Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐẶC TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Vibrio spp. PHÂN LẬP TRONG SÒ HUYẾT NUÔI Ở CÁC TỈNH TIỀN GIANG, BẾN TRE, TRÀ VINH VÀ HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẶC TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Vibrio
spp. PHÂN LẬP TRONG SÒ HUYẾT NUÔI Ở CÁC TỈNH
TIỀN GIANG, BẾN TRE, TRÀ VINH VÀ
HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THUẬN
Ngành: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 8/2013


ĐẶC TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Vibrio spp.
PHÂN LẬP TRONG SÒ HUYẾT NUÔI Ở CÁC TỈNH TIỀN GIANG,
BẾN TRE, TRÀ VINH VÀ HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LÊ THỊ THUẬN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư
ngành Chế Biến Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN HOÀNG NAM KHA
TS. NGUYỄN PHÚC CẨM TÚ



Tháng 8/2013
i
 


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báo của rất
nhiều thầy cô. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm
khoa Thủy Sản, Bộ môn Chế Biến Thủy Sản, phòng thí nghiệm cùng toàn thể quý
thầy cô của khoa đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm kiến thức của
mình và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt chương trình học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. NGUYỄN
HOÀNG NAM KHA, TS. NGUYỄN PHÚC CẨM TÚ đã rất nhiệt tình quan tâm,
giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp nhiều kiến thức quý báo cũng như tài liệu giúp em
làm cơ sở khoa học trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bài khóa luận.
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị, cán bộ phòng Bệnh Học Thủy Sản,
Khoa Thủy Sản, trường ĐH Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh.
Xin gởi lời cảm ơn đến sự ủng hộ nhiệt tình về tinh thần của tất cả các bạn
trong lớp Chế Biến Thủy Sản, K35, các bạn đồng khóa khoa Thủy Sản cùng thực
hiện đề tài và nhất là những người bạn thân của tôi, luôn sát cánh gắn bó, động viên,
giúp đỡ cho tôi, giúp tôi có thêm niềm tin vượt qua những khó khăn trong suốt quá
trình học và những ngày thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến bậc sinh thành và những người
thân trong gia đình tôi, con xin cảm ơn ba mẹ đã dạy dỗ con khôn lớn, luôn ở bên
động viên chia sẻ cùng con. Cảm ơn ba mẹ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để con có
thể hoàn thành chương trình học và khóa luận này.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng,
tuy nhiên do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên

môn còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên khó tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp từ quý thấy cô và các bạn,
để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

ii
 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Đặc tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio spp.
phân lập trong sò huyết nuôi ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và huyện
Cần Giờ, Tp.Hồ Chí Minh” được tiến hành tại phòng Thí Nghiệm Bệnh Học Thủy
Sản và phòng Thí Nghiệm Chế Biến Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường ĐH Nông
Lâm, Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 2/2013 đến tháng 6/2013. Thí
nghiệm tiến hành với các mục tiêu: phân lập và định danh vi khuẩn Vibrio spp.
trong mẫu sò huyết, bùn và nước được thu từ các tỉnh trên, sau đó thực hiện kháng
sinh đồ để xác định đặc tính kháng kháng sinh và tính đa kháng kháng sinh của các
chủng vi khuẩn Vibrio spp. phân lập được cũng như xác định được chỉ số đa kháng
kháng sinh của các trại nuôi và khu vực thu mẫu.
Các kết quả thu được: Xây dựng được quy trình phân lập Vibrio spp. từ sò
huyết và các ao nuôi với độ tin cậy và chính xác cao.
Kết quả thực hiện kháng sinh đồ cho thấy các chủng vi khuẩn Vibrio spp.
phân lập được có tỷ lệ kháng cao với AMP (78.8%) và phần nào là SXT (25%).
Khoảng 90% các chủng vi khuẩn phân lập được thể hiện tính kháng với ít nhất 1
loại kháng sinh thử nghiệm, gần 30% các chủng vi khuẩn phân lập được thể hiện
tính đa kháng kháng sinh (kháng trên 2 loại kháng sinh) và đã có vi khuẩn thể hiện
tính đa kháng với 6 hoặc 7 loại kháng sinh.
Kết quả tính toán giá trị chỉ số đa kháng kháng sinh chỉ ra rằng, nông dân
thuộc các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh hiếm khi hoặc không sử dụng kháng
sinh trong quá trình nuôi sò huyết, tuy nhiên, nông dân nuôi sò huyết ở khu vực Cần

Giờ, Tp. Hồ Chí Minh có thể có dùng kháng sinh trong quá trình nuôi hoặc nuôi sò
huyết trong các ao nuôi tôm trước đó.
 
 

iii
 


MỤC LỤC
 

TRANG TỰA................................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích đề tài ....................................................................................................... 2
1.3. Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1. Giới thiệu đặc điểm sinh học của sò huyết ............................................................ 3
2.1.1. Phân loại học ....................................................................................................... 3
2.1.2. Hình thái .............................................................................................................. 3
2.1.3. Phân bố ................................................................................................................ 3
2.1.4. Phương thức sống ................................................................................................ 4
2.1.5. Sinh trưởng .......................................................................................................... 4
2.1.6. Dinh dưỡng.......................................................................................................... 4

2.1.7. Sinh sản ............................................................................................................... 5
2.2. Giới thiệu đặc điểm của vi khuẩn Vibrio ............................................................... 6
2.2.1. Phân loại học ....................................................................................................... 6
2.2.2. Hình thái .............................................................................................................. 6
2.2.3. Phân bố ................................................................................................................ 6
2.2.4. Đặc điểm sống và khả năng gây bệnh của Vibrio spp. ....................................... 6
2.3. Kháng sinh và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn............................................... 7
2.3.1. Kháng sinh .......................................................................................................... 7
2.3.2. Tính kháng kháng sinh ...................................................................................... 12
2.4. Tổng quan về thử nghiệm kháng sinh đồ ............................................................. 15
iv
 


2.4.1. Khái niệm .......................................................................................................... 15
2.4.2. Nguyên lý .......................................................................................................... 16
2.4.3. Môi trường cơ bản để thực hiện kháng sinh đồ: ............................................... 16
2.4.4. Các đĩa kháng sinh ............................................................................................ 16
2.4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp khuếch tán đĩa kháng sinh ........... 16
2.5. Một số nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio spp. trên sò
huyết .......................................................................................................................... 17
2.6. Chỉ số đa kháng kháng sinh (Multiple Antibiotic Resistance (MAR) index) ...... 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 19
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................ 19
3.2. Vật liệu và trang thiết bị ....................................................................................... 19
3.2.1. Sò huyết và bùn ................................................................................................. 19
3.2.2. Trang thiết bị ..................................................................................................... 19
3.2.3. Kháng sinh sử dụng:.......................................................................................... 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 21
3.3.1. Phân lập và định danh vi khuẩn Vibrio spp. trong mẫu sò huyết, bùn và nước 21

3.3.2. Nhuộm Gram ..................................................................................................... 22
3.3.3. Tính di động ...................................................................................................... 24
3.3.4. Thử nghiệm Catalase......................................................................................... 24
3.3.5. Thử nghiệm oxidase .......................................................................................... 25
3.3.6. Phản ứng trên môi trường TSI (Triple Sugar Iron Agar) .................................. 25
3.3.7. Thử nghiệm tính nhạy cảm với hợp chất ức chế phẩy khuẩn Vibrio O/129 (theo
hướng dẫn của nhà sản xuất) ....................................................................................... 26
3.3.8. Định danh khẳng định bằng test API 20E ......................................................... 26
3.4. Bảo quản giống .................................................................................................... 29
3.5. Kháng sinh đồ ...................................................................................................... 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 32
4.1. Phân lập ................................................................................................................ 32
4.2. Kết quả nhuộm Gram, Oxidase, Catalase, khả năng di động .............................. 32
4.3. Kết quả phản ứng trên môi trường TSI (Triple Sugar Iron Agar) ....................... 34
4.4. Kết quả thử nghiệm O/129 ................................................................................... 34
v
 


4.5. Kết quả định danh khẳng định bằng bộ test API 20E .......................................... 35
4.6. Kết quả kháng sinh đồ .......................................................................................... 36
4.6.1. Tính kháng ........................................................................................................ 36
4.6.2. Tính đa kháng .................................................................................................... 40
4.6.3. Chỉ số đa kháng kháng sinh (Multiple Antibiotic Resistance (MAR) index) ... 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 42
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 42
5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 


vi
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
0

C

Pagrees Celsius

A/A

Acid/acid

ADH

Arginine dihydrolase

AIP 20E

Analytical Profile Index For Enterobacteriaceae

AMP

Ampicillin

AMY


Amygdalina

APW

Alkaline Peptone Water: nước pepton kiềm

ARA

Arabinose

ATCC

American Type Culture Collection

CHL

Chloramphenicol

CIP

Ciprofloxacin

CIT

Citrate

CLSI

Clinical and Laboratory Standards Institute


CS

Cộng sự

DNA

Deoxyribonucleic acid

GEL

Gelatinase

GLU

Glucose

H2S

Hydrogen sulfide

IND

Indoletrial

INO

Inositol

K/A


Alkaline/acid

KAN

Kanamycin

Kg

Kilogram

LDC

Lysine decarboxylase

MAN

Mannitol

MAR

Multiple Antibiotic Resistance

MEL

Melibiose

MH

Mueller – Hinton Agar
vii

 


MIC

Minimum Inhibitory Concentration

Ml

milliliter

NAR

Nalidixic acid

NB

Nutrient Both

NIT

Nitrofurantoin

NOR

Norfloxacin

NST

Nhiễm sắc thể


ODC

Ornithine decarboxylase

ONPG

Ortho-nitrophenyl galactosidae

PE

Polyethylene

pTDA

Tryptophane deaminas

RHA

Rhamnose

RNA

Ribonucleic acid

SAC

Sucrose

STR


Streptomycin

SXT

Trimethoprim/Sulfamethoxazole

TCBS

Thiosulphate Citrate Bile Salt Sucrose

TET

Tetracycline

TSA

Tryptic Soy Agar

TSI

Triple Sugar Iron Agar

URE

Urease

VP

Voges – proskauer


viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình:
Hình 2.1: Sò huyết ........................................................................................................ 3 
Hình 2.2: Quá trình phát triển của phôi sò (Diendan.nongnghiep.gov.vn) .................. 5 
Hình 2.3: Vi khuẩn Vibrio ............................................................................................ 6 
Hình 3.1: Các kết quả thử nghiệm trên môi trường TSI ............................................ 25 
Hình 3.2: Kết quả bộ test API 20E (famsbs.wordpress.com) .................................... 29 
Hình 3.3: Tóm tắt qui trình kháng sinh đồ (Phạm Thái Bình, 2008) ......................... 30 
Hình 4.1: Vi khuẩn phân lập từ sò huyết trên môi trường TCBS ( tamug.edu) ......... 32 
Hình 4.2: Kết quả nhuộm Gram của Vibrio spp........................................................ 32 
Hình 4.3: Kết quả thử nghiệm Oxidase của Vibrio spp. (famsbs.wordpress.com) .... 33 
Hình 4.4: Kết quả thử nghiệm Catalase của Vibrio spp. (famsbs.wordpress.com) ... 33 
Hình 4.5: Kết quả K/A trên môi trường TSI .............................................................. 34 
Hình 4.6: Vòng vô khuẩn trong thử nghiệm Vibriostatic O/129 ............................... 35 
Hình: 4.7 Kết quả API 20E của các chủng vi khuẩn với mã định danh 4346106...... 35 
Hình 4.8: Kết quả API 20E của chủng vi khuẩn với mã định danh 4344126 ............ 35 
Hình 4.9: Vòng vô khuẩn trong thử nghiệm kháng sinh đồ ....................................... 37 
Bảng:
Bảng 2.1: Các loại kháng sinh (Nguyễn Như Pho, 2004) ............................................ 9 
Bảng 3.1: Các loại kháng sinh sử dụng ...................................................................... 20 
Bảng 3.2 Bảng đọc kết quả của bộ test API 20E ........................................................ 28 
Bảng 4.1: Kết quả định danh sơ bộ bằng các thí nghiệm sinh hóa của vi khuẩn Vibrio
spp.

.......................................................................................................................... 33 


Bảng 4.2: Biện luận đường kính vòng vô khuẩn ........................................................ 36 
Bảng 4.3: Chỉ số đa kháng kháng sinh ở các trại và các tỉnh .................................... 41 
Biểu đồ:
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ kháng kháng sinh của các chủng Vibrio phân lập ......................... 37 
Biểu đồ 4.2: Tính đa kháng kháng sinh ...................................................................... 40
ix
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên ngành Thủy Sản Việt Nam
vẫn không ngừng phát triển và có những bước tiến vượt bậc, luôn khẳng định được
lợi thế và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, hằng năm đem về cho đất
nước một nguồn ngoại tệ lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước năm
2012 đạt 6,2 tỉ USD (VASEP, 2013).
Với đường bờ biển dài 3200km, hơn 1 triệu km2 thềm lục địa cùng với mạng
lưới sông rạch chằng chịt và nhiều vùng nuôi chuyên canh đã tạo nên thế mạnh cho
việc đánh bắt cũng như đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản, cung cấp một nguồn
nguyên liệu dồi dào và có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng sự phát triển của xã hội
cũng như nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, hướng đến mục
tiêu sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Các sản phẩm được sản xuất, chế
biến từ nhuyễn thể đang có xu hướng phát triển mạnh và có giá trị kinh tế cao. Theo
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu nhuyễn
thể trong tháng 4/2013 đạt 40,932 triệu USD trong đó nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt
6,05 triệu USD, tăng 27% so với cùng kì năm ngoái.
Sò huyết là một loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao và đang được nuôi

nhiều ở các tỉnh ven biển Nam Bộ nước ta. Với đời sống vùi sâu trong bùn đáy và
tập tính ăn lọc, sò huyết thường bị nhiễm nhiều loại vi sinh vật gây bệnh trong đó vi
khuẩn Vibrio spp. thường chiếm mật độ cao và là nguyên nhân gây ngộ độc thực
phẩm.
Vi khuẩn Vibrio spp. gây rất nhiều bệnh cho các loài thủy sản như: bệnh phát
sáng, bệnh đỏ dọc thân, bệnh vỏ hay ăn mòn vỏ kitin xuất hiện ở tôm, bệnh mang
đen ở cua, bệnh nhiễm khuẩn máu ở cá,…ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy
1


sản. Ngoài ra, Vibrio spp. còn gây bệnh cho người như: tiêu chảy, dịch tả, ngộ độc
thực phẩm, nếu hàm lượng độc tố cao có thể gây chết người (Bách Khoa Thủy Sản).
Để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trên động vật thủy sản trong quá
trình nuôi, người ta thường sử dụng các loại kháng sinh. Do thói quen và những
hiểu biết về cách dùng còn hạn chế như sử dụng không đúng liều lượng, không
đúng thời gian qui định là những nguyên nhân hình thành nên tính kháng và đa
kháng kháng sinh trong quá trình điều trị gây nên những khó khăn trong việc điều
trị bệnh cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi sau này.
Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ của khoa Thủy Sản trường ĐH Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ĐẶC TÍNH
KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Vibrio spp. PHÂN LẬP TRONG SÒ
HUYẾT NUÔI Ở CÁC TỈNH TIỀN GIANG, BẾN TRE, TRÀ VINH VÀ HUYỆN
CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH’’.
1.2. Mục đích đề tài
Phân lập và định danh vi khuẩn Vibrio spp. trong các mẫu Sò huyết .
Khảo sát đặc tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio spp. tìm được.
1.3. Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn nên chỉ thực hiện lấy mẫu tại một
số khu vực ở Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, và huyện Cần Giờ, Tp. HCM đồng
thời nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các chủng Vibrio spp. có trong mẫu với

10 loại kháng sinh.

 

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu đặc điểm sinh học của sò huyết
2.1.1. Phân loại học
Theo Nguyễn Như Trí (2000), sò huyết được phân loại như sau:
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Bộ răng hàng: Taxodonta
Nhóm họ: Arcacea
Họ: Arcidae
Giống: Anadara
Loài: Anadara granosa
2.1.2. Hình thái
Vỏ dày chắc, có dạng hình trứng, cá thể lớn
có vỏ dài 60 mm, cao 50 mm, rộng 49 mm. Mặt
ngoài của vỏ gờ phóng xạ rất phát triển, có khoảng
18-21 gờ.
Trên mỗi gờ phóng xạ có nhiều hạt hình chữ
nhật, đối với những cá thể già ở xung quanh mép vỏ
những hạt này không rõ lắm. Bản lề hình thoi, rộng,

Hình 2.1: Sò huyết


màu nâu đen, có nhiều đường đồng tâm hình thoi. Mặt trong của vỏ có màu trắng
sứ, mép vỏ có nhiều mương sâu tương ứng với đường phóng xạ của mặt ngoài.
Mặt khớp thẳng, có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác, vết
cơ khép vỏ trước nhỏ hơn hình tam giác (Nguyễn Chính, 1996).
2.1.3. Phân bố
Sò huyết (Anadara) phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nước lưu
động. Các bãi sò thường gần các cửa sông có dòng nước ngọt đổ vào, nồng độ muối
3


tương đối thấp. Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1-3cm,
chất đáy bùn nhẹ hoặc bùn pha cát. Sò có thể sống vùng triều (littoral) và vùng dưới
triều (sublittoral) đến độ sâu vài mét. Nơi thích hợp nhất của sò huyết là tuyến triều
thấp.
Trên thế giới sò huyết phân bố ở Malaysia, Thái Lan, Nam Trung Quốc. Ở
Việt Nam có ở ven biển, hầu như trên tất cả các vùng triều đến độ sâu vài mét nước
như vùng Quảng Ninh, Hoàng Thụ (Thanh Hóa), đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế),
đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Ô Loan (Phú Yên), đầm Nha Phú (Khánh Hoà), Bến
Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng…(Bách Khoa Thủy Sản).
Trước đây, sò huyết được khai thác tự nhiên phục vụ nhu cầu ở địa phương.
Khi sản phẩm sò huyết được xuất khẩu sang thị trường thế giới như Trung Quốc,
Nhật Bản… thì người dân tận dụng các bãi triều ven biển để nuôi sò và chúng trở
thành đối tượng kinh tế quan trọng của ngư dân vùng ven biển Nam Bộ.
2.1.4. Phương thức sống
Phương thức sống của ấu trùng sò huyết là bơi lội tự do trong nước. Tuy
nhiên, khi kết thúc giai đoạn ấu trùng bơi lội tự do chúng sẽ tìm các bãi bùn với các
loại giá thể có kích thước nhỏ như vỏ ốc, sò con hoặc các hạt sỏi để đáp xuống và
bám vào đó.
Khi điều kiện môi trường tại khu vực đang sống không còn phù hợp, sò
huyết có khả năng dùng chân bò sang nơi khác (Nguyễn Như Trí, 2000).

2.1.5. Sinh trưởng
Sò huyết là loài có tốc độ tăng trưởng trung bình. Sò con (loại 2000 3000con/kg) thường đạt kích cỡ thương phẩm (90-100con/kg) sau 12 tháng nuôi.
Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào sự phong phú của nguồn thức ăn, mật độ
nuôi, các yếu tố môi trường và biện pháp chăm sóc quản lý của người nuôi (Nguyễn
Như Trí, 2000).
2.1.6. Dinh dưỡng
Thức ăn của sò huyết là các tảo đơn bào có kích thước nhỏ. Ngoài nguồn tảo
lơ lửng trong nước, thức ăn của sò huyết còn là các loại tảo khuê sống trên nền đáy
và mùn bã hữu cơ. Sò huyết bắt mồi bằng cách tạo dòng nước nhờ hoạt động của
mang.
4


Sò huyết chỉ có khả năng chọn lọc thức ăn theo kích thước chứ không có khả
năng chọn lọc loại thức ăn (Nguyễn Như Trí, 2000).
2.1.7. Sinh sản
Sò huyết là loài phân tính. Sức sinh sản thay đổi từ 2-4 triệu trứng/cá thể cái.
Sau khi thụ tinh, phôi sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng Trochophore (ấu
trùng bánh xe), ấu trùng Veliger (ấu trùng diện bàn), ấu trùng Umbo, ấu trùng
pediveliger và ấu trùng bám.
Thời gian từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng đáp cà bám xuống nền đáy
khoảng 15 ngày.
Mùa vụ sinh sản tập trung từ tháng 4 đến tháng 6. Ngoài ra còn có vài đợt
sinh sản phụ diễn ra sau mùa sinh sản tập trung (Nguyễn Như Trí, 2000).

Hình 2.2: Quá trình phát triển của phôi sò (Diendan.nongnghiep.gov.vn)
1: Tinh trùng 2: Trứng chín3: Trứng đã thụ tinh
4: Thể cực I 5: Xuất hiện cực diệp 6: Hai tế bào
7: Bốn tế bào 8: Phôi nang 9: Ấu trùng bánh xe
10:Ấu trùng chữ 11: Ấu trùng đỉnh vỏ 12: Ấu trùng bám 13: Ấu thể


5


2.2. Giới thiệu đặc điểm của vi khuẩn Vibrio
2.2.1. Phân loại học
Ngành Proteobacteri
Lớp Gammaproteobacteria
Bộ Vibrionales
Họ Vibrionaceae
Giống Vibrio
2.2.2. Hình thái
Vi khuẩn Vibrio spp. là vi khuẩn Gram âm, vi
khuẩn hình que uốn cong lên, có hình giống hình dấu
phẩy, hình lưỡi liềm, đứng riêng lẻ hay nối với nhau
thành hình chữ S hay số 8, có tiêm mao. Vi khuẩn
Vibrio spp. là vi khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng của
con người từ việc tiêu thụ động vật có vỏ sống hoặc
chưa nấu chín.
Phần lớn sống hoại sinh, có một số loại gây
bệnh như V. cholerae, V. parahaemolyticus… (FDA, 2004).

Hình 2.3: Vi khuẩn Vibrio

2.2.3. Phân bố
Theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam Vibrio spp. tìm thấy
phổ biến ở trong nước biển và ven bờ, trong nước bể ương tảo, bể ương Artemia, trong
bể ương ấu trùng. V. parahaemolyticus thường gặp ở thủy sản loại nhuyễn thể và giáp
xác trong nước biển lẫn nước ngọt.
2.2.4. Đặc điểm sống và khả năng gây bệnh của Vibrio spp.

Vibrio hô hấp yếm khí tuỳ tiện và hầu hết là oxy hoá và lên men trong môi
trường O/F Glucose. Thiosulphate citrate bile salt agar (TCBSA) là môi trường chọn
lọc của Vibrio .
Hầu hết các loài đều phát triển trong môi trường nước biển cơ bản, Na+ kích
thích cho sự phát triển của tất cả các loài Vibrio và với nhiều loài là nhu cầu tuyệt đối,
chúng không phát triển trong môi trường không muối (NaCl), không sinh H2S. Chúng
mẫn cảm với Vibriostat 2,4 diamino-6,7 diisopropyl pteridine phosphate (0/129).

6


Cơ bản chúng đều sống trong môi trường nước, đặc biệt là nước biển và cửa
sông, liên quan đến các động vật biển. Một số loài là tác nhân gây bệnh cho người và
động vật biển. Tương tự Aeromonas trong nước ngọt thì Vibrio ở trong nước biển,
nước lợ. Tỷ lệ Guanine và Cytosine(G+C) trong ADN là 38-51 mol%.
Những loài gây bệnh cho người và động vật thuỷ sản là: V.cholerae, V.
alginolyticus; V. anguillarum; V. ordalii; V. salmonicida, V. parahaemolyticus, V.
harvey, V. vulnificus....(FDA, 2004).
2.3. Kháng sinh và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn
2.3.1. Kháng sinh
2.3.1.1. Định nghĩa
Kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra
sulfonamid (Domagk, 1936) “ Thời kỳ vàng son” của kháng sinh bắt đầu từ khi sản
xuất penicillin để dùng trong lâm sàng (1941). Khi đó, kháng sinh được xem là những
chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn khác.
Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta đã có thể:
Tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên (chloramphenicol).
Tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh: sulfamid, quinolon.
Chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư (actinomycin)

Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi: Kháng sinh là những chất do vi
sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học tổng hợp, bán tổng hợp, với nồng độ rất thấp,
có khả năng đặc biệt kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn.
Kháng sinh là chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học, bán tổng hợp hay tổng hợp
có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn trên cơ sở kết hợp với một
điểm tiếp nhận (receptor) trong quá trình biến dưỡng dẫn tới sự ngưng trệ quá trình
sống của vi khuẩn. Động vật đa bào và virus không có điểm tiếp nhận kháng sinh, do
đó dùng kháng sinh không có tác dụng với chúng (Nguyễn Như Pho, 2004).

7


2.3.1.2. Phân loại
Kháng sinh có thể phân loại theo: Khả năng diệt khuẩn và cấu trúc hóa học
Theo khả năng diệt khuẩn
a. Kháng sinh tĩnh khuẩn: Làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn. Bạch cầu và
đại thực bào diệt khuẩn giúp cơ thể có điều kiện tham gia chống bệnh, ít tái phát bệnh
sau khi ngưng kháng sinh. Thích hợp với các bệnh có diễn biến chậm và các trường
hợp phòng bệnh. Các nhóm kháng sinh: Tetracyclines, Macrolides, Phenicols.
b. Kháng sinh sát khuẩn: Diệt khuẩn, thích hợp cho các bệnh nhiễm trùng cấp
tính. Do cơ thể không tham gia chống bệnh nên bệnh dễ tái phát sau khi ngưng kháng
sinh. Nhóm: Quinolones, Aminosides, Polypeptides, Betalactams, Sulfamid/
Trimethoprim
Theo cấu trúc hóa học
Một số kháng sinh có cấu trúc hóa học giống nhau, do đó chúng có chung cơ
chế hoạt động và hoạt phổ tương tự nhau. Dựa trên cấu trúc hóa học, người ta có thể
xếp kháng sinh theo các nhóm sau:

 


8


Bảng 2.1: Các loại kháng sinh (Nguyễn Như Pho, 2004)
Nhóm lớn

Nhóm nhỏ

Tetracyclines

Một số loại kháng sinh
Oxytetracycline, Tetracycline
base, Doxycycline,
Chlortetracycline

Macrolides

Erythromycine, Spiramycin,
Tylocin, Tiamulin,
Lincomycin

Phenicols

Florphenicol, Thiamphenicol

Quinolones

Flumequine, Oxolinic acid,
Norfloxacin, Enrofloxacin,
Ciprofloxacin


Aminosides

Streptomycin, Kanamycin,
Neomycin, Gentmycin,
Tobramycin, Spectinomycin

Polypeptides
ß-Lactamines

Colistin, Bacitracin
Penicilline

Ampicilline, Benzathine
penicilline, Potassium
penicilline, Sodium
penicilline, Procain
penicilline, Amoxicilline

Cefalosporine

Cefalotine, Cefaloridine,
Cefaclor, Cefamandole,
Cefoxitine, Cefurocine

Sulfamides

Sulfadimetoxine,Sulfadimera
zine,Sulfadiazine,Sulfametox
azole, Sulfadimidine


Diaminopyrimidine

Trimethoprim,
Ormethoprime, Diaveridine,
Pyrimethamine

Nitrofural

Nitrofurazol, Furazolidone

9


2.3.1.3. Cơ chế tác động
a/ Ức chế tổng hợp vách tế bào: gồm các kháng sinh: penicilline,
cephalosporins, bacitracin, vancomycin,…
Khác với tế bào động vật, vi khuẩn có một lớp vỏ cứng bên ngoài gọi là vách tế
bào, có nhiệm vụ giữ hình dáng tế bào được nguyên vẹn trước áp lực thẩm thấu cao ở
bên trong tế bào.
Thành tế bào vi khuẩn có cấu tạo từ chất Peptidoglycan gồm nhiều dây
Polysaccharid thẳng dọc và những đoạn ngang Pentapeptid. Polysaccharid gồm nhiều
phân tử đường mang amin: N-acetyl-glucosamin và N-acetyl-muramic (chỉ có ở vi
khuẩn).
Tiến trình hình thành vách tế bào bắt đầu bằng sự chuyển đổi L- alanin thành
D-alanin. Sau đó hai D- alanin kết hợp với nhau. Tiếp đến D- alanin dipeptid nối với
ba amino acid khác và một đường N-acetyl muramic acid để tạo thành đường
Pentapeptid.
Pentapeptid kết hợp với Isoprenyl phosphate rồi di chuyển từ tế bào chất ra
ngoài màng tế bào. Tại đây chúng kết hợp với nhau để kéo dài thành chuỗi

Peptidoglycan.
Bacitracin ngăn cản tiến trình này bằng cách gắn với Isoprenyl phosphate tạo
phức hợp vô dụng.
Vancomycin ngăn cản sự di chuyển Pentapeptid thành chuỗi đa phân tử bên
ngoài màng tế bào.
Giai đoạn cuối là hình thành dây ngang giữa các dây Peptidoglycan bằng cách
nối D-alanin của một chuỗi với diaminopimelic acid của chuỗi kế cận nhờ enzyme
transpeptidase.
-lactamin ức chế giai đoạn này do cấu trúc của nó giống D-alanin (một vị trí
trên peptidoglycan mà enzyme gắn vào).
b/ Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào: gồm nhóm thuốc kháng sinh chống
nấm: colistin, imidazol, polymycin, nistatin,…
Tế bào chất của tất cả tế bào sống đều được bao bọc bởi một màng tế bào chất.
Màng này được xem như một hàng rào có khả năng thẩm thấu chọn lọc, thực hiện
chức năng vận chuyển chủ động và như vậy kiểm soát các thành phần ở bên trong tế
10


bào. Nếu sự toàn vẹn chức năng của màng tế bào chất bị phá vỡ thì những đại phân tử
và những ion sẽ thoát ra khỏi tế bào làm chết tế bào.
Kháng sinh thuộc nhóm polypeptid (Colistin, Polymycin) và Polyens (chất
kháng nấm) gắn kết trên các chất hóa học riêng biệt làm xáo trộn chức năng thẩm thấu
khiến các chất trong màng bào tương như Mg2+, K+, Ca2+ thoát ra ngoài (tác động như
một chất tẩy cation).
c/ Ức chế tổng hợp protein: gồm các họ chloramphenicol, tetracylines,
lincomycins,…
Vi khuẩn có ribosom 70s, gồm 2 tiểu đơn vị là 30s và 50s. Kháng sinh có thể
gắn lên các đơn vị này để ngăn cản sự tạo thành polysom trong dịch mã như:
Nhóm aminosides: bám vào tiểu đơn vị 30S ngăn cản sự giải mã di truyền của
RNA vận chuyển.

Nhóm phenicol: tương tác với amonocyl và men peptidotransferase, ngăn chặn
các acid amin nối với nhau thành chuỗi.
Nhóm tetracyclines: ức chế sự phóng thích các acid amin từ RNA vận chuyển
tại ribosom.
Nhóm macrolides: ngăn chặn phức hợp acid amin - RNA vận chuyển gắn vào
tiểu đơn vị 50S.
d/ Ức chế tổng hợp acid nucleic: Kháng sinh có tác động ức chế men RNA
polymerase (nhóm Rifampicin), ức chế men DNA gyrase cần thiết cho sự nhân đôi
phân tử DNA (Nhóm quinolones), bám vào các base của DNA làm đứt đoạn chuỗi
xoắn DNA (Nhóm nitrofurans).
e/ Ức chế lẫn nhau (tác động cạnh tranh): Sulfamides đối kháng cạnh tranh
với PABA (p-aminobenzoic acid) một tiền chất để tổng hợp acid folic.
PABA kết hợp với pteroic acid hoặc glutamic acid để tạo pteroyglutamic acid
(PGA), chất này giống như một coenzym trong sự tổng hợp purin và timin. Do đó khi
thiếu PABA sẽ gây thiếu purin và acid nucleic.
Trimethoprim ức chế dihydrofolat thành tetrahydrofolat (dạng hoạt động của
acid folic) (Nguyễn Như Trí, 2004).

11


2.3.1.4. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Chỉ sử dụng kháng sinh để trị các bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thủy sản. Chỉ
dùng kháng sinh khi biết chắc chắn rằng bệnh đó do vi khuẩn gây ra.
Kháng sinh được sử dụng phải nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh và phải phân
bố được đến các vị trí bị nhiễm trùng.
Chỉ ngưng sử dụng kháng sinh sau hai đến ba ngày khi vật nuôi hết triệu chứng
lâm sàng. Tránh dùng kết hợp với các loại kháng sinh đối kháng.
Không nên dùng kháng sinh để phòng bệnh, chỉ nên dùng để trị bệnh khi đã
bùng phát. Khi dùng kháng sinh với liều thấp, kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng xấu

đến sức khỏe của động vật nuôi và có nhiều nguy cơ gây hiện tượng kháng thuốc của
vi khuẩn gây bệnh làm công tác điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Không nên dùng kháng sinh của người điều trị cho động vật thủy sản, vì sẽ
không có các hướng dẫn về nồng độ, cách dùng và chưa biết được tác động của các
yếu tố thủy lý, thủy hóa nước ảnh hưởng thế nào đến tác dụng của thuốc.
Dùng phải đúng nồng độ, thời gian theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Chấm dứt dùng kháng sinh 14 ngày trước khi thu tôm, cá thương phẩm, để
giảm lượng kháng sinh tồn đọng trên cơ thể vật nuôi (nongnghiep.vinhlong.gov.vn).
2.3.2. Tính kháng kháng sinh
Trong cuộc cạnh tranh giữa sự phát triển kháng sinh mới với sự đề kháng mới
của sinh vật, thì cho đến nay vi sinh vật vẫn chiếm ưu thế. Quá trình này được thúc
đẩy mạnh, nếu thiếu sự hiểu biết và sử dụng thuốc sai trong điều trị.
Có hai loại đề kháng: đề kháng giả và đề kháng thật (Theo Bộ môn vi sinh vật,
Trường Đại học Y Hà Nội, 2001)
2.3.2.1. Phân loại kháng kháng sinh
a/ Đề kháng giả
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm (do dùng corticoid, tia xạ,…) hoặc
chức năng của đại thực bào bị hạn chế.
Khi vi khuẩn tự đề kháng: Ở trạng thái nghỉ (không nhân lên, không chuyển hóa
do thiếu oxy, pH thay đổi,..), vi khuẩn không chịu tác dụng của kháng sinh.
Khi có vật cản, tuần hoàn ứ trệ, kháng sinh không thấm tới ổ viêm thì vi khuẩn
cũng tỏ ra đề kháng.
12


b/ Đề kháng thật
Tiếp hợp: Hai vi khuẩn tiếp xúc với nhau và truyền cho nhau gen đề kháng.
Biến nạp: Khi vi khuẩn đề kháng bị ly giải, giải phóng các đoạn DNA tự do và
những đoạn này xâm nhập vào tế bào vi khuẩn khác
Tải nạp: Phage mang gen đề kháng từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác

2.3.2.2. Cơ chế kháng kháng sinh
Đề kháng tự nhiên: Một số loại vi khuẩn không chịu tác dụng của một số
kháng sinh. Ví dụ như P.aeruginosa kháng với penicillin G, tụ cầu không chịu tác
dụng của colistin. Một số vi sinh vật không có vách như Mycoplasma không chịu tác
dụng của các kháng sinh ức chế quá trình tổng hợp vách như penicillin, cephalosporin,
vancomycin.
Đề kháng thu được: Do biến cố di truyền mà vi khuẩn từ chỗ không có trở thành
có gen đề kháng.
Đột biến gen: Biến cố này có thể xảy ra trước hoặc sau khi tiếp xúc với kháng sinh.
● Đột biến một bước: Mức độ đề kháng không phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh
được tiếp xúc, có thể chỉ sau một lần đột biến, vi khuẩn đã đề kháng rất cao.
● Đột biến nhiều bước: Mức độ đề kháng liên quan đến mức độ kháng sinh.
Trong trường hợp này, kháng sinh là nhân tố chọn lọc giữ lại những cá thể đột
biến, cho nên ở lần đột biến sau thì nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) sẽ cao hơn lần trước.
Gen đề kháng sau khi xuất hiện sẽ lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cùng
với sự phân chia tế bào vi khuẩn.
Nhận gen đề kháng: Gen đề kháng có thể lan truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn
khác qua các hình thức vận chuyển chất liệu di truyền như sau:
a/ Vi khuẩn sản xuất enzyme phá hủy tác dụng của thuốc
Ví dụ: Vi khuẩn Staphylococus và các vi khuẩn Gram âm có khả năng tiết enzyme
β- lactamase phá hủy kháng sinh cephalosporine, làm cho kháng sinh này mất tác dụng.
Ở vi khuẩn gram âm có thể tiết enzyme adenylylase, phosphonylase acetylase phá
hủy tác dụng của các loại kháng sinh nhóm Aminosides.
Tương tự, enzyme acetyltransferase của một số vi khuẩn phá hủy tác dụng của
chloramphenicol.

13


b/ Vi khuẩn làm thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với

thuốc
Vi khuẩn có khả năng thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào khiến kháng
sinh không thể đi vào tế bào vi khuẩn. Do đó kháng sinh không thể kìm hãm hay tiêu
diệt vi khuẩn.
c/ Vi khuẩn làm thay đổi điểm tác động của thuốc
Vi khuẩn có khả năng làm thay đổi điểm tiếp nhận kháng sinh để vô hiệu hóa
tác dụng của kháng sinh.
Ví dụ: Kháng sinh streptomycin sau khi xâm nhập vào vi khuẩn Salmonella gắn
với tiểu phần 30s của ribosom làm vi khuẩn đọc sai mã thông tin trên mRNA khiến
quá trình tổng hợp protein bị gián đoạn. Nhưng vi khuẩn có khả năng thay đổi cấu trúc
điểm tiếp nhân (receptor) tiểu phần 30s của ribosom (do đột biến NST làm mất hoặc
thay đổi 1 loại protein ở tiểu phần 30s) làm streptomycin không thể gắn với tiểu phần
30s được do đó quá trình tổng hợp protein ở vi khuẩn vẫn diễn ra bình thường.
d/ Vi khuẩn có thể thay đổi con đường biến dưỡng để thoát khỏi tác động
của thuốc
PABA (p-aminobenzoic acid) là nguồn nguyên liệu cần thiết cho vi khuẩn tổng
hợp acid folic để phát triển. Do sulfamid đã tranh chấp với PABA ngăn cản quá trình
tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn có thể sử dụng trực tiếp acid folic từ
môi trường để không chịu ảnh hưởng của sulfamid. Những vi khuẩn khác có thể thay
đổi con đường biến dưỡng như sử dụng acid folic từ môi trường ngoài hoặc tổng hợp
PABA trong tế bào mà không cần PABA từ môi trường ngoài.
e/ Vi khuẩn thay đổi enzyme
Ví dụ: Vi khuẩn nhạy cảm với Sulfamides có thể sản xuất ra enzyme
tetrahydropteroic acid synthetase có ái lực với sulfonamides hơn PABA. Sulfamides sẽ
không gắn với PABA để ngăn cản quá trình tổng hợp acid folic nữa mà gắn với
enzyme tetrahydropteroic acid synthetase. Kết quả là quá trình tổng hợp acid folic vẫn
diễn ra bình thường
2.3.2.3. Nguồn gốc của đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn
Đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn được chia làm 2 loại: đề kháng tự nhiên và đề
kháng thu nhận

14


a/ Đề kháng tự nhiên
Bản thân vi khuẩn vốn có tính đề kháng với kháng sinh. Ví dụ như
Steptomycete có một số gene kháng với kháng sinh do nó sinh ra hoặc màng tế bào
một số vi khuẩn Gram âm có cơ chế hình thành rào cản sự thẩm tháo xâm nhập của
kháng sinh, hoặc một số vi khuẩn thiếu hệ thống vận chuyển kháng sinh, hoặc thiếu
điểm tiếp nhận kháng sinh.
b/ Đề kháng thu nhận:
Phát sinh trong quá trình tiến hóa của vi khuẩn do sự thay đổi (đột biến hay tiến
hóa theo chiều dọc) về cấu trúc di truyền nhiễm sắc thể hoặc do thu nhận gene kháng
từ các vi khuẩn cùng hoặc khác loài (tiến hóa theo chiều ngang)
● Tiến hóa theo chiều dọc: Hoàn toàn tuân theo học thuyết tiến hóa của Dawinnguyên tắc chọn lọc tự nhiên: sự đột biến ngẫu nhiên trong chromosome (NST) của
một số vi khuẩn sẽ tạo ra tính kháng cho vi khuẩn trong quần thể. Trong môi trường
chọn lọc kháng sinh, vi khuẩn không đột biến bị tiêu diệt còn vi khuẩn đột biến này sẽ
được sống sót và phát triển mạnh.
●Tiến hóa theo chiều ngang: Vi khuẩn nhận các gene kháng sinh từ các vi sinh
vật khác. Ví dụ như Streptomycete có gene kháng với streptomycin (kháng sinh do nó
sinh ra), nhưng bằng con đường nào đó đoạn gene này thoát ra và đi vào E. coli hoặc
Shigella hoặc khả năng thường xảy ra hơn là một số vi khuẩn đột biến sinh gene kháng
rồi truyền gene này cho các vi khuẩn khác qua các quá trình chuyển gene như: biến
nạp (transformation), tải nạp (transduction) hay tiếp hợp (conjugation) (Kenneth
Todar, 2002).
2.4. Tổng quan về thử nghiệm kháng sinh đồ
Theo Nguyễn Hữu Thịnh và cs, (2008).
2.4.1. Khái niệm
Kháng sinh đồ là kỹ thuật để tìm độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh,
hay xác định lượng tối thiểu của kháng sinh ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn
Độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh luôn luôn thay đổi do tính thích

ứng và tính chọn lọc khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh.
Có hai phương pháp làm kháng sinh đồ:
+ Phương pháp đĩa khuếch tán (định tính và bán định lượng).
15


×