Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÔN HOA SEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.23 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÔN HOA SEN

Họ và tên sinh viên: PHẠM HOÀNG KHANH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 01/2013



KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÔN HOA SEN

Tác giả

PHẠM HOÀNG KHANH

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG


Tháng 01 năm 2013.



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn dành cho Bố Mẹ - Người đã
dày công sinh thành và nuôi nấng tôi nên người như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người xung quanh đã ủng hộ, giúp đỡ để tôi
có thể vượt qua những khó khăn và đạt được những kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận tình giúp đỡ hướng
dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn lớp DH07QM và những người bạn thân yêu – đã luôn động viên tôi tiến về
phía trước, là nguồn động lực to lớn đưa tôi vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách.
Đồng thời, tôi xin cảm các anh chị, cô chú trong Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại
Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 01 Năm 2013
Sinh viên thực hiện

Phạm Hoàng Khanh

i


TÓM TẮT
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen”

được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2012.
Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen là doanh nghiệp sản xuất thép dạng cuộn. Hoạt
động sản xuất của Công ty sẽ gây nhiều tác động xấu tới môi trường nếu không được
kiểm soát hiệu quả. Vì vậy kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty là một vấn đề cần
thiết.
Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp:
- Khảo sát thực địa tại Công ty.
- Nghiên cứu tài liệu từ các phòng ban liên quan, sách báo và internet.
- Phỏng vấn trực tiếp với nhân viên Công ty.
Đề tài sẽ trình bày các nội dung chính sau đây:
- Tổng quan về Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen, trong đó lần lượt sẽ giới thiệu
về lịch sử hình thành và phát triển, quy trình công nghệ sản xuất, những vấn đề môi
trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đã thực hiện tại Công ty.
- Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng, đề xuất các giải pháp nhằm khắc
phục và nâng cao chất lượng môi trường.
Đề tài đã thu được những kết quả:
- Đem đến cái nhìn tương đối toàn diện về hiện trạng môi trường (không khí, nước,
chất thải rắn) và công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy, các giải pháp đã
thực hiện tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen.
- Nhận diện các vấn đề môi trường chưa được giải quyết, có thể kể đến như hóa chất
độc hại trong không khí nơi làm việc tại các chuyền sản xuất.
- Trên cơ sở của quá trình nhận diện, đã đề xuất các giải pháp giúp khắc phục và
nâng cao.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. i
TÓM TẮT ................................................................................................................................... ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 1
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 1
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
1.4.1. Nghiên cứu tài liệu .................................................................................................... 2
1.4.2. Phân tích tổng hợp tài liệu ........................................................................................ 2
1.4.3. Khảo sát thực địa tại Công ty ................................................................................... 2
1.4.4. Phương pháp chuyên gia........................................................................................... 2
1.5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................... 4
2.1. LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .................................. 4
2.1.1. KHÁI NIỆM ............................................................................................................. 4
2.1.2. MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ................................ 4
2.1.3. NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ............................................................ 4
2.1.4. CÁC CÔNG CỤ ÁP DỤNG .................................................................................... 6
2.1.5. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG ............................................................................................................................ 7
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV TÔN HOA SEN ................................. 8
2.2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ................................................................................... 8
2.2.2. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ....................................................................................... 8
2.2.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC.................................................................................................... 9
2.2.4. CƠ SỞ HẠ TẦNG.................................................................................................. 11
2.2.5. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ....................................................... 12


iii


2.2.6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY ........................................................ 12
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................17
3.1. VI KHÍ HẬU .................................................................................................................18
3.1.1. Nhiệt ....................................................................................................................... 18
3.1.2. Độ ẩm ..................................................................................................................... 19
3.1.3. Ánh sáng ................................................................................................................. 19
3.1.4. Tiếng ồn - Rung...................................................................................................... 20
3.2. KHÍ THẢI......................................................................................................................21
3.2.1. Nguồn gốc phát sinh............................................................................................... 21
3.2.2. Hiện trạng ............................................................................................................... 21
3.2.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp ................................................................................ 23
3.3. CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG ...................................................................24
3.3.1. Nguồn phát sinh ..................................................................................................... 24
3.3.2. Hiện trạng quản lý .................................................................................................. 25
3.3.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp ................................................................................ 25
3.4. CHẤT THẢI NGUY HẠI............................................................................................26
3.4.1. Nguồn phát sinh ..................................................................................................... 26
3.4.2. Hiện trạng quản lý .................................................................................................. 26
3.4.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp ................................................................................ 27
3.5. MÔI TRƯỜNG NƯỚC ...............................................................................................27
3.5.1. Nước cấp................................................................................................................. 27
3.5.2. Nước mưa ............................................................................................................... 28
3.5.3. Nước thải ................................................................................................................ 29
3.6. CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ........33
3.6.1. Nguyên nhân........................................................................................................... 33
3.6.2. Biện pháp đã áp dụng ............................................................................................. 34
3.6.3. Đề xuất giải pháp.................................................................................................... 35

Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................36
4.1. KẾT LUẬN....................................................................................................................36
4.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................37

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh mục các công trình thuộc hiện hữu tại công ty ..................................... 11 
Bảng 2.2: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ............................................... 14 
Bảng 2.3: Danh mục một số máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.................... 15 
Bảng 2.4: Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng cho sản xuất .............. 15 
Bảng 3.2: Kết quả phân tích độ ẩm tại công ty ............................................................... 19 
Bảng 3.3: Kết quả phân tích ánh sáng tại công ty ........................................................... 19 
Bảng 3.4: Kết quả phân tích khí bụi, khí thải tại công ty ................................................ 21 
Bảng 3.5: Kết quả giám sát đo đo chất lượng khi thải lò hơi ......................................... 23 
Bảng 3.6: Danh mục chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 1 năm .................... 26 
Bảng 3.7: Kết quả giám sát chất lượng nước sau hệ thống xử lý................................... 32 

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm ................................... 5 
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen ...................................... 10 
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất thép dạng cuộn .............................................. 13 
Sơ đồ 3.1: Tổng hợp các nguồn thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của công ty........ 17 
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ khối công nghệ xử lý khí thải lò hơi ................................................... 22 
Sơ đồ 3.3: Quy trình xử lý bụi kim loại .......................................................................... 24 
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải - Công suất 240 m3/ngày.đêm . 31 


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Cấu tạo bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt ................................................. 30 

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD (Biological Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy sinh học

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CO

: Oxit Cacbon

CO2

: Khí cacbonic

COD (Chemical Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy hóa học

CTR


: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

GTVT

: Giao thông vận tải

HSSC(Hoa Sen Steel Company)

: Cty TNHH MTV Tôn Hoa Sen

KCS

: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KPH

: Không phát hiện

KSON

: Kiểm soát ô nhiễm

MTV

: Một thành viên


PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QLCL

: Quản lý chất lượng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSS (Total Suspended Soils)

: Chất rắn lơ lửng

vii



Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại, thép đóng vai trò quan trọng mang đến nhiều lợi ích cho
con người. Thép được sử dụng rộng rải trong các ngành sản xuất xe máy, phụ tùng, đồ gia
dụng (máy điều hòa không khí, máy giặt, tủ lạnh, tole lợp mái,..) và nhiều ngành khác. Để
đáp ứng nhu cầu to lớn ấy, nhiều nhà máy sản xuất thép đã hình thành và phát triển đảm
bảo khả năng cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Có thể kể đến các nhà máy

như công ty cổ phần Tôn Đông Á, công ty cổ phần thép pomina…
Bên cạnh những lợi ích, ngành sản xuất thép gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe con người như nước thải chứa kim loại nặng, khí thải có thành
phần hơi kim loại và dung môi độc tính cao.
Vì thế, kiểm soát hữu hiệu các vấn đề môi trường ngành thép đang là một yêu cầu
cần thiết hiện nay. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này sẽ góp phần đảm bảo các giá trị kinh
tế do ngành thép đem đến cùng với chất lượng cuộc sống con người được giữ vững,
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Chính vì thế, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp:
“Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen”.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Đánh giá hiện trang môi trường Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen.
 Xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm nhằm giảm thiểu tác động môi
trường đến do hoạt động sản xuất của công ty gây ra tại Công ty TNHH MTV
Tôn Hoa Sen.
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Thu thập số liệu về Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen như dây chuyền sản xuất,
nhu cầu nguyên nhiên liệu, các mặt hàng sản phẩm và hiện trạng môi trường.
SVTH: Phạm Hoàng Khanh 




Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
- Nhận diện các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Xác định các vấn đề môi trường chưa được quản lý.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu những tác động đến môi trường.
- Kết luận và kiến nghị.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và
các tài liệu chuyên về ngành sản xuất thép trên sách, báo, trên mạng, báo cáo nghiên cứu
khoa học, luận văn khóa trước; các tài liệu riêng của Nhà máy như báo cáo giám sát, báo
cáo đánh giá tác động môi trường, tài liệu về các hệ thống xử lý ô nhiễm để thu thập thông
tin cần thiết và nâng cao kiến thức để thực hiện đề tài hiệu quả và chính xác
1.4.2. Phân tích tổng hợp tài liệu
Phân tích những tài liệu thu được, lựa chọn những thông tin cần thiết cho đề tài, loại
bỏ những thông tin dư thừa và sai lệch, tổng hợp và sắp xếp thông tin theo từng yêu cầu
riêng cho phù hợp để xây dựng đề tài theo yêu cầu chung một cách hợp lý, rõ ràng và
chính xác.
1.4.3. Khảo sát thực địa tại Công ty
Trực tiếp đến nhà máy tại khu vực sản xuất, khu vực xử lý chất thải, nước thải.
Chính thức tham gia vào từ phân khu sản xuất cũng như phân khu xử lý của nhà máy.
Phỏng vấn cũng như tìm hiểu khai thác thông tin từ các phân xưởng để thu thập thông tin
và kinh nghiệm, tìm ra những vấn đề tồn tại. Chụp ảnh minh hoạ cho những vấn đề trong
quá trình thực địa. 
1.4.4. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp tham khảo ý kiến của thầy cô, những cán bộ có kinh nghiệm
trong từng lĩnh vực sản xuất và môi trường. Phương pháp này giúp trao đổi học hỏi
nhiều kiến thức để áp dụng vào khoá luận.
1.5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Địa điểm: Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen.
SVTH: Phạm Hoàng Khanh 




Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
- Thời gian thực hiện: 15/08/2012 - 15/12/2012.
- Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động, quá trình và sản phẩm của Công ty TNHH

MTV Tôn Hoa Sen có khả năng ảnh hưởng đến môi trường.

SVTH: Phạm Hoàng Khanh 




Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1.1. KHÁI NIỆM
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.1.2. MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm là giảm thiểu và kiểm soát. Chiến lược
kiểm soát ô nhiễm bảo vệ môi trường ở Việt Nam thực hiện trên nguyên tắc lấy phòng
ngừa ô nhiễm làm nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
2.1.3. NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1.3.1. Nội dung
Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
Giảm các rủi ro cho con người và môi trường
Kết quả mà doanh nghiệp đạt được:
Không nhất thiết phải đầu tư lớn
Giảm bớt các chi phí vận hành
Tăng lợi nhuận
Tăng cổ phần trên thị trường
Tính khả thi cao

2.1.3.2. Các bước thực hiện
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:
SVTH: Phạm Hoàng Khanh 




Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
Giành được sự đồng tình
của cấp quản lý cao

Duy trì
chương trình IPP

Thiết lập
Chương trình PP

Duy trì và phát triển
chương trình ngăn
ngừa ô nhiễm

Đánh giá chương trình
và các dự án PP

Xác định và thực thi các
giải pháp

Xem xét các quá trình
và xác định các trở ngại


Đánh giá chất thải và
xác định các cơ hội PP

Phân tích khả thi của các
cơ hội PP
Nguồn: HWRIC, 1993
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo Công ty.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về
mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập
hợp.
6. Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.

SVTH: Phạm Hoàng Khanh 




Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công
ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích liên

tục của công ty.
2.1.3.3. Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
a) Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của
bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các
dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung bao gồm:
- Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất.
- Bảo toàn năng lượng.
- Thay đổi quá trình.
b) Tái chế và tái sử dụng
- Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
- Các cách tái sinh khác tại nhà máy.
- Tái sinh bên ngoài nhà máy.
- Bán cho mục đích tái sử dụng.
- Tái sinh năng lượng.
c) Thay đổi công nghệ, nguyên nhiên liệu
- Thay đổi công nghệ sản xuất cũ lạc hậu bằng những công mới ít tác động đến môi
trường.
- Thay thế các nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường bằng các nguyên liệu ít
gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường hơn.
2.1.4. CÁC CÔNG CỤ ÁP DỤNG
2.1.4.1. Công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm môi
trường, bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số chất thải hay giới
SVTH: Phạm Hoàng Khanh 





Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
hạn hoạt động trong một khoảng thời gian hay khu vực nhất định thông qua các biện pháp
cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng.
Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung và giám sát thông qua việc áp dụng
hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước. Các công cụ
này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường.
2.1.4.2. Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc ra quyết định trước
hành vi của những pháp nhân gây ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những
phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường. Đó là những biện pháp như thuế ô
nhiễm, lệ phí môi trường.
2.1.4.3. Công cụ thông tin
Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân sử dụng
môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ.
2.1.4.4. Các công cụ khác
Đó là việc áp dụng các chương trình, các chiến lược quản lý môi trường … Chẳng
hạn như: Sản xuất sạch hơn, ISO, OHSAS, … các chương trình này không chỉ đem lại
hiệu quả trong công tác quản lý môi trường mà còn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế,
nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đối với khách, cộng đồng.
2.1.5. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1.5.1. Lợi ích về môi trường
- Sử dụng năng lượng, nước và nguyên liệu có hiệu quả hơn.
- Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
- Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.
- Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu rủi ro và
nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và
thế hệ mai sau.
SVTH: Phạm Hoàng Khanh 





Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
- Cải thiện môi trường lao động bên trong Công ty.
- Cải thiện các mối quan hệ với các cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.
2.1.5.2. Lợi ích về kinh tế
- Tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có
hiệu quả hơn.
- Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý
chất thải (có thể loại bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc kiểm kê,
giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm).
- Giảm bớt chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất thải
được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
- Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
- Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có
khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh Công ty ngày càng tốt hơn.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV TÔN HOA SEN
2.2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MTV TÔN HOA SEN.
- Địa chỉ: Số 9, Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Phường Dĩ An, Thị xã Dĩ
An, Tỉnh Bình Dương.
- Đại diện: Ông Nguyễn Tấn Hòa
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 06503.3737200


Fax: 06503.3737904

- Loại hình sản xuất: sản xuất thép cán nguội dạng cuộn.
2.2.2. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG
- Công ty tọa lạc tại Số 9, Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Phường Dĩ An,
Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
- Diện tích: 23.888 m2.
SVTH: Phạm Hoàng Khanh 




Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
- Xung quanh công ty có các vị trí tiếp giáp như sau:
 Phía Bắc giáp: Đại lộ Thống Nhất.
 Phía Nam giáp: Đất trống của KCN Sóng Thần 2.
 Phía Đông giáp: Công ty CP TĐ Hoa Sen.
 Phía Bắc giáp: Đất trống KCN Sóng Thần 2.
Vị trí của công ty cũng như toàn KCN được bố trí tại khu vực có hệ thống giao
thông vận tải khá thuận tiện cho vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của nhà máy.
 Công ty tiếp giáp với đường nội bộ của khu công nghiệp là đại lộ Thống
Nhất, cách Quốc lộ 1A khoảng 2km.
 Cách Sân bay Tân Sơn Nhất: 12 km.
 Tân Cảng: 9,5 km.
 Cảng Sài Gòn: 14 km.
 Ga Sóng Thần: 0,5 km.
Nhìn chung, nhà máy có vị trí khá thuận lợi, nằm trong KCN đã được quy hoạch
phù hợp với quy hoạch chi tiết của địa phương; cơ sở hạ tầng của KCN đã được xây dựng
hoàn chỉnh.
2.2.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Tổng cán bộ công nhân viên khoảng 167 người, chủ yếu là lao động kỹ thuật đã qua
đào tạo, trong đó:


Lao động trực tiếp: 152

 Lao động gián tiếp: 15
Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện cụ thể theo sơ đồ sau:

SVTH: Phạm Hoàng Khanh 




Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
CHỦ TỊCH HĐQT

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC

PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

BỘ
PHẬN
THIẾT
BỊ PHỤ
TRỢ


PHÒNG
SẢN
XUẤT

PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

PHÒNG
KTVT

PHÒNG
BẢO TRÌ


PHÒNG
BẢO TRÌ
ĐIỆN

PHÒNG
KCSHÓA
NGHIỆM

PHÒNG
KHCT

PHÒNG
HCNS

PHÒNG
KẾ

TOÁN

PHÒNG
BHLĐ
BVMT
PCCN

TỔ ISO

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen

SVTH: Phạm Hoàng Khanh 

10 


Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
2.2.4. CƠ SỞ HẠ TẦNG
d) Cơ sở hạ tầng trong khu vực (KCN Sóng Thần 2):
Hệ thống cấp điện: đã được xây dựng hoàn chỉnh. Nguồn điện cung cấp cho hoạt
động sản xuất của dự án lấy từ mạng lưới điện quốc gia thông qua hệ thống đường dây
điện cao thế kép chạy mạch vòng 22kV được bố trí theo các tuyến đường của KCN.
Hệ thống giao thông nội bộ: đã được xây dựng hoàn chỉnh và được bê tông hóa,
thuận tiện cho việc vận chuyển và hạn chế ô nhiễm do bụi gây ra.
Hệ thống thoát nước mưa, nước thải: đã được xây dựng hoàn chỉnh và được tách
riêng.
Hệ thống xử lý nước thải tập trung: KCN đã xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử
lý nước thải tập trung. Với diện tích khuôn viên trên 5000 m2.. Công suất hoạt động của
nhà máy trên 6700m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý: xử lý sinh học hiếu khí theo mẻ (SBR).
e) Cơ sở hạ tầng trong công ty



Hệ thống cung cấp điện: sử dụng lưới điện của KCN Sóng Thần 2. Ngoài ra,
công ty có 03 máy phát điện dự phòng mỗi máy có công suất 1000 KVA.



Hệ thống cung cấp nước: Sử dụng nước ngầm từ hai giếng khoan với công suất
khai thác là 300 m3/ng.đ..



Hệ thống thoát nước: Công ty đã tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước
thải.



Hệ thống đường nội bộ khu đảm bảo vận chuyển nguyên nhiên liệu, hàng hóa,
thành phẩm. Đã được bêtông hóa hoàn toàn.
f) Diện tích mặt bằng nhà xưởng và các công trình khác
Tổng diện tích khu đất của công ty TNHH Một Thành Viên Tôn Hoa Sen là : 23.888

m2. Cụ thể như bảng sau:
Bảng 2.1: Danh mục các công trình thuộc hiện hữu tại công ty
STT

Tên công trình

Diện tích (m2)


1

Nhà xưởng sản xuất chính

10.950

2

Lò hơi

2.000

SVTH: Phạm Hoàng Khanh 

Ghi chú

11 


Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
3

Hồ nước 450 m3

4

Khu xử lý nước thải

1.900


5

Khu xử lý nước cấp

150

6

Phòng bảo vệ

12

7

Nhà chứa chất thải nguy hại

24

8

Nhà chứa chất thải sinh hoạt

24

9

Các công trình khác

150


8.678
Nguồn: Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen, 10/2012

2.2.5. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ


Sản phẩm của công ty là thép cán nguội với công suất 24.000 tấn sản phẩm/năm.



Lượng sản phẩm được bán cho công ty CP TĐ Hoa Sen để sản xuất tôn mạ hợp
kim Nhôm kẽm, tôn mạ màu dùng trong xây dựng.

2.2.6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
2.2.6.1. Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất thép dạng cuộn được mô tả trong hình 2.3.

SVTH: Phạm Hoàng Khanh 

12 


Kiểm soát ô nhiễm tại Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen
Thép nguyên liệu
(đã tẩy rỉ sét)

Cán nguội

-Thép được cán phẳng
-Dầu cán thải

-Nước thải, hơi nước
-Nhiệt độ, tiếng ồn

-Thép được cán phẳng
-Hơi nóng

Sấy khô

-Thép được sấy khô
-Nhiệt độ
-Khí thải, bụi, tiếng ồn

-Thép được sấy khô
-Dao cắt

Cắt biên

-Thép được cắt biên
-Thép phế thải
-Tiếng ồn, bụi

Cuốn lai

-Thép thành phẩm
-Dầu cán

Nhập kho

-Bụi
-Tiếng ồn

-Khí thải

-Thép được sấy khô
-Nước làm mát
-Dầu cán

-Thép được cắt biên
-Dầu cán
-Xe nâng

Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất thép dạng cuộn
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nguyên liệu thép lá cuộn cán nóng được đưa đến bộ phận xả cuộn thép. Tại đây
cuộn thép được xả cuộn và được đưa qua trục cán.Sau đó, nguyên liệu thép được chuyển
qua bộ phận cắt rìa đầu để cắt rìa cuộn thép nguyên liệu.
Cán nguội: Những trục cán ép thép là trục thép được bọc cao su, hoạt động trong
môi trường dầu nhớt chống ma sát. Trục phía trên được nâng lên và hạ xuống nhờ xi lanh
khí nén và máy điều hòa áp suất. Trục phía dưới được điều khiển bằng môtơ thủy lực. Lá
thép sẽ được làm phẳng dưới tác dụng nâng lên và hạ xuống của trục cán ép. Sau khi cán
phẳng, lá thép được dẫn qua bộ phận làm sạch cạnh lá thép và sau đó được sấy khô.
Cắt biên: Tại bộ phận cắt, dao cắt hoạt động trên cơ chế thủy lực để cắt ngang lá
thép tạo ra kích thước sản phẩm theo quy cách, sau khi cắt xong lá thép được bộ phận
cuộn trục đẩy ra ngoài.
Cuốn lai: Sau khi cắt xong, lá thép được dẫn sang bộ phận tái cuốn và phun dầu
chống oxi hóa. Tại đây, dưới tách dụng của bộ phận kéo căng hoạt động bằng 3 trục song
SVTH: Phạm Hoàng Khanh 

13 



×