trƣớc
đây ngành chỉ đảm nhận khâu khai thác và chế biến, còn việc thu mua và tiêu thụ do
ngành nội thƣơng và ngoại thƣơng đảm nhận. Kéo theo hàng loạt các cơ sở chế biến với
nhiều sản phẩm khác nhau nhƣ thủy sản đông lạnh, nƣớc mắm và bột cá...
Giai đoạn 1994 đến năm 2000
Nghị quyết 03/NQ/TW ngày 6 - 5 - 1993 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 05NQ/HNTW ngày 10 - 6 - 1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng khóa VII đều khẳng định xây dựng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Bởi vậy, ngành chế biến thủy sản cũng nhận đƣợc sự chú trọng đặc biệt của các
cấp, các ngành và các địa phƣơng. Xuất khẩu tăng mạnh, từ 550 triệu USD (năm 1995)
lên 1,478 tỷ USD (năm 2000).

SVTH: Lê Hồng Cẩm


4


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Chƣơng trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chƣơng trình tạo bƣớc
ngoặt trong thế kỷ XXI cho ngành chế biến thủy sản nƣớc ta.
Chiến lƣợc biển đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia
mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn
diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh,
bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
2.1.2 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thủy sản
Đặc điểm nguyên liệu chế biến
Nguyên liệu thủy sản đa dạng về chủng loại, mang tính chất thời vụ rõ ràng và phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên vì thế ảnh hƣởng đến tổ chức sản xuất của ngành cả về
không gian và thời gian.
Nguyên liệu thủy sản tƣơi sống, dễ ƣơn thối nhanh hƣ hỏng vì vậy nên công nghệ
lạnh đƣợc sử dụng phổ biến cho bảo quản nguyên liệu thủy sản.
Đặc điểm của thủy sản chế biến
Sản phẩm đa dạng phong phú về chủng loại, dạng chế biến và có yêu cầu cao về
đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đặc điểm công nghệ chế biến
Công nghệ chế biến đa dạng (chế biến truyền thống, chế biến công nghiệp) nên có
khả năng sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu và liên quan trực tiếp đến ô nhiễm môi
trƣờng.
2.1.3 Xu hƣớng phát triển
Đẩy mạnh phát triển ngành chế biến thủy sản đƣa ngành này trở thành một trong

những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc và hội nhập đƣợc với kinh tế khu vực và thế
giới. Ngành thuỷ sản Việt nam lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, coi xuất khẩu là
hƣớng phát triển mũi nhọn và ƣu tiên số một, lấy các thị trƣờng các nƣớc có nền kinh tế
phát triển cao (Bắc Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Mỹ ) là các thị trƣờng chính

SVTH: Lê Hồng Cẩm

5


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho xuất khẩu, đồng thời phải đầu tƣ cho chế
biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn quốc tế (HACCP). Việc xây dựng các nhà máy chế biến hiện
đại phải theo kịp tốc độ phát triển sản lƣợng thuỷ sản nhằm nâng cao giá trị hàng hoá
xuất khẩu, phải giảm dần tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản thô tránh hiện tƣợng lãng phí nguồn lợi
thuỷ sản do yếu kém trong khâu này.
2.2 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN SAO BIỂN
2.2.1 Lịch sử hình hình thành và phát triển
Dựa vào điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu thị trƣờng và chính sách ƣu đãi
đầu tƣ của tỉnh Kiên Giang, công ty cổ phần thuỷ sản Sao Biển đƣợc thành lập và đi vào
sản xuất kinh doanh vào ngày 10/04/2012.
Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Sao Biển.
Tên thƣơng mại: SEA stars.
Điện thoại liên lạc: 077.2600979
Fax : 077.3960168
Công ty đƣợc xây dựng trên tổng diện tích là 5.000m2, riêng diện tích nhà xƣởng
chiếm 4.000 m2, tổng tài sản 15tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 200 cán bộ công
nhân viên (trong đó 150 công nhân làm việc trực tiếp với hiệu quả làm việc khá lớn).
Cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, cơ sở vật chất tƣơng đối tốt, áp dụng hệ thống vệ

sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP nhằm tạo ra một sản phẩm an toàn, chất
lƣợng nên thu nhập của công ty tăng cao vào những năm qua. Đó cũng là điều kiện để
trong thời gian sắp tới, công ty có thể xuất khẩu vào các thị trƣờng khó tính nhƣ: Châu
Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Singapore... Để mở rộng thị trƣờng nâng cao kim ngạch xuất
khẩu công ty thực hiện chiến lƣợc đa dạng hoá sản phẩm từ nguyên liệu tôm sú vỏ, mực
ống, mực nang, bạch tuộc.
Từ khi thành lập đến nay, nhà máy đã không ngừng xây dựng nhằm đảm bảo các
tiêu chuẩn về chất lƣợng sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu nhà máy, giữ uy tín với khách
hàng là mục tiêu hàng đầu của công ty. Cải tiến kỹ thuật nhằm tăng nâng suất lao động,
giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và dần dần đa dạng hoá sản phẩm để
chủ động trong sản xuất kinh doanh là chiến lƣợc hàng đầu của công ty.

SVTH: Lê Hồng Cẩm

6


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Công ty sản xuất đƣợc khoảng 7 tấn thành phẩm mỗi ngày với mặt hàng mực là
sản phẩm chủ yếu, tôm sản xuất theo thời vụ và cá sản xuất theo đơn đặt hàng. Mặt hàng
mực chiếm 60%, tôm chiếm 30% còn lại cá biển(cá đổng, cá ngừ, cá sòng…) chiếm 10%
trong tổng sản phẩm sản xuất.
2.2.2 Vị trí địa lý
Địa chỉ: Ấp Minh Phong, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, Kiên Giang.

Hình 2.1. Bản đồ vị trí công ty cổ phần Sao Biển
Công ty nằm gần quốc lộ 63 nên thuận lợicho việc vận chuyển nguyên liệu và sản
phẩm bằng đƣờng bộ. Công ty cách khu cảng cá Tắc Cậu khoảng 2km về phía tây, nên có
nguồn lao động dồi dào. Khu cảng cá Tắc cậu còn là nơi tập trung tàu thuyền đánh bắt,

nơi buôn bán hàng thuỷ hải sản lớn nhất tỉnh nên có nguồn nguyên liệu thuỷ sản tƣơi
sống đa dạng và phong phú. Vì vậy nó đã góp phần tích cực trong việc mua bán, vận
chuyển nguồn nguyên liệu một cách nhanh chóng nhằm đảm bảo chất lƣợng nguồn

SVTH: Lê Hồng Cẩm

7


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

nguyên liệu để phục vụ tốt cho quá trình chế biến. Nguồnnƣớc thuỷ cục, điện đƣợc cung
cấp đầy đủ. Mặt bằng tổng thể rộng đủ để xây dựng các công trình phụ nhƣ hệ thống xử lý
nƣớc thải, trồng cây xanh,…
2.2.3Qui trình công nghệ sản xuất
Nguyên liệu
Bảo quản
Rửa 1
Sơ chế

Rửa 2
Ngâm quay

Phân cỡ

Rửa 3

Kho bảo quản
(t0≤-18 ÷ -220C)


Cân
Xếp khuôn

Đóng thùng

Cấp đông

Đóng túi Nilon

Tách khuôn, Mạ băng

Hình 2.2. Qui trình chế biến biến mực,tôm đông lạnh

SVTH: Lê Hồng Cẩm

8


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Nguyên liệu
Bảo quản
Rửa 1

Sơ chế

Rửa 2

Filet


Phân cỡ
BLOCK

IQF
Rửa 3
Cấp đông

Cân

Cân

Xếp khuôn

Mạ băng

Cấp đông

Đóng túi Nilon

Tách khuôn, Mạ băng

Đóng thùng

Đóng túi Nilon

Kho bảo quản

Đóng thùng

(t0≤-18 ÷ -220C)


Hình 2.3. Qui trình
chế biến biến cá Filet

Kho bảo quản
(t0≤-18 ÷ -220C)

SVTH: Lê Hồng Cẩm

9


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

2.2.4Nguồn gốc, lƣu lƣợng và thành phần tính chất nƣớc thải
Nguồn gốc nước thải
Nƣớc thải sản xuất: phát sinh chủ yếu từ công đoạn rửa, sơ chế nguyên liệu và vệ
sinh thiết bị, sàn nhà xƣởng.
Nƣớc thải sinh hoạt: phát sinh từ công đoạn giặt giũ, vệ sinh, ăn uống của công
Nguyên liệu

nhân viên…
Bảo quản

Nội tạng, răng mắt…

Rửa 1

Nƣớc thải


Sơ chế

Nƣớc thải

Rửa 2

Nƣớc thải

Ngâm quay

Nƣớc thải

Phân cỡ

Rửa 3

Nƣớc thải

Cân
Kho bảo quản
(t0≤-18 ÷ -220C)

Xếp khuôn

Đóng thùng

Cấp đông

Đóng túi Nilon


Tách khuôn, Mạ băng

Nƣớc thải

Hình 2.4. Sơ đồ nguồn gốc phát sinhnƣớc thải chế biến mực, tôm đông lạnh

SVTH: Lê Hồng Cẩm

10


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Nguyên liệu
Bảo quản

Nội tạng, vây cá…

Rửa 1

Nƣớc thải

Sơ chế

Nƣớc thải

Rửa 2

Nƣớc thải


Filet

Xƣơng, thịt vụn…

Phân cỡ
IQF

BLOCK
Rửa 3

Cấp đông

Nƣớc thải

Cân

Cân
Xếp khuôn

Mạ băng

Nƣớc thải

Cấp đông

Đóng túi Nilon

Nƣớc thải

Tách khuôn, Mạ băng


Đóng thùng

Đóng túi Nilon

Kho bảo quản

Đóng thùng

(t0≤-18 ÷ -220C)
Kho bảo quản
(t0≤-18 ÷ -220C)
Hình 2.5. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh nƣớc thải chế biến cá Filet

SVTH: Lê Hồng Cẩm

11


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Lưu lượng và thành phần tính chất nước thải
Bảng 2.1. Lƣu lƣợng nƣớc thải công ty cổ phần Sao Biển
Nguồn phát sinh

Lƣu lƣợng

Nƣớc thải sản xuất

150


Nƣớc thải sinh hoạt

40

(Nguồn: Số liệu từ công ty cổ phần Sao Biển)
Bảng 2.2. Thông số nƣớc thải công ty cổ phần Sao Biển
STT

Thông số

1

pH

2

BOD5

3

Đơn vị

Nồng độ

Qui chuẩn 11 - 2008
Cột B

6,4 – 6,6


5,5 - 9

mg/l

836

50

COD

mg/l

1003

80

4

SS

mg/l

315

100

5

Tổng Nitơ


mg/l

100

60

6

Tổng photpho

mg/l

40

20

7

Dầu mỡ

mg/l

27

30

(Nguồn: “Báo cáo giám sát môi trường công ty cổ phần Sao Biển, 2012”)
Nƣớc thải có hàm lƣợng BOD5, COD,SS cũng nhƣ hàm lƣợng nitơ, photpho khá
cao và có mùi hôi tanh rất khó chịu do trong nƣớc thải chứa protein, lipit từ các bộ phận
dƣ thừa của quá trình sản xuất nhƣ vây, nội tạng, mắt, vỏ,…của mực tôm cá bị phân hủy.

Thành phần nƣớc thải chủ yếu nhƣ sau:
 Chất thải rắn: các bộ phận dƣ thừa, nội tạng thải bỏ…
 Các chất ô nhiễm hữu cơ.
 Chất ô nhiễm Nito, PhotPho.
Các bộ phận mực, tôm dƣ thừa, vây cá, nội tạng … thải bỏ bịcuốn theo dòng thải.
Khi vào trạm xử lý, các chất rắn có thể làm nghẽn bơm hay tắc nghẹt đƣờng ống.
Nƣớc thải có hàm lƣợng chất ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD) cao do tiếp nhận
nguồn protein và lipit từ mực, tôm, cá … Các chất ô nhiễm này có tải lƣợng lớn, khi thải

SVTH: Lê Hồng Cẩm

12


Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

vào nƣớc sông ngòi kênh rạch sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn tiếp nhận, phá hủy hệ
sinh thái,ảnh hƣởng đến cộng đồng. Thành phần ô nhiễm hữu cơ này có khả năng phân
hủy khi tiếp xúc với vi sinh vật (có khả năng xử lý sinh học cao). Do vậy, biện pháp xử lý
phù hợp là ứng dụng công nghệ xử lý sinh học.
Các chất ô nhiễm Nito, Photpho: hàm lƣợng Nito, Photpho trong nƣớc cao gây
phú dƣỡng nguồn tiếp nhận làm nƣớc có màu và mùi khó chịu đặc biệt là lƣợng oxy hoà
tan trong nƣớc giảm mạnh gây ảnh hƣởng đến sự sống và phát triển của hệ thủy sinh
trong nƣớc.

SVTH: Lê Hồng Cẩm

13



Thiết kế HTXLNT công ty cổ phần chế biến thủy sản Sao Biển công suất 200m3 /ngày đêm

Chƣơng 3
CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
3.1 CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
3.1.1 Xử lý cơ học
Bao gồm những quá trình mà khi nƣớc thải đi qua quá trình đó sẽ không thay đổi
tính chất hóa học và sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
của các bƣớc xử lý tiếp theo.
Các công trình xử lý nhƣ: song chắn rác, lƣới chắn rác, bể lắng cát, vớt dầu mở .
Song chắn rác, lƣới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô (chủ yếu là rác
có trong nƣớc thải).
Bể lắng cát đƣợc thiết kế trong công nghệ xử lý nƣớc thải nhằm loại bỏ các tạp
chất vô cơ chủ yếu là cát chứa trong nƣớc thải.
Bể lắng (đợt một) làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và tạp chất nổi chứa
trong nƣớc thải. Để xử lý nƣớc thải ở một vài dạng công nghiệp sử dụng một số công
trình đặc biệt nhƣ: bể vớt mỡ, bể vớt dầu, bể vớt nhựa…và để loại bỏ các tạp chất nhỏ
không hòa tan có trong nƣớc thải công nghiệp cũng nhƣ khi cần xử lý ở mức độ cao (xử
lý bổ sung) có thể ứng dụng các bể lọc, lọc cát..
Giai đoạn xử lý cơ học nƣớc thải công nghiệp thông thƣờng ở bể điều hòa để điều
hòa lƣu lƣợng và nồng độ bẩn trong nƣớc thải.
Về nguyên tắc, xử lý cơ học là xử lý sơ bộ trƣớc khi xử lý tiếp theo.
3.1.2 Xử lý hóa học
Là phƣơng pháp dùng các tác nhân hóa học để loại bỏ hoặc chuyển hóa (làm thay
đổi bản chất) chất ô nhiễm trong nƣớc thải.
Đây là phƣơng pháp sử dụng trong thực tế tuy nhiên phƣơng pháp này có hai bất
lợi là hạn chế phạm vi ứng dụng (vì có thể tạo ra chất ô nhiễm thứ cấp) và giá thành xử lý
cao (hóa chất và năng lƣợng).
Các phƣơng pháp xử lý hóa học bao gồm:


SVTH: Lê Hồng Cẩm

14


×