Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC PHÂN HEO CỦA CÂY CÙ NÈO (Limnocharis flava) TRÊN MÔ HÌNH ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO (CONSTRUCTED WETLAND)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC PHÂN HEO CỦA
CÂY CÙ NÈO (Limnocharis flava) TRÊN MÔ HÌNH
ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO
(CONSTRUCTED WETLAND)

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện: PHAN MINH TIẾN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC PHÂN HEO CỦA
CÂY CÙ NÈO (Limnocharis flava) TRÊN MÔ HÌNH
ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO
(CONSTRUCTED WETLAND)

Hướng dẫn khoa học


Sinh viên thực hiện

PGS.TS. BÙI XUÂN AN

PHAN MINH TIẾN

Tháng 7/2010


LỜI CẢM ƠN

Bài khóa luận này được hoàn thành với sự nổ lực của bản thân em cùng sự giúp
đỡ quý báo tận tình của quý thầy cô, bạn bè và gia đình. Qua đây em xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến
Con xin gửi lòng biết ơn chân thành đến cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy
dỗ con nên người. Luôn dìu dắt và ở bên con, tạo cho con nghị lực, quyết tâm, niềm tin
để con vững bước trên con đường đời.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Xuân An đã tận tình truyền
đạt, hướng dẫn và giúp đỡ để em hoàn thành tốt khóa luận.
Em xin cảm ơn thầy Lê Đình Đôn trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học đã tạo
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học, các thầy cô trong bộ môn.
Cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.
Các anh chị Trung tâm Phân tích Môi trường- Viện Công nghệ Sinh học và Môi
trường tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình phân tích tại đây.
Cám ơn các bạn bè của lớp Công nghệ Sinh học khóa 32 đã chia sẽ cùng tôi vui
buồn trong thời gian học, cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện khóa luận.
TPHCM, ngày 14 tháng 7 năm 2010

Sinh viên thực hiện
PHAN MINH TIẾN

i


TÓM TẮT

Hiện nay, chăn nuôi phát triển mạnh. Điều này làm cho lượng chất thải chăn
nuôi thải ra môi trường ngày một lớn. Do đó, nó tạo nên vấn đề ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, đặc biệt rất dễ lây lan bệnh tật với quy mô rộng. Vì thế em thực hiện đề
tài “Nghiên cứu khả năng xử lý nước phân heo bằng cây cù nèo (Limnocharis flava)
trên mô hình đất ngập nước kiến tạo(constructed wetland)”.
Mô hình được xây dựng trong trại thực nghiệm của Bộ môn Công nghệ Sinh
học và được bố trí gồm hai mô hình đất ngập nước kiến tạo có trồng cây và hai mô
hình đất ngập nước kiến tạo không trồng cây. Mô hình được tưới nước phân heo nồng
độ là 1,5% tương ứng với tải trọng là 125g/m2/ngày. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
chiều cao cây, sinh khối cây khi kết thúc thí nghiệm, COD, BOD5, tổng Nitơ, tổng
Photpho, kim loại năng (Fe, Cu, Zn).
Kết quả: cây cù nèo phát triển tốt trong mô hình đất ngập nước kiến tạo, sinh khối
thu được sau thí nghiệm rất lớn. Hiệu suất xử lý COD đạt 84% và 85%, BOD5 đạt 87%
và 90%, Nitơ đạt 45% và 51%, Photpho đạt 83% và 44%, sắt đạt 77% và 94% tương
ứng với mô hình đất ngập nước kiến tạo dòng chảy đứng và mô hình đất ngập nước
kiến tạo dòng chảy bề mặt.

ii


SUMMARY


"Research efficiency of pig wastewater treatment Constructed Wetland model
by Limnocharis flava ''.
Currently, the livestock industry is strong development. This makes livestock
waste emissions on a large. Therefore, it creates problems of serious environmental
pollution, especially highly contagious disease with large scale. So I implementation
of the project.
The model was built in the experimental farm of Department of Biotechnology
and the model includes two built Constructed Wetland tree model and two models
Constructed Wetland not in trees. The model was watering pig concentration is 1.5%
corresponding to the load is 125g/m2/day. The monitoring indicators include: plant
height, plant biomass at the end of the experiment, COD, BOD5, total nitrogen, total
phosphorus, heavy metals (Fe, Cu, Zn).
Results: limnocharis flava model developed in constructed wetland, biomass
obtained after a great experiment. Efficiency of COD reached 84% and 85%, BOD5
reached 87% and 90%, reached Nitrogen 45% and 51%, reached phosphorus 83% and
44%, reached 77% and 94% respectively with the model constructed Wetland flow
and vertical flow models constructed Wetland surface Plants grow well Limnocharis
flava in constructed wetland model, plant biomass was collected after a great
experiment.

iii


MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn ............................................................................................................... i
Tóm tắt .................................................................................................................... ii
Summary ................................................................................................................ iii
Mục lục .................................................................................................................. iv

Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................... vii
Danh sách các bảng ............................................................................................. viii
Danh sách các hình ................................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Yêu cầu đề tài .................................................................................................. 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. Tổng quan về cây cù nèo ................................................................................. 3
2.1.1. Giới thiệu sơ lược ......................................................................................... 3
2.1.2. Đặc tính thực vật........................................................................................... 3
2.2. Tổng quan về nước thải chăn nuôi .................................................................. 5
2.2.1. Thành phần và tính chất của nước thải chăn nuôi ........................................ 5
2.2.2. Tính chất của nước thải chăn nuôi................................................................ 6
2.2.3. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng ..................................................................... 7
2.2.3.1. Chất rắn tổng cộng..................................................................................... 7
2.2.3.2. Tổng Nitơ .................................................................................................. 7
2.2.3.3. Tổng Photpho ............................................................................................ 8
2.2.3.4. Nhu cầu oxy hóa học (COD) ..................................................................... 8
2.2.3.5. Nhu cầu oxy sinh học (BOD) .................................................................... 8
iv


2.3. Tổng quan về đất ngập nước ........................................................................... 8
2.3.1. Định nghĩa đất ngập nước (ĐNN) ................................................................ 8
2.3.2. Đất ngập nước kiến tạo (ĐNNKT) ............................................................... 9
2.3.3. Phân loại đất ngập nước kiến tạo.................................................................. 9

2.3.3.1. ĐNNKT có dòng chảy tự do trên bề mặt .................................................. 9
2.2.3.2. ĐNNKT có dòng chảy ngầm ..................................................................... 9
2.3.4. Vai trò của thực vật trong bãi lọc ............................................................... 11
2.3.5. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm của ĐNNKT ................................................. 11
2.3.6. Tiềm năng ứng dụng ĐNNKT xử lý nước thải ở Việt Nam ...................... 13
2.4. Khả năng xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh (TVTS) .......................... 13
2.4.1. Các nhóm thực vật thủy sinh ...................................................................... 14
2.4.2. Khả năng chuyển hóa một số chỉ tiêu trong nước thải của TVTS ............. 15
2.4.2.1. Nhu cầu oxy sinh học ...................................................................................................................... 15
2.4.2.2. Chuyển hóa Nitơ ...................................................................................... 15
2.4.2.3. Chuyển hóa Photpho................................................................................ 15
2.5. Năng suất sinh khối của thực vật thủy sinh ................................................... 16
2.6. Ưu và nhược điểm khi sử dụng thực vật thủy sinh ....................................... 16
2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 16
2.6.2. Nhược điểm ................................................................................................ 17
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 18
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm .................................................. 18
3.2. Chuẩn bị cây và vật liệu thí nghiệm .............................................................. 18
3.2.1. Chuẩn bị cây ............................................................................................... 18
3.2.2. Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................... 18
3.2.2.1. Vật liệu dựng mô hình ............................................................................. 18
3.2.2.2. Vật liệu đựng nước thải ........................................................................... 18
3.2.2.3. Dụng cụ pha loãng nước thải và đo lượng nước thải thất thoát .............. 19
3.3. Phân và cách pha loãng nước thải ................................................................. 19
3.4. Mô hình thí nghiệm ....................................................................................... 19
3.4.1. Mô hình 1 (mô hình VFS) .......................................................................... 19
3.4.2. Mô hình 2 (mô hình FWS) ......................................................................... 20
v



3.5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 20
3.5.1. Các giai đoạn thí nghiệm ............................................................................ 20
3.5.2. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 21
3.5.3. Phương pháp thí nghiệm............................................................................. 21
3.6. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 23
4.1. Kết quả ........................................................................................................... 23
4.1.1. Hàm lượng các chỉ tiêu nước phân heo đầu vào ........................................ 23
4.1.2. Sự tăng trưởng chiều cao cây cù nèo .......................................................... 23
4.1.3. Chiều dài và trọng lượng cây sau thí nghiệm ............................................. 24
4.1.4. Sự bốc hơi nước .......................................................................................... 25
4.1.5. Nhu cầu oxy hóa học .................................................................................. 27
4.1.6. Nhu cầu oxy sinh học ................................................................................. 29
4.1.7. Tổng Nitơ ................................................................................................... 31
4.1.8. Tổng Photpho ............................................................................................. 34
4.1.9. Sắt ............................................................................................................... 36
4.2. Thảo luận ....................................................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 40
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 40
5.2. Đề nghị .......................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 41
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học
COD: Nhu cầu oxy sinh học

Cu: đồng
ĐNN: Đất ngập nước
ĐNNKT: Đất ngập nước kiến tạo
Fe: sắt
NS không có ý nghĩa về mặt thống kê.
MH1: Mô hình ĐNNKT dòng chảy đứng có trồng cây cù nèo
MH2: Mô hình ĐNNKT có dòng chảy bề mặt có trồng cây cù nèo
TVTS: Thực vật thủy sinh.
Zn: chì
* : có ý nghĩa về mặt thống kê.
** : Rất có ý nghĩa về mặt thống kê.
*** : hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần cơ bản các loại phân gia súc ........................................................ 5
Bảng 2.2 Tính chất của nước thải chăn nuôi ................................................................... 7
Bảng 2.3 Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi ................................ 12
Bảng 2.4 Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật ................................................................... 15
Bảng 3.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thí nghiệm............................................. 22
Bảng 4.1 Hàm lượng các chỉ tiêu của nước phân heo đầu vào .................................... 23
Bảng 4.2 So sánh thống kê chiều cao tăng của cây cù nèo trên 2 mô hình .................. 24
Bảng 4.3 Chiều dài rễ và trọng lượng cây cù nèo sau thí nghiệm ................................ 24
Bảng 4.4 So sánh thống kê lượng nước bốc hơi giữa 2 mô hình .................................. 26
Bảng 4.5 So sánh thống kê lượng nước bốc hơi giữa MH1 và DC1 ............................ 26
Bảng 4.6 So sánh thống kê lượng nước bốc hơi ở MH2 và DC2 ................................. 26
Bảng 4.7 So sánh thống kê hàm lượng COD đầu ra giữa 2 mô hinh ............................ 28

Bảng 4.8 So sánh thống kê hàm lượng COD đầu ra giữa MH1 và DC1 ...................... 28
Bảng 4.9 So sánh thống kê hàm lượng COD đầu ra giữa MH2 và DC2 ...................... 28
Bảng 4.10 So sánh thống kê hàm lượng BOD5 đầu ra giữa 2 mô hình ........................ 30
Bảng 4.11 So sánh thống kê hàm lượng BOD5 đầu ra giữa MH1 và DC1 ................... 30
Bảng 4.12 So sánh hàm thống kê lượng BOD5 đầu ra giữa MH2 và DC2 ................... 30
Bảng 4.13 So sánh hàm thống kê lượng tổng Nitơ đầu ra giữa 2 mô hình ................... 32
Bảng 4.14 So sánh hàm thống kê lượng tổng Nitơ đầu ra giữa MH1 và DC1 ............. 32
Bảng 4.15 So sánh thống kê tổng Nitơ đầu ra giữa MH2 và DC2................................ 32
Bảng 4.16 So sánh thống kê tổng Photpho đầu ra giữa 2 mô hình ............................... 35
Bảng 4.17 So sánh thống kê tổng photpho đầu ra giữa MH1 và DC1 .......................... 35
Bảng 4.18 So sánh thống kê tổng Photpho đầu ra giũa MH2 và DC2......................... 35
Bảng 4.19 Hiệu suất xử lý trên mô hình ĐNNKT dòng chảy đứng ............................. 38
Bảng 4.20 Hiệu suất xử lý trên mô hình ĐNNKT dòng chảy bề mặt ........................... 38

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cây cù nèo ...................................................................................................... 4
Hình 2.2 Hình thái thực vật của cây cù nèo .................................................................... 4
Hình 2.3 Mô hình ĐNNKT có dòng chảy thẳng đứng ................................................. 10
Hình 2.4 Mô hình ĐNNKT có dòng chảy bề mặt......................................................... 11
Hình 3.1 Mặt cắt ngang của mô hình VFS ................................................................... 19
Hình 3.2 Mặt cắt ngang của mô hình FWS .................................................................. 20
Hình 3.3 Sơ đồ cách bố trí thí nghiệm .......................................................................... 21
Hình 4.1 Biểu đồ sự tăng trưởng chiều cao cây trên 2 mô hình ................................... 23
Hình 4.2 Đồ thị lượng nước bốc hơi ở 2 mô hình và đối chứng................................... 25
Hình 4.3 Đồ thị hiệu suất bốc hơi nước ở 2 mô hình và đối chứng.............................. 25
Hinh 4.4 Đồ thị khả năng xử lý COD của mô hình ĐNNKT thí nghiệm ..................... 27

Hình 4.5 Đồ thị hiệu suất xử lý COD của mô hình ĐNNKT thí nghiệm ..................... 27
Hình 4.6 Đồ thị khả năng xử lý BOD5 của mô hình ĐNNKT thí nghiệm.................... 29
Hình 4.7 Đồ thị hiệu suất xử lý BOD5 của mô hình ĐNNKT thí nghiệm .................... 30
Hình 4.8 Đồ thị khả năng xử lý tổng Nitơ của mô hình ĐNNKT thí nghiệm .............. 31
Hình 4.9 Đồ thị hiệu suất xử lý tổng Nitơ của mô hình ĐNNKT thí nghiệm .............. 32
Hình 4.10 Đồ thị khả năng xử lý tổng Photpho của mô hình ĐNNKT thí nghiêm ...... 34
Hình 4.11 Đồ thị hiệu suất xử lý tổng Photpho của mô hình ĐNNKT thí nghiệm ...... 34
Hình 4.12 Biểu đồ hiệu suất xử lý Fe của mô hình ĐNNKT thí nghiệm ..................... 36

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết ngành chăn nuôi có nguồn gốc rất lâu đời và cũng góp

phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước nói chung và đáp ứng cho nhu cầu
thực phẩm nói riêng. Để đảm bảo về nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ
của người dân, ngành chăn nuôi đã không ngừng phát triển. Cụ thể là chuyển từ một
ngành chăn nuôi lạc hậu, thô sơ, chỉ phát triển rãi rác theo từng hộ gia đình thành một
nền chăn nuôi công nghiệp với quy mô, mật độ lớn hơn và các kỹ thuật trong chăn
nuôi tiến bộ hơn.
Xét về khu vực thì điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những nơi
phát triển mạnh về nền chăn nuôi công nghiệp, cụ thể như các khu vực ngoài trung tâm
thành phố như Thủ Đức, Hóc Môn, Quận 9, Củ Chi…… và tại đây nhiều xí nghiệp,
trại chăn nuôi mọc lên rất nhiều. Song song đó thì hoạt động chăn nuôi đã gây ra tình
trạng ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng. Do đó, việc tìm ra

phương pháp thích hợp để xử lý chất thải chăn nuôi đang là vấn đề quan trọng trong
giai đoạn hiện nay. Một trong những phương pháp được các nhà khoa học đánh giá
cao, kinh phí thấp, có thể áp dụng kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt rất thích
hợp khi kết hợp với phương pháp biogas và có thể tận thu sinh khối thực vật sau khi
xử lý đang được áp dụng khá phổ biến ở các trại chăn nuôi là phương pháp ứng dụng
thực vật thủy sinh để xử lý trên mô hình bãi lọc trồng cây. Các loại thực vật thừơng
được sử dụng: sậy, bèo lục bình, vertiver,… Tuy nhiên, ở Việt Nam, những ứng dụng
này chỉ mang tính tự phát, chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng, mức độ xử lý của
từng loại cũng như hiệu quả kết hợp với các phương pháp xử lý khác. Mặc dù đã có
những nghiên cứu cơ bản về khả năng xử lý của cỏ lông, bồn bồn, cù nèo… của các
anh chị khóa trước đã làm nhưng chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ.
Đề tài « Nghiên cứu khả năng xử lý nước phân heo bằng cây cù nèo
(Limnocharis flava) trên mô hình Đất ngập nước kiến tạo (constructed wetland)» nhằm

1


đánh giá khả năng xử lý cuả cây cù nèo trên 2 mô hình thí nghiệm để xem xét khả
năng ứng dụng vào thực tế của đề tài.
1.2. Yêu cầu đề tài
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải phân heo của cây Cù nèo trên 2 mô hình
ĐNNKT trồng cây trong điều kiện Việt Nam.
Đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài để xử lý nước thải chăn nuôi ở các trại
chăn nuôi heo.
1.3. Nội dung nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây cù nèo.
Nước thải chăn nuôi.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
Thu thập tài liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

Xây dựng mô hình bãi lọc sử dụng cây cù nèo, xác định các thông số thiết kế và
vận hành mô hình, quy trình vận hành.
Đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm của mô hình.
Nghiên cứu khả năng sử dụng bãi lọc thực vật để xử lý nước thải chăn nuôi heo
ở các trại chăn nuôi heo.
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Thí nghiệm trên mô hình ĐNNKT (constructed wetland) với tải trọng
125g/ngày/m2.
Kiểm tra các chỉ tiêu : nhiệt độ, pH, BOD, COD, tổng Nitơ, tổng Photpho,
lượng nước thất thoát, sinh khối, kim loại (Fe, Cu, Zn).
Thực hiện trong mùa khô.
Tuổi cây là 60 ngày.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về cây cù nèo
2.1.1. Giới thiệu sơ lược
Tên Việt: Cù nèo, Kèo nèo, Nê thảo, Tai tượng.
Tên khoa học: Limnocharis flava (L.) Buchenau, họ Limnocharitaceae, bộ
Alismatales.
Tên Anh: sawah – flower rush, sawah – letuce, velvetleaf, yellow burrhead,
yellow sawah letuce, lymophyte.
Phân bố: Đông Nam Á, Châu Mỹ.
Nguồn gốc: có nguồn gốc Châu Mỹ nhập vào Đông Nam Á từ thế kỷ 20 và trở
thành cỏ dại trong ruộng lúa Đông Nam Á (trích dẫn bởi Pham Thị Thúy Phương,
2008).
2.1.2. Đặc tính thực vật

Nê thực vật (sống trên đất sình, bùn ẩm, mương cạn). Cây đơn tử diệp, đa niên,
dạng bụi (cao 20 – 100 cm).
Rễ chùm mọc trong bùn, mang nhiều chồi để mọc cây mới.
Lá có phiến dạng xoan, tròn (5 -30 x 4 – 25 cm), màu xanh lục tươi, gân chính
cong, cuống lá dạng bẹ lá, dài 5 – 75 cm, xốp (chứa không khí) có 3 khía.
Phát hoa (tán) có cuống dài (10 – 90 cm) mang 5 – 15 hoa. Hoa (1,5 – 3 x 0,7 –
2 cm) có cuống ngắn (3 – 7 cm), lá đài xanh. Cánh hoa vàng nhạt đến vàng tươi, mang
15 – 20 tiểu nhụy (dài 1,2 cm) và rất nhiều tiểu noãn.
Trái nhỏ (đường kính 1,5 – 2 cm), được đài hoa bao bọc.
Lá non, ngó, hoa có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc.
Khoảng nhiệt độ nước thích hợp: 26 – 28oC

3


Có khả năng hấp thụ kim loại nặng như lục bình (trích dẫn bởi Phạm Thị Thúy
Phương, 2008).

Hình2.1 Cây cù nèo .

Hình 2.2 Hình thái thực vật của cây cù nèo (www.cabi.org).
4


2.2. Tổng quan về nước thải chăn nuôi
2.2.1. Thành phần và tính chất của nước thải chăn nuôi gia súc
Chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm bao gồm phân gia súc, gia cầm, các
thành phần thức ăn thừa, các chất độn chuồng (rơm, rạ, mạt cưa, trấu) và nước tiểu.
Tùy theo chuồng, trại và phương thức chăn nuôi, các loại chất thải này có thành phần
vật lý và tính chất hoá học rất khác nhau (xem bảng 2.2).

Bảng 2.1 Thành phần cơ bản của các loại phân gia súc
Hàm lượng (%)
Phân loại gia súc

Heo

Tỷ lệ

Mức
N

P 2O5

K2O

C/N

Tối đa

1,200

0,900

0,600

22

Tối thiểu

0,450


0,450

0,600

20

Trung bình

0,840

0,850

0,580

21

Nguồn: Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003.

Hàm lượng các chất hoá học cơ bản trên được tính theo khối lượng vật chất có
độ ẩm 35%.Phân các loại gia súc, gia cầm có chung một số tính chất như sau:
Các loại phân gia súc như trâu, bò, heo ở các trại chăn nuôi hiện nay chứa nồng độ
nước rất cao. Trước đây người dân nuôi trâu, bò, heo theo quy mô từng hộ gia đình,
việc dọn dẹp chuồng chăn nuôi hàng ngày. Người ta thường dọn phân ra khỏi những
tạp chất chăn nuôi khác nên phân thường mang tính chất thuần nhất hơn. Hiện nay,
việc chăn nuôi phần lớn mang tính chất tập trung và mang dáng dấp của quy mô công
nghiệp, nên việc dọn dẹp chuồng trại cũng hoàn toàn khác trước. Phân gia súc tại các
cơ sở chăn nuôi này thường chứa nhiều nước và các phần dư thừa của thức ăn công
nghiệp. Ở nhiều chuồng trại người ta xối nước rửa chuồng trại kéo theo cả phân gia
súc xuống cống thoát, khi đó phân gia súc như một chất lỏng đậm đặc.

Phân gia súc, gia cầm thường chứa cả những vi sinh vật gây bệnh và các loại
trứng giun sán, là những mầm bệnh cho người và gia súc. Do đó, khi tiến hành xử lý
cần đặc biệt quan tâm đến những công việc có khả năng tự tiêu diệt chúng để bảo đảm

5


chúng có vệ sinh môi trường và sức khoẻ của người sử dụng chúng (Nguyễn Đức
Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003).
2.2.2. Tính chất của nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi heo bao gồm nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước
tắm heo chứa các chất hữu cơ và vô cơ có trong phân, nước tiểu, thức ăn gia súc.
Thành phần của nước thải thay đổi tùy theo phương thức thu gom chất thải (có hốt
phân hay không hốt phân trước khi tắm heo), số lần tắm heo và vệ sinh chuồng trại
trong ngày, chế độ dinh dưỡng cho heo. Trong thành phần nước thải chứa một lượng
lớn chất ô nhiễm ở nồng độ cao (xem bảng 2.2). Do đó, nước thải chăn nuôi phải xử lý
trước khi thải ra nguồn tiếp nhận để tránh ô nhiễm đến môi trường.
Trong nước thải chăn nuôi hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80% gồm cellulose,
protein, acid amin, lipid, hydrocarbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức
ăn thừa. Các chất vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất, muối, u rê, amonium, muối
chlorua SO42-. Các hợp chất trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy. Tùy điều
kiện hiếu khí hay kỵ khí mà quá trình phân hủy tạo thành các sản phẩm khác nhau
như: Acid amin, acid béo, aldehide, CO2, H2O, H2S. Nếu oxy được cung cấp đầy đủ,
sản phẩm của quá trình phân hủy là: CO2 + H2O + NO2- + NO3-. Ngược lại, trong điều
kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ theo con đường kỵ khí tạo ra các sản
phẩm CH4, NH3, H2S, Indol, Scatol, các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu
vực nuôi, ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí.
Nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước thải công nghiệp
(acid, kiềm, kim loại nặng, chất oxy hóa, hóa chất công nghiệp) nhưng chứa nhiều loại
ấu trùng, vi trùng, trứng giun sán có trong phân gia súc. Đây là những mầm bệnh có

thể tồn tại rất lâu trong nước và gây bệnh cho người và gia súc (Phạm Thị Thu Lan,
2000).

6


Bảng 2.2 Tính chất nước thải chăn nuôi heo
Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ

pH

-

4,5 – 8,0

Độ màu

Pt – Co

350 – 780

Độ đục

mg/l

420 – 550


BOD5

mgO2/l

3.500 – 8.900

COD

mgO2/l

5.000 – 12.000

SS

mg/l

680 – 1.200

N tổng

mg/l

220 – 460

P tổng

mg/l

36 – 72


Dầu mỡ

mg/l

5 – 58

Nguồn: Phạm Thị Thu Lan, 2000.

2.2.3. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng)
2.2.3.1. Chất rắn tổng cộng (Total solid)
Chất rắn tổng cộng trong nước thải chăn nuôi bao gồm chất rắn lơ lửng và chất
rắn hòa tan. Lượng chất rắn này sẽ làm tốn nhiều hóa chất trong quá trình xử lý. Ngoài
ra, hàm lượng cặn lơ lửng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá
trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, cản trở quá trình xử lý, giảm sự phát
triển của tảo trong thủy vực. Hàm lượng chất rắn tổng cộng trong phân có tỷ lệ khác
nhau (12 – 45%) tùy thuộc vào kích thước hạt (0,01 – 1mm) (Lâm Quang Ngà, 2005).
2.2.3.2. Tổng nitơ
Nitơ trong nước thải gồm 2 loại vô cơ và hữu cơ (tồn tại ở dạng NH4+, NO2,
NO3-, là các sản phẩm phân hủy cuối cùng của các hợp chất chứa nitơ) chúng làm tăng
sự phát triển của tảo, thực vật nước. Trong thành phần nước thải chăn nuôi thì Nitơ
tổng cộng chiếm tỷ lệ cao nhất (70%), chúng tồn tại dưới dạng các hạt có kích thước
rất nhỏ (<0,01mm) (Lâm Quang Ngà, 2005).

7


2.2.3.3. Tổng Photpho
Trong nước thải chăn nuôi Photpho hầu hết ở dạng muối phosphate. Phosphate
là chỉ tiêu để giám sát mức độ chuyển hóa chất ô nhiễm từ các công trình xử lý bằng

hồ sinh học, thực vật thủy sinh. Phosphate thường tồn tại ở hai dạng hữu cơ, vô cơ và
có nhiều trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp…Với mức độ
thích hợp thì trong nước có phosphate sẽ được cây trồng tảo, rong rêu hấp thụ…nhưng
khi vượt quá yêu cầu sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa (Lâm Quang Ngà, 2005).
2.2.3.4. Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD)
COD là một trong những chỉ tiêu đặc trưng dùng để kiểm tra mức độ ô nhiễm
của nguồn thải, nước mặt, cũng như các công trình xử lý nước thải. Chỉ số COD càng
cao chứng tỏ các hợp chất hữu cơ trong nước thải càng lớn gây nên sự thiếu hụt oxy
hòa tan trong nguồn tiếp nhận, làm mất khả năng tự làm sạch của dòng nước (Lâm
Quang Ngà, 2005).

2.2.3.5. Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD5)
BOD5 là chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ ô nhiễm của các nguồn nước thải.
Thông qua chỉ số oxy dùng để khoáng hóa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học,
ngoài ra BOD5 còn là một trong những chỉ tiêu đặc trưng để kiểm soát ô nhiễm dòng
chảy cũng như từ chỉ số BOD5 có thể đánh giá hiệu quả công trình xử lý qua lượng
oxy tiêu thụ do VSV khi phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải (Lâm Quang Ngà,
2005).
2.3. Tổng quan về đất ngập nước
2.3.1. Định nghĩa đất ngập nước (ĐNN)
ĐNN bao gồm: Những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể
là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những
vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước
biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp.
ĐNN được hiểu theo nghĩa khoa học môi trường trên thế giới và Việt Nam thì
có thể phân loại vĩ mô như sau: ĐNN nước ngọt (ao, hồ) và vùng cửa sông; ĐNN ven

8



sông, ven rìa rừng, vùng đất lõm và vùng đất bùn; biển, cửa sông, ven sông, hồ và đầm
lầy (Đỗ Hồng Lan Chi, 2004).
2.3.2. Đất ngập nước kiến tạo (Constructed wetland)
Các vùng ĐNN tự nhiên cũng có thể được sử dụng để làm sạch nước thải,
nhưng có một số hạn chế trong quá trình vận hành do khó kiểm soát được chế độ thủy
lực và có khả năng gây ảnh hưởng xấu bởi thành phần nước thải tới môi trường sống
của động vật hoang dã và hệ sinh thái.
ĐNNKT gần đây đã được biết đến trên thế giới như một giải pháp công nghệ
mới, xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên với hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định .
ĐNNKT được xây dựng nhằm khắc phục những nhược điểm của ĐNN tự nhiên mà vẫn
có được những ưu điểm của bãi lọc tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy, ĐNNKT hoạt
động tốt hơn so với ĐNN tự nhiên cùng diện tích, nhờ đáy của ĐNNKT có độ dốc hợp
lý và chế độ thủy lực được kiểm soát. Độ tin cậy trong hoạt động của ĐNNKT cũng
được nâng cao do thực vật và những thành phần khác trong ĐNNKT có thể quản lý
được như mong muốn. ĐNNKT là một thành phần trong hệ thống các công trình xử lý
nước thải sau bể tự hoại hay sau xử lý bậc hai Ở Việt Nam, công nghệ trên thực chất còn
là mới (Đỗ Hồng Lan Chi, 2004).
2.3.3. Phân loại ĐNNKT: có thể phân ĐNNKT thành 2 nhóm chính
2.3.3.1. ĐNNKT có dòng chảy tự do trên bề mặt (Free water surface – FWS)
Hệ thống này giống như những đầm lầy tự nhiên. Nó có 1 lớp đất sét tự nhiên
hoặc nhân tạo hoặc lớp chống thấm dưới đáy để chống rò rỉ. Trên lớp chống thấm là
lớp đất hoặc chất liệu phù hợp cho việc sinh trưởng của các loài thực vật đầm lầy.
Nước thải với độ sâu tương đối nhỏ chảy theo phương ngang qua bề mặt lớp đất. Cấu
tạo của hệ thống thường được sử dụng, với dạng kênh hẹp và dài, độ sâu của nước
nhỏ, vận tốc chảy nhỏ cùng với sự có mặt của các loài thực vật, tạo điều kiện cần thiết
cho chế độ gần như dòng chảy đẩy (Lê Anh Tuấn, 2008).
2.3.3.2. ĐNNKT có dòng chảy ngầm (Subsurface flow constructed wetland -SSF)
Loại này bao gồm cả các loại bãi lọc có dòng chảy nằm ngang hay dòng chảy
thẳng đứng từ dưới lên, từ trên xuống. Lớp bảo đảm sự sinh trưởng cho thực vật bao
9



gồm đất, cát, sỏi, đá, được xếp theo thứ tự đó từ trên xuống nhằm tạo độ xốp tốt hơn.
Kiểu dòng chảy của nước thải có thể là hướng lên trên, hướng xuống dưới, ngang, kiểu
dòng chảy ngang là phổ biến nhất. Hầu hết các SSF được thiết kế với độ dốc 1% hay
hơn một chút (Lê Anh Tuấn, 2008).
ĐNNKT dòng chảy thẳng đứng (Vertical subsurface flow - VSF)
Nước thải được đưa vào hệ thống qua ống dẫn trên bề mặt. Nước sẽ chảy xuống
dưới theo chiều thẳng đứng. Ở gần dưới đáy có ống thu nước đã xử lý để đưa ra ngoài
(xem hình 2.2).

Hình 2.3 Mô hình ĐNNKT có dòng chảy thẳng đứng (Nguyễn Thiện, 2001).
ĐNNKT dòng chảy ngang (Horizontal subsurface flow -HSF)
Hệ thống này được gọi là dòng chảy ngang vì nước thải được đưa vào và chảy
chậm qua tầng lọc xốp dưới bề mặt của nền trên một đường ngang cho tới khi nó tới
được nơi dòng chảy ra. Trong suốt thời gian này, nước thải sẽ tiếp xúc với một mạng
lưới hoạt động của các đới hiếu khí, tùy nghi và kỵ khí. Các đới hiếu khí ở xung quanh
rễ và bầu rễ, O2 được cung cấp từ lá. Khi nước thải chảy qua đới rễ, nó được làm sạch
bởi quá trình cơ học, sự phân hủy sinh học của vi sinh vật, sự hấp thụ của cây.
Hệ thống này có cấu tạo khá đơn giản. Ngăn phân phối nước thải, hệ thống
phân phối bãi lọc và hệ thống thu nước. Dưới đáy có lớp chống thấm là lớp đất sét tự
nhiên hay nhân tạo, hoặc một lớp vải nhựa chống thấm với chiều cao tối thiểu hơn
mực nước ngầm 0,5 m. Bên trên là lớp vật liệu lọc, chiều cao phụ thuộc vào loại rễ cây
trồng. Dòng nước thải chảy ngang trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Nước thải sau khi phân
10


phối vào sẽ thấm qua lớp vật liệu lọc và vùng rễ của thực vật trồng trong khu đất, qua
đó các vi sinh vật sống trong vật liệu lọc và sống bám vào hệ thống rễ cây trồng sẽ tiêu
thụ các chất hữu cơ trong nước thải phục vụ cho quá trình sinh sản và phát triển của

chúng. Hệ thống rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải qua việc hấp
thu chất dinh dưỡng có trong nước thải cũng như chất giữ lại trong quá trình lọc, cung
cấp oxy tạo ra các quá trình phân hủy hiếu khí bên trong khu đất (Lê Anh Tuấn, 2008).

Hình 2.4 Mô hình ĐNNKT có dòng chảy bề mặt (Nguyễn Thiện, 2001).
2.3.4. Vai trò của thực vật trong bãi lọc
Ổn định đất, bùn cặn và giúp tăng lượng bùn cặn mới.
Loại bỏ chất dinh dưỡng ra khỏi nước mặt, các nhân tố vết, các hợp chất hữu cơ
trong nước nhờ quá trình hấp thụ sinh học và hút bám trên bề mặt.
Hấp thu CO2 và thải O2 trong quá trình quang hợp.
Tạo môi trường cần thiết cho nhiều chủng loại vi sinh vật sinh sống thông qua
việc cung cấp oxi, chất dinh dưỡng cho lớp đất và lớp bùn cặn. Từ đó, các sinh vật tự
dưỡng có khả năng tạo sinh khối, giảm hợp chất cacbon (Đinh Văn Tôn, 2008).
2.3.5. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải của ĐNNKT
Đặc điểm nổi bật của các loài thực vật kể trên là phần thân cây có độ xốp lớn, bộ
rễ mọc kiểu chùm chứa nhiều sợi rất nhỏ. Với cấu trúc như vậy, việc vận chuyển oxy từ
lá qua thân đến rễ rất thuận lợi, từ rễ oxy thâm nhập vào môi trường đất, nước xung
11


quanh nó. Môi trường đất quanh rễ chứa nhiều oxy tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật hiếu
khí phát triển, vùng đất xa rễ ít oxy là điều kiện cho vi sinh vật kỵ khí tồn tại. Kết quả là
vùng đất trồng loại thực vật trên tồn tại đồng thời các điều kiện môi trường: Hiếu khí,
thiếu khí và kỵ khí, trong môi trường đó các quá trình xử lý hợp chất hữu cơ, nitơ,
photpho xảy ra. Rễ cây phát triển tạo điều kiện tăng độ thấm nước của đất. Phía trên mặt
đất, mật độ cây rất lớn, đóng vai trò lớp lọc khi nước chảy qua và đóng vai trò chất
mang cho vi sinh vật (Hồ Thanh Bá, 2006).
Với những đặc điểm đã nêu, bãi lọc trồng cây có tác dụng xử lý nước thải trên
nhiều phương diện, kể cả tách loại các vi khuẩn gây bệnh thông qua các cơ chế xảy ra
trong hệ (xem bảng 2.1).

Bảng 2.3 Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải của ĐNNKT
Thành phần tạp chất

BOD

Cơ chế xử lý
Lắng, lọc phân hủy tạo ra sản phẩm CO2, H2O, NH3 do các
vi sinh vật bám trên cây và lớp đệm.
Chủ yếu do nitrat hóa - khử nitrat.
Oxy hóa amoniac bởi vi sinh trong vùng hiếu khí.

Hợp chất N
Khử nitrat, nitrit trong vùng thiếu khí.
Một phần nhỏ được thực vật hấp thụ.

Hợp chất P

Kim loại nặng

Vi khuẩn gây bệnh

Hấp phụ, tạo phức, kết tủa trong lớp đệm do muối Al, Fe và
Ca. Một phần nhỏ do thực vật hấp thụ.
Kết tủa do thay đổi pH; lắng và hấp phụ trên màng vi sinh
bám trên cây và rễ.
Lắng, lọc, chết, tiêu diệt lẫn nhau. Chất kháng sinh tiết ra từ
rễ và thân cây chết

Nguồn: Lê Văn Cát, 2007.
12



2.3.6. Tiềm năng ứng dụng ĐNNKT xử lý nước thải ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bãi lọc rất đa dạng và phong phú về kiểu loại, phân bố rộng khắp
các vùng sinh thái, có giá trị và vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ
đất nước, xóa đói giảm nghèo, duy trì và phát triển văn hóa, hạn chế tai biến, bảo vệ
môi trường, duy trì và phát triển đa dạng sinh học.
Phương pháp sử dụng ĐNN xử lý nước thải là một phương pháp có nhiều ưu
điểm. Đặc biệt, nó rất phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay do chi phí xây dựng
và vận hành thấp. Các hệ thống ĐNNKT được xây dựng để xử lý nước thải trong nông
nghiệp, công nghiệp hoặc phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, được phỏng theo các quá
trình sinh học, hóa học và lý học của các vùng ĐNN tự nhiên. Các vùng ĐNN có thể
loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước thải hoặc chuyển chúng thành các dạng vật chất ít
ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường.
Sử dụng ĐNN tự nhiên để xử lý nước thải có nồng độ BOD thấp. Ngoài ra sử
dụng hệ thống ĐNNKT để xử lý nước thải là quá trình xử lý được thực hiện liên tục
trong điều kiện tự nhiên và với một giá thành rẻ vì chi phí xây dựng và bảo quản thấp.
Do vậy, cần được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Đồng thời có
thể áp dụng để nghiên cứu sâu hơn, mở rộng hơn về bãi lọc trồng cây xử lý nước thải,
đặc biệt là đối với các loại nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao như nước thải nhà máy
chế biến cà phê, giấy, chế biến thực phẩm và các cơ sở giết mổ (Đinh Văn Tôn, 2008).
2.4. Khả năng xử lý nước thải băng thực vật thủy sinh
Thực vật thủy sinh là các loài thực vật sinh trưởng trong môi trường nước,
thuộc loài thảo mộc thân mềm, quá trình quang hợp của nó hoàn toàn giống với thực
vật trên cạn và nó luôn đồng hành cùng VSV. Thực vật thủy sinh có thể gây nên một
số bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố rộng của chúng (hiện
tượng phú dưỡng hóa). Tuy nhiên lợi dụng để xử lý nước thải, làm phân compost, thức
ăn cho người, gia súc có thể làm giảm thiểu các bất lợi gây ra bởi chúng mà còn thu
được lợi nhuận. Khả năng xử lý nước thải của các loại thực vật thủy sinh đã được
khẳng định bằng quan sát, bằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trên các công

trình thử nghiệm và trong áp dụng thực tế ở hồ sinh học tương ứng.

13


2.4.1. Các nhóm thực vật thủy sinh
Có 3 nhóm thực vật thủy sinh được quan tâm nghiên cứu ứng dụng trong kỹ
thuật xử lý nước thải là:
Thực vật thủy sinh loại nổi (floating plant): loại này có bộ rễ chìm trong nước,
còn lá và thân vươn lên trên mặt nước nhận trực tiếp ánh sáng mặt trời, rễ dạng chùm
mọc trong nước nhận chất dinh dưỡng trong nước. Có 3 loài phổ biến: bèo lục bình
(Water hyacinth), bèo tấm ( duck week), rau diếp nước (Water letture). Ngoài ra còn
có các loại như: bèo tai tượng, rau ngỗ, Salvinia (Salvinia spp.),… Chúng phát triển
không phụ thuộc vào chiều sâu của lớp nước. Rễ của chúng là giá thể tốt cho nhiều
sinh vật sống trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất
thải.
Thực vật thủy sinh loại nửa chìm nửa nổi (emergent plant): chúng có rễ mọc
trong lớp bùn ở đáy ao hồ, một phần thân ngập trong nước, phần còn lại và lá vươn lên
trong không khí. Nhóm này chủ yếu là các loài cỏ nước và các loài lúa nước như: cỏ
đuôi mèo, cỏ lõi bấc, các loại sậy thường, lau mưa hè, các loại cỏ lác,… Loại này
thường sống ở vùng nước không sâu (0,5 – 1,6m) và có chế độ thủy triều ổn định. Việc
làm sạch môi trường chủ yếu ở phần lắng ở đáy lưu vực nước, những vật chất lơ lửng
thường ít hoặc không được chuyển hóa.
Thực vật thủy sinh loại chìm (submerged plant): loại này chìm trong nước,
mềm. Một số loài tiêu biểu: rong đuôi chó, rong xương cá, Hydrilla, Water milfoil
(Myriophyllum spicatum), Blyxa. Có 2 dạng: rễ bám vào đất hút chất dinh dưỡng
trong đất, thân và lá ngập trong nước); rễ, thân và lá lơ lửng trong nước. Chúng thường
sống ở lớp nước mà ánh sáng mặt trời có khả năng xuyên suốt lớp nước (phát triển tốt
nhất ở độ sâu khoảng 50cm). Chúng gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của
nguồn nước, ngăn cản sự khuyếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó các loài thủy sinh

thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải (Đỗ Hồng Lan Chi,
1992).

14


×