Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG XÓI MÒN TRÊN ĐẤT TRỒNG ĐIỀU Ở XÃ NGHĨA TRUNG HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.87 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP
CHỐNG XÓI MÒN TRÊN ĐẤT TRỒNG ĐIỀU Ở XÃ
NGHĨA TRUNG HUYỆN BÙ ĐĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LƯƠNG THỊ BÍCH VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG XÓI MÒN TRÊN ĐẤT TRỒNG
ĐIỀU Ở XÃ NGHĨA TRUNG-BÙ ĐĂNG-BÌNH PHƯỚC” do LƯƠNG THỊ BÍCH
VÂN, sinh viên khóa 29, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày

.

TS.ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)


Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Khi hoàn thành khóa luận này lời đầu tiên con xin gửi đến ba mẹ lời cảm ơn
công ơn sinh thành, công ơn nuôi dưỡng cũng như công ơn dạy dỗ để cho con có sự
vững chắc trong những bước đi đầu tiên của cuộc đời, cho con có ngày hôm nay những
ngày tháng cuối cùng trong ngưỡng cửa đại học. Xin cảm ơn gia đình là chiếc nôi tình
cảm đã nuôi dưỡng tâm hồn và cho tôi tình yêu thương vô bờ bến mà tôi sẽ không bao
giờ quên.
Và tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm chu đáo của
tiến sĩ Đặng Thanh Hà là người thầy đã dìu dắt tôi đem đến cho tôi những kiến thức vô
cùng quí báu để hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn đến các thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm đã mang đến cho tôi những hành trang kiến thức, những kinh nghiệm
thực tiễn để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn chính quyền địa phương xã Nghĩa Trung huyện Bù Đăng tỉnh Bình
Phước đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi trong bước đầu thực hiện luận văn và xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến bà con nông dân xã Nghĩa Trung đã giúp đỡ tôi cho tôi
những thông tin vô cùng quí báu để hoàn thành khóa luận.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn thân yêu của tôi, các bạn đã
mang đến cho tôi sự trẻ trung, vui nhộn đã mang đến cho tôi những tháng ngày sinh
viên mà tôi mãi không bao giờ quên.


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG THỊ BÍCH VÂN. Tháng 7 năm 2007. “Phân Tích Hiệu Quả Kinh
Tế của Các Biện Pháp Chống Xói Mòn Trên Đất Trồng Điều Xã Nghĩa Trung,
Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước”.
LUONG THỊ BICH VAN. JULY 2007. “Analysis Economic Efficiency of
Soil Erosion on Land Cashew Production in Nghia Trung Commune, Bu Dang
District, Binh Phuoc Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả của các biện pháp chống xói mòn trên cơ sở

phân tích số liệu điều tra 80 hộ trồng điều trên địa bàn xã Nghĩa Trung. Qua quá trình
thu thập và phân tích số liệu khóa luận đã làm rõ được một số vấn đề đó là: xác định
được lượng đất bị xói mòn hàng năm là 30 tấn/ha/năm.
Khóa luận đã tìm hiểu được rằng các biện pháp chống xói mòn có ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng, thông qua biện pháp xây dựng hàm năng suất cây điều bằng
mô hình kinh tế lượng có ứng dụng phần mềm Eview.
Khóa luận cũng đã xác định được lợi ích và chi phí của các biện pháp chống xói
mòn và so sánh các biện pháp với nhau thấy được cả 4 biện pháp mà nông dân áp dụng
đều mang lại lợi ích cho họ, tuy nhiên biện pháp để cỏ mùa mưa chỉ xịt thuốc cỏ cuối
mùa mưa là biện pháp mang lại hiệu quả nhiều nhất với NPV là 4,94; BCR là 3 lần và
IRR là 5,77%. Từ đó khóa luận kết luận rằng nông dân lâu nay canh tác áp dụng các
biện pháp chống xói mòn là chưa đo đạc được các chỉ tiêu kinh tế, sau khi nghiên cứu
khóa luận có kiến nghị rằng nông dân nên áp dụng biện pháp để cỏ mùa mưa để chống
xói mòn vì đó là biện pháp mang lại hiệu quả nhất.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x


Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận


3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về xã Nghĩa Trung huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước

4
4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

6

2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã

10

2.1.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã

11

2.1.5. Hệ thống cây trồng của xã năm 2006

12

2.1.6. Tín dụng cho người sản xuất


12

2.1.7. Khuyến nông

13

2.2. Những đánh giá chung về tổng quan tình hình của xã

13

2.2.1. Thuận lợi

13

2.2.2 Khó khăn

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

15
15

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về cây điều

15

3.1.2. Khái niệm về xói mòn đất


18

3.1.3. Các yếu tố gây ra sự xói mòn đất

18


3.1.4. Phân tích ảnh hưởng của xói mòn đất đến môi trường và
năng suất cây trồng. Các biện pháp kiểm soát xói mòn đất

21

3.1.5. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

24

3.2 Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

25

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

25

3.2.3. Phương pháp phân tích


25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1. Tổng quan tình hình sản xuất cây điều trên địa bàn xã

32

4.1.1. Diện tích trồng điều của xã từ năm 2002–2005

32

4.1.2. Biến động về giá bán hạt điều qua các năm

33

4.1.3. Hệ thống thu mua hạt điều của xã Nghĩa Trung

34

4.2. Đặc điểm hệ thống sản xuất cây điều trong các hộ điều

34

4.2.1. Trình độ học vấn của các chủ vườn điều

35


4.2.2. Nguồn gốc đất của vườn điều

35

4.2.3. Cơ cấu vườn điều theo qui mô diện tích

35

4.2.4. Hiện tượng xói mòn và mức độ xói mòn của các lô đất
trồng điều

36

4.3. Các biện pháp chống xói mòn và cải thiện đất trong canh tác điều
của nông dân

37

4.3.1. Các biện pháp chống xói mòn nông dân áp dụng

37

4.3.2. Mô tả kĩ thuật các biện pháp chống xói mòn

38

4.3.3. Tính toán lượng đất xói mòn

39


4.4. Phân tích ảnh hưởng của việc áp dụng biện pháp chống
xói mòn đến năng suất cây điều

40

4.4.1. Ước lượng hàm năng suất

40

4.4.2. Kiểm định mô hình

43

4.4.3. Đánh giá kết quả ước lượng mô hình

46

4.4.4. Phân tích mô hình

49

4.5. Phân tích lợi ích chi phí của các biện pháp chống xói mòn
4.5.1. Chi phí của biện pháp chống xói mòn
vi

51
51


4.5.2. Lợi ích các biện pháp mang lại


52

4.5.3. Tổng chi phí và lợi ích các biện pháp chống xói mòn

53

4.5.4. Phân tích chi phí lợi ích của các biện pháp

54

4.5.5. So sánh các biện pháp chống xói mòn

56

4.5.6. Phân tích kết quả tính toán được

57

4.6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về việc áp dụng các
biện pháp chống xói mòn

58

4.6.1 Những thuận lợi

58

4.6.2. Những khó khăn


59

4.7. Một số biện pháp nhằm khuyến khích nông dân tăng cường áp
dụng các biện pháp chống xói mòn

59

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

62

5.2.2. Đối với các tổ chức khuyến nông

63

5.2.3. Đối với các hộ trồng điều

63


TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii


KT-XH

Kinh tế xã hội

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

ĐVT

Đơn vị tính

NN-LN-TS

Nông nghiệp- Lâm nghiệp- Thủy sản


CN-XD-TN-VT

Công nghiệp-Xây dựng-Thương nghiệp-Vận tải

THCS

Trung học cơ sở

ĐT&TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

DANH MỤC CÁC BẢNG

x


Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu KTXH xã Nghĩa Trung năm 2006

6

Bảng 2.2. Tình hình dân số năm 2006

7

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động các ấp 2006

8


Bảng 2.4. Tình hình phân bố lao động các ấp 2006

8

Bảng 2.5. Hệ thống giáo dục xã Nghĩa Trung 2006
Bảng 2.6. Cơ cấu sử dụng đất đai tính đến 9/2006

9
11

Bảng 2.7. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã đến 9/2006

11

Bảng 2.8. Cơ cấu cây trồng của xã năm 2006

12

Bảng 4.1. Cơ cấu trình độ học vấn của các chủ nông hộ trồng điều

35

Bảng 4.2. Nguồn gốc đất của các vườn điều

35

Bảng 4.3. Cơ cấu vườn điều theo qui mô diện tích đất

36


Bảng 4.4. Hiện tượng xói mòn ở các lô đất trồng điều

36

Bảng 4.5. Mức độ xói mòn của các lô đất trồng điều

37

Bảng 4.6. Các biện pháp chống xói mòn đã áp dụng

37

Bảng 4.7. Quan hệ giữa loại cây trồng và lượng đất xói mòn

40

Bảng 4.8. Kết quả ước lượng hàm năng suất của các hộ trồng điều

43

Bảng 4.9. So sánh hệ số xác định của các phương trình hồi quy bổ sung

44

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định t của hàm năng suất điều

48

Bảng 4.11. Tổng công lao động của các biện pháp chống xói mòn


52

Bảng 4.12. Phần năng suất đạt được do các biện pháp mang lại

53

Bảng 4.13. Tổng chi phí và lợi ích của các biện pháp

53

Bảng 4.14. Kết quả lợi ích chi phí của các biện pháp

55

Bảng 4.15. Xếp hạng các biện pháp theo các chỉ tiêu kinh tế đã tính trước

57

DANH MỤC CÁC HÌNH
x


Trang
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu KTXH xã Nghĩa Trung

6

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện diện tích cây điều năm 2003 – 2005


32

Hình 4.2. Biểu đồ về sự biến động giá hạt điều tại địa phương từ 2001 – 2006

33

Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống thu mua hạt điều của xã

34

DANH MỤC PHỤ LỤC
xi


Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2. Bảng Kết Quả Ước Lượng Hàm Năng Suất Cây Điều
Phụ lục 3. Bảng Tính Các Chỉ Tiêu NPV, BCR, IRR

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai đối với nông nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng
quyết định đến năng suất cây trồng. Ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào thì sản xuất nông
nghiệp cũng đều phụ thuộc vào đất đai rất lớn. Cây trồng có tốt không, năng suất cao
hay không là phụ thuộc vào độ màu mỡ, phù sa của đất.
Tuy nhiên, song song với việc nâng cao năng suất, chống bệnh tật, sâu hại cho

cây trồng. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, cũng như phát triển KT-XH, TNTN
đang ngày càng bị cạn kiệt, môi trường bị suy thoái gây tác động xấu trở lại đối với sự
phát triển kinh tế và đời sống của con người. Sản xuất nông nghiệp cũng gây nên ô
nhiễm nguồn nước do xói mòn đất, sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón hóa học.
Xói mòn đất không những làm trì trệ sự phát triển của cây trồng mà còn làm ô
nhiễm đến nguồn nước. Ngăn chặn được xói mòn đất là một biện pháp hữu hiệu để
mang đến độ màu mỡ của đất giúp năng suất cây trồng ổn định đồng thời có thể giảm
thiểu được ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Mỗi một biện pháp canh tác mục đích của người sản xuất là muốn tăng hiệu quả
sản xuất. Sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại việc ổn định thu nhập cho người dân, tuy
nhiên trong sản xuất vì điều kiện khí hậu thời tiết sẽ mang đến một số tác động xấu
đến cây trồng. Mưa nhiều sẽ gây ra xói mòn đất, làm mất đi lớp đất đai kém màu mỡ
gây trở ngại đến sản xuất.
Chính vì vậy người dân sẽ áp dụng một số biện pháp chống xói mòn với mục
đích vẫn mang lại được năng suất như mong muốn. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng
mang lại là khác nhau đối với từng biện pháp. Nếu áp dụng đúng biện pháp chống xói
mòn sẽ giảm thiểu được ô nhiễm nguồn nước với chi phí và lợi ích tương xứng nhau.
Chính vì vậy việc nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp này là một tiền đề giải quyết
một số bất cập cũng như trở ngại hiện nay của việc sản xuất nông nghiệp.


Trong một diện tích đất canh tác cây trồng và đất đai là một thể thống nhất bổ
trợ cho nhau tạo nên một quần thể sinh học được người dân đầu tư. Vấn đề nghiên cứu
là tìm ra được phương pháp giảm thiểu xói mòn có chất lượng nhất mà vẫn mang lại
hiệu quả như mong muốn từ đó có những nhận định cụ thể hơn về các biện pháp này
giúp người dân hiểu rõ được, nhận thức được quá trình sản xuất của mình thế nào là
thích hợp. Khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Của Các Biện Pháp Chống Xói
Mòn Trên Đất Trồng Điều Ở Xã Nghĩa Trung-Bù Đăng-Bình Phước” nhằm giải quyết
các vấn đề nêu trên.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu các biện pháp chống xói mòn mà người dân đang áp dụng cũng như
phân tích được một số mặt tích cực, hạn chế của những biện pháp này nhằm đánh giá
được hiệu quả mà chúng mang lại.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng đất đai ở xã như độ dốc, độ xói mòn, cách
thức sử dụng đất của người dân.
- Tìm hiểu cách thức và biện pháp áp dụng các hình thức chống xói mòn đất.
- Xác định xói mòn đất có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng không và ảnh
hưởng thế nào đối với năng suất.
- Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích các chi phí và lợi ích mà các
biện pháp chống xói mòn mang lại và so sánh chi phí và lợi ích của từng biện pháp.
- Đưa ra một số khuyến cáo về việc áp dụng các biện pháp cải tạo đất, chống
xói mòn nhằm giúp người dân tăng năng suất, cải thiện thu nhập.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nội dung của khóa luận là tìm hiểu tình hình canh tác điều của
nông hộ, thông qua biện pháp chống xói mòn của nông dân đề tài sẽ tìm hiểu lợi ích
phương pháp họ áp dụng sẽ mang lại được gì cho năng suất chất lượng của cây trồng.
Trong đó sẽ gặp một số bất cập không như mong muốn hoặc có mang lại hiệu quả
nhưng thấp. Từ những bất cập như vậy khóa luận sẽ đưa ra một số khuyến cáo cho
nông dân với mong muốn sẽ mang lại cho họ một số kiến thức về chống xói mòn đất.
Về không gian: địa bàn xã Nghĩa Trung huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
3


Đối tượng nghiên cứu: cây trồng là cây điều, những hộ nông dân cần phỏng vấn
là hộ nông dân có trồng điều.
Về thời gian nghiên cứu: là quá trình bắt đầu nghiên cứu thực tế với những
nhận định bằng phương pháp định lượng và định tính, cuối cùng là đưa ra những kết

luận về những thực tế và dự định cho tương lai.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Nội dung nghiên cứu và kết cấu khóa luận được trình bày trong 5 chương.
- Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu sự cần thiết và lý do chọn tên khóa luận là phân tích hiệu quả kinh tế của
biện pháp chống xói mòn đất.
- Chương 2: Tổng quan
Về địa bàn nghiên cứu. Các đặc điểm KTXH cũng như điều kiện tài nguyên
thiên nhiên. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất của nông dân.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Các khái niệm về xói mòn đất, nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của nó đến
sản xuất nông nghiệp. Đồng thời tính toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến khóa luận,
được áp dụng trong khóa luận như tính lượng đất bị xói mòn, lợi ích chi phí của biện
pháp chống xói mòn đất, sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Các kết quả của khóa luận được đánh giá lại và có những nhận định về kết quả
nghiên cứu được.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 2
4


TỔNG QUAN

Xã Nghĩa Trung là một xã thuộc diện khó khăn ở huyện Bù Đăng tỉnh Bình
Phước. Là một xã ở vùng cao có những khó khăn về giao thông đi lại cũng như việc
tiếp cận thông tin. Trong những năm qua được sự quan tâm hổ trợ của nhà nước xã
cũng có những tiến triển tích cực hơn về mặt kinh tế và xã hội.
2.1. Giới thiệu về xã Nghĩa Trung huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Xã Nghĩa Trung nằm trên Quốc Lộ 14 (thuộc hệ thống thành phố Hồ Chí
Minh) nối liền các tỉnh phía Bắc qua Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ. Nằm cách
trung tâm thị xã Đồng Xoài 25 km về phía Đông.Phía Bắc tiếp giáp với xã Đức Liễu
huyện Bù Đăng. Phía Tây Bắc tiếp giáp với xã Phước Tín huyện Phước Long. Phía
Nam tiếp giáp với xã Tân Phước huyện Đồng Phú. Phía Đông tiếp giáp với xã Thống
Nhất huyện Bù Đăng. Phía Tây tiếp giáp với xã Phú Trung huyện Phước Long.
Xã có một số lợi thế về vị trí địa lí đó là nằm trên tuyến đường giao thông 14
đi về các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, là một thuận lợi lớn về đi lại để trao đổi mua
bán các hàng hóa nông sản.
Đơn vị hành chính xã gồm 9 ấp gồm: ấp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Với vị trí như
vậy Nghĩa Trung có ưu thế trong phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông
nghiệp nói riêng.
b) Địa hình
Nghĩa Trung là một xã miền núi đặc biệt khó khăn, địa hình chủ yếu là đồi
núi, giao thông đi lại khó khăn.
Đất đai của xã hầu hết thuộc loại đất đỏ bazan, đây là loại đất có thành phần
cơ giới thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều,
tiêu. Trong đó diện tích cây điều là 3.128 ha chiếm tỉ lệ cao nhất 66,7% (2005).
c) Thời tiết, khí hậu

5


Từ số liệu điều tra cơ bản, Nghĩa Trung thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm cận xích đạo mang đặc trưng của khí hậu miền Đông Nam Bộ hàng năm chia làm
2 mùa mưa nắng rõ rệt.
Mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.

Nhiệt độ trung bình cả năm là 25,60 C. Nhiệt độ cao nhất trong năm không
quá 38,50 C và thấp nhất không dưới 19,40 C. Thích hợp cho các loại cây công
nghiệp dài ngày như điều, cà phê, tiêu, cao su…Trong đó điều là loại cây dễ chăm
sóc, thích nghi với điều kiện khí hậu khô nóng ở đây.
d) Thổ nhưỡng, thủy văn
Nguồn nước sản xuất và sinh hoạt chủ yếu lấy từ nước giếng gồm giếng đào
có 2.038 hộ chiếm 77,1% và số giếng khoan là 149 hộ chiếm 5,6%. Còn lại 458 hộ
sử dụng các nguồn nước từ các nguồn khác như sông, hồ, suối…
Tỉ lệ hộ dân dùng nước sạch sinh hoạt là 82,7%. Như vậy điều kiện nước ở xã
tương đối tốt cho đời sống sinh hoạt của người dân. Xã có ít sông suối vì vậy nguồn
nước sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp thường bị khô hạn vào mùa nắng (có 40%
diện tích sản xuất nông nghiệp thiếu nguồn nước tưới tiêu) ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng.
e) Một số đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
của xã Nghĩa trung.
Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên Nghĩa Trung có những thuận lợi và hạn
chế như sau:
Nghĩa Trung có quỹ đất tương đối rộng, địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích
đất đỏ bazan chiếm đa số vì vậy rất thích hợp cho một số loại cây lâu năm chủ yếu là
điều. Tuy nhiên, các loại đất còn lại chiếm diện tích rất ít nên không phù hợp để có
thể trồng thêm các loại cây ngắn ngày như rau, quả…đa phần phải vận chuyển ở nơi
khác về. Vì vậy giá cả có phần bấp bênh, gây khó khăn cho người dân trong việc chi
tiêu ăn uống cũng như thu nhập.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao đều quanh năm rất thích hợp
cho việc phát triển điều và các cây công nghiệp dài ngày khác.

6


Chính vì có điều kiện để phát triển trồng trọt các loại cây công nghiệp dài

ngày nên xã rất có tiềm năng về kinh tế. Tuy nhiên, cần phải có các chính sách thích
hợp để phát triển chúng, cần có một ngành công nghiệp đầy đủ đáp ứng nhu cầu về
đầu ra cho sản phẩm, nhằm mang lại một thế mạnh cho xã vào một lĩnh vực cụ thể.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Cơ cấu KTXH
Sản xuất nông nghiệp tại xã Nghĩa Trung chiếm một tỉ lệ cao so với công
nghiệp, dịch vụ và thương mại.
Bảng 2.1. Cơ cấu KTXH xã Nghĩa Trung năm 2006
Loại hình

Số hộ (người)

Tỉ lệ (%)

Nông nghiệp

2.266

85,77

Công nghiệp

66

2,5

Dịch vụ khác

442


16,73

2.642

100

Tổng

Nguồn tin: Phòng thống kê UBND xã
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu KTXH xã Nghĩa Trung

16%
2%
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ khác
82%

Nguồn tin: Thống kê xã
Trong nền kinh tế chung của xã, nông nghiệp là ngành kinh tế chính. Với
những con số trên ta thấy được Nghĩa Trung là một xã có tiềm năng về nông nghiệp,
tuy nhiên những tiềm năng đó cũng cần phải có một ngành công nghiệp phát triển đi
kèm tạo điều kiện tăng việc làm, đáp ứng quá trình tiêu thụ nông sản của nông dân.
7


b) Tình hình dân số và lao động
- Dân số:
Năm 1975, hầu hết những khu vực dân cư sinh sống đều là bắt nguồn từ
những khu rừng được khai phá. Dần dần diện tích rừng được khai phá để sinh sống

ngày càng tăng và cuộc sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động nông
nghiệp và khai phá rừng. Sau 1980, người dân ở khu vực khác chuyển đến mở rộng
đất để sinh sống và hoạt động cho mục đích nông nghiệp ngày càng tăng. Khu vực
rừng rộng lớn đã được khai phá để hoạt động nông nghiệp. Dân số của các thôn ấp
vào các thập kỉ sau tăng lên vì sự di dân tự do ở những vùng khác đến.
Xã Nghĩa Trung bao gồm 9 ấp từ ấp 1 đến ấp 9, ấp 4 là ấp ở gần trung tâm xã
và có dân số đông nhất 18,8%. Còn các ấp 1, 2, 9 và 7 có tỉ lệ dân số cao từ 10-14%
tổng dân số. Chiếm tỉ lệ dân cư thấp là các ấp 5, 6, 8 (4-7%) và ở khá xa trung tâm
của xã. Hai ấp nghèo nhất của xã là ấp 7 và 9.
Bảng 2.2. Tình hình dân số năm 2006
Hạng mục

ĐVT

Tổng số hộ

Hộ

Tổng dân số

Người

Mật độ

Số lượng
2.642
11.987

Người/km2


9
Nguồn tin: Phòng thống kê xã

Tổng số hộ trên địa bàn xã là 2.642 hộ với 11.987 nhân khẩu, trung bình
khoảng 5 người/hộ. Khoảng 25% là người dân tộc bản địa, S’Tiêng (chủ yếu ở ấp 4,
5, 8) dân tộc Hoa thuộc di dân tự do chiếm tỉ lệ lớn, Tày, Nùng cũng chiếm tỉ lệ khá
cao.
Sự phân bố dân cư trên địa bàn với mật độ dân số là 9 người/km2. Vì đất đai ở
đây phần lớn là đất nông nghiệp người dân dùng để canh tác và điều kiện địa hình địa
chất ở xã không thuận lợi nên dân cư phân bố rải rác.
- Lao động: theo thống kê ở xã thì có 42% dân số ở tuổi lao động có tới 46%
là lao động nữ và 49% là lao động nam. Có tới 85,9% lao động hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp. 12,5% lao động trong lĩnh vực dịch vụ và buôn bán còn lại là 1,6%
lao động hoạt động trong lĩnh vực khác. Điều đó nói lên rằng có tới khoảng chừng
80% tổng thu nhập được đóng góp từ hoạt động nông nghiệp.
8


Bảng 2.3. Cơ cấu lao động các ấp 2006
Lĩnh vực

Số lao động (người)

Tỉ lệ (%)

5.945

85,9

CN-XD-TN-VT


865

12,5

Khác

106

1,6

Tổng

6.916

100

NN-LN-TS

Nguồn tin: Phòng thống kê xã
Bảng 2.4. Tình hình phân bố lao động các ấp 2006
Lao động
Ấp

Tổng (hộ)

Tỉ lệ (%)

Tổng
(người)


Tỉ lệ (%)

Nữ (lao
động)

1

394

15,1

473

9,2

232

2

251

9,5

897

17,4

615


3

331

12,6

949

18,5

477

4

504

19,3

632

12,3

309

5

225

8,6


578

11,2

278

6

128

4,9

256

4,9

131

7

333

12,7

515

10

137


8

167

6,4

328

6,4

150

9

284

10,9

515

10

216

2.617

100

5.143


100

2.545

Tổng

Nguồn tin: Phòng thống kê xã
Năm 2006 dân cư xã Nghĩa Trung phân bố trên 9 ấp với tỉ lệ như bảng 2.4,
dân cư tập trung chủ yếu ở trục đường Quốc lộ 14. Với 5.143 người trong độ tuổi lao
động, trung bình mỗi hộ có từ 2-3 lao động chính.
b) Dân tộc
Toàn xã có 657 hộ gia đình là người dân tộc trong đó tổng số nhân khẩu là
3.429 (24,51%) gồm dân tộc S’Tiêng (bản địa) và một số dân tộc khác di dân tự do từ
các tỉnh phía bắc như Hoa, Nùng, Tày…có đời sống khó khăn và trình độ dân trí

9


thấp, phần lớn được nhận trợ cấp bởi nhà nước. Người Kinh vẫn chiếm tỉ lệ lớn 74%
dân số.
c) Tôn giáo
Xã Nghĩa Trung dường như có đầy đủ tất cả các tôn giáo, trong đó đạo phật và
thiên chúa vẫn chiếm một số lượng lớn, hệ thống chùa chiền, nhà thờ gần như đáp
ứng đủ yêu cầu tín ngưỡng của người dân.
d) Cơ sở hạ tầng
Nghĩa Trung là một xã có cơ sở hạ tầng còn kém do điểm xuất phát thấp, mức
đầu tư còn bị hạn chế nên cơ sở hạ tầng còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng,
chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt của người dân trong vùng.
- Giao thông nông thôn:
Hệ thống giao thông của xã đã không ngừng được mở rộng trong những năm

gần đây, có trục đường chính là Quốc lộ 14. Địa hình của xã là đồi núi nên hệ thống
giao thông ở đây tương đối hiểm trở đường đất dốc và nhiều cua quẹo vì vậy rất dễ
xảy ra tai nạn.
- Y tế, giáo dục:
Bảng 2.5. Hệ thống giáo dục xã Nghĩa Trung 2006
Tên trường

Số phòng học

Số lớp

Số học sinh

(Phòng)

(Lớp)

(Học sinh)

Trường THCS

25

29

1.173

Tiểu Học Nghĩa Trung

26


26

856

Tiểu học Trịnh Hoài Đức

13

17

378

Tiểu học Lê Văn Tám

25

25

546

Mẫu giáo Sao Mai

13

13

387

102


110

3.340

Tổng

Nguồn tin: Phòng thống kê xã
Xã có một trung tâm y tế với 7 cán bộ y tế trong đó có 1 bác sĩ và 6 y tá.
Trung tâm y tế này được giám sát bởi Trung tâm y tế huyện. Có 4 trường học và một
trường mẫu giáo ở xã với tổng số lớp học là 102 lớp.
- Điện nước sinh hoạt:

10


Trong tổng số các hộ gia đình của xã có 2.642 hộ thì đã có tới 2.185 hộ sử
dụng nước sạch chiếm tỉ lệ khá lớn 82,7% và số hộ có sử dụng điện là 2.322 hộ, như
vậy là còn tới 16,3% số hộ chưa sử dụng điện đa phần những hộ này là những hộ
nghèo và địa bàn họ sống là khó khăn, xa xôi, hẻo lánh nên dẫn đến việc sử dụng
điện gặp rất nhiều trở ngại.
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
a) Lịch sử phát triển
Xã Nghĩa Trung sau năm 1975 phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã được
bao phủ bởi rừng và đồi núi, vì là một xã vùng cao nên dân cư sống rất thưa thớt, chủ
yếu sống bằng nghề rừng và nghề nông.
Từ những năm 1980 trở lại đây thì người dân nhập cư từ nơi khác đến khai
hoang và định cư. Nhưng dân số của xã thực sự tăng nhanh từ trong những năm gần
đây.
Khi dân số bắt đầu tăng lên thì nhiều hộ đã chuyển sang hoạt động nông

nghiệp là chính, khai hoang đất để trồng trọt và chăn nuôi.
Cho đến nay diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên 8.000 ha với nhiều loại cây
trồng chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày đã tăng lên về số lượng và diện tích.
b) Các công cụ phục vụ sản xuất
Các công cụ phục vụ sản xuất ở địa bàn xã còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu
sử dụng trong hoạt động sản xuất. Trong nông nghiệp thường thì mùa khô lượng
nước tưới cho cây còn ít, đa phần phải thuê mướn từ các hộ khác.
Khi vào mùa vụ thu hoạch thì áp lực của việc sử dụng những công cụ này lại
càng lớn. Nhiều hộ còn không đủ khả năng để đầu tư cho máy móc, thiết bị hỗ trợ
cho sản xuất do khả năng tài chính có hạn.
Những máy móc hiện tại có một số đã cũ, do vậy việc đầu tư những công cụ
máy móc vẫn còn là một vấn đề nan giải đối với nền nông nghiệp của địa phương
vốn đang gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi Nhà nước nên có những biện pháp tác
động, hỗ trợ đối với ngành nông nghiệp địa phương là hết sức cần thiết.
c) Ngành chăn nuôi của xã
Hiện tổng đàn trâu và bò là 561 con đa số là dùng bán lấy tiền tạo thu nhập.
Và số lợn trong xã là 1.476 con là vẫn còn ít so với nhu cầu sử dụng của người dân,
11


vì vậy thường thì số thịt để tiêu thụ phải vận chuyển từ khu vực khác vào. Tổng số
đàn gia cầm của xã 2006 là 13.031 con.
2.1.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã
Bảng 2.6. Cơ cấu sử dụng đất đai tính đến 9/2006
Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)


13.578,2

100

Đất nông nghiệp

5.126,4

37,7

Đất lâm nghiệp

8.077,5

59,5

281,1

2,1

93,2

0,7

Tổng diện tích đất tự nhiên

Đất chuyên dùng
Đất thổ cư

Nguồn tin: Phòng thống kê xã

Quĩ đất tự nhiên xã Nghĩa Trung sử dụng chủ yếu cho nông lâm nghiệp. Trong
đó đất nông nghiệp 37,7% diện tích đất tự nhiên. Như vậy xã cũng có tiềm năng cho
việc phát triển ngành nông nghiệp.
Bảng 2.7. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã đến 9/2006
Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Đất nông nghiệp

5.124,4

100

Đất trồng cây lâu năm

4.816,4

94

Đất cây hàng năm

203,3

4

Đất nuôi trồng thủy sản


106,7

2

Nguồn tin: Phòng thống kê xã
Theo bảng 2.7 hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã mà trong đó đất
trồng cây lâu năm có diện tích 4.816,4 ha chiếm 94% diện tích đất nông nghiệp và
35,5% diện tích đất tự nhiên. Trong đó cây lâu năm chủ yếu là điều và cây ăn trái
như sầu riêng, chôm chôm.
2.1.5. Hệ thống cây trồng của xã năm 2006
Theo tình hình sử dụng đất trồng trọt từ phòng thống kê xã Nghĩa trung thì
diện tích đất trồng cây lâu năm vẫn chiếm một tỉ lệ lớn nhất với 94% tổng diện tích
đất trồng trọt của xã, còn lại là đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ nhỏ hơn.
Bảng 2.8. Cơ cấu cây trồng của xã năm 2006
12


Loại cây

Cây hàng năm

Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)

Cây lâu năm
Cây điều

Cao su

Cà phê


Tiêu

Ăn quả

243,3

3.255

275,5

1.095

33,4

67,5

4,9

65,5

5,5

22

0,7

1,4

Nguồn tin: ĐT&TTTH

Đó cũng là một điều dễ hiểu bởi vì diện tích đất tự nhiên của xã đa phần là đất
đỏ ba dan rất phù hợp cho các loại cây dài ngày. Trong đó thì diện tích đất trồng điều
có diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất trồng cây lâu năm với 3.255 ha chiếm tỉ
lệ 65,5% diện tích đất nông nghiệp và 24% diện tích đất tự nhiên, đứng thứ 2 là cây
cà phê với 1.095 ha chiếm 22% diện tích đất nông nghiệp.
Điều đó cho thấy trong những năm gần đây người dân trong xã đã chuyển
sang đầu tư nhiều hơn cho cây điều, vì đây là loại cây vốn phù hợp với khả năng đầu
tư của người dân và thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
2.1.6. Tín dụng cho người sản xuất
Cơ hội tín dụng là cần thiết cho người nông dân để họ tăng khả năng sản xuất
nông nghiệp cũng như thu nhập cho gia đình họ đáp ứng được nhu cầu sống hàng
ngày. Theo nguồn thống kê của xã thì có tới 65% đã vay tiền của Ngân Hàng, hầu hết
bà con nông dân thường được vay ở ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn. Một nguồn nữa có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của những hộ dân nghèo đó là
Quĩ Người Nghèo. Còn lại những nguồn vay khác thường là người quen, bà con hàng
xóm nhưng với mức lãi suất cao hơn so với các ngân hàng vì họ không có đủ điều
kiện để vay từ ngân hàng.
Thường thì mức vay trung bình của nông dân ở xã là 25 triệu đồng một lần
vay cho 1 năm và không có sự phân biệt nào giữa các dân tộc với nhau, giữa dân tộc
kinh và dân tộc thiểu số. Nhiều nông dân cho rằng mức tiền họ vay của ngân hàng
vẫn không đủ trang trải cho sản xuất và tiêu dùng vì vậy họ phải vay thêm nguồn tín
dụng từ bên ngoài. Theo thống kê của xã cho thấy 75% đối tượng vay là sử dụng cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp, còn lại là phục vụ cho các mục đích khác.
2.1.7. Khuyến nông
Qua điều tra thực tế thì lực lượng khuyến nông tại địa phương là rất mỏng,
khó đáp ứng được nhu cầu khuyến nông của người dân địa phương. Việc trồng trọt ở
13


địa phương chủ yếu là diễn ra một cách tự nhiên, nông dân chủ yếu dựa vào kinh

nghiệm có sẵn để canh tác. Mặt khác khi áp dụng chương trình khuyến nông vào thực
tế thì lại không cho kết quả như người dân mong muốn, có chăng cũng chỉ được phần
nào mà thôi. Vì vậy xã cũng phải quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến nông tại xã.
2.2. Những đánh giá chung về tổng quan tình hình của xã
2.2.1. Thuận lợi
Xã Nghĩa Trung có hệ thống giao thông nằm ngay tuyến giáp giao với các tỉnh
phía Nam, gần thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên nên trong việc trao
đổi mua bán cũng dễ dàng.
Với điều kiện khí hậu thời tiết rất thích hợp cho các loại cây lâu năm, trong đó
đặc biệt là cây điều đã được người dân chú ý đầu tư hơn trong những năm gần đây,
diện tích điều ngày càng mở rộng.
2.2.2 Khó khăn
Lao động nông nghiệp ở đây vẫn mang tính thời vụ, chưa phát huy hết quỹ
thời gian lao động vì vậy trong những vụ trái mùa người dân vẫn không có việc làm
thường xuyên dẫn đến việc không tận dụng hết nguồn nhân lực lao động trong xuyên
suốt tất cả các thời gian trong năm. Khó khăn cho nguồn thu nhập của người dân.
Mặc dù nguồn nước sạch trong xã vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhưng việc tưới tiêu chủ
yếu lấy từ các sông hồ hay bị cạn nước vào mùa khô. Gây khó khăn cho việc tưới
tiêu dẫn đến năng suất không cao.
Quan trọng nhất vẫn là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng: người dân trong
xã vẫn còn ở trong vòng luẩn quẩn của cơ cấu cây trồng, cần phải chú ý quan tâm
đến vấn đề này hơn nữa. Nếu không thoát ra khỏi vấn đề này thì người dân ở đây khó
có thể cải thiện được cuộc sống. Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên trồng
những loại cây phù hợp với loại đất, khí hậu và cho hiệu quả kinh tế thì đó là một
công việc hết sức cần thiết để tăng mức sống của người dân trên địa bàn xã.
Về kĩ thuật canh tác phần lớn nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
với kĩ thuật trồng và chăm sóc các loại cây lâu năm như điều. Đặc biệt người dân vẫn
chưa thể giải quyết hết được tình trạng sâu bệnh khi gặp phải. Việc trồng các loại cây
lâu năm này chỉ mang tính tự phát rồi thông tin với nhau chứ chưa thật sự có nhu cầu


14


của thị trường và chưa bắt kịp với trình độ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông
nghiệp.
Khó khăn về vốn một phần nông dân còn chưa có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nên quá trình vay vốn ngân hàng để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn
gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn trong việc tiếp cận với các loại cây giống mới với năng suất và chất
lượng cao. Phần vì người dân chưa biết, phần vì không có tiền để đầu tư, phần vì
vườn cây đã có sẵn những loại cây tự ươm hoặc mua bán nội bộ giữa các hộ nông
dân với nhau.
Giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường rất bấp bênh, thường không
ổn định, sản phẩm thu hoạch thường bị ép giá từ những thương lái. Các công ty chưa
thành lập các trạm thu mua đến tận địa phương, chính vì vậy đã làm cho hiệu quả sản
xuất và thu nhập của người dân vẫn chưa thể được nâng cao.

CHƯƠNG 3
15


×