Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ HƠI TẠI PHÂN XƢỞNG SỢI MỚI CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ
HƠI TẠI PHÂN XƢỞNG SỢI MỚI CỦA NHÀ MÁY
THUỐC LÁ ĐỒNG NAI

SVTH: NGUYỄN THỊ PHÚC
MSSV:09127105
GVHD: Th.S HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG
Niên Khóa: 2009-2013

TP.HCM, Tháng 06/2013


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố HỒ Chí Minh,
tôi đã tích lũy rất nhiều kiến thức bổ ích làm hành trang bƣớc vào đời. Nhƣng hơn cả
là tôi đã học đƣợc cách sống, cách làm việc của Thầy, Cô và Bạn bè tại Trƣờng –
những ngƣời đã hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm sống quý báu cho tôi. Tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
-

Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi
trƣờng tốt cho tôi đƣợc học và thực hành tại Trƣờng.



-

Quí Thầy, Cô khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên - Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy tôi trong những năm học tại trƣờng.

-

Thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã tận tình định hƣớng, hƣớng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.

-

Kỹ sƣ Đào Ngọc Hoàng tại Phân viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động đã
tận tình giúp đỡ hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.

-

Ban lãnh đạo và toàn thể Anh, Chị công nhân viên Nhà máy thuốc lá Đồng Nai
đã tạo mọi điều kiện cho tôi đƣợc thực tập, đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức thực tế bổ ích.

-

Ba, Mẹ, Anh, Chị và các Bạn lớp DH09MT đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi ngƣời Sức Khỏe, Hạnh

Phúc và Thành Đạt.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/06/2013

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phúc

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

i


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

TÓM TẮT
Những năm gần đây ở nƣớc ta ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu
công nghiệp mọc lên góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.Thuốc lá
là một trong những sản phẩm có số ngƣời sử dụng nhiều trên thế giới. Việc sản xuất
thuốc lá tuy không đƣợc khuyến khích nhƣng ngày càng phát triển và mở rộng
cùngvới sự gia tăng mạnh về thị trƣờng tiêu thụ. Ngành công nghiệp thuốc lá đã mang
lại lợi ích không nhỏ về kinh tế cũng nhƣ xã hội cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, xét về
mặt tác hại thì thuốc lá là một ngành sản xuất có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe
ngƣời lao động.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới
của nhà máy thuốc lá Đồng Nai” nhằm đƣa ra công nghệ xử lý phù hợp giúp giảm
thiểu tác động ô nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh và đảm bảo sức khỏe ngƣời
lao động.
Bài khóa luận tốt nghiệp này đề xuất thiết kế hệ thống xử lý mùi cho phân
xƣởngvà thiết kế hệ thống xử khí khí thải lò hơi cho phân xƣởng sợimới với công suất
4 (tấn sợi/h) đạt tiêu chuẩn 05:2009/BTNMT và đảm bảo về tiêu chuẩn vệ sinh lao
động 3733/2002/QĐ-BYT.
- Phƣơng án thiết kế hệ thống xử lý mùi: Khí thải (bao gồm mùi và bụi tinh)
đƣợc thu gom vào tuyến ống chính và đƣa vào hệ thống buồng phun cao áp để tách bụi
tinh  đƣợc đƣa đến tháp than hoạt tính để xử lý mùi  thải ra ngoài nhờ quạt hút.

- Phƣơng án thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi: khí thải (tác nhân ô nhiễm là
SO2) đƣợc đƣa vào tháp hấp thụ (dung dịch hấp thụ NaOH) xử lý SO2 thải ra ngoài
bằng ống khói nhờ quạt hút.

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

ii


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
TÓM TẮT ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...............................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
Chƣơng 1MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................ 1
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN.................................................................................... 2
1.4 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ........................................................................... 2
1.4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................... 2
1.4.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa .......................................................................... 3
1.4.3 Phƣơng pháp phân tích và trình bày báo cáo .................................................... 3
1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI.................................................................. 3
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 3
Chƣơng 2TỒNG QUAN .......................................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THUỐC LÁ ĐỒNG NAI .................................... 4

2.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................ 4
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 4
2.1.3 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 5
2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .......................................................... 6
2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ................................................................................ 6
2.2.2 Nhu cầu nguyên nhiên liệu cho sản xuất........................................................... 9
2.2.3 Danh mục máy móc thiết bị .............................................................................. 9
2.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÒ HƠI
NGÀNH THUỐC LÁ .............................................................................................. 12
2.3.1 Các nguồn phát sinh ô nhiễm trong phân xƣởng sợi ........................................ 12
2.3.2 Các yếu tố khác gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí trong phân xƣởng sợi .. 13
SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

iii


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

2.3.3 Các quy trình, thiết bị thƣờng đƣợc sử dụng trong công nghệ xử lý mùi thuốc lá
và khí thải lò hơi ..................................................................................................... 14
2.3.3.1 Công nghệ xử lý mùi .................................................................................... 14
2.3.3.2 Công nghệ xử lý khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu FO ......................... 21
Chƣơng 3XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ HƠI ...... 28
3.1 ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI TẠI PHÂN XƢỞNG .................. 28
3.1.1 Hệ thống xử lý mùi và bụi tinh trong phân xƣởng sợi ...................................... 28
3.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ BỤI TINH CHO PHÂN XƢỞNG
SỢI .......................................................................................................................... 30
3.2.1 Cơ sở lựa chọn phƣơng án thiết kế .................................................................. 30
3.2.2 Tính toán hệ thống xử lý mùi và bụi tinh ......................................................... 32
3.2.2.1 Vạch tuyến hệ thống hút và sơ đồ không gian hệ thống hút khí thải ............. 32

3.2.2.2 Tính toán lƣu lƣợng chụp hút ....................................................................... 32
3.2.2.3Tính toán lƣu lƣợng và đƣờng kính cho từng đoạn ống ................................. 33
3.2.2.4 Tính toán khí động của hệ thống hút khí thải ................................................ 34
3.2.2.5 Tính toán thiết bị xử lý mùi và bụi tinh ........................................................ 35
3.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI .................................... 39
3.3.1 Lựa chọn phƣơng án thiết kế ........................................................................... 40
3.3.2 Tính toán thiết bị xử lý khói thải lò hơi ........................................................... 41
Chƣơng 4TÍNH TOÁN KINH TẾ ........................................................................ 48
4.1 TÍNH TOÁN KINH TẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ BỤI TINH ................... 48
4.1.1 Giá thành của ống và phụ tùng nối ống ........................................................... 48
4.1.2 Giá thành thiết bị............................................................................................. 52
4.1.3 Các chi phí khác .............................................................................................. 53
4.2 TÍNH TOÁN KINH TẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI .................... 54
4.2.1 Giá thành thiết bị............................................................................................. 54
4.2.2 Các chi phí khác .............................................................................................. 55
Chƣơng 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 57
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 57
5.2 KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 59
SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

iv


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 60

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105


v


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình chế biến sợi thuốc ............................................................... 7
Hình 2.2: Sơ đồ phát sinh khí thải tại phân xƣởng sợi ............................................... 12
Hình 2.3: Tháp đệm .................................................................................................. 15
Hình 2.4: Tháp phun rỗng ......................................................................................... 16
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng nƣớc ............................................................ 17
Hình 2.6: Thiết bị tháp phun rỗng ............................................................................. 17
Hình 2.7: Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng dung dịch NaOH ......................................... 18
Hình 2.8: Thiết bị tháp đệm ...................................................................................... 18
Hình 2.9: Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng dung dịch Ca(OH)2 ...................................... 19
Hình 2.10: Tháp hấp phụ than hoạt tính .................................................................... 20
Hình 2.11: Sơ đồ quy trình công nghệ hấp phụ mùi .................................................. 21
Hình 2.12: Hệ thống xử lý khí SO2 bằng nƣớc .......................................................... 23
Hình 2.13: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 trong khói thải bằng đá vôi (CaSO3) .......... 24
Hình 2.14: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng amoniac kết hợp với vôi ................... 25
Hình 2.15: Sơ đồ hệ thống hấp thụ SO2 bằng xút (NaOH) ......................................... 26
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý mùi và bụi tinh của nhà máy thuốc lá Đồng Nai ....... 28
Hình 3.2: Hệ thống xử lý mùi và bụi tinh của nhà máy.............................................. 28
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi ........................................................... 29
Hình 3.4: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi của nhà máy ............................................... 29
Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống xử lý mùi và bụi tinh ......................................................... 31
Hình 3.6: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi ........................................................... 40
Hình 1: Máy hấp kiện ................................................................................................ 68
Hình 2: Máy tách cọng .............................................................................................. 68
Hình 3: Máy gia ẩm lá ............................................................................................... 69

Hình 4: Hầm ủ .......................................................................................................... 69
Hình 5: Máy cắt lá..................................................................................................... 69
Hình 6: Lò rang sợi ................................................................................................... 70
Hình 7: Máy phun hƣơng .......................................................................................... 70

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

vi


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nguyên nhiên liệu cho sản xuất ........................................................................ 9
Bảng 2.2: Danh mục máy móc thiết bị .............................................................................. 9
Bảng 2.3: Nồng độ các chất trong khí thải lò hơi đốt dầu FO trong điều kiện cháy tốt .... 22
Bảng 2.4: Mức độ hòa tan của SO2 trong nƣớc ............................................................... 22
Bảng 3.1: Chất lƣợng không khí trong phân xƣởng sợi .................................................. 31
Bảng 3.2: Bảng thống kê lƣu lƣợng, đƣờng kính và vận tốc các đoạn ống phụ ............... 33
Bảng 3.3: Bảng thống kê lƣu lƣợng, đƣờng kính và vận tốc tuyến ống chính .................. 34
Bảng 3.4: Kích thƣớc chi tiết của quạt ly tâm cao áp CPL-5.2-8I ................................... 39
Bảng 3.5: So sánh nồng độ chất ô nhiễm từ lò hơi với quy chuẩn phát thải cho phép...... 43

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

vii


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

QĐ –BYT :

Quyết định của Bộ Y Tế

KCN

:

Khu công nghiệp

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

HT


:

Hệ thống

HTXLNT :

Hệ thống xử lý nƣớc thải

ĐVT

:

Đơn vị tính

VN

:

Việt Nam

TP.HM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

dd

:


Dung dịch

vnđ

:

Việt Nam đồng

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

viii


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm gần đây ở nƣớc ta ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu
công nghiệp mọc lên góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Tuy
nhiên, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chƣa có hệ thống xử lý ô nhiễm hoặc có nhƣng
hoạt động không hiệu quả và mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của
một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghiệp
lạc hậu, thiếu vốn nguyên vật liệu… nên ngày càng thải vào môi trƣờng một khối
lƣợng bụi, hơi khí độc và mùi hôi khổng lồ, gây ảnh hƣởng không những cho công
nhân trực tiếp sản xuất mà ngay cả cho dân cƣ khu vực lân cận.
Thuốc lá là một trong những sản phẩm có số ngƣời sử dụng nhiều trên thế giới.
Việc sản xuất thuốc lá tuy không đƣợc khuyến khích nhƣng ngày càng phát triển và
mở rộng cùngvới sự gia tăng mạnh về thị trƣờng tiêu thụ. Ngành công nghiệp thuốc lá

đã mang lại lợi ích không nhỏ về kinh tế cũng nhƣ xã hội cho nhiều quốc gia. Tuy
nhiên, xét về mặt tác hại thì thuốc lá là một ngành sản xuất có nhiều yếu tố ảnh hƣởng
đến sức khỏe ngƣời lao động. Trong khói và bụi thuốc lá chứa trên 40 chất có khả
năng gây ung thƣ nhƣ nicotin, cacbon monoxit, các hợp chất vòng thơm…..Trong đó
nicotin là thành phần chính gây hại đến sức khỏe con ngƣời, nó là chất gây độc thần
kinh rất mạnh, gây ảnh hƣởng đến da, phổi, tim mạch.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới
của nhà máy thuốc lá Đồng Nai” nhằm đƣa ra công nghệ xử lý phù hợp giúp giảm
thiểu tác động ô nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh và đảm bảo sức khỏe ngƣời
lao động.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung vào 2 mục tiêu chính:
- Thiết kế hệ thống xử lý mùi và bụi tinh cho phân xƣởng sợi đạt tiêu chuẩn
05:2009/BTNMT và đảm bảo về tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ-BYT.
- Thiết kế hệ thống xử khí khí thải lò hơi cho phân xƣởng sợiđạt tiêu chuẩn
19:2009/BTNMT.
SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

1


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Để đạt đƣợc các mục đích trên, nội dung thực hiện gồm:
-

Tổng quan về khí thải ngành thuốc lá và các công nghệ, thiết bị xử lý đang đƣợc
áp dụng phổ biến hiện nay.


-

Tổng quan về nhà máy thuốc lá Đồng Nai – Tổng Công ty Công Nghiệp Thực
phẩm Đồng Nai.

-

Thông tin về hoạt động sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu và sơ đồ tổ chức
hoạt động của phân xƣởng sợi.

-

Chi tiết các trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, hóa chất sử
dụng và công suất hoạt động của từng dây chuyền.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng không khí của nhà
xƣởng.

-

Đánh giá các biện pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng không khí đang đƣợc áp
dụng tại phân xƣởng.

-

Xây dựng phƣơng án, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi
cho phân xƣởng.


-

Thực hiện các bản vẽ bao gồm:
Bản vẽ quy trình công nghệ.
Bản vẽ sơ đồ không gian.
Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt.
Bản vẽ chi tiết các thiết bị sử dụng.

-

Dự toán kinh tế cho phƣơng án đề xuất.

1.4 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
-

Nghiên cứu tài liệu về các công nghệ xử lý mùi thuốc lá và khí thải lò hơi hiện
nay.

-

Các văn bản pháp luật về môi trƣờng có liên quan.

-

Tài liệu của công ty về cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất, sản phẩm, hoạt động
kinh doanh và nhu cầu nguyên vật liệu của công ty.

-


Các số liệu về hiện trạng môi trƣờng của công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

2


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

-

Nghiên cứu công nghệ và các thiết bị đang áp dụng tại công ty và các công ty
cùng ngành sản xuất.

1.4.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa
-

Tiến hành khảo sát thực tế về quy trình sản xuất của công ty.

-

Khảo sát đƣợc chính xác kích thƣớc và vị trí của các loại máy móc, thiết bị bố trí
trong nhà xƣởng, xác định công suất và lƣu lƣợng khí thải.

-

Tìm hiểu thực tế các nguồn phát sinh ô nhiễm.

-


Quan sát và nắm bắt đƣợc quy trình công nghệ xử lý đang áp dụng tại xƣởng.
Các thiết bị, công suất, ƣu điểm và nhƣợc điểm của công nghệ hiện hữu.

1.4.3 Phƣơng pháp phân tích và trình bày báo cáo
-

Thống kê và tính toán các số liệu thu thập đƣợc.

-

Sử dụng phần mềm Microsoft Exel để tính toán và vẽ biểu đồ.

-

Sử dụng công cụ Word đề soạn thảo văn bản.

-

Sử dụng phần mềm Autocad để lập bản vẽ thiết kế.

1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đối tƣợng: đề tài tập trung thiết kế hệ thống xử lý mùi phát sinh từ quá trình chế
biến sợi và khí thải lò hơi phát sinh từ quá trình sấy sợi.
Phạm vi: thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi cho phân xƣởng sợi.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của đề tài sẽ góp phần giảm phát thải khí ô nhiễm ra môi trƣờng xung
quanh và mở ra hƣớng lựa chọn cho vấn đề xử lý khí thải ngành .
Đề tài sẽ góp phần xây dựng môi trƣờng làm việc phù hợp hơn cho ngƣời lao
động, đảm bảo sức khỏe ngƣời lao động trực tiếp. Từ đó, có thể tăng năng suất lao
động và giảm các nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Đồng thời, cũng giúp

công ty thực hiện tốt các chính sách về môi trƣờng của nhà nƣớc.

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

3


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Chƣơng 2
TỒNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THUỐC LÁ ĐỒNG NAI
2.1.1 Vị trí địa lý
Tên: NHÀ MÁY THUỐC LÁ ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 2A, KCN Biên Hòa 2, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Đại diện: Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng
Chức vụ: Tổng Giám Đốc
Điện thoại: 061.3836110

Fax: 061.3836132

Tổng diện tích: 41.681,5 m2
Diện tích xây dựng: 22.131,25 m2
Diện tích cây xanh: 8.639,94 m2
Diện tích đƣờng nội bộ: 10.910,31 m2
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Quá trình hình thành
Năm 1985: Thành lập Xí nghiệp Thuốc lá Đồng Nai trực thuộc Công ty Công
nghiệp thực phẩm Đồng Nai.
Năm 1988: Chuyển Xí nghiệp thuốc lá Đồng Nai thành Xí nghiệp Liên hợp

Thuốc lá Đồng Nai trực thuộc Sở Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.
Năm 1991: Chuyển Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá Đồng Nai trực thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai, sau đó đổi tên thành nhà máy Thuốc lá Đồng Nai.
Năm 1993: Đổi tên Nhà máy Thuốc lá Đồng Nai thành Công Ty thuốc lá Đồng
Nai trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Năm 2004: Chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Đồng Nai
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Năm 2005: Thành lập Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành
viên thuốc lá Đồng Nai và doanh nghiệp trực thuộc tỉnh Đồng Nai.

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

4


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Năm 2010: Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đổi sang loại hình
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Sản xuất công nghiệp; cung cấp vật tƣ nông nghiệp và chế biến nông sản thực
phẩm; khai thác tài nguyên và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; dịch vụ - du lịch
– thƣơng mại – xuất nhập khẩu.
Sản phẩm chính
Thuốc lá điếu các loại; nông sản các loại; thực phẩm đóng hộp; bông vải; thịt,
trứng gia cầm; bao bì giấy các loại; bia và nƣớc giải khát; thức ăn gia súc; vật liệu xây
dựng (đất, đá, cát); phân bón; giống cây trồng…
2.1.3Điều kiện tự nhiên
-


Nhiệt độ:
Đồng Nai nằm ở vùng vĩ độ thấp, nhận đƣợc nguồn năng lƣợng bức xạ mặt trời

khá dồi dào. Đó là nhân tố quan trọng quy định chế độ nhiệt quanh năm luôn ở mức
cao. Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Đồng Nai từ 25,7 – 26,7oC.
-

Chế độ gió:
Tại mỗi địa phƣơng hƣớng và tốc độ gió không đồng nhất, do ảnh hƣởng của địa

hình. Hƣớng gió thịnh hành trong năm ở Biên Hòa là hƣớng Nam – Tây Nam (tần suất
12,6 – 11%). Nhƣng nhìn chung, tần suất lặng gió là cao nhất.
Tốc độ gió trung bình ngày thông thƣờng 1,5 – 3m/s. Hàng ngày gió thể hiện khá
rõ tính chất của gió đất – biển, mạnh hơn từ khoảng 10 – 19 giờ và ban đêm phần lớn
lặng gió.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 – 2,8 m/s. Nhƣng tại thời kì đầu và giữa mùa
mƣa thƣờng có những ngày mƣa giông kèm theo gió mạnh.
-

Chế độ mưa và độ ẩm
Chế độ mưa: Lƣợng mƣa ở khu vực Đồng Nai chịu tác động chính của hoàn lƣu

gió mùa và đại hình. Lƣợng mƣa hằng năm phân bố theo không gian thể hiện rõ rệt
ảnh hƣởng của địa hình. Nhìn chung, phân bố lƣợng mƣa ở Đồng Nai giảm dần từ Bắc
xuống Nam và từ giữa ra hai bên Đông Tây. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu vào giữa tháng

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

5



Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

4 và kết thúc vào giữa tháng 10, tổng lƣợng mƣa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 -88%
tổng lƣợng mƣa trong năm.
Độ ẩm: Độ ẩm tại tỉnh Đồng Nai biến đổi rõ rệt theo mùa. Độ ẩm tƣơng đối của
không khí trung bình năm từ 80 – 82%. Độ ẩm trung bình mùa khô từ 74 -77%,
thƣờng thấp nhất vào tháng 2 hoặc 3. Độ ẩm trung bình mùa mƣa từ 86 – 87%, thƣờng
đạt trị số lớn nhất vào tháng 9.
2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ
Quy trình chế biến sợi

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

6


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Lá mảnh

Sợi thuốc rê

Cọng thuốc

Phun ẩm lá

Hấp kiện


Phun ẩm cọng

Cân trọng lƣợng
Thùng ủ
cọng số 1

HT trƣơng nở gia
nhiệt lá

HT trƣơng nở gia
nhiệt sợi cọng

Phun hƣơng nền

Thùng ủ
lá số 1

Thùng ủ
lá số 2

Thùng ủ
cọng số 2

Máy thái cọng

Thùng ủ
lá số 3

Cân trọng lƣợng

Máy thái
lá số 1

Máy thái
lá số 2

HT trƣơng nở gia
nhiệt sợi cọng

Cân trọng lƣợng

Máy sấy sợi cọng

HT trƣơng nở gia
nhiệt lá

Phân ly sợi cọng

Thùng ủ
sợi cọng
số 1

Máy sấy sợi lá

Thùng ủ
sợi cọng
số 1

Phun hƣơng


Đóng thùng carton

Kho chứa

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình chế biến sợi thuốc

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

7


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Thuyết minh quy trình công nghệ:
Lá thuốc sau khi thu mua sẽ đƣợc đƣa đi hấp kiện trong chân không dùng hơi để
ngấm hơi nƣớc và diệt trừ các loại nấm mốc, rệp,…Sau đó, lá thuốc đƣợc đƣa vào máy
cắt rời phần ngọn và cuống lá. Cuống lá đƣa đi tƣớc cọng để có đƣợc 2 phần riêng biệt
là lá mảnh và cọng thuốc. Phần cọng thuốc sẽ đƣợc đƣa vào dây chuyền chế biến cọng,
còn phần ngọn lá và lá mảnh sẽ đi vào dây chuyền chế biến sợi. Sau đó, sợi và cọng
thuốc sau khi thái nhỏ đƣợc phối trộn với nhau. Sau đó tất cả thuốc này sẽ đƣợc phun
hƣơng liệu. Ở giai đoạn này, tùy thuộc vào chất lƣợng của từng loại sản phẩm mà tỷ lệ
phối trộn cọng và lá khác nhau, và phun loại hƣơng khác nhau. Sau xông hƣơng, sợi
thuốc đƣa đến kho bán thành phẩm
Dây chuyền chế biến sợi:
Sau khi đã đƣợc cắt lát, lá thuốc có dạng từng miếng nhỏ thích hợp hơn để đƣa
vào công đoạn làm ẩm – tẩm gia liệu. Tại đây, thuốc lá đƣợc đánh tơi và cung cấp độ
ẩm, nhiệt độ, gia liệu dƣới dạng tia và hơi nƣớc nóng. Lá thuốc sau đó sẽ đƣợc ủ từ 1248 tiếng, quá trình này làm tăng chất lƣợng thuốc lá trƣớc khi thái nhờ sự phân tán đều
của phụ liệu và hơi ấm trong khi lƣu lại kho ủ lá. Lá thuốc phải xếp trong kho ủ theo
thứ tự và theo chủng loại. Tiếp đó, lá thuốc sẽ đƣợc đƣa vào máy thái sợi để tạo dạng
sợi phục vụ cho công đoạn vấn điếu. Sợi sau thái sẽ đƣợc trữ và định lƣợng trƣớc khi

sấy nhằm cung cấp tự động nguyên liệu một cách đồng đều; liên tục với một khối
lƣợng nhất định; chính xác cho thiết bị công nghệ chính đảm bảo các thông số công
nghệ quan trọng của nguyên liệu. Công đoạn sấy nhằm giảm độ ẩm thích hợp với quá
trình phun hƣơng tiếp theo, nhiệt độ và thời gian sấy tùy thuộc vào chủng loại thuốc
muốn sản xuất.
Sau khi sấy, sợi thuốc sẽ đƣợc làm nguội trƣớc khi phối trộn với cọng thuốc.
Dây chuyền chế biến cọng:
Nguyên liệu cọng sẽ đƣợc chế biến tƣơng tự nhƣ chế biến nguyên liệu lá, nhƣng
cọng không qua khâu cắt lát, sẽ đƣợc đƣa đi tẩm gia liệu, ủ và gia ẩm. Sau đó, cọng sẽ
đƣợc cán nhằm làm dập sơ lớp vỏ cứng của cọng cho dễ thái thành sợi và tạo điều kiện
cho các tế bào bên trong dễ ngậm ẩm nhờ đó tăng đƣợc hiệu suất trƣơng nở sau này.
Cọng sau khi đƣợc thái sẽ đƣợc đƣa vào hệ thống trƣơng nở sợi cọng nhằm làm tăng

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

8


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

thể tích sợi cọng. Sau đó, cọng đƣợc đƣa đi sấy để giảm độ ẩm. Trƣớc khi đƣợc phối
trộn với sợi để đi vào công đoạn phun hƣơng, sợi cọng sẽ đƣợc làm nguội, ủ sợi cọng.
2.2.2 Nhu cầu nguyên nhiên liệu cho sản xuất
Bảng 2.1: Nguyên nhiên liệu cho sản xuất
Tên

Đơn vị tính

Số lƣợng


1

Lá thuốc

Kg/tháng

5.030.862

2

Cọng thuốc

Kg/tháng

2.672.462

Dầu FO (sử dụng cho lò hơi)

Lít/ tháng

43.100

STT
Nguyên liệu

Nhiên liệu
3

Hƣơng liệu
4


Hƣơng liệu tẩm sợi thuốc

Lít/ tháng

1.979

5

Hƣơng liệu nền (casing)

Lít/ tháng

1.571

6

Dung dịch Javel

Kg/tháng

1.200

7

PAC

Kg/tháng

150


8

NaOH

Kg/tháng

300

9

Phèn nhôm

Kg/tháng

60

Điện

Kwh/tháng

370.000

Nƣớc

m3/ tháng

5.784

Hóa chất


(Nguồn: Tổng Công Ty Công nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai)
2.2.3 Danh mục máy móc thiết bị
Bảng 2.2: Danh mục máy móc thiết bị
Số
STT

Tên máy móc thiết bị

lƣợng

Công suất

Xuất xứ

(cái)
I/ DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN SỢI
A/ CÔNG ĐOẠN LÁ
(Tấn/h)
1

Thiết bị hấp chân không

1

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

1,8

VN/ Viện cơ học


9


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Số
STT

Tên máy móc thiết bị

lƣợng

Công suất

Xuất xứ

(cái)
2

Xylanh làm ẩm lá

1

2,4

Trung Quốc

3


Xylanh gia liệu

1

2,4

Trung Quốc

4

Hầm ủ lá

3

1,5

VN/ Viện cơ học

5

Thiết bị dò kim loại

3

-

Trung Quốc

6


Máy thái lá RC$

1

1,5

Anh/RC4

7

Thiết bị HT trƣơng nở lá

1

1,5

Ý/COMAS

8

Thiết bị sấy sợi lá

1

1,5

Ý/COMAS

1


1,5

VN/ Viện cơ học

9

Hệ thống cân định lƣợng
(băng tải)

B/ CÔNG ĐOẠN CỌNG
10

Xylanh làm ẩm cọng

1

0,3

Ý/COMAS

11

Hầm ủ cọng

2

0,3

VN/ Viện cơ học


12

Thiết bị HT gia nhiệt cọng

1

0,3

Ý/COMAS

13

Máy thái cọng RC4

1

0,3

Anh/RC4

1

0,3

Ý/COMAS

14

Thiết bị HT trƣơng nở sợi
cọng


15

Thiết bị sấy sợi cọng

1

0,3

Ý/COMAS

16

Thiết bị phân ly sợi cọng

1

0,3

VN/ Viện cơ học

17

Hầm ủ sợi cọng

2

0,3

VN/ Viện cơ học


1

0,3

VN/ Viện cơ học

18

Hệ thống cân định lƣợng
(băng tải)

C/ CÔNG ĐOẠN PHỐI TRỘN SỢI
19
20

Thiết bị phun hƣơng
Băng tải rải sợi vào thùng
chứa

1

1,8

Ý/COMAS

1

1,8


VN/ Viện cơ học

II/ MÁY SẢN XUẤT THUỐC LÁ
21

Máy đóng kiến bao GD

1

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

250

Ý/GD

10


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Số
STT

Tên máy móc thiết bị

lƣợng

Công suất

Xuất xứ


(cái)
22

Máy đóng kiến bao 401

1

420

Focke-401

23

Máy đóng tút suker-1

1

150

T.Q/SUKER-1

24

Máy đóng nút Molins

2

250


Anh/BOXER

25

Máy đóng nút TC-25

1

250

VN/TC-25

1

180

Anh/BOXER 2

26

Máy đóng nút MolmacBOXER

27

Máy đóng nút GD

1

250


Ý/GD

28

Máy đóng nút 361

1

250

Focke-361

29

Máy đóng kiến tút Molins

2

250

Anh/ M-E

30

Máy đóng kiến tút Sanmarc

1

150


TQ/SANMARC

31

Máy đóng kiến tút TK-25

1

250

VN/TK-25

32

Máy đóng kiến tút TK25

1

250

VN

33

Máy đóng kiến tút GD

1

250


Ý/GD

34

Máy đóng kiến tút ME-7663

1

420

Anh-ME 7663

III/ THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
35

Máy nén khí Kaeser – BSD62

1

5 m3/ph

Đức

36

Máy nén khí Kaeser – AS31

1

2,5 m3/ph


Đức

37

Máy nén khí Boge – S60/2

1

6 m3/ph

Đức

38

Máy nén khí Boge – S60

1

6 m3/ph

Đức

39

Bơm Vacuum VA12

1

12 m3/ph


VN

40

Bơm Vacuum VA10

1

10 m3/ph

VN

41

Máy nén khí Boge – S40

1

4,3m3/ph

Đức

1

8,7 m3/ph

Bỉ

5


6 m3/ph

VN

42
43

Máy nén khí Atlas Copco
GA55
Bơm Vacuum

(Nguồn: Tổng Công Ty Công nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai)

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

11


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

2.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ HƠI
NGÀNH THUỐC LÁ
2.3.1 Các nguồn phát sinh ô nhiễmtrong phân xƣởng sợi
Lá mảnh

Sợi thuốc rê

Cọng thuốc


Phun ẩm lá

Hấp kiện

Phun ẩm cọng

Cân trọng lƣợng

t0

HT trƣơng nở gia
nhiệt lá

Mùi

Phun hƣơng nền


hơi

Thùng ủ
cọng số 1

t0

Khí:
SO2,
NO2
, CO


Thùng ủ
cọng số 2

HT trƣơng nở gia
nhiệt sợi cọng
Ồn

Thùng ủ
lá số 1

Ồn
Bụi

Thùng ủ
lá số 2

Máy thái
lá số 1

Thùng ủ
lá số 3

t

Máy thái
lá số 2

t

HT trƣơng nở gia

nhiệt lá


hơi


hơi
t0

Khí:
SO2,
NO2,
CO
t

Phun hƣơng

HT trƣơng nở gia
nhiệt sợi cọng
Máy sấy sợi cọng
Phân ly sợi cọng

Máy sấy sợi lá

Mùi

Máy thái cọng
Cân trọng lƣợng

Khí: SO2,

NO2, CO

Cân trọng lƣợng

0

Bụi

0

0

Thùng ủ
sợi cọng
số 1

Thùng
ủ sợi
cọng số
1

Đóng thùng carton

Hình 2.2: Sơ đồ phát sinh khí thải tại phân xƣởng sợi
Kho chứa

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

12



Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Thành phần chính của thuốc lá bao gồm các nhóm chính: Nhóm Alcaoit, các chất
khoáng, nhóm chất thơm, nhóm gluxit, các chất Nitơ. Trong quá trình gia công nguyên
liệu ( đặc biệt là khi sấy) thành phần hóa học của thuốc lá thay đổi rất nhiều. hầu hết
các nhóm chất hữu cơ có trong thành phần của nó đều thay đổi cả về chất lƣợng và số
lƣợng. Tuy nhiên chất gây ô nhiễm mùi và có tính độc hại cao trong sản xuất thuốc lá
là nhóm Alcaoit.
Do đặc trƣng của ngành sản xuất thuốc lá là trong quá trình sản xuất phát sinh
mùi chứa Nicotin và các hóa chất nhƣ hƣơng liệu, axit… phát sinh chủ yếu từ các công
đoạn: Rang, phun hƣơng, gia liệu, kho chứa hƣơng liệu…
Bụi và mùi phát sinh từ quá trình rang sợi: trong quá trình rang sợi do sự cọ sát
giữa các sợi thuốc nên có phát sinh bụi, và do nhiệt nên mùi từ lá thuốc lan tỏa ra xung
quanh.
Nhiệt phát sinh chủ yếu từ các công đoạn nhƣ: quá trình hoạt động của lò hơi,
quá trình thổi hơi làm mềm nguyên liệu thuốc, từ công đoạn cắt nhỏ lá thuốc, công
đoạn sấy, hoạt động của máy móc ( HT trƣơng nở, thùng ủ…). Nhiệt độ cao sẽ ảnh
hƣởng đến tốc độ bốc hơi, phát tán bụi, khí thải cũng nhƣ tác động đến khả năng trao
đổi khí của cơ thể con ngƣời.
Khí thải bao gồm cả hơi khí độc hại và bụi từ quá trình đốt cháy nhiên liệu lò hơi.
Dầu FO khi cháy sẽ sinh ra các tác nhân ô nhiễm chủ yếu là SO2, NO2, CO, hơi nƣớc,
muội khói và một lƣợng nhỏ các khí CxHx, andehyde. Trong đó tác nhân kiểm soát là
SO2 (chất chỉ thị ô nhiễm đốt dầu).
2.3.2 Các yếu tố khác gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí trong phânxƣởng
sợi
Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển, tập kết nguyên liệu, sản phẩm trong
khu vực nhà xƣởng.
Tiếng ồn phát sinh từ các công đoạn thái lá, thái cọng, vận chuyển, tập kết
nguyên liệu…trong khu vực nhà xƣởng cũng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng không

khí (môi trƣờng làm việc của công nhân).

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

13


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

2.3.3Các quy trình, thiết bị thƣờng đƣợc sử dụng trong công nghệ xử lý mùi
thuốc lá và khí thải lò hơi
2.3.3.1 Công nghệ xử lý mùi
Do đặc điểm của ngành sản xuất thuốc lá thƣờng có Nicotin trong thuốc lá bay
hơi vào không khí tạo mùi thuốc lá. Ngoài ra, mùi còn có trong các hạt bụi thuốc lá có
kích thƣớc rất nhỏ bụi tinh) theo gió phát tán ra quanh nhà máy.
Nicotin có trong thuốc lá có đặc tính tan trong nƣớc, khi bay hơi vào không khí
tạo mùi thuốc lá, tuy vậy lƣợng bay hơi rất nhỏ và có thể dùng phƣơng pháp ƣớt để lọc
Nicotin mặc dù nồng độ trong không khí rất nhỏ.
Ngoài ra, hƣơng liệu và hóa chất gia liệu (axit citric) sử dụng trong thuốc lá là
hóa chất đƣợc phép dùng trong thực phẩm, không gây độc, tan trong cồn và nƣớc. Khi
ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi vào không khí và tạo mùi, khi gặp các hạt nƣớc sẽ bị hấp thụ.
Ta có các phƣơng pháp xử lý chống ô nhiễm mùi đƣợc áp dụng phổ biến nhƣ:
quá trình hấp thụ,quá trình hấp phụ, phƣơng pháp thiêu đốt, quá trình ngƣng tụ,
phƣơng pháp pha loãng – khuếch tán, “ngụy trang” mùi. Trong các phƣơng pháp trên
bài khóa luận đề cập đến 2 phƣơng pháp: phƣơng pháp hấp thụ và phƣơng pháp hấp
phụ.
Phương pháp hấp thụ
Cơ sở của phƣơng pháp là dựa trên sự tƣơng tác giữa những chất cần hấp thụ
(thƣờng là khí hoặc hơi) với chất hấp thụ (thƣờng là chất lỏng) hoặc dựa vào khả năng
hòa tan khác nhau của các chất khác trong chất lỏng để tách chất.

Tùy thuộc vào bản chất của sự tƣơng tác nói trên mà ngƣời ta chia thành sự hấp
thụ vật lý và sự hấp thụ hóa học. Tuy nhiên, trong xử lý khí thải hấp thụ hóa học đƣợc
ứng dụng rộng rãi hơn so với hấp thụ vật lý.
Hấp thụ hóa học là quá trình hấp thụ luôn đi kèm với một hay nhiều phản ứng
hóa học. Sau quá trình khuếch tán là quá trình xảy ra các phản ứng hóa học. Các loại
tháp hấp thụ thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm:
Tháp hấp thụ loại đệm: Đƣợc dùng phổ biến nhất. Trong tháp, ngƣời ta thƣờng
nhồi các vật thể lồng cồng nhƣ ốc sành sứ, lò so kim loại, vụn than cốc...để làm tăng
diện tích tiếp xúc hai pha. Khi vận hành, khí thải đƣợc đi từ dƣới lên trên còn chất lỏng

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

14


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

thì đi từ trên xuống dƣới. Lƣu lƣợng của hai pha luôn đƣợc tính toán trƣớc để thiết bị
đạt hiệu quả cao nhất.
Các nghiên cứu thủy động học và chuyển khối trong các thiết bị hấp thụ đệm nổi
cho thấy, tháp hấp thụ kiểu này có thể làm việc với tốc độ dòng khí lớn mà không bị
tắc nghẽn. Nhƣợc điểm của tháp hấp thụ đệm nổi là khó thoát nhiệt trong quá trình hấp
thụ. Muốn tách nhiệt, ngƣời ta thƣờng phải sử dụng làm lạnh tuần hoàn.

Hình 2.3: Tháp đệm
Tháp hấp thụ sủi bọt:Thƣờng đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp tải lƣợng cao, áp
suất khí thải lớn và quá trình hấp thụ có sự toả nhiệt, cần đƣợc làm lạnh. Các kiểu tháp
hấp thụ sủi bọt chính gồm: Sủi bọt qua lƣới (hay vật xốp), sủi bọt qua các đĩa chụp xen
kẽ và trộn cơ học khí và chất lỏng. Hấp thụ kiểu sủi bọt có nhƣợc điểm lớn nhất là
luôn có lớp bọt chiếm thể tích khá lớn trong thiết bị. Việc chuyển động của chất lỏng

gặp phải trở lực lớn. Các nhà thiết kế đã có nhiều công trình làm giảm bớt những
nhƣợc điểm trên để có thể sử dụng kiểu hấp thụ này trong công nghiệp vì nó có hệ số
chuyển khối rất cao. Chiều cao lớp chất lỏng tăng sẽ làm tăng khả năng hấp thụ song
đồng thời cũng tăng trở lực của thiết bị. Thông thƣờng ngƣời ta không tăng lớp chất
lỏng quá 50 mm.

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

15


Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Tháp phun, buồng phun:Là loại thiết bị hấp thụ đơn giản. Trong tháp phun, chất
lỏng đƣợc phun thành bụi (sƣơng) từ phía trên xuống, khí thƣờng đi từ dƣới lên nhằm
làm tăng diện tích tiếp xúc và để nồng độ thực tế chất cần hấp thụ trong pha khí giảm
dần theo chiều từ dƣới đi lên và nồng độ chất bị hấp thụ trong pha lỏng đƣợc tăng dần
theo chiều từ trên đi xuống. Quá trình này rất có lợi cho việc tăng hiệu quả xử lý. Tháp
hấp thụ phun có thể chia ra làm ba kiểu khác nhau: Thiết bị hấp thụ phun kiểu thùng
rỗng, thiết bị hấp thụ phun thuận dòng tốc độ cao và thiết bị hấp thụ phun sƣơng kiểu
cơ khí.

Hình 2.4: Tháp phun rỗng

SVTH: Nguyễn Thị Phúc – MSSV: 09127105

16



×