Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI XÃ NGŨ LẠC, HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.38 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM SÚ
(PENAEUS MONODON) QUẢNG CANH
CẢI TIẾN TẠI XÃ NGŨ LẠC, HUYỆN
DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH

NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
NIÊN KHÓA: 2002-2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THIỆN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 8/2006


-2-

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM SÚ (PENEAUS
MONODON) QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI XÃ NGŨ
LẠC, HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH
Thực hiện bởi

NGUYỄN THIỆN
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Thạc só



TRẦN TRỌNG CHƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 8/2006


-3-

TÓM TẮT
Khảo sát hiện trạng nuôi tôm quảng canh cải tiến tại xã Ngũ Lạc, huyện
Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp có đònh hướng 70 hộ nuôi trong xã và thu được kết quả như sau:
Về khía cạnh kinh tế xã hội: điều kiện tự nhiên tại xã Ngũ Lạc, huyện Duyên
Hải, tỉnh Trà Vinh rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm sú, là điều kiện
thúc đẩy phong trào nuôi tôm phát triển.
Về khía cạnh kó thuật: đa số người dân còn hạn chế trong khâu quản lí và
phòng trừ dòch bệnh. Ý thức công đồng trong việc bảo vệ môi trường còn kém. Khi có
dòch bệnh xảy ra người dân rất lúng túng trong việc xử lí vì thế dòch bệnh lây lan
nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại cho người nuôi tôm.
Mức chi phí đầu tư cho 1 ha nuôi tôm là 21.954.000 đồng, năng suất bình
quân 435.4 kg/ha, lợi nhuận thu được là 7.315.000 đồng, thu nhập là 12.493.000
đồng. Thời gian thả nuôi là khoảng 4,5 tháng.
Nhìn chung, nghề nuôi tôm tại đây đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập, cho người nông dân. Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm tại đây phát triển thì cần
phải nâng cao nhận thức cho người nuôi trong việc quản lí môi trường.


-4-


ABSTRACT
To survery current status of improving extensive shrimp culture, we carried
out a survery from seventy households in Ngu Lac commune. Duyen Hai district, Tra
Vinh province. From data of information based on the questionair survery, we
obtained the results:
Socio – economic aspects: the natural conditions in Ngu Lac commune,
Duyeen Hai district, Tra Vinh province not only were completely suitable for shrimp
to grow but also impulsed the development of culture movement.
Technical aspects: most of the households were limited in managing,
preventing deseases. Their conscious community to protect environment were so
low. It was no way to control the deseases while outbreaking.
Total costs of pne culture was 21.954.000 VND per hecta. Averang yield was
435.4 kg per hecta. In gerneral, it was approximately 4,5 months in culture that they
could obtain the level profit about 7.315.000 VND and the level income about
12.493.000 VND.
To sum up, the improving extensive shrimp culture has created more
opportunities for people in Ngu Lac commune, Duyen Hai district, Tra Vinh
province. It has not only solved their works but also improved their income.
Howerver, it would developed heigher if they were aware of right in managing
environtment.


-5-

CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa và các quý thầy cô khoa Thủy Sản đã tận tâm truyền
đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp
này.

Xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thạc só Trần Trọng Chơn đã hết
lòng hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Đồng thời cảm ơn toàn thể các cô chú:
Sở Thủy Sản tỉnh Trà Vinh.
Phòng Nông Nghiệp – Thủy Sản huyện Duyên Hải.
Phòng Đòa Chính huyện Duyên Hải .
Các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài
này.
Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên luận văn
không tránh khỏi có sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn.


-6-

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG TỰA
TÓM TẮT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
xiii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH


i
ii
iii
iv
v

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

1
2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2


SƠ LƯC TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ
Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới
Tình hình nuôi tôm sú tại Việt Nam

3
3
4

2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN DUYÊN HẢI 5
Điều kiện tự nhiên
5
Điều kiện kinh tế, xã hội
5
Một số chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội
6

2.3

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN

2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3


HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM SÚ
Nuôi tôm sú thâm canh
Nuôi tôm sú bán thâm canh
Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

2.5

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2006

10

2.6

SƠ LƯC VỀ TÔM SÚ

11

ix

7
9
9
9
10


-72.6.1
2.6.2
2.6.3


Phân loại
Phân bố
Một số đặc điểm sinh học của tôm sú

11
12
12

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

15

3.2
3.2.1
3.2.2

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VÀ THU THẬP SỐ LIỆU
Phương pháp điều tra
Thu thập số liệu

15

15
15

3.3
3.4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU

16
16

IV.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

17

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4

4.1.5

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ TRẠI
Giới tính của chủ trại
Tuổi của chủ trại
Trình độ học vấn

Kinh nghiệm nuôi tôm
Tập huấn khuyến ngư

17
17
17
18
19
20

4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.2.5
4.2.6
4.2.7
4.2.8
4.2.9
4.2.10
4.2.11
4.2.12

CÁC ĐẶC TRƯNG Ề KĨ THUẬT NUÔI TÔM SÚ TẠI XÃ NGŨ LẠC
Ao nuôi
Cải tạo ao
Nguồn nước
Gây màu nước
Nguồn giống

Chọn giống
Thả giống
Số vụ nuôi trong năm
Chăm sóc và quản lí
Kiểm tra sức khỏe tôm
Thu hoạch
Tình hình dòch bệnh tại xã

21
21
23
24
26
26
27
28
28
29
31
32
32

4.3

NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI

33


-8-


4.4
4.4.1
4.4.2
4.4.3
4.4.4

HIỆU QUẢ KINH TẾ
Mức đầu tư cơ bản cho 1 ha nuôi tôm
Khấu hao cho đầu tư cơ bản
Các chi phí sản xuất
Kết quả và hiệu quả kinh tế trên 1 ha nuôi tôm

33
33
34
35
36

4.5
4.5.1
4.5.2
4.5.3

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT NUÔI
Xét mối tương quan giữa năng suất với lượng giống thả
Xét mối tương quan giữa năng suất với lượng thức ăn
Xét mối tương quan giữa lượng thức ăn, lượng giống thả với năng suất nuôi

37

38
38
39

4.6

NHỮNG THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NUÔI TÔM TẠI XÃ
NGŨ LẠC
40
4.6.1 Thuận lợi
40
4.6.2 Khó khăn
40

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1
5.2

KẾT LUẬN
ĐỀ NGHỊ

41
41
41

VI.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

43


-9-

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
ĐỀ MỤC
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16

TRANG

Sản lượng và diện tích nuôi tôm sú của một số nước trên thế giới
Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Duyên Hải năm 2005
Chỉ tiêu nuôi tôm sú năm 2006 của huyện Duyên Hải
Phân bố lao động theo giới tính
Tỉ lệ hộ tham gia công tác khuyến ngư
Các đặc trưng về kó thuật cho ao nuôi
Nguồn gốc tôm giống
Số vụ nuôi trong năm
Sử dụng thức ăn
Một số chỉ tiêu chất lượng nước
Tình hình dòch bệnh tại xã Ngũ Lạc
Ý kiến của chủ hộ về những khó khăn
Chi phí đầu tư cơ bản cho 1 ha
Khấu hao đầu tư cơ bản
Các chi phí sản xuất trên 1 ha nuôi tôm
Hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi tôm
Kết quả ước lượng tương quan giữa năng suất với số lượng giống thả
Kết quả ước lượng tương quan giữa năng suất với lượng thức ăn
Kết quả tương quan lượng thức ăn và lượng giống thả với năng suất

3
8
11
17
21
22
26
29
29
31

33
33
34
34
35
36
38
38
39


- 10 DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ BẢN ĐỒ
DANH SÁCH BẢN ĐỒ

TRANG

Bản đồ vò trí đòa lí tỉnh Trà Vinh
Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh

14
14

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.2
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6


Tôm sú
Ao nuôi tôm đã được cải tạo
Kênh cấp nước
Lưới ngăn cá tạp
Tôm giống
Thức ăn viên nuôi tôm
Kiểm tra tôm

12
24
25
25
28
30
32


- 11 -

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn, trong đó tôm sú chiếm giá trò xuất khẩu cao nhất, góp phần quan trọng
trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Do có giá trò cao nên việc nuôi tôm sú hiện nay đã phát triển mạnh ở cả ba
miền đất nước, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Diện tích tôm nuôi ngày càng được mở

rộng và chính vì thế cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết như: dòch bệnh,
kó thuật, vốn, quản lí môi trường, con giống…
Chính vì nghề nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao như vậy nên đòi hỏi các đòa
phương ven biển phải biết tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, có tính đònh hướng
và bền vững, tránh những sai lầm trong quy hoạch cũng như sự phát triển tự phát.
Trà Vinh là một trong những tỉnh ven biển có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
phù hợp với sự phát triển và sinh trưởng của tôm sú. Chính vì thế nên diện tích nuôi
tôm trong tỉnh ngày càng được mở rộng, đặc biệt là huyện Duyên Hải - nơi có diện
tích nuôi tôm lớn nhất tỉnh. Cụ thể là toàn huyện có 15.016 ha mặt nước nuôi tôm,
trong đó diện tích mặt nước nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến là 8.941 ha,
chiếm 59.4% diện tích nuôi chung.
Tuy nhiên nghề nuôi tôm tại đây cũng gặp nhiều rủi ro do môi trường, kó
thuật, con giống …Vì vậy huyện đã quy hoạch tại xã Ngũ Lạc một vùng nuôi điển
hình, có kênh cấp, kênh thoát, quy đònh thời gian thả giống, thời gian mở cống cấp
thoát nước…, để việc nuôi tôm giảm bớt rủi ro, mang lại hiệu quả và phát triển bền
vững. Tại xã Ngũ Lạc, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển mạnh do mức
độ đầu tư thấp, tỉ suất sinh lợi cao, sản phẩm tôm tạo ra từ nuôi quảng canh cải tiến
dễ được thò trường chấp nhận.
Do đó, việc điều tra thu thập thông tin để đánh giá tổng quan về vùng nuôi ở
đây rất cần thiết cho sự phát triển lâu dài. Từ mục đích trên và được sự chấp thuận
của khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài : “Khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ngũ Lạc,
huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”


- 12 -

1.2

Mục Tiêu Đề Tài

™ Khảo sát tình hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (Penaeus monodon)
tại xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh về các khía cạnh kinh
tế, kó thuật, xã hội.
™ Đánh giá tiềm năng phát triển của vùng.
™ Phân tích những thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra những giải pháp
phù hợp.
™ Lập phương trình hồi qui để dự đoán năng suất tôm nuôi khi có các
yếu tố đầu vào trong sản xuất.


- 13 -

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Sơ Lược Tình Hình Nuôi Tôm Sú

2.1.1 Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới
Theo Nguyễn Văn Hảo (2000) thì sản lượng tôm nuôi công nghiệp hàng năm
trên thế giới khoảng 258.000 tấn (chiếm 36%), với tổng diện tích nuôi là 52.000 ha
(5%). Nuôi tôm công nghiệp chiếm hơn 1/3 sản lượng tôm nuôi nhưng diện tích chỉ
khoảng 5%. Điều này cho thấy việc sử dụng đất trong nuôi công nghiệp hết sức có
hiệu quả.
Năm 1997, tại Tây Bán Cầu, Ecuador đạt 130.000 tấn chiếm 65,6% tổng sản
lượng tôm nuôi trong khu vực. Khu vực Đông Bán Cầu thì Thái Lan đạt 150.000 tấn,
chiếm 32.5% tổng sản lượng trong khu vực.
Xét về sản lượng thì Thái Lan đang đứng đầu thế giới nhưng nếu xét về năng
suất thì Nhật Bản đạt năng suất cao nhất thế giới, với năng suất bình quân 4 tấn/ha
(Nguyễn Văn Hảo,2000)
Bảng 2.1 Sản lượng và diện tích nuôi tôm sú

Quốc gia
Thái Lan
Ecuador
Nhật Bản

Sản lượng(tấn)
150.000
130.000
1200

Diện tích(ha)
Năng suất (tấn/ha)
70.000
2.173
180.000
0.722
300
4000
(Nguồn: Nguyễn Văn Hảo, 2003)

Do nhu cầu thò trường đối với tôm rất cao nên trong những năm qua lợi nhuận
mang lại từ xuất khẩu đã tác đôïng rất lớn đến các quốc gia nuôi tôm trên thế giới.
Năm 1998, Bangladesh đã chọn nuôi tôm sú xuất khẩu là quốc sách. Ấn Độ khuyến
khích người dân nuôi tôm bằng các chính sách như : hỗ trợ vốn vay, phát triển dòch
vụ kó thuật, giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu phục vụ nuôi tôm …
Công nghệ nuôi tôm ở Châu Á tuy phát triển rất mạnh nhưng cũng mang lại
những vấn đề dòch bệnh, suy thoái môi trường do phát triển ào ạt. Kết quả đưa tới
nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm.



- 14 2.1.2 Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
với nhiều cửa sông, rừng ngập mặn, đầm, phá,… rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt là tôm sú. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản năm 1999 thì diện tích nuôi tôm
cả nước tăng từ 50.000 ha năm 1985 lên 295.000 ha năm 1998 với 30 tỉnh có nuôi
tôm sú. Tuy nhiên năng suất vẫn còn thấp với hơn 80% diện tích nuôi quảng canh.
Ngoài ra, tình hình dòch bệnh trong những năm qua cũng gây tổn thất không nhỏ, gây
thiệt hại cho hầu hết các tỉnh phía Nam khoảng hơn 250 tỉ đồng (Phan Lượng Tâm,
1994)
Theo Bộ Thủy Sản (1999) thì tổng diện tích tôm nuôi cả bước khoảng 290.238
ha. Trong đó:
o Khu vực miền Bắc là 39.429 ha chiếm tỉ lệ 13,6% cả nước, do thời tiết không
phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ thường thấp hơn 20oC.
Trong khi nhiệt độ thích hợp cho tôm sú phát triển là 25 – 35oC. Năm 1989
mô hình nuôi tôm sú thử nghiệm ở Hải Phòng đạt hiệu quả rất thấp. Tuy nhiên
trong năm 1995 nghề nuôi tôm sú ở Hải Phòng đã cải thiện đáng kể và có khả
năng phát triển trở thành nghề nuôi chủ lực của thành phố. Đây cũng là động
lực thúc đẩy các đòa phương khác trong khu vực phía Bắc mạnh dạn đầu tư
vào nuôi tôm, mở rộng sản xuất.
o Khu vực miền Trung là 12.530 ha, chiếm tỉ lệ 4,3% thấp nhất cả nước, do nơi
đây có rất ít sông lớn, hạn hán thường xuyên xảy ra. Hệ thống sông thường
ngắn, dốc nên nguồn nước thường cạn kiệt vào mùa khô và lũ lụt thường
xuyên xảy ra vào mùa mưa. Tuy nhiên, do mực nước ven bờ sâu, độ mặn cao
nên rất thích hợp cho việc sản xuất giống.
o Khu vực miền Nam: có tổng diện tích nuôi tôm là 238.279 ha chiếm tỉ lệ
82,1%, do nơi đây có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho tôm tăng trưởng.
Theo số liệu của Bộ Thủy Sản thì Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả
nước với 105.520 ha, lớn hơn cả diện tích nuôi tôm của Thái Lan, nhưng do
trình độ kó thuật còn lạc hậu, chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải
tiến nên năng suất đạt rất thấp, tình hình dòch bệnh cũng thường xuyên xảy ra

trên diện rộng, gây thiệt hại về tiền và của cải rất lớn cho người dân.


- 15 -

2.2

Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội của Huyên Duyên Hải

2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Duyên Hải có vò trí hành chánh được khái quát mô tả như sau:
o Phía Đông huyện giáp với huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng, được xác
đònh bởi sông Hậu.
o Phía Tây và phía Nam giáp với biển Đông.
o Phía Bắc giáp với huyện Cầu Ngang và Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Huyện Duyên Hải có 10 đơn vò hành chánh cấp xã trực thuộc bao gồm các xã,
thò trấn : Hiệp Thạnh, Long Hữu, Ngũ Lạc, Trường Long Toàn, Long Toàn, Long
Khánh, Dân Thành, Long Vónh, Đông Hải và thò trấn Duyên Hải. Trung tâm hành
chính của huyện Duyên Hải đặt tại thò trấn Duyên Hải, nằm cách trung tâm hành
chính tỉnh khoảng 53 Km về phía Tây Bắc.
Huyện Duyên Hải mang đặc điểm rỏ nét của vùng đồng bằng ven biển. Đòa
hình chung của huyện tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình của huyện là 0,4 –
1,2 m so với mặt nước biển. Khí hậu của huyện có hai mùa mưa nắng rõ rệt (mùa
nắng bắt đầu từ tháng 11 kéo dài tới cuối tháng tư năm sau, còn lại là mùa mưa). Số
giờ nắng trong năm vào khoảng 2.300 giờ, nhiệt độ trung bình trên tháng 25 – 28oC.
Tổng lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 – 1.800 mm, độ ẩm tương đối
trung bình các tháng trong năm từ 70 – 90%.
Về hệ thống thủy văn: Duyên Hải nằm giữa hai cửa sông Đònh An và Cung
Hầu, có khoảng 65 km bờ biển, có hệ thống mạng lưới sông rạch và kênh mương dày
đặc, đáng kể nhất là sông Láng Chim, sông Láng Sắc. Hệ thống thủy văn này là một

tài nguyên dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống của cư dân trong huyện và các
vùng phụ cận.
2.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Theo số liệu thống kê dân số đến tháng 4/2005, dân số huyện Duyên Hải có
90.487 người. Sự phân bố cư dân trên đòa bàn không đồng đều, mật độ bình quân là
235 người/km2, chủ yếu tập trung tại trung tâm huyện lỵ, các trung tâm hành chính
của các xã và dọc các tuyến giao thông thủy bộ.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện trong năm năm qua đã có nhiều công trình
được đầu tư xây dựng về điện, nước sạch cho sinh hoạt, trường học, trạm y tế, cơ sở
thể dục thể thao ... nên về mặt hạ tầng kó thuật đã thay đổi rõ nét.


- 16 -

Trình độ nhân lực và tốc độ phát triển của các ngành nghề sản xuất tập trung
vào một số ngành nghề chính như : trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản, mua bán
nhỏ, các dòch vụ sản xuất nông nghiệp. Tình hình an ninh và trật tự xã hội nhìn chung
là ổn đònh.
Huyện Duyên Hải là một đơn vò hành chính được xác đònh là một trong những
đơn vò sản xuất, nuôi trồng thủy sản chủ yếu của tỉnh. Việc chuyển đổi cơ cấu sản
xuất từ sản xuất cây lương thực chuyển sang chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản diễn ra
khá nhanh, một bộ phận dân cư được cải thiện thu nhập rõ rệt. Bên cạnh việc phát
triển kinh tế, sản xuất hàng hoá, huyện Duyên Hải còn có vai trò hết sức quan trọng
về an ninh quốc phòng, kinh tế, vận tải biển, đặc biệt là vò trí hai vùng cửa biển Đònh
An, Cung Hầu và suốt dọc chiều dài 65 Km bờ biển.
2.2.3 Một số chỉ tiêu về kinh tế, văn hoá xã hội
2.2.2.1 Chỉ tiêu kinh tế
Tổng giá trò gia tăng : 700 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân
đầu người 10,5 triệu đồng (tương đương 677 USD) tăng 2 triệu đồng so với năm
2005. Trong đó thuỷ sản tăng 27,15%, nông nghiệp 13,39%, công nghiệp xây dựng

16,31%, dòch vụ 17,27%. Cơ cấu giá trò gia tăng theo ngành kinh tế như sau:


Ngư, nông, lâm : 84,15%



Công nghiệp, xây dựng : 6,14%



Dòch vụ: 9,71%

Những chỉ tiêu về số lượng:


Sản lượng thủy sản đạt 28.750 tấn trong đó 14.000 tấn tôm (trong đó có
9.500 tấn tôm sú), 5.000 tấn nghiêu, 750 tấn cua biển.



Sản lượng lương thực qui thóc : 12.700 tấn, trong đó có 11.700 tấn lúa.



Khoanh nuôi trồng mới 300 ha rừng.



Thu thuế nhà nước đạt 9,8 tỉ đồng.




Giá trò công nghiệp đòa phương đạt 33 tỉ đồng, riêng muối hạt : 10.000 tấn.



Thành lập mới 4 hợp tác xã.



Có trên 80% hộ sử dụng điện.


- 17 -

2.2.2.2 Chỉ tiêu văn hoá xã hội
Tỷ lệ tăng dân số dưới 1,38%, giảm tỉ lệ sinh 0,6%, tỉ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng còn 16%.
Giảm 550 hộ nghèo, đạt tỉ lệ 11%.
Số lao động được giải quyết việc làm là 4.000 lao động, trong đó có 100 lao
động xuất khẩu.
Huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt trên 90%.
2.3

Hiện Trạng Sản Xuất Ngành Thủy Sản

Tổng sản lượng nuôi và đánh bắt thủy sản đạt 25.411,3 tấn tôm, cá các loại
(đạt 88,4% kế hoạch năm) tăng 4.337,7 tấn so với năm 2004. Trong đó, nuôi thủy sản
đạt 13.411,3 tấn (đạt 80% kế hoạch); khai thác thủy sản đạt 12.000 tấn tôm các loại

(đạt 100% kế hoạch).


- 18 -

Bảng 2.2 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản huyên năm 2005
Sản lượng thu hoạch (tấn)

Nguồn thu

Tôm sú

Tôm khác

Cua



Nghêu Khác

Tổng số

Nuôi TS
Tôm sú TC

2.005

2.005

Tôm sú BTC


3.494

3.494

Tôm sú QCCT

3.301

3.301

Nuôi cua

330,79

Nuôi cá
Nguồn tự nhiên

1.277

510,5

330,79
17,3

17,3

1175,5

2963,2


Nuôi nghêu

1.300

1.300

Đánh bắt
PT trong huyện

1.410

25

4.760

6.195

PT ngoài huyện

1.450

34

4.321

5.805

4.137


900,29 1.193

9.081

25411.3

Tổng số

8.800

Chú thích:

TC: Thâm canh

1.300

BTC: Bán thâm canh
QCCT: Quảng canh cải tiến.
2.4

Hiện Trạng Nuôi Tôm Sú

2.4.1 Nuôi tôm sú thâm canh
Toàn huyện có 1.067 hộ trong đó có 805 trang trại, thả nuôi trên diện tích
1.245 ha, chiếm 8,3% diện tích nuôi chung, với số giống nuôi 336 triệu con, thu
hoạch 2.005 tấn tôm sú thương phẩm, năng suất bình quân 1,6 tấn/ha, có một số hộ
đạt 6 tấn/ha. Kết quả: trong 1.067 hộ nuôi có 726 hộ bò thiệt hại (68%), 737 hộ thả
giống từ hai lần trở lên kết quả thu hoạch cuối cùng có 630 hộ có lãi (59%), có 260
hộ thua lỗ.



- 19 Hầu hết diện tích nuôi theo mô hình thâm canh tập trung ở vò trí giao thông
thuận lợi,… là vò trí có điều kiện và tính chất đất thuận lợi cho nuôi tôm sú. Qui mô từ
3.000 – 5.000 m2 /ao.
Cấp độ kó thuật cũng không đồng đều giữa các vùng. Thực tế trong năm 2005
cho thấy, trong nuôi thâm canh vùng có kó thuật nuôi thâm canh cao hơn thì tỉ lệ hộ
có lãi cao hơn. Mặt khác, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi cũng là yếu tố
góp phần làm giảm rủi ro trong nuôi thâm canh (mật độ 15 – 20 con/m2).
2.4.2 Nuôi tôm sú bán thâm canh
Có 4.411 hộ thả nuôi trong đó có 506 trang trại, diện tích nuôi 4.857 ha,
chiếm 32,3% diện tích nuôi chung, với số giống nuôi 554,7 triệu con, sản lượng thu
hoạch là 3.494 tấn, năng suất bình quân 0,72 tấn/ha. Trong 4.411 hộ nuôi, có 3.018
hộ có tôm thiệt hại (68%), 3.463 hộ thả giống từ 2 lần trở lên, kết quả thu hoạch cuối
có 2.438 hộ có lãi (55%), 950 hộ thua lỗ
Qui mô rất đa dạng: từ 0,1 đến khoảng 2 ha cho mỗi ao nuôi (mật độ 8 -12
con/m2 )
Đối với loại hình này, ngư dân chỉ chú trọng đến con giống và mật độ thả
nuôi, ít quan tâm đến các yếu tố kó thuật rất quan trong như sử dụng ao lắng, lọc, vệ
sinh ao nuôi, kiểm tra các yếu tố môi trường… Chính vì vậy rủi ro ở loại hình này khá
lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao.
2.4.3 Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
Có 5.731 hộ nuôi trong đó có 126 trang trại rừng tôm, diện tích 8.941 ha
chiếm 59,4% diện tích nuôi chung, với tổng số giống 100,7 triệu con, sản lượng lượng
thu hoạch 3.301 tấn, năng suất bình quân 0,37 tấn/ha.
Hai dạng công trình: Rừng – tôm và diện tích không có cây rừng , với diện
tích rộng, diện tích chủ yếu phân bố khu vực trồng rừng, thả giống mật độ thưa và thả
nhiều lần trong năm (mật độ 3 – 7 con/ha một lần thả), kết hợp thu nhử giống tự
nhiên theo nước triều cường.
Mức độ đầu tư thấp (chủ yếu cải tạo ao ban đầu và con giống), nhưng đòi hỏi
hộ nuôi phải có diện tích rộng. Theo kết quả điều tra: so sánh với thâm canh và bán



- 20 thâm canh thì nuôi quảng canh cải tiến tỉ lệ hộ nuôi bò thiệt cao hơn nhưng mức độ
thiệt hại thấp hơn, nên kết quả cuối cùng tỉ lệ có lãi cao hơn, tuy nhiên mức lãi thu
được thấp.
Sản phẩm tôm tạo ra từ nuôi quảng canh cải tiến thò trường dễ chấp nhận hơn
(ít chòu ảnh hưởng bởi tác động nhân tạo: thức ăn, hoá chất cũng như qui trình quản lí
chăm sóc). Đặc biệt loại hình này, với mặt nước thả tôm có tỉ lệ rừng che phủ thích
hợp thì tỉ lệ rỉ ro thấp hơn nhiều so với diện tích không có cây rừng.
Một nhược điểm của loại hình nuôi quảng canh cải tiến là: khó cải tạo, khó
kiểm soát dòch bệnh, đặc biệt khi dòch bệnh xảy ra chưa có phương pháp xử lí hiệu
quả và rất dễ lây lan.
2.5

Kế Hoạch Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản trong Năm 2006

Tập trung sức cho việc phát triển sản xuất ngành thủy sản một cách toàn diện
ở các vùng mặn, lợ và ngọt. Tăng cường quản lí, phát huy và sử dụng hiệu quả các dự
án đã hoàn thành, xúc tiến triển khai các dự án đã được phê duyệt nhất là các dự án
chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Ưu tiên phát triển nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp (thâm canh) một
cách hợp lí trên cơ sở qui hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, kết hợp chặt chẽ, chú
ý các yếu tố: con giống, thức ăn, kó thuật, quản lí môi trường nuôi, … trong đó con
giống là khâu then chốt góp phần cho ngành sản xuất thuỷ sản nâng cao năng suất và
tăng nhanh sản lượng.
Tranh thủ và tiếp tục đầu tư vốn cho ngành sản xuất thủy sản, chú trọng đầu
tư kó thuật cho hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, tăng cường đầu tư cơ sở
hạ tầng cho vùng nuôi công nghiệp tập trung, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư và phát triển ngành thủy sản.
Bảng 2.3 Chỉ tiêu nuôi tôm sú năm 2006

Tôm sú

Diện tích nuôi(ha)

Năng suất

Sản lượng

Thâm canh

1.400

2,0

2.800

Bán thâm canh

5.600

0,88

4.930

Quảng canh cải tiến

7.000

0,37


2.600


- 21 Tổng số

14.000

10.300

(Nguồn : Phòng nông nghiệp - thủy sản huyện Duyên Hải, tháng 11/2005)

2.5

Sơ Lược về Tôm Sú

2.5.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798
Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn

Hình 2.2 Tôm sú
2.5.2 Phân bố


- 22 Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng trong vùng nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương

đến Nam Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam Châu Úc và phía Tây
Châu Phi. Đặc biệt là tại các vùng biển Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt
Nam.
Tại Việt Nam tôm sú phân bố nhiều ở các vùng ven biển miền Trung.
2.5.3 Một số đặc điểm sinh học của tôm sú
Trong tự nhiên tôm sú thuộc loại euryhaline, nghóa là có thể chòu được sự biến
động về độ mặn rất lớn từ 0 - 45‰, nhưng nếu độ mặn trong khoảng 10 - 25‰ thì
thích hợp hơn cả. Tuy nhiên tôm sẽ chết nếu có sự thay đổi lớn và đột ngột về độ
mặn hoặc khi độ mặn quá cao.
Tôm bột, tôm giống và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ và rừng
ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích vùng nước
sâu hơn.
Tôm rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá cao (>33oC) hay
quá thấp (<13oC) đều có thể gây chết cho tôm. Khi trong ao thiếu oxy (0,5 ppm), tôm
sẽ nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước hay bơi thành đàn quanh bờ, thậm chí gây chết
tôm.
Tôm sú là loài ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác
thối rửa hay mảnh vụn hữu cơ. Đặc biệt tôm ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước,
mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, động vật hai mảnh vỏ và côn trùng. Tôm sống ngoài
tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15%
là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật và mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Trong tự nhiên tôm
sú bắt mồi nhiều hơn khi thủy triều rút. Tôm sú nuôi trong ao hoạt động bắt mồi
nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào
miệng để nghiền mồi. Thời gian tiêu hoá 4 - 5 giờ trong dạ dày.
Tôm thành thục sau 8 tháng. Con cái có kích thước to hơn con đực. Tôm đực
có cơ quan sinh dục phụ là Petasma nằm giữa gốc đôi chân bò thứ nhất, tôm cái có cơ
quan sinh dục phụ là Thelycum nằm ở gốc đuôi chân bò thứ 5.
Một số chỉ tiêu môi trường thích hợp cho nuôi tôm sú thương phẩm:
ƒ


Lượng oxy hoà tan (DO) ≥ 4 mg/L


- 23 ƒ

Độ mặn : 10 - 25‰

ƒ

Độ trong : 30 – 50 cm

ƒ

Độ kiềm : 80 – 100 mg/L

ƒ

pH : 7,5 – 8,5 tốt nhất là 7,8 – 8,2

ƒ

Nhiệt độ : 25 – 28oC

Bảng đồ vò trí đòa lí tỉnh Trà Vinh

Bảng đồ hành chính tỉnh Trà Vinh


- 24 -



- 25 -

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian và Đòa Điểm
Thời gian: đề tài được thực hiện từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 7/2006
Đòa điểm: tại xã Ngũ Lạc, Huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh

3.2

Phương Pháp Điều Tra và Thu Thập Số Liệu

3.2.1 Phương pháp điều tra
Để tìm hiểu thông tin về tình hình nuôi tôm chúng tôi tiến hành điều tra theo
phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên có mục đích (70 hộ trong tổng số 108) hộ nuôi
theo biểu mẫu đã chuẩn bò sẵn và kết hợp các số liệu thứ cấp tại cơ quan quản lí nhà
nước.
3.2.2 Thu thập số liệu
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Được thu thập tại các ban, ngành, phòng có chức năng như: phòng Nông
Nghiệp – Thủy Sản, phòng Đòa Chính, phòng Thống Kê huyện Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh.
Nội dung điều tra gồm : điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, đặc biệt chú
trọng vào hiện trạng nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh cải tiến.
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 70 hộ trong tổng số 108 hộ nuôi, theo
biểu mẫu đã chuẩn bò sẵn để lấy thông tin về : kó thuật, dòch bệnh, con giống, hiệu
quả kinh tế, chi phí đầu tư và những khó khăn thường gặp trong quá trình nuôi.



×