Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

Tài liệu đào tạo đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.56 KB, 29 trang )

KHÓA ĐÀO TẠO
“ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM”


MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Hiểu đúng ý nghĩa của hoạt động ĐBCL trong thử nghiệm.
Xây dựng chương trình ĐBCL thích hợp
Hiểu bản chất và biết kĩ thuật thực hiện
Sử dụng hiệu quả dữ liệu thu được từ ĐBCL TN
Xây dựng và quản lý tốt nguồn mẫu chuẩn/ mẫu kiểm soát tại PTN


NỘI DUNG CHÍNH
1.

Khái niệm chung về QA/QC

2.

Kiểm soát chất lượng nội bộ (IQC)

3.

Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài (EQC)


1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QA/QC

QA- ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Bao gồm các hoạt động quản lý đồng bộ và có tính hệ thống, cần thiết để mang lại độ tin


cậy thích đáng rằng một dịch vụ đáp ứng được mức chất lượng yêu cầu.
Hoạt động QA bao trùm tất cả hoạt động của PTN.


1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QA/QC

QC- KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
Là các hoạt động và kỹ thuật thao tác được thực hiện trong PTN nhằm đảm bảo chất lượng
của số liệu phân tích phát ra.


QA/QC TRONG PTN
QA

Phương pháp: Xây dựng đầy đủ hướng dẫn thử nghiệm và xác nhận giá trị sử dụng cho
các chỉ tiêu

Thiết bị: Thực hiện kiểm tra/hiệu chuẩn /bảo trì định kì
Tiện nghi và điều kiện môi trường phải được kiểm soát đảm bảo không ảnh hưởng đến
kết quả thử nghiệm


Nhân viên : có đủ kiến thức và được đào tạo thích hợp, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ trong
văn bản

Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng PTN (STCL, TT,HD,BM…)
Kiểm soát tài liệu, hồ sơ PTN
Đánh giá nội bộ hoạt động PTN
Sử dụng mẫu kiểm soát, biểu đồ kiểm soát
Thực hiện TNTT và so sánh liên phòng hàng năm

Phân tích lại các mẫu lưu:còn đáp ứng được thời gian theo quy định.
Bất kì yếu tố nào không được duy trì tốt đều có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng
kết quả. Do đó bất cứ khi có vấn đề xảy ra trong hệ thống KSCL, trước tiên phải xem xét trên khía
cạnh hệ thống , không nên xem xét trên khía cạnh cá nhân, quy kết trách nhiệm.


QC
Để kiểm soát chất lượng PTN sử dụng mẫu kiểm soát, mẫu chuẩn đối chứng( Mẫu
kiểm soát)

Dữ liệu báo cáo phải được ghi chép lại thành văn bản và phải có khả năng truy xuất.
Kiểm soát số liệu bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, đưa ra các giới hạn để

so sánh đối chiếu kết quả. Từ đó đưa ra biện pháp KP/PN/CT phù hợp. ( Xử lý số liệu
để phân tích xu hướng)


LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN QA/QC
Kết quả phân tích ngày càng chính xác định,ổn định.
Cải tiến được hiệu quả công việc
Giảm thiểu việc phân tích lại
Nâng cao tay nghề nhân viên
Tăng trách nhiệm nhân viên và động lực phát triển PTN


2.KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NỘI BỘ (IQC)
IQC là gì?
IQC bao gồm các qui trình thực hành hằng ngày, cho phép KNV có thể chấp nhận hay loại bỏ một kết
quả( nhóm kết quả) hoặc phải kiểm lại.
IQC được xem như việc kiểm tra lần cuối về tính đúng đắn trong vận hành mọi qui trình được mô tả trong

phương pháp phân tích và trong tất cả các thủ tục / biện pháp chất lượng khác.
Thực chất IQC liên quan tới việc phân tích mẫu/vật liệu kiểm soát bên cạnh các mẫu thực trong cùng điều
kiện KN


Thực hành IQC chính là để kiểm soát độ đúng,độ chụm và kiểm soát thống kê.
Về bản chất IQC được thực hiện bằng cách:
1.

Chèn một/ vài mẫu chuẩn hoặc mẫu kiểm soát vào một loạt mẫu phân tích bình thường.

2.

Kiểm lặp lại với các phần mẫu nhỏ, riêng rẽ của một mẫu hoặc vật liệu được thử.


Kiểm soát hệ thống phân tích như thế nào được coi là hợp lý?

Kiểm soát hệ thống phân tích cần được thực hiện như 1 hoạt động có kế hoạch
Xây dựng tiêu chí và chuẩn mực
Có cách thức qui định
Nhiều PTN cho rằng IQC chỉ bao gồm hình thức đánh giá tay nghề nhân viên. Do đó kế hoạch
thực hiên chỉ cần ít nhất 1 năm/ 1 lần hoặc 6 tháng / 1 lần.
Kế hoạch thực hiện IQC cần tính hợp lý sao cho kết quả phản ánh đúng hiện trạng hiện trạng của
hệ thống phân tích.


Một vài kĩ thuật áp dụng
Sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận CRM
Là các mẫu chuẩn có kèm theo giấy chứng nhận một hoặc nhiều giá trị đã được xác nhận bởi một qui

trình , trong đó thiết lập liên kết chuẩn tới độ chính xác thực của các đơn vị mà giá trị các thông số được
báo cáo.
CRM (thường đắt) có nguồn gốc quốc gia hoặc quốc tế

Sử dụng mẫu chuẩn/ mẫu đối chiếu
PTN có thể sử dụng các mẫu Ringtest (PT)
Có thể tự tạo mẫu đối chiếu (LRMS) theo qui trình thông thường với số lượng lớn và rẻ.Quan trọng là
phải tạo được mẫu đồng nhất, nền mẫu và khoảng đo phải tương tự mẫu thử, phải bền vững trong khoảng
thời gian tương đối dài
PTN phải xác nhận được giá trị của các mẫu LRM này.


Mẫu đối chiếu cũng có thể là mẫu nền trắng sau đó thêm chuẩn
CRM/RM/LRM đều phải được quản lý thông qua lập lập sơ , theo dõi sử dụng , cập nhật và
thống kê xử lí dữ liệu.


Kĩ thuật thống kê
Kĩ thuật thống kê được áp dụng để chỉ ra một kết quả IQC “x” độc lập và ngẫu nhiên trong một
phân bố chuẩn với giá trị trung bình µ và độ biến thiên σ2

Thông thường chỉ có khoảng 0.3% kết quả dự kiến nằm ngoài đường biên µ±3σ
Khi các kết quả bất thường như trên xảy ra , được xem là dấu hiệu mất kiểm soát và được hiểu
là hệ thống phân tích bắt đầucó sự lệch lạc.Vì vậy cần phải tìm nguyên nhân và đưa ra biện
pháp khắc phục thích hợp trước khi tiếp tục tiến hành kiểm mẫu thông thường.


Biểu đồ kiểm soát: Shewhart Control Charts
-Sử dụng giới hạn cảnh báo
-Phân tích xu hướng



Các nguyên tắc Westgard Rules-cách đọc BĐKS
Quan sát các điểm giá trị trên biểu đồ kiểm soát , các trường hợp sau được coi là không bình
thường, biểu thị sự mất kiểm soát của hệ thống phân tích

1.

1 3s rule:có 1 giá trị >3 σ tính từ đường trung bình


2 .2 2S rule: 2 điểm liên tiếp vượt quá giới hạn cảnh báo 2s


3. R-4s rule: 2 giá trị kiểm soát liên tiếp, trong đó 1 giá trị vượt quá giới hạn cảnh báo +2s và 1 giá
trị vượt quá giới hạn cảnh báo -2s


4. 4 1s rule: Có 4 điểm liên tiếp vượt quá giới hạn +1s hoặc vượt quá giới hạn -1s tính từ đường
trung bình


5. 10x rule: Có 10 điểm liên tiếp nằm cùng 1 phía của đường trung bình


6.1 2s rule: Có 1 điểm lớn hơn giá trị kiểm soát +2s hoặc lớn hơn – 2s. Đây được xem là quy tắc
cảnh báo.


Ví dụ phân tích BĐKS



Gía trị thu được từ một lần chạy và các lần chạy IQC có liên quan đến độ chụm theo khía cạnh
khác nhau.
Có thể sử dụng kết quả IQC từ các lần chạy để tính độ tái lặp.
Có thể sử dung cách kiểm mẫu kép để tính độ chụm từng lần hoặc độ chụm tương đối, với giá trị
tuyệt đối d= x1-x2
Theo cách tiếp cận mới, PTN có thể tận dụng các giá trị độ chụm trên hoặc từ BĐKS đánh giá tay
nghề nhân viên để đơn giản bớt công việc, tiết kiệm chi phí, thời gian nhưng lại chính xác, khách
quan.
Khi tận dụng dữ liệu PTN vẫn phải lập hồ sơ.


Phần 3:Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài
EQC
Hình thức

1.

So sánh liên phòng: ILC

2.

Thử nghiệm thành thạo: PT


×