Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MÁY GIEO BOKTO SEEDER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

ZZZUYYY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
CỦA MÁY GIEO BOKTO SEEDER

Họ và tên sinh viên : CHU THANH XUYÊN
NGUYỄN VĂN THÁI DƯƠNG
Ngành:

Cơ Khí Nông Lâm

Niên khóa:

2006 - 2010

Tháng 06/2010
0


KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
CỦA MÁY GIEO BOKTO SEEDER

Tác giả

CHU THANH XUYÊN
NGUYỄN VĂN THÁI DƯƠNG



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành:
Cơ khí nông lâm

Giáo viên hướng dẫn
Ts.

BÙI NGỌC HÙNG

Ths. NGUYỄN HẢI TRIỀU

Tháng 07/2010
i


LỜI CẢM TẠ!
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

-

Ban Chủ Nhiệm cùng quý Thầy Cô Khoa Cơ Khí-Công Nghệ.

-

Quý Thầy Cô và cán bộ công nhân viên của trường.

Xin chân thành cảm ơn các thầy:

Th.s Bùi Ngọc Hùng
Th.s Nguyễn Hải Triều
Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn lớp DH06CK đã nhiệt tình giúp
đỡ trong thời gian chúng tôi thực hiện khóa luận.
Nhóm Sinh viên thực hiện.

ii


3. TÓM TẮT

Khóa luận tốt nghiệp “Khảo nghiệm và đánh giá khả năng ứng dụng của máy
gieo Bokto Seeder” được chúng tôi trình bày khoa học trong 5 chương. Ở chương I,
chúng tôi giới thiệu về mục đích và tóm tắt sơ lược nội dung đề tài. Chương II là phần
tổng quan. Trong chương này, chúng tôi trình bày lại những vấn đề chung nhất về tính
chất vật lý của vài giống tiêu biểu, về yêu cầu kỹ thuật của máy gieo, khâu gieo, giới
thiệu sơ lược về các loại máy gieo và các phương pháp gieo cấy ở nước ta hiện
nay…Phương pháp thu thập số liệu, các phương tiện, dụng cụ để khảo nghiệm,
phương pháp tính và các chỉ tiêu kỹ thuật cần thu thập được chúng tôi trình bày cụ thể
trong chương III. Chương IV là phần trọng tâm của đề tài. Đây là phần thực hiên đề
tài. Như phần tiêu đề, trong chương này chúng tôi trình bày về đối tượng khảo nghiệm,
về quá trình khảo nghiệm, các bảng biểu tính toán và đưa ra các thảo luận. Ở chương
V, chúng tôi đã đưa ra các kết luận cho những nội dung khảo nghiệm và đề xuất một
vài kiến nghị để cải tiến LHM. Phần phụ lục, tài liệu tham khảo được trình bày ở cuối
tài liệu này.
Quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót cả phần nội
dung lẫn cách trình bày. Rất mong sự đóng góp nhiệt thành từ các quý thầy cô, cùng
các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ!............................................................................................................................. i 
TÓM TẮT ................................................................................................................................. iii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................................ vi 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................................... vii 
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 
1. Lời mở đầu .................................................................................................................... 1 
2. Mục đích đề tài:............................................................................................................. 2 
Chương 2. TỔNG QUAN .......................................................................................................... 3 
I. Đặc tính các giống. ............................................................................................................ 3 
1. Tính chất vật lý (sơ bộ) của hạt lúa. ............................................................................. 3 
2. Tính chất vật lý( sơ bộ) của hạt bắp. ............................................................................ 4 
3. Tính chất sơ bộ của đậu Xanh ...................................................................................... 5 
II. Máy gieo. ......................................................................................................................... 5 
1 Những vấn đề chung: ..................................................................................................... 5 
2. Yêu cầu kỹ thuật nông học của khâu gieo. ................................................................... 6 
3. Yêu cầu kỹ thuật của máy gieo. .................................................................................... 7 
4. Các hình thức gieo ở Việt Nam..................................................................................... 7 
4.1.Gieo vãi. ................................................................................................................. 7 
4. 2. Gieo hàng. ............................................................................................................ 7 
4.3 Gieo hốc. ................................................................................................................ 8 
4.4 Cấy cây con. .......................................................................................................... 8 
5. Phân loại máy gieo. ....................................................................................................... 8 
6. Cấu tạo chung của một máy gieo: ................................................................................. 9 
6.1 Sơ đồ chung của một máy gieo đầy đủ bao gồm các bộ phận chính sau. .............. 9 
6.2. Nguyên tắc hoạt động của máy gieo: .................................................................... 9 

III. Các loại máy gieo đang sử dụng tại Việt Nam: ............................................................. 10 
1. Máy gieo khí động đặc trưng là SPC-6 ....................................................................... 10 
2. Máy gieo loại đĩa đặc trưng là SKNK-6: ................................................................... 12 
iv


3. Máy gieo trục cuốn. ................................................................................................... 14 
4. Máy gieo theo hàng kiểu trống ................................................................................... 15 
5. Máy cấy lúa. ................................................................................................................ 16 
5.1 Máy kẹp cấy ......................................................................................................... 16 
5.2 Máy cấy tự hành ................................................................................................... 17 
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ................................................................. 19 
I. Dụng cụ, phương tiện phục vụ khảo nghiệm: ................................................................. 19 
II. Phương pháp thu thập số liệu khảo nghiệm: ................................................................... 19 
1. Thông số thu thập khi làm việc trên nền cứng tại xưởng:........................................... 19 
2 Thông số thu thập khi máy làm việc thực tế: ............................................................... 19 
3. Phương pháp thí ngiệm – tính toán số liệu: ................................................................ 20 
3.1. Tìm hiểu loại giống đem khảo nghiệm: .............................................................. 20 
3.2. Khảo nghiệm trên nền đất cứng ở xưởng: ........................................................... 20 
3.3 Khảo nghiệm trên đồng: ....................................................................................... 22 
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................ 24 
I GIỚI THIỆU MÁY. .......................................................................................................... 24 
1. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy gieo Bokto Seeder: ......................... 24 
1.1. Giới thiệu máy: .................................................................................................... 24 
1.2. Đặc điểm kỹ thuật: .............................................................................................. 24 
1.3. Sơ đồ cấu tạo chung: ........................................................................................... 24 
1.4. Cấu tạo của một số bộ phận chính....................................................................... 26 
1.5. Các đặc điểm cần lưu ý khi vận hành máy: ......................................................... 33 
II. Khảo nghiệm máy: .......................................................................................................... 33 
1 Tình trạng tiếp nhận máy: ............................................................................................ 33 

2. Khảo nghiệm sơ bộ: .................................................................................................... 33 
2.1. Khảo nghiệm trong xưởng: ................................................................................. 33 
2.2. Cách thực hiện ..................................................................................................... 34 
3. Khảo nghiệm ngoài đồng ............................................................................................ 41 
3.1. -Bố trí thí nghiệm: ............................................................................................... 41 
3.2. Kết quả khảo nghiệm: ......................................................................................... 42 
v


III. Thảo luận. ..................................................................................................................... 46 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, ĐỀ NGH Ị..................................................................................... 48 
I. Kết luận ............................................................................................................................ 48 
II. Đề nghị. ........................................................................................................................... 49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 50 
PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 50 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

vi


Hình 1: làm đất.
Hình 2: Đo độ tổn thương hạt.
Hình 3: Kiểm tra độ đồng đều ra hạt giữa các cụm gieo trên nền cứng (đv lúa).
Hình 4: gieo bắp bằng bokto seeder.
Hình 5: hàng gieo số 5 không lắp được (gieo bắp).
Hình 6: Chuẩn bị đất đo kiểm tra độ sâu rạch.
Hình 7: Gieo kiểm tra bằng thủ công đối với đậu xanh.
Hình 8: chuẩn bị đất gieo thủ công cho lúa.
Hình 9: Lô đậu xanh được gieo thủ công.

Hình 10: Lô đậu được gieo bằng bokto seeder.
Hình 11: Kiểm tra độ sâu lắp hạt.
Hình 12: Toàn cảnh khu khảo nghiệm.
Hình 13: lúa sau khi gieo bằng máy gieo Bookto Seeder.
Hình 14: Đậu Xanh sau khi gieo bằng tay để đối chứng.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: độ tổn thương hạt Đậu phộng.
Bảng 2: độ tổn thương hạt bắp.
Bảng 3: độ tổn thương hạt đậu xanh.
Bảng 4: độ tổn thương hạt lúa.
Bảng 5: độ đồng đều của các cụm gieo đối với Lúa.
Bảng 6: độ đồng đều của các cụm gieo đối với Đậu xanh/1m.
vii


Bảng 7: độ đồng đều của các cụm gieo đối với Bắp.
bảng 8 : Số liệu kết quả khảo nghiệm độ sâu làm việc của lưỡi rạch và khoảng
cách hàng.
Bảng 9: độ đồng đều lấp hạt.
Bảng 10: độ đồng đều giữa các cụm gieo khi gieo thực tế đối với lúa.
Bảng 11: độ đồng đều giữa các cụm gieo khi gieo thực tế đối với băp.
Bảng 12: độ đồng đều giữa các cụm gieo khi gieo thực tế đối với đậu xanh.
Bảng 13: tỉ lệ nảy mầm.

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1. Lời mở đầu
Nước ta là nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời đặc biệt là các giống cây
lương thực: lúa, các giống đậu, bắp…, giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của
đất nước. Trong nhiều năm qua, công cuộc cơ giới hóa trong nông nghiệp được Đảng,
nhà nước chú trọng đầu tư, chú trọng phát triển. Sản lượng nông nghiệp tăng lên đáng
kể. Tuy nhiên, sản lượng nông nghiệp tăng chỉ mang tính thụ động, phát triển theo
diện rộng chứ không theo chiều sâu, năng suất còn thấp, chất lượng nông sản chưa cao.
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung là do đặc điểm đất đai và
thói quen canh tác của bà con nông dân. Việc nghiên cứu chế tạo đưa vào khảo nghiệm
các máy mới ở trong nước, đồng thời ứng dụng học hỏi các mẫu máy ở bên ngoài là
điều nên làm, đã làm và đang làm. Tập trung hóa, cơ giới hóa trong sản xuất là chìa
khóa cho một nền nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Với mong muốn đó, được sự
cho phép của Khoa Cơ Khí-Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, sự giúp
đỡ tận tình của thầy Bùi Ngọc Hùng và thầy Nguyễn Hải Triều, chúng tôi đã tiến hành
“Khảo nghiệm và đánh giá khả năng ứng dụng của máy gieo Bokto Seeder” tại Khoa
Cơ Khí-Công Nghệ. Mẫu máy gieo này là loại KDS-900, hoạt động theo nguyên lý
trục cuốn, do tập đoàn Kumkangkikun, Hàn Quốc chế tạo. Bokto Seeder đã được giới
thiệu ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Phi, Đông Á và Đông
Nam Á. Bokto Seeder thích hợp cho các vùng có khí hậu lạnh khô hoặc nóng khô nên
mẫu máy này có rất nhiều ưu điểm ở Châu Phi và Đông Á. Với đặc điểm khí hậu nóng
ẩm, mưa nhiều như ở Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng đánh giá khách quan những ưu
và nhược điểm của mẫu máy này với hy vọng bà con nông dân sẽ thêm lựa chọn cho
việc sản xuất của mình. Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực hiện đề tài ngắn, cũng
như thiếu tài liệu nghiên cứu do đó còn nhiều thiếu sót, rất mong nhiều sự góp ý, phê
bình của quý thầy cô và các bạn.
1


2. Mục đích đề tài:
Mày gieo hạt theo hàng kiểu trục cuốn Bokto Seeder loại KDS-900 do tập đoàn

Kumkangkikun, Hàn Quốc sản xuất đã được chuyển giao cho Khoa Cơ Khí-Công
Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Để đánh giá khả năng ứng dụng của mẫu
máy gieo này với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam, chúng tôi đã hướng tới
các mục đích cụ thể sau:
- Đánh giá khả năng ứng dụng của máy với các giống lương thực đặc
biệt là: lúa, đậu, bắp.
- Đánh giá độ nẩy mầm của hạt theo đặc điểm gieo trồng ở Việt Nam
(không phủ Silicate khi gieo hạt (theo công nghệ gieo hạt của Bokto Seeder)).
- Khảo nghiệm sơ bộ liên hợp KDS-900 với máy kéo MTZ-892 trên nền
cứng để đánh giá sơ bộ tính năng làm việc.
- Khảo nghiệm liên hợp máy thực tế trên đồng nhằm đánh giá các chỉ
tiêu chất lượng làm việc như: đồng đều, khả năng lấp hạt…

2


Chương 2
TỔNG QUAN
I. ĐẶC TÍNH CÁC GIỐNG.
1. Tính chất vật lý (sơ bộ) của hạt lúa.
Tính chất vật lý của hạt luá cần được quan tâm vì một trong những đối tượng cụ
thể của máy Bokto Seeder là hạt lúa nên đặc điểm hình học, góc nghỉ, góc ma sát,
trọng lượng… của hạt lúa là những chỉ số vật lý quan trọng để đánh giá khả năng ứng
dụng của máy BS cho loại hạt này, tính được khối lượng hạt rơi ra ở một tỷ lệ xác định
và định ra lượng gieo cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nông học.
Đặc trưng hình học của hạt lúa gồm các kích thước sau thường được quan tâm.
Dài

l


từ 5,0 đến 12.0

(mm).

Rộng a

từ 2,5 đến 4,3

(mm).

Dày

từ 1,2 đến 2,8

(mm).

từ 12 đến 35

(mm3).

b

Thể tích

Khối lượng 1000 hạt khoảng 15 đến 43 gram.
Thể tích hạt lúa được tính theo công thức:
V= k.a.b.l mm3
Trong đó:
k: hệ số phụ thuộc (đối với lúa k= 0,52)
l, a, b: dài, rộng, dày của hạt lúa (mm).

Có thể tính thể tích hạt lúa bằng phương pháp tỉ trọng hoặc bằng phương pháp cân
thủy tĩnh.
Hệ số ma sát trong và ngoài của lúa:
Hệ số ma sát

Hệ số ma sát ngoài đối với một số vật liệu

trong
0,7-0,85

Thép

Gỗ

Động

Tĩnh

Động

0,4

0,6

0,32
3

Bê tông
Tĩnh
0,75


Động
0,45

Tĩnh
0,8


Tuy nhiên tính chất vật lý của lúa thường không ổn định, vì nó còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là độ ẩm và nhiệt độ của hạt.
Loại lúa

Kích thướt (mm)
3,2(dày)

3,4(rộng)

Nông nghiệp 8

9,3(dài)

Nông nghiệp 22

8,9

3,0

2,9

Nông nghiệp 23


9,1

3,0

2,8

Trân châu lùn

7,4

3,2

2,8

Mộc tuyền

7,4

3,1

3,0

Nếp con

7,1

3,1

3,0


Nếp cái

7,5

3,4

3,0

Khối lượng 1000 hạt lúa ở nước ta vào khoảng 23 đến 30 gram.
2. Tính chất vật lý( sơ bộ) của hạt bắp.
Số lần đo
Rộng ( mm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

9
6
9
7,5
7
9

9
10
9
9,5

Dài ( mm)

Dày ( mm)

10
10
10
9
9
10
10
10
9
10

4
6
4
4
7
5
3,5
4
4,5
5


Khoảng kích thước của hạt bắp thích hợp cho máy Bookto Seeder:
a= 9-10 mm, b= 6-9 mm, c= 3,5-7 mm, góc tự chảy: 300-450.
` Hạt giống của các giống bắp lai có các thông số sau:
a= 10-20 mm, b= 5-12 mm, c= 2-5 mm, góc tự chảy:310.
Lượng giống cần thiết 12kg – 17 kg/ha.

4


- Khối lượng 1000 hạt:

250 -300g

Khoảng cách trồng 50 cm x 25 cm.
3. Tính chất sơ bộ của đậu Xanh
- Đặc điểm:
+ Cao cây:

50 - 60 cm

+ Thời gian sinh trưởng: 70 - 75 ngày.
+ Năng suất: Trung bình 1,6 tấn/ha tuỳ thuộc điều kiện thâm canh. Khối lượng
1000 hạt 65 - 70g. Hạt màu xanh mốc.
+ Giống trồng thích hợp ở các vùng sinh thái thuộc miền Núi, Trung Du trong vụ
Xuân - Hè và Thu - Đông.
+ Giống có khả năng chống đổ tốt, kháng sâu đục hoa quả và bệnh đốm lá khá.
Khoảng cách giữa các hàng 30 cm, giữa các hốc trên hàng 25 cm, mỗi hốc gieo 3 4 hạt, khi định cây để lại mỗi hốc 2 cây trong vụ Hè và 3 cây trong vụ Xuân.

II. Máy gieo.

1 Những vấn đề chung:
Hiện nay gieo trồng vẫn là công việc tốn nhiều công sức đặc biệt đối với lúa. Viêc
gieo trồng thủ công tạo ra sự căng thẳng mùa vụ khi hầu như gieo trồng diễn ra đồng
loạt trên một diện tích lớn để đảm bảo các điều kiện khí hậu và yêu cầu nông học của
cây trồng. Do đặc tính khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, đặc biệt là hệ thống thủy lợi
và việc qui hoạch ruộng đất chưa hoàn chỉnh nên hầu như việc gieo trồng đều tồn tại
các phương pháp sau đây:
Đối với lúa: Cấy, gieo vãi, gieo hàng
Đối với bắp: gieo vãi, gieo hàng (chủ yếu)
Đối với các cây họ đậu: gieo vãi, gieo hàng (chủ yếu)
Trên mặt đồng khô hoặc đã rút cạn nước người ta thường dùng hình thức gieo hạt
không theo hàng (gieo vãi) hoặc gieo theo hàng cho lúa, còn trên mặt ruộng ngập nước
người ta thường tiến hành cấy. Đối với các giống bắp hoặc cây họ đậu, người ta
thường gieo theo hàng hoặc gieo theo hốc (cũng là gieo hàng nhưng với khoảng cách
cây trên hàng lớn hơn). Tùy từng loại hạt mà ta sử dụng các loại máy cho phù hợp.
5


Phân loại máy gieo hạt:
-

Theo cách liên kết với nguồn động lực:
+ Máy gieo do người kéo.
+ Máy gieo do súc vậy kéo.
+ Máy gieo liên hợp với máy kéo.
+ Máy gieo tự hành.

-

Theo nguyên lý hoạt động của bộ phận gieo:

+ Máy gieo kiểu khí động
+ Máy gieo kiểu trục cuốn
+ Máy gieo kiểu đĩa
+ Máy gieo kiểu áp lực và trống quay….

Có nhiều cách phân loại máy gieo nhưng nhìn chung đây là hai cách cơ bản nhất.
2. Yêu cầu kỹ thuật nông học của khâu gieo.
Khâu gieo cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nông học sau đây:
- Gieo đều: hạt phân bố đều khắp mặt đồng, đều trên hàng (gieo hàng) trên
hốc (gieo hốc).
-

Đều nhau về khoảng cách hàng và hốc (nếu gieo hàng và gieo hốc).

Đều về độ sâu lắp hạt. Thông thường những hạt càng bé thì độ sâu lắp hạt càng
nhỏ (ví dụ gieo lúa sâu 3-6 cm, bắp: 5-12 cm…) đất càng ẩm, càng nặng độ sâu
lắp hạt càng nhỏ…
- Các bộ phận làm việc không làm hỏng hạt.
- Độ nẩy mầm cao (trên 90%).
- Đảm bảo mức gieo quy định (kg/ha)
- Gieo đúng thời vụ.
Chất lượng gieo ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cây trồng sau này. Số lượng
cây tối ưu trên một đơn vị diện tích theo yêu cầu nông học cho phép cây trồng hấp thụ
đầy đủ chất dinh dưỡng trong đất và đầy đủ ánh sáng cho sự phát triển. Trên cơ sở đảm
bảo chất lượng cao trong khâu gieo người ta có thể đoán được năng suất cây trồng sau

6


này. Thời vụ gieo nói chung theo yêu cầu nông học, trong một vụ cụ thể thời gian đó

không được vượt quá 15 ngày.
3. Yêu cầu kỹ thuật của máy gieo.
Ngoài các yêu cầu nông học của khâu gieo như: độ đồng đều hạt gieo trên mặt
đồng, các định mức về lượng hạt… Các máy gieo hạt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dễ bảo quản, sử dụng, điều chỉnh đa năng.
- Các bộ phận làm viêc không làm tổn thương hạt.
Yêu cầu bổ sung đối với phương pháp gieo hàng là độ thẳng của các hàng, độ
không lỏi và không bị xiên, mặt đồng phải bằng phẳng, yêu cầu độ sâu hạt phải đều
nhau, không gieo trùng hoặc gieo sót.
Yêu cầu độ sâu gieo như sau: gieo lúa từ 2-5 cm. Nếu độ sâu gieo là 2-3, 3-4, 4
-5 cm thì độ sâu gieo trung bình của hạt có thể bị sai lệch so với độ sâu quy định về cả
hai phía với mức độ không được lớn hơn 0,5; 0,7; 1,0 cm. Sai lệch về định mức gieo
không được lớn hơn 4-5%.
Đất càng ẩm, càng nặng độ sâu gieo, lắp hạt càng nhỏ.
4. Các hình thức gieo ở Việt Nam.
4.1.Gieo vãi.
Hạt được vãi trên khắp mặt đồng, hạt được lắp bằng các bừa răng nhẹ. Hình
thức này đơn giản, hạt phân bố đều, quần thể cây trồng hợp lý. Nhưng có nhược điểm
là độ sâu lắp hạt không đều. Hình thức này được dùng cho các loại cây trồng có hạt
nhỏ, hoặc để gieo mạ, việc chăm sóc bằng máy chỉ thực hiện lúc cây còn nhỏ (bằng
bừa lưới hay cuốc quay chủ yếu để phá váng).
Người ta còn thực hiện gieo vãi nhưng được lắp sâu bằng các máy gieo hàng cải
tiến, để phát huy ưu điểm của việc phân bố hạt đều.
4. 2. Gieo hàng.
Hạt được phân bố trên các hàng cách nhau. Có thể chia ra: hàng hẹp, hàng vừa,
hàng rộng, hàng chữ thập và dài.
- Hàng hep: thường có khoảng cách hàng 7-8 cm, thường dùng cho gieo lúa,
rau, cỏ…
7



- Hàng vừa: khoảng cách từ 12-15 cm
- Hàng rộng: cho các loại cây cần khoảng cách sống lớn như bông hoặc bắp.
Khoảng cách giữa hàng thường 50, 60,70 cm.
- Hàng chữ thập: được thực hiện bằng cách gieo dọc rồi gieo ngang. Số lượng
hat phân bố đều hơn, quần thể cây trồng hợp lý hơn và phát triển tốt nhưng chi phí cao.
- Gieo dải là hình thức gieo hàng nhưng giữa một số hàng có khoảng cách rộng
hơn tạo điều kiện chăm sóc thuận tiện
- Gieo ô: Nếu trên hàng hạt phân bố trong các hốc các đều nhau (cả hướng dọc
và hướng ngang) thi ta có hình thức gieo ô, nếu chỉ đều theo một hướng ta gọi là gieo
hốc; gieo ô tạo điều kiện chăm sóc theo hai hướng song tốn kém và phức tạp.
4.3 Gieo hốc.
Hạt được gieo trên các hốc có khoảng cách hàng bằng nhau và khoảng cách các
hốc bằng nhau. Thường được sử dụng để gieo các loại đậu, bắp và một số hạt có kích
thước lớn.
4.4 Cấy cây con.
Hình thức này thường được dùng đối với lúa và được dùng trên ruộng bùn hay
ruộng ngập nước. Cây lúa có lợi là có điều kiện chăm sóc cây con trong thời kỳ mạ,
tận dụng được đất đai để tranh thủ thời gian trồng cây phân xanh hoặc làm đất kỹ hơn
5. Phân loại máy gieo.
Tùy theo căn cứ mà ta có các cách phân loại khác nhau:
a. Theo hình thức gieo:
+ Máy gieo vãi.
+ Máy gieo hàng.
b. Theo khả năng làm việc:
+ Chuyên dùng: chỉ để gieo một loại hạt.
+ Đa dụng: dùng để gieo nhiều loại hạt.
c. Theo nhiệm vụ thực hiện:
+ Một nhiêm vụ: chỉ có gieo.
+ Phối hợp nhiều nhiệm vụ: gieo + bón phân, gieo + phun thuốc.

d. Theo nguồn đông lực:
8


+ Loại người kéo, súc vật kéo.
+ Loại máy kéo, loại tự hành.
6. Cấu tạo chung của một máy gieo:
6.1 Sơ đồ chung của một máy gieo đầy đủ bao gồm các bộ phận chính sau.
Bộ phận làm việc:
1 Thùng giống.
2 Bộ phận gieo.
3 Ống dẫn hạt.
4 Bộ phận lấp hạt
5 Lưỡi rạch hàng.
6 Bộ phận lấp hạt
Bộ phận phụ trợ:
Hệ thống truyền động cho bộ phận gieo.
- Hệ thống nâng hạ và điều chỉnh độ sâu gieo.
- Cần rạch tiêu.
- Khung, móc, hoặc bộ phận treo.
6.2. Nguyên tắc hoạt động của máy gieo:
Hạt từ thùng chứa (1) tự chảy qua hộp giống, tại đây có bộ phận gieo (2) sẽ đưa
hạt vào ống dẫn (3) với những lượng gieo nhất định mà ta điều chỉnh. Hạt theo ống
dẫn hạt xuông ranh hàng do lưỡi rạch (5) rạch sâu, sau đó bộ phận lấp sẽ lấp hạt lại.
Tùy thuộc vào yêu cầu nông học của hạt mà lắp hạt có nén hoặc không nén.
Hầu hết các bộ phận gieo hiện có làm việc theo nguyên tắc cơ học hoặc khí
động.
Theo nguyên lý cơ học có loại trục quay nằm ngang (trục chải, trục cuốn, trục
móc băng tải…). Khi quay sẽ chuyển hạt thành dòng chảy qua ống dẫn. Thường loại
này được dùng trong các máy gieo hạt nhỏ.

Loại trục quay thẳng đứng hoặc nghiêng (đĩa gieo…) dùng gieo hạt lớn với
lượng giống gieo không nhiều lắm. Ngoài ra, còn có loại rung làm tăng độ gieo đều
trong các máy gieo hàng. Theo nguyên tắc khí động có bộ phận gieo khí động, hạt

9


được chuyển vào ống dẫn hạt nhờ sự thay đổi áp suất chênh lệch trong bộ phận gieo
(hút hạt và nhả hạt).
Hạt được đưa xuống rãnh gieo qua ống dẫn hạt. Ngoài nhiệm vụ dẫn hạt, ống
dẫn hạt còn góp phần tăng độ đều dòng hạt. Để làm được điều đó, bộ phận gieo cần
phải rung trong quá trình làm việc và ống dẫn hạt phải có khả năng rung.
Lưỡi rạch gieo tiếp giáp với ống dẫn hạt và hướng dẫn hạt rơi xuống rãnh gieo.
Lưỡi rạch không được lật đất lên mà không lật đất để tránh mất ẩm cho đất, phải làm
việc ổn định, vững, không vướng cỏ rác, không dính đất, phải đảm bảo độ sâu và bề
rông rãnh.
Hạt được lắp bởi bừa răng nhẹ, xích kéo lê trên mặt đồng nếu hạt được gieo là
các loại hạt nhỏ. Đối với các loại hạt lớn như bắp, đậu, bông… ta dùng các loại bánh
nén bằng kim loại hoặc cao su hoặc dùng chảo vun đất.
Cần rạch tiêu hướng dẫn người vận hành máy đảm bảo khoảng cách hàng giữa
hai hàng biên trong hai lần gieo.
III. Các loại máy gieo đang sử dụng tại Việt Nam:
1. Máy gieo khí động đặc trưng là SPC-6
+ Cấu tạo máy

1. Bánh xe lấp hạt; 2. Đĩa xích; 3. Đĩa gieo; 4. Lưỡi rạch; 5. Thanh nâng;
6. Bánh xe máy gieo; 7. Thùng chứa hạt; 8. Ống hút khí; 9 . Quạt hút.

10



+ Cấu tạo của đĩa gieo.

1. Thùng chứa hạt; 2. Cánh gạt hạt; 3. Đĩa gieo; 4. Ống nối quạt áp suất;
5. Cánh khuấy hạt; 6. Lỗ nhả hạt; 7. Rãnh hình móng ngựa
+ Nguyên lý hoạt động.
- Cách lấy hạt và nhả hạt của buồng gieo.
Buồng gieo được chế tạo rất đặc biệt, một rãnh hình móng ngựa (7) được phay
chìm vào buồng gieo. Ống (4) được nối liền từ ống dẫn áp suất tới rãnh hình móng
ngựa.
Đĩa gieo (3) được khoan các lỗ lấy hạt. Khoảng cách từ tâm đĩa gieo tới các lỗ
gieo bằng khoảng cách từ tâm buồng gieo tới rãnh hình móng ngựa. Đĩa gieo được đặt
lên trên hình móng ngựa làm cho phía trong vành hình móng ngựa có áp suất nhỏ hơn
áp suất khí quyển. Khi hoạt động các hạt ở phía trái của đĩa gieo (3) tức ở phí dưới dáy
thùng chứa hạt (1) sẽ bị dính vào lỗ của đĩa gieo do chênh lệch áp suất. Các vị trí E, D,
F phía trong có áp suất thấp, còn khoảng cách từ F tới E thì cả hai bên của đĩa gieo đều
có áp suất khí quyển. Đĩa gieo được truyền động và quay theo chiều kim đồng hồ và
trong suốt quá trình quay từ E tới F thì các hạt giống được giữ chặt trên các lỗ của đĩa
gieo. Khi các lỗ này vượt qua vị trí F thì các hạt bị rơi ra do sự chênh lệch áp suất lúc
này không còn nữa và các hạt bị rơi tự do. Khi các lỗ tới đi qua vị trí E thì lại tiếp tục
quá trình nhận hạt nữa. Như vậy, quá trình bộ phận gieo hoạt động được chia làm 3
giai pha:
- Pha thứ nhất: từ E tới D pha nhận hạt.
- Pha thứ hai: từ D tới F là pha giữ hạt.
11


- Pha thứ ba: từ F tới E là pha nhả hạt
Ưu nhược điểm:
+ ưu điểm.

• Việc lấy hạt và nhả hạt nhờ chênh lệch áp suất làm giảm tác động cơ giới nên
tránh tổn thương cho hạt.
• Lượng gieo tương đối đều vì mỗi lỗ trên đĩa gieo chỉ tiếp nhận một hạt.
• Gieo được nhiều loại hạt khác nhau
• Có khả năng gieo hốc.
2. Máy gieo loại đĩa đặc trưng là SKNK-6:
- Cấu tạo máy

1. Điểm treo;
2. Thanh điều chỉnh cần rạch tiêu
3. Thùng chứa phân;
4. Bộ phận bón phân cánh dẫn
5. Ống dẫn phân
6. Thùng chứa hạt;

12

7. bộ phận gieo đĩa
8. Bánh xe lấp hạt
9. Điều chỉnh độ sâu lưỡi rạch;
10. Lưỡi rạch bón
11. Bánh xe
12. Cơ cấu hình bình hành
13. Khung máy


-

Cấu tạo bộ phận gieo


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

-

thùng chứa hạt
lò xo
lưỡi gạt hạt
lưỡi ấn hạt
tấm hỗ trợ
Đĩa gieo
Vòng đệm
Vòng đáy thùng
Bánh răng truyền đông

Nguyên lý hoạt động.
Đĩa gieo được cắt các rãnh, hạt giống

sẽ điền đầy vào các rãnh cắt này với thành
thùng hạt giống (1), pha này là pha nhận hạt.
Đĩa gieo (6) được truyền động từ bánh răng
côn (9) ở đáy thùng khi nó quay thì nó trượt
trên vòng đệm (7). Phía trên đĩa gieo là tấm

hỗ trợ (5) tấm hỗ trợ này không quay được
bắt vào giữa tấm đáy (8) và đáy thùng (1) tạo ra giũa chúng một khe hở 1 – 2mm. Trên
tấm hỗ trợ (5) có khoảng trống đảm bảo cho việc nạp hạt vào đĩa gieo (6) với thành
khung chứa hạt, đảm bảo mỗi rãnh chỉ có một hạt.
Khi tới điểm nhả hạt thì chốt nhấn (4) sẽ tác động ấn hạt ở trong rãnh của đĩa
gieo nhanh chóng thoát xuống ống dẫn hạt. Như vậy trong quá trình hoạt động của đĩa
gieo chúng ta chia làm 2 pha đó là: pha nhận hạt và pha nhả hạt
+ Điều chỉnh lượng gieo
Có 2 cách:
• Thay đổi số rãnh trên đĩa gieo.
• Thay đổi tỉ số truyền giữa bánh xe lấp hạt và đĩa gieo.
-

Ưu và nhược điểm của máy gieo kiểu đĩa

13


+ Ưu điểm
• Đơn giản, phù hợp với các loại hạt tròn, tương đối đồng đều về
kích thước
• Điều chỉnh được khoảng cách gieo, lượng gieo và có khả năng
gieo hốc
• Gieo tương đối đều.
+ Nhược điểm
• Không thích hợp cho những hạt không đồng đều về kích thước
• Dễ gây tổn thương hạt
Bộ phận gieo loại đĩa dùng để gieo các hạt có kích thước lớn như bắp, thầu
dầu,bông, hướng dương…Máy SKNK-6 có 6 cụm gieo, mỗi vành đĩa gieo có 24 lỗ,
gieo mỗi hốc 3 hạt. Trong trường hợp muốn gieo mỗi hốc 2 hoặc 1 hạt ta dùng tấm che

để che bớt các lỗ.
3. Máy gieo trục cuốn.

- Cấu tạo máy
- Nguyên lý hoạt động.
Ống không gieo(9) có hình cam, có gờ được đặt cố định trong buồng gieo (4) và
quay trơn so với trục dẫn động (5).
14


Trục gieo là trục có các rãnh khế (2) và lưỡi gà (3). Khi hoạt động, trục cuốn có
rãnh khế quay theo trục dẫn động (5) hạt giống chảy xuống họng hạt và điền đầy vào
các rãnh khế trên trục gieo (2) và sẽ được nhả vào ống dẫn hạt.
Bộ phận gieo này hoạt động được khi các đỉnh của trục rãnh khế (2) phải tì vào
lưỡi gà, ống không gieo cũng phải tì vào lưỡi gà và không cho hạt chảy tự do.
Thay đổi lượng gieo bằng cách thay đổi chiều dài trục rãnh khế (2) trong buồng
gieo.
4. Máy gieo theo hàng kiểu trống
- Cấu tạo:

1. Khung; 2. Bánh xe; 3. Trống gieo; 4. Thuyền trượt; 5. Cần rạch tiêu; 6. Tay kéo
* Trống gieo

1. Vòng điều chỉnh lượng gieo; 2. Của ống; 3. Lỗ nơi hạt gieo rơi ra
+ Nhiệm vụ:
Trống gieo chứa hạt và là bộ phận chính của máy.
+ Cấu tạo.
Trống có hình trụ bịt kín 2 đầu có đường kính 150 mm dài 260 mm. Trên bề mặt
chu vi trống có đột 4 hàng lỗ đường kính 8 mm, chia thành hai cặp mỗi cặp có hai
15



hàng gồm có 28 lỗ và 40 lỗ, hai cặp lỗ này cách nhau 200 mm. trên bề mặt trống có gia
công một của có kích thước 100 x 100 mm dùng để đưa hạt giống vào trống, có lắp
đậy liên kết với trống bằng bản lề, ở hại đầu có gắn bạc bằng thép ống có đường kính
28 mm, trục chính của máy đi xuyên qua trống và gối lên hai bạc. Trục chính của máy
được liên kết cứng với trống gieo bằng chốt. Trống được làm bằng vật liệu thép tấm
cuộn tròn lại.
- Nguyên tắc hoạt động.
Người điều khiển kéo máy bằng cách đi giật lùi, thông qua tay kéo do ma sát với
đất bánh xe phu động quay theo trục chính của máy quay, làm cho trống gieo quay
theo, hạt trong trống sẽ chuyển động, khi hạt chuyển động trùng với các lỗ trên trống
và các lỗ ở vị trí thấp nhất thì hạt sẽ rơi ra ngoài. Hạt sẽ rơi thành dòng liên tục từ các
lỗ trên trống gieo khi trống quay đều.
Lượng hạt rơi ra phụ thuộc vào kích thước, số lỗ được mở và số lượng hạt có
trong trống.
5. Máy cấy lúa.
5.1 Máy kẹp cấy

1. tay khung: 2. Tay điều khiển kẹp cấy; 3. Khay mạ; 4. Bộ phận cung cấp;
5. Con lăn; 6. Bộ phận mở kẹp cấy; 7. Bộ phận kéo khay mạ; 8. Dây kéo kẹp;
9,10. Ốc điều chỉnh độ ép của kẹp; 11. Tiêu; 12. Thuyền trượt; 13. Răng kẹp
Kẹp cấy gồm một khung đựng mạ đặt trên một thuyền trượt. Tay cấy gồm khung
trên đó lắp nhiều răng kẹp. mỗi lần cấy có thể cấy được 10 hàng với khoảng cách hàng
100 mm, độ sâu cấy tư 20 – 40 mm, mỗi bụi từ 4 – 5 cây.
16


×