Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

THỬ NGHIỆM VACCINE NGÂM VÀ CHO ĂN PHÒNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA BỘT (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.01 KB, 87 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VACCINE NGÂM VÀ CHO ĂN
PHÒNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA BỘT
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: LUYỆN THỊ NGÂN

Niên khóa

: 2006 - 2010

Tháng 07/2010
 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VACCINE NGÂM VÀ CHO ĂN
PHÒNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA BỘT
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN HỮU THỊNH

LUYỆN THỊ NGÂN

Tháng 07/2010
 


 

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh Học.
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy sản.
Ban chủ nhiệm Bộ môn Bệnh học.
Qúy thầy cô Bộ môn Công nghệ Sinh Học đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến

thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt 4 năm học.
Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu
Thịnh đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành tốt đề tài.
Qúy thầy cô, anh chị thuộc Bộ môn Bệnh học Thủy sản và anh Phương Khoa
Thủy sản đã giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Các bạn lớp DH06SH đã quan tâm, giúp đỡ khi tôi thực hiện đề tài.
Ông bà, cha mẹ và anh chị trong gia đình đã luôn động viên, lo lắng, giúp đỡ
và sát cánh cùng tôi trong suốt 4 năm học cũng như trong lúc thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiên đề tài và kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến đề tài khóa
luận này hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Luyện Thị Ngân

i


 

TÓM TẮT
Bệnh gan thận mủ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra Tỷ lệ xuất
hiện bệnh mủ gan trên cá tra khoảng 61%, tỷ lệ chết cao 60 - 80%. Khi cá bệnh người
nuôi thường dùng thuốc hoá học và thuốc kháng sinh để chữa trị, sản phẩm thủy sản
sau đó thường không được ưa chuộng do sự tích lũy thuốc, hoá chất trong thịt, tạo
chủng kháng thuốc và gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết các vấn đề chúng tôi tiến
hành đề tài “Thử nghiệm vaccine ngâm và cho ăn phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra
bột”. Đề tài được thực hiện từ 12/2009 - 4/2010 tại trại thực nghiệm Khoa Thủy sản và
phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy Sản, trường đại học Nông Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá độ an toàn và khả năng bảo hộ miễn dịch
của vaccine ngâm (ImV) kết hợp với vaccine cho ăn (OrV) trong việc phòng bệnh
gan thận mủ.
Cá tra 1 ngày tuổi được chia thành các nhóm nghiệm thức ngâm trong nước
không có và có vaccine ngâm ở các nước pha loãng 1:25; 1:50; 1:100; 1:150 và 1:200
trong 4 giờ. Các nhóm cá tra ương 12 và 62 ngày tuổi được cấp vaccine cho ăn trộn
trong thức ăn (1ml vaccine trong 100g thức ăn) liên tục theo thứ tự trong 14 và 7 ngày.
Ngày thứ 34 và 84, cá được gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn E. ictaluri.
Kết quả cho thấy vaccine ngâm hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe và
sự phát triển của cá tra 1 ngày tuổi. Tuy nhiên, các vaccine ngâm và cho ăn không
nâng cao hàm lượng kháng thể trong máu cũng như không cải thiện được tỷ lệ bảo hộ
sau khi gây nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri.

ii


 

SUMMARY
In recent years, freshwater river catfish, Pangasianodon hypophthalmus, has
become one of aquaculture species with highly economic value in Mekong Delta. .For
Pangasianodon hypophthalmus the most important disease problem is Bacillary
necrosis disease caused by E. ictaluri . The disease outbreak in river catfish caused
losses for fish farms. To control bacillary necrosis disease farmers extensively use
antibiotics and chemical. An important side effect on the use of antibacterial drugs in
aquaculture, apart from residue problems and increasing consumer concerns, is the
development of drug resistance among bacterial pathogens. To reduce the risks for
Tra-catfish farm as well as the antibiotics overuse, we carried out a study “The test of
vaccine in prevention of bacillary necrosis disease on fry tra catfish (Pangasianodon

hypophthalmus Sauvage, 1878)” which is carried out from December 2009 to June
2010 at Experimental Aquaculture Farm and Pathology Aquaculture Laboratory of
Aquaculture faculty, Nong Lam university, Ho Chi Minh city.
Aims of the study were to evaluate the toxicity and protection to Edwardsiella
ictaluri infection of immersion and oral vaccines on 1- day - old larval tra catfish.
1- day – old catfish were divided into groups and immersion in diluted immersion
vaccine at dilutions of 1:25; 1:50; 1:100; 1:150 and 1:200 and in water without
vaccine.
Nursed fish at day 12 and 62 were fed with oral vaccine coated feed at the rate of 1 ml
vaccine in 100 g of feed for 14 and 7 days, respectively. At day 34 and 84, fish were
challenged to E. ictaluri.
Results showed that immersion vaccine did not give any adverse effect to the
health and growth of 1- day – old larval fish. However, these vaccines could not
increase serum antibody titer as well as improve protection for fish to E. ictaluri
infection.

iii


 

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................... i
Tóm tắt .................................................................................................................... ii
Summary ................................................................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................viii
Danh sách các bảng ................................................................................................ x
Danh sách các hình ................................................................................................ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1

1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2
1.3. Nội dung thực hiện ......................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Sơ lược về miễn dịch học ở cá xương ............................................................ 3
2.1.1. Miễn dich không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) .......................................... 3
2.1.1.1. Các hàng rào bề mặt ................................................................................. 3
2.1.1.2. Các yếu tố thể dịch không đặc hiệu .......................................................... 3
2.1.2. Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được) .................................................... 4
2.1.3. Các đáp ứng miễn dịch cục bộ .................................................................... 5
2.2. Bệnh gan thận mủ trên cá tra .......................................................................... 6
2.2.1. Sơ lược về bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri .................................... 6
2.2.2. Tác nhân gây bệnh ....................................................................................... 6
2.2.3. Phân loại ..................................................................................................... 6
2.2.4. Đặc điểm sinh lý sinh hóa của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri .................. 7
2.2.5. Đường lây truyền của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ............................... 8
2.2.6. Triệu chứng và bệnh tích ............................................................................. 8
2.2.6.1. Triệu chứng ............................................................................................... 8
2.2.6.2. Bệnh tích ................................................................................................... 9
2.2.7. Phòng và trị bệnh ......................................................................................... 9
2.2.7.1. Phòng bệnh ............................................................................................... 9
iv


 

2.2.7.2. Trị bệnh ................................................................................................... 10
2.3. Giới thiệu vaccine trong nuôi trồng thủy sản ............................................... 10
2.3.1. Định nghĩa về vaccine ............................................................................... 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu vaccine phòng bệnh nhiễm khuẩn trên cá ............. 10

2.3.3. Các loại vaccin sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ................................... 11
2.3.3.1. Vaccin nhược độc ................................................................................... 11
2.3.3.2. Vaccin bất hoạt ....................................................................................... 11
2.3.3.3. Vaccin tiểu đơn vị ................................................................................... 12
2.3.3.4. DNA vaccin ............................................................................................ 12
2.3.4. Phương pháp sử dụng vaccine ................................................................... 13
2.3.4.1. Phương pháp tiêm ................................................................................... 13
2.3.4.2. Phương pháp ngâm ................................................................................. 13
2.3.4.3. Phương pháp cho ăn .............................................................................. 13
2.3.5. Nguyên tắc sử dụng vaccine ..................................................................... 13
2.3.6. Vai trò của việc sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản ..................... 14
2.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của cá ............... 14
2.3.8. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine .............................. 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 16
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 16
3.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 16
3.2.1. Dụng cụ ...................................................................................................... 16
3.2.2. Hóa chất và môi trường ............................................................................ 16
3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 16
3.3.1. Cá thí nghiệm ............................................................................................ 16
3.3.2. Vaccine thử nghiệm ................................................................................... 17
3.3.3. Vi khuẩn thí nghiệm .................................................................................. 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................. 17
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 18
3.4.3. Phương pháp xác định tỷ lệ cá chết khi cấp vaccine ImV.......................... 19
3.4.4. Phương pháp trộn vaccine cho ăn............................................................... 19
3.4.5. Phương pháp xác định hiệu giá ngưng kết của kháng thể ......................... 20
v



 

3.4.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine thử nghiệm .................. 22
3.4.6.1. Phương pháp gây nhiễm thực nghiệm .................................................... 22
3.4.6.2. Phương pháp tính hiệu quả bảo hộ miễn dịch (RPS) ............................. 23
3.4.7. Phương pháp cấy phân lập vi khuẩn từ cá bệnh ........................................ 23
3.4.8. Phương pháp cấy thuần ............................................................................. 23
3.4.9. Phương pháp định danh vi khuẩn .............................................................. 24
3.4.10. Phương pháp kiểm tra kí sinh trùng ........................................................ 25
3.4.11. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 26
4.1. Kết quả .......................................................................................................... 26
4.1.1. Các chỉ tiêu môi trường ............................................................................. 26
4.1.2. Kết quả ngâm vaccine của cá bột .............................................................. 26
4.1.3. Tỷ lệ cá sống trung bình sau một tháng thí nghiệm ................................. 27
4.1.4. Kết quả kiểm tra kí sinh trùng ................................................................... 28
4.1.5. Kết quả quá trình gây nhiễm lần 1 ............................................................. 28
4.1.5.1. Trọng lượng trung bình của cá khi gây nhiễm lần 1 .............................. 28
4.1.5.2. Kết quả định lượng tổng số vi khuẩn có trong dung dịch tăng sinh ....... 29
4.1.5.3. Những biểu hiện bệnh tích và kết quả phân lập vi khuẩn từ cá bệnh ..... 29
4.1.5.4. Tỷ lệ cá chết ở các lô thí nghiệm ............................................................ 32
4.1.5.5.Hiệu quả bảo hộ miễn dịch của các nghiệm thức .................................... 33
4.1.5.6. Kết quả kiểm tra cá còn sống sau khi gây nhiễm lần 1 .......................... 34
4.1.5.7. Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể .................................................. 34
4.1.6. Kết quả quá trình gây nhiễm lần 2 ............................................................. 35
4.1.6.1. Trọng lượng trung bình của cá khi gây nhiễm lần 2 .............................. 35
4.1.6.2. Kết quả định lượng tổng số vi khuẩn có trong dung dịch tăng sinh ...... 36
4.1.6.3. Những biểu hiện bệnh tích và kết quả phân lập vi khuẩn từ cá bệnh ..... 36
4.1.6.4. Kết quả định danh vi khuẩn bằng bộ kít ISD 14 GNR ........................... 37

4.1.6.5. Tỷ lệ cá chết ở các lô thí nghiệm ............................................................. 37
4.1.6.6. Hiệu quả bảo hộ miễn dịch ..................................................................... 39
4.1.6.7. Kết quả kiểm tra cá còn sống sau khi gây nhiễm lần 2 .......................... 40
4.1.6.8. Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể .................................................. 40
4.2. Thảo luận ...................................................................................................... 41
vi


 

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 46
PHỤ LỤC

vii


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT

Nghiệm thức

ĐC

Đối chứng


ctv

Cộng tác viên

Ig

Immunoglobulin

ImV

Immersion Vaccine

OrV

Oral Vaccine

BHIA

Brain Heart Infusion Agar

BHIB

Brain Heart Infusion Broth

FKC

Formaline Killed Cell

RPS


Relative Percent Survival

VP

Voges - Poskauer

ONPG

O-Nitrophenyl β – D Galactopyrannoside

PAD

Phenyl Alanin Deaminnase

LDC

Lysine decarboxylase

DO

Dissolve Oxygen

PBS

Phosphate Buffered Saline

L

Lít


n

Lần lặp lại.

A0

Nghiệm thức đối chứng

A1

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ vaccine pha loãng 1/25.

A2

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ vaccine pha loãng 1/50

A3

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ vaccine pha loãng 1/100.

A4

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ vaccine pha loãng 1/150.

A5

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ vaccine pha loãng 1/200.

-


Âm tính

+

Dương tính

A0.1

Nghiệm thức Đối chứng ở lần lặp lại thứ nhất.

A0.3

Nghiệm thức Đối chứng ở lần lặp lại thứ ba.

A2.3

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ pha loãng 1/50 ở lần lặp lại thứ ba.
viii


 

A3.1

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ pha loãng 1/100 ở lần lặp lại thứ nhất.

A4.1

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ pha loãng 1/150 ở lần lặp lại thứ nhất.


A4.3

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ pha loãng 1/150 ở lần lặp lại thứ ba.

A5.2

Nghiệm thức cấp vaccine ở nồng độ pha loãng 1/200 ở lần lặp lại thứ hai.

ix


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số đặc điểm sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn E.ictaluri. ............... 7
Bảng 2.1 (tt) Một số đặc điểm sinh lý và sinh hóa ............................................... 8
Bảng 3.1 Số thứ tự các đĩa giấy trong các giếng ................................................. 24
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm ............................ 26
Bảng 4.2 Tỷ lệ cá chết của các bể sau 4 giờ ngâm vaccine ................................ 27
Bảng 4.3 Số lượng cá chết trung bình của các nghiệm thức ................................ 27
Bảng 4.4 Tỷ lệ cá sống trung bình sau 30 ngày ương cá bột .............................. 28
Bảng 4.5 Trọng lượng trung bình của cá khi tiến hành gây nhiễm lần 1 ............ 29
Bảng 4.6 Kết quả các phản ứng sinh hóa của E. ictaluri .................................... 31
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết trung bình của các nghiệm thức khi gây nhiễm lần 1 ......... 33
Bảng 4.8 Khả năng bảo hộ miễn dịch của các nghiệm thức ............................... 34
Bảng 4.9 Tỷ lệ cá còn sống vào ngày thứ 14 có sự tạo thành khuẩn lạc ............ 34
Bảng 4.10 Hiệu giá kháng thể trung bình của các nghiệm thức ........................ 35
Bảng 4.11 Trọng lượng trung bình của cá khi tiến hành gây nhiễm lần 2 ......... 36
Bảng 4.12 Tỷ lệ chết trung bình của các nghiệm thức khi gây nhiễm lần 2 ...... 39
Bảng 4.13 Khả năng bảo hộ miễn dịch trung bình của các nghiệm thức .......... 39

Bảng 4.14 Kết quả cấy phân lập cá còn sống vào ngày thứ 14........................... 40
Bảng 4.15 Hiệu giá kháng thể của các nghiệm thức khi gây nhiễm lần 2 ......... 40

x


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Hệ thống bể composite nuôi cá tại trại thực nghiệm ........................... 17
Hình 3.2 Phương pháp xi phong xác định tỷ lệ cá chết ....................................... 19
Hình 3.3 Thao tác trộn vaccine cho ăn ............................................................... 20
Hình 3.4 Thao tác rút máu cá .............................................................................. 21
Hình 4.1 Gan, thận, lách của cá có đốm trắng .................................................... 30
Hình 4.2 Kết quả các phản ứng sinh hóa ............................................................ 31
Hình 4.3 Đồ thị tỷ lệ cá chết tích lũy ở các nghiệm thức khi gây nhiễm. .......... 32
Hình 4.4 Đồ thị tỷ lệ cá chết tích lũy ở các nghiệm thức khi gây nhiễm ........... 38

xi


 

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang không ngừng phát triển, đặc biệt là nghề
nuôi cá nước ngọt đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong đó, cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Kim
ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt trên 1,453 tỷ USD, chiếm 32,2% tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu là 1,3 tỷ USD. Dự đoán năm 2010 kim

ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD.
Bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1998. Đây là một
bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tỷ lệ xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra khoảng 50%, tỷ lệ chết cao 50 - 90%
(Crumlish và ctv, 2002) làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi.
Khi cá bệnh người nuôi thường dùng thuốc hoá học và thuốc kháng sinh để
chữa trị, vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra kháng với một số loại thuốc kháng sinh:
Oxytetracylin, oxolinic acid, sulphonamid (Từ Thanh Dung và ctv, 2003); vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri còn kháng với các loại kháng sinh như sau: Bactrime (100%),
colistin (97,9%), florphenicol (42,5%), amoxicilin (40,4%), tetracyclin (31,9%),
doxycyclin (27,7%), tuy nhiên Edwardsiella ictaluri thể hiện tính nhạy với các kháng
sinh như sau: Doxycyclin (63,8%), amoxicilin (59,6%), tetracyclin (48,9%),
florphenicol (27,7%), colistin (2,1%) (Trương Ngọc Loan và ctv, 2007). Hơn thế các
sản phẩm thủy sản sau đó thường không được ưa chuộng do sự tích lũy thuốc, hoá chất
trong thịt, tạo chủng kháng thuốc và gây ô nhiễm môi trường nước (Huovinen, 1999;
MacMillan, 2001; Smith và ctv., 1994, Tendencia và De La Pena, 2001).
Để giải quyết các vấn đề trên cần nghiên cứu và phát triển các phương pháp có
hiệu quả phòng bệnh cao và an toàn là vấn đề rất cần thiết cho sự phát triển bền vững
của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay. Sử dụng vaccine là phương pháp có nhiều
tiềm năng trong việc phòng bệnh cho cá. Tuy nhiên, cần đánh giá khả năng bảo hộ
miễn dịch của vaccine để việc sử dụng vaccine cho hiệu quả cao. Chính vì vậy, chúng
tôi tiến hành đề tài “Thử nghiệm vaccine ngâm và cho ăn phòng bệnh gan thận mủ trên
cá tra bột”.
1


 

1.2. Mục tiêu đề tài
Thử nghiệm vaccine phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra bột (1 ngày tuổi) ở

dạng ngâm và cho ăn.
1.3. Nội dung thực hiện
Cá bột 1 ngày tuổi được chia thành 6 nhóm: 1 nhóm không ngâm vaccine (A0),
5 nhóm ngâm vaccine trong 4 giờ, với nồng độ vaccin pha loãng lần lượt là: 1:25;
1:50; 1:100; 1:150 và 1:200. Mỗi nhóm lặp lại 3 lần. Quan sát và xác định tỷ lệ cá chết
sau 4 giờ ngâm vaccine và 24 giờ sau khi ngâm vaccine.
Đến ngày thứ 12, đối với các nhóm nghiệm thức, cấp vaccine dạng trộn thức ăn
cho cá ăn liên tục đến ngày thứ 25.
Ngày thứ 34, tiến hành gây bệnh thực nghiệm lần 1 bằng phương pháp ngâm cá
với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để đánh giá khả năng đề kháng bệnh gan thận mủ
của cá thí nghiệm đã được gây miễn dịch bằng vaccine. Quan sát, ghi nhận các biểu
hiện và tỷ lệ cá chết ở các lô thí nghiệm, đánh giá hiệu quả bảo hộ miễn dịch của
vaccin thử nghiệm.
Ngày thứ 62, tiến hành cấp vaccine lần 2 ở dạng cho ăn đối với các nhóm
nghiệm thức. Vaccine được trộn với thức ăn theo tỷ lệ 1ml/100g. Cho ăn liên tục trong
7 ngày.
Ngày thứ 84, gây bệnh thực nghiệm lần 2 bằng phương pháp ngâm cá với vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri tương tự lần 1.
Vào ngày thứ 29 và ngày thứ 82 thực hiện phản ứng vi ngưng kết xác định hiệu
giá ngưng kết của kháng thể.
Trong suốt quá trình thí nghiệm cá được cho ăn tối đa. Tùy theo kích cỡ cá mà
thức ăn có sự thay đổi phù hợp từ artemia, moina, trùn chỉ, thức ăn dạng bột, dạng
mảnh, dạng viên.

2


 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Sơ lược về miễn dịch học ở cá xương
2.1.1. Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên)
Là loại miễn dich có sẵn khi cơ thể cá được sinh ra và di truyền cho thế hệ sau.
2.1.1.1. Các hàng rào bề mặt
Dịch nhờn: Toàn bộ vỏ bọc cơ thể cá (da, mang, ruột) được bao phủ bởi một
lớp dịch nhờn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bằng cách bao
bọc các tác nhân này và liên tục rửa trôi đi. Mức độ sản sinh dịch nhờn của cá có thể
gia tăng nhằm phản ứng với các tác nhân truyền nhiễm hoặc các nhân tố kích thích vật
lý hoặc hóa học. Dịch nhờn của cá cũng có tính độc đối với một số loài vi sinh vật.
Da: Lớp biểu bì của da cá được cấu tạo bởi các tế bào sống không hóa sừng. Ở
cá sự toàn vẹn của lớp biểu bì là hết sức thiết yếu trong việc duy trì cân bằng thẩm
thấu và hạn chế sự xâm nhập vi sinh vật.
Mang: Mang được xem là con đường xâm nhập cơ thể quan trọng của các tác
nhân vi sinh vật. Mang được bảo vệ bởi việc sản xuất dịch nhờn, và lớp tế bào biểu mô
hết sức nhạy cảm. Hiện tượng phì đại tế bào biểu mô mang thường thấy trong nhiều
trường hợp cảm nhiễm qua mang. Mang còn là nơi tập trung nhiều đại thực bào tạo
thành một lớp dọc theo các tĩnh mạch mang.
Ống tiêu hóa: Ống tiêu hóa được phủ một lớp dịch nhày tương tự như ở da.
Ruột tạo môi trường vô cùng bất lợi đối với các tác nhân gây bệnh bởi độ pH thấp
(ở các loài cá có dạ dày), tiết ra các men tiêu hóa và mật.
2.1.1.2. Các yếu tố thể dịch không đặc hiệu
Dịch cơ thể, kể cả dịch nhầy, chứa một tập hợp các chất hòa tan có chức năng
bảo vệ cơ thể bằng cách ức chế sinh trưởng của vi sinh vật hoặc làm trung hòa các
enzyme cần thiết cho vi sinh vật.
Các nhân tố ức chế sinh trưởng:
Các nhân tố này ức chế sinh trưởng của vi sinh vật thông qua hoạt động
chia sẻ các chất dinh dưỡng thiết yếu của vi sinh vật hoặc cản trở quá trình trao đổi
chất của chúng.

3



 

Transferrin kết hợp chặt chẽ với ion sắt, là nhân tố sinh trưởng thiết yếu
đối với mọi vi sinh vật.
Interferon xuất hiện trong cơ thể cá sau khi bị cảm nhiễm virus. Hoạt
tính đề kháng virus của interferon đã được chứng minh trong điều kiện in vitro và khả
năng bảo vệ cá khỏi cảm nhiễm virus cũng đã được chứng minh thông qua các thí
nghiệm gây cảm nhiễm thụ động.
Các chất dung giải: Chúng có thể dung giải tế bào tác nhân gây bệnh hoặc
tương tác với nhau để dung giải tế bào tác nhân gây bệnh.
Các chất kết tủa (precipitin) và ngưng kết (agglutinin): Làm kết tủa hoặc ngưng
kết tế bào vi khuẩn.
Các nhân tố ức chế enzyme:
Các tác nhân gây bệnh sản xuất enzyme để xâm nhập và sử dụng chất
dinh dưỡng từ vật chủ. Các chất ức chế enzyme có vai trò bảo vệ cơ thể kháng lại quá
trình tự hủy của chính cơ thể, đồng thời trung hòa các enzyme do tác nhân gây bệnh
sản sinh ra.
Các yếu tố miễn dịch tế bào không đặc hiệu
Thực bào gồm : Đại thực bào, bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu ưa acid.
Tế bào độc tự nhiên: Có thể diệt một số dạng dị bào kể cả các tế bào
nuôi cấy nhân tạo. Nhiều tác giả cho rằng chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ cơ thể đề kháng virus, kí sinh trùng (Evans và Jaso-Friedmann, 1992; Hogan và ctv,
1996).
2.1.2. Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được)
Miễn dịch đặc hiệu gồm: Miễn dịch dịch thể, miễn dịch qua trung gian tế bào
và kí ức miễn dịch.
Miễn dịch dịch thể: Liên quan đến việc sản sinh các kháng thể hòa tan
(globulin miễn dịch (Ig)). Khi kháng nguyên đi vào cơ thể, tế bào lympho T hỗ trợ sẽ

hỗ trợ cho tế bào lympho B biệt hóa thành tế bào plasma và sinh ra kháng thể đặc hiệu
với kháng nguyên đã kích thích. Kháng thể có vai trò trong việc vô hiệu hóa các nhân
tố gây bệnh.
Miễn dịch qua trung gian tế bào: Khi có kháng nguyên đi vào cơ thể sẽ kích
thích dòng tế bào lympho T biệt hóa thành các loại tế bào như: Tế bào độc đặc hiệu

4


 

(T killer cell) tác động trực tiếp lên mầm bệnh, hoặc có thể tác động gián tiếp thông
qua việc giải phóng các lymphokin. Các lymphokin này có tác dụng ứng động hoặc
hoạt hóa các tế bào khác, đặc biệt là đại thực bào tham gia thực hiện đáp ứng miễn
dịch.
Kí ức miễn dịch: Thể hiện thông qua hiện tượng đáp ứng miễn dịch thứ phát
mà điển hình là thời gian hình thành kháng thể sớm hơn, và cường độ phản ứng mãnh
liệt hơn so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát. Kí ức miễn dịch mang tính đặc hiệu
đối với kháng nguyên. Tuy nhiên hàm lượng kháng thể cực đại hình thành trong đáp
ứng miễn dịch thứ phát so với hàm lượng này trong đáp ứng miễn dịch nguyên phát ở
cá nhìn chung vẫn còn thấp hơn nhiều so với động vật có vú và phụ thuộc vào nhiệt
độ.
2.1.3. Các đáp ứng miễn dịch cục bộ
Các đáp ứng miễn dịch trên bề mặt da và niêm mạc ở cá vẫn còn ít được chú ý
nghiên cứu dù tầm quan trọng của các đáp ứng này rất rõ rệt.
Mang: Ở mang cá ngoài một số thông báo về hiện tượng thực bào bởi các đại
thực bào thuộc mạng lưới nội mô trong vách mạch máu phiến mang thứ cấp và sự tập
trung các tế bào lympho khi mang bị cảm nhiễm, vẫn còn ít thông tin về đáp ứng miễn
dịch ở mang. Mang được xem là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thụ
kháng nguyên, đặc biệt là các kháng nguyên không hòa tan. Ở mang có rất nhiều tế

bào lympho, đại thực bào và tương bào cư trú. Việc sản xuất kháng thể tại chỗ đóng
vai trò quan trọng đối với các bệnh ở mang do vi khuẩn.
Da: Globulin miễn dịch với nồng độ thấp đã được phát hiện trong dịch nhớt da
cá cùng với sự có mặt của bổ thể. Các globulin miễn dịch này có thể giúp cơ thể cá đề
kháng lại các tác nhân gây bệnh.
Ruột: Niêm dịch ruột là nơi cư trú của rất nhiều tế bào bạch cầu bao gồm các
đại thực bào, lympho bào, tương bào….
Các đáp ứng miễn dịch dịch nhầy: Gây miễn dịch bằng cách cho ăn hoặc ngâm
có thể kích thích việc hình thành các đáp ứng kháng thể trong lớp dịch nhầy mà không
làm gia tăng kháng thể trong huyết thanh (Joosten, 1997). Gây miễn dịch bằng cách
tiêm là phương thức hiệu quả nhất để kích thích các tế bào sản xuất kháng thể ở ruột
và mang cá.

5


 

2.2. Bệnh gan thận mủ trên cá tra
2.2.1. Sơ lược về bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Vào cuối năm 1998, lần đầu tiên mô tả về bệnh gan thận mủ trên cá tra ở đồng
bằng sông Cửu Long (Ferguson và ctv, 2001).
Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra với tỷ lệ chết cao từ 10 - 90%
tùy thuộc vào cỡ cá và chế độ quản lý (Từ Thanh Dung và ctv, 2003).
Khi cá bị nhiễm bệnh thì xuất hiện mủ trên gan, thận, lách có đường kính
1 - 3 mm và bị hoại tử.
2.2.2. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn gram âm có dạng hình que dài, kích
thước 1 x 2 - 3 µm, không sinh bào tử, chuyển động bằng tiêm mao, di động yếu ở
nhiệt độ 25 – 300C, không di động ở nhiệt độ cao hơn. Yếm khí tùy tiện, catalase

dương, cytocrom oxidase âm, lên men trong môi trường glucose và một số loại đường
khác.
E. ictaluri có từ 1 - 3 plasmid (Speyerer và Boyle, 1987; Newton và ctv. 1988).
Chức năng của chúng vẫn chưa được làm rõ, nhưng có giả thuyết cho rằng chúng quan
trọng trong việc nâng cao tính kháng đối với kháng sinh của E. ictaluri. Vi khuẩn phát
triển chậm trên môi trường nuôi cấy, cần mất 36 - 48 giờ để hình thành những khuẩn
lạc nhỏ trên thạch Brain Heart Infusion tại 28 – 300C (Valerie và ctv, 1994), phát triển
yếu hoặc không phát triển ở 370C. Khi trong môi trường nuôi cấy có sự hiện diện của
một loài vi khuẩn phát triển nhanh hơn E. ictaluri (như Aeromonas.sp) thì khi đó
chúng sẽ ức chế hoặc làm cho E. ictaluri phát triển rất chậm (Shotts và Walman,
1990).
- E. ictaluri có khả năng sinh tồn yếu, do nó chỉ sống được trong nước một thời gian
ngắn, khoảng 8 ngày (Hawke, 1979). Tuy nhiên, chúng có thể tồn tại trong bùn đến 95
ngày ở 250C (Plumb và Quinlan, 1986).
2.2.3. Phân loại
Nghành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae

6


 

2.2.4. Đặc điểm sinh lý sinh hóa của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Bảng 2.1 Một số đặc điểm sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Đặc điểm

Phương pháp cổ điển


API20E

Khóa phân loại Bergey

(1)

(2)

(3)

(4)

Phát triển ở 370C

-

Phát triển ở 250C

+

Di động ở 370C

-

-

Tạo sắc tố

-


-

Oxidase

-

Catalase

+

-

O/F

+/+

+/+

Citrate

-

-

-

Khử nitrate

+


+

+

Thủy phân Gelatine

-

-

-

Malonate

-

-

Thủy giải Esculin

-

-

Urease

-

-


-

Sinh H2S

-

-

-

Indol

-

-

-

ONPG

-

-

-

LDC

+


+

+

ODC

+

+

+

TDA

-

MR

+

VP

-

-

-

Adonitol


-

Arabinose

-

Dextrose

+

Dulcitol

+

Fructose

+

-

-

-

-

(Keskin và ctv, 2002).
7



 

Bảng 2.1 (tt) Một số đặc điểm sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
(1)

(2)

(3)

(4)

Galactose

+

Glucose

+

+

+

Inositol

-

-


-

Lactose

-

-

Maltose

+

+

Mannitol

+

Mannose

+

Sorbitol

-

-

-


Sucrose

-

-

-

ADH

-

-

-

+

+

(Keskin và ctv, 2002).
2.2.5. Đường lây truyền của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Bằng nguồn nước, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ quan khứu giác và thông
qua mũi cá đang mở. Vi khuẩn chuyển vào bên trong dây thần kinh khứu giác và sau
đó lên não (Miyazaki và Plumb, 1985; Shotts và ctv, 1986). Sự truyền nhiễm lan rộng
từ màng não đến sọ và da cá, vì thế tạo nên những lỗ thủng trên đầu cá.
Theo con đường tiêu hóa và đi vào trong máu xuyên qua ruột dẫn đến bệnh
nhiễm trùng máu (Shotts và ctv, 1986). Bằng con đường này, vi khuẩn xâm nhiễm
mạnh đến những mạch mao quản bên trong da, đây là nguyên nhân dẫn đến hoại tử và
làm mất sắc tố của da.

2.2.6. Triệu chứng và bệnh tích
2.2.6.1. Triệu chứng
Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt
hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là
biểu hiện bệnh lý đặc trưng nhất của bệnh mủ gan.
Mức độ nặng: Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và
xoay tròn. Khi bệnh nặng cá không phản ứng với tiếng động. Một số cá xuất huyết tất
cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi cá xuất huyết trầm trọng, khi nhấc lên khỏi
mặt nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá.
8


 

Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều bệch lớn, nhỏ trên
da. Số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.
2.2.6.2. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể (Gross lesion): Gan, thận cá bệnh sưng rất to, thận có hiện
tượng nhũn, tỳ tạng sưng ít hơn. Trên gan, thận, tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng
tròn, đường kính khoảng 1- 3 mm khắp bề mặt và cả bên trong cơ quan. Những đốm
trắng này có chứa dịch hơi đặc. Khi cấy những đốm trắng này lên môi trường thạch
sau 24 giờ thấy xuất hiện các khuẩn lạc thuần nhất.
Bệnh tích vi thể:
Gan có đốm trắng, đây là vùng bị hoại tử. Các tế bào gan tách rời nhau hoặc
thoái hóa thành một vùng không còn nhận ra được cấu trúc với nhiều mức độ. Giai
đoạn đầu: Sung huyết động mạch và tĩnh mạch gan, đặc biệt là hệ thống xoang mao
mạch giữa các dãy tế bào gan làm gan sưng to. Sung huyết kéo dài dẫn đến vỡ mạch
máu và giải thoát nhiều enzyme (protease, lipase…) dẫn đến hoại tử. Tế bào tách rời
nhau, nhân tế bào co lại và vỡ vụn, cuối cùng những tế bào này bị tiêu hủy. Khi bệnh
nặng, gan không còn khả năng khử độc và lọc máu, làm chất độc tích tụ trong cơ thể

và kết hợp với những yếu tố khác làm cá chết, mất khả năng tiết mật, hoại tử ống dẫn
mật và túi mật làm túi mật bị vỡ, dịch mật thoát ra ngoài.
Thận: Cấu trúc vi thể của thận bị hủy hoại trầm trọng, các phản ứng sưng
viêm xảy ra ở toàn bộ tổ chức. Thận sưng to, bị nhũn do sung huyết và tích tụ nước.
Mô tạo máu nằm xen kẽ với các tế bào nội tiết của thận bị hoại tử làm cho máu trong
cơ thể bị giảm sút.
Lách: Lách cũng là cơ quan bị hoại tử nặng. Những đốm trắng trên lách là
những vùng mô hoại tử với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh nặng: Nhiều vùng hoại tử
dạng hạt lan rộng, phá hủy các tiểu thể hình elip . Mô tạo máu bị phá hủy nên lách mất
chức năng cung cấp máu cho cơ thể.
Mang: Các sợi mang bị dính lại với nhau.
2.2.7. Phòng và trị bệnh
2.2.7.1. Phòng bệnh
Chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh.
Tiệt trùng các dụng cụ bằng Chlorine 10 - 15 g/m3 trong 30 phút, rửa nước sạch
và phơi khô.
9


 

Cá chết được vớt ra khỏi ao, bè càng sớm càng tốt. Không vứt cá chết bừa bãi
ra sông, rạch, trên mặt đất, cần được chôn vào các hố cách ly có rải vôi sống (CaO) để
tiệt trùng.
Vào mùa dịch bệnh, nhất là về mùa mưa lũ không nên cho cá tra ăn cá tạp tươi
sống. Thức ăn cần được nấu chín, tốt nhất nên sử dụng thức ăn viên.
Khi cải tạo ao cá bệnh mủ gan cần cải tạo kỹ bằng vôi CaO (12 - 20 kg/100 m2).
Trong ao nuôi luân phiên mỗi tuần nên sử dụng CaCO3 (2 - 4 kg/100 m3 nước)
và Zeolite. Duy trì oxy trong nước > 2,5 mg/L.
2.2.7.2. Trị bệnh

Cá giống trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều lượng 100 g/200 kg
cá nuôi hay 100 g/20 kg thức ăn, liên tục trong 5 ngày.
Cá thịt, cá bố mẹ trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào thức ăn với liều lượng
1 kg/2 - 5 tấn cá nuôi hay 1 kg/200 kg thức ăn, liên tục trong 5 ngày.
Diệt khuẩn trong nước bằng Virkon A với liều lượng 300 g/1000 m3, 2 ngày sau
thay 30 - 50% nước rồi dùng lại Virkon A một lần nữa.
Hoặc sử dụng một trong ba loại kháng sinh sau: Enrofloxacin, ciprofloxacin
hoặc chất kết dính.
2.3. Giới thiệu vaccine trong nuôi trồng thủy sản
2.3.1. Định nghĩa về vaccine
“Vaccine là những chế phẩm kháng nguyên có nguồn gốc từ mầm bệnh, đã
được chuyển thành vô hại bằng nhiều cách khác nhau, có tác dụng kích hoạt hệ miễn
dịch sao cho tính kháng bệnh tốt hơn khi tiếp xúc với mầm bệnh lần sau.”
(Ellis, 1988).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu vaccine phòng bệnh nhiễm khuẩn trên cá
Nghiên cứu vaccine phòng bệnh cho cá đã có từ những năm 1940 và kéo dài
đến năm 1970 mới bắt đầu phát triển tương đối.
Năm 1976, Bộ nông nghiệp Mỹ cấp phép và cho lưu hành các loại vaccine
phòng 5 mầm bệnh nhiễm khuẩn trên cá nước lạnh: Vibrio anguillarum,
V. salmonicida, V. odalii, Yersinia ruckeri, Aeromonas salmonicida. Các loại vaccine
này chủ yếu là loại vaccine bất hoạt bằng formalin và được sử dụng bằng nhiều
phương pháp như cho ăn, ngâm, tắm, tiêm.

10


 

Sau đó một loại vaccine đa giá có chất bổ trợ đầu tiên chống vi khuẩn
A. salmonicida có mặt trên thị trường.

Đến thập niên 1990, nhiều nghiên cứu vaccine liên tục ra đời, hai chủng vi
khuẩn V. vulnificus và V. viscosus là tác nhân gây bệnh trên người và gây bệnh “winter
ulcer” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị kinh tế của cá hồi.
Đến năm 2005, có khoảng 35 loại vaccine phòng bệnh nhiễm khuẩn đã được
đăng ký bản quyền và sử dụng trên 6 đối tượng nuôi phổ biến trên 41 quốc gia trên thế
giới.
Năm 2006, vaccine đa giá gồm E. ictaluri và Flavobacterium columnare theo tỷ
lệ 1:1 có hiệu quả phòng bệnh khi bị nhiễm riêng biệt một trong hai chủng E. ictaluri
và F.columnare.
2.3.3. Các loại vaccine sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
2.3.3.1. Vaccine nhược độc
Vi khuẩn hoặc virus (mầm bệnh) được làm yếu độc lực nhưng vẫn còn sống
hoặc những chủng vô độc sẵn có trong tự nhiên, có khả năng sinh trưởng, phát triển,
không có khả năng gây bệnh nhưng gây miễn dịch mạnh khi đưa vào cơ thể. Có thể
làm yếu độc lực bằng cách:
Nuôi trong một thời gian dài hay cấy chuyền nhiều lần.
Cắt bỏ gen quy định độc lực của mầm bệnh.
Ưu điểm: Cho miễn dịch mạnh, ổn định, thời gian miễn dịch dài.
Nhược điểm: Mầm bệnh có khả năng phục hồi độc lực trở thành chủng có độc
lực cao.
Đòi hỏi phải có công nghệ cao để sản xuất.
2.3.3.2. Vaccine bất hoạt
Là vaccine trong đó mầm bệnh đã bị tiêu diệt nhưng vẫn giữ nguyên được tính
kháng nguyên, có khả năng kích thích miễn dịch tương đối mạnh khi tiêm vào cơ thể.
Mầm bệnh bị vô hoạt bằng nhiều cách khác nhau như: Sử dụng hóa chất, nhiệt,
formaline, năng lượng phóng xạ hoặc tạo áp lực cao. Vaccine bất hoạt gồm 2 loại:
Vaccine có chất bổ trợ và vaccine không có chất bổ trợ.
Vaccine không có chất bổ trợ được sản xuất bằng cách nuôi cấy mầm
bệnh trên những môi trường và điều kiện thích hợp nhất để đạt được mật độ canh trùng
cao, khi vi sinh vật đạt đến mức tối đa thì thu hoạch và vô hoạt.

11


 

Vaccine có chất bổ trợ được sản xuất bằng cách bổ sung những chất bổ
trợ vào vaccine theo một tỷ lệ nhất định nhằm kéo dài thời gian miễn dịch và nâng cao
hiệu lực vaccine.
Hiện nay có 3 chất bổ trợ được sử dụng là phèn chua, keo phèn và nhũ dầu.
Ưu điểm: An toàn, ổn định, dễ sử dụng.
Nhược điểm: Hiệu lực miễn dịch kém, thời gian miễn dịch ngắn.
2.3.3.3. Vaccine tiểu đơn vị
Tiểu phần kháng nguyên của mầm bệnh như: Thành tế bào của vi khuẩn, hoặc
một phần vỏ, protein, nội hoặc ngoại bào của vi khuẩn cũng như virus được sử dụng
để sản xuất vaccine.
Sản xuất vaccine tiểu đơn vị bằng cách tách chiết trực tiếp tiểu phần kháng
nguyên từ mầm bệnh như làm vỡ vách tế bào, tách lọc protein nội hoặc ngoại bào tùy
thuộc thành phần kháng nguyên.
Sản xuất vaccine tiểu đơn vị bằng cách xác định gen quy định độc lực, sau đó
đưa gen này vào plasmid rồi đưa vào tế bào chủ. Nuôi cấy tế bào chủ trong điều kiện
thích hợp để tạo ra số lượng lớn tiểu đơn vị kháng nguyên. Sau đó tách chiết kháng
nguyên để sản xuất vaccine.
Ưu điểm: Sử dụng protein tinh khiết làm chất gây miễn dịch đảm bảo rằng chế
phẩm bền và an toàn, chính xác về mặt hóa học, không có các protein hay acid nucleic
ngoại lai có thể gây phản ứng phụ không mong muốn.
Nhược điểm: Tinh sạch protein đặc hiệu có giá thành cao và trong một số
trường hợp protein được phân tách có thể không cùng cấu trúc với loại in situ (ở vỏ
ngoài hoặc capsid của virus), kết quả là biến đổi tính kháng nguyên của protein đó.
2.3.3.4. DNA vaccine
Đoạn gen quy định độc lực của mầm bệnh được tổng hợp và đưa trực tiếp vào cơ thể

hoặc được nhân lên trong vi sinh vật mang (thường là E. coli hoặc nấm men) trước khi
đưa vào cơ thể.
Áp dụng công nghệ tiên tiến nhất để sản xuất vaccine, và thường được ứng
dụng trong việc sản xuất vaccine phòng bệnh do virus.
Nhược điểm: Giá thành cao do chi phí sản xuất cao và ít được sử dụng trong
nuôi trồng thủy sản.

12


×